Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

jeudi 1 novembre 2018

Bộ ảnh Vũ Công Hiển và 10 câu nói 81-90.

tt

 Chụp hình cần nhất là kỷ thuật thu hình vào ống kính và cái tâm có hài hoà với hình ảnh được săn hay không?
Người chụp ảnh đẹp không phải là chỉ trưng bày những tấm ảnh không biết nói vì như thế nó chỉ là ảnh câm.
Một tấm ảnh được chui vào hộp kín mà trở thành nổi bật là quà thưởng vô giá nhất mà người đi săn thu nhặt được.
Sau đó, đưa ảnh lên máy computer và giới thiệu tấm ảnh của mình đến public cũng là chuyện rất tốn thì giờ, mà thì giờ là tiền bạc.
Cho tôi kể dài dòng như thế để quý anh chị khi chiêm ngưởng hình chụp thì phải nhớ ơn người chụp ảnh tài hoa đã ghi lại cho mình chút quà quý báu đó.
Cám ơn anh Vũ Công Hiển đã cho tôi có dịp trình bày những tấm ảnh của anh đi săn.
Caroline Thanh Hương


10 câu nói 81-90 & Ảnh Vũ Công Hiển



DEATH VALLEY CÓ GÌ ĐÁNG SỢ?
Không kể đường xa hơn 8 tiếng đồng hồ lái xe từ San Jose, không kể thời tiết đêm lạnh, ngày nóng tới 58ºC vào mùa hè, không kể phải đeo ba-lô máy ảnh với đồ nghề 15 lbs leo băng qua các đồi cát... Điều đáng sợ nhất là ĐI LẠC. Muốn chụp đồi cát đẹp thì phải đi bộ vào sâu khoảng 2, 3 cây số để không có vết chân người trên cát. Đi vào càng sâu thì cảnh càng đẹp, càng ngất ngây, không còn biết trời trăng gì nữa. 
Khi mặt trời xuống thấp thì chụp vội cảnh hoàng hôn khi ánh sáng và mây trời đẹp nhất. Xong việc thì không còn biết phương hướng nào để ra về giữa sa mạc cát mênh mông. Trời thì tối rất nhanh. Nếu có may mắn đi ra được mặt đường thì cũng không thể biết xe mình đậu phía trái hay phải? Nếu rẽ đại một bên mà nửa tiếng sau không thấy xe thì biết là sai hướng rồi. Quay ngược lại mất thêm 1 tiếng nữa khi trời đã tối hẳn. Đôi chân rã rời khi về tới xe. Còn nếu lạc thì sao nhỉ? Không muốn nghĩ tới khi nơi này không có sóng cho điện thoại di động.  Đáng sợ lắm! Vậy mà đã đi 6 lần rồi. VCH 


* Bãi biển Quảng Xương (Thanh Hóa) tuy hơi hoang vắng nhưng cũng thu hút được một số du khách nhờ chưa bị ảnh hưởng bởi văn hóa chụp giật như tại các bãi biển nổi tiếng Đồ Sơn, Sầm Sơn. Tại đây du khách có thể cùng với ngư dân kéo lưới lên cua, tôm, cá... Du khách được chọn hải sản để cùng nhắm rượu với ngư dân. Sau đó có thể say giấc nồng trên những chiếc võng cói dưới hàng phi lao trong gió mát của biển mà quên đi những ngày hè oi bức.
Thỉnh thoảng dân nhiếp ảnh kéo tới Quảng Xương từ ngày hôm trước, ngủ tạm trong những nhà ngủ rẻ tiền quanh đó để sáng sớm hôm sau chụp cảnh sinh hoạt nhộn nhịp tại bãi biển trong ánh bình minh. Thuyền ra, thuyền vào. May thì nắng đẹp nhưng cũng có những ngày mưa to sóng lớn. Dù thời tiết ra sao cũng chẳng thể cản ngư dân ra khơi kiếm sống trên những chiếc bè ghép bằng những thân tre được uốn cong để có thể cưỡi sóng. Loại bè mũi cong này chỉ thấy ở biển Thanh Hóa, Nghệ An. VCH


