Lịch sử đã sang trang với những thay đổi hoàn toàn ngoài tầm tay người dân Việt, hôm nay tôi gửi đến quý anh chị bài sưu tầm văn học để tìm lại chút kỷ niệm về văn chương của nước ta, nếu còn trong tâm tưởng.
Caroline Thanh Hương
Mùa Thu 2004 Số 13 Automne 2004 N° 13
Chủ đề: Dòng văn học Pháp ngữ trong văn học Việt Nam
Từ khi bãi bỏ thi Hương năm 1915 cho tới năm 1954, tiếng Pháp là tiếng
chính thức trên toàn cõi Việt Nam trên mặt hành chánh và trong việc giáo
dục kể từ lớp nhì năm thứ nhất bậc tiểu học. Thế nên chỉ trong thòi
gian chừng ba mươi năm đó, đã có một dòng văn học tiếng Pháp tại Việt
Nam, khởi đầu bằng báo chí rổi chuyển sang thơ văn, góp tiếng nói của
người Việt Nam vào dòng văn học tiếng Pháp ở ngoài nước Pháp. Từ 1954
đến 1975, dòng văn học Pháp Ngữ tại Việt Nam dường như gián đoạn. Nhưng
từ sau 1975 tới nay với khá đông người Việt Nam sống tại Pháp và trong
các nước khác nói tiếng Pháp, nên dòng văn học Pháp Ngữ chuyển biến trở
thành tiếng nói của giới văn nghệ sĩ Việt Nam trong dòng văn học Pháp
Ngữ trên thế giới.
Chuyển biến của dòng Văn Học Pháp Ngữ tại Việt Nam là một vấn đề ít được nhắc nhở tới ngoài môi trường nghiên cứu của các đai học. Để bù đắp cho thiếu sót đó Kim & NguyễnlêHiếu sơ lược xét qua lịch sử dòng văn học Pháp Ngữ tại Việt Nam, nhìn theo chiều hướng của các nhà văn viết Pháp Ngữ nhưng không coi nhẹ phàn ứng của đại chúng với dòng văn học này. Tiếp theo Kim & NguyễnlêHiếu chuyển hướng xét tầm quan trọng của dòng văn học Pháp Ngữ hiện nay, trên mặt giới thiệu Văn học Việt Nam vào khối người nói tiếng Pháp trên thế giới qua những nhận xét về các tác giả Việt viết tiếng Pháp.
Để tiếp tục công trình của Kim & NguyễnlêHiếu, Truyền Thông mong được làm diễn đàn như bàn về việc sáng tác bằng tiếng Pháp và phổ biến những tác phẩm mới của các bạn trẻ sáng tác bằng Pháp ngữ.
Trong Tổng tập Văn học Việt Nam, thấy có cái nhìn rộng-rãi hơn, đưa thí-dụ để nhận dòng văn-học ngoại-ngữ trong nền văn-học nước nhà; nhưng ngay sau đó lại có những nhận-định rất xu-nịnh nên ý sau đã hại cho ý trước
Trần văn Tùng, sinh-viên cao-đẳng luật-khoa Hà-nội, thường đăng bài trong L' Annam nouveau, sau sang Pháp "ở luôn bên đó, chuyên viết về Pháp-văi"
Cung-giũ-Nguyên, (Nguyễn Vỹ hay viết là Cung giũ Nguyên), hồi tiến-chiến, "chủ-trương một tập-san văn-nghệ bằng Pháp-văn, nhan-đề là Les Cahiers de la Jeunesse", sau này viết cuốn sách cũng nổi tiếng , Les fils de la baleine.
Chuyển biến của dòng Văn Học Pháp Ngữ tại Việt Nam là một vấn đề ít được nhắc nhở tới ngoài môi trường nghiên cứu của các đai học. Để bù đắp cho thiếu sót đó Kim & NguyễnlêHiếu sơ lược xét qua lịch sử dòng văn học Pháp Ngữ tại Việt Nam, nhìn theo chiều hướng của các nhà văn viết Pháp Ngữ nhưng không coi nhẹ phàn ứng của đại chúng với dòng văn học này. Tiếp theo Kim & NguyễnlêHiếu chuyển hướng xét tầm quan trọng của dòng văn học Pháp Ngữ hiện nay, trên mặt giới thiệu Văn học Việt Nam vào khối người nói tiếng Pháp trên thế giới qua những nhận xét về các tác giả Việt viết tiếng Pháp.
Để tiếp tục công trình của Kim & NguyễnlêHiếu, Truyền Thông mong được làm diễn đàn như bàn về việc sáng tác bằng tiếng Pháp và phổ biến những tác phẩm mới của các bạn trẻ sáng tác bằng Pháp ngữ.
Kỷ-niệm tản-mạn
Các nhà
nghiên-cứu văn-học nói chung ít khi, hay thường không nhắc đến dòng văn-học
Pháp-ngữ bởi vì một số không công-nhận văn-phẩm tiếng ngoại-quốc lại nằm trong
văn-học nước nhà. Nếu có nói đến như trong Nguồn gốc văn học Việt Nam
của Lê văn Siêu thì chỉ để mà dè-bỉu
Vấn-đề ấy
là: Không kể vào văn-học sử nước nhà những tác-phẩm viết bằng chữ ngoại-quốc tức
như chữ Hán, chữ Pháp...xét ở nội-dung thì ta thấy có chữ ngoại-quốc và chữ ngoại-quốc...
Người Pháp bắt dân ta học chữ Pháp (để dễ cai-trị)...Chữ Hán không do người Tầu đem qua đây bắt dân ta học để làm lợi-khí thống-trị (như chữ Pháp). Mà từ trước, từ lâu lắm, chữ Hán đã do người Bách-việt ở Dương-Tử mang về theo...Không thể cho là "cá mè một lứa" những văn-phẩm bằng chữ Hán ấy và những văn-phẩm viết bằng chữ Pháp bây-giờ
Người Pháp bắt dân ta học chữ Pháp (để dễ cai-trị)...Chữ Hán không do người Tầu đem qua đây bắt dân ta học để làm lợi-khí thống-trị (như chữ Pháp). Mà từ trước, từ lâu lắm, chữ Hán đã do người Bách-việt ở Dương-Tử mang về theo...Không thể cho là "cá mè một lứa" những văn-phẩm bằng chữ Hán ấy và những văn-phẩm viết bằng chữ Pháp bây-giờ
Trong Tổng tập Văn học Việt Nam, thấy có cái nhìn rộng-rãi hơn, đưa thí-dụ để nhận dòng văn-học ngoại-ngữ trong nền văn-học nước nhà; nhưng ngay sau đó lại có những nhận-định rất xu-nịnh nên ý sau đã hại cho ý trước
Việc dùng tiếng
Pháp hay tiếng Anh để viết văn là một hiện-tượng không hiếm trong thế giới thứ
ba ngày nay. Ở các nước Ấn-độ, Árập, châu Phi v.v..có các dòng văn-học viết bằng
tiếng Pháp hay bằng tiếng Anh, và ở các nước ấy, người ta vẫn coi các tác-phẩm
văn-học ấy như là thuộc nền văn-học dân-tộc. Ở nước ta, các tác-giả viết văn
Pháp không nhiều lắm. Nổi bật lên hàng đầu các tác-giả này là Nguyễn Ái
Quốc (tr.204-5)
Tìm kỹ thì
thấy có Nguyễn Vỹ, nhà báo, nhà văn và nhà thơ tiền-chiến, lúc về già, viết một
thiên hồi-ký, mà ông đã gọi là "chứng-dẫn một thời-đại, của một người đã
bước trong lịch-trình hăng-say của Thế-hệ Văn-học Cận-kim". Nhan-đề rộng-rãi:
Văn-thi-sĩ tiền-chiến. Sau phần đầu dầy hai phần ba sách, giới-thiệu
một số văn-thi-sĩ tác-giả đã gặp, 35 vị, phần hai dành 55 trang nói về văn-học
Phá ?chứng-dẫn một thời-đại,
Khảo-cứu về
dòng văn-học quốc-ngữ cũng như Pháp-ngữ, thường phải ghi-nhận vai-trò tiền-phong
của báo-chí. Nguyễn Vỹ nhắc đến các báo định-kỳ hoàn-toàn Pháp-ngữ hay có một
phần đáng kể viết bằng Pháp-ngữ: La Patrie Annamite do Phạm lê Bổng làm
chủ-nhiệm và Tôn-thất Bình, chủ bút, L'Annam nouveau của Nguyễn văn
Vĩnh, chủ-nhiệm kiêm chủ-bút, Nam-phong của PhạmQuỳnh, Le people, Le
Misogyne, Gazette de Huế của Bùi huy Tín, chủ-nhiệm và Nguyễn tiến Lãng, chủ-bút,
La Revue Franco-Annamite, Bạch-nga Le Cygne của chính Nguyễn Vỹ
và Trương Tửu, Essor "mà chủ bút là một thiếu-nữ mới thi đỗ Tú-tài nhưng rất
giỏi Pháp-văn, là cô Tâm Kính", L'Avenir "của người
Pháp", L'Effort Indochinois của Vũ đình Dy, Le Travail và En
Avant, "hai cơ quan chiến đấu, hoàn toàn do đảng Cộng sản điều khiển".
Lại kể thêm các nhật-báo : L'avenir du Tonkin, La Volonté Indochinoise,
France-Indochine, L'Indé-pendance Tonkinoise, L'Ami du Peuple Indochinois.
Xem bảng liệt-kê thì thấy có vẻ phong-phú, nhưng trên thực-tế, thì khác. Có những
báo do nhà cầm quyền điều-khiển, quá thân Pháp nên không được giới đọc hưởng-ứng
và t, L’Annam nouveau
bị dân chúng
coi như những cơ quan
ninh bợ chính quyền, và không gây được một ảnh hưởng nào đáng kể. Những tờ báo ấy cũng nói đến Văn học, Khoa học, tra-cứu Lịch-sử, Văn-hóa, v.v... và in trên giấy tốt, chữ đẹp, giá bán rẻ, nhưng ít người mua.
ninh bợ chính quyền, và không gây được một ảnh hưởng nào đáng kể. Những tờ báo ấy cũng nói đến Văn học, Khoa học, tra-cứu Lịch-sử, Văn-hóa, v.v... và in trên giấy tốt, chữ đẹp, giá bán rẻ, nhưng ít người mua.
Các báo khác
có khi cũng chỉ ra ngắn hạn, như Le Misogyne
in bằng mực
tím...gây một không-khí mới lạ, linh động, trẻ trung, hay trêu ghẹo, bao biếm
(sic) các cô "Tiểu thư tân thời"... chỉ ra được mấy số, rồi không hiểu
vì lẽ gì tự nhiên đó ?Tiểu thư
Hay báo Le
Cygne-Bạch-nga
ra được sáu
số, rồi vì một bài xã-thuyết chính trị chống chính sách thuộc địa, N.V. bị 6
tháng tù, 1000 quan tiền phạt, và tờ báo bị Tòa án bắt đóng cửa luôn.
Sau phần
báo-chí tiếng Pháp, Nguyễn Vỹ nhắc đến một số văn-sĩ Việt viết tiếng Pháp. Ba
người tiêu-biểu là Phạm duy Khiêm, thạc-sĩ văn-phạm, Nguyễn mạnh Tường, tiến-sĩ
văn-chương và luật và Nguyễn tiến Lãng. Hai người trên gọi là "Les
retournés de France" (giới ở Pháp về) còn người thứ ba, tú-tài nội-địa
nhưng đã được tiếng là viết văn Pháp hay. Phạm duy Khiêm có tác-phẩm nổi tiếng Légendes
des Terres Sereines Nguyên Vỹ viết tôi khuyên ông nên dịch ra Việt-ngữ,
ông cũng từ-chối sau họ Phạm được cử làm đại-sứ Việt-Nam tại Phá “Les retournés
de France”
Phạm duy
Khiêm, con trai của Phạm duy Tốn (một nhà văn học lão thành ở Bắc Hà), đã hoàn
toàn bị chi-phối bởi Văn-học Pháp, không còn mốt chút thông cảm nào với văn hóa
dân-tộc Việt Nam...Theo nhận xét thô sơ của tôi (Nguyễn Vỹ) thì văn của Ông Thạc
sĩ Phạm duy Khiêm quả thật là lối văn cổ điển tuyệt tác, "lối văn
Hàn-lâm-viện" không chê vào đâu được, nhưng không cảm-động, không hấp dẫn
không làm xao xuyến tâm hồn người đọc, bởi vì nó thiếu cái chất mà chính tác giả
nó thiếu: là nhựa sống của dòng mác, ?lối văn
Nguyễn mạnh
Tường viết Sourires et Larmes dune jeunesse, Pierres de France,
Apprentissage de la Méditerranée. Ông làm giáo-sư trung-học rồi bất-mãn,
ra hành-nghề luật-sư. Nguyễn tiến Lãng là bí-thư của toàn-quyền Robin rồi chuyển
sang làm bí-thư cho Nam-phương Hoàng-hậu, "tiến mau lẹ trên đường hoạn-lộ".
Bị Việt-minh bắt giữ, ông thoát được rồi sang Pháp, tiếp-tục viết hồi-ký, Nous
avons choisi l'amour.
Nguyễn tiến
Lãng viết quyển L'indochine la Douce, một quyển phóng sự hồi
ký..(và) còn là tác giả một truyện ngắn Euridyce. (Cuốn) Tôi chọn tình
yêu... không còn hương vị thơ mộng hồn nhiên như trong các tác phẩm của
anh hồi Tiền chiến... Thành thực, tôi (Nguyễn Vỹ) rất tiếc. Trước sự kiện một
thanh-niên Việt Nam rất thông minh có thiên tài, có học thức sâu rộng biến
thành một người gần như "mất cội rễ",- déraciné -, chúng ta không thể
nào đổ lỗi cho nước Pháp, hoặc người Pháp, bởi vì nước Việt Nam đã độc lập rồi,
không có gì ngăn cản người trí thức Việt Nam...trở lại vị-trí của mình giữa cộng
đồng quốc gia, ở giữa dân tộc, dù rằng mình đã tiêm nhiễm khá nhiều văn hóa Âu
tâ viết
Một người
cũng từ Pháp về được Nguyễn Vỹ cao giọng ngợi khen là Hoàng xuân Hãn, "học
giả chân chính, theo đuổi một mục đích tốt đn,"
Hoàng xuân
Hãn biết đem sở trường và thiện chí văn hóa của ông mà phụng sự thiết thực cho
Văn học nước nhà. Ông tra cứu tài liệu để viết vài ba quyển sách có ích-lợi cho
học vấn, cho sự bồi bổ giá trị tinh thần của dân tộc.
Nguyễn Vỹ kể
tiếp các văn-sĩ khác, phần lớn bắt đầu viết ở các báo trước. Phạm văn Ký
"viết thơ nhiều hơn là văn", cuốn thơ Une voix sur la voie
có tính-cách thơ "huyền-bí"?
Chúng ta phải
công nhận rằng trên địa-hạt Thi-văn Việt Nam, Phạm văn Kỷ là tiền phong và đại
diện độc đáo của Thi-phái Siêu-thực (Surrealisme) ảnh hưởng của Pháp, giữa lúc
Thi ca Việt ngữ mới bắt đầu thoát ra khỏi Thơ Đường-luật và áp dụng cú pháp Âu
tây, mà người ta gọi là THƠ MỚI.
Trần văn Tùng, sinh-viên cao-đẳng luật-khoa Hà-nội, thường đăng bài trong L' Annam nouveau, sau sang Pháp "ở luôn bên đó, chuyên viết về Pháp-văi"
Một vài quyển
của anh vừa mới xuất bản ở Paris dạo này chứng tỏ rằng nhà văn Việt Nam có chân
tài ấy hiện giờ không còn thông cảm được nữa với các biến đổi rõ rệt và toàn diện
của dân tộc Việt nam từ 20 năm nay.
