Có những nhà văn viết truyện hay đáo để.
Tại sao ta nói văn hay vì câu chuyện nào đó được tác giả tả rất chân thật. Nó càng được thấy chân thật hơn vì nó miêu tả những nhân vật trong truyện cũng có nhiều tính xấu như ai đó thôi.
Con nít thì bốc phét, nói láo, chơi ăn gian, chửi thề và cũng đánh đấm tơi bời với nhau để rồi sau đó, khi chúng cùng đội banh, cùng phe đi bơi, đi chơi đánh giặc và cũng bị đòn rồi khóc hu hu hay bỏ nhà ra đi y chang như những anh hùng rơm.
Con nít Việt Nam thời Duyên Anh là thế, chúng nó là những đưá con tinh thần trong truyện, chúng nó là những em bé ở ngoài đời của cha mẹ chúng.
Những trò chơi mà những đưá con tinh thần của anh, theo tôi nghỉ chúng là những gì anh muốn nó hiện thực hơn bao giờ hết qua ngòi bút của anh.
Bố chúng trăn trở khó khăn trong viết lách thì bạn của bố chúng cũng cùng tâm sự tù trong ngục và tù trong tâm vì chưa có giấc mơ nào của anh được thực sự làm người hùng không bị bắt tội hay bị vu thành tội.
Người giam tù Duyên Anh thì đôi khi lại là khán giả thầm kín nhất quan tâm đến anh, còn hơn chính anh. Họ, giam anh như giam chính họ và những đồng nghiệp của anh, những nhà văn viết báo một thời để kiếm ăn cũng đều ít nhiều tâm sự qua nhân vật trong chuyện của họ.
Tôi phì cười khi đọc truyện nhân vật con nít của Duyên Anh, nó tự nhiên làm sao.
Cười để rồi khóc cho số phận con nít trong truyện của Nhã Ca.
Con nít ở đây chẳng bao giờ ngây thơ từ khi chúng mới ra đời, tự sống theo ý mình, tự nuôi thân mình mà bị bầm vật cũng muốn sống và muốn chia sẻ cái khổ sở cùng cực của chúng và biết chẳng có ngày mai nào trời sẽ sáng hơn.
Có lẽ tế giới con nít nhà nghèo ở Việt Nam là thế. Chúng nó ở tù nhỏ khi bị bắt và ra tù lớn khi được thả để rồi, con đường nào khác cũng sẽ không có tương lai nào hứa hẹn hay hơn được.
Kính mời quý anh chị đọc hay nghe đọc truyện của Duyên Anh và Nhã Ca.
Đọc bài viết của Thụy Khê về Bình Nguyên Lộc và nghe đọc audio book truyện Lữ Đoàn Mông Đen.
Nghe đọc 2 audio book tác phẩm của Duyên Anh, Ngựa Chứng Trong Sân Trường và hồi ký Nhà Tù.
Vương Hồng Sển và bộ sách vô giá của ông Boscq lãnh của thầy là Trương Vĩnh Ký có chữ ấn son “Khâm Sai Đại Thần”.
Những Đứa Trẻ Thái Bình 1: THẰNG VŨ
Không
có người lớn tuổi nào không tiếc nhớ tuổi trẻ, và càng những ai có
nhiều suy tư càng tiếc nhớ nhiều hơn. Đó là một trong những nguyên nhân
v́ sao hầu hết các nhà văn đều có lần viết về tuổi trẻ. Continue reading
Những Đứa Trẻ Thái Bình 1: THẰNG VŨ
Vũ và Côn nằm dài trên chiếc chiếu rách trải dưới giàn hoa lý sau vườn. Bóng râm mỗi lúc một lan rộng ra. Nắng chiều yếu dần nên màu xanh của lá và màu vàng của chùm hoa tươi lên làm dịu mắt hai thằng bé.
