Nhưng nhìn tận mắt có là mắt thấy những gì ta nhìn thấy hay 0?
Hay là chỉ là ảo giác do thị giác ngộ nhận?
Ta lừa dối chính ta hay hình ảnh chỉ là phù phiếm?
Mời các anh chị ngắm những hình ảnh không lời dưới đây
Caroline Thanh Hương
Những bức tranh ảo giác ấn tượng khiến người xem "lác mắt" nhưng vô cùng thích thú.
Bộ ảnh áo giác khiến bạn nhìn "lác mắt"
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusion) là một kĩ thuật
được sử dụng phổ biến trong thiết kế và hội họa. Trong đó nếu không quan
sát kỹ, người xem dễ dàng bị đánh lừa bởi những hình ảnh "trông vậy mà không phải như vậy".
Ứng dụng điều này, nghệ sĩ đồ họa người Hà Lan Maurits Cornelis
Escher - còn gọi là MC Escher - đã tạo nên những bức tranh ảo giác đầy
thú vị khiến người xem "không biết đường nào mà lần".
Những tác phẩm của ông hiện đang được trưng bày tại phòng tranh Dulwich (London).
Hiệu
ứng rời rạc được Escher ứng dụng khá nhiều trong các tác phẩm của mình.
Như tác phẩm Bond of Union năm 1956 - thể hiện 2 người gần như đang
trong trạng thái rời rạc, nhưng được gắn kết với nhau.
Đâu
là sàn, mà đâu là tường? Tòa nhà đang quay theo hướng nào? Chóng mặt
quá... (Tác phẩm Relativity - Tương đối - 1953). Nhìn theo hướng nào
cũng thấy căn nhà này là hợp lý, nhưng trên tổng thể thì nó...chẳng hợp
lý chút nào.
Vũng nước trên mặt đất mà tưởng như đang "vén mây" nhìn xuống vậy... (Tác phẩm Vũng nước - Puddle - 1952)
Một
trong những tác phẩm rất nổi tiếng của Escher: Drawing hand (Vẽ tay
-1948) đã tạo nền tảng cho khái niệm strange loop - vòng xoay kỳ lạ và
hiệu hứng Droste - một dạng hiệu ứng thị giác trong nghệ thuật.
Nhìn sâu trong ánh mắt này bạn thấy gì? (Tác phẩm Eye - con mắt, 1946)
Hình ảnh kỳ dị này là tập hợp của rất nhiều con thằn lằn (Tác phẩm No 56 Lizard - thằn lằn - 1942)
Một
phiên bản khác của tác phẩm Lizard được đưa ra vào năm 1943. Những con
cá sấu như từ bức tranh hiện ra, bước đi rồi lại quay trở lại tranh, tạo
thành một vòng khép kín.
Tranh sáng tranh tối - đâu mới là chim thật? (Tác phẩm Ngày và đêm - Day and Night - 1938)
Quả cầu phản chiếu những gì? (Tác phẩm Reflective Sphere - cầu phản xạ - 1935)
Le conseil d’administration a prévu de se réunir de mercredi à vendredi pour décider de l’avenir de l’entreprise. L’abandon des activités en ligne est même envisagé. Le portail internet Yahoo! se cherche un avenir et visiblement ce dernier est plus qu’incertain : le conseil d'administration de l’entreprise a en effet prévu de se réunir plusieurs jours de suite, de mercredi à vendredi, pour décider des nouvelles orientations du groupe. Signe que les temps sont durs, la vente des activités en ligne du groupe est même envisagée.Yahoo!, un géant en perte de vitesse. Yahoo! est l’une des rares entreprises à avoir survécu à l’éclatement de la bulle Internet en 2000 et a fêté en 2014 ses vingt ans, une longévité rare dans le secteur. Yahoo ! figure toujours parmi les trois sites les plus fréquentés aux Etats-Unis, selon ComScore et reste dans le top 5 des sites les plus fréquentés au monde, selon Alexa. Le groupe a en effet plusieurs atouts : un moteur de recherche très connu, une messagerie en ligne, sans oublier un portail d’informations populaire.
Sur le papier, Yahoo! va donc bien et reste un mastodonte dans son secteur. Sauf que l’envers du décor est bien plus inquiétant : depuis 2009, Yahoo ! a conclu un accord avec Microsoft pour utiliser l’algorithme de son moteur de recherche Bing. Et il vient de faire de même avec Google pour utiliser sa technologie de ciblage publicitaire. Bref, l’entreprise n’assure plus son cœur de métier. Du côté des finances, ce n’est guère mieux : si les sites du groupe sont toujours fréquentés, ce dernier rentabilise de moins en moins ce trafic. Facebook, qui connaît bien mieux ses utilisateurs, réussi à vendre ses publicités bien plus chères. Sans oublier que Yahoo ! est passé à côté de l’essor des réseaux sociaux et a mis du temps à prendre la mesure de l’essor de l’internet mobile. Résultat, les revenus du groupe ne cessent de reculer.
Une patronne sur la sellette. Pour redresser la barre, Yahoo ! a donc décidé il y a trois ans de débaucher chez son grand rival Google. Marissa Mayer a alors pris les commandes du groupe et insufflé une nouvelle dynamique. La messagerie Yahoo! Mail a été entièrement revue et la retransmission en direct de compétitions sportives de jeux vidéos a rencontré un grand succès. Yahoo ! a également acheté le site de micro-blogging Tumblr et une multitude de start-up. Si cela a permis de freiner la baisse de fréquentation, la courbe des résultats financiers ne s’est pas retournée depuis.
Résultat, Marissa Mayer est désormais menacée, la question de son remplacement ayant de grandes chances d’être abordée lors des différentes réunions de conseil d’administration cette semaine. "Les derniers jours de Marissa Mayer ?", a d’ailleurs titré l’hebdomadaire Forbes. Le malaise est en tout cas profond, ce qui a conduit l’agence de notation Standard & Poor’s a dégradé sa perspective à long terme sur l’entreprise, qui est désormais "négative".
Les actionnaires multiplient les coups de pression. Les compétences de Marissa Mayers ne sont pourtant pas au centre des débats : cette dernière a d’abord le malheur de faire face à l’âge d’or de Google mais aussi d’être mise sous pression par ses actionnaires. Et notamment par le fonds spéculatif Starboard Value, qui est très actif dans ce dossier.
Ce dernier redoute de perdre sa mise et fait tout pour limiter la casse. Une partie des actionnaires ont donc fait pression pour que Yahoo! vende sa pépite : les 15% qu’il détient dans le capital d’Alibaba, une petite société chinoise devenue entretemps un géant du commerce en ligne. Aujourd’hui, cette participation est estimée à environ presque 33 milliards de dollars… alors que le groupe Yahoo ! lui-même est valorisé 34 milliards de dollars. Mise sous pression, la direction de Yahoo! a accepté une telle vente et mis en place un montage financier complexe pour éviter que cette opération soit imposable. Las, le fisc américain a prévenu qu’il empêcherait la vente si le groupe tentait de contourner l’impôt.
