Thời này còn lại bao nhiêu người có thể nhớ được, khi người ta sắp vào trăm tuổi.
Kính mời quý anh chị cùng tôi đi vào thế kỷ trước đọc lại bài tường thuật nhé.
Caroline Thanh Hương
Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: Sôi động các trận đấu quyền anh
Trong những ngày lễ hội như dịp tết, các trận quyền anh đã được tổ chức ở bùng binh trước chợ Bến Thành vì các võ đài khác không đủ sức chứa nhiều khán giả.
Trong thập niên 1920 và 1930, đông đảo quần chúng ở Sài Gòn đến xem
các trận quyền anh của nhiều võ sĩ từ Pháp, Phi Luật Tân, Tây Ban Nha và
các nước tham gia thi ở võ đài Casino Saigon hay Charner Boxing (đối
diện tòa thị sảnh thành phố, trên đường Charner, nay là Nguyễn Huệ).
Trong những ngày lễ hội như dịp tết, các trận quyền anh đã được tổ chức ở bùng binh trước chợ Bến Thành vì các võ đài khác không đủ sức chứa nhiều khán giả.
Quảng cáo các trận đánh quyền anh xuất hiện trên nhiều báo chí Sài Gòn trong thập niên 1920, 1930 và 1940. Từ đó, ta có thể biết quyền anh đã trở thành môn thể thao khá phổ biến trong quần chúng ở Sài Gòn. Như vào năm 1925, André Dupré, vô địch Pháp hạng lông (poids plume) đã đến Nam kỳ và có các trận đánh với võ sĩ người Việt, Phi Luật Tân và Pháp (Écho Annamite, 10.3.1925). Võ sĩ Phi Luật Tân Sosa và Lafleur (người đảo Martinique) đã đấu với André Dupré ở võ đài Charner Boxing trong thời gian này. Võ sĩ Kid-Mohnin, người Ý – Phi Luật Tân, đấu với Littors và Gauval (Martinique) thách đấu với Dupré trước khi Dupré rời Sài Gòn đi Hồng Kông.
Dupré đã qua Nam kỳ lần trước vào năm 1923 và đã có các trận đấu với các võ sĩ quyền anh Pháp, Việt, Phi Luật Tân. Ngoài ra, Dupré còn đi đánh ở Úc năm 1921.
Võ sĩ T.R Sosa có thể ở Sài Gòn trong các năm 1923 – 1925 vì đa số các trận đấu quyền anh ở Sài Gòn (chủ yếu ở Charner Boxing và Casino Saigon) trong thời gian này đều có mặt ông. Ông là võ sĩ quyền anh có tiếng vì quảng cáo phần lớn có tên ông và tên của một lực sĩ (Bathandier) được quảng cáo là đã hai lần đánh thắng Sosa. Một võ sĩ Phi Luật Tân khác cũng thường được nhắc tới là Kid Alfred.
Chưa thấy có hội thể thao quyền anh thành lập trong thời gian này.
Chủ yếu là các nhà thương mại và rạp Casino Saigon tổ chức các trận đánh
quyền anh để thu hút khán giả đến. Các võ sĩ vì thế là chuyên nghiệp
chứ không phải thuần túy thể thao tài tử. Trong danh sách các trận quyền
anh mà Liên đoàn Thể thao điền kinh Nam kỳ (Fédération Cochinchinoise
de sport athletiques) đã cho phép diễn ra ngày 15.12.1924 ta thấy có cả
võ sĩ VN:
Mut Louis (võ sĩ Tây Ban Nha, 50 kg) đánh 4 hiệp với Nidon (Nam kỳ, 48 kg).
Sautart (võ sĩ Pháp, 50 kg) đánh 6 hiệp với Văn Dâu (VN, 48 kg).
Kid Alfred (Phi Luật Tân, 48 kg) đánh 8 hiệp với Faury (Pháp, 53 kg).
Solgrain (Breton, Pháp, 67 kg) đánh 8 hiệp với Weriet (Paris, Pháp, 65 kg).
Và trận đánh lớn phục thù 12 hiệp giữa Bathandier (Marseille, Pháp, 65 kg) và T.R Sosa (Phi Luật Tân, 65 kg).
Như vậy trong thập niên 1920, môn quyền anh ở Sài Gòn rất sống động, thu hút nhiều võ sĩ quyền anh từ các nước đến Sài Gòn đánh và một số như Sosa và Alfred từ Phi Luật Tân đã trú ngụ tại TP.Sài Gòn. Nên nhớ trong thời gian này và cho đến gần đây, Manila là nơi có nhiều võ sĩ và trung tâm quyền anh ở Á châu với nhiều trận đấu quốc tế giải vô địch quyền anh.
Vào
thập niên 1930 và 1940, thể thao quyền anh đã có Hội Quyền anh (Boxing
Club). Ông Jean Boy Landry, chủ Công ty Boy Landry, là người hâm mộ môn
thể thao quyền anh và thường bảo trợ các trận đánh quyền anh ở Sài Gòn.
Dưới sự bảo trợ của ông, Hội Quyền anh Sài Gòn (Boxing Club de Saigon)
tổ chức ngày 14.9.1941 ở phòng Hội Âm nhạc (Salle de la Philharmonique)
một đêm hoành tráng đánh quyền anh “Grande Soirée de Box” tụ tập tất cả
võ sĩ có tiếng ở Đông Dương như Đỗ Hy Sinh (vô địch Trung kỳ), Tâm (vô
địch Bắc kỳ 1938 – 1939), Naudin (cựu vô địch Pháp hạng nhẹ). Giá vô cửa
khá cao so với các môn thể thao khác.
Theo TNO
(Trích từ Sài Gòn – Chợ Lớn, Thể thao và báo chí trước 1945, NXB Văn hóa – Văn nghệ)
Trong những ngày lễ hội như dịp tết, các trận quyền anh đã được tổ chức ở bùng binh trước chợ Bến Thành vì các võ đài khác không đủ sức chứa nhiều khán giả.
Quảng cáo các trận đánh quyền anh xuất hiện trên nhiều báo chí Sài Gòn trong thập niên 1920, 1930 và 1940. Từ đó, ta có thể biết quyền anh đã trở thành môn thể thao khá phổ biến trong quần chúng ở Sài Gòn. Như vào năm 1925, André Dupré, vô địch Pháp hạng lông (poids plume) đã đến Nam kỳ và có các trận đánh với võ sĩ người Việt, Phi Luật Tân và Pháp (Écho Annamite, 10.3.1925). Võ sĩ Phi Luật Tân Sosa và Lafleur (người đảo Martinique) đã đấu với André Dupré ở võ đài Charner Boxing trong thời gian này. Võ sĩ Kid-Mohnin, người Ý – Phi Luật Tân, đấu với Littors và Gauval (Martinique) thách đấu với Dupré trước khi Dupré rời Sài Gòn đi Hồng Kông.
Dupré đã qua Nam kỳ lần trước vào năm 1923 và đã có các trận đấu với các võ sĩ quyền anh Pháp, Việt, Phi Luật Tân. Ngoài ra, Dupré còn đi đánh ở Úc năm 1921.
Võ sĩ T.R Sosa có thể ở Sài Gòn trong các năm 1923 – 1925 vì đa số các trận đấu quyền anh ở Sài Gòn (chủ yếu ở Charner Boxing và Casino Saigon) trong thời gian này đều có mặt ông. Ông là võ sĩ quyền anh có tiếng vì quảng cáo phần lớn có tên ông và tên của một lực sĩ (Bathandier) được quảng cáo là đã hai lần đánh thắng Sosa. Một võ sĩ Phi Luật Tân khác cũng thường được nhắc tới là Kid Alfred.
Mut Louis (võ sĩ Tây Ban Nha, 50 kg) đánh 4 hiệp với Nidon (Nam kỳ, 48 kg).
Sautart (võ sĩ Pháp, 50 kg) đánh 6 hiệp với Văn Dâu (VN, 48 kg).
Kid Alfred (Phi Luật Tân, 48 kg) đánh 8 hiệp với Faury (Pháp, 53 kg).
Solgrain (Breton, Pháp, 67 kg) đánh 8 hiệp với Weriet (Paris, Pháp, 65 kg).
Và trận đánh lớn phục thù 12 hiệp giữa Bathandier (Marseille, Pháp, 65 kg) và T.R Sosa (Phi Luật Tân, 65 kg).
Như vậy trong thập niên 1920, môn quyền anh ở Sài Gòn rất sống động, thu hút nhiều võ sĩ quyền anh từ các nước đến Sài Gòn đánh và một số như Sosa và Alfred từ Phi Luật Tân đã trú ngụ tại TP.Sài Gòn. Nên nhớ trong thời gian này và cho đến gần đây, Manila là nơi có nhiều võ sĩ và trung tâm quyền anh ở Á châu với nhiều trận đấu quốc tế giải vô địch quyền anh.
Theo TNO
(Trích từ Sài Gòn – Chợ Lớn, Thể thao và báo chí trước 1945, NXB Văn hóa – Văn nghệ)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire