Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

samedi 16 mai 2015

Cô Hồng thư và món HOA ARTICHOKE NHỒI CÁ MẶN.

Kính gửi quý anh chị một món ăn lạ của cô Hồng Thư.

Caroline Thanh Hương

HOA ARTICHOKE NHỒI CÁ MẶN



Hôm bữa đi ăn cơm khách, có món Hoa Artichoke nhồi cá mặn, ngon quá. Hỏi và đuợc hướng dẫn cách làm. Hết muà kiếm gạo đỡ bận đi chợ mua vật liệu cần thiết về làm liền, ăn ở nhà mới này đã.
Muà này Bắc Mỹ (tháng 4-tháng 5) thấy nhiều hoa Artichoke bán, khá rẻ ($.99/lb) bạn làm thử đi.

(cách làm và hình ảnh của Hồng Thư)


artichautnhoicaman1 

Vật Liệu:

jeudi 14 mai 2015

Nói Tiếng Việt Ở Xứ Người, tuỳ bút Caroline Thanh Hương và ‘Mâm cỗ’ có cao hơn ‘tiếng chào’? – Cao Huy Huân.

 
Nói Tiếng Việt Ở Xứ Người.

Hôm nay bắt gặp bài viết ‘Mâm cỗ’ có cao hơn ‘tiếng chào’? của tác giả  Cao Huy Huân trên net, tôi chợt nhớ lại mấy năm trước khi sang Mỹ họp bạn.














Chúng tôi từ nhiều nước định cư tụ họp về vùng nam Californie vì đại đa số ai cũng thèm những món ăn Việt.





Nếu ngày xưa, lúc còn cắp sách đến trường, thì khó mà bỏ qua những món ăn hàng hay những món ăn sáng cầm tay.

Đây cũng là dịp cho chúng tôi thử lại những món ăn tuyệt vời của ngày xưa thân ái và những "mày", "tao" thân thiết.

Chuyện gì chứ ở xứ người lâu năm, cho nên mỗi người bạn đều có cách nói tiếng việt, xưng hô khác nhau khi gặp người lạ. Người ở mỹ  và thường gặp cộng đồng Việt Nam thì dễ biết vì họ xưng "cô" hay kêu "cháu", "em" những người bán hàng nhỏ tuổi hơn.



Tôi thì từ xứ pháp đến, lại không ở gần xóm Việt mình lâu năm, nên mỗi khi tôi hỏi giá tiền hay kêu người bán hàng, thì luôn miệng:

"Cô ơi, cô có thể cho tôi coi món này"
hay :

"Món này giá bao nhiêu tiền vậy cô?"


Đó là tôi nói chuyện với những cô trẻ tuổ̀i, còn đối với những người lớn tuổi hơn một chút , thì tôi hỏi:

"Chị tính tiền dùm tôi " hay
"Chị làm ơn cho tôi biết..."

Tôi nhớ mấy cô bạn tôi hơi ngẩn ngơ khi nghe cách nói chuyện của tôi, nhưng khi vào trong xe, giữa chúng tôi với nhau thì cuộc nói chuyện lại giòn rang như bắp.

Khi về lại bên pháp, tôi kể lại những cuộc gặp gỡ trong chuyện đi chơi mà không khỏi ngậm ngùi.


Tôi đi chơi nước mỹ mà có cảm tưởng tôi đi chơi ở nước Việt mình, vì ai nấy làm ăn có vẻ thành công và họ tạo ra được những hoàn cảnh sống giống như đem cái gốc mình qua mỹ mà sinh sôi, bám rể lại.

Tôi biết có nhiều người Việt thế hệ sau này đều được may mắn đi học, đỗ cao và có những nghề như người nước họ cư ngụ và ít bị kỳ thị chủng tộc, tôi cũng mừng cho họ.
Mừng cho người này thì cũng không quên buồn cho thân phận những người Việt Nam xa xứ mà không là những người tỵ nạn như chúng tôi vì họ được gửi đi lao động hay gửi đi theo chồng làm dâu xứ người với hy vọng của cha mẹ là tìm tiền nuôi những người còn ở lại Việt Nam nghèo khó.