Yahoo! va-t-il vendre ses activités en ligne ? Le rappel à l’ordre du fisc américain a dissuadé les actionnaires de valider l’opération. Mais les plus virulents souhaitent toujours récupérer le maximum d’argent, signe que leur confiance dans l’avenir de Yahoo ! est très limitée. Le fonds Starboard Value aurait même proposé que Yahoo ! vende ses activités en ligne, c’est-à-dire le cœur de son métier, pour pouvoir redistribuer de l’argent à ses actionnaires en payant le moins d’impôts. Les conseils d’administration qui se tiennent de mercredi à vendredi s’annoncent tendus.
Etoile morte
Yahoo prêt à vendre ses activités internet, quitte à s'autodétruire
Les actionnaires de l'ancienne gloire du Web ont perdu patience. Face à l'échec d'une énième tentative de relance, ils exigent la vente du cœur de métier de la firme : ses services en ligne, comme Yahoo Mail
Yahoo prêt à vendre ses activités internet, quitte à s'autodétruire
Yahoo va-t-il se saborder en cédant les activités internet qui ont fait sa gloire ? A en croire le Wall Street Journal, c’est en tout cas l’une des options qui doivent être discutées cette semaine par le conseil d’administration de l’entreprise américaine. Réunis entre mercredi et vendredi, les dirigeants de Yahoo doivent également réfléchir à la mise en œuvre ou non du projet visant à séparer du groupe sa participation d’environ 15 % dans Alibaba, le géant chinois du commerce en ligne.
Prudent, le quotidien économique souligne qu’aucune décision n’a encore été prise. Mais quelle que soit l’issue des discussions, le simple fait que Yahoo s’interroge sur l’opportunité de céder son cœur de métier illustre la profondeur du marasme dans lequel est plongé le portail internet. Cela sonne aussi comme un désaveu cinglant pour sa directrice générale, Marissa Mayer, qui n’a pas comblé les espoirs suscités par son arrivée en provenance de Google en 2012.
Si elle a permis de stabiliser Yahoo – qui était en rapide déclin avant son arrivée –, la stratégie de Marissa Mayer n’a toutefois pas généré le second souffle espéré. La patronne de 40 ans, diplômée de la prestigieuse université de Stanford, n’a pourtant pas ménagé ses efforts. Elle a modernisé la messagerie Yahoo Mail, racheté Tumblr pour plus d’un milliard de dollars (près de 947 millions d’euros) afin de rajeunir l’image de l’entreprise. Misant sur des activités jugées porteuses, elle a aussi multiplié les acquisitions dans le mobile et la vidéo en ligne. Sans succès : les revenus publicitaires n’ont pas décollé, creusant un écart aujourd’hui colossal avec Facebook et Google. En un an, le titre Yahoo a perdu un tiers de sa valeur.
L’échec de Marissa Meyer
Contestée en interne, la patronne de Yahoo avait tenté une mesure désespérée à la fin de l’été, demandant à son équipe dirigeante de ne pas quitter le navire en pleine tempête. Echec cuisant, la directrice du développement et la responsable marketing ont récemment démissionné. La meilleure preuve que le bateau Yahoo coule est d’ailleurs sans doute celle-ci : depuis le début de l’année, près d’une trentaine de cadres ont quitté l’entreprise.
Prévu de longue date, le conseil d’administration de cette semaine a donc malgré tout des allures de réunion d’urgence. Première question sur la table : faut-il se séparer des activités internet de Yahoo, qui attirent toujours de nombreux utilisateurs ? Entre son service de mails et ses sites d’actualité et de sports, la société californienne a drainé plus de 210 millions d’utilisateurs en octobre aux Etats-Unis, selon les données de ComScore. De quoi attiser l’appétit d’investisseurs ou de concurrents. «L’élément salvateur pour Yahoo, c’est qu’il conserve une large base d’utilisateurs qui dépendent de sa plateforme tant qu’ils conservent leur adresse mail, écrit l’analyste financier Brian Wieser. Un éventuel acquéreur aurait donc le temps d’établir de nouvelles stratégies et de développer des produits pendant que l’activité habituelle continue de générer des revenus.»
Scission et cessions sous pression
L’autre débat qui devrait animer les dirigeants de Yahoo concerne la participation de 15 % que le groupe possède dans Alibaba. Une participation évaluée à 32 milliards de dollars et considérée aujourd’hui comme le véritable joyau de Yahoo. Depuis des mois, l’entreprise planche sur un projet de scission en deux sociétés indépendantes, l’une centrée sur le cœur de métier de Yahoo et l’autre regroupant ses participations financières, à commencer par celle dans Alibaba. D’un point de vue technique, cette opération consisterait à distribuer aux actionnaires de Yahoo, sous forme de dividendes exceptionnels, l’intégralité des actions d’une nouvelle société – baptisée Aabaco – qui posséderait les 15 % d’Alibaba. Souhaité par Marissa Mayer, ce stratagème représenterait un cadeau de plusieurs dizaines de milliards de dollars aux actionnaires.
Pour compliquer encore un peu plus la situation, les délibérations du conseil d’administration se déroulent sous la pression de Starboard Value, un actionnaire influent de Yahoo. Le mois dernier, ce fonds spéculatif a appelé Yahoo à abandonner le projet de scission, qu’il appelait pourtant de ses vœux il y a un an. Entre-temps, le fisc américain a refusé de promettre que l’opération financière serait exempte d’impôts pour les actionnaires. Starboard Value, dont l’unique préoccupation est le cours de l’action et le montant de ses dividendes, juge désormais que le jeu n’en vaut plus la chandelle. Changeant son fusil d’épaule, le fonds spéculatif a été le premier à suggérer la vente des activités internet de Yahoo. Le fait que cette option soit discutée cette semaine sonne comme un désaveu de plus pour Marissa Mayer. Abandonnée par ses cadres, critiquée par certains actionnaires, la patronne sera-t-elle bientôt lâchée par le conseil d’administration ? Ses jours à la tête de Yahoo semblent plus que jamais plus comptés. Frédéric Autran correspondant à New York
Tên Coca-Cola được ghép từ tên của hai thành phần chính tạo ra nó là:
hạt cây cola và lá coca. Vấn đề ở đây là lá coca có chứa cocaine và
trong thời kỳ công nghệ còn lạc hậu, quá trình Coke chiết xuất lá cây
này để chế biến không thể tránh khỏi việc vẫn còn dư một lượng nhỏ
cocaine.
