Kính gửi quý anh chị truyện Một Nàng Hai Chàng của tác giả Bình Nguyên Lộc.
Lối viết văn của ông sẽ lột trần tư tưởng của nhân vật qua cách suy nghỉ và sự tranh đấu mãnh liệt về đạo đức và lòng tham con người.
Cuối cùng, người đọc sẽ ngạc nhiên về sắp xếp cấu tiết truyện của ông để đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.
Muốn nghe đọc truyện thì nhấn vào đường dẫn dưới đây
Muốn đọc truyện thì vào đọc ở bên dưới
Tiểu thuyết nầy, thật ra, trước kia
là một truyện phim mà hình thức SYNOPSIS đã đăng trên nhật báo Buổi Sáng
năm 1958, như là một truyện ngắn thường, lấy tên là TRÊN HANG ỐNG KHÓI.
Năm sau đó, hình thức TRAITEMENT DÉTAILLÉ lại đăng trên tạp chí Điện Ảnh.
Hình
thức chót là hình thức DÉCOUPAGE đăng báo không được vì lý do kỹ thuật
riêng của nó, nên tác giả biến nó ra thàrth tiểu thuyết để đăng lên nhựt
báo Tiếng Dân năm 1962.
Đây là truyện phim tiểu thuyết hóa thứ
hai của ông Bình Nguyên Lộc, truyện thứ nhất là truyện „NỬA ĐÊM... TRẢNG
SỤP“ do nhà Nam Cường xuất bản năm 1964 và do nhà Khai Trí tổng phát
hành.
NHÀ XUẤT BẢN THỤY HƯƠNG CẨN KHẢI
Dưới đây là một tài liệu xác thực giúp bạn đọc thân mến có một ý niệm về đề tài khai thác trong truyện.
Tại
Cù lao Chàm hiện có chín người giữ yến chia ra: hang Yến 4 người, hang
Tò Vò 3 người, hang Cả 2 ngươi, Riêng hang Tai thì số yến hơi ít, và lại
rất khó đánh cắp nên chủ thầu giao cho dân lao giữ, hằng năm chịu một
số thù lao độ vài nghìn bỏ vào quỹ thôn. Số người giữ yến hưởng lương
tháng nghìn rưỡi, cơm thuốc chủ chịu.
Chòi giữ yến làm ngay tại
miệng hang bằng cây lá trong núi, chỉ đủ chứa vài chiếc giường, một cái
bếp. Người giữ yến ở tại đây suốt sáu tháng ròng, cô độc giữa khoảng núi
cao biển rộng, bắt đầu từ tháng chạp khi yến chuẩn bị gây tổ. Hàng tuần
đều có một chuyến ghe của công ty tiếp tế thuốc men, gạo muối. Ở dây,
uống nước khe đá, ăn cá đi câu, củi đốn trong rừng, đời sống hoàn toàn
biệt lập. Chỉ những khi đau ốm quá nặng mớ có ghe đến chở vào đất liền.
Tối đến, người giữ yến chỉ việc chia phiên nhau canh giữ. Có nơi như ở
hang Cả, giường ngủ của họ phải đặt tận trong hang tối, trên một sạp gỗ
chênh vênh hốc đá. Tuy vậy thỉnh thoảng cũng vẫn có vụ mất cắp do các
thúng chài từ ngoài khơi chèo vào gỡ trộm. Trường hợp nầy, các người giữ
yến phải gánh lấy trách nhiệm, hoặc bị khiển trách, hoặc có thể chịu
bồi thường.
Để tránh các vụ hao hụt do nội bộ gây ra, người tuần
đinh mỗi lần ghé hang đều đếm kỹ các tai yến và ghi vào sổ cẩn thận. Mỗi
tai yến bị xẻo bớt đều để lại dấu vết trên đá, do đó rất dễ dàng kiểm
soát.
(Trích tạp chí Sáng Dội Miền Nam 1961)
Một nàng hai chàng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ha Le (18-05-2014 10:07 PM)
|
|
|
Quý anh chị có thể tìm lại bài đã post nơi đây
Sau đây là tiểu sử của tác giả và hình ảnh.
Bình-nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, trong giấy khai sinh ghi sinh ngày
7 tháng 3 năm 1915, nhưng thật ra ông sinh năm 1914, tại làng Tân Uyên, tổng
Chánh Mỹ Trung, quận Tân Uyên, tỉnh Biên hòa (nay thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương), con ông Tô Phương Sâm làm nghề buôn gỗ, mẹ là bà Dương Thị Mão.
