Một Mùa Hè Khó Quên Tại
Montréal, Canada.
Tuỳ bút Caroline Thanh Hương
Canada là một đất nước hiền hoà ở châu Mỹ, đẹp
với cái đẹp hùng vĩ của một thiên nhiên khắc nghiệt khi đông về.
Nhớ lại thời xa xưa , ba mươi bảy năm về trước, có
phải chăng có lúc nào đó, tôi có sự băn khoăn để lựa chọn mình sẽ
ở tại nước pháp hay qua bên kia bờ đại dương định cư...
Lòng hẹn ngày gặp lại bạn mình, ôi Sài Gòn của
ngày thời còn đi học, mới đó mà đã trở thành câu chuyện cổ tích.
Người ta đến Montréal rất đông, nhất là vào dịp
cuối tháng tám năm 2017 này, như người đi xem lễ hội.
Có lẽ ai cũng ra đường vì đây là mùa tuyệt vời
nhất để chân sáo có thể tung tăng khi tuyết còn khuất bóng.
Trên những chuyến bay mà tôi chuyển từ pháp sang
Montréal, tôi ngồi cạnh một người hành khách trẻ đến từ Trung Quốc
để vào Đại Học Canada.Cha mẹ anh này là người pháp đang sống và đi
làm việc tại Trung Quốc mua cho anh vé máy bay để về thăm quê hương,
nhưng tôi không hiểu tại sao anh không ghi tên ở những Đại Học ở đất
nước của anh mà lại đi học nơi nước người.
Nên nhớ rằng nền giáo dục của pháp rất toàn
diện và thông tháivà những đại học tại pháp tiền phi tổn tương đối
ít hơn ở Mỹ hay Canada. Nhưng cũng tuỳ ngành nghề.
Nghe người ta nhập học mà thấy nhớ làm sao cái
thời tị nạn của mình mà buồn vui lẫn lộn.
Con người sinh ra đều có số mệnh, không thể biết
để tránh hay đi nhầm đường. Dù sao, khi đã đi qua rồi thì cũng thấy
mình còn nhiều may mắn hơn bao người khác.
Trên một chuyến bay khác, hàng xóm của tôi là một
anh đang làm chủ một hãng kính, anh cũng đến từ vùng Lille, thuộc
miền Bắc của nước pháp. Trong túi xách đồ mua vội ở vùng phi thuế,
anh đã bồng theo mấy cái bánh fromage được bọc kính trong túi giữ
lạnh bằng giấy nhôm không có mùi vị lạc ra ngoài.
Hy vọng duy nhất của anh là làm sao thoát được
cửa douane mà không bị mất cái túi thức ăn mà dân tây xa xứ nào cũng
phải nhịn thèm.
Tôi cũng năm lần bảy lượt muốn đem cho mấy người
bạn những món fromage đắt tiền đủ loại cho họ thưởng thức, nhưng
đành chịu thua vì sợ thủ tục qua cửa hải quan quá khó khăn cho người
đến hơn người đi.
Cách nhập cảnh thoải mái nhất là không mang thực
phẩm vì chính phủ các nước Mỹ và Canada đều không muốn di dân mang
thực phẩm ô nhiểm vô nước của họ.
Nhưng nghỉ cũng lạ là các tiệm chạp phô có nước
mắm để bán hay có đầy đủ rau cải á châu mà không bị phiền hà.
Nếu thực phẩm trồng được tại chỗ thì tại sao
người ta còn phải tải thức ăn cá nhân về làm chi cho thêm khổ.
Tuy chuyến bay rất lâu, nhưng hình như tôi không chợp
mắt đươc vì cái lạ của không gian chăng? Hay nỗi niềm bâng khuâng khó
tả được khi mình đi tìm lại quá khứ mà thời gian đã xoá nhoà.
Nếu bên pháp, tháng tám bị hạn hán nặng thì ở
Montréal, khí hậu những ngày này không mưa nổi nhưng bầu trời lúc
nào cũng âm u vào buổi sáng và buổi chiều thì rất dễ chịu với cái
nắng hiền hoà.
Con trai tôi, FB, ra đón chúng tôi ở phi trường với xe taxi
Tesla, mà anh tài xế, vô tình cũng là một người pháp góc Alsacien đã
định cư nơi này đã lâu.
Mừng vì chúng tôi đến từ nơi anh sinh ra, hay mừng
vì có người gợi chuỵên khi anh còn là một phi công trong phi đoàn của
pháp để nghe anh kể lại chuyện thời anh lái máy bay, hay chuyện những
mẩu ruông nho mà anh đang khai thác.