Những con bọ ngựa trốn nắng hạ từ lâu, bây giờ bò khắp chỗ đùa bỡn. Côn bỗng nhớ nhà quê. Vụ hè năm ngoái nó được theo bà nó về mãi làng Thanh Triều tít tắp bên kia sông Trà Lý. Nó cũng đã từng nằm dưới bóng mát của giàn hoa gần bờ ao, nghe tiếng cuốc kêu rỉ rả, tiếng tu hú bắt nhịp thời gian chạy uể oải. Và nó đã chán cả tắm ao, câu cá, đập cào cào, đánh bẫy chim với tụi nhóc đồng nội. Côn bỏ lên tỉnh ngay để khoe với thằng Vũ rằng không có thằng Vũ thì trên đời không có gì vui cả.Bây giờ nằm bên thằng Vũ nó lại nhớ nhà quê.
Côn và Vũ xấp xỉ mười ba tuổi. Chúng nó cùng học một lớp, cùng ngồi một bàn, cùng thích chuyện kiếm hiệp Tầu nên hợp nhau lắm. Bát cứ nơi nào người ta cũng gặp hai đứa. Nửa trưa nắng gắt, chúng nó kéo bạn bè xuống phố An Tập tổ chức đánh trận, vật lộn, ném đá, ném đất. Thằng nào thằng nấy nhễ nhãi mồ hôi, quần áo lem luốc, rách nát. Đôi bận bị xầy da, sứt trán, chúng nó giả vờ khai vấp ngã.
Được cái ở nhà chúng nó rất ngoan ngoãn, tới trường học hành siêng năng nên cha mẹ chúng thả lòng. Lần mò mãi vào hồ Phúc Khánh – cái hồ hàng năm ba bốn mạng chết đuối – câu cá, cũng bọn thằng Vũ. Sang làng Bồ Xuyên bắn chim, bắn gà con, bắn chó, cũng bọn thằng Vũ. Qua cầu Bo bẻ trộm ổi bị đuổi mất cả mũ nón, cũng bọn thằng Vũ. Bấm chuông điện nhà ông Đốc cho chó sủa inh ỏi rồi chạy chí chết cũng bọn thằng Vũ. Ghé thăm đền Mẫu, rứt râu ông hộ pháp, ăn cắp oản, xôi, hoa quả, trêu chọc bà đồng, ông từ, cũng bọn thằng Vũ nốt.
Thằng Vũ còn đầu têu trò “chơi kiếm hiệp”, bắt chước mọi hành động, cử chỉ của những tay giang hồ mã thượng thời nước Tầu cổ xưa, bắt chước luôn cả những tay hiệp sĩ mà chúng thích. Thằng Vũ là Triều Dương Hiệp, thằng Côn là Hà Nguyên Khánh. Mỗi thằng cầm đầu một bọn nhãi chia làm hai môn phái. Khi không tìm ra môn phái địch thủ thứ ba nào thì chúng thách thức, đấm đá nhau cho đỡ buồn. Khi tìm ra môn phái thích nghịch như chúng nó thì chúng nó hợp lại tôn thằng Vũ làm chúa đảng, bầy mưu tính kế hạ kẻ thù. Chúng nó tự nhận mình là những kẻ “cứu dân độ thế” mặc dù cả chánh đảng Vũ cũng chẳng hiểu cứu dân độ thế là gì.
Hai thằng bé chỉ hiểu nghịch cho nhiều, càng nguy hiểm càng thú vị. Vũ tập lấy gân bụng thất rắn chắc. Ra trường nó cởi trần thách tụi cùng lớp thử sức. Nó cho mỗi đứa đấm một cái thật mạnh vào bụng. Mặt nó tỉnh khô không tỏ vẻ gì đau đớn khiến lũ học trò lớp nhì một phục sát đất. Lối biểu diễn này thu hút được nhiều đồ đệ lắm. Thằng Côn tập phóng dao. Chiều chiều nó lén xuống cầu tiêu tu luyện đến nát cả cánh cửa gỗ. Môn sở trường của nó đần dần thành cừ khôi. NHưng cu cậu chỉ dám bắt nạt mấy thân cây bàng, cây hồi ngoài đường hay trộ bạn bè thì phóng lên bảng đen, trên mặt bàn, chứ cho kẹo cũng không dám rút dao dọa bạn.