Lúc nhỏ, ông có học chữ Nho với ông thầy Nho trong làng, sau đó ông theo học
trường Tiểu Học Tân Uyên, năm 1929 ông thi đậu vào trường Pétrus Ký, năm
1933 đổ bằng Thành Chung (Diplôme d Études Complémentaires hay
Diplôme d'Études Primaire Superieur Indochinois, còn gọi là Bằng Cao
đẳng tiểu học)
Năm 1934, Bình-nguyên Lộc thôi học về quê cưới vợ là Dương Thị Nguyệt, năm
sau, ông thi vào làm thư ký hành chánh, nhưng phải đợi một thời gian khá lâu
mới được tuyển dụng vào làm công chức tại Kho bạc (Ty Ngân khố) tỉnh Thủ Dầu
Một (Bình Dương). Năm 1936, ông được đổi về Sàigòn làm nhân viên kế toán ở
Kho bạc Sàigòn (Tổng Ngân Khố). Ông khởi sự viết viết văn vào thời kỳ này,
chuyện ngắn đầu tay của ông là Phù Sa, đăng trên tạp chí Thanh Niên
do KTS Huỳnh Tấn Phát chủ trương, ông cũng khởi thảo tác phẩm Hương gió
Đồng Nai và hoàn tất năm 1943, nhưng đã mất bản thảo trong chiến tranh.
Năm 1944, Bình-nguyên Lộc bị bệnh tâm thần, nên xin nghỉ dài hạn không lương,
rồi từ đó không trở lại làm việc nữa. Năm 1945, ông tản cư, năm sau hồi cư
về Lái Thiêu, từ năm 1949 ông và gia đình định cư ở Sàigòn.
Ông gia nhập làng văn từ đây,
Năm 1950, ông viết cuốn Nhốt gió và xuất bản cùng năm. Sau đó,
Bình-nguyên Lộc làm thư ký tòa soạn cho vài tờ báo xuất bản tại Sài Gòn. Năm
1952, ông chủ trương tờ Vui sống, tuần báo văn nghệ quy tụ nhiều cây
bút nổi danh
đương thời như Đông Hồ
Lâm Tấn Phác,
Thanh Nghị
Hoàng Trọng Quị,
Lê Trương
Ngô Đình Hộ,
Thiếu Sơn
Lê Sĩ Quí,
Sơn Nam Phạm
Minh Tày ... Năm 1956, ông cùng các văn hữu cho ra tờ
Bến Nghé,
tuần báo văn nghệ mang màu sắc địa phương đất
Gia Định xưa.
Ngoài ra, ông cùng các đồng nghiệp thành lập Nhà xuất bản Bến Nghé, xuất bản
các tác phẩm văn chương mang sắc thái
Đồng Nai,
Bến Nghé.
Ông
đã cộng tác với các báo Tiếng Chuông, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Nhân Loại, Bách
Khoa, Văn … Ông (ốm) giao du mật thiết với Nguyễn Ang Ca (mập), khi hai ông
đi chung với nhau,
văn hữu thường gọi đùa là “Thằng Mập, Thằng Ốm” theo phim hài của
Pháp. Ông là Hội Viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam năm 1975, Bình-nguyên Lộc được nhà cầm quyền
đương thời mời tới dự một lần họp với các nhà văn khác tại Bộ Thông Tin cũ,
để các nhà văn biết đường lối viết theo chánh sách của chế độ mới,
Bình-nguyên Lộc đã nhiều kinh nghiệm viết lách, được giải thưởng Văn chương
toàn quốc là Hội Viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa, để
giữ vẹn thanh danh của mình, cho nên ông phải lách, từ lúc đó về nhà đóng
cửa không hề cầm bút, tô vẽ ca ngợi chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Năm 1985, ông được con trai bảo lãnh sang Mỹ trị bệnh. Định cư ở Sacramento,
thủ phủ California, Bình-nguyên Lộc lại tiếp tục cầm bút sáng tác và đã mất
tại đây vào ngày 7 tháng 3 năm 1987 vì bệnh huyết áp, thọ 73 tuổi.
Ngoài Bình-nguyên Lộc, ông còn dùng nhiều bút danh trong quá trình sáng
tác. Dưới đây là một số bút danh khác: Phong Ngạn: bút danh của tiểu
thuyết dã sử Quang Trung du Bắc và Tân Liêu Trai. Phóng
Ngang, Phóng Dọc: biến thể của Phong Ngạn, bút danh của những bài
trào phúng. Trình Nguyên: bút danh cho một truyện dài kỳ đăng báo,
tiểu thuyết dã sử liên quan đến cuộc chiến Việt Chiêm, chỉ xuất hiện trong
một truyện. Tôn Dzật Huân: bút danh của truyện trinh thám, là một
loại đảo chữ biến thể từ tên thật Tô Văn Tuấn, chỉ dùng một lần. Hồ Văn
Huấn: bút danh của khảo cứu Sửa sai cổ sử, cũng là đảo chữ, biến
thể từ tên Tô Văn Tuấn, xuất hiện từ khi ở hải ngoại. Diên Quỳnh: bút
danh của chỉ một truyện vừa và của một truyện ngắn.
Tác phẩm của ông gồm nhiều chuyện ngắn đăng rải rác trên các báo, một số
truyện dài trước đăng trên các nhật báo, sau ông cho xuất bản thành sách.
Trong số các tác phẩm của ông có truyện dài Dò Dọc, được giải thưởng
Văn Chương Toàn Quốc năm 1959-1960, đã nâng tên tuổi ông lên rất cao, còn
truyện ngắn có Rừng Mắm đã được nhiều tuyển tập đăng lại, được nhiều người
đánh giá là một tác phẩm giá trị.
Ngoài các tác phẩm văn học, Bình-nguyên Lộc còn để tâm nghiên cứu về nhân
chủng học và ngữ học, ông đã cho xuất bản quyển Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân
Tộc Việt Nam, Lột Trần Việt Ngữ, Thổ Ngơi Đồng Nai …
Quyển Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam là một công trình nghiên
cứu có giá trị và dày công phu, có người phê bình quyển sách này, cho rằng
ông quen theo bút pháp tiểu thuyết của mình nên có vài điểm chưa được mạch
lạc.
Bình-nguyên Lộc có kỷ thuật viết tiểu thuyết kích thích tâm lý độc giả phải
đọc tới những trang tiếp theo để biết được chuyện gì sẽ xảy ra, một cái gì
đó mà người đọc cần phải tìm hiểu, khám phá, trong một truyện ngắn,
Bình-nguyên Lộc cho ta thấy kỷ xảo này của ông; ông tả một người khách đi xe
taxi, bắt gặp một gói giấy của người khách đi trước bỏ quên, trong ấy có vài
vật, thế là ông dẫn độc giả đoán người bỏ quên vật trên xe là đàn bà hay đàn
ông, có nhà cửa riêng hay chưa, nhà có người làm hay không …
Chẳng hạn như trong Gieo Gió Gặt Bảo:
… Bà Nhâm lại phải nói một mình, không được kẻ đối thoại cho vào tai lời nào
cả. Bà ta cũng khá tinh mắt nên nhận thấy là Hảo lo ra. Không biết bạn có
chuyện gì rối trí, bà ngó ra sau huớng mà Hảo thường dòm, thì thấy ông Nho
đang đứng trò chuyện với một cô gái đẹp.
“À, ra nó ghen!” Bà Nhâm nghĩ thầm như vậy rồi cười lớn lên.
Nhưng lạ quá! Hảo loại gọi chồng mà rằng:
-
Anh Nho à, em còn nói chuyện lâu với bà Nhâm, anh lấy xe đưa em nó dạo mát
đi, để em về bằng taxi.
Bà Nhâm thật là điên đầu: “Thì ra không phải nó ghen. Ghen sao dán bảo chồng
đưa cô ấy đi dạo mát?”
Khi Nho và Liên lên xe, xe chạy khuất dạng, Hảo lật đật giã từ bà Nhâm,
khiến bà nầy lại lập ra một giả thuyết mới: “À, ra nó hẹn ai! Chà con mẹ này
khả nghi lắm đấy!”
Kỹ thuật thứ hai là ông ưa phân tích tâm lý nhân vật:
“Ý quấy bỗng đột ngột xẹt qua trí Nho, khiến ông hoảng hốt, ông nghĩ nếu có
một cái máy gì để đo lòng người thì nó sẽ ghi ra biết bao điều nhơ nhớp. Như
trường hợp của ông đây. Khi không đang là người hẵn hòi bỗng trong giây phút
ngắn lại đục long đục dạ như một kẻ vô liêm.