Ôi lòng yêu quê hương tổ quốc, cho dù là dân tộc
nào, họ cũng luôn cảm mến người từ quê mình mà gặp lại ở một nơi
không hẹn mà cùng đến.
Đưa chúng tôi về đến nhà, anh như không muốn chia
tay mà tôi thì quên hỏi tên anh hay một điạ chỉ để liên lạc lại, nhưng
thôi, cái duyên chỉ có chừng ấy thôi.
Đường phố ở Montreal thì mùa hè đầy những công
trường sửa chữa đường phố hay xây cất.
Nếu Canada tổ chức sinh nhật 150 năm lập nước thì
riêng Montréal lại tổ chức 375 năm được hình thành.
Người pháp đến nơi này lập nghiệp có lẽ ít bỡ
ngỡ hơn dân Mỹ đến pháp. Trong khu trung tâm thành phố của Montreal có
những khu phố tây mà các siêu thị bán không thiếu những món mà dân
pháp ghiền vô cùng. Bên cạnh đó, họ cũng không quên những món á châu
đang thịnh hành, từ món đậu hủ đến món mì gói đến từ khắp mọi
nơi.
Rải rác trong thành phố, người ta còn tìm thấy
những tiệm ăn nhiều sắc thái di dân khác nhau.
Từ món ăn Việt, có những tiệm nấu đúng theo kiểu
Việt Nam đến tiệm ăn Nhật, cứ ăn và cứ ghi từng món mình chọn để
rồi ăn thì it mà chờ thì lâu, có khi bồi bàn quên dọn luôn.Thôi thì
ai thích ăn gì thì cứ chọn cho mình cái tiệm với món ăn nào mình
muốn thử.
Ở Canada, thuế tiêu xài được đăng trong tiệm ăn hay
món đồ. Nhưng đó là giá tiền chưa thêm thuế. Nếu thuế là 15/100 ở
Montreal, thì ta cũng phải thêm vào 15/100 tiền pourboire, nếu ngồi ở
quán ăn. Đôi khi, chúng ta đông người hơn, và bắt từ năm người trở lên
ngồi cùng bàn thì anh serveur sẽ lễ độ xin thêm 3/100 cho service đông
người này.
Như vậy thay vì mình chi 15/100 tiền pourboire, thì
chúng ta phải cho thêm 18/100. Số tiền này có thể cho ngay trong lúc
trả bằng thẻ chứ không cần là tiền mặt.
Tối đêm chúng tôi đến nhà FB, con trai tôi muốn cho
chúng tôi thưởng thức món ăn biểu hiện của người bản xứ, và gọi
điện thoại commande món Poutine.
Phải nói rằng , đây là món ăn cho người xứ lạnh,
nên ai không thích thì cũng nên thông cảm cho món ăn đầy chất béo này.
Ngày hôm sau, chúng tôi đi dạo phố Montréal với
phương tiện giao thông là mua tấm thẻ đi Metro, bus illimité trong vòng 3
ngày trước khi bay qua Toronto.
Trong những ngày rong chơi này, phải đi bộ thật
nhiều để thấy thành phố này có nhiều công viên xanh mát mà không
thiếu người tản bộ hay chạy bộ để tập cho cơ thể mình luôn khoẻ
mạnh.
Trên đường đi đến tiệm Phở Việt, chúng tôi đi ngang
một cái hồ và được biết rằng khi mùa Đông đến , cái hồ này sẽ trở
thành bãi trượt nước đá mà dân ở đây sẽ có thú tiêu khiển.
Nếu người ta nói xứ lạnh tình nồng thì quả thật
ai đã đến nơi này rồi thì bịn rịn khó đi.
Riêng tôi, xin hẹn một ngày mai, nếu có duyên sẽ
trở lại đất nước này trên một điạ danh nào khác, vì nước Canada quá
rộng lớn để chỉ đi 15 ngày thì không đủ và chưa xem hết.
Cám ơn hai con trai đã chia sẻ chuyến đi này với
chúng tôi và cám ơn những người bạn thân quý đã được gặp lại sau
mấy chục năm chia tay.
Đất mẹ thì không hẹn được ngày về vì nhiều lý
do, nhưng cũng hy vọng một ngaỳ nào đó, nước Việt Nam cũng còn một
lãnh thổ cho những người bỏ nước ra đi như chúng tôi còn đường trở
về thăm lại quê hương.
Caroline Thanh Hương
22 tháng 7 năm 2018