Đọc mà thấy ngậm ngùi khi nhìn lại lịch sử
5 giờ sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930, trong khi chờ đợi bị hành-quyết, Nguyễn thái Học còn thanh-thản ngâm:
Mourir pour sa patrie
C’ est le sort le plus beau
Le plus digne d ‘envie
Kính mời quý anh chị nghe nhạc và đọc bài sưu tầm trích từ trang
Dòng văn-học Pháp-ngữ
Vài đặc-tính
Giới trí-thức nước ta, mà ta có khi gọi là sĩ-phu, thường đóng
vai-trò lãnh-đạo, tiến vi quan, thối vi sư, Lãnh-đạo trong việc nước ra
tài lương-đống, vạch mũi can-tương mà còn cả ngoài thế-gian về mặt
tinh-thần đạo-đức qua vài câu thanh-nghị để mà tịch tà cự bí. Bởi vì
sĩ-phu hiểu-biết đạo thánh-hiền, nói có sách, mách có chữ; họ không
nôm-na mách-qué mà trịnh-trọng xổ nho, nói và viết Hán-nho. Sang
thời-đại mới, sách thánh-hiền ở Âu-tây mang sang, văn-minh kỹ-nghệ và
cơ-giới truyền qua bằng tiếng Pháp nên kẻ-sĩ tân-thời sính dùng
Pháp-ngữ. Và theo lề-lối cũ phương-tiện mới, họ viết bằng Pháp-văn.
Những người viết Pháp-văn cũng hành-sử không khác lớp trí-thức Hán-nho,
trang-trọng dùng văn-tự nói lên tâm-trạng và phô-bầy văn-hóa của dân ta.
Dùng ngoại-ngữ không đặt thành vấn-đề vì họ chỉ sử-dụng phương-tiện
truyền-thông, cái ý trong văn mới là cái quan-trọng. Sau đây chúng ta
tìm vài đặc-tính của dòng văn-học Pháp-ngữ.
Lời văn
Tại nhiều thuộc-địa, tiếng Pháp là ngôn-ngữ hành-chánh chính-trị đã
đành mà lại còn được sử-dụng khá rộng-rãi trong dân-chúng vì tổ-chức
thuộc-địa đã gom-góp nhiều bộ-lạc khác nhau, hay nhiều nhóm dân có
ngôn-ngữ khác-biệt vào trong một đơn-vị hành-chánh gia-tăng việc
tiếp-xúc giữa các bộ-lạc khác-biệt; tiếng Pháp của nước ngự-trị được
giảng-dậy để dùng làm ngôn-ngữ chung và chính-thức. Nhưng tiếng Pháp
biến-chế của bàn-dân nói đó không được thuần-nhuyễn như cách nói của
giới khoa-bảng.
Trường-hợp nước ta khác: ta đã có ngôn-ngữ để nói với nhau; văn-tự
trước có Hán-nho, sau này chữ Nôm được sáng-chế rồi chữ Quốc-ngữ
phát-triển, nên đa-số vẫn dùng tiếng ta. Tiếng Pháp chỉ thông-dụng trong
lớp người sinh-sống tại thành-thị và nhất là
trong tầng-lớp trí-thức khoa-bảng do nền tân-học
đào-tạo. Lớp dân đông-đảo vẫn dùng
tiếng Việt và nếu cần, việt-hóa các tiếng
mới như ô-tô, phó-mát, xà-lách, lô-gíc, phú-lít....