“Bậy, Bậy lắm” ông đã tự trách như vậy hồi nãy, rồi đâm ra ghét bạn hữu đã
nghĩ xằng, gợi cho ông điều không hay. Ông đã lập nghiêm chào họ để dắt Liên
vao rạp. Nhưng ngồi nãy giờ, nhũng ý nghĩ bất chánh lỡn vỡn trở về sau một
lúc lâu bị xua đuổi. Chúng nó trở về, ban đầu rụt rè lấp ló nhưng sau, chúng
đâm bạo, nhào càng tới và cố lì không chịu đi nữa.
“Không sao!” Nho tự an ủi ông, rồi nói với lũ khốn nạn kia. “À, quân bây
không chịu đi à? Được thì cứ mà ở đó. Nhưng ta đây quyết không nghe lời quân
bây thì quân bây làm gì ta được. Ừ, làm gì ta được. có giỏi thử xem!”
Bình-nguyên Lộc có nghiên cứu về kỹ thuật viết tiểu thuyết, ông có căn bản
lý thuyết và chịu ảnh hưởng kỹ thuật tiểu thuyết Tây phương, cho nên bút
pháp viết tiểu thuyết của ông rất già dặn.
Nhà văn thường diễn đạt cảm giác qua từ THẤY như “Tôi thấy thương hắn!”
còn ông thì viết: “Hảo NGHE thương chồng hơn bao giờ hết.”
“Hai vợ chồng ông Nho đậu xe ở đường trong rồi đi bộ ra phía Đồng Khánh cho
vui chơn. Vợ chồng dắt tay nhau đi trước, Liên lót tót theo sau. Nhưng trái
với thói quen, Hảo đi bên trái Nho, chớ không đi bên mặt tức phía trong, để
núp xe.
Hảo day lại nói với đứa cháu gái:
-
Liên đi lên ngang hàng để nói chuyện với chị, sao lại đi riêng ra như vậy ?
Liên bước lên hàng trên, đi bên trái của Hảo, tức phía ngoài đường.
-
Ấy, xe nó ăn em bây giờ, đi phía trong!
Mục đích của Liên là để người lạ nhìn vào, biết người đi bên tay trái của
đàn ông là vợ, đó là tác giả muốn đem sự hiểu biết của mình theo phép xã
giao Tây phương dể phổ biến cho người đọc.
Qua nhiều nhân vật, tình tiết trong tiểu tuyết của mình, Bình-nguyên Lộc
thường trình bày nếp sống của nguời Việt chịu ảnh hưởng Tây phương như đoạn
van dẫn trên.
Ông viết nhiều đề tài, thường chọn bối cảnh miền Đông, nhưng ngược lại
truyện Rừng Mắm trong Tập truyện Ký Thác, ông chọn bối cảnh
miền Tây là một truyện ngắn đặc sắc nhứt của ông, chẳng những nó nói lên
được đời sống của những người dân tiên phong khia phá miền cực Nam nước
Việt, mà nó còn nói lên sự hy sinh, tính cần cù, chí nhẫn nại, tình yêu quê
hương là ca’ tính của người miền Nam. Chúng ta thử đọc lại một đoạn Rừng
Mắm:
Bờ biển thoai thoải dốc xuống, trông rừng cây lạ ấy như một đạo binh núi,
tuôn tràn từ trên cao xuống mé biển ngoài xa.
Xa, xa lắm, có những cây mọc lẻ tẻ như những tên lính xung phong mau bước
tiến tới để hãm thành lập công.
- Nhìn xuống gốc cây! Ông nội bảo.
- Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen từng nơi lại
trắng xóa những đóa hoa năm cánh, hai màu đối chọi trông rất đẹp.
- Cây gì mà lạ vậy ông nội? Trổ bông ngay dưới gốc.
Bông trổ trên đầu những cái rễ ăn lên mà người ta gọi là rễ gió. Cây này là
cây mắm, đây là rừng mắm đấy.
- Cây mắm? Sao tui không nghe nói đến cây ấy bao giờ.
- Con không nghe, vì cây ấy không dùng được để làm gì cả cho đến làm củi
chụm cũng không được.
- Vậy chớ trời sanh nó ra làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sanh hằng hà
sa số như là cây cỏ ấy.
- Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước.
Phù sa là đất bùn mềm lủng và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng,
nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia mắm sẽ ngã rạp.
Giống tràm lại nối ngôi nó. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần, cây ăn trái mới
mọc được.
Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:
- Ông với lại tía con là cây mắm, chơn giầm trong bùn. Đời con là đời tràm,
chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi.
Con cháu của con sẽ là xoài mít, dừa cau.
Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ
đã ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng.
Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi. Vả lại con không thích
hy sinh chút ít cho con cháu của con hưởng sao?
Thằng Cộc nhìn lại ông nội nó và thương không biết bao nhiêu ông già đã bỏ
mồ bỏ mả ông cha để hì hục năm năm trong đồng chua, nước mặn của ổ Heo.
Dĩ vãng, một thứ bình cũ rượu mới. Người Việt Nam ở thôn quê, ai đã sinh
trước trận thế chiến thứ hai đều có ít nhiều dĩ vãng của mình về Hát bội,
còn nếu ai có tâm hồn nhạy cảm hơn lại chẳng có thêm tình cảm ngây thơ. Cả
hai thứ đó Bình-nguyên Lộc đã tạo nên một cốt truyện Tình Thơ Dại
trong Tập truyện Nụ Cười Nước Mắt, gợi nhớ dĩ vãng xa xưa đầy xúc
cảm :
Một lát sau đó cô Ba hết cười rồi ngồi phệt xuống bãi cỏ, níu tôi ngồi xuống
theo.
Bấy giờ cô gái vui tươi kia buồn vô hạn, nhìn vào khoảng không rất lâu, đoạn
day qua, cúi hôn lên đầu tôi và nói :
- Em nè, chị cám ơn em lắm. Em đã làm cho chị sung sướng không biết
bao nhiêu. Nhưng chừng ấy chị đã già rồi em à, đâu còn hát chung với em
được.
- Chị làm sao mà già được.
- Em xem nước dưới kia và những cọng rác trôi trên mặt nước. Nước ấy
và rác ấy trôi ngang qua đây, rồi đi thẳng luôn ra biển không bao giờ trở
lại chốn nầy cả. Tuổi tác con người cũng thế em à ! Em hai mươi tuổi là chị
đã ba mươi rồi.
Tôi không hiểu gì về những câu triết lý về kiếp người cả, nhưng tôi ngây
ngất vì được cô Ba hôn lên đầu, nên nói một câu vô nghĩa :
- Ừ đúng vậy, mà em sẽ hát với chị.
- Mộng ảo ! Chị sẽ già...
- Chị mà làm sao già được.
- Sao chị không muốn hát với em ? Em ưa ẵm chị lúc chị ngã.
- Chị chỉ mong được thế, nhưng như đã nói chị sẽ già em à. Hay là giờ
chị ẵm em trước, cũng thế thôi.
Nói xong, cô Ba ẵm ngửa tôi trên tay rồi cúi xuống nhìn thẳng vào mắt tôi mà
cười, cười nhưng đôi mắt buồn hiu.
Tôi sung sướng đê mê, úp mặt vào lòng cô Ba mà khóc. Bỗng nghe một tiếng
nấc, day mặt ra tôi thấy cô Ba cũng khóc. Mãi cho đến ngày nay mà tôi còn
nghe cái cảm giác nóng hổi trên má do những giọt lệ của cô Ba rơi xuống đó,
gây ra.
- Muôn ngàn năm sau, chị sẽ nhớ đến buổi chiều hôm nay, buổi chiều
sung sướng nhứt của đời chị.
Bút pháp của Bình-nguyên Lộc vượt trội hơn những nhà văn thuở trước, ông
hành văn gọn gàng, đôi khi làm cho đối thoại trở nên “nhát gừng”. Ông không
dùng ròng tiếng miền Nam, nhưng vẫn có:
Thằng Cộc về tới nhà thì cơm trưa đã dọn xong.
- Mầy đi đâu mà tới đứng bóng mới về ?
- Tui đi lượm lông chim lông-ô.
- Mồ tổ cha mầy, nhiều chuyện. Chim lông-ô đời xưa mới có chớ đời
nay đâu còn nữa.
Mai gặt nghe không ? Ăn cơm khuya rồi xuống đồng cho sớm, đừng đi đâu hết.