Vũ còn khuyến khích Côn tập ném phi tiêu để hẹn hò nhau cho bí mật. Trong cặp sách của thằng Côn không lúc nào không nhét hàng chục cái phi tiêu mũi bằng ghim-cài-đầu nhọn hoắt. Có khi Vũ đang ngồi ăn cơm, chợt một mũi phi tiêu từ đâu bay tới cắm phập vào cánh cửa. Vũ vội buông đũa buông bát chạy rút mũi phi tiêu kèm theo bức thư, lẫm nhẫm đọc:
– “Bữa nay ta đã rình mi rất lâu. Đáng lẽ mũi tên này phải trúng cổ họng mi giữa lúc mi đang há hốc mồm và cơm. Song ta nghĩ, môn phái ta khôing cho phép giết người sau lưng nên ta tha chết cho mi và hẹn mi đến bốn giờ chiều nay ta sẽ gặp mi tại bờ sông Trà Lý để tranh tài cao thấp. Mi mà vắng mặt, mì là thằng hèn nhất thế giới.”
Cuối bức thư vẽ mũi phi tiêu xuyên qua cái đầu lâu máu rì rì, mấy nét ngòng ngoèo ký đè lên. Biết rằng Hà Nguyên Khánh dọa mình, Triều Dương Hiệp ngấu nghiến đọc tiếp hàng chữ tái bút quan hệ :
– “Chỗ mày chỉ tao nấp phóng phi tiêu cao quá, tao trèo mãi mới được. Đáng lẽ phóng từ chiều qua cớ đấy. Nhớ chiều nay nhé ! Đông đủ cả bọn, có phao, có săm ô tô nữa. Tụi mình bơi qua sông ăn cắp ổi”.
Triều Dương Hiệp mỉm cười khoái chí. Chàng vờ chạy ngay ra đường, ngó truớc ngó sau. Nấp sau cây bàng, cách đó chừng hai thước, thích khách Hà Nguyên Khánh chỉ đợi có vậy, bèn xuất đầu lộ diện, miệng cười hứa hẹn, chàng không quên làm bộ chỉ tay, cáu giận mắng lớn :
– Khá đó, súc sinh ! Ta tha đuổi mi, chiều nay mi sẽ biết đường gươm họ Triều.
Rồi hiệp sĩ Triều Dương Hiệp Vũ lại vài ăn tiếp tục ăn cơm. Khi khác, Côn sang nhà chú nó ăn cỗ, về nhà đã thấy mãnh giấy cài lên bàn học, nguệch ngoạc vài dòng :
– “Hà nguyên Khánh chắc nhà ngươi biết võ đài do hoàng thượng dựng lên ở nghĩa địa ngã tư Vũ Tiên để anh hùng mười phương tới tỉ thí chứ ? Nhà ngươi thường hãnh diên cái tài phóng dao lên bảng đen của nhà ngươi. Vậy chiều nay, hai giờ rưỡi hay ba giờ nhà ngươi hãy mang đủ thứ dao đến. Nếu sợ chết thì rủ thêm thằng Dực, thằng Hải đấu tay tư cho vui. “
Cuối mãnh giấy vẽ hình người treo cổ, cũng ngòng ngoèo mấy nét ký đè lên. Đó là dấu hiệu của thằng Vũ. Thư doạ giết, thư thách đố của hai hiệp sĩ này kỳ quặc là luôn luôn thêm tái bút :
– “Cố xoay vài đồng, tụi mình xuống Đoan Túc chén canh bánh đa mày nhé ! Canh bánh đa Đoan Túc ngon lắm mày ạ ! Màu vàng khe béo ngậy, nghe đã thèm nhỏ rãi rồi…”
Chúng nó ranh mãnh, quỷ quái thế đấy. Thế mà lúc này, nằm dưới giàn hoa, thằng thì nhớ nhà quê, thằng thì say sưa ngắm đôi bọ ngựa vung gươm chém nhau. Vũ tưởng tượng thấy đấu trường thời xưa và hai con bọ ngựa chính là hai chàng dũng sĩ. Nhưng sự tưởng tượng của Vũ và nỗi nhớ của Côn tiêu tan ngay khi Côn bỗng nhiên ngồi nhổm dậy vỗ vai Vũ, hét lớn :
– Tao nhớ ra rồi, tuyệt, tuyệt, thằng này tuyệt…
Vũ ngồi nhổm dậy sung sướng hỏi :
– Tuyệt vừa hay tuyệt cú mèo hở mày ?
