Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

dimanche 16 décembre 2018

Món mới chăng? Sài Gòn Đệ Nhất cơm tấm “Sà Bì Chưởng”.. và cách làm món này.

tt

Nhà hàng Việt bên pháp có món cơm Tam Bảo thì thiết nghỉ đó có thể là món này ngày xưa đây.
Một dĩa cơm Việt, có lẽ ai ăn qua rồi thì nhớ mãi khó quên.
Cám ơn anh Hamk Mucic đã tiếp chuyển bài viết.
Caroline Thanh Hương
Résultat de recherche d'images pour "cách làm cơm tấm sườn chả"



Sài Gòn Đệ Nhất cơm tấm “Sà bì chưởng”..

 Theo Đàm Hà Phú.

"Sà bì chưởng" là nói lái của “Sườn bì chả", là “Bộ tam huyền thoại” của món Cơm tấm Sài Gòn, món mà nhìn theo khía cạnh ẩm thực là chưa ăn coi như chưa đặt chân tới Sài Gòn đâu !

Mà thiệt tình là vậy, chưa dính “Sà bì chưởng" coi như chưa đặt chân tới Sài Gòn. Tại sao lại là Cơm tấm, và vì sao lại kèm “Bộ tam sườn bì chả" huyền thoại này, đó là cả một câu chuyện dài gắn liền nhiều biến cố văn hóa và lịch sử của nó đấy ! Ở góc độ một người yêu thương Sài Gòn, tôi chỉ viết về những cảm nhận bên lề món Cơm tấm nổi danh thiên hạ này thôi.

1.  Cơm tấm, dĩ nhiên là cơm nấu bằng tấm, tấm trong Tấm cám, là một phế phẩm, là những hạt gạo bể trong quá trình xay xát gạo. Ngày xưa, thời lúa gạo đầy bồ, tấm thì dành nuôi gà, cám thì dùng nuôi heo, rồi gà heo lại nuôi người, chưa ai nghĩ dùng tấm để ăn cả. Sau, ở miền Tây nước nổi mấy tháng liền, gạo ăn cũng hết mà đất không có để thả gà, dân tình bèn dùng tấm nấu ăn thử, thấy ngon, từ đó có món Cơm tấm ra đời.
Cơm tấm xưa chỉ là dân cắt lúa, vác lúa mướn, hoặc dân làm đồng xa nấu ăn, vừa chắc bụng lại vừa ngon miệng. Gạo tấm nở ít, lại dính nhựa gạo và còn nhiều bụi cám nên rất khó nấu, nhưng nấu đúng cách ăn kèm món gì cũng ngon, no lâu và rất bổ, thường được dùng nấu bữa sáng, vừa đỡ ngán, vừa no luôn tới trưa.
Rồi người Pháp qua đầy Sài Gòn, có xe đò lục tỉnh, xe lửa Mỹ Tho, Hóc Môn, có đò khách xuôi Bến Nghé, Chợ Lớn, có đường sá hàng quán mọc dài theo lộ xe, theo từng thị tứ… Món Cơm tấm bắt đầu được chuộng nhiều hơn, như một bữa sáng chợ. Tuy nhiên, để cho nó trở nên văn minh Tây phương, có thể bán cho dân buôn, công chức hãng sở, cho lính Pháp, hay lính Mã tà, cho người Hoa, người Ấn…, để món Cơm tấm không giống, hoàn toàn không giống một món cơm bình thường, nó được phục vụ trong dĩa, ăn với muỗng nĩa, chứ không dùng chén đũa truyền thống.
Thời này, cũng tương tự như Bánh mì Sài Gòn, Cơm tấm là một biểu tượng mang tính huyền thoại của giao thoa văn hóa ẩm thực Đông Tây Nam Bắc. Cơm tấm ăn bằng dĩa với muỗng nĩa, ăn kèm thịt nướng kiểu người Pháp, bì thính của người Bắc, và chả chưng cách thủy của người Việt gốc Hoa. Ngoài thành phần chánh là tấm để nấu cơm, và sườn bì chả vay mượn, thì người Sài Gòn đưa vào món cơm tấm hai thứ tuyệt vời, hai thứ quyết định độ quyến rũ của món ăn huyền thoại này, đó là nước mắm chua ngọt và mỡ hành nữa, thiếu hổng được !
Nước mắm chua ngọt và mỡ hành thường dùng ăn kèm bánh hỏi heo quay (nói nhỏ là món này miền Tây có Phong Điền là bá chủ thôi hà !) nhưng khi kết hợp với Cơm tấm tạo ra một món ăn thượng hạng, chính mỡ hành làm cho hạt tấm cùng với vị cám nồng trở nên béo và thơm hơn, bớt rời rạc hơn. Và nước mắm chua ngọt sẽ thỏa mãn tất cả các yêu cầu còn lại của mọi… cái lưỡi, dù khó tính đến đâu chăng nữa.





Cơm tấm là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất ở miền Nam. Ảnh: HTD.


2.  Khi người Mỹ đến Sài Gòn, thì Cơm tấm là món ăn đường phố được phổ biến nhiều rồi. Các tiệm Cơm tấm lớn bắt đầu hình thành chớ không còn chỉ là hàng quán bờ bụi, hẻm hóc, bờ kinh, bến xe nữa. Lúc này món Cơm tấm trở thành món điểm tâm được ưa chuộng bậc nhứt Sài Gòn. Từ Công hầu khanh tướng cho đến xích lô ba gác đều dùng được và đi kèm với dĩa Cơm tấm sườn bì chả bốc khói thơm lựng mỗi sáng là ly cà phê đá Sài Gòn, cũng huyền thoại không kém.

Cà phê đá kiểu Sài Gòn không thể nhái được, nó pha bằng vợt, bằng vớ, bột cà phê phải rang khen khét với vị bắp cháy kèm một giọt mắm nhỉ, và một mẩu bơ nhỏ. Đá thì được bào mịn, cà phê được oánh cho lên bọt trắng… Sáng dậy, làm đúng hai món này coi như đã… đến Sài Gòn rồi na !
"Buổi sáng ở Sài Gòn, “quất” xong dĩa cơm tấm “ Sà bì chưởng" , quậy quậy ly cà phê đá, đưa lên làm một ngụm, rồi ngồi tréo chân chữ ngũ hoặc chữ bát, lật tờ nhật trình vừa đọc tin tức khắp nơi, vừa nghe tiếng xe xích lô máy, xe Lam ba bánh chạy ầm ì, pha lẫn mùi rít một hơi dài điếu Ruby Queen, hoặc CAPSTAN (Chiếc Áo Phong Sương Tình Anh Nặng, Nghĩa Ân Tình Sao Phụ Anh Chi, hoặc Con Anh Phá Sản Tại Anh Ngu), ta nói nó sướng gì đâu á!”. Chắc Thiên đàng có thế mà thôi!  Tự sướng chỉ có vậy thôi mờ !

Sau này, kinh doanh Cơm tấm phát triển mạnh mẽ, lượng tấm tự nhiên không đủ cung ứng, nên người ta xay lại gạo thành gạo bể, dùng thay gạo tấm. Cái này làm dở Cơm tấm đi rất nhiều, bởi gạo bể do xay lại sẽ thiếu mất phần nhựa gạo và bột cám, làm hạt Cơm tấm lúc này không còn ngon như trước, dù dẻo hơn và thơm hơn xưa. Giờ Cơm tấm cũng đa dạng hơn rất nhiều, ngoài món chính là “Sườn bì chả" thì có thịt gà, ốp la, mực, đậu, lạp xưởng hầm bà lằng… đu theo nữa. Nhưng chỉ là phục vụ khách ăn trưa, ăn tối, chớ điểm tâm thì dứt khoát phải là “Sà bì chưởng" mới đúng điệu nghệ nhứt !.




3. Sườn nướng là thành phần cơ bản, là anh cả của “Bộ tam quyền lực Sà bì chưởng”. Quán nào lựa sườn đẹp, ướp sườn ngon, nướng sườn đều, mềm vừa, thơm lựng, ngọt lịm... là quán đó đông liền. Nhiều quán đông bán mỗi ngày mấy thau sườn ướp, có quán mà hai con bé mủm mỉm dễ thương cách chi, quạt than nướng sườn đứng kế nhau, mà quanh năm không nhìn thấy mặt nhau, vì khói bay mịt mù pha lẫn với mùi thơm lừng chảy vãi cả nước bọt ra !
Miếng sườn đẹp là có miếng xương, dải thịt dày mềm, có một viền mỡ mỏng… Có nhiều cách để ướp sườn ngon, các bạn có thể tham khảo trên mạng. Riêng cá nhân tôi, tôi hay dùng nước mắm ngon kết hợp với sữa đặc hiệu ông Thọ thay cho đường, bảo đảm sườn mềm và thơm ngất trời, Ngọc hoàng Thượng đế vì mùi sườn nướng bốc tận mây xanh nầy, còn muốn bỏ cả đám Tiên Nữ Hoa Hôi trẻ măng để hạ xuống trần gian hầu nhắm thử đó cơ mà !
Buổi sáng mấy quán Cơm tấm thường đặt đầu hẻm, lò than đốt trước, rồi khi đặt miếng sườn đầu tiên lên, thằng cha chủ quán mới lấy cái quạt máy, chơi ác đạn chĩa quạt vô lò đẩy khói bay thẳng vô hẻm. Luồng khói than cuộn theo mùi sườn nướng thơm ngậy trời theo con hẻm vào từng nhà, đánh thức khứu giác của từng người. Rồi, như một phép màu, lần lượt biển người dân hẻm sẽ đổ ra. Người đóng bộ đi làm hãng sở, trẻ nít đồng phục đến trường, ghé qua mần dĩa cơm tấm trước đã. Lứa sau là các bạn làm khuya dậy trễ hay người già tập thể dục về, vô quán, hoặc ra ngồi quán cà phê cóc gần đó, đưa ba ngón tay cho chủ quán, vậy là có dĩa “Sà bì chưởng" qua tới bàn cà phê… Đó là cách mà “Chưởng pháp” "Sà bì chưởng" vận hành cả cái đất Sè Gòn này.
Nhiều người đi xa nhớ Sài Gòn, cũng chưa biết mình nhớ gì. Bị vì… trúng chưởng rồi mà, nên tôi chắc rằng họ nhớ mùi sườn nướng buổi sáng, nhớ lúc đóng bộ ra đầu hẻm, đưa ba ngón tay gọi “Sà bì chưởng", kèm ly cà phê đá khen khét. Xong chưa? Chưa đâu bồ tèo! Ở Sài Gòn còn một món đi kèm nữa, bên cạnh Cơm tấm và ly cà phê đá, đó là… báo. Ta nói “quất” xong dĩa Cơm tấm “Sà bì chưởng", quậy quậy ly cà phê đá, đưa lên làm một ngụm rồi ngồi tréo chân lật tờ nhật trình vừa đọc tin tức khắp nơi vừa nghe tiếng xe máy chạy ầm ì. Vậy thôi, mà nhớ nhớ nhớ nhớ… phút giây xa gồi !….
Chỉ là vài chiếc ghế nhựa được kê trong một không gian nhỏ hẹp, nhưng những quán ăn dưới đây vẫn nườm nượp khách có tâm hồn ăn uống...



Cách nấu cơm tấm sườn bì ngon lạ miệng, ai thử cũng nghiền

Tham khảo cách nấu cơm tấm ngon và các món đi kèm lạ vị cho bữa cơm nhà nhé!
Nguyên liệu
8 miếng sườn cốt lết
Sữa đặc, nước tương, dầu hào, dầu màu điều, nước ép thơm, muối sả, hạt nêm, tiêu
Cách làm cơm tấm sườn bì
Sườn cốt lết rửa sạch, ướp với nước cốt hành tỏi xay ( không ướp xác khi chiên hay nướng sẽ dễ bị khét), 1 muỗng canh sữa đặc, xíu nước tương, xíu dầu hào, xíu dầu màu điều (nếu thích màu đỏ đẹp), nước ép thơm (nước ép thơm làm cho sườn mềm), muối sả (nếu không có cũng không sao, có thịt sẽ thơm hơn) hạt nêm, tiêu.
Nếm vừa khẩu vị gia đình ướp ít nhất 2h, chiên áp chảo hoặc nướng than.
Lưu ý:
Ướp sườn là công đoạn quan trọng nhất. Có nhiều cách khác nhau, nhưng thông thường các tiệm cơm tấm ngon không ướp sườn với muối, vì muối sẽ làm sườn cứng hơn. Nên ướp với xì dầu hoặc nước mắm.
Một số nguyên liệu quan trọng khác để ướp sườn là: Mật ong, mỡ (hoặc dầu ăn), hành, tỏi băm nhuyễn (có thể vắt lấy cốt) và chút chanh hoặc giấm, chút xíu bột ngũ vị hương, 1 chút dầu hào. Nên dùng mỡ gà thì sẽ ngon hơn dầu thực vật hoặc mỡ heo.
Có thể thêm vào một ít nước ngọt vào để sườn dậy chút mùi thơm của quế. Cách này cũng giúp sườn mềm hơn. Muốn sườn thêm mềm nữa, thì cho thêm sữa đặc ướp hay vắt thêm nước cam vào sườn, đảm bảo chỉ có thơm và mềm hơn chứ không dở hơn được. Nhớ đừng lạm dụng các nguyên liệu làm mềm sườn kẻo nướng xong dễ bị mềm nhũn lắm nhé! Thấm lau khô miếng sườn trước khi ướp thì sườn sẽ dễ dàng ngấm gia vị.
Ướp miếng sườn to và nướng, nếu muốn cắt nhỏ thì đợi đến khi ăn hãy dùng kéo cắt. Ướp trong ít nhất 2-3 tiếng, có thể cho sườn vào tủ lạnh để qua đêm là tốt nhất. Trước khi cho ra nướng, quét dầu ăn lên hai mặt thịt để miếng thịt không bị khô.
Nướng sườn trên than lửa nhỏ vừa. Trong lúc nướng không ép, ấn miếng thịt mà phải để chín tự nhiên.
Thường xuyên dùng chổi hoặc cái muỗng để phết nước ướp thịt lên mặt sườn trong khi nướng.
Tránh trở sườn nhiều lần.
Muốn sườn có màu đẹp thì lúc sườn đã gần chín tới, quét thêm chút mật ong hoặc mật mía pha loãng lên mặt sườn.
Ngoài ra còn có cách nướng hai lần sẽ ngon hơn: Nướng, chần hoặc hấp sườn trên lửa nhỏ cho chín sơ rồi bỏ vào nước ướp, ướp tiếp, nhớ lật qua lật lại cho thấm… Đến khi gần ăn thì mới lấy ra nướng trên lửa lớn cho chín kỹ. Như vậy miếng sườn sẽ vừa thơm, vừa đẹp, vừa mềm tự nhiên, không bị khô queo, nguội.
Chả trứng bắp
Nguyên liệu
100gr thịt xay
8 cái trứng vịt (chừa 2 lòng đỏ đổ phần mặt)
Hành tỏi xay
1 nắm hạt bắp Mỹ (vừa phải đừng cho nhiều quá sẽ không ngon)
Nấm mèo
Cách làm
Nấm mèo ngâm nước sôi cho nở rồi rửa kĩ với nước lạnh, bằm nhuyễn. Bún tàu cắt nhỏ. Hành tỏi xay, hạt nêm, tiêu xay.
Trộn đều tất cả lên đem hấp cách thủy, khi chín lấy lòng đỏ hột vịt đánh tan đổ đều dàn mặt chả trứng, đậy nắp thêm 10p cho chín mặt chả.
Da heo cạo rửa sạch luộc với xíu giấm xong vớt ra ngâm trong nước đá khoảng 1-2h, vớt ra để ráo cắt nhỏ nhuyễn dài, trộn với thính gạo rang, tỏi phi, muối.
Đậu que trộn chua
Đậu que cắt khúc rửa sạch, luộc nuớc sôi, (nước sôi bùng bỏ vô khoảng 5p vớt ra), ngâm nước đá 30p, vớt ra, trộn với xíu đường khoảng 10-15p, sau đó cho giấm gạo vào, xíu muối tiêu, tỏi bằm, ớt xắt, trộn đều.
Nước mắm cơm tấm
Nguyên liệu
1 muỗng tỏi bằm
1/2 muỗng ớt bằm (gia giảm tùy khẩu vị) 6 muỗng canh đường 4 muỗng nước mắm 2 muỗng nước sôi 1/2 trái chanh (Nếu pha ăn cơm tấm có thể thêm hoặc không chanh tùy ý thích, không xài thì bỏ đồ chua vào cũng rất ngon).
Cách làm
Bỏ tỏi ớt bằm vào chén, thêm đường, chanh vào khuấy lên, lấy xác tép chanh cho luôn vào chén. Tiếp theo cho nước sôi vào khuấy đều cho sệt kẹo
Cuối cùng cho nước mắm vào quậy thật đều cho tan hết đường là xong
Chúc các bạn thành công với hướng dẫn cách nấu món ngon cuối tuần : cơm tấm sườn, bì, chả.
Theo Bếp gia đình

Sài Gòn Trong Tôi Của Ngày Tháng Cũ. Tùy bút Caroline Thanh Hương và Ấn Tượng ......Saigon - Tạp Ghi Huy Pương.

tt  

Sài Gòn  Trong Tôi Của Ngày Tháng Cũ.
Tùy bút Caroline Thanh Hương

Có lẽ khó ai mà quên được cái tên Sài Gòn khi mà người đó đã từng cư ngụ hay lớn lên tại thành phố này.


Ngồi nhớ lại, thì thấy mình chẳng còn nhớ bao nhiêu về những tên đường, trừ những con đường chung quanh nơi mình sinh sống thủa xa xôi.

Hồi đó, Sài Gòn rất đẹp, tương đối khá sạch sẽ và nét đẹp tráng lệ với những dân cư mặc y phục tầm thường nhưng rất được mượt mà  và khá chải chuốc.

Dân có tiền cũng chưng diện không thua gì người nước ngoài, ngoài chuyện đàn ông lúc nào cũng có cây lược để sửa lại mái tóc theo đúng đường kẻ hay cho nó à la mode "Salut Les Copains"…

Đôi khi họ cũng có những mái tóc khá dài như con gái nếu không bị bắt lính. Résultat de recherche d'images pour "con trai việt nam 1972 tóc dài"

Con gái thì hay mặc đầm, áo đầm không lòe loẹt lắm, nhưng khá xinh hay những áo dài mini thật ngộ nghỉnh và nhí nhảnh làm sao.

Cổ áo dài không cao lắm mà ngay trước cổ, có khi người ta còn chừa lại một khoảng trống cho... mát mẻ và tự do hơn những cổ áo trước đây.

Sau này ngoài loại quần ống voi, người ta còn mặc quần thắt ở trên và ống quần thì xoè thùng thình.

Muốn cho sexy hơn một chút, thì cái quần lại tuột xuống hôngáo dài bị bóp eo thì lại có khoảng trống như mấy bà Ấn Độ quấn xà rông  đi trong đường phố Sài Gòn.
Image associée
 Quần ống voi.

Trên chững chiếc xe đạp mini hay xe Honda Dame, còn đàn ông con trai thì có những chiếc Honda, Suzuki hay xe Vespa, Lambretta cũng "chiến" vô cùng.

Résultat de recherche d'images pour "xe lambretta xưa"Résultat de recherche d'images pour "xe lambretta xưa"

Các chị lớn tuổi hay giới đàn bà thì áo dài chỉnh tề, sang trọng với những chiếc áo thêu hoa thật lạ lẩm.
Thời tôi đang tuổi mới lớn thì có những thứ vải mousseline, tuy mỏng nhưng lại có nhiều mẩu hình in rất khéo nên thường chúng ta mặc áo mousseline tưởng là hở hang, nhưng tất cả đều hoà vào trong màu vải và tạo ra hình hài khác nhau trên từng người mặc thứ vải đó.
Tôi nhớ có một cô gíao dạy môn Việt Văn cho chúng tôi, thường mặc loại áo dài đó khi đến lớp. trông cô sang trọng làm sao đâu.
Khi ấy, mê nghe cô giảng bài với tâm sự gia đình lồng vào trong bài giảng, mãi đến hết giờ học lúc nào mà không hay.
Thế đó, người Sài Gòn có duyên tự nhiên,vì không phải cái áo làm nên thầy tu mà sức mạnh của linh hồn, trái tim cũng đủ chinh phục quần chúng.



Résultat de recherche d'images pour "áo dài mousseline"

Thủa đó, dân Sài Gòn dễ tin, thật thà, buôn bán thì cứ vừa bán vừa cho.
Ngoài các lọai vải vóc , lụa , gấm ân̉ nổi hình các lọai hoa Cúc, hoa Mai, người ta cũng thích theo thời trang bằng mái tóc.

Các tiệm uống tóc thời bấy giờ cũng sáng tác những kiểu tóc thật lạ với một mái dài dài hơn mái kia xa lắc, nhưng lại được kiểu cọ vuốt nó lên như cái nóc nhà.
Tôi còn nhớ bạn của cô tôi khi cắc kiểu tóc đó trông cô lạ lắm, xinh như con búp bê bằng sứ trắngvà mái tóc nặng nề một bên đầu.
Có mái tóc như thế , thì khá nhiều người đổ xô đến khu Tân Định để đi chụp hình kiểu.
Tiệm này đắt lắm vì nghệ thuật chụp ảnh rất cao, biết biến mờ ảo những khoảng tối sáng như ý muốn của thợ chụp hình.
Thủa ấy chưa có photoshop mà người ta có thể chỉnh sửa bằng bút chì ngaỳ trên hình chụp để hoá trang cho hình được đẹp hơn.

Résultat de recherche d'images pour "toóc dài con gái việt nam năm 1972"

Sau này, tôi có mấy cô bạn cùng xóm thích có kiểu tóc dài chấm lưng mà lại được cắt dégradé, đẹp mê hồn.
Tóc dài chấm lưng, suông thẳng và nét đẹp thành thị đong đưa, óng ả khi buổi sáng họ đi bộ trong chiếc áo dài trắng để đi học.

Résultat de recherche d'images pour "toóc dài con gái việt nam năm 1972"

Suối tóc nào chắc cũng mất mấy giờ để chải cho nó suông như thế, riêng tôi thì thật không can đảm có loại tóc như thế, mà có muốn cũng bị má tôi bắt đi cắt gọn kiểu "demi garçon" cho nó mát mẻ khi ở xứ nóng quanh năm.

Lâu lắm rồi, kể lại những chuyện xưa lắc ấy mà cứ tưởng như ngày hôm qua thôi.Résultat de recherche d'images pour "xe lambretta xưa"

Phải công nhận là thời gian qua mau quá, lúc nào còn quờ quạng đến trường với bạn bè rồi trải qua bao biến cố mà bây giờ nghỉ lại mới thấy mình chẳng có kỷ niệm nào đáng nhớ ở Việt Nam, ngoài chuyện lẩn quẩn trong thành phố.

Xa rồi, thì thấy nhơ nhớ cảnh cũ, nhưng đường về, thì đối với tôi thì còn mịt mù chân mây hơn.
Một chút tuỳ bút khi đọc bài tạp ghi của tác giả Huy Phương gửi đến những dân Sài Gòn thuả trước năm 1975.

Caroline Thanh Hương
04 tháng 12 năm 2018

Ấn Tượng ......Saigon - Tạp Ghi Huy Pương
 

Ðể nhớ Huỳnh Hữu Cầu, Vĩnh Cảnh, Ðặng Ngọc Hồ, Bửu Thụ, Tôn Thất Cẩn…những bạn bè, kẻ còn, người mất!

Mùa hè năm 1954 sau khi hiệp định Geneve được ký kết, người Pháp lên tàu về nước, ngôi trường Khải Ðịnh ở Huế, nguyên người Pháp khi trở lại Việt Nam, sử dụng như một đồn binh, được giao lại cho phía Quốc Gia. Chúng tôi là những học sinh vừa xong niên học Ðệ Tứ tại cơ sở Việt Anh, đầu đường Hoàng Hoa Thám, sau này là trường Trung Học Nguyễn Tri Phương, phấn khởi tiếp thu, đồn lính Tây, quét dọn để trương bảng Trung Học Khải Ðịnh, chỉ dành cho các lớp Trung Học Ðệ Nhị Cấp, trong khi các lớp em út, từ Ðệ Thất đến Ðệ Tứ còn ngồi lại chỗ cũ.

Ðể tiết kiệm ngân khoản cho việc chỉnh trang lại ngôi trường, Giáo sư Nguyễn Văn Hai, năm đó là Hiệu trưởng Trường Khải Ðịnh, phát động phong trào kêu gọi học sinh vào mùa hè tình nguyện đến làm vệ sinh và quét vôi các lớp học. Sau đó để tưởng thưởng cho các học sinh đã vất vả suốt mấy tuần lễ, thầy can thiệp với toà Lãnh Sự Mỹ ở Huế và cơ quan USOM, dành cho chúng tôi một chuyến máy bay C.47 đi Saigon, ăn ở tự túc, khi nào muốn về lại Huế thì đến USOM xin vé máy bay.

Bạn đọc cũng hiểu cho niềm hãnh diện và sự nô nức của chúng tôi, trước chuyện được đi Saigon. Không dễ dàng như các bạn ở miền Nam, Saigon đối với chúng tôi, những cậu học sinh mới lớn của một tỉnh miền Trung xa xôi, vẫn là một điều gì đó cao sang, lộng lẫy như câu chuyện trong mơ, không bao giờ với tới. Từ những năm Ðệ Ngũ, tập tễnh làm văn chương, chúng tôi chỉ biết được Saigon qua hình ảnh của những tấm carte-postale và những tuần báo văn nghệ như Ðời Mới, Thẩm Mỹ…mỗi trưa thứ Năm đã đến Huế bằng những chuyến bay Air Vietnam, có mặt ngay sau đó trên sạp báo của nhà sách Bình Minh trước cửa chợ Ðông Ba.

Tôi không có bà con, anh em gì ở Saigon chỉ có địa chỉ một thằng bạn hồi học Ðệ Ngũ, đổi vào học Saigon, ở nhà ông chú, nhưng nghe được đi xa, thì cũng đi liều. Ðến Saigon, xe bus USOM đổ ở đường Tú Xương, tôi với Bửu Thụ thuê xe xích lô máy về thẳng địa chỉ nhà ông chú Huỳnh Hữu Cầu ở đường Bùi Quang Chiêu, thường được gọi bằng cái tên “Hẻm Cá Hấp,” gần chợ Bến Thành.

Hương vị của Saigon
Ấn tượng đầu tiên của tôi, một thiếu niên mới lớn, với Saigon, khi ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhứt là nhà cửa, đường sá, xe cộ, to lớn, rộn rịp, khác xa hẳn với thành phố Huế của tôi, nghèo nàn và êm ả. Dần dần, ngấm vào hồn là đèn xanh đèn đỏ và âm thanh của tiếng xích lô máy nổ giòn giã vào những đêm khuya. Và mùi của Saigon, đó là mùi xăng nhớt trong khói xe, và mùi mỡ dầu ngọt ngào từ những quán ăn đủ loại bên đường.

Bữa ăn đầu tiên người bạn đãi tôi là một dĩa cơm sườn nướng mỡ mòng vàng tươm, điểm mấy lát dưa leo, cà chua và một lá rau xà lách, kèm theo một ly đá lạnh. Ðây là lần đầu trong đời, tôi được “sở hữu” một miếng sườn heo như hôm nay, và ngạc nhiên cũng lần đầu biết đến cái ly cối trà đá, một đặc điểm của Saigon bình dân trong quán xá hay trong bữa cơm gia đình.

Ông chú bạn tôi là một thương gia chủ mấy chiếc xe đò chạy đường Banmethuot-Saigon, trong nhà thợ thầy, người làm công và cả khách đi xe vào ra tấp nập. Ðến bữa ăn, tôi cũng tự nhiên gia nhập ngồi vào bàn ăn với mọi người, không người nào thắc mắc về sự có mặt của tôi, và trong bàn ăn, ngoài bạn tôi, tôi cũng chẳng biết ai. Tôi cho đó là đặc điểm “dễ dãi” của người Nam Bộ nói chung, và Saigon nói riêng, khác hẳn với phong cách của Bắc và Trung Kỳ.

Trời Saigon lúc ấy vào mùa Hè, và hình như suốt 12 tháng, tháng nào của Saigon cũng là mùa Hè, chúng tôi trải chiếu và ngủ trên sân thượng của ngôi nhà, với bầu trời đầy sao. Bên kia đường Calmette là Dancing Văn Cảnh với đèn màu nhấp nháy, ánh sáng thay đổi chiếu loang loáng đến chỗ chúng tôi nằm, đêm nào cũng nghe tiếng nhạc vũ trường xập xình và tiếng trompette the thé cho tới nửa đêm. Sau nửa đêm khi đèn tắt, tiếng nhạc ngưng, thì dưới đường phố, tiếng nổ giòn giã của những chiếc “xích lô máy” lại nghe rõ mồn một trong đêm.

Xe nước mía. nguồn: pbase.com

Trên đường đi cùng bạn tôi ngạc nhiên nhận ra Saigon sao có nhiều người ăn xin, ăn mặc rất tươm tất, mặc áo quần trắng, có khi đội nón “feutre,” chặn đường chúng tôi, chắc là vì bản mặt ngây thơ, để ngửa tay xin “Cậu cho đồng bạc ăn cơm!” Nếu tôi sốt sắng móc túi cho thanh niên kia một đồng, thì tôi sẽ được nài nỉ: “Xin cậu thêm một đồng mua tờ báo lót lưng ngủ đêm nay!” Tôi thương hại định móc túi, thì thằng bạn vội vã kéo tay tôi đi và chửi tôi: “Ðồ ngu! Ðừng đem tâm hồn Huế của mi mà áp dụng nơi này!”

Xe nước mía Viễn Ðông, và những chiếc  khay nhôm “phá lấu” để trên cái chân xếp bằng gỗ bên lề đường Bonard là những cái gì quá đỗi lạ lùng với một thiếu niên ở tận “ngoài nước Huế” rất đỗi nhà quê, vào Saigon lần đầu. Tôi được thằng bạn kéo lại chú ba Tàu bán “phá lấu,” hỏi tôi muốn ăn gì, gan, mề gà, tim, lá sách hay ruột heo. Thằng con trai Huế như tôi, chưa bao giờ phơi bày sự ăn uống của mình ra giữa đường sá, chỗ đông người qua lại như hôm nay.

Người bán lấy một cái tăm tre, ghim vô miếng mề gà, quệt lên trên đó một ít tương đỏ và đưa cho tôi, tôi ngần ngại cầm lấy miếng “phá lấu,” ngập ngừng đưa lên miệng, trong khi con mắt thì láo liên nhìn quanh để xem có ai quen đang nhìn mình và thấy mình đang đứng ăn phá lấu ở góc đường Bonard- Pasteur không?
Cũng lần đầu tiên trong đời, gã thiếu niên 17 tuổi từ Huế vào, được uống một ly nước mía ngọt ngào với những miếng nước đá nhỏ của tiệm Viễn Ðông ở góc đường này.

Ở một tỉnh nhỏ miền Trung với cái “kiểu cách đặc biệt, cổ kính của xứ Huế, cái ăn, cái mặc luôn luôn được giấu kín, không bao giờ được phơi bày ra trước mắt thiên hạ như quang cảnh hôm nay tôi thấy ở Saigon. Phải ba năm sau, xe nước mía mới hiện diện trên đường Trần Hưng Ðạo, Huế và cái khay “phá lấu” luôn luôn là một nét đặc biệt của Saigon- Cholon.

Ly nước mía, ly trà đá, và cà phê đá phải chăng cũng là một đặc điểm của Saigon, một xứ nhiệt đới. Saigon, mà những người không nhà có thể ngủ qua đêm trên ghế đá công viên, ở vỉa hè hay trước những cửa tiệm đã đóng cửa.

Có thể nói Saigon là một thành phố không ngủ, với tiếng còi xe, tiếng động của các loại động cơ của các loại xe máy, xe xích lô, xe lambretta. Ánh sáng hình như chưa bao giờ tắt với “Saigon ngọn xanh, ngọn đỏ…” nhấp nháy ở mỗi đầu đường.

*****
Âm thanh của Sàigòn

Ở Sàigòn , ngày cũng như đêm, không lúc nào là chúng ta không nghe tiếng nổ giòn giã của những chiếc “xích lô máy,” tiếng xe lam chở khách đang chạy trên đường, lúc nào cũng có thể gọi là giờ cao điểm, tấp nập trên đường phố và muôn vàn tiếng còi xe nhấn liên tục để giành đường. Nhưng Sàigòn  từ những buổi sáng tinh mơ, từ những vùng ngoại ô chúng ta cũng có thể nghe được tiếng vó ngựa gõ trên đường nhựa của những chuyến xe ngựa (thổ mộ) chở hoa quả hay những gánh hoa tươi vào trung tâm Sàigòn . Và trong buổi chiều chập choạng tối, tiếng chim nghe rộn rã, xao xác lúc về tổ trong những vòm cây xanh, cao ở trên đường Hồng Thập Tự hay nơi “Vườn Ông Thượng,” còn được gọi là “Vườn Bờ Rô”( từ chữ Jardin des beaux jeux) hay sau này bỏ chữ Tây, chúng ta gọi là “Vườn Tao Ðàn!”.

Lắng sâu vào đêm, sau những âm thanh của đường phố, lời rao của những con hẻm, những ngóc ngách, chồng chất lên nhau ba lần con số, là những tiếng rao hàng khi lanh lảnh, khi ngọt ngào nghe từ giọng rao và cả vị ngọt từ món hàng được rao: “Ai ăn bột khoai… đậu xanh… bún tàu… nước dừa… đường cát hôn!” Ðã sống ở Sàigòn ai cũng đã nghe qua âm thanh loảng xoảng của chùm kim loại va vào nhau thay lời rao của một anh “tẩm quất” mù, hay tiếng lóc cóc của hai thanh gỗ gõ vào nhau của một xe mì leo lét ánh đèn vào buổi khuya, tối, mà một lần chúng ta đã nghe qua trong phim Kiếp Hoa do nữ tài tử Kim Chung đóng vai chính. 

 Bến xe buýt Công Quản Sàigòn xưa

“Ðèn Sàigòn  ngọn xanh ngọn đỏ…” Cũng lần đầu tiên trong đời từ một thành phố nhỏ, tôi biết thế nào là ngọn đèn giao thông ở mỗi đầu đường, chớp đổi từ xanh sang vàng rồi đỏ. Mỗi đêm khuya, khi xe cộ đã thưa thớt, đèn trở sang màu vàng, chớp tắt liên hồi. Ở Huế những ngày ấy, phía hai đầu cầu Trường Tiền đã có đèn xanh đèn đỏ, nhưng được một cảnh sát viên đứng ngay đó điều khiển bằng cách bật công-tắc để thay đổi màu đèn.

Taxi Sàigòn  là một hình ảnh đặc biệt. Chỉ có Sàigòn  mới có loại xe taxi Renault 4CV (4 ngựa) sơn hai màu xanh trắng. Những chiếc xe so trông còn nhỏ hơn là những chiếc xe mini thời nay. Một lần lên xe, tài xế bẻ cần hộp số là đã $6.00. Xe chỉ chở được ba người, nhưng phần lớn tài xế taxi cũng “thông cảm” cho chúng tôi, tuổi học sinh, khi đứa thứ tư ngồi tụt xuống ở ghế sau để cảnh sát khỏi trông thấy.

 Xe Lam thuở trước

Chúng tôi còn nhớ đến những chiếc xe Huê Kỳ Plymouth cổ lỗ đậ
u dài dài trên đường Nguyễn Huệ cạnh những kiosque bán hoa để cho khách thuê đi đám cưới. Saigon còn có những chiếc xe Traction 15 Citroen màu đen chuyên chở khách Sàigòn – Chợ Lớn với chú lơ xe luôn gào: “Chú Hai! Dì Ba! Chợ Lớn, Chợ Lớn đây!”

Có lẽ trên trái đất này chưa có một thứ tiền tệ nào mà dân chúng có quyền xé đôi tờ bạc một đồng để thành hai tờ, mỗi tờ 50 xu cho tiện việc trao đổi mua bán, trong khi đồng kẽm 50 xu không đủ để lưu hành. Ðây là một trong những cái tuỳ tiện, đơn giản mà dễ thương của xứ Nam Kỳ trước hiệp định Geneve 1954. Không có một văn bản nào của Bộ Tài Chánh quy định, ngăn cấm hay đồng ý cho việc xé đôi tờ bạc. Sau đó đất nước cũng bị xé đôi, hơn một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Bộ mặt của Sàigòn  chắc hẳn có thay đổi, kể cả nền văn hoá, chuyện ăn uống. Ðây là lúc món Phở Bắc du nhập vào Sàigòn mạnh mẽ, đánh bạt hủ tiếu Nam Vang vốn là một món ăn quen thuộc của Sàigòn .

Tôi không nhớ nhiều đến những quán cà phê sang trọng của Sàigòn  mà nhớ mãi những quán cà phê, khách ngồi co giò trên chiếc ghế đẩu, bình cà phê trên bếp lửa của những buổi sáng tinh sương đốt  bằng những thanh củi. Và cũng lần đầu tiên tôi nghe và biết thế nào là món “cà phê dĩa!”
Một chuyện mới lạ nữa đối với tôi là hai rạp chiếu bóng thường trực (mà chúng tôi hay gọi là ciné permanente) rạp Bonard trên đường Bonard trước cửa chợ Bến Thành gần bệnh viện Sàigòn , sau ngày Bonard đổi thành đường Lê Lợi thì rạp hát đổi thành Vĩnh Lợi để khỏi trùng tên với rạp Lê Lợi, cũng chiếu thường trực trên đường Lê Thánh Tôn sau lưng chợ Bến Thành.

Thập niên 1950, xe thổ mộ được vào thành phố.

A! Thì ra đây là một cái rạp hát chiếu một phim liên tục từ 9 giờ sáng cho đến 12 giờ đêm, mua vé vào lúc nào cũng được ở chết trong đó hay coi nửa phim bỏ ra cũng chẳng sao. Nên thường là chúng ta coi đoạn kết trước đoạn mở đầu, y như thời xưa giở cuốn tiểu thuyết, nóng lòng xem đoạn kết trước để xem hai nhân vật cuối cùng có lấy nhau không?

Vào thời đó, những năm đầu thập niên 50, phần lớn phim chiếu là những cuốn phim đen trắng, cũ khoảng một hai năm, nhưng là những cuốn phim nổi tiếng như “La valse dans l’hombre” (Waterloo Bridge) do Vivien Leigh và Robert Taylor đóng vai chính hay coi “Tant qu’il y aura des hommes” (From Here to Eternity) để nghe Montgomerey Clift thổi kèn truy điệu. Những phim này chúng tôi xem đi xem lại cả chục lần!
“Cinema permanent” là nơi cho những cặp tình nhân hẹn hò hay cho tụi học sinh trốn học, trong rạp không thiếu những cô cậu, áo dài hay sơ mi trắng tay ôm cặp. Ở rạp Bonard lại là nơi cho những cặp đồng tính gặp gỡ trong bóng tối đồng loã của rạp hát, và đã có người bị sờ soạng bất ngờ.

Có một điều gây ấn tượng lâu đời cho tôi, là ở rạp Vĩnh Lợi, sau năm 1954, người ngồi bán vé ở guichet là một thiếu phụ đặc biệt luôn luôn mặc áo dài đen và quấn ruban đen mà tôi có cảm tưởng như là một người quả phụ đang để tang chồng. Năm, bảy năm sau, khi tôi bước vào đời, đi nhiều nơi, một ngày trở lại Saigon, tôi vẫn thấy người đàn bà ấy ngồi sau ô cửa bán vé. Cuộc sống ở đây hình như không có gì thay đổi, sao dời và vật chẳng hề đổi.

Về thời tiết, Huế có những mùa mưa ba bốn ngày không dứt “Trời mưa ở Huế sao buồn thế! Cứ kéo dài ra đến mấy ngày.. (Nguyễn Bính) nhưng trời Saigon thì “chợt mưa chợt nắng,” nên có những lần “đụt mưa” chớp nhoáng và mưa tạnh, trời hửng nắng. Trong khi thế giới có bốn mùa thì Saigon chỉ có hai mùa Mưa và Nắng.
Và cũng nhờ khí hậu Sàigòn  quanh năm ấm áp, nên kẻ không nhà có thể ngủ trên hè phố, bến xe quanh năm. Trời thì lúc nào cũng đầy sao, tiếng động thân quen không bao giờ dứt.

 Rạp chớp bóng Lê Lợi

Saigon là một nước khác!

Ngày mới vào Sàigòn , tôi có đến thăm một  ông bác lấy vợ Sàigòn , khi ông bỏ xứ đến đây làm ăn từ hơn hai mươi lăm năm trước. Bà bác giới thiệu tôi với mấy bà hàng xóm đến chơi:
– “Ðây là thằng cháu ổng ngoài “nước Huế” vô thăm!”

Thì ra tôi là dân “nước Huế” mà trong này là xứ Ziệc-Nam, hai nước có phong tục, văn hoá khác nhau. Người ta nói Tây nó chia để trị. Lớn lên tôi không tin lập luận này, chẳng qua mỗi nơi có một chính thể khác nhau. Nam Kỳ là thuộc địa, nằm dưới sự cai trị trực tiếp của Pháp và dưới quyền Thống đốc Nam Kỳ người Pháp. Trung Kỳ là xứ của triều đình nhà Nguyễn chịu sự kiểm soát bảo hộ của Khâm sứ Trung Kỳ. Hai chính phủ Nam, Trung này không có quyền hành gì đối với nhau. Vả lại, hồi xưa việc đi lại xa xôi, khó khăn, ai ở nhà nấy nên ít biết đến nhau. Ở Sàigòn  đi Phnom-Penh còn gần hơn đi Huế, thì hỏi sao người ta không nghĩ Huế là một nước khác.

Cái văn hoá “cơm hàng cháo chợ” như khay phá lấu, xe nước mía và dĩa cơm tấm đã gây ngạc nhiên cho một thiếu niên “nước Huế” mới vô Sàigòn  đã đành, hôm giỗ ông bác, tôi mới “thất kinh rụng rời” khi thấy trên bàn thờ chỉ độc bày một nồi ca-ri gà và mấy khúc bánh mì cùng với hai chai bia “Con Cọp.” Nếu bữa kỵ này tổ chức ngoài “nước Huế” thì trên bàn thờ sẽ có 15 món, mỗi món bày trong những cái dĩa hay cái cái tô nhỏ xíu, lúc ăn phải rón rén, nếu gắp mạnh tay hai lần là hết dĩa. Ðó chính là sự khác biệt văn hoá, và tôi thấy bắt đầu thích Saigon với phong cách “ăn gì cúng nấy,” “nghĩ sao nói vậy,” chứ không kiểu đãi bôi, đò đưa, “mời mà lạy Trời đừng ăn” như người xứ ngoài. Sàigòn  quả là một nước khác!

Nữ sinh Sàigòn ngày trước

Hồi học lớp Ba, tôi đã biết đến bài tập đọc  “Sàigòn ” hay “Hòn Ngọc Viễn Ðông” trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư, và không ngờ có ngày được bước chân tới xứ này.
Tôi chỉ sống ở Huế 17 năm nhưng 30 năm với Sàigòn, vì đã phải trừ đi 7 năm xa Sàigòn đi Bắc.

Tôi nghĩ Saigon bao giờ cũng là nỗi mơ ước của cả nước. Bạn bè tôi ngày đó ai cũng muốn đi và sống ở Sàigòn. Huế của tôi với mưa lụt, đói nghèo, dân tình khó khăn, lòng người ít cởi mở, nhưng sự chịu đựng vốn đã quen, nên thường ít ai muốn bỏ xứ mà đi.
Quả là Sàigòn đã để lại trong lòng tôi những ấn tượng khó quên, và chắc hẳn cuộc đời tôi đã thay đổi với mưa nắng Sàigòn .
Sau những ngày ở Sàigòn trở về, có lần cha tôi đã nói với tôi: “Tao thấy mi thay đổi quá nhiều!”
Trong bao nhiêu năm nay, tôi vẫn hy vọng Sàigòn không thay đổi, để ngày trở về tôi có thể thấy lại những góc phố, con đường xưa…..


"Có lẽ khó ai mà quên được cái tên Sài Gòn khi mà người đó đã từng cư ngụ hay lớn lên tại thành phố này. ". 
Hoàn toàn đồng ý với nhận xét này của chị. Cũng cảm ơn chị đã chuyển bài tạp ghi của Huy Phương đọc để nhớ về cái thành phố đầy sinh động, dào dạt yêu thương và tình người. Cách nào đó, nơi sâu thẳm cõi lòng của người Sài gòn thì thành phố Sài gòn là cái tên mà họ mãi mãi muốn gọi, nhớ đến và thầm thì với nó như lời thầm thì với tình nhân; mà không phải là thành phố mang tên của một tội đồ dân tộc. 

Xin phép gởi đóng góp với chị 2 bài thơ cũng nói về Sài gòn như sau:

1.  Sàigòn, Tên Gọi Không Quên

Dù có là thế nào 
Sàigòn vẫn thân quen
Trong ký ức nhạt nhòa
Của những đời ly hương.

Dù có là thế nào
Sàigòn vẫn mộng mơ
Vẫn tình người ăm ắp
Nơi tuổi trẻ chúng tôi

Dù có là thế nào
Sàigòn vẫn trong tim
Và trong từng hơi thở
Nơi lời yêu trao em

Dù có là thế nào
.................................

Tôi ưa gọi Sàigòn
Bao yêu dấu không quên
Và không gì thay được
Như tình tôi yêu em.

hưhao

2. Những con đường Sài gòn

Những con đường Sài gòn
Quanh quẩn mòn gót chân
Đi lên và đi xuống
còn hoài những bâng khuâng
Chuyện ngày xưa theo em
cây si trồng mỗi lần.

Những con đường Sài gòn
Xa lạ và thân quen
Đi lui và đi tới
bao dấu vết chưa quên
bao xóm nhỏ gập ghềnh
bao hàng cây nghiêng nghiêng.

Những con đường Sài gòn
với chuyện tình mênh mang
Chuyện tình tuổi học trò
Chuyện tình rất thênh thang
Áo em chiều lộng gió
mang dùm tôi thiên đàng.

Những con đường Sài gòn
Dành riêng tình nhân thôi
Những con người Sài gòn
còn mãi ở trong tôi
trái tim ngày trẩy hội
yêu thương ngất lừng trời.

Những con đường Sài gòn
Dấu vết tuổi trẻ tôi
Tháng năm ngày mới lớn
và tình si đầu đời
lần tỏ tình ngập ngượng
mà hồn tôi chơi vơi.

Những con đường Sài gòn
Tên thành phố không quên
Bao giờ cho tôi được
Quỳ trên đất hôn em
Trong niềm vui trào vỡ
Một Việt nam yêu thương.

Những con người Sài gòn
Những người của trăm năm
Bao giờ cho tôi được
lại sống đời hết lòng
có tử tế ân cần
từng câu nói hỏi thăm. 

hưhao