Kính gửi các anh chị vidéo tự chữa bệnh về huyệt đạo.
Caroline Thanh Hương
ĐAU VAI
Bác sĩ
Nguyễn Văn Đức
8748 E.
Valley Blvd., Ste. H
Rosemead,
CA 91770
(626)
288-3306
Đôi vai
chúng ta quan trọng lắm, vai gánh việc nước, vai vác việc nhà. Tiếc thay, vai lại
hay đau khi ta có tuổi.
Cấu trúc
của vai
Vai được tạo
thành bởi 3 xương (các xương bả vai, quai xanh, và cánh tay), 4 khớp, và 4 bắp
thịt (supraspinatus, infraspinatus, subscapularis, và teres
minor).
Cấu trúc đặc
biệt của vai giúp vai rất di động, khiến ta làm được đủ mọi việc với hai cánh
tay. Nhưng chính sự linh hoạt này lại khiến vai dễ tổn thương, và ta hay bị vấn
đề ở vai khi có tuổi.
4 bắp thịt gắn
vào vai có nhiệm vụ giữ cho vai được vững, nối kết với nhau, tạo thành một
“khoen quay” (rotaror cuff). Theo thời gian, khoen quay ấy dễ bị tổn thương
(injury) hoặc thoái hóa (degeneration). Đầu của bắp thịt supraspinatus
(gọi là “gân”, tendon), nằm giữa hai đầu xương bả vai phía trên, và xương cánh
tay phía dưới, nên sau, dễ viêm sưng do hai xương này, trong lúc chuyển động,
chèn ép nó. Viêm gân, ta gọi “tendinitis”. Thực ra, để che chở cho đầu gân
supraspinatus chạy giữa 2 xương, có một bọc chất nhờn, gọi là “bursa”, nằm ngay
phía trên gân supraspinatus, cũng trong khe nhỏ giữa hai đầu xương bả vai và
cánh tay. Ở nhiều người, sau những năm tháng bị hai đầu xương chèn ép cùng với
dây gân supraspinatus, bọc chất nhờn này chịu vạ lây, cũng vim, gọi là
“bursitis”. Vậy, viêm gân supraspinatus, tức “tendinitis”, và viêm bọc chất nhờn
làm đệm, “bursitis”, hay đi chung với nhau.
Tại sao
vai lại đau?
Ở người lớn
chúng ta, các tổn thương hoặc sự thoái hóa của “khoen quay” (rotator cuff) là
nguyên nhân gây đau vai nhiều nhất. Gánh nặng của cuộc đời, đè mãi lên vai ngày
này sang ngày khác, khiến các dây gân tạo thành “khoen quay” yếu dần, thoái hóa
và dễ rách. Do thế, người trên 40 tuổi hay đau vai, tuy không đau nhiều. (Người
dưới 40, nếu đau vai, thường do những chấn thương nặng, như té ngã, bị đánh, và
đau rất dữ).
Nguyên nhân
hay gây đau vai thứ nhì là viêm gân và viêm bọc chất nhờn. Khi khoảng cách giữa
hai đầu xương bả vai phía trên, và xương cánh tay phía dưới hẹp lại, dây gân đầu
bắp thịt supraspinatus, chạy trong khe hở này, bị chèn ép, trở nên viêm,
và gây đau (tendinitis). Bọc chất nhờn “bursa”, nằm ngay phía trên gân
supraspinatus, cũng trong khe nhỏ giữa hai đầu xương bả vai và cánh tay, hay bị
viêm theo (bursitis). Thế nên, bạn đau vai, sau khi thăm khám, bác sĩ bảo bạn bị
“tendinitis” (viêm gân), và “bursitis” (viêm bọc chất nhờn bursa), cũng không
có gì khó hiểu. Cho tiện, chúng ta hay gọi chung cả hai tình trạng là “hội chứng
chèn ép” (impingement syndrome).
Những nguyên
nhân ở ngay tại vai gây đau vai khác, hiếm xảy ra hơn: trật khớp, hoặc gãy
xương do chấn thương, bệnh khớp thoái hóa (osteoarthritis), bệnh gout, bệnh
rheumatoid arthritis, lupus, psoriasis, nhiễm trùng khớp, ...
Những cơ
quan gần vai, khi có vấn đề, gây đau, cái đau cũng có khi cảm thấy ở vai. Chẳng
hạn, đau do bệnh xương sống cổ, đau do các cơn đau tim (angina), hoặc chết cơ
tim cấp tính (heart attack), do ung thư phổi phía trên gần nơi vai, đau do bị sạn
túi mật, ... Trường hợp này, đau vai là cái đau lan truyền từ một cơ quan khác
(referred pain).