Đến năm 1891, có nhiều cuộc tranh luận xảy ra xung quanh tác hại của
cocaine chứa trong đồ uống, dù là một lượng nhỏ theo báo cáo của Coke
tới sức khỏe con người. Những lùm xùm xung quanh vụ việc này khiến ban
lãnh đạo Coke phải nghĩ đến phương án loại bỏ việc sử dụng lá coca trong
quá trình sản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều lần xem xét, nhận thấy việc
tên sản phẩm là Coca-Cola mà không có thành phần của Coca có phần hơi vô
lý chính vì thế, ý định này đã bị sớm loại bỏ.
Mãi đến năm 1929, Coca-Cola mới chính thức tuyên bố đã tìm ra công
nghệ mới, loại bỏ được toàn bộ chất cocaine trong quá trình triết xuất
lá coca. 2. Một tấm biển quảng cáo của Coca-Cola tại Úc bị thu hồi vì lý do có chứa hình ảnh khiêu dâm
Khoảng giữa thập niên 80, hàng ngàn tấm áp phích quảng cáo
của Coca-Cola được phân phối cho cửa hàng, khách sạn và đại lý bán lẻ
tại Sydney, Úc đã bị thu hồi và tiêu hủy toàn bộ vì lý do chứa hình ảnh
nhạy cảm trên những viên đá nhỏ xung quanh chai Coca-Cola. Ngoài ra,
những người trực tiếp liên quan đến việc thiết kế tấm quảng cáo này cũng
bị buộc thôi việc và đưa ra tòa. 3. Coca-Cola từng bị tẩy chay vì theo chủ nghĩa chống Do Thái
Một vài thập kỷ trước, khi chủ nghĩa chống Do Thái tồn tại, các công
ty tập đoàn lớn của Mỹ thường tránh đầu tư cũng như giao thương với các
nước Ả Rập, đặc biệt là Israel. Dĩ nhiên, chính phủ Mỹ không ngăn cấm
điều này, thậm chí việc tham gia tẩy chay hay chống phá Do Thái còn bị
coi là hành vi phạm pháp tại nước này. Để lấy lý do chính đáng cho việc
không kinh doanh và làm ăn với Israel, Coca-Cola cho mở nhà máy tại nước
này, nhưng các hoạt động chủ yếu là để xuất khẩu và không phục vụ người
dân bản địa.
Sự việc chỉ được phanh phui vào năm 1966. Kể từ đó, một số tổ chức Do
Thái tại Israel đã đồng loạt tẩy chay CocaCola cho đến năm 1991. 4. Hình dáng chai CocaCola lấy cảm hững từ hạt Cacao
Vào năm 1915, chai nước soda của Coca-Cola có hình dáng giống hoàn
toàn với những mẫu chai của các đối thủ khác trên thị trường, điểm duy
nhất để người tiêu dùng nhận ra là phần nhãn hiệu bằng giấy xung quanh
thân chai.
Tuy nhiên, nhận thấy các nhãn giấy rất dễ bong, mờ chữ…, ban lãnh đạo
Coca-Cola quyết định tổ chức một cuộc thi thiết kế vỏ chai, ưu tiên đặc
biệt với những thiết kế lấy cảm hứng từ cây coca hoặc cola, hai thành
phần chính của sản phẩm.
Giám sát phòng đúc chai lúc đó là Earl Dean cùng đoàn thiết kế đã đi
đến rất nhiều vùng đất để tìm hiểu về cây coca và cola nhưng đều không
cho kết quả khả thi. Cho đến một ngày, khi họ nhìn thấy hình ảnh vỏ cây
cacao, ngay lập tức ý tưởng về hình dáng có phần điệu đà của chai
Coca-Cola ra đời và vẫn được sử dụng tới tận ngày nay. 5. Tên Coca-Cola dịch theo tiếng Trung Quốc ban đầu có nghĩa là “Ngựa cái bằng sáp”
Thời kỳ đầu gia nhập thị trường Trung Quốc những năm 1928, các ký tự
tiếng Hoa đa dạng khiến ban lãnh đạo Coca-Cola khó khăn trong việc đưa
ra tên dịch chính xác cho thương hiệu mình theo ngôn ngữ nước bản địa.
Dù vẫn muốn tên thương hiệu khi được phát âm phải là “ko-ka-co-la”,
tuy nhiên, âm tiết “la” theo tiếng Trung Quốc thường có nghĩa là “sáp”,
vì thế, khi ghép cùng những âm tiết phía trước đều cho ra những cụm từ
vô nghĩa như “Ngựa cái bằng sáp”, “ngựa sáp phẳng”…
Cuối cùng, công ty đã quyết định để phiên âm thương hiệu thành
“ke-kou-ke-le”, âm tiết “le” vừa có phiên âm là “thưởng thức”, lại vừa
gần với phiên âm gốc. Dịch theo tiếng Trung Quốc từ phiên âm này, tên
Coca-Cola có ý nghĩa: “Hãy để miệng được thưởng thức”. 6. Coca-Cola là một trong những nhà tài trợ chính cho Thế vận hội Olympics Sochi 2014
7. Martin Luther King từng kêu gọi tẩy chay Coca-Cola một ngày trước khi ông qua đời
Martin Luther King, người từng đoạt giải thường Noel Hòa Bình, đồng
thời là một trong những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ từng
viết trong bài phát biểu được gửi đi vào ngày 3/4/1968, 1 ngày trước khi
ông qua đời rằng: “Và như vậy, tôi muốn nói rằng, hãy ra khỏi nhà ngay
trong tối nay và nói với hàng xóm của mình rằng, đừng bao giờ mua
Coca-Cola nữa”.
Nguyên do của việc kêu gọi tẩy chay này là bởi, thời điểm đó,
Coca-Cola có sự phân biệt chủng tộc rõ ràng khi đặt các nhà máy sản xuất
với công nhân da trắng và da đen riêng biệt. Nghiêm trọng hơn, công ty
công khai trả cho những công nhân da đen số lương ít hơn nhiều so với
công nhân da trắng, trong khi công việc của họ là như nhau.