Le peuple (vietnamien) ...n'est pas une page blanche; c'est un vieux parchemin rempli de caractères tracés d'une encre indélébile depuis de nombreux siècles; aucun réactif ne pourrait les effacer complètement et on n est plus libre d'y inscrire ce que lon veut. On pourrait donner à ce vieux parchemin une reliure, une garniture moderne, mais on ne pourrait songer à y imprimer une écriture étrangère par-dessus les caractès d’une...C'est une illusion de croire que tous les Annamites parleraient un jour le français et que l'annamite serait relégué au rang de patois. Pour acquérir la connaissance dune langue étrangère aussi difficile que la langue française, il faut une somme de travail et d'efforts qui n est pas à la portée de toutes les intelligences... Quoiqu'on fasse, la possession de cette langue ne peut être que le fait d'une élite
Phạm Quỳnh (Le Viet-Nam)
Giới trí-thức sử-dụng Pháp-ngữ; do đó, một đặc-điểm của dòng văn-học
Pháp-ngữ là được nói và viết cẩn-thận, theo đúng mẹo văn-phạm chứ không
phải là một thứ Pháp văn bị-đơn-giản, hạn-chế hay pha-trộn lung-tung như
tại những nơi nguyên là ngã ba đường thương-thông, người tứ-hướng bắt
giọng nói
tiếng "lai". Nguyễn Vỹ khen Pháp-văn của
Cung giũ Nguyên thanh thoát và gọn gàng...linh động
uyển chuyển, văn Phạm duy Khiêm cổ-điển
tuyệt-tác lối văn hàn lâm viện không chê vào đâu
được.
***
Giọng văn
Dòng văn-học Pháp-ngữ ở xứ ta, giọng nói thường trầm-tĩnh, có
tính-cách tự-tình tự-sự hay đối-thoại chứ không phải giọng hằn-học
chống-phá. Đó là cá-tính của dân tộc có văn-hóa và giáo-dục tượng-trưng
bởi cánh hành-văn nhã-nhặn của lớp trí-thức. Thơ Nam-quốc sơn-hà, văn
Hưng-đạo hịch tướng-sĩ, hịch Nguyễn Trãi Bình-ngô đại-cáo, lời oai-liệt
hùng-dũng mà giọng vẫn đàng-hoàng, quang-minh. Đến như văn-thư trao-đổi
giữa Hoàng cao Khải và Phan đình Phùng mà còn đại-nhân túc hạ...quý-đài
các-hạ thì đó là đỉnh-cao của tư-cách và phong-thái người thượng-lưu
trí-thức. Đọc lời tranh-đấu của Nguyễn thái Học và Phạm Quỳnh thì thấy
trong việc đòi-hỏi chính-trị của ta, dù quyết-liệt hay ôn-hòa, cũng đượm
vẻ trang-nghiêm.
5 giờ sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930, trong khi chờ đợi bị hành-quyết, Nguyễn thái Học còn thanh-thản ngâm:
Mourir pour sa patrie
C’ est le sort le plus beau
Le plus digne d ‘envie
Khác hẳn giọng hằn-học của nhiều tác-giả da đen trong phong-trào Négritude.
Aimé Césaire, một trong những lãnh-tụ phong-trào La Négritude, đã mở đầu
cuốn Cahier dun retour au pays natal, tác-phẩm mà André Breton
đã khen là le plus grand monument lyrique de ce temps
với giọng gay-gắt:
Au bout du petit matin...Va-t-en, lui disais-je, gueule de flic,gueule de vache, va-t-en, je déteste les larbins de lordre et les hannetons de lespérance. Va-t-en mauvais gris-gris, punaise de moinillon. Puis, je me tournais vers des paradis pour lui et les siens perdus plus calme que la face dune femme qui ment, et là, bercé par des effluves dune pensée jamais lasse, je nourrissais le vent, je délaçais les monstres et jentendais monter de lautre coté du désastre, un fleuve de tourterelles et de trèteste les larbins deVà trong bản tuyên-ngôn En guise de manifeste littéraire :Inutile de durcir sur notre passage, plus butyreuse que des lunes, vos faces de tréponème pâle.Inutile dapitoyer pour nous lindéInutile d’apitoyer pour nous l’indécence de vos Flics et flicaillons...
Phạm Quỳnh dẫn lời khen tóm-tắt về văn Pháp tại Việt-Nam của một nhà ngoại-giao Ý.