* Nếu có ai hỏi tôi thích loại người nào nhất khi chụp ảnh chân dung? Xin thú thực đó là những người già. Đặc biệt là những cụ già răng đen ở miền Bắc. Tôi biết rằng sẽ không còn nhiều cơ hội để chụp ảnh các cụ. Chỉ dăm mười năm nữa thôi. Các cụ có nụ cười thật đôn hậu, giọng nói chậm rãi, ân tình, khác hẳn giọng mấy cô gái trẻ thường gặp trên đường phố Hà Nội, vừa nhanh vừa cao đến nỗi mấy anh bạn người Cần Thơ bắt tôi thông dịch lại sang… tiếng Bắc 54!
Có lần tôi đang trên đường đi bộ đến một xưởng dệt tơ tằm ở Hà Tây để chụp vài tấm ảnh quay tơ, một bà cụ răng đen đứng hóng mát ngoài cửa nhà vui vẻ mời: “Bác đi đâu thế? Vào uống tách chè đã nào”. Tôi chỉ là người lạ qua đường mà sao giọng cụ đon đả, thân tình thế. Lại được gọi trịnh trọng là "bác" nữa. Tôi đã quen nghe các bà cụ ở trong Nam gọi thân mật là con, cậu hai, chú hai... Tôi cười hỏi thăm cụ vài câu rồi xin phép đi.
Một lần khác tại đầu ngõ một ngôi làng ở Bắc Giang, tôi gặp hai cụ già răng đen đang hỏi han nhau. Một cụ lưng đã gù gập hẳn xuống. Hai cụ nói chuyện bằng giọng chân chất mà tôi nhớ đã loáng thoáng nghe từ hồi còn nhỏ lắm… Ôi những người bạn già chỉ còn ít năm tháng cuối đời để hỏi thăm nhau sức khỏe. Quí biết bao! VCH


* Có nhiều người vào một thời điểm nào đó, và ở một hoàn cảnh nào đó đã ao ước có đôi cánh của loài chim biển, thoát ra khỏi cảnh tù túng để sống với trời cao biển rộng. Tôi cũng đã có mơ ước như vậy từ những ngày còn đang sống trên mảnh đất quê hương của mình.
Thế rồi ước mơ đã trở thành sự thật. Tôi đã vượt qua nửa vòng trái đất, sang bên kia bờ đại dương sống tại thành phố San Francisco, một thành phố thơ mộng xây cất trên 32 ngọn đồi. Nơi đây quanh năm tôi có thể ngắm bầy hải âu bay lượn qua cây cầu Golden Gate, giỡn với sóng biển lúc nào cũng rì rào.
Tuy không còn mong ước có đôi cánh dài để bay đi đâu nữa, nhưng ước mơ một đời sống tự do như loài chim biển lúc nào cũng tiềm ẩn trong tôi. Nghe sóng vỗ và ngắm bầy hải âu bay lượn trong cảnh hoàng hôn vẫn còn là cái thú mỗi buổi chiều nắng đẹp. Và khi dạo bờ biển với cái máy ảnh trên tay thì hải âu vẫn luôn là đề tài mà tôi yêu thích.
Tấm ảnh dưới đây là tấm đầu tiên tôi chụp chim hải âu tại bờ biển Monterey (California) khi máy ảnh digital mới ra đời. Một bầy hải âu đang đứng tìm ăn trên bãi biển. Chim hải âu mà đứng thì chẳng khác con vịt, phải bay và xòe đôi cánh rộng mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Tôi cầm mấy viên đá ném vào bầy chim cho chúng bay lên nhưng vô ích, chúng chỉ né nhưng vẫn đứng yên. Chờ lâu lắm muốn bỏ đi thì bất ngờ có con sóng lớn đánh tới, bầy chim hốt hoảng bay lên, thế là tôi tấm liên tục dăm bảy phát cho tới khi bầy chim bay xa. Còn tôi, ướt quần và giầy, máy ảnh còn khô. Sau này tôi còn chụp hàng trăm tấm ảnh hải âu dọc bờ biển từ Cali tới Florida. Cho đến nay chụp chim hải âu vẫn còn là cái thú chưa chán. VCH
 


* Trước 75 tôi chỉ quanh quẩn ở miền Nam, chứ chưa có cơ hội ra miền Trung. Do đó cuối năm 2005 khi mấy người bạn rủ ra Quảng Bình chụp ảnh động Phong Nha thì tôi xách ba-lô đi ngay. Sau vài ngày ở Đà Nẵng và Huế, chúng tôi đi ra Quảng Trị bằng một xe khách nhỏ. Anh tài xế nói huyên thuyên đủ thứ chuyện, kể cả chuyện gặp ma trên Đại Lộ Kinh Hoàng khi phải lái xe đêm. Anh ta mặc cái áo rằn ri nhưng không biết có phải gốc Cọp Biển hay không. Những câuchuyện anh kể đôi khi dí dỏm, lắm lúc mỉa mai bằng giọng Nam khề khà tôi thường nghe tại mấy bàn nhậu trong thời gian dạy học dưới miền tây.
Thay vì từ Huế ghé nhà thờ La Vang chụp mấy tấm hình cảnh nhà thờ loang lổ vết đạn rồi lái thẳng ra Quảng Bình, anh tài xế lại đưa chúng tôi đến cổ thành Quảng Trị để “xem cho biết”. Sau khi nghe thuyết trình về “quân giải phóng” đã anh dũng chiếm thành cổ Quảng Trị ra sao, anh ta hỏi: “Thế chiếm xong thành cổ thì quân ta giữ được mấy ngày?” khiến cô thuyết trình viên lúng túng. Rồi anh đưa chúng tôi đi một vòng thị xã để nhìn dấu vết còn sót lại của trận đánh năm 1972. Trận chiến mà dân miền Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa dựa theo tựa đề cuốn hồi ký của Phan Nhật Nam. Còn dân miền Bắc gọi là Cối Xay Thịt do số quân bị nướng quá nhiều. Trận đánh kéo dài 81 ngày đêm này được xem là trận ác liệt nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam. Cả hai bên đều cố chiếm và cố giữ Quảng Trị để tạo thế mạnh tại bàn Hội nghị Paris đã kéo dài từ tháng 5-1968. Trận chiến đã phải trả một giá quá đắt và có thực sự cần thiết không? VCH

Trường Bồ Đề (Quảng trị)

* Tôi có anh bạn nhiếp ảnh ở San Jose thường cùng nhau đi chụp khắp Bắc Cali đủ bốn mùa xuân hạ thu đông. Nhưng vì đổi việc làm nên anh phải dọn sang Florida. Thế là cái thú chụp thác nước ở Yosemite phải đổi sang chụp chim. Anh rủ tôi bay sang Florida đi săn ảnh chim 6 ngày. Có lần chúng tôi tới một đầm lầy, trên trời thì cò trắng giương cánh, dưới nước thì cá sấu lừ đừ bơi qua lại. Chưa bao giờ tôi thấy cò gần như vậy. Ở VN thì cò thường ở cách xa cả một cánh đồng rộng. Tới được gần cò nhất có lẽ là tại vườn cò Bằng Lăng ở Thốt Nốt nhưng cũng cần ống kính dài và không thấy rõ chi tiết. Đang mải ngắm mấy chàng cò bay lượn ngay trên đầu thì nghe tiếng cò con kêu vang trời đất. Có lẽ cả cây số cũng nghe tiếng. Chắc hẳn nó đói lắm rồi. Thế là cò mẹ vội bay đi. “Con không khóc thì mẹ không cho bú” mà. Một lúc sau thì cò mẹ mang mồi về. Tiếng cò con kêu nhỏ dần… Cách mớm con cũng lạ. Cò con hả rộng miệng để cò mẹ có thể chui hẳn cái đầu vào mớm mồi. Lúc này thì tha hồ bấm máy với khoảng cách chỉ chừng ba thước. Tình mẫu tử hiện rõ khi cò mớm con, không khác cảnh mẹ cho con bú. Đầy tình cảm. VCH


* Nằm ở phía Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ với hình dáng thật kỳ lạ: hòn Ðầu Người, hòn Rồng, hòn Ông Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Gà Chọi, hòn Chó Đá... Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, hang Sửng Sốt... Với cảnh trí như vậy, Hạ Long là nơi thu hút du khách nhiều nhất Việt Nam.
Nhưng Vịnh Hạ Long không chỉ là thắng cảnh mà còn gắn liền với những địa danh nổi tiếng như Vân Ðồn, Bạch Ðằng, nơi đã từng chứng kiến những trận thủy chiến lẫy lừng của cha ông ta chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Năm 938, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Ba thế kỷ sau, Hưng Đạo Vương cùng các danh tướng nhà Trần đã đánh tan tác đạo quân bách chiến bách thắng Mông Cổ cũng trên con sông lịch sử này bằng cùng chiến thuật của Ngô Quyền: dùng thủy triều và đóng cọc nhọn dưới lòng sông. Từ Uông Bí, chúng tôi dùng thuyền nhỏ xuôi dòng sông Bạch Đằng ra vịnh Hạ Long cho chuyến săn ảnh hai ngày. Thấp thoáng bên trái là Quảng Yên, quê ngoại tôi, nơi đây hồi nhỏ tôi chập chững nắm tay mẹ về tiễn đưa bà ngoại... lần cuối! Những kỷ niệm thời thơ ấu bỗng hiện ra. Giọng giảng bài say sưa của ông thầy dạy Sử về những trận đánh Nguyên Mông còn văng vẳng đâu đây. Lòng bỗng nao nao. VCH



* Động Thiên Cung có niên đại hình thành cách nay khoảng 2 triệu năm, nhưng mới chỉ được tìm thấy vào năm 1993. Thiên Cung là hang động đẹp nhất ở Hạ Long mà con người biết tới. Qua một cửa hẹp, lòng động mở rộng ra và kéo dài gần hơn trăm mét. Càng vào sâu, du khách càng ngơ ngẩn trước vẻ đẹp lộng lẫy do thạch nhũ tạo nên.
Trong hang thấy có một dòng chữ trên vách đá và con số 1901. Có lẽ đây là bút tích của nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm tới hang này. Bây giờ người ta đã xây một hệ thống cầu thang với các hệ thống đèn chiếu sáng để du khách dễ dàng vào thăm hang. Năm1998, động Thiên Cung mới chính thức mở cửa đón du khách và từ đó đã tạo thành một làn sóng du lịch về vịnh Hạ Long.
Tuy đẹp nhưng không  dễ chụp ảnh trong động Thiên Cung vì thiếu sáng. Càng khó hơn để chụp người đang di chuyển dọc vách đá với đủ màu sắc như một tác phẩm hội họa vĩ đại. VCH
  


* Nếu có mặt ở VN dịp Xuân thì chúng tôi thích tới vùng Hà Giang ăn Tết với bọn trẻ con người H’Mông. Cũng như trẻ con vùng xuôi, bọn nhỏ ở đây cũng được mặc quần áo mới. Con gái thì quần áo may bằng loại thổ cẩm với đầy họa tiết màu sắc, chân có mang giầy chứ không phải đôi dép cao su đúc như ngày thường. Con trai thì đơn giản hơn, quần áo chỉ một màu đen giống như bộ bà ba của người kinh, nhưng thêm một cái khăn quàng cổ bằng len đan màu sặc sỡ chỉ dùng vào dịp Tết. Mặt mày hồng hào, sạch sẽ chứ không lem luốc như ngày thường. Lúc này người ta sẽ thấy mía bán khắp nơi, món quà mà chỉ Tết bọn trẻ mới được thưởng thức. Kẹo là món quà ngoài sự mơ ước của trẻ con vùng cao.
Đó là hình ảnh ngày Tết. Còn ngay trước Tết bọn nhỏ vẫn phải giúp gia đình làm việc. Tấm ảnh này tôi chụp ở vùng cách Sapa khoảng mươi cây số. Con bé chỉ chưa đầy10 tuổi đi bộ từ dốc núi xuống với cái gùi đựng bó củi cao bằng thân người. Củi tươi nên khá nặng. Hôm nay là 29 Tết rồi mà nó vẫn còn phải lên rừng kiếm củi cho mẹ. Con bé mặt ửng đỏ, tóc bết mồ hôi, ngồi duỗi chân cạnh bờ vực nghỉ mệt. Dù sao nó cũng còn có cái áo len sờn cũ và đôi giầy ống để lội rừng. Nhìn con bé khó mà biết được nó đang vui hay buồn. Gương mặt đầy nét chịu đựng như một thói quen hàng ngày. Nếu con bé biết rằng tấm ảnh của nó đã được dự thi nhiếp ảnh quốc tế nhiều lần chắc hẳn sẽ ngạc nhiên lắm. VCH


dimanche 28 octobre 2018

Thế giới và những công trình kiến trúc trên núi độc nhất.

tt Đá núi thì khó mà xây cất như đất bằng, nhưng từ đời xưa, trên thế giới đã có những công trình kiến trúc thật tuyệt vời như bộ ảnh dưới đây đã gom nhặt lại.
Mời quý anh chị cùng ngắm những tác phẩm này.
Caroline Thanh Hương




Những kiến trúc trên vách đá nổi tiếng thế giới

Được xây dựng từ hàng trăm, thậm chí cả hàng nghìn năm trước, nhưng những kiến trúc này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của chúng. Nếu bạn sợ độ cao, bạn không nên đặt chân đến một trong những nơi này.
Đây là những kiến trúc có thể gọi là nguy hiểm nhất thế giới: đền chùa, nhà thờ, lâu đài và các ngôi nhà được xây dựng trên những tảng đá nằm chênh vênh bên rìa núi. Một số kiến trúc chỉ có thể đến thăm quan bằng máy bay hoặc nếu bạn có kĩ thuật trèo núi siêu việt.
Tuy thế, các kiến trúc vẫn đứng vững qua hàng trăm năm, thậm chí cả hàng nghìn năm bất kể vị trí nguy hiểm của nó. Lâu đời nhất là ngôi đền treo ở Sơn Tây ở Trung Quốc, xây từ những năm 491.