– Tuyệt cú mèo !
– Nó ở đâu ?
– Nó ở trường mình, lớp nhì hai.
– Sao mày biết ?
– Hôm nọ tao xuống cầu Kiến Xương ăn giỗ ông nội tao. Nghe nói có đá bóng, tao khoái quá quên cả giỗ. Tao mò ra bãi xem hai hội Kỳ Bá và Bồ Xuyên tranh cúp “Cam tích tán” của nhà thuốc Bình an. Hội Kỳ Bá có thằng lỏi tỳ đi trung phong lừa gạt nhanh như máy. Chính nó làm bàn hai quả. Thiên hạ vỗ tay hoan hô nó như điên. Tao sôi cả ruột gan. Mãn cuộc, tao đứng rán lại xem trao cúp và nhìn cho rõ mặt thằng trung phong lỏi tỳ. Đố mày biết nó là thăng nào ?
– Thằng Môn.
– Thằng Môn xách dép cho nó không đáng !
– Thế thằng nào, thằng nào ?
– Làm chi mà rối lên vậy ?
– Tao ghét mày quá, đố với thách, nói nhanh nhanh tí mày !
– Thằng Vọng !
Vũ kinh ngạc :
– Vọng ghẻ đặc biệt hở ?
– Ừ, “chiến” ghê lắm mày ạ. Nó đá đẹp “ba chê” !
Vũ đứng hẳn lên, vươn vai khoan khoái.
– Tao phải gạ gẫm nó đá cho tụi mình mới hạ nổi tụi An Tập. Để mai ra trường tao rủ nó. Hì hì nằm nghĩ nát óc chiều nay. Đội bóng của tao có thằng Vọng chắc tụi An Tập kiềng mặt.
Côn lo ngại nói :
– Nhỡ thằng Vọng nó từ chối ?
Vũ tin tưởng :
– Từ chối sao được, tao sẽ có cách. Thôi tao về kẻo dì tao mong.
Côn không giữ bạn. Tự nhiên nó vui lây cái niềm vui của thằng Vũ. Sau lần thua đội bóng lớp nhì hai trường tiểu học An Tập, thằng Vũ buồn lắm. Ngày ngày sang ngày nọ, nó chỉ nghĩ đến phục thù. Nhưng muốn phục thù, đội bóng của nó cần phải có một thằng trung phong “cừ”. Nay thằng Côn kiếm được thằng Vọng, hỏi chi Vũ chắng sướng. Côn đưa bạn khỏi cửa. Nắng đã tắt hẳn.
—>Chương 2
oooo
Nhã Ca
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ.
Mục lục
Tiểu sử
Theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân (nhà văn) thì bà vốn là một nữ
sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn
đi theo Trần Dạ Từ - một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các
Phong trào tranh đấu chống Mỹ, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự do của Mỹ (Đài có nhiệm vụ tuyên truyền chiêu hồi và viết bài tấn công về tư tưởng đối với binh lính đối phương)[1]
Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975,
Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội "biệt kích văn hóa" (có cuốn
sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn ủng hộ Mặt
trận giải phóng như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh... viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách này, ngoài bà có Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến...[2]). Trong tù, bà bị biệt giam và chính quyền tiến hành chính sách "khoan hồng, nhân đạo của Đảng" nhằm hạ gục uy tín của bà[3]. Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế[4] bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong "Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy" là chứng tích kết tội bà.[5] Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam.
Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì cặp vợ chồng Trần Dạ Từ - Nhã Ca còn từng phụ trách nguyên cả một chương trình của đài Á Châu Tự do (RFA) của Mỹ[6][7]
Tác phẩm
|
Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác, như:
- Hồi ký một người mất ngày tháng
- Đường Tự Do Sài Gòn (2006).