C'est une littérature qui frappe par deux traits communs que loptimisme trouvera rassurants: un trait de forme, un trait de fond. La langue française en est précise et claire... Les plaintes et les réclamations sont formulées avec une modération rare, avec une absence complète de tons violents.Le Viet-Nam
Nỗi băn-khoăn khắc-khoải
Ở một nơi khác, chúng ta đã bàn về quyết-định chọn-lựa viết tiếng
Pháp. Và đã đơn-giản hóa việc dùng ngoại-ngữ khi so-sánh Tây-nho với
Hán-nho cổ-điển. Sự việc có phức-tạp hơn. Sau bao-nhiêu thế-kỷ, chúng ta
đã ổn-định với nền văn-hóa được gọi là cổ-truyền Đông-phương, một
tài-sản chung của phương-Đông với những biến-hóa trong chi-tiết của từng
miền, từng tộc. Có những dị-biệt đặc-thù như những nhánh trên một gốc
chung lớn.
Những người viết Pháp-văn phần nào mang vào xã-hội ta một cái nhìn hoàn-toàn đổi
mới. Họ mang cả một "cây văn-hóa" khác-biệt
chứ không phải là uốn-nén mốt nhánh của cây
cổ-thụ chung như trước. Họ ôm-vác
những nỗi băn-khoăn xa-lạ với các
thế-hệ trước. Kẻ-sĩ Âu-tây, trí-thức
viết Pháp-ngữ đã chịu một sự phá-thể,
đào-tạo - và bị tẩy -não- theo một chương-trình
giáo-dục bị-trị, coi "ta và Đông-phương
thua kém, Âu-tây là mẫu-mực phải cố-gắng theo".
Đấy là nói về nội-dung và tâm-tình.
Phần hình-thức cũng khác-biệt với những gì có từ trước. Lẽ-dĩ-nhiên
là lúc đó phần lớn trong xã-hội, nhất là nơi thị-tứ, đã có sự đổi thay
nhiều. Các nhà văn viết tiếng Việt cũng đổi thay. Tiểu-thuyết và thơ mới
họ viết là hai hiện-tượng hoàn-toàn mới lạ, hãy còn trên đường tìm kiếm
và hoàn-hảo-hóa. Tuy-nhiên, họ có cái tự-do của người khai phá. Các
tác-giả viết Pháp-văn không có cái tự-do đó mà phải tuân theo các
khuôn-vàng-thước-ngọc đã có của văn-học Pháp. Họ bị chi-phối bởi các
tiêu-chuẩn của Âu-tây. Tiêu-chuẩn ngôn-ngữ và văn-phạm, tiêu-chuẩn
tâm-tình và đạo-đức, tiêu-chuẩn lý-tưởng và thẩm-mỹ, ray-rắc khắc-khoải
giữa Đông và Tây, giữa mới và cũ.
Tiraillé, il (l'écrivain vietnamien) il se sent humilié de n'être ni assez près de ce qui l'attire (la France) ni assez détaché de ce qu'il croit pouvoir fuir mais qu'il continue à aimer (le Viet-Nam)(Nguyễn tiến Lãng)Lorsque j'étais au loin, me poursuivait, adorable hantise, l'image rose de la Maison Familiale... Au cours de ma destinée errante, j'éprouvais le besoin de venir reposer mes pieds quelques instants sous le toit familial. Je désirais convaincre ceux que jaime de la réalité de mon amour. Et puis de loin, la Maison me paraissait belle, si belle...À lheure actuelle, elle (m)e semble ... sinistre. Elle pèse lourdement sur mes épaules impatientes, comme une pierre tombale. J'étouffe. Je me heurte à des obstacles que je ne prévoyais point, auxquels j'avais oublié de songer.(Nguyễn mạnh Tường)
Gốc ngoại-Pháp.
Các truyện thường có nhân-vật chính (personnage) và người kể chuyện
(narra-teur). Đôi khi trùng-hợp như trong nhật-ký (journal), thư
(lettre), lời thú-tội (con-fession); trong hoàn-cảnh đó, nhân-vật tâm-sự
về các chuyện xảy ra. Người kể chuyện mô-tả các sự-việc liên-quan đến
nhân-vật. Khi viết tiếng Pháp, các tác-giả Việt-Nam hay dùng nhiều
phương-thức khác nhau để nói chuyện với người đọc và lộ ra chân-tướng
của người viết ngoại-ngữ cho người ngoại-quốc/ngoại văn-hóa đọc.
Có thể thấy những dấu-hiệu ngay từ nhan-đề tác-phẩm. Có khi phiên-âm như
La complainte d'une chinh-phou (Hoàng xuân Nhị); có lúc
dịch thoát theo ý như cuốn Bà đầm (Trương
đình Trí); hay là có khi dịch hẳn tên nhân-vật chính
như chuyện cô Huệ thành Le Roman De Mademoiselle Lys.
Có khi tác-giả phát-biểu ở ngôi thứ nhất, xưng là chúng tôi và đối-thoại thẳng với nhóm độc-giả Âu-tây.
Vous n'ignorez pas,vous autres Occidentaux, dans quelle mesure un sol se révèle sacré. Seulement, vous vous arrêtez à des marques extérieures... (Phạm văn Ký)Phạm Quỳnh viết văn nói thẳng với người Việt và người Pháp; vói người Việt, dùng nous và nos: À nos compatriots annamites, nous dirons... Khi nói với người Pháp, ông viết Aux Francais...nous dirons: Vous êtes...
Lại có khi giảng thêm các sự-việc phần nào xa-lạ đối vói người Âu-mỹ. Có thể là giảng về phong-tục
La tradition veut qu'on se marie tốt en Annam, afin qu'au déclin de leur âge, les parents ignorent l'angoisse d'ima-giner qu'après leur mort, sur leur autel abandonné la main pieuse d'un petit-fils ne perpéLa tradition veut qu’on se l'encens.(Nguyễn tiến Lãng)
Các tác-phẩm thường chứa một vài tiếng Việt-Nam để tạo cái hương-vị địa-phương bổn-xứ (exotique, indigène)
Danse, ma barque amie...Khoan hô!Sur le mensonge enivrant de la vieEau ciel et montsMa barque coule...Tinh oi!(Lê thành Khôi)
Congai hay con-gái
Có khi dùng dấu ngoặc sau tiếng Việt-Nam rồi ghi tiếng dịch ra Pháp-ngữ:
Bạch Yến (Hirondelle Blanche) (Trần văn Tùng)Hồ Hoàn-kiếm (Le Lac de l'Épée Restituée) (Lê thành Khôi)Hương-Tich (Vestige Parfumé) est le sanctuaire duquel les femmes qui nont pas denfants, parvenaient à obtenir la grâce infinie de concevoir et de perpétuer la lignée de leur époux en des fils qui rendaient le culte aux morts ( Nguyễn tiến Lãng).
Có thể giải-thích thẳng không cần dấu ngoặc mà ghi áp luôn sau tiếng Việt để cho câu văn được liên-tục.
Les rizières aux deux rives étalaient le vert tendre des "mạ", ce riz fraichement repiqué. (Nguyễn tiến Lãng)Tết, notre Jour de l'An (Phạm duy Khiêm)Une passerelle de bois, d'un rose de lotus fané, traverse le lac. Il porte le nom de Thê-húc "l'Échelle du Soleil Levant" à cause des multiples pilotis qui soutiennent son élégante incurvation. (Lê thành Khôi)La tradition du đùm bọc, du secours mutual que s'accordent des gens nés de la même mère, ne date pas d'hier, mais des temps de Âu Cơ (Nguyễn mạnh Tường)
Có khi để khỏi làm rườm-rà câu văn, tác-giả đánh dấu sau tiếng rồi đặt lời chú-thích ở cuối trang
L’auto de M. le Gouverneur va passer.La voilà! Voici le Gouverneur lui-même!- Rậm râu sâu mắt*! murmure un lettré._____
(*) "La barbe touffue, les yeux enfoncés": dicton annamite, indice
de la canaillerie (Nguyễ Ái Quốc)
Il y avait un (moyen certain) de savoir si Lung le disparu était encore
vivant dans les pays lointains, ou si son âme, débarrassée
de l'enveloppe corporelle, se promenant déjà aux rives des
Neuf-Sources(2)
(2) Pays des Morts (Nguyễn tiến Lãng)
Lại có khi dịch thẳng sang tiếng Pháp như Cung giũ Nguyên viết
"“le Nouvel An”" thay vì Tết, "Fête de la
Mi-Automne" thay vì lễ Trung-thu; như Linda Lê viết
"face de singe" cho mặt khỉ, "madamère" thay
cho bà mẹ.
