Kính mời quý anh chị thao dỏi chương trình văn chương, văn nghệ Việt Nam, đặc biệt với câu chuyện về nguồn gốc hát bội với tác giả Lý Tường Trân.
Sau đó mời quý anh chị nghe 1 audio book kể về Hai Tuồng Hát Bội của tác giả Vũ Đức Sao Biển.
Chân thành cám ơn các tác gỉa bài viết cũng như người post Youtube.
Caroline Thanh Hương
oooo
Đọc thêm
Written by Lý Trường Trân
|
|
Friday, 14 April 2006
|
|
Đặc San Quảng Nam - Đà Nẵng 2006Nghệ Thuật Sân Khấu Miền Trung: “Hát Bội”
Lý Trường Trân
Đã
là dân miền Trung không một ai là không nghe nói đến, hay một lần, đi
xem hát bội, một nghệ thuật sân khấu đặt thù miền trung, nhất là tại
hai tỉnh Quảng Nam va Bình Định, hai cái nôi chính của nghệ thuật này.
Các tỉnh miền Bắc có hát chèo, hát quan họ, miền Nam có cải lương, Hồ
Quảng, kinh đô Huế có ca Huế và hò mái đẩy, còn hai tỉnh Quảng Nam và
Bình Định tự hào có hát bội, một nghệ thuật sân khấu đã có thành tích
trình diễn cho các nhà vua nhà Nguyễn và triều đình Huế thưởng lãm, mà
nay nghệ thuật nầy đang lâm vào tình trạng điêu tàng và phế diệt, bởi
lẽ hiện nay phần lớn khán giả không am hiểu, và vì không am hiểu nên
không mấy thích thú duy trì và phát triển môn hát nầy.
Tại hai
tỉnh Quảng Nam và Bình Định, tác giả các tuồng tích đều là các vị hưu
quan, xuất thân từ tiến sĩ và phó bảng nho học đã từng làm Tuần Vũ hay
Tổng Đốc khi về hưu, ngồi sáng tác và tập tuồng tại nhà, huấn luyện các
con hát sinh sống trong vùng. Tại Quảng Nam thì có cụ Nguyễn Hiền Dĩnh,
Tiến Sĩ, đã làm Tuần Vũ, về hưu tại làng An Quán, huyện Điện Bàn, nên
nhân dân địa phương thường gọi là cụ Tuần An Quán. Tại Bình Định, thì
có cụ Đào Tấn, Tiến Sĩ, đã làm Tổng Đốc tỉnh Quảng Nam thời mà tỉnh này
đón mừng “Ngữ Phụng Tề Phi”.
Trong mỗi tỉnh lại có những làng tổ
chức được các gánh hát bội vì dân ở đấy nhiều người có máu văn nghệ,
như tại huyện Tam Kỳ có làng Khánh Thọ, huyện Quế Sơn thì có làng Đức
Giáo, tại Bình Định thì có hai huyện An Nhơn Và Tuy Phước có nhiều nghệ
sĩ có khả năng trong nghệ thuật hát bội. Nghệ thuật hát bội chia làm
hai nhánh: một nhánh chuyên hát tuồng Đàn Bộ, và một nhánh hát tuồng
Đàng Nước.
Những đình, chùa,miếu, vũ ở các làng, huyện có tổ
chức xuân kỳ, Thu tế, hay các lễ khánh thành ở cở hành chánh, hoặc lễ
cúng cá voi của ngư dân, thì thường mời các gánh hát bội Đàng bộ hát,
còn các dịp khác thì mời các gánh hát tuồng Đàng nước.
Tuồng Đàng
bộ, khi diễn xuất vẫn giữ nghi lễ và quy củ chơn chất, giữ truyền thống
cổ điển của nền văn hóa phong kiến. Còn tuồng Đàng nước, nhờ tiếp xúc
với khán giả cấp tiến nên có cải cách vài phần.
Các nghệ sĩ
hát bội cũng được chính phủ Nam Triều cấp ngạch trật, phẩm hàm, theo
ngành ca hát như thập phẩm, cửu phẩm, và con hát được mang chức đội
ca,Quản ca, và các phẩm trật nầy được Bộ Lể triều đình Huế sắc phong và
được Triều đình triệu tâp về Huế từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa, để dự cuộc thi tại cung Duyệt Thị trong
thành nội, dưới quyền giám khảo của vua. Năm 1916, có một cuộc thi hát
bội toàn quấc, các tỉnh Quảng Nam, Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định tham
dự, dưới quyền chủ tọa của vua Thành Thái tại cung Duyệt Thị, và ban
hát tỉnh Quảng Nam được vua Thành Thái chấm về đầu, và Bình Định về nhì.
Trong
gánh hát của Quảng Nam có hai nghệ sĩ diễn xuất đặc sắc có tên là Nhưng
Đa và Nhưng Nguyên được Vua khen cho bốn chữ “Thế thượng vô song” và
“Nhân gian đệ nhất”.
Tại miền Nam quần chúng thích hát bội, miền
Bắc thì thích hát chèo, các loại hình sân khấu được những chuyên gia
nghiên cứu gọi chung là nghệ thuật hát tuồng.
Theo Giáo sư Huỳnh
Lý có nghiên cứu về hát bội thì từ khi có cuộc Nam Bắc phân tranh Trịng
Nguyễn thì ở ngoài Bắc có hát tuồng (chèo) khắp nơi, nhất là tại Triều
đình, Vương Phủ nhưng tại miền man chúa Nguyễn không thích hát chèo,
nên chỉ cho hát bội mà thôi. Từ chúa Nguyễn Phước Lan trở đi, thì hát
bội phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh thành miền Trung, nên nghệ thuật này
suốt hai thế kỷ qua, đã thấm nhuần vào tâm thức nhân dân miền Nam, do
đó trong ngôn ngữ dân gian đàng trong, có nhiều từ ngữ và thành ngữ
mượn từ các tuồng hát bội. Ví dụ những chữ: “độn thổ, anh em nhà họ Tạ,
chạy đuổi như Tào Tháo, mang hia đội mão, vách mảy, vuốt râu, đánh bài
tẩu mã, dốt như Huất Trì và xấu như Chung Vô Diệm v.v.”. Trong Nam thì
lúc chưa có truyền hình, ngành hát bội được giữ theo lề lối cũ, bảo tồn
nhờ sự thành lập của hội Khuyến Lệ cổ ca của cụ Đốc Phủ Sứ Đỗ Văn Rỡ và
ông Nguyễn Văn Quý. Trong lúc đó, suốt thời kỳ sau hiệp định Giơneo
1954, nghệ thuật hát bội lại được chính quyền miền Bắc chú ý trực tiếp
khôi phục, như việc GS. Hoàng Châu Ký soạn cuốn “Sơ Thảo Lịch Sử Nghệ
Thuật Tuồng” xuất bản năm 1973, chỉ riêng nghiên cứu về nghệ thuật hát
bội. Và gần đây trong nước có “Tự Điển Hát bội Việt Nam” với giáo sư
Nguyễn Lộc làm chủ biên, nhà xuất bản Khoa HoÏc Xã Hội xuất bản năm
1998, tập hợp đầy đủ các kiến thức về ngành hát bội, với sự tài trợ của
cơ quan Toyota Foundation. Dù sao thì đó chỉ là những nghiên cứu về một
ngành sân khấu coi như đã cổ xưa, còn trong thực tế đời sống, hát bội
vẫn vắng bóng trên sân khấu tuồng Việt Nam.
Hát bộ được giới
bình dân tán thưởng vì nội dung hát bội gợi lên những tình cảm nhân bản
của con người, như tình vua tôi, bạn hữu, mẹ con, trong xã hội sống
theo lối Khổng Mạnh. Nội dung tuồng hát đã đánh trúng các khát khao
thầm kín của người xem trong khuôn khổ đạo lý nhân bản, lễ nghĩa liêm
sĩ, diệt nịnh phò trung, trọn nghĩa vẹn tình.
I. VÀI ĐẶC TÍNH
Hát
bội là nghệ thuật sân khấu xây dựng trên luân lý Khổng, Mạnh, rút cốt
truyện trong các tiểu thuyết của lịch sử Trung Quốc. Hát bội là nghệ
thuật diễn tả các trái ngang mà con người phải gặp trong xã hội hàng
ngày. Vì vậy, tuồng hát bội thường là một câu chuyện dài dòng trong một
khúc quanh lịch sử, không thể chấm dứt trong một đêm diễn được, mà có
thể kéo dài, mà khán giả thường gọi là hát kế tức sẽ tiếp tục hát trong
nhiều đêm, và chính những tuồng kế này sẽ đánh vào chỗ nôn nao của khán
giả muốn biết vở tuồng sẽ kết thúc như thế nào?
II. CÁC ĐIỆU HÁT VÀ TRANG BỊ SÂN KHẤU
Những điệu hát cơ bản của tuồng hát bội: Nói lối, (xưng tên họ, chức vụ khi mới ra tuồng).
Ví dụ Nguyên Soái Địch Thanh nói lối:
“Phụng
Thánh chỉ Bình Nam, ngã Địch Thanh Nguyên Súy, Lỡ bước vì Tiêu Đình
Quy, gá duyên cùng công chúa Trại Ba Trăng Hồng Lâu dục thảm lòng ta.
Gió cố quốc đưa sầu cho mổ”
Hát Nam (từ lối Nam Xuân đến Nam Ai có 13 điệu).
Ví
dụ Lưu Khánh được Địch Thanh sai về kinh dò tin bà mẹ bị vua giam, trở
lại Tây Hạ đễ báo cáo với Nguyên Súy sự việc. Trước khi hát Nam, phải
nói lối:
“Chỉ đường dê, mấy dặm gập ghềnh, nương theo gió, một mình xông lướt”
Hát tiếp:
“Xông
lướt chân trời nhe nhẹ, đoái Cung Thiềm điện quế xa xa, Nguyên Súy,
đình bộ, đình bộ, đặng tiểu tướng trần ngôn, trần ngôn…”
Địch Thanh nói:
“Nhìn vườn hồng chẳng có, xem bụi cỏ cũng không, nhớ rồi, chắc Lưu Gia mang những tin hồng, thấy bổn Súy nên dừng cánh hộc…”
Hát Nam Ai (có việc buồn, kể lể khóc lóc…)
Ví
dụ: Địch Thanh giải thích cho Trại Ba tại sao phải trốn vợ, mà về
Đường, vì mẹ đang bị giam, nên Trại Ba thông cảm và cho lệnh mở cửa ải
để Địch Thanh lên đường. Trại Ba gọi tướng trấn ải Hóc Mang như sau:
“Bớ
Hóc Mang! Truyền Hóc Mang mở ải, đặng ta đưa Nguyên Súy lên đường, rượu
lưng vơi chưa cạn chén vàng, tình riu ríu nhìn đưa người ngọc.”
Hát:
“Riu ríu nhìn đưa nguời ngọc, biết bao giờ tay lại cầm tay…”
Hát Phú Lục (kể lể sự việc, nhắc nhở chuyện xưa) Câu của Lưu Bị
nhắc, xin tội cho Quan Công về việc Tào Tháo tại Huê Dung, hát:
"Tính Nhật Đào Viên hữu thệ, bất đồng danh duy đồng tử..."
Hát tẩu mã (có việc gấp, vừa hát vừa chạy…)
“Xich mã lân lân, nguyện tảo diệt sài lang chi bối…”
Nam Khách (có 11 điệu Nam Khách…)
Trang bị sân khấu gồm có:
Dụng cụ âm nhạc: Một trống nhỏ gọi là trống chiến, một thanh la,
một
kèn đám, một đờn nhị, một cặp chập xõa. Xiêm giáp, giáp trụ, cân đai,
hia (bốn loại), mão đội (tám loại khác nhau), râu (tám bộ, từ râu năm
chòm đến râu ria), Roi ngựa, loan xa (xe vua đi), các binh khí: kiếm,
đao, giáo, thương, kích, xà mâu. côn, thanh long đao.Cờ, Cờ chạy hiệu,
cờ soái, cờ lệnh. Vẽ mặt, vẽ theo đúng trong truyện tả. Đóng vai kép
thì có 21 loại kép từ kép câu, đến kép độc, kép núi…, đóng vai đào thì
có sáu loại từ đào thương đến đào võ.
Trang trí sân khâu: ba tấm phông cuốn, một tấm cảnh triều đình, một tấm cảnh tư thất, một tấm cảnh trí thiên nhiên.
Hát
bội có thờ một ông tổ hát bội, đặt trên một trang thờ, luôn luôn có hoa
quả, hương đèn, mà mỗi diễn viên đến cúi lạy trước khi bước ra sân
khâu. Nhưng diễn viên đóng vai các vị linh thiêng như Quan Công hay
Phật Tổ, Quan Âm, đều ăn chay, nằm đất, và tịnh khẩu trước khi ra diễn
xuất trên sân khấu.
III. Một số kịch bản tuồng
Hai cụ Đào Tấn ở Bình Định và cụ Nguyễn Hiền Dĩnh ở Quảng Nam là tác giả chính các tuồng dưới đây:
Sơn
Hậu, Ngũ Hổ Bình Tây, Tiết Nhơn Quý Chinh Đông, Tiết Đinh San Chinh
Tây, Phong Thần (Đắc Kỷ – Trụ Vương) Văn Trọng Gián Thập Điều, Tống
Thái Tổ Trảm Trịnh Ân, Lưu Kim Đính Hạ Sơn, Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ
Châu, Phụng Nghi Đình, Lưu Bị Cầu Tả,Giang Tả Cầu Hôn, Quan Công Phò
Nhị Tẩu, Tam Nữ Đồ Vương, Nghêu Sò Ốc Hến…
IV. Nghệ Thuật Cầm Chầu.
Đặc
điểm hát bội là khi hát có đánh chầu. Trống chầu là một loại trống lớn,
dùng trong các lễ hội, các đình chùa, đám rước, phát ra âm thanh ầm ĩ,
lấn át cả tiếng các nhạc cụ khác. Trong trường hát, trống chầu được đặt
trên một giá gỗ ba chân. Đặt phía trước sát sân khấu, và trên một chân,
có treo một ống tre đựng các thẻ dùng để thưởng con hát. Trống chầu là
nhịp cầu thông cảm giữa nghệ sĩ và khán giả. Trong những buổi trình
diễn văn nghệ ngày nay, nếu nghệ sĩ diễn xuất hay thì khán giả vỗ tay,
hoặc hát dở thì bị la ó, huýt sáo nhưng trong trình diễn hát bội, người
cầm chầu với “roi chầu” trong tay, đóng vai trò đại diện cho toàn thể
khán giả trong hội trường để thưởng hay phạt các nghệ sĩ trình diễn qua
từng câu hát từng bộ tịch hay cử chỉ và đi vào cả từng chi tiết khác
của buổi diễn xuất. Sự thẩm định này là một hình thức rất dân chủ, dân
chủ hai chiều, chỉ có trong nghệ thuật hát bội.
Người cầm chầu được danh dự thay mặt khán giả trong hội trường để thẩm định hay dở phải có những điều kiện sau đây:
Am
tường nội dung tuồng tập, và các vai thủ diễn, biết rõ các điệu hát để
tiếp hơi nghệ sĩ và tán thưởng lối diễn xuất. Có địa vị và uy tín tại
địa phương như thân hào nhân sĩ, hưu quan, quận trưởng, xã trưởng. Có
khả năng tài chính để tưởng thưởng con hát. Trong trường hợp cúng đình
làng, người khai chầu phải là Tiên Chỉ của làng. Trong nghệ thuật hát
bội, thì con hát thường hay hát to tiếng để mọi người cùng nghe, nên
hơi đem ra trong lúc hát hao tốn nhiều, rất cần những khoảng trống để
nghỉ trước khi lấy hơi để bắt đầu hát lại. Nếu người cầm chầu muốn giúp
nghệ sỉ, thì trong khoảng trống nghỉ hơi đó đánh một hai roi chầu để
lấp chỗ trống, như vậy là “tiếp hơi” cho nghệ sĩ. Còn muốn phạt vì nghệ
sĩ xấc láo với khán giả hay tỏ ra kiêu ngạo chẳng hạn, thì người cầm
chầu đánh một hay hai roi chầu “vào trong họng” khi nghệ sĩ mới mở
miệng hát, tiếng chầu sẽ át tiếng hát, không ai nghe được, và nghệ sĩ
sẽ mất hơi nhiều, hát dở đi. Những tiếng trống chầu đánh liên tiếp rộn
rã, và những thẻ tre của người cầm chầu quăn lên sân khấu tạo một sự
hứng thú đối với nghệsĩ, và nao nức ồn ào của khán giả, tạo cho hội
trường một không khí vui nhộn, tưng bừng, hào hứng.
Lý Trường Trân
Xin lưu ý với các bạn hữu Blogger, Website nào muốn trích đăng bài sưu tầm hay bài viết, thơ, nhạc của groupe chúng tôi về Blog, WordPress, Google Plus, của các anh chị, xin vui lòng đợi
1 tuần sau khi bài trong Blog của chúng tôi đã đưa ra public.
Riêng phần tiếp chuyển, thì xin cám ơn quý anh chị đã giới thiệu dùm đến người thân quen.
Caroline Thanh Hương
|