Tác phẩm dịch ra ngoại ngữ:
- Đêm nghe tiếng đại bác đã được Liêu Truong dịch sang tiếng Pháp với tựa Le cannon tonnent la nuit
- Đoàn nữ binh mùa thu được Barry Hilton dịch sang tiếng Anh với tựa The Short Timers
- Giải khăn sô cho Huế được giáo sư sử học đại học Texas A&M,Olga Dror, dịch sang tiếng Anh với tựa Mourning Headband for Hue (2014)[8]
- Phim Đất khổ được hãng Remis phát hành với tên Land of Sorrows
Bút ký Giải khăn sô cho Huế
Theo đài RFA, 40 năm trôi qua (tới 2008) nhưng quanh sự việc xảy ra tại Huế, vẫn chưa xác nhận ra ai chịu trách nhiệm [10], cho nên hồi ký Giải khăn sô cho Huế,
miêu tả lại hầu như toàn cảnh biến cố Tết Mậu Thân tại Huế vẫn còn được
tìm đọc. Cuốn sách đã bị tịch thu và bị thiêu hủy sau 1975, tác giả
phải vào tù, tường thuật lại những biến động với người dân Huế trong
cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân. Vào thời điểm đó Nhã Ca rời Sài gòn ra
Huế để dự tang lễ của thân phụ rồi bị kẹt lại trong thành phố. Tác giả
tuyên bố đã thấy tận mắt, hoặc thu thập từ những nhân chứng khác về
những cuộc truy lùng, bắt giữ, những trận đánh, những ngôi mả tập thể...[2]
Trong sách có viết về ba nhân vật có thật, mà sau này đã có gặp mặt nói
chuyện với tác giả, trước khi bà được phép rời Sài Gòn sang Thụy Điển
tị nạn. Đó là giáo sư Lê Văn Hảo, nguyên Chủ tịch UBND Cách mạng Thành phố Huế, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nguyên Tổng Thư ký Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành phố Huế, và nhà văn Nguyễn Ðắc Xuân,
một phụ tá của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhân dịp tưởng niệm 40 năm biến cố
Tết Mậu thân, nhà xuất bản Việt Báo đã cho tái xuất bản sách này[2] Trong cuộc phỏng vấn với Thuy Khuê của đài RFI, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cảm ơn Nhã Ca đã viết trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế,
là ông đã không về Huế trong biến cố Mậu Thân, chứng minh ông không có
trách nhiệm gì về "những thảm sát ở Huế" mà người khác vu oan cho ông.[11]
2014, sách này được giáo sư sử học đại học Texas A&M, tiến sĩ Olga Dror, dịch sang tiếng Anh với tựa Mourning Headband for Hue và được Indiana University Press xuất bản. Olga Dror là người Nga đã sang Việt Nam học từ 1982 cho tới 1987, tuy nhiên chỉ bắt đầu đọc văn học miền Nam khi bà theo học tại Đại học Cornell.
Về lý do chọn dịch tác phẩm này sang Anh Ngữ, Tiến sĩ Dror cho biết,
“Tôi nghĩ 'Giải Khăn Sô Cho Huế' là một cuốn rất quan trọng bởi nó không
chỉ mô tả về thường dân mà nó còn là tiếng nói của văn học miền Nam.
Phần lớn các tác phẩm xuất hiện trong thời chiến tranh được dịch ra
tiếng Anh đều từ miền Bắc. Tôi nghĩ người Mỹ cũng phải nghe tiếng nói
của miền Nam vì đó là một bộ phận cốt yếu trong cuộc xung đột kia.[12]
Nhưng theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân
(1 trong 3 nhân vật có thật được nhắc đến trong sách) thì đây là một
tác phẩm có nội dung tuyên truyền để đánh lạc hướng dư luận trong nước
và trên thế giới nên đã nhận được giải Văn chương Quốc gia do chính phủ
Việt Nam Cộng Hòa tặng năm 1970. Cuốn sách đã vu oan cho rất nhiều nhân
sĩ, trí thức ủng hộ quân Giải phóng mà trong số đó nổi bật là ba nhân
vật "Tường - Xuân - Phan". Sau này, khi tình cờ gặp ông Xuân, Nhã Ca
công nhận là cuốn sách đã hư cấu nên nhiều chuyện về ông Xuân và những
người đồng đội của ông, khiến ông Xuân phải chịu oan nhiều tiếng xấu về
sau. Nhã Ca nói lý do việc mình hư cấu như sau: "viết ký thì phải có
những con người bằng xương bằng thịt mình biết rõ ràng mới hay, chứ anh
nghĩ lính giải phóng ở miền Bắc vào tôi nào có biết ai đâu"[6][7]
Phê bình
- Một nhân vật được đề cập trong cuốn sách, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói với Thuy Khuê, đài RFI năm 1997: "Dù có một số sự việc không đúng sự thực, do có hoặc không có dụng ý của tác giả, Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay, viết về Huế Mậu Thân; hàng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng. Chị Nhã Ca làm tôi liên tưởng tới Nỗi Buồn Chiến tranh của Bảo Ninh."[11]
- 25/2/15, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học California Berkeley đã có buổi giới thiệu bản dịch tiếng Anh của Olga Dror, Giáo sư sử học đại học này Peter Zinoman nhận định: “Giải khăn sô cho Huế là tài liệu lịch sử quan trọng nhất về biến cố Tết Mậu Thân ở Huế và khi tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam cần đọc nó bên cạnh All Quiet in the Western Front và những tác phẩm khác.”[13]
- Năm 2008, khi biết cuốn sách được tái bản với nội dung như cũ, Trần Đắc Xuân trả lời đài RFA: "Năm 1969 Nhã Ca viết sách trong lúc chạy loạn, viết trong trường hợp bà tưởng tôi chết rồi, bà viết để lấy tiền của chính phủ Thiệu... để sống, tôi có thể hiểu được nên tôi không giận gì bà. Nay bà đã biết tôi còn sống, bà đã biết rõ không có chuyện tôi giết người, không có chuyện tôi ngồi xử án ai vậy tại sao bà còn hạ bút viết trong hồi ký những điều ác nhân đến như thế? Nếu bà sống với tôi cùng trong một nền pháp luật tôi sẽ đưa bà ta ra tòa về tội vu khống... Riêng tôi-Nguyễn Đắc Xuân, bao giờ Nhã Ca chưa có lời xin lỗi, chưa xoá bỏ tất cả những lời vu khống tội ác cho tôi trong tất cả tác phẩm của bà thì trong hồi ký của tôi sẽ có những Phụ lục đời đời lên án bà"[1]
Nhận xét
Trong sách Văn Học Miền Nam (quyển "Thơ Miền Nam"), nhà văn Võ Phiến đã nhận định về Nhã Ca như sau:
- "Sống giữa một thời không còn cấm kỵ, mà sôi nổi, mà cực đoan, Nhã Ca mạnh dạn tự mình chọn lựa tình yêu của mình, con đường hạnh phúc của mình, con đường đời của mình. Bà không ngần ngại bỏ nhà ra đi, đổi họ thay tên, phiêu lưu trong cái nghề viết văn làm báo. Tự do, bà thích nói đến tiếng ấy: tự do trong thể xác, trong đời mình..."
- Và văn chương bà, dù là văn chương viết về tuổi trẻ, vẫn trĩu nặng ưu tư. Nghệ thuật của bà là cuộc đời trước mặt. Ở bà, cá nhân là chính trị, là xã hội. Bà có chân dung đầy góc cạnh nhọn, như những bức tranh của Braque, của Picasso.
- Nhã Ca là một nhà văn độc lập và bất khuất, bà cũng là một tiêu biểu rõ rệt nhất cho nền văn chương nhân bản của miền Nam trong thời kỳ 1954-1975.[14]
Thơ Nhã Ca
- ...Tôi làm con gái
- Một lần yêu người
- Một lần mãi mai
- Bây giờ chưa thôi
- Tôi là con gái
- Bao nhiêu tuổi đây
- Bấy lần ngây dại
- Buồn không ai hay
- (trích Nhã ca thứ nhất)
- ...Chợt tiếng buồn xưa động bóng cây
- Người đi chưa dạt dấu chân giày
- Bàn tay nằm đó không ngày tháng
- Tình ái xin về với cỏ may.
- Và lá mùa xanh cũng đỏ dần
- Còn đây niềm hối tiếc thanh xuân
- Giấc mơ choàng dậy tan hình bóng
- Và nỗi tàn phai gõ một lần.
- (trích Thanh Xuân)
- ...Quả phượng vừa khô trên nhánh cao
- Cây vừa hiu quạnh cổng trường sâu
- Tôi về ngó lại thời con gái
- Thành phố già nua những gốc sầu
- Tóc hết thời xanh, tuổi hết dài
- Hồn bưng bình mật đắng tương lai
- Xa chàng thức dậy khi chiều tối
- Những ngón tay mềm vuốt mặt tôi
- (trích Bàn tay chàng)
Trần Dạ Từ
Trần Dạ Từ
sinh năm 1940, tên thật là Lê Hạ Vĩnh, sinh ra tại Hải Dương. Ông theo
gia đình di cư vào Nam năm 1954 khi đất nước chia cắt, định cư tại Sài
Gòn, nơi ông bắt đầu làm thơ và viết báo, trở thành một thi sĩ được yêu
thích trong giới văn nghệ miền Nam. Đầu thập niên 1960 ông cộng tác với Nguyên Sa làm tờ Gió Mới.
Năm 1963 ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam vì bất đồng chính kiến.
Sau ngày 30/4/1975, Trần Dạ Từ cũng như vợ Nhã Ca, bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
bắt giữ vì bị xem là “biệt kích văn hóa”. Ông bị giam cầm từ năm 1976
đến 1988. Thời gian này ông cho ra đời hàng loạt bài thơ, nổi tiếng nhất
là "Hòn đá làm ra lửa" dài hơn 4000 câu.
Năm 1989, dưới sự bảo trợ của chính phủ Thụy Ðiển, gia đình ông được sang nước này sinh sống, đến năm 1992 lại di cư sang quận Cam, California, Hoa Kỳ. Tại đây cùng với Nhã Ca, ông xuất bản tờ Việt Báo.[15]
Tác phẩm:
- Thuở làm thơ yêu em (Sài Gòn, 1960)
- Tỏ tình trong đêm (Sài Gòn, 1965)
- Nụ cười trăm năm (Viết tại Mỹ, chưa xuất bản)
Chú thích
- ^ a ă http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c112/n881/Doc-Nha-Ca-hoi-ky-Binh-luan-cua-mot-nguoi-trong-cuoc.html
- ^ a ă â “Giải Khăn Sô Cho Huế”, RFA phỏng vấn Nhã Ca, RFA, 3.2.2008
- ^ Đường sữa trong tù, pro&contra, 5.8.2013
- ^ a ă [1]
- ^ "Nhã Ca và Olga Dror"
- ^ a ă http://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Su-that-ve-3-nhan-vat-bi-ke-thu-goi-la-do-te-khat-mau-Su-vu-khong-trao-tro-304949/
- ^ a ă Tiền phong, số 18 (từ 28/4-4/5/2008)
- ^ a ă "Nhã Ca và Olga Dror..."
- ^ Phim Đất khổ theo RFA
- ^ Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành, RFA, 31.1.2008
- ^ a ă Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế trên đài RFI, 12 tháng 7, 1997
- ^ Đọc “Giải Khăn Sô Cho Huế” sau 45 năm , nguoi-viet, 24.4.2014
- ^ Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ, BBC, 1.3.2015
- ^ Theo web damau
- ^ Trang thơ Trần Dạ Từ
Liên kết ngoài
- Nha Ca trên Vietnam Literature Project
- Giải khăn sô cho Huế Tủ sách Talawas