Có khi các tác-giả như muốn chứng-tỏ làm vạch-nối giữa hai văn-hóa ta-tây, mang ra so-sánh các nhân-vật hay sự-kiện
Phoebé, la belle Hang-Nga; l'astu-cieux Khổng-Minh, le Richelieu de Lưu-Bị, profond politique et quelque peu magicien.
Đôi khi tác-giả dùng một tiếng Việt-Nam rồi ngay vài dòng sau, dùng
tiếng tương-đương Pháp-ngữ khiến độc-giả có thể hiểu được nghĩa tiếng
Việt.
Jack A. Yeager dẫn Nguyễn phan Long trong Le Roman de Mademoiselle Lys "Buvez, Monsieur, cette coupe d'alcool". Vài dòng sau, viết tiếp "Le père vide le petit verre de chum-chum ". Yeager đoán đúng chum-chum là một loại rượu địa-phương.
Để chấm dứt, nên ghi nhận thêm là những cách viết đó cũng có thể gây hiểu-nhầm cho người ngoài cuộc nếu cứ đoán hoài.
Lê thành Khôi viết: Il s'engagea sur une route unie, bordée de grands tamariniers. Độc-giả đoán đúng tama-riniers là một loại cây lớn thấy ở hai bên đường (cây me).Trần văn Tùng viết: Le boulevard ombragé de Cổ-ngư đã khiến cho Yeagar hiểu nhầm rằng Cổ-ngư là một loại cây to có bóng lớn. Sự thực, Cổ-ngư là một con đường nằm giữa hai hồ và nổi tiếng về món bánh tôm Hà-nội.
Những đặc-tính này càng ngày càng ít đi, nhất là các tác-giả sau này,
sống và viết ở ngoại-quốc, trong khung-cảnh đa-diện của văn-chương
Pháp-ngữ nay gọi là franco-phone, không thấy nhu-cầu giảng-giải thêm.
Résumé
Quelques caractéristiques de la littérature francophone du Việt-Nam
La littérature francophone du Việt-Nam frappe par des traits communs : la forme est précise et claire, le ton est modéré
et courtois. Elle exprime l'angoisse et le tiraillement entre la tradition
orientale et l'attraction occidentale nouvelle ; et aussi la friction entre les
traditions familiales anciennes et les libertés individuelles modernes. Enfin,
les auteurs souvent donnent dans leur écritures, des signes directs or
indirects marquant leur identité de Vietnamiens exprimant en franậais. Le
nombre de ces signes varie avec chaque auteur mais en général, il diminue avec
le temps, plus rare et plus nuancé dans les écrits à l'étranger.
Summary
Some characteristics of Francophone Literature of Việt-Nam
Francophone Literature of Việt-Nam bears several common traits: its form
is precise and clear, its tone moderate and courteous. It expresses the
anguish and the conflict between oriental traditions and new Western
attraction; and also friction between familial traditions and newer
aspirations for individual freedom. Authors often give direct and
indirect signs showing their Vietnamese identity. The number of those
signs varies with each author but in general, it decreases with time,
nowadays much less crowded and with more nuances in overseas writings.