Cung-giũ-Nguyên, (Nguyễn Vỹ hay viết là Cung giũ Nguyên), hồi tiến-chiến, "chủ-trương một tập-san văn-nghệ bằng Pháp-văn, nhan-đề là Les Cahiers de la Jeunesse", sau này viết cuốn sách cũng nổi tiếng , Les fils de la baleine.
Pháp-văn của
ông rất thanh-thoát và gọn-gàng. Ông có một nét bút linh-động uyển chuyển, vô
cùng hấp dẫn. Ông kể chuyện duyên dáng về đời sống chất phác, dịu hiền rất đáng
mến của một gia đình thuyền chài ở một làng duyên hải Trung phần Việt Nam. Tôi
(người viết Nguyễn Vỹ) chắc rằng đốc-giả Pháp đã thưởng thức lối văn rất thi vị
nhẹ nhàng và thanh thú của chuyện (Người con của Cá Ông)
Nguyễn Vỹ
cũng nhắc qua, mà không nói nhiều, về một số người viết trên các báo như Lê tài
Triển, Nguyễn đức Bính, Đào đăng Vỹ trong La Patrie Annamite, Vũ đình Dy
(tác-giả Souvenirs de Prison), Đinh xuân Tiếu trong L'Effort Indo-chinois,
Lê Thăng trong L'Annam Nouveau...
Chúng tôi
ghi chép và trích dẫn nhiều các lời phê-bình của Nguyễn Vỹ như là để cống-hiến
một số tài-liệu. Đấy là những nhận xét chủ-quan, dựa vào trí nhớ của một nhà
văn-thi-sĩ, có sống qua thời-đại đó. Những nhận-xét có phần chủ-quan, chỉ muốn
thấy các văn-sĩ phải trở lại viết Việt-ngữ, và các tác-phẩm phải có mục-đích
ích-lợi và phải có "cái nhựa sống của dòng má “cái nhựa Nam".
Công việc của
Nguyễn Vỹ không có tích-cách khai-phá như việc làm của các nhà phê-bình Vũ ngọc
Phan và Hoài Thanh. Hai vị này cũng viết về các văn-thi-sĩ cùng thời, rồi
phân-loại và sắp-xếp. Công việc dĩ nhiên là khó vì chưa có ai làm; lại khó hơn
vì thời-gian quá gần, các giá-trị chưa được rõ-rệt. Họ đặt những tiêu-chuẩn ta
có thể không đồng ý, nhưng trong hệ-thống tiêu-chuẩn đó, họ cố-gắng công-bình
và vô-tư. Nguyễn Vỹ, trái lại, kể-lể lại các kỷ-niệm tản-mạn với một số văn-sĩ
mà họ Nguyễn đã gặp, không cần tìm-hiểu những người ông chưa biết: thành ra
công-việc không có chiều rộng. Cái kinh-nghiệm cá-nhân mang nặng chủ-quan,
lan-man ra nhiều chuyện sầm-xì không liên-hệ đến văn-học: thành ra thiếu chiều
sâu. Lại còn bị ảnh-hưởng tình-hình chính-trị nặng về tinh-thần dân-tộc, chống
lại Pháp. Họ Nguyễn gặp người viết Pháp-ngữ, hỏi tại sao không viết tiếng mình;
rồi tiếc hùi-hụi. Gặp chuyện người ta viết hay, ông níu-kéo: "sao khôo:
“sao không dịch ra"
Sẵn đây, tôi
xin thân mến nhắn bạn làng văn cũ hối Tiền chiến hiện ở Paris, nhất là những
anh Phạm văn Ký, Nguyễn tiến Lãng, Trần văn Tùng...tôi hy vọng các anh hăng hái
trở về Văn học Việt Nam...mong mỏi được đọc những tác phẩm bằng Việt ngữ của
các anh hơn là những tiểu thuyết viết bằng Pháp văn.
Rất tiếc, Phạm văn Ký cứ tiếp tục làm thơ Pháp văn mãi...
Tôi cũng không khỏi thắc mắc vì sao Cung-giũ-Nguyên không sản-xuất những tác phẩm bằng Việt văn?
(Nguyễn Vỹ)
Rất tiếc, Phạm văn Ký cứ tiếp tục làm thơ Pháp văn mãi...
Tôi cũng không khỏi thắc mắc vì sao Cung-giũ-Nguyên không sản-xuất những tác phẩm bằng Việt văn?
(Nguyễn Vỹ)
15 năm sau,
trong một bài viết văn-học-sử, Giáo-sư Bùi xuân Bảo, đã giải-thích điều mà Nguyễn
Vỹ, vì quá tha-thiết với tinh-thần quốc-gia, nên cứ luẩn-quẩn thắc-mắc: ấy là
trong khoảng 1954-1974, dòng văn-học Pháp-ngữ Việt-Nam có hai khuynh-hướng quốc-gia
và vĩnh-cửu(double vocation nationaliste et universaliste)
Cái điểm rất
hay của Nguyễn Vỹ là ông kể-lể kỷ-niệm cũ như một người đã rửa-tay-gác-kiếm nay
thổ-lộ tâm-tình một cách rất chân-thật, nhớ đâu kể đó, không cần thêm-bớt, giữ-ý-giữ-tứ;
họ Nguyễn đã vạch cho ta thấy nhiều hình-ảnh "vang-bóng-một-thời" khiến
cho người sau hiểu và thông-cảm được cái không-khí chuyển-động của Văn-học các
thập-niên 30 và 40. Các hình-ảnh có trong nhiều trang, lại được tác-giả đúc-kết
và cô-đọng lại trong phần cuối tác-phẩm có tiêu-đề là Sinh-khí văn-nghệ tiền-chiến
và Đời sống tinh thần và vật-chất của văn-thi-sĩ tiền-chiến. Không riêng gì người
Hà-nội, mà nhiều người chúng ta, kể cả những người không-Hà-nội, cũng có thể
rung-động cùng Nguyễn Vỹ khi nghe ông kênh-ảnh
Ôi, Hà-Nội!
Hà-Nội tự do lãng mạn của ngày nào! Hà-Nội duyên dáng hiền hòa, Hà-Nội yêu quý
của tôi ơi!...
Ấy là thời kỳ tự do lãng mạn, kỳ-thú nhất trong văn-học-sử Việt-Nam.
Ấy là thời kỳ tự do lãng mạn, kỳ-thú nhất trong văn-học-sử Việt-Nam.
Résumé Souvenirs dun écrivain de lépoque
30-60: Les auteurs vietnamiens écrivant en français souvent débutaient leur
carrières dans la presse et lauteur donna une longue liste de journaux et
périodiques dans le temps. Trois auteurs connus étaient Nguyễn tiến Lãng, jeune
bachelier de formation locale, ayant obtenu quelque notoriété avec l'æuvre
Eurydice; Phạm duy Khiêm, Normalien, agrége de grammaire, qui a connu des
succès avec Légendes des terres sereines et Nguyễn mạnh Tường qui a obtenu un
double doctorat de lettres et de droit a 22 ans, et qui donna, parmi dautres,
Pierres de France và Sourires et Larmes dune jeunesse ; les deux derniers,
furent appelés "les retournés de France" . Trần văn Tùng partit pour
la France, y resta et y écrivit tandis que Cung giũ Nguyên resta au pays et
produisit régulièSouvenirs
Summary Memories of an auteur of the period
30-60: Several authors writing in French started their career writing for
periodicals and newspapers. A list of several French newspapers and periodicals
was given. Three well known authors were Nguyễn tiến Lãng who as a young
bachelor, had gained some notoriety with his first oeuvre Eurydice; Phạm duy
Khiêm, agrégé in grammar, who got recognition with his Légendes des Terres
Sereines; et Nguyễn mạnh Tường who obtained a double doctorate in literature
and laws at the age of 22, event rare even for a French native. Tuong produisit
among others, Pierre de France et Sourires et Larmes dune Jeunesse. Trân văn Tùng
went to France, stayed and wrote at the metropole while Cung giũ Nguyên from
Central Viet-nam, produced several titles on a regular basis.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire