Kính gửi quý anh chị một bài tuỳ bút cuối năm hai ngàn hai mươi một.
"Đời Không Như Là Mơ Hay Đời Còn Lắm Mộng Mơ"?
Tùy bút Caroline Thanh Hương.
31 Décembre 2021
Kính gửi quý anh chị một bài tuỳ bút cuối năm hai ngàn hai mươi một.
"Đời Không Như Là Mơ Hay Đời Còn Lắm Mộng Mơ"?
Tùy bút Caroline Thanh Hương.
31 Décembre 2021
Có những truyện ngắn được lưu lại thật tự nhiên như câu chuyện dưới đây, giống như bao người, ngày xua của một người tỵ nạn.
Vào dịp lễ cuối năm, chúng ta cùng nhau nhớ lại ngày xa xôi ấy.
Có thể cuộc sống hôm nnay và đại dịch Covid làm người ta thấy cái chết đã trở nên quá tầm thường và những trói buộc cách ly đem con người cô lập hơn với bản thân mà quên đi dòng người tỵ nạn hay di dân vẫn tiếp diển.
Cũng giới thiệu với các anh cchij câu chuyện bằng thơ của anh Trần Văn Lương gọi là chút quà muộn cho dịp llễ cuối năm.
Cám ơn anh Lương và kính chúc quý anh chị một mùa lễ vui tươi cùng gia đình.
Caroline Thanh Hương
29 tháng 12 năm 2021
Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
Tưởng đà trễ lễ đêm đông,
May sao được Chúa rủ lòng xót thương.
Cóc cuối tuần:
Đi Lễ Đêm Đông
Đêm đen lạnh, đành hanh con gió bấc,
Chàng trai làng chợt tỉnh giấc nhìn quanh.
Tiếng chuông khuya vồn vã báo tin lành,
Thánh lễ sẽ cử hành trong khoảnh khắc.
Vội vàng dụi mắt,
Nhảy phắt khỏi giường,
Biết đôi chân phải cố gắng phi thường,
Nếu muốn đến giáo đường cho kịp lễ.
Lòng hoang mang sợ trễ,
Chân lướt nhẹ như bay,
Nhưng bất ngờ phải cấp tốc dừng ngay,
Một ông lão nằm dài trên lối rẽ.
Ông nghẹn ngào kể lể,
Muốn đi lễ đêm đông,
Nhưng tuổi già sức yếu biết chẳng xong,
Chỉ mong gặp kẻ có lòng giúp đỡ.
Chàng trai trẻ, bỏ đi thì không nỡ,
Lặng đứng tần ngần, lưỡng lự giây lâu,
Biết cả hai, dù có chạy thật mau,
Cũng chẳng đến kịp phần đầu thánh lễ.
Rồi cương quyết, sớm muộn gì thôi kệ,
Đằng nào mình cũng sẽ trễ đêm nay,
Không thể nào mặc ông cụ nơi đây,
Bèn cúi xuống, luồn tay nâng ông dậy.
Và ông lão, có chàng trai thay gậy,
Thở phì phò, lẩy bẩy gắng bước đi,
Nhưng đôi chân nặng trĩu tựa đeo chì,
Sau ít bước không cách gì nhấc nổi.
Chàng trai khẽ ngước mắt nhìn đêm tối,
Sau một vài giây bối rối ngập ngừng,
Cuối cùng đành cõng ông lão trên lưng,
Chân lẩm chẩm kéo lê từng bước lẻ.
Thầm nghĩ có nôn nao gì cũng thế,
Chỉ còn mong kịp nửa lễ mà thôi,
Chúa trên trời ắt thấu hiểu khúc nôi,
Sẽ tha thứ cho người không đến kịp.
Trong khi trẻ chân kiên trì giữ nhịp,
Già trên lưng thừa dịp đã ngủ say,
Dần dà nới lỏng vòng tay,
Trong giây phút vùng rơi ngay xuống đất.
Nhà thờ đã thoáng lờ mờ trước mắt,
Chàng trai không chút nhăn mặt nhíu mày,
Vội khòm người bế ông lão lên tay,
Rồi cứ thế, gót giày khua hối hả.