Bình-nguyên Lộc là một nhà văn tên tuổi ở Việt Nam, nhưng ông không phải là
nhà văn truyền thống miền Nam, vì bút pháp của ông không dùng ròng giọng
miền Nam, kỹ thuật điêu luyện chịu ảnh hưởng nhiều của Tây Phương thời bấy
giờ.
Một số lớn truyện của ông đăng trên các báo, có tài liệu cho rằng có khi ông
viết cùng lúc cho 14 tờ báo khác nhau, vì tiểu thuyết đăng trên báo nên
thường các nhà văn kéo dài tình tiết, đối thoại. Vì thế, so với truyện ngắn,
loại này ông thành công hơn tiểu thuyết. Tiểu
thuyết của ông có thể xếp vào loại tiểu thuyết tâm lý tình cảm.
Truyện dài và Tập truyện
của ông
gồm có:
-
Nhốt gió,
tập truyện, Nhà xuất bản Thời Thế - 1950, Sài Gòn
-
Đò
dọc,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1958, Sài Gòn
-
Gieo gió gặt bão,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài Gòn
-
Tân Liêu Trai,
tập truyện (bút danh Phong Ngạn), NXB Bến Nghé - 1959, Sài Gòn
-
Ký
thác,
tập truyện, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1960, Sài Gòn
-
Nhện chờ mối ai,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1962, Sài Gòn
-
Ái
ân thâu ngắn cho dài tiếc thương,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
-
Bóng ai qua ngoài song cửa,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
-
Bí
mật của nàng,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
-
Hoa hậu Bồ Đào,
Nhà xuất bản Sống Mới - 1963, Sài Gòn
-
Mối tình cuối cùng,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
-
Nửa đêm trăng sụp,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1963, Sài Gòn
-
Tâm trạng hồng,
tập truyện, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
-
Xô
ngã bức tường rêu,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
-
Đừng hỏi tại sao,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tia Sáng - 1965, Sài Gòn
-
Mưa thu nhớ tằm,
tập truyện, Nhà xuất bản Phù Sa - 1965, Sài Gòn
-
Uống lộn thuốc tiên,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1965, Sài Gòn
-
Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc,
tạp bút, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1966, Sài Gòn
-
Tình đất,
tập truyện, Nhà xuất bản Thời Mới, 1966, Sài Gòn
-
Nụ
cười nước mắt học trò,
tập truyện, Nhà xuất bản Trương Gia - 1967, Sài Gòn
-
Quán Tai Heo,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn Xương - 1967, Sài Gòn
-
Thầm lặng,
tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương -1967, Sài Gòn
-
Diễm Phượng,
tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
-
Đèn Cần Giờ
- 1968, Sài Gòn
-
Một chàng hai nàng,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
-
Sau đêm bố ráp,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1968, Sài Gòn
-
Trăm nhớ ngàn thương,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1968, Sài Gòn
-
Khi Từ Thức về trần,
truyện, Nhà xuất bản Văn Uyển - 1969, Sài Gòn
-
Nhìn xuân người khác,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tiến Bộ - 1969, Sài Gòn
-
Món nợ thiêng liêng,
tiểu thuyết, Nhà xuất bản Ánh Sáng - 1969, Sài Gòn
-
Cuống rún chưa lìa,
tập truyện, Nhà xuất bản Lá Bối - 1969, Sài Gòn
-
Lương tâm kẻ trộm,
truyện ngắn, tạp chí Hương Quê - 1971, Sài Gòn.
-
Lữ
đoàn Mông Đen,
Nhà xuất bản Xuân Thu - 2001, Hoa Kỳ
-
Tỳ
vết tâm linh
-
Cõi âm bên quán cây dương
-
Gái chợ về quê
-
Ca
dao
-
Cổ
văn chú giải
-
Luận thuyết y học
-
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam,
khảo luận, Nhà xuất bản Bách Bộc - 1971, Sài Gòn
-
Thổ ngơi Đồng Nai
-
Từ
vựng đối chiếu 10 ngàn từ
- 1971, Sài Gòn
-
Từ
vựng danh từ Mã Lai mà Trung Hoa vay mượn
- 1972, Sài Gòn
-
Lột trần Việt ngữ,
khảo luận ngôn ngữ Việt, Nhà xuất bản Nguồn Xưa - 1972, Sài Gòn
-
Thơ tay trái
-
Việt sử trường ca
-
Thơ Ba Mén
(tiểu thuyết thơ).
-
-