 

Ngôi nhà nguyện Saint-Michel d'Aiguilhe gần Le Puy-en-Velay, miền nam nước Pháp đã hơn 1000 năm tuổi, được xây trên đỉnh núi lửa cao 73 mét. Du khách muốn lên đây phải trèo lên 268 bậc thang tạc vào đá.

Hãy nhìn nhà thờ tuyệt đẹp này, nó nằm ở độ cao 40 mét trên đỉnh cột Katskhi ở Georgia. Trong nhiều thế kỉ, người dân địa phương chỉ có thể nhìn lên trên tàn tích bí ẩn. Cuối cùng, năm 1944, một nhóm các nhà leo núi đứng đầu là Alexander Japaridze đã leo lên đỉnh núi và khám phá phần còn lại của nhà nguyện. Chỉ những ai được phép mới được trèo lên núi đá để đi lên trên.

Meteora ở miền trung Hy Lạp có rất nhiều các tu viện tráng lệ. Tu viện Chúa Ba ngôi trong ảnh được xây từ năm 1392 và xuất hiện trong một bộ phim của James Bond. Du khách phải leo qua 140 bậc thang để đi vào thăm quan.


Thị trấn Bonifacio ở Corsica nằm ngay trên rìa của một núi đá vôi. Cách duy nhất để đến đây là đi bằng thuyền.

Ngôi chùa treo được xây tựa lưng vào một vách núi gần núi ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, vào năm 491.

Castellfollit de la Roca là một ngôi làng thời trung cổ đẹp như tranh vẽ được xây dựng trên núi đá bazan ở phía đông bắc Tây Ban Nha.

Ngôi đền Popa Taungkalat nằm trên đỉnh núi Popa ở Myanmar. Du khách phải kiên nhẫn leo 777 bậc để lên đến đỉnh.


Tòa nhà này nằm trên một tảng đá ở Gaztelugatxeko Doniene, trong vịnh Biscay, ngoài khơi Tây Ban Nha. Tòa nhà có tuổi đời từ thế kỉ thứ 10 với một cây cầu nối vào với đất liền.

Casas Colgadas, tức là ngôi nhà treo, ở tỉnh Cuenca, Tây Ban Nha

Tu viện Paro Taktsang là một phức hợp đền thờ Phật Giáo nằm trên dãy Himalaya ở Bhutan. Nó được xây vào năm 1692 nhưng gần như bị phá hủy hoàn toàn trong một trận hỏa hoạn vào năm 1998. Tuy nhiên, chính quyền Bhutan đã quyên góp tiên để khôi phục lại kiến trúc nổi tiếng này.

Lâu đài Swallow's Nest nằm trên rìa vách đá Aurora ở Crimea. Nó xây dựng vào năm 1911 và đã sống sót sau một trận động đất. Hiện nay, nơi đây mở cửa cho du khách thăm quan và có một nhà hàng bán đồ ăn Ý.

Ngọn hải đăng Nugget Point là một điểm thăm quan ở hòn đảo phía nam New Zealand. Một con đường dốc đưa du khách đến với kiến trúc tuyệt vời này. Nugget Point bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1870 và mất 4 năm để hoàn thành.


Đây là thị trấn Corte ở Corsica. Trên đỉnh núi đá là một thành cổ, một văn phòng du lịch và một bảo tàng của Corsica.

Ngôi làng Manarola đẹp như tranh vẽ đứng trên một vách đá ở phía Tây Bắc nước Ý. Nó nổi tiếng với loại rượu vang ngọt Sciacchetrà.

Làng Vernazza nhỏ bé nằm trên một vách đá ở bờ biển Cinque Terre nước Ý. Xe hơi không được phép hoạt động ở đây. Một thời, ngôi làng đánh cá này là địa điểm được hải quân Ý bảo vệ khỏi những tên cướp biển.

Tàn tích của lâu đài Dunnottar ở Stonehaven, Scotland không cao như các kiến trúc khác ở trên nhưng đây từng là nơi ở của người anh hùng dân tộc William Wallace, nữ hoàng Mary của Scots và vua Charles II. Lâu đài mở cửa quanh năm đón khách du lịch.

Hữu Nguyên