Đến năm 2000, Coca-Cola đã phải trả khoản tiền bồi thường là 192,5
triệu USD cho công nhân do bị cáo buộc phân biệt chủng tộc. Ở thời điểm
hiện tại, sự việc đáng buồn này đã không còn xảy ra, và Coca-Cola đang
được biết đến là một trong những công ty có nguồn lao động đa dạng nhất
thế giới. 8. Coca-Cola từng xuất hiện trên thị trường như một loại thuốc bổ chữa được chứng nghiện moc-phin và bất lực ở nam giới
Vào năm 1885, một nhà thuốc tại Columbus đã nghiên cứu thành phần của
nước Coca-Cola và chế tạo ra rượu coca. Loại rượu này sau đó được đăng
ký bản quyển như một loại thuốc bổ có thể chữa được nhiều bệnh như: rối
loạn thần kinh, nhức đầu, bất lực ở nam giới… Tuy nhiên, ngày nay,
Coca-Cola chỉ đơn giản là loại đồ uống giải khát và không có bất kỳ tính
năng chữa bệnh nào. 9. Tại Ấn Độ, Coca-Cola bị cáo buộc có chứa thành phần thuốc trừ sâu
Vào năm 2003, Trung tâm khoa học và Môi trường New Delhi đã công bố
thông tin gây chấn động về việc nguồn nước mà Coca-Cola sử dụng để sản
xuất có chứa chất có trong thành phần thuốc trừ sâu cao gấp 30 lần mức
cho phép của EU (Để tạo ra 1 lít nước CocaCola, cần sử dụng 3,12 lít
nước). Coca-Cola đã phủ nhận hoàn toàn việc này và mọi chuyện sau đó
lắng xuống. Tuy nhiên, doanh số trong năm 2003 của hãng bị sụt giảm
nghiêm trọng tới 11%. 10. Coca-Cola từng bị trỉ trích vì ủng hộ việc sử dụng nguồn nước lọc uống hàng ngày
Đầu năm 2000, chiến dịch tiếp thị sản phẩm mang tên “H2NO” được khởi
động. Nội dung của chiến dịch này là nỗ lực thuyết phục người tiêu dùng
thay thế các loại nước lọc sử dụng hàng ngày bằng các loại nước đóng
chai, đồ uống không ga của hãng.
Ngoài ra, mục tiêu của chiến dịch là truyền đạt được kỹ năng bán hàng
đến tất cả những nhân viên phục vụ nhà hàng trên khắp nước Mỹ để quảng
bá, thuyết phục khách hàng sử dụng đồ uống của hãng thay nước lọc. Tuy
nhiên, chưa kịp thực hiện, mục đích chiến dịch này đã bị phanh phui và
nhận được chỉ trích nặng nề từ phía dư luận về tính phản khoa học và phi
môi trường này.
10 tin đồn sai lầm ít người biết về Coca-Cola
Coca-Cola có thể hòa tan răng, làm sâu bọ bò ra khỏi thịt sống hay có
thể gây chết người nếu uống cùng Aspirin... là những nhận định sai lầm
mà đến nay nhiều người vẫn tin sái cổ.
1. Sự thất bại của New Coke là thủ đoạn để hướng sự chú ý tới Classic Coke
Hãng nước giải khát Coca-Cola thành công đến mức mà nhiều
người tin là thất bại của New Coke năm 1985 chỉ để lôi kéo khách hàng
quay trở lại với Classic Coke. Họ tin rằng hãng này đã tung ra thị
trường New Coke nhằm khiến người tiêu dùng nhớ hương vị của sản phẩm
truyền thống. Để rồi khi Classic Coke quay lại thị trường, doanh thu của
nó sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, dù suy luận này có hợp lý thế nào chăng nữa,
thì sự thực vẫn là do Coca-Cola có chút nhầm lẫn trong tính toán khi
tung ra dòng sản phẩm New Coke. Năm 1982, khi Diet Coke dành cho người
ăn kiêng lần đầu tiên được đưa ra thị trường, ngay lập tức sản phẩm này
leo lên vị trí số 4 trong danh sách những đồ uống được chuộng nhất tại
Mỹ, chỉ sau Coke, Pepsi, và 7-Up.
Khi Pepsi cố gắng leo lên vị trí dẫn đầu, Coca-Cola nhất
định không để hãng này có cơ hội trở thành “bá chủ”, nên đã đưa ra giải
pháp là làm cho Coca có vị giống như Pepsi, bằng cách thay thế Classic
Coke bởi New Coke. Quyết định này khiến Coca phải gánh chịu nhiều tổn
thất, nên không còn sự lựa chọn nào khác ngoài quay về với công thức cũ
chỉ một tuần ngay sau khi New Coke được đưa ra thị trường. Hiển nhiên
đây không phải thủ đoạn hay mánh khóe như mọi người vẫn tưởng.
2. Coca-Cola sẵn sàng nộp phạt vì đưa thông tin sai lệch về lượng calorie có trong sản phẩm
Vào những năm 1990, một email với nội dung dưới đây đã
lan truyền rộng rãi: “Có một tin đồn cho rằng 1 công ty sản xuất nước
uống đóng chai cho người ăn kiêng (mà tôi tin chắc là Coca-Cola) đã tự
nguyện nộp phạt để được in lên vỏ lon rằng sản phẩm chỉ chứa 1 calorie.
Bởi họ cho rằng với chỉ số 1 calo “chiều lòng” những người muốn giảm béo
ấy, thì doanh thu sẽ cao hơn.
Khi ấy, khoản tiền phạt kia có đáng là bao”. Nếu tin đồn
trên là thật, hẳn “chiến lược gian lận trong quảng cáo” ấy đã đem lại
cho Coca cả tỷ USD. Nhưng, đồng thời nó biến Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Mỹ thành một cơ quan vô trách nhiệm khi liên tục cho phép Coca
đăng quảng cáo sai lệch. Hơn nữa, thậm chí nếu Coca-Cola có thể nộp đầy
đủ tiền phạt, thì cũng khó có thể chống chọi với các vụ kiện cáo bởi
các bệnh nhân bị béo phì. Bởi vậy, tin đồn trên mãi chỉ là tin đồn.
3. Logo với dòng chữ Coca-Cola tái hiện một người đang hít Cocaine
Có tin đồn cho rằng logo dòng chữ Coca-Cola nếu đặt thẳng
đứng sẽ rất giống hình ảnh một người đàn ông đội mũ đang hít cocaine.
Điều này có liên quan tới một tin đồn khác về Coke rằng công ty này cho
một lượng nhỏ cocaine vào sản phẩm của mình nhằm gây nghiện.
Thực ra thì việc Coke chứa một lượng nhỏ cocaine là sự
thật cho tới tận năm 1929, tuy nhiên lượng này quá ít nên tuyệt đối
không thể gây ra ảnh hưởng gì đáng kể cho người tiêu dùng. Vậy tại sao
sau đó lại có hình người đàn ông đội mũ hít cocaine ẩn sau logo
Coca-Cola? Rõ ràng điều đó là không thể, trừ phi Frank Mason Robinson,
người thiết kế logo này, có thể dự đoán trước tương lai. Bởi vào thời
điểm đó, cocaine là sản phẩm có thể dễ dàng mua bán mà không cần đơn từ
bác sĩ và chẳng ai hít cocaine cả vì nó ở dạng lỏng.
4. Uống Coca-Cola dành cho người ăn kiêng (Diet Coca-Cola), sau đó nhai Mentos có thể dẫn đến chết người
Những người đầu tiên biết đến hiệu ứng
Mentos - Diet Coke sẽ đặt câu hỏi: “Vậy sẽ thế nào nếu tôi nhai Mentos
ngay sau khi uống Diet Coke?” Cũng có lẽ xuất phát từ ý tưởng này mà một
người nào đó đã viết một email, qua đó truyền đi câu chuyện về cậu bé
người Brazil đã chết ngay sau khi ăn Mentos và uống Diet Coke. Đây là
điều hoang đường bởi việc nhai viên kẹo sẽ phá hủy bề mặt của nó, do đó
không thể tạo ra tác dụng phụ đột ngột thế được. Hơn nữa, thậm chí nhai
kẹo sau khi uống 3, 4 lít Coke, axit trong dạ dày cũng trung hòa các
thành phần, vì thế không thể để lại hậu quả nghiêm trọng như những gì
được đồn đại, cùng lắm chỉ gây ra cơn đau bụng nhẹ. Điều sẽ xảy ra khi
thả viên kẹo Mentos vào một chai Diet Coca-Cola thì gần như ai cũng
biết. Thực tế là có một vài video về phản ứng này đã được đăng tải trên
YouTube. Đây là một trong những video được cho là phổ biến hơn cả:
5. Uống Coca cùng Aspirin có thể dẫn đến phê thuốc hoặc tử vong
Đầu những năm 1930, một bác sĩ đến từ tiểu bang Illinois
đã yêu cầu tạp chí của Hiệp hôi Y khoa Mỹ đăng bài để thông báo với công
chúng rằng thanh thiếu niên có trò bỏ Aspirin vào Coca, để tạo ra loại
thức uống gây say, dần dần dẫn đến nghiện. Tuy nhiên, khẳng định của vị
bác sĩ này bị cho là vô căn cứ và lá thư của ông cũng bị lãng quên. Vì
một lý do nào đó, tin đồn này cũng thu hút được sự chú ý và nhanh chóng
được một số người chấp nhận. Thậm chí có người còn lên tiếng là đã đích
thân trải nghiệm cái tạm gọi là “hiệu ứng Coca – Aspirin”. Khi tin tức
về vụ việc này lan rộng, một vài phụ huynh đã ngăn chặn con cái “pha
chế” Coca với Aspirin bằng cách bảo chúng rằng việc này có thể gây chết
người. Đây dĩ nhiên cũng chỉ là “chiêu lừa trẻ con” mà thôi.
6. Rót Coca vào miếng thịt lợn chưa qua chế biến sẽ làm những con sâu trong đó lúc nhúc chui ra
Một video “ảo” về hiện tượng này khiến tin đồn ngày càng
lan xa khiến vô số người thề rằng sẽ không bao giờ ăn thịt lợn nữa. Tuy
nhiên sự thực là, thông thường thịt lợn không thể có sâu trừ khi ấu
trùng phát triển trên đó (sau khi thịt bị ruồi bậu và đẻ trứng lên).
Nhưng rõ ràng tin đồn này về thịt lợn nhưng Coca-Cola cũng bị lôi vào
cuộc. Theo đó, nếu rót Coca lên miếng thịt lợn chưa được nấu chín, như
thịt lợn xông khói, sẽ khiến những con sâu nhỏ lúc nhúc chui lên. Thậm
chí người ta còn đặt tên cho nó là sán dây/sán xơ mít, và lý giải rằng
Coca khiến chúng bị ngộ độc nên buộc phải chui ra. Có một “phiên bản”
khác của lời đồn này là nếu vạch ra một đường vòng quanh miếng thịt lợn,
rồi đổ Coca lên đó, bạn sẽ quan sát thấy miếng thịt “tự động di chuyển”
qua đường vẽ lúc trước.
7. Coca-Cola thuộc sở hữu của những người theo giáo phái Mormon
Một số câu chuyện bịa đặt kể lại rằng những người theo
đạo Mormon tin là có người sống trên mặt Trăng hay Chúa có quan hệ nam
nữ với thánh nữ Mary sau đó sinh ra Jesus. Tiếp đó là một mẩu truyện
được thêu dệt liên quan đến Coca-Cola, lý giải việc những người theo
giáo phái Mormon đã bí mật sở hữu công ty và làm giàu từ nó như thế nào.
Điều đáng ngạc nhiên là vẫn có người tin vào những lời đồn đại ấy.
Trên thực tế, Coca-Cola là công ty cổ phần, trong đó 5%
cổ phần thuộc về họ hàng của người sáng lập, các giám đốc điều hành
đương nhiệm, nguyên giám đốc điều hành, trong khi toàn bộ phần còn lại
được sở hữu bởi các nhà đầu tư và một số thể chế khác. Dĩ nhiên, rất có
thể một trong số các cổ đông là người theo giáo phái Mormon nhưng tuyệt
đối không có chuyện 100% Coca-Cola thuộc sở hữu của họ như tin đồn nêu
trên.
8. Để đảm bảo tính bí mật, không một nhân viên nào biết công thức hoàn chỉnh của Coca-Cola
Có tin đồn cho rằng chỉ 2 vị giám đốc điều hành của
Coca-Cola biết công thức chính xác để sản xuất Coca, mà cụ thể, mỗi
người chỉ biết một nửa quy trình. Trong khi đó, rõ ràng nhiều nhân viên
nắm được cách sản xuất Coca. Nhưng, dường như chính Coca-Cola cũng không
hề muốn đính chính lại tin đồn. Bởi việc người tiêu dùng tin rằng công
thức của nước giải khát Coca-Cola là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ làm
cho sản phẩm này trở nên đáng giá hơn.
Trên thực tế, công ty này đã gần như đổ thêm dầu vào lửa
khi khiến những tin đồn ngày càng trở nên bí hiểm. Chẳng hạn như trong
suốt những năm 1916-1931, Ernest Woodruff, chủ tịch tập đoàn Coca-Cola,
thường xuyên phát biểu trước các phương tiện truyền thông về công thức
“bí mật” làm nên sản phẩm tuyệt đỉnh của họ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu
gần đây đã bác bỏ những lời tuyên bố chắc nịch ấy.
9. Coca-Cola sáng tạo ra hình ảnh ông già tuyết hiện đại
Vào năm 2000, một email được lan truyền đi với nội dung:
Ông già Noel mà chúng ta biết đến thực ra không bắt nguồn từ văn hóa dân
gian, cũng chẳng phải do mục sư Moore và họa sỹ Nast tưởng tượng ra, mà
là sản phẩm trong các chiến dịch quảng cáo hàng năm của Coca-Cola. Ông
già Noel trong bộ trang phục 2 màu trắng đỏ quen thuộc của Coca-Cola là
ngụ ý ông sống và làm việc ở Atlanta (nơi có trụ sở chính của
Coca-Cola), chứ không phải ở Bắc cực. Đính kèm trong email này là hình
ảnh quảng cáo của Coca tái hiện 1 ông già tuyết béo ú với bộ râu trắng
muốt như ta thường thấy. Cứ thế, những email tuyên truyền nội dung sai
lệch đã khiến nhiều người “tin lầm”. Tuy nhiên, sự thực là trước khi
Coca đưa hình ảnh ông già tuyết vào các quảng cáo bắt đầu từ những năm
1920, hình ảnh ông trong trang phục đỏ đã tồn tại rồi.
10. Một cốc Coca-Cola đủ để hòa tan chiếc răng chỉ sau một đêm
Không ai biết tin đồn này bắt nguồn từ đâu, nhưng ta có
thể tưởng tượng một cách đơn giản, đây là câu mà các bà mẹ thường dùng
để ngăn con mình uống nước ngọt có gas. Tuy nhiên, còn có một bằng chứng
khác nữa. Ông Clive McCay, thuộc đại học Cornell, đã trình bày trước
các nghị sỹ quốc hội Mỹ rằng đường trong Coke sẽ gây sâu răng và nếu
ngâm răng vào một cốc Coca-Cola trong khoảng 2 ngày, nó có thể bị hòa
tan.
Để bác bỏ luận điệu này, Orville May, nhà hóa học hàng
đầu của hãng nước ngọt Coca-Cola, đã giải thích một cách rất cụ thể rằng
bất kỳ thức uống có chứa đường và axit photphoric nào, thậm chí cả nước
cam tươi, cũng có thể hòa tan răng sau một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên có một điều chắc chắn là không thể hòa tan răng trong 2 hay 3
ngày ngắn ngủi. Ông cho biết thêm, chẳng ai có thể giữ thức ăn và nước
uống trong miệng hàng tiếng đồng hồ, chứ đừng nói là vài ngày. Bởi vậy
tin đồn trên rõ ràng là nhảm nhí.
Doanh thu của Coca-Cola tại Việt Nam không ngừng tăng, tuy nhiên lại
liên tục báo lỗ và lợi nhuận nếu có cũng chẳng đáng là bao.
Nếu như năm 2004 doanh thu của Coca-Cola Việt Nam chỉ đạt 728 tỷ
đồng thì đến năm 2010 con số này tăng lên 2.529 tỷ đồng, gần gấp 3,5
lần.
Với số liệu trên, có thể tính toán ra
giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của doanh thu Coca-Cola Việt
Nam đạt khoảng 23,06%. Với giả định doanh nghiệp này duy trì tốc độ
tăng trưởng trên, ước tính của chúng tôi năm 2014 công ty này đạt doanh thu gần 6.000 tỷ đồng.
Chú thích: Doanh thu 2011-2014 là số
ước tính, được tính dựa trên giả định đạt tốc độ tăng trưởng kép CAGR
bằng giai đoạn 2004-2010 theo số liệu cục thuế Tp.HCM công bố. Lợi nhuận
năm 2013 và 2014 là số liệu công bố của cục thuế Tp.HCM tương ứng 150
và 357 tỷ đồng.
Mới đây, cục thuế Tp. Hồ Chí Minh vừa
thành lập lực lượng chống chuyển giá nhằm thu thập, nghiên cứu các dấu
hiệu chuyển giá đang được các doanh nghiệp sử dụng và Coca- Cola Việt
Nam lọt vào tầm ngắm.
Theo đó doanh nghiệp này bị cục
thuế xếp vào vị trí số 1 trong danh sách có dấu hiệu chuyển giá khi kê
khai lỗ trong nhiều năm và đến nay vẫn chưa đóng một đồng thuế thu nhập
doanh nghiệp nào.
Điều đáng nói là Coca Cola có mặt rất
sớm tại Việt Nam và hoạt chính thức kinh doanh hơn 20 năm qua tại Việt
Nam. Lịch sử hoạt động của Coca-Cola tại Việt Nam cũng có nhiều vấn đề
đặt ra.
Năm 1960, Coca-Cola hiện diện tại Việt Nam.
Năm 1994, công ty này bắt đầu chính thức kinh doanh.
Tháng 8/1995, Coca-Cola
Đông Dương và công ty nông nghiệp và thực phẩm Vinafimex thành lập liên
doanh đặt trụ sở tại miền Bắc. Tuy nhiên phía Vinafimex đã bán lại 30%
cổ phần cho Coca Cola sau nhiều năm thua lỗ triền miên với giá khoảng 2
triệu USD.
Tháng 1/1998, tập đoàn
Coca-Cola lập thêm một liên doanh với công ty nước giải khát Đà Nẵng đặt
tên Coca-Cola Non Nước đặt tại miền Trung. Ngoài ra còn một liên doanh
khác của Coca-Cola đặt tại miền Nam là Coca-Cola Chương Dương.
Tháng 10/1998, Chính
phủ cho phép các công ty Liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư
nước ngoài, các liên doanh này này lần lượt thuộc sở hữu hoàn toàn của
Coca-Cola Đông Dương khi công ty này lần lượt mua lại cổ phần của đối
tác Việt Nam khi hoạt động kinh doanh thua lỗ triền miên.
Từ tháng 3 đến tháng 8/1999,
3 liên doanh lần lượt chuyển hình thức sở hữu. Đến tháng 6/2001, 3 công
ty này hợp nhất thành một và quản lý bởi Coca-Cola Việt Nam. Việc hợp
nhất 3 nhà máy thuộc 3 công ty này có tổng công suất khổng lồ gần 400
triệu lít.
Năm 2012, Coca-Cola xác
nhận lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt số vốn đầu tư ban đầu là
2.950 tỷ đồng. Mặc dù liên tục thua lỗ nhưng năm 2012, Chủ tịch kiêm
tổng giám đốc điều hành Coca-Cola tuyên bố sẽ rót thêm 300 triệu USD vào
Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư lên nửa tỷ USD trong 5
năm.
Năm 2014, Coca-Cola đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Qua số liệu công bố của cục thuế Tp.HCM
cho thấy doanh thu của tập đoàn đa quốc gia này tại Việt Nam không ngừng
tăng tuy nhiên luôn thua lỗ. Nguyên nhân do ông Lê Duy Minh, trưởng
phòng Kiểm tra số 1, Tp.HCM lý giải là tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá
bán rất cao.
Những nguyên vật liệu này do công ty mẹ ở
nước ngoài độc quyền cung cấp, giá mà Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào
giá thành chiếm trên 60% giá bán sản phẩm.
Theo TRÍ THỨC TRẺ
Chẳng có logic nào giải thích được
chuyện họ lỗ 20 năm, vì nếu lỗ mà lại mở rộng sản xuất sẽ càng lỗ thêm.
Họ nói vậy là đang thách thức các doanh nghiệp Việt Nam”, TS. Lê Đăng
Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương
(CIEM) lên tiếng về chuyện lãnh đạo Tập đoàn Coca Cola vừa lên tiếng đổ
lỗi cho chuyện họ lỗ là do năng suất lao động ở VN thấp.
TS. Lê Xuân Nghĩa nói thẳng, với “mánh”
này của Coca Cola, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị hạ gục, trong nhiều
lĩnh vực chúng ta đã bị xóa sổ cả một ngành. Ngay như lĩnh vực sản xuất
nước giải khát, giờ còn duy nhất Tân Hiệp Phát là dám đương đầu với các
doanh nghiệp ngoại”.
Vô lý chuyện đầu tư chưa biết bao giờ mới lãi?!
Trong cuộc gặp gỡ với báo giới, Phó Chủ
tịch Coca –Cola Irial Finan đã lý giải việc tập đoàn này trốn đóng thuế
thu nhập doanh nghiệp (TNdoanh nghiệp) tại Việt Nam 20 năm qua là do làm
ăn chưa có lợi nhuận.
Đồng thời, vị Phó Chủ tịch tập đoàn đồ
uống nổi tiếng toàn cầu này “đổ lỗi” cho chuyện làm ăn lỗ trong suốt
thời gian dài là do năng suất lao động Việt Nam chưa cao và quy mô chưa
đủ lớn.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc bất
kỳ nhà đầu tư nào khi quyết định đầu tư vào thị trường mới bao giờ cũng
phải lên kế hoạch phát triển và dự trù về thời gian sinh lời, ông Irial
đã không đưa được ra câu trả lời thỏa đáng. “Coca –Cola vẫn đang tìm
kiếm một quy mô đủ giá trị kinh tế để tạo ra lợi nhuận và không có một
câu trả lời chính xác nào về thời gian mà Coca-Cola sẽ sinh lợi” – ông
Irial giải thích.
Dẫn chứng, Phó chủ tịch tập đoàn đồ uống
lớn nhất toàn cầu còn chỉ ra tại một số thị trường mà sản phẩm này mất
tới 25 năm đầu tư mà chưa có lãi, trong khi tại Việt Nam khoảng thời
gian mới là 20 năm (!). Và lẽ tất nhiên, vì chưa tính toán được khi nào
có lãi, nên chắc chắn tập đoàn này vẫn sẽ tiếp tục báo lỗ để trốn thuế.
“Họ nói vậy là đang thách thức Việt Nam”
Dù khẳng định “không có chuyện doanh
nghiệp này chuyển giá”, nhưng những lý lẽ đưa ra giải thích của lãnh đạo
tập đoàn này thiếu sự thuyết phục.
TS. Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) bức xúc: không
có logic nào giải thích cho hành động trốn thuế của Coca Cola tại Việt
Nam. “Tôi đọc những câu trả lời của lãnh đạo tập đoàn Coca – Cola trên
báo chí giải thích chuyện không nộp thuế tại Việt Nam mà cứ như họ đang
nói chuyện đùa. Chẳng có logic nào giải thích được, vì nếu lỗ mà lại mở
rộng sản xuất sẽ càng lỗ thêm. Họ nói vậy là đang thách thức các doanh
nghiệp Việt Nam” – TS. Doanh bức xúc.
Ông phân tích: Bình thường một doanh
nghiệp nếu 3 năm liền làm ăn thua lỗ thì chắc chắn sẽ phải đóng cửa.
Trường hợp của Coca-Cola lại ngược lại, kinh doanh 20 năm liền tại Việt
Nam tập đoàn này công bố lỗ nên trốn đóng thuế, thậm chí số lỗ của họ
còn lớn hơn vốn chủ sở hữu. Mặt khác, dù kinh doanh “bi đát’, Coca –
Cola vẫn quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, nâng công
suất từ 30 triệu thùng/năm lên 300-500 triệu thùng/năm.
“Đây không phải là một rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà là lỗ trong chiến lược dài lâu”- ông nói.
Không tỏ ra ngạc nhiên trước chuyện các
doanh nghiệp FDI lợi dụng kẽ hở chính sách để chuyển giá, song TS. Lê
Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI)
nhận định, cách giải thích của lãnh đạo Coca-Cola là chưa hợp lý. Theo
ông, thực tế các doanh nghiệp như Coca- Cola đang lợi dụng chuyện giám
sát và quản lý tài chính yếu của cơ quan quản lý để “lách luật”.
Mánh khóe trốn thuế mà các doanh nghiệp
như Coca – Cola lợi dụng tại Việt Nam lâu nay, là thay vì lấy tiền đóng
thuế nộp cho ngân sách thì cố tình hạ giá bán xuống sát chi phí để bán
được hàng. Các doanh nghiệp này phá giá cạnh tranh làm “bóp nghẹt” các
đối thủ Việt Nam.
“Với “mánh” này, nhiều doanh nghiệp Việt
Nam đã bị hạ gục, trong nhiều lĩnh vực chúng ta đã bị xóa sổ cả một
ngành. Ngay như lĩnh vực sản xuất nước giải khát, giờ còn duy nhất Tân
Hiệp Phát là dám đương đầu với các doanh nghiệp ngoại” – TS. Lê Xuân
Nghĩa bức xúc.
Thực tế cho thấy, lượng nhập khẩu nguyên
liệu của các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng hơn 30%,
trong khi các doanh nghiệp FDI lên đến 70 – 80%. Không biết trong số
đó, có bao nhiêu % là lợi nhuận đã được chuyển ra nước ngoài, rồi lại
quay ngược lại trong nước để cạnh tranh không lành mạnh.
Cùng với việc chuyển giá trốn thuế,
không ít doanh nghiệp FDI thỏa sức chi tiền quảng cáo lấn át thị trường,
trong khi doanh nghiệp Việt lại bị khống chế mức trần 10% chi phí quảng
cáo, khuyến mãi…cùng nhiều chi phí chiết khấu thanh toán dẫn đến thua
thiệt.
Thêm nữa, lợi dụng khe hở thuế của Việt
Nam với mức đóng thuế TNdoanh nghiệp cao so với các nước trong khu vực,
như tại Hồng Kông mức thuế TNdoanh nghiệp chỉ có 15%, nên hoàn toàn dễ
hiểu khi “doanh nghiệp muốn chuyển giá đóng thuế ở quốc gia khác thấp
hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận”.
Trở lại với câu chuyện chuyển giá của
doanh nghiệp FDI, mà cụ thể là trường hợp Coca-Cola, TS. Lê Đăng Doanh
đặt câu hỏi về năng lực của ngành thuế. “doanh nghiệp báo lỗ triền miên,
trốn nộp thuế mà ngành thuế không có biện pháp gì ngăn chặn, không làm
rõ được… là câu hỏi lớn mà ngành thuế phải giải đáp cho công luận”- TS.