Hỏi bệnh
Bạn yên tâm,
khi lắng nghe và hỏi bệnh bạn để truy tìm nguyên nhân chứng đau vai của bạn,
bác sĩ đã sẵn trong đầu những định bệnh phân biệt, những nguyên nhân nguy hiểm
và quan trọng trước, rồi mới đến những nguyên nhân ít quan trọng hơn.
Lấy thí dụ,
đau lan truyền từ chỗ khác đến vai nên được ta nghĩ đến trước, vì có thể do một
bệnh nguy hiểm. Đau vai đã đành, nhưng các triệu chứng khác như đau cổ (neck
pain), tê vai và tay, hoặc đau ngực, đau bụng, các triệu chứng thuộc đường hô hấp,
... cũng nên được ta đặc biệt chú ý.
Đau do
nguyên nhân ngay tại vai, khác với cái đau lan truyền từ chỗ khác đến, thường
nó đau hơn khi ta chuyển động vai và tay. Nếu bạn bảo: “Bác sĩ, ôi cha, vai tôi
nó nhói đau, mỗi khi tôi giơ tay vói lấy đồ đạc để trên cao, hạ tay xuống thì bớt”,
bác sĩ thở phào, nhẹ nhõm, vì nguyên nhân gây đau của bạn nằm ngay tại vai. Nhiều
phần là bạn bị “hội chứng chèn ép” (impingement syndrome), khi giơ tay cao, khe
hở giữa xương bả vai và xương cánh tay hẹp lại, chèn dây gân supraspinatus và bọc
chất nhờn bursa gây đau.
Còn nếu bạn
kể: “Dạo này gắng sức chạy nhảy ngoài sân tennis, tôi hay thấy ngực trái rêm
rêm, vai trái cũng đau, vào ngồi nghỉ vài phút mới dễ chịu, có hôm đành phải bỏ
ra về. Tôi cầm vợt tay phải, có cầm bằng tay trái đâu”, ấy chết, ta nên nghĩ đến
những cơn đau tim, do bệnh hẹp tắc động mạch tim, tạo đau ngực lan truyền lên
vai.
Như mọi cái
đau khác, về câu chuyện đau vai, xin bạn kể cái đau bắt đầu làm phiền bạn từ
bao giờ, bao lâu nó xảy ra một lần, và thường trong trường hợp nào, mỗi lần nó
đến nó kéo dài bao lâu, bạn đau đích xác ở đâu, cái đau nó như thế nào, có triệu
chứng gì khác đi kèm cơn đau, khi đau bạn làm gì cho bớt đau, ... (thú thực,
bác sĩ nào cũng thích những vị kể bệnh có duyên, mạch lạc). Đau vai do những
nguyên nhân ngay tại vai hay khiến ta đau, hoặc đau nhiều hơn, khi thực hiện những
công việc thường làm hàng ngày, như chải đầu, mặc áo, quài tay ra sau lấy ví từ
túi quần, để cài sú-chiêng (bra strap), ... Những công việc này, trước có gì
đâu, nay vì đau vai, trở thành khó làm. Đau cũng hay xảy ra về đêm, khiến ta
khó ngủ, nhất là khi nằm nghiêng bên phía vai đau. Cử động của tay và vai yếu
hoặc không thực hiện được là những triệu chứng khác của vấn đề gây đau nằm ngay
tại vai.
Nếu bị chấn
thương nơi vai, xin bạn kể đích xác chấn thương đã xảy ra như thế nào. Sức khỏe
của bạn, ngoài cái đau vai, trước giờ vẫn tốt, hoặc bạn có bị thêm những bệnh
gì khác. A, còn công việc hàng ngày và những thú vui của bạn, cũng xin kể kỹ, để
xem, có những hoạt động nào khiến vai bạn dễ bị tổn thương hay không, chẳng hạn
nâng tạ nặng và cố nâng cho cao mỗi ngày, có thể làm vai tổn thương, tạo “hội
chứng chèn ép”.
Thăm khám
Sự thăm khám
vai đau tỉ mỉ lắm, không dễ như ta tưởng, sờ sờ nắn nắn mấy cái là xong. Quí biết
mấy, khi đi khám bác sĩ, bạn ăn mặc giản dị, và trong lúc ngồi chờ trong phòng
khám, bạn đoán với vấn đề của mình, bác sĩ sẽ khám ở đâu, rồi sửa soạn sẵn cho
bác sĩ.