Ơ nơi đó, họ không có những cách suy nghĩ của người tự do, họ không còn những lễ giáo như ngày xưa, họ không còn tiếng mẹ đẻ để vui đuà hay trò chuyện thâu canh.


Thật là buồn cho đời người viễn xứ, tất cả những kỷ niệm đẹp đều đã lui dần vào dỹ vãng và còn lại đây là canh bài quốc tế với những con cờ trên những đường gạch nối chia cách đất nước và con người Việt Nam.

Caroline Thanh Hương
15 Tháng 5 năm 2015

Trường hợp bài post nơi đây không đọc thấy, xin nhấn vào link bên dưới để mở lại.



‘Mâm cỗ’ có cao hơn ‘tiếng chào’? – Cao Huy Huân

1Ông bà ta có câu “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, ý nói lời ăn tiếng nói đáng trọng hơn là của cải vật chất. Nhìn rộng ra một chút, truyền thống ngày xưa của người Việt Nam là coi trọng cách đối nhân xử thế, mối quan hệ thân tình hơn là vật chất. Vậy mà theo như tôi thấy thì ngày nay dường như truyền thống đó đang bị mai một dần. Ngoài xã hội Việt Nam lúc này tôi chỉ thấy “mâm cỗ” được ưu tiên hàng đầu.
Thời còn học ở Mỹ, có lần tôi gặp một tình huống rất đáng ngạc nhiên. Tôi đến Texas vào lúc  tiết trời sắp chuyển sang mùa thu. Thời tiết rất đẹp và mát mẻ. Tôi quyết định đi dạo một vòng khu học xá để tham quan nơi mà mình sẽ theo học mấy năm. Khi bước ra ngoài, có rất ngạc nhiên khi thấy nhiều hoàn toàn không quen biết chào tôi “what’s up”, “hello”, “hi”. Tôi chỉ biết gật đầu cười lại. Sau này khi đã quen thân với một vài người bạn Mỹ, tôi có hỏi họ tại sao những người Mỹ không quen đó lại chào hỏi tôi trên đường. Câu trả lời tôi nhận được là: “do thói quen”. Sau này, khi còn ở Mỹ, bất cứ ở đâu tôi cũng gặp những người Mỹ xa lạ cười rất tươi và chào hỏi tôi như người quen thuộc. Quả thật, chắc chỉ ở Mỹ mới có thói quen kì lạ như vậy, nhưng thói quen đó lại làm tôi cảm thấy rất dễ chịu và vui vẻ. Chỉ cần một nụ cười, một tiếng nói cũng xóa tan được cái băng giá lạnh lùng. Người Mỹ không hề sống thiếu tình cảm như chúng ta vẫn tưởng. Theo tôi, những người Mỹ xa lạ chào hỏi tôi là vì thói quen, nhưng nguyên nhân là do, với họ, giữa con người với con người cần có sự giao tiếp, và với họ, một tiếng chào không làm mất của họ đồng nào nên chẳng tiếc gì mà không chia sẻ nó với cả những người không quen. Ở một xứ xa lạ, một nụ cười, một tiếng chào bỗng dưng làm trái tim ấm áp lạ. Ngẫm lại xứ mình, đôi khi chúng ta quên việc chào hỏi nhau, thậm chí có lúc còn né tránh. Tôi còn nhớ có một cậu bạn đại học, lần đó chúng tôi đang đi chung trên đường, bỗng dưng cậu ấy nằng nặc đòi rẽ sang hướng khác. Một lúc sau hỏi ra mới biết, chỉ vì trên đường bỗng gặp cô giáo chủ nhiệm cấp ba năm xưa, cậu bạn không muốn phải đến chào hỏi. Tôi cảm thấy xấu hổ giùm cho cậu ta, một người trẻ lại không dám (đúng hơn là không muốn) mở lời chào hỏi người đã từng dạy bảo mình.
Lại nhớ, một cô bạn thời cấp ba của tôi lại thực dụng hơn một chút. Ngày còn đi học, mỗi khi đến ngày lễ nhà giáo, cô ấy luôn được gia đình đầu tư cho những phần quà to và giá trị nhất để tặng thầy cô. Sau khi đã tốt nghiệp, mỗi lần đến ngày lễ nhà giáo hay lễ tết, lớp chúng tôi đều tụ họp đến thăm thầy cô. Trước là để tỏ lòng tôn kính, sau là để hỏi han sức khỏe của những bậc vi sư, và cũng là dịp để mỗi người chúng tôi cập nhật tình hình của nhau khi đã một thời cùng là học trò dưới một mái trường. Thế mà cứ mỗi lần chúng tôi ngỏ lời mời cô bạn ấy tham gia thì cô ấy không bận việc này thì cũng bận việc khác, còn nói bóng gió là đã ra trường rồi thì cần gì phải đến thăm hỏi thầy cô giáo như vậy nữa. Cảm thấy chạnh lòng, chẳng lẽ đối với cô ấy, việc tôn kính những người thầy lại chỉ có ý nghĩa khi cô ấy còn đi học? Ý nghĩa của ngày nhà giáo rồi cũng nhanh chóng bị quên lãng theo những món quà, phong bao?
Tôi còn để ý thấy người Mỹ rất hay nói “thank you” (cảm ơn) và “sorry” (xin lỗi). Cho dù đó là một anh công nhân ít học, cho đến một vị giáo sư có học hàm học vị cao thì những từ “cảm ơn” và “xin lỗi” luôn thường trực trên môi. Thật ra hai từ ấy cũng chẳng có sức mạnh ghê gớm gì nhưng lại thể hiện một xã hội văn minh và có tính nhân văn, thể hiện được giữa con người với con người có sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. Ở một khía cạnh khác, cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi” cũng thể hiện được tính cách của một dân tộc. Cách đây vài ngày tôi có đọc một bài viết so sánh về cách sử dụng hai tiếng “cảm ơn” của người Việt và người Mỹ. Theo đó, tác giả cho rằng người Việt rất ít khi nói cảm ơn. Thậm chí khi được người khác khen ngợi, người Mỹ thường nói “cảm ơn”, còn người Việt thì thường tìm cách từ chối lời khen đó chứ tuyệt nhiên ít khi nào nói “cảm ơn”. Tác giả cho rằng sở dĩ người Việt hay tìm cách từ chối lời khen ngợi là do thói quen. Dù vui như mở cờ trong bụng khi được khen nhưng chúng ta vẫn một mực tìm cách không nhận lời khen, bởi vì nhận lời khen tặng được xem là đồng nghĩa với thiếu khiêm tốn, và việc nói “cảm ơn” được xem là đồng  nghĩa với việc nhận lời khen. Do đó, người Việt ít khi nói “cảm ơn” khi ai đó khen tặng. Thêm một lý do nữa mà người Việt ít khi nói “cảm ơn”, “xin lỗi” là vì tâm lý ngại, mắc cỡ, xấu hổ, và vì thế khi mang ơn của ai đó hay mắc lỗi nhỏ với ai, thường họ cứ cười trừ cho qua, và tìm cách lờ đi chuyện đó. Trăm lần như một, mỗi khi tôi bước vào bước ra một cửa hàng hay một văn phòng nào đó, tôi giữ cửa cho người sau bước ra cùng thì  chẳng khi nào nghe có ai nói lời cảm ơn. Những lúc tôi giữ thang máy chờ một vài người ở văn phòng làm việc thì 10 lần hết 9 chẳng có ai nở một nụ cười cảm ơn,  nói chi đến chuyện thốt lên hai tiếng lịch sự đó. Còn chuyện không nói lời xin lỗi khi làm lỗi thì gần như ngày nào tôi cũng được chứng kiến. Điển hình nhất là khi có va chạm phương tiện xảy ra trên đường phố, thường thì người có lỗi và người không có lỗi đều đứng dậy và chửi mắng nhau xối xả, nhất định không hỏi han người kia có bị làm sao không, và dù biết mình có lỗi đôi khi cũng tìm cách lơ đi để chối bỏ trách nhiệm.
Thói quen ít nói lời cảm ơn ở nơi công cộng, làm cho người làm ơn có cảm giác mình có bổn phận phải làm việc đó, cảm thấy hành động tốt bụng của mình bị phủ nhận. Dần dà, chẳng còn ai muốn giúp ai ở nơi công cộng nữa. Việc nuốt mất hai từ “xin lỗi” khi làm lỗi còn tai hại hơn khi nó cho thấy rằng đa số người Việt là những người hèn nhát, không dám chịu trách nhiệm về những lỗi lầm do mình gây ra. Còn nhớ trong vụ chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc gần đây, những quan chức liên quan đã tự động nhận lỗi và từ chức, thậm chí có người đã tự tử vì cảm thấy tội lỗi nặng nề. Còn ở Việt Nam, các vị vẫn thường đổ lỗi cho nhau và đổ lỗi cho dân vì sự hèn nhát và tham lam cá nhân. Tất nhiên, số đông không phải là tất cả, nhưng rõ ràng thói quen của số đông sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội. Chỉ mong sao hai “tiếng chào” hay lời xin lỗi, câu cảm ơn sẽ lại nở trên môi người Việt Nam.

Món Khoai Mì Trộn Dừa của cô Hồng Thư.

Kính gửi quý anh chị một recette về một món ăn Việt Nam.

KHOAI MÌ TRỘN DỪA



(cách làm và hình ảnh của Hồng Thư)
khoaimitrondu1
 
Vật Liệu:
khoaimitrondua2
  • Khoai mì đông lạnh hay khoai mì tươi (Kinh nghiệm ở Canada mua khoai mì đông lạnh ngon hơn, sạch sẽ, hấp bở ngon lành (có khoai mì đông lạnh của Costa Rica, của Philippine…., rẻ lắm $0.99/bao)
  • Dừa bào đông lạnh hoặc khô (loại khô thì có đường sẵn)
  • Dừa khô trái để bào sợi rắc ở trên cho….đẹp
  • Chút đậu phọng mè
  • Chút muối chút đường
Cách làm:
– Hấp Khoai mì:
khoaimitrondua3
– Dừa khô nạo sợi,  dừa bào đông lạnh để tan đá

khoaimitrondua5
-Khoai mì hấp xong lúc còn nóng tán nhỏ ra để trôn dừa cho đều
 
 
khoaimitrondua6-Trộn chút đường chút muối cho vừa ăn. Rắc dừa bào sợi lên mặt, rắc đậu
 
 
 phọng mè lên cho thơm.
 
 
khoaimitrondua7

mercredi 13 mai 2015

Cờ Bạc là bác thằng bần, nghe đọc audio book Casino.

Nhân dịp chị Người Phương Nam gửi article về đánh bài Casino, mời quý anh chị nghe một câu chuyện về vấn đề xã hội này.

CRTH

Con đường tù tội vì cờ bạc của phụ nữ gốc Việt ở Australia

Ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam tại Australia bị bắt vì liên quan đến ma túy. Họ buộc phải làm việc này để trả những khoản nợ do đánh bạc từ vài chục nghìn đến cả triệu AUD.
Người gốc Việt chiếm 30% đối tượng mà cảnh sát Australia cấm đến sòng bài. Ảnh: The Age
Người gốc Việt chiếm 30% đối tượng mà cảnh sát Australia cấm đến sòng bài. Ảnh:The Age
Báo The Age ngày 3/5 đưa tin, nhiều phụ nữ gốc Việt đã vay tiền con bạc khác để chi vào trò đỏ đen tại sòng bài Crown. Khoản nợ từ 30.000 đến một triệu AUD. Khi họ không có khả năng chi trả, chủ nợ ép những phụ nữ này trở thành tay buôn heroine hoặc canh giữ tại căn nhà trồng cần sa.
Tiến sĩ Roslyn Le (Đại học Swinburne) đã phỏng vấn một số nữ phạm nhân gốc Việt đang thi hành án tại nhà giam ở bang Victoria từ tháng 11/2010. Lúc này, trại giam có 43 phụ nữ gốc Việt.
Khi cảnh sát bang Victoria mở chiến dịch Operation Taxa nhằm vào những ngôi nhà trồng cần sa, họ cho biết các gia đình gốc Việt chiếm phần lớn trong danh sách đối tượng bị bắt.
Tuy nhiên, tiến sĩ Le cho biết, những phụ nữ mà cảnh sát bắt không phải là chủ sở hữu các căn nhà này. Tội phạm thực sự là những kẻ đã cho các cô vay tiền, sau đó ép họ trở thành người quản lý khu vườn cần sa.
Trong số những nữ tù nhân tại nhà giam Victoria mà tiến sĩ Le đã phỏng vấn, 20 người bị bắt vì buôn ma túy, 15 người bị buộc tội trồng cần sa trái phép. Bài bạc là con đường chính dẫn họ đến nhà lao.
Nhiều người bắt đầu lao vào cờ bạc với hy vọng kiếm tiền trả nợ cho chồng. Khi thua bài liên tiếp, họ buộc phải mượn tiền của những người cho vay nặng lãi. Nghiên cứu của tiến sĩ Le cho biết, tỷ lệ lãi vay của họ đến 10% mỗi tuần.
"Tôi luôn tôn trọng luật pháp tại Australia và từng tránh xa những điều phạm pháp trong quá khứ. Nhưng tôi không thể cưỡng lại bài bạc", một phụ nữ tên Nhu nói. Số tiền nợ của cô là 35.000 AUD.
Một số phụ nữ khác xem sòng bài là nơi tụ tập giải trí, vì phụ nữ gốc Việt không thường lui tới những tụ điểm công cộng khác như phòng tập thể dục hoặc quán bar. "Nếu không có casino, chúng tôi sẽ rất buồn chán", một phụ nữ tên Nguyet nói.

Chương trình audio book : Gương Kiên Nhẫn - Nguyễn Hiến Lê.

Kính gửi quý anh chị bộ audio book của chú Huỳnh Chiếu Đẳng sưu tầm, rất hay và có ý nghĩa.

Caroline Thanh Hương



Gương Kiên Nhẫn (Nguyễn Hiến Lê dịch)


Chương trình thơ song ngữ với thơ Mùi Quý Bồng, Trần Trọng Thiện và nhạc Dany Brillant.


Dany Brillant

Ngu ngốc, ngu si, ngu dại và ngu vô cùng tận có gì khác nhau?


Những nhà thông thái nhất trên thế giới có cái nhìn như thế nào về sự ngu ngốc của con người? Hãy cùng tham khảo để tự rút ra bài học riêng cho bản thân và nếu bạn tìm thấy bản thân mình từ những câu nói của những danh nhân đó, hãy cố gắng thay đổi ngay từ bây giờ.
Trong cuộc sống thường ngày sự ngu ngốc được xếp cùng với đầu óc không bình thường. Khó có thể biết đâu là ranh giới giữa các trạng thái ngu ngốc, hành vi thiếu suy nghĩ và và trí thông minh trung bình. Ngay cả những người có chỉ số thông minh cao trong những hoàn cảnh nhất định hoàn toàn có thể có những hành vi rất ngu ngốc, bởi thông minh không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với khôn ngoan, sáng suốt. Ngược lại có người hiểu rộng, có trí thông minh không cao theo nghĩa y tế, nhưng hoàn toàn không ngu. Về hiện tượng này ta có thể thấy qua câu nói nổi tiếng của Socrates: "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả". Câu nói đã diễn đạt đúng bản chất của sự việc rằng kiến thức là vô tận và sự ngu ngốc là đặc tính có trong tất cả mọi người.
- Có hai thứ được coi là vô tận: Vũ trụ và sự ngu dốt của con người. Về phần vũ trụ thì tôi chưa tin lắm. (Albert Einstein)

- Người ta chỉ bị coi là ngu khi có hành động ngu. (Film Forest Gump)

- Cho dù có 50 triệu người nói ra những điều ngu ngốc, thì cũng chỉ là sự ngu ngốc.(Antole France)

- Những kẻ ngu ngốc không hề chế ra thuốc súng, nhưng bắn bằng thuốc súng đó.(Gerhard Uhlenbruck)

- Ngu ngốc cũng là một năng khiếu tự nhiên. (Wilhelm Busch)
Danh nhân thế giới nói về các biểu hiện của người ngu ngốc


- Không nhận biết được các mối quan hệ hiện tại của sự vật là ngu ngốc bậc nhất, nêu ra những quan hệ mà thực chất chẳng hề tồn tại là sự ngu ngốc bậc hai. (Rudi Wormser)

Vào Xuân, úm ba la, cái hồ ta biến đâu mất ?


Hiện tượng thiên nhiên thật lạ lùng, nó nghiến hết vào chỗ thủng không đáy.

Đừng đứng gần nó nhé, nó hút mất xác đấy...

CRTH


ooooooo ooooooo


VIDEO. Ce lac se vide comme une baignoire chaque printemps.




Avec la fin des pluies, les eaux du "Lost Lake", dans l'Oregon (Etats-Unis), disparaissent dans le sol par un conduit formé par une éruption volcanique.




           

On l'appelle le "Lost Lake", le lac perdu. Tous les ans, au printemps, ce plan d'eau de l'Oregon, dans le nord-est des Etats-Unis, disparaît dans un trou dans le sol, comme on vide une baignoire. Un phénomène filmé par un internaute dans une vidéo mise en ligne le 23 avril.
Le trou par lequel l'eau du lac disparaît est en fait un tunnel de lave, une cavité qui se forme naturellement après une éruption volcanique, explique la porte-parole de la Forêt nationale de Willamette dans un journal local.

Des pluies trop importantes pour que le lac se vide en hiver

Si on ne sait pas où va l'eau une fois qu'elle s'échappe dans le sol, on suppose qu'elle est absorbée par des roches poreuses et alimente les nappes phréatiques. Ce trou est, bien sûr, présent toute l'année, mais à la saison des pluies, les précipitations sont trop importantes pour s'évacuer entièrement.
La porte-parole explique que certains s'amusent à essayer de boucher le trou, et que les gardes forestiers y retrouvent régulièrement des moteurs de voitures et autres débris. Une pratique fortement déconseillée, explique-t-elle : si l'eau ne disparaissait pas, le lac pourrait déborder et inonder une route alentour.

Bi to so với bi nhỏ, bỏ đầy thùng, bên nào nặng hơn?

Học thêm về khoa học


Bi To và Bi Nhỏ - câu đố tư duy về Khoa học

lundi 11 mai 2015

Que reste-t-il de nos emplois?


Vers une société sans emploi ?

Credit: Shutterstock/Salon
Par Alicia Tang et Diane Touré, Direction de la prospective, France Télévisions
Allons-nous vers une déconnexion revenu / travail ? Pour la première fois dans l'Histoire, une révolution technologique détruit plus d'emplois qu'elle n'en crée et le numérique commence à inquiéter un certain nombre d'économistes et décideurs.
A l’occasion d’une journée exploratoire, la Société Française de Prospective, avec le soutien de Cap Digital a abordé ce sujet insuffisamment traité et a tenté d’envisager le futur de nos modèles économiques.

1Révolution numérique : vers une transformation du travail et de l’emploi

Bộ ảnh thắng cảnh độc đáo nhất thế giới.

Kính gửi quý anh chị bộ ảnh những thắng cảnh lạ độc đáo nhất thế giới.

Caroline Thanh Hương  
Những ngôi làng “độc, lạ” nhất 
thế giới .

Đó là những ngôi làng độc đáo có một không hai trên Trái Đất khiến nhiều người kinh ngạc.
 Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 1
Làng nằm trong miệng núi lửa: Đó là một ngôi làng nhỏ nằm bên trong miệng núi lửa thuộc hòn đảo Aogashima, nằm biệt lập trong quần đảo Izu, cách Tokyo 358km về phía Nam. Cư dân ngôi làng giờ đây đã tăng hơn 200 người kể từ sau đợt phun trào cuối cùng của núi lửa xảy ra năm 1875, khiến nhiều người thiệt mạng. Cách duy nhất để khách du lịch có thể đến Aogashima là bằng phà hoặc trựng thăng. Tuy nhiên, hòn đảo thường ít khách bởi nơi đây thường bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, rất khó để máy bay đến đảo.

Mắt Trái Máy, nó muốn nói gì đây?



Quý anh chị tin hay không tùy ý nhé.

CRTH