Doanh nói.
Bày tỏ quan điểm của mình trước làn sóng
“tẩy chay” sản phẩm của các doanh nghiệp nghi án chuyển giá, ông Doanh
nhấn mạnh, đã tới lúc người tiêu dùng thể hiện quyền năng của mình, tẩy
chay sản phẩm cạnh tranh thiếu lành mạnh: “Coca -Cola trốn nghĩa vụ thuế
với Việt Nam, làm tổn hại tới doanh nghiệp Việt, thì đã tới lúc người
dân Việt Nam nên cân nhắc có dùng sản phẩm này nữa hay không”.
3/4 trái đất là nước, nhưng toàn là nước mặn.
Con người cần nước, nhưng làm thế nào để không bao giờ còn thiếu nước ngọt.
Xem nhé
Màng nano biến nước mặn thành nước ngọt siêu hiệu quả
Các kỹ sư Mỹ phát minh ra một cách lọc nước biển
mới, có tác dụng lọc nước mặn cao hơn màng graphene tới 70%, có thể giải
quyết cuộc khủng hoảng nước ngọt trong lâu dài.
Phương pháp mới giúp lọc nước biển thành nước ngọt hiệu quả
"Trái Đất là một hành tinh đầy nước, nhưng lại có rất ít nước uống được", giáo sư Narayana Aluru, chuyên ngành khoa học và kỹ thuật cơ khí, Đại học Illinois, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. "Nếu chúng ta có thể tìm ra một phương pháp lọc nước biển với giá rẻ, có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng nước".
Màng MoS2 lọc nước. (Ảnh: Mohammad Heiranian/University of Illinois).
Theo Sciencealert, loại vật liệu mới cho các phân tử nước đi qua các lỗ cực nhỏ, gọi là "nanopores" và chặn lại muối cùng các chất bẩn khác. Đây là một màng mỏng, độ dày cỡ nanomet, chế tạo bằng vật liệu molybdenum disulphide (MoS2), với các lỗ nanopores. Molybdenum (Mo)
là một kim loại chuyển tiếp rất cứng và có màu trắng bạc. Màng này có
tác dụng lọc nước mặn hiệu quả nhất trong số các màng mỏng nano hiện
nay, cao hơn màng graphene 70%.
MoS2 có thể đáp ứng được yêu cầu trên, cả về tiết kiệm năng lượng và
chi phí vận hành hệ thống khử mặn. Quá trình khử mặn thông thường dựa
trên nguyên lý thẩm thấu ngược khi cho dòng nước biển đi qua một màng
nhựa mỏng. Tuy nhiên cách làm này có một số nhược điểm.
Kích thước micro của các màng vẫn là quá lớn nếu so với nano (gấp
1.000 lần), nghĩa là cần đẩy dòng nước biển với một áp suất lớn hơn, cần
nhiều năng lượng hơn để hoạt động. Chúng cũng dễ bị tắc nghẽn, làm tăng
chi phí bảo trì.
Với màng nano MoS2, nước biển có thể đi qua dễ dàng
hơn, làm giảm hoặc mất hẳn các nhược điểm trên. Ngoài ra, theo cấu tạo
phân tử MoS2, nguyên tử Mo nằm ở trung tâm sẽ hút nước, trong khi lưu
huỳnh (S) thì đẩy theo cùng hướng, làm cho tốc độ nước đi qua nanopore
tăng.
Cấu trúc tinh thể MoS2. (Ảnh: The American Mineralogist Crystal Structure Database).
"Nó kết hợp cả tính chất hóa học của MoS2 và dạng hình học của
nanopore. Nhờ đó, chúng ta không cần phải chức năng hóa các lỗ nanopore,
quá trình cực kỳ phức tạp với màng graphene", Mohammad Heiranian, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu sẽ bắt tay với các hãng sản xuất để đưa công nghệ
này vào cuộc sống. Họ tự tin có thể sản xuất hàng loạt ở quy mô công
nghiệp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm
14/10.
Khi con người thông minh thì phát minh ra những đồ dùng thông minh hơn để bảo vệ mình.
Nhưng bên cạnh những người thông minh nhân ái, thì có những người thông minh độc ác, dùng trí thông minh của mình để phục vụ cho cái ác.
Thiện và ać như cặp bài trùng cũng như nhân quả, nhưng có lẽ cuối cùng cũng chỉ đi đến một nơi mà không ai từ chối được.
Chất keo chống đạn mới của quân đội Anh.
Bộ Quốc phòng Anh đã thưởng
100.000 bảng (tức khoảng 141.000 USD) cho một công ty nhỏ phát triển một
chất keo đặc biệt, có khả năng chống sức công phá của đạn, dùng để tăng
cường bảo vệ sinh mạng của lính Anh ở tiền tuyến.
Chất hấp thụ sốc D3O do Richard Palmer phát minh (Ảnh: Reuters)
Chất keo mới được gọi là chất hấp thụ sốc, có khả năng rắn lại ngay tức
khắc khi bị va chạm mạnh. Người ta hy vọng chất này sẽ sớm được gài vào
phía trong mũ quân nhân để giảm một nửa lực tác động của đạn hay mảnh
bom, đồng thời ngăn chặn đạn xuyên qua chúng.
Chất keo có tên là D30. Richard Palmer, người phát minh ra D30 cho biết:
Trong tình trạng bình thường, các phân tử của chất này di chuyển nhẹ
nhàng và trượt lên nhau, nhưng khi bị một lực tác động mạnh, chúng xô
vào nhau và gắn chặt lại, khiến chất keo lỏng trở nên rắn lại, đủ để hấp
thu lực tác động.
D30 có màu cam, vốn đã làm thay đổi cuộc sống của các vận động viên và
những người say mê thể thao kể từ khi các công ty thiết bị và quần áo
thể thao bắt đầu sử dụng nó vào năm 2005. Người ta tìm thấy nó trong
găng tay trượt tuyết, nẹp ống chân, mũi giày ba lê, thiết bị đi ngựa, và
nhiều trang thiết bị thể thao khác.
Tác động của chất keo này phụ thuộc vào “các phân tử thông minh”. Các
phân tử này có tác dụng như một miếng đệm bảo vệ khi bị tác động mạnh.
Một khi áp lực không còn, chúng sẽ trở về trạng thái dẻo bình thường.
Do có thể đính vào quần áo hay trang thiết bị để làm vật bảo vệ, D30 đã
được Bộ Quốc phòng Anh chọn làm vật chống đạn. Ngoài việc hỗ trợ cho mũ,
sản phẩm này có thể giúp quân đội giảm bớt những chiếc áo giáp cồng
kềnh bằng cách gài những miếng đệm bằng chất keo này vào những vùng cần
bảo vệ.