Nhìn dễ nhất,
nên khi khám vai, bác sĩ nhìn trước, xem hai vai bạn có đều nhau không, hay vai
to vai bé do các bắp thịt vai bị teo nhỏ, vai có sưng đỏ, ... Xong, bác sĩ sẽ
khám cổ, ngực và bụng, xem chúng có gì lạ, gây đau lan truyền đến vai bạn?
Sau đó, vai
sẽ được khám kỹ, các khớp sẽ được sờ nắn xem có chỗ nào đau, và bạn sẽ được yêu
cầu chuyển động vai, tự ý (active range of motion) hoặc thụ động với sự hướng dẫn
của bác sĩ (passive range of motion) theo mọi chiều, để xem chiều chuyển động
nào bị kém và gây đau. Một số cách khám đặc biệt sẽ được làm, tùy trường hợp
(forced forward flexion, forced passive internal rotation, Yergason test,
testing for glenohumeral instability, ...). Rồi, sức mạnh của các bắp thịt
(muscle strength), cảm giác của da (sensation) và các phản xạ thần kinh ở tay
cũng được lượng định, xem có gì bất thường.
Phim chụp
Không phải
trường hợp đau vai nào cũng cần chụp phim bạn ạ. Bao giờ cũng vậy, phim chụp chỉ
dùng để hỗ trợ cho những suy luận trong đầu bác sĩ, và để hướng dẫn sự chữa trị,
không nên hy vọng gì nhiều vào phim chụp khi ta chưa có một định bệnh sơ khởi
gì trong đầu (có gì thay thế được đầu óc người bác sĩ?).
Phim chụp
xương vai (X-rays) rất cần trong trường hợp bạn bị chấn thương (trauma), và khi
ta nghi ngờ có viêm khớp (arthritis), hoặc ung thư từ nơi khác chạy đến vai,
... Nghi ngờ đau vai chẳng phải là do nguyên nhân nằm ngay tại vai, nhưng do
đau lan truyền từ cổ ư, ta chụp phim xương sống cổ (cervical spine X-ray) xem
sao. Nghi ngờ cái đau lan truyền từ ngực tới? ta chụp phim ngực (chest X-ray)
nhé, lỡ biết đâu trong ngực có ung thư phổi hay bướu gì khác làm bạn đau vai.
Các phim chụp
đặc biệt như Cat scan, MRI, arthrography (chích thuốc cản quang vào khớp rồi chụp
phim), cho ta thấy rất rõ những cơ cấu trong vai, những phần phim chụp xương
vai không thấy được, xem thực sự phần nào của vai bị hư hoại. Song những phim
chụp đặc biệt này chỉ cần thiết khi triệu chứng đau vai vẫn làm phiền bạn hoài,
và bác sĩ chuyên khoa Xương (orthopedist) muốn đem bạn đi mổ.
Chữa trị
đau vai
Bạn cũng biết,
bệnh nào cũng thế, ta cốt trị cái gốc. Tìm ra nguyên nhân gây đau vai, chữa được
nguyên nhân này, đau vai tất bớt. Nắm vững cơ thể học của vai, có sẵn những định
bệnh phân biệt gây đau vai trong đầu, hỏi bệnh kỹ, thăm khám tỉ mỉ, nhiều phần
bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chứng đau vai của bạn.
Không kể những
nguyên nhân từ xa gây đau lan truyền đến vai, trong những thứ nằm ngay tại vai
gây đau, tổn thương hoặc sự thoái hóa của khoen quay (rotator cuff) là nguyên
nhân hay làm vai của bạn đau nhất. Thứ đến là “hội chứng chèn ép”. Ở đây, chỉ
xin đề cập đến sự chữa trị của hai nguyên nhân hay gây đau vai này.
Trong những
trường hợp vai mới đau, ta có thể dùng những thuốc chống viêm không có chất
steroid (nonsteroidal antiinflammatory drugs) như Advil, Motrin, Naprosyn, ...
cho bớt đau. Những phương pháp vật lý trị liệu (physical therapy) cũng có thể
giúp bạn bớt đau, đồng thời bạn được hướng dẫn tập những thế thể dục giúp vai
làm lại được những cử động đã bị giới hạn. Tập để làm mạnh những bắp thịt quanh
vai còn tốt, hầu gánh vác bớt những công việc cho vai, cũng là một trong những
mục đích của vật lý trị liệu.
Nếu bạn đau
nhiều, nên không tập tành được những thế thể dục chỉ dẫn bởi người chuyên viên
vật lý trị liệu (physical therapist), bác sĩ sẽ chích vào vai bạn một thuốc có
chứa chất steroid, để làm giảm những viêm sưng trong vai, giúp bạn bớt đau. Nếu
cần, cứ mỗi 3 tháng có thể chích một mũi, nhưng không nên quá 3 lần.
Thường, sau
3-6 tháng chữa trị như trên song không kết quả, bạn vẫn đau nhiều, và không làm
việc được như xưa, ngay cả những công việc cần thiết thường ngày, đã đến lúc ta
phải nhờ bác sĩ chuyên khoa Xương giải phẫu cái vai đi thôi. Thường, bác sĩ sẽ
gọt bớt đầu xương bả vai phía trên (acromioplasty), để khe hở giữa hai đầu
xương bả vai và xương cánh tay được rộng ra, khiến khoen quay cùng các dây gân
của nó hết bị chèn ép. Ngày nay, phẫu thuật có thể thực hiện được qua một ống
soi (arthroscopic acromioplasty), và tiện, bác sĩ sẽ dùng ống soi để xem xét
các cơ cấu khác của vai, không chừng còn có gì khác trục trặc.
Đau vai hay xảy ra lắm, khi ta trên 40. Chỉ vì vai giúp
ta nhiều việc, ta dùng đến nó luôn, nên nó dễ tổn thương. Đau vai thường do
nguyên nhân ngay tại vai, nhưng cẩn thận, có khi do một vấn đề khác nguy hiểm
hơn. Thăm khám vai, do thế, cần tỉ mỉ. Sự chữa trị đau vai sẽ tùy nguyên nhân
gây đau ta tìm ra.
ooooo
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
Bài này tiếp bài tuần trước, chúng ta bàn về việc thăm
khám và chữa trị đau vai.
Thăm khám
Sự thăm khám vai đau tỉ mỉ lắm, không dễ như ta tưởng, sờ sờ
nắn nắn mấy cái là xong. Quí biết mấy, khi đi khám bác sĩ, bạn ăn mặc giản dị,
và trong lúc ngồi chờ trong phòng khám, bạn đoán với vấn đề của mình, bác sĩ sẽ
khám ở đâu, rồi sửa soạn sẵn cho bác sĩ.
Nhìn dễ nhất, nên khi khám vai, bác sĩ nhìn trước, xem hai
vai bạn có đều nhau không, hay vai to vai bé do các bắp thịt vai bị teo nhỏ,
vai có sưng đỏ, ... Xong, bác sĩ sẽ khám cổ, ngực và bụng, xem chúng có gì lạ,
gây đau lan truyền đến vai bạn?
Sau đó, vai sẽ được khám kỹ, các khớp sẽ được sờ nắn xem có
chỗ nào đau, và bạn sẽ được yêu cầu chuyển động vai, tự ý (active range of
motion) hoặc thụ động với sự hướng dẫn của bác sĩ (passive range of motion)
theo mọi chiều, để xem chiều chuyển động nào bị kém và gây đau. Một số cách
khám đặc biệt sẽ được làm, tùy trường hợp (forced forward flexion, forced
passive internal rotation, Yergason test, testing for glenohumeral instability,
...). Rồi, sức mạnh của các bắp thịt (muscle strength), cảm giác của da (sensation)
và các phản xạ thần kinh ở tay cũng được lượng định, xem có gì bất thường.
Phim chụp
Không phải trường hợp đau vai nào cũng cần chụp phim bạn ạ.
Bao giờ cũng vậy, phim chụp chỉ dùng để hỗ trợ cho những suy luận trong đầu bác
sĩ, và để hướng dẫn sự chữa trị, không nên hy vọng gì nhiều vào phim chụp khi
ta chưa có một định bệnh sơ khởi gì. (Có gì thay thế được óc suy luận của bác
sĩ?)
Phim chụp xương vai (X-rays) rất cần trong trường hợp bạn bị
chấn thương (trauma), và khi ta nghi ngờ có viêm khớp (arthritis), hoặc ung thư
từ nơi khác chạy đến vai, ... Nghi ngờ đau vai chẳng phải là do nguyên nhân nằm
ngay tại vai, nhưng do đau lan truyền từ cổ ư, ta chụp phim xương sống cổ
(cervical spine X-ray) xem sao. Nghi ngờ cái đau lan truyền từ ngực tới? ta chụp
phim ngực (chest X-ray, hay được gọi không đúng là “phim phổi”) nhé, lỡ biết
đâu trong ngực có ung thư phổi hay bướu gì khác làm bạn đau vai.
Các phim chụp đặc biệt như Cat scan, MRI, arthrography
(chích thuốc cản quang vào khớp rồi chụp phim), cho ta thấy rõ những cơ cấu
trong vai, những phần phim chụp xương vai không thấy được, xem thực sự phần nào
của vai bị hư hoại. Song những phim chụp đặc biệt này chỉ cần thiết khi triệu
chứng đau vai vẫn làm phiền bạn hoài, và bác sĩ chuyên khoa Xương (orthopedist)
nghĩ đến chuyện có lẽ phải giải phẫu để giải quyết vấn đề cho bạn.
Chữa trị đau vai
Bạn cũng biết, bệnh nào cũng thế, ta cốt trị cái gốc. Tìm ra
nguyên nhân gây đau vai, chữa được nguyên nhân này, đau vai tất bớt. Nắm vững
cơ thể học của vai, có sẵn những định bệnh phân biệt gây đau vai trong đầu, hỏi
bệnh kỹ, thăm khám tỉ mỉ, nhiều phần bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chứng đau vai
của bạn.
Không kể những nguyên nhân từ xa gây đau lan truyền đến vai,
trong những thứ nằm ngay tại vai gây đau, tổn thương hoặc sự thoái hóa của
khoen quay (rotator cuff) là nguyên nhân hay làm vai của bạn đau nhất. Thứ đến
là “hội chứng chèn ép”. Ở đây, chỉ xin đề cập đến sự chữa trị hai nguyên nhân
hay gây đau vai này.
Trong những trường hợp vai mới đau, ta có thể dùng những thuốc
chống viêm không có chất steroid (nonsteroidal antiinflammatory drugs) như
Advil, Motrin, Naprosyn, ... cho bớt đau. Những phương pháp vật lý trị liệu
(physical therapy) cũng có thể giúp bạn bớt đau, đồng thời bạn được hướng dẫn tập
những thế thể dục giúp vai làm lại được những cử động đã bị giới hạn. Tập để
làm mạnh những bắp thịt quanh vai còn tốt, hầu gánh vác bớt những công việc cho
khớp vai, cũng là một trong những mục đích của vật lý trị liệu.
Nếu bạn đau nhiều, nên không tập tành được những thế thể dục
chỉ dẫn bởi người chuyên viên vật lý trị liệu (physical therapist), bác sĩ
chuyên khoa Xương (orthopedist) có lẽ sẽ chích vào vai bạn một thuốc chứa chất
steroid, để làm giảm những viêm sưng trong vai, giúp bạn bớt đau. Nếu cần, cứ mỗi
3 tháng có thể chích một mũi, nhưng không nên quá 3 lần.
Rủi sau 3-6 tháng chữa trị như trên song không kết quả, bạn
vẫn đau nhiều, và không làm việc được như xưa, ngay cả những công việc cần thiết
thường ngày, đã đến lúc ta nhờ bác sĩ chuyên khoa Xương giải phẫu cái vai đi
thôi. Thường, bác sĩ chuyên khoa Xương sẽ gọt bớt đầu xương bả vai phía trên
(acromioplasty), để khe hở giữa hai đầu xương bả vai và xương cánh tay được rộng
ra, khiến khoen quay cùng các dây gân của nó đỡ bị chèn ép. Ngày nay, phẫu thuật
có thể thực hiện được qua một ống soi (arthroscopic acromioplasty), và tiện,
bác sĩ sẽ dùng ống soi để xem xét các cơ cấu khác của vai, không chừng còn có
gì khác trục trặc.
Đau vai hay xảy ra lắm, khi ta trên 40. Chỉ vì vai giúp ta
nhiều việc, ta dùng đến nó luôn, nên nó dễ tổn thương. Đau vai thường do nguyên
nhân ngay tại vai, nhưng cẩn thận, có khi do một vấn đề khác nguy hiểm hơn.
Thăm khám vai, do thế, cần tỉ mỉ. Sự chữa trị đau vai sẽ tùy nguyên nhân gây
đau ta tìm ra.
© BS.Nguyễn Văn Đức gửi bài đến
Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam.
Bạn ơi thầy này ở đâu vậy có thể cho mình địa chỉ để mình đi chữa bệnh mất ngủ lâu năm của mẹ mình được không?
RépondreSupprimerThưa anh,
SupprimerAnh có thể vaò Youtube nhắn hỏi hay quý anh chị naò có đọc được lời nhắn này xin vui lòng cho biết thêm tin tức.
Cám ơn
CB