Chẳng mấy chốc đã đến gần hang đá,
Lấp lánh đèn màu, rộn rã thánh ca.
Bỗng chàng trai, mồm há hốc xuýt la,
Chẳng tin được điều xảy ra trước mắt.
Nguời già ở trên tay đang gà gật,
Dần nhỏ đi, trong chốc lát biến thành
Một hài nhi với mắt sáng long lanh,
Cùng nét mặt thật hiền lành khả ái.
Chàng trai đứng, mắt căng tròn ngây dại,
Nhìn vòng tay giờ chợt lại trống không,
Và hài nhi thành tượng Chúa Hài Đồng
Đang trìu mến mỉm cười trong máng cỏ.
Bên tai bỗng nghe tiếng người bảo nhỏ:
- Này con ơi, việc khó đã làm xong,
Hãy yên lòng thong thả bước vào trong
Để dự lễ, vì con không hề trễ.
x
x x
Chàng trai trẻ mừng vui gần nhỏ lệ,
Nhìn đồng hồ, chẳng lẽ lại đang mơ,
Quyết không thể nào ngờ
Mình lại đến kịp trước giờ thánh lễ.
Trần Văn Lương
Cali, 12/2021
CÁI CHO NHÂN ÁI
ThaiNC
Sau khi vượt biển thành công và tỵ nạn tại Thailand khoảng 6 tháng, tôi được nước
Mỹ chấp thuận cho định cư. Lộ trình chuyến bay từ Bangkok đến San Francisco Hoa
kỳ sẽ quá cảnh ở Tokyo, Nhật Bản.
Chuyện sau đây xảy ra khi đoàn chúng tôi già trẻ lớn bé… gần một trăm người tỵ
nạn aó quần sốc xếch ngồi chờ 3 tiếng ở phi trường Tokyo đợi chuyển chuyến bay
đi đến miền đất hứa.
Thời gian khá lâu nên bắt đầu cảm thấy đói. Tôi và vài người nữa trong đoàn bèn tới một gian hàng nhỏ bán bánh mì ngay trong phi trường gần đó mua.
Lúc trả tiền, người bán hỏi có phải Vietnamese refugees?
Tôi trả lời phải.
Họ nói khỏi
trả tiền, lại còn tặng thêm mỗi người một lon nước.
Tôi trở về chỗ ngồi chưa kịp thưởng thức đã thấy hai người vợ chồng chủ tiệm khệ
nệ khiêng ra một khay đầy bánh mì kẹp thịt và một bình nước lọc với ly giấy tới
chỗ những người tỵ nạn đang ngồi tặng cả đoàn.
Khi đưa bánh thấy
trong đoàn có một bé sơ sinh, họ bèn cho người đi mua thêm bình sữa.
Hình ảnh làm tôi nhớ mãi là có một bà cụ trong đoàn vì cảm kích lòng tốt của
hai người chủ tiệm, bà theo lối Việt Nam cúi đầu chắp tay xá cám ơn thật
sâu.
Hai vợ chồng họ bèn nghiêm trang đứng và cùng cúi đầu trước bà cụ xá lại để trả lễ.
Tôi khi đó vẫn còn nhỏ nên hơi ngạc nhiên về thái độ lịch sự của họ.
Càng lớn lên tôi mới hiểu không dễ gì có một tấm lòng như vậy.
Hai người này tuy là người cho, nhưng họ vẫn có tấm lòng kính trọng với người nhận. Một cái cho nhân ái, vô vị lợi, không phải là cái cho bố thí của một anh nhà giàu với một người ăn xin trên hè phố.
Mấy chục miếng bánh mì chắc không phải món tiền lớn đối với họ, nhưng vẫn là một số tiền đáng kể họ phải bỏ công làm mới có.
Họ biết rằng những người Việt tỵ nạn này vài tiếng nữa thôi sẽ đi về những miền xa xôi và chắc sẽ không có cơ hội gặp lại…
nhưng họ vẫn sẵn
lòng giúp đỡ không hề nghĩ đến sự đền đáp.
Một lần nữa, dù rất muộn màng, xin nghiêng mình cảm tạ tấm lòng nhân ái của đôi
vợ chồng người Nhật tại phi trường Tokyo năm nào./.
(A true story) ThaiNC