Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

samedi 28 mai 2016

Thịt chay cháy, gỏi chua chua, món gì đây ?




Món ăn này chỉ dành cho những người không ăn kiêng, hay ăn với một món gỏi.

Ăn với bánh mì hay với cháo trắng cũng khá ngon.

Caroline Thanh Hương

 photo IMG_0670.jpg

Món thịt ba chỉ vàng ruộm, thơm ngon xen lẫn vị cay thơm của ớt là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm gia đình bạn.

 photo thit-ba-chi-kho-ot-cay-5-1604084211.jpg

Thịt ba chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của gia đình. Trong số đó, món thịt ba chỉ xào ớt được nhiều người yêu thích vì sự thơm ngon mà ăn không ngấy. Vị cay của ớt giúp át đi cảm giác béo ngậy của thịt.
Hãy thử làm món ăn này tại nhà, bạn sẽ bất ngờ vì nó không hề khó và tốn thời gian chút nào.



Nguyên liệu làm thịt ba chỉ xào ớt: 
+ Thịt ba chỉ (600g)
+ Ớt xanh (250g)
+ Ớt đỏ (2 quả)
+ Hành (2 cây)
+ Gừng tươi (4 miếng)

+ Dầu ăn
+ Nước mắm
+ Muối
+ Hạt nêm
+ Hạt tiêu
Cách làm thịt ba chỉ xào ớt cay:
+ Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu ra đĩa.
+ Thịt ba chỉ, ớt, hành, gừng rửa sạch. Thịt thái miếng dày khoảng 1cm, ớt thái hình con thoi, hành và gừng băm nhỏ.

 photo thit-ba-chi-kho-ot-cay-2-1603371121.jpg

+ Đổ dầu ăn vào chảo, thả thịt, đảo đều đến khi bắt đầu chuyển vàng, cháy cạnh thì thêm gừng, hành và ớt vào xào tiếp.

 photo thit-ba-chi-kho-ot-cay-3-1603500761.jpg



+ Thêm nước mắm, muối và hạt nêm vừa phải rồi tiếp tục đảo đều thịt và rau đến khi miếng thịt mềm và có màu vàng nâu thì tắt bếp.
+ Gắp thịt ra đĩa và thêm hạt tiêu, món ba chỉ xào ớt đã hoàn thành. Ăn kèm với cơm nóng rất ngon!


 photo thit-ba-chi-kho-ot-cay-4-1604037721.jpg



 photo thit-ba-chi-kho-ot-cay-5-1604084211.jpg


Chú ý:
+ Chọn thịt ba chỉ loại một lớp mỡ - một lớp thịt đều nhau, khi xào sẽ không sợ cháy và thơm ngon hơn.
+ Nếu không thích vị ớt và sợ cay, có thể giảm bớt số lượng ớt.
Chúc các bạn thành công với món thịt ba chỉ xào cay này nhé!



Thay vì mua tương cà chua đóng chai sẵn có ngoài siêu thị, bạn có thể tự làm tại nhà bằng cách đơn giản sau đây để đảm bảo an toàn, vệ sinh.


 photo tu-lam-tuong-ca-3-1447381011.jpg
 

ảnh minh họa
Tương ớt và tương cà chua là 2 gia vị chấm được dùng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, người ta lại e ngại vì sợ phẩm màu và các chất hóa học có trong đó. Bởi vậy các bạn hãy tự thử làm tương cà chua ngay tại nhà bạn để vừa đảm bảo thơm ngon lại an toàn vệ sinh thực phẩm nhé!
Nguyên liệu làm tương cà chua:


Cà chua (300g)
+ Đường cát (20g)
+ Muối (10g)
+ Bột nếp (10g)

Cách làm tương cà chua:
+ Cà chua rửa sạch, để ráo nước. Chú ý chọn loại chín đỏ, không mềm không cứng, đáy bằng phẳng.
+ Thái cà chua thành nhiều miếng nhỏ.
+ Cho 100ml nước sôi để nguội vào máy xay sinh tố.


 photo tu-lam-tuong-ca-4-1447175011.jpg


+ Thả cà chua đã thái nhỏ vào và xay nhuyễn.
+ Đổ cà chua xay nhuyễn vào chảo đặt trên bếp, để lửa to. Thêm đường, muối và bột nếp pha nước vào khuấy đều. Đun thêm 2-5 phút đến khi cà chua sánh lại thì tắt bếp, để nguội.
+ Múc sốt cà chua vào hộp, để trong tủ lạnh ăn dần.

 photo tu-lam-tuong-ca-5-1447322871.jpg

Thật dễ dàng và nhanh chóng, bạn đã có món tương cà chua ngon tuyệt!

 photo tu-lam-tuong-ca-3-1447381011.jpg



Chú ý:
+ Chọn cà chua chín vừa phải, bên ngoài không có vết thâm nám, phần đáy bằng phẳng.
+ Trộn bột nếp với nước theo tỉ lệ 1:1.
+ Cà chua xay nhuyễn xong phải đun đến khi sánh lại mới thêm gia vị và nước vào.
Chúc các bạn thành công với cách làm tương cà chua nhé!


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1458349#ixzz46r8U63Yx
doc tin tuc xaluan.com

 photo 100_5170.jpg

HUONGXUAN2016: Ăn uống cân bằng và vận động để có sức khỏe tốt, bài tường thuật của hội nghị quốc tế về sức khoẻ tại Victoria, Úc.
image

vendredi 27 mai 2016

Hà Tiên và những câu chuyện ly kỳ về tìm kiếm kho báu họ Mạc ở nơi này.

Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm này để tiếp nối bài viết trong trang Blog đã post sau đây.

 HUONGXUAN2016: Caroline Thanh Hương với tuỳ bút Tháng Tư Hồi Tưởng Một Vùng Đất Quê Hương.



image

HUONGXUAN2016: Caroline Thanh Hương với tuỳ bút T...
鄚天錫士麟鄚天賜 Đây là 10 bài thơ miêu tả 10 thắng cảnh của Hà Tiên.  Để người trong cũng như ngoài nước dễ nhận ra các thắng cảnh này, đề nghị...

 

Chúng ta phải hãnh diện vì có 1 đất nước rất đẹp, nhưng giữ gìn nó cho con cháu chúng ta về sau là việc của người dân ở đó, chứ không phải chờ đợi bất cứ lực lượng hay chính phủ nào can thiệp cho mình để mình có được tự do, độc lập vững bền.
Cám ơn tác giả những hình ảnh, bài viết, bài sưu tầm ghi nhận nơi đây lòng tri ân của tôi đã mượn hình ảnh quê nhà gắn vào trang Blog này để chia sẻ cho những người Gốc Việt Nam xa xứ và chưa bao giờ trở lại quê hương một chút gì để nhớ để thương.

Bài rất dài và đây là tài liệu nhiều hình ảnh xưa, sự kiện và chuyện người thật, việc thật, quý anh chị cứ thong thả đọc hay lưu lại link này để tìm đọc lại thêm sau này nếu biết mình có quê hương ở đó.
Caroline Thanh Hương

 

Hà Tiên Thập Cảnh

Từ lâu lắm rồi, Hà Tiên - vùng đất biên thùy cực nam tổ quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, đã được biết đến như một nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ đầy quyến rũ tiêu biểu nhất của nam bộ. Thi sĩ Đông Hồ đã từng viết: Hà Tiên núi không cao, rừng không rậm, ngắm vui mắt không chán trong lòng. Có một ít hang động của Lạng Sơn, vài ngọn đá chơi vơi ngoài biển, một ít thạch thất, sơn môn của Hương Tích, vài cảnh Tây Hồ, đôi nét Hương Giang, một ít chùa chiền của Bắc Ninh, lăng tẩm Thuận Hóa, vài bãi cát Đồ Sơn, Cửa Tùng, Long Hải. Không chỉ đẹp về phong cảnh hữu tình, Hà Tiên còn được biết đến với những di tích lịch sữ gắn liền với các huyền thoại, các câu chuyện cổ tích.

1. TIÊU TỰ THẦN CHUNG (CHÙA TAM BẢO)
Rừng thiền sít sát án ngoài tào,
Chuông giống chùa Tiêu tiếng tiếng cao.
Chày thỏ bạt vang muôn khóm sóng;
Oai kình tan tác mấy cung sao.
Não phiền kẽ nấu sôi như vạc.
Trí tuệ người mài sắc tựa đao.
Mờ mịt gẫm dường say mới tỉnh;
Phù sinh trong một giấc chiêm bao.

 photo chua-tam-bao-011.jpg
Tương truyền, sau khi ổn định cơ ngơi, Mạc Cửu cho người về Trung Quốc đón mẹ sang Hà Tiên, lúc này bà đã hơn 80 tuổi và là người rất sùng mộ đạo Phật, có ý muốn đi tu. Năm 1730, ông đã cho xây gần dinh cơ của mình một ngôi chùa, gọi là Tiêu Tự, để mẹ sớm mỏ chiều kinh. Chùa xây trong khuôn viên chùa Tam Bảo hiện nay. Trong một ngày lễ Phật, bà đã mất ngay trước Phật Đài. Mạc Cửu cho đúc một tượng Phật và một chuông đồng để thờ. Nghe tiếng chuông mà tưởng niệm đấng từ thân. Ngôi chùa xưa đã bị quân Xiêm tàn phá khi xâm chiếm Hà Tiên năm 1771. Đến năm 1799, con cháu họ Mạc mới trùng tu lại. Ngôi chùa Tam Bảo hiện nay đã qua nhiều lần trùng tu lớn và nhỏ (lần trùng tu lớn nhất là năm 1940). Phía sau chùa hiện nay còn mộ của Thái Thái Bà Bà (mẹ ông Mạc Cửu). Trong chùa chỉ còn tượng Phật bằng đồng, chuông đồng đã bị mất khi quân Xiêm xâm chiếm. Xung quanh chùa hiện nay còn lại bức tường cổ, họ Mạc cho xây dựng để ngăn giặc, vật liệu làm bằng vôi và ô dước nhưng vẫn bền vững gần 300 năm nay. Mạc Thiên Tích đã vịnh cảnh "Tiêu Tự Thần Chung" như để nói lên tâm tư của ông ở nơi dinh thự khi nghe tiếng chuông chùa vào buổi sớm. Tiếng chuông chùa buổi sớm ngân vang tạo cho một vùng không gian Hà Tiên thêm êm đềm, thanh tịnh. Chùa Tam Bảo là một di tích lịch sử gắn liền với dòng họ Mạc, nằm ngay trung tâm thị xã Hà Tiên, có một khuôn viên khá rộng, không khí trong lành, khoáng đãng, yên tĩnh, là nơi mà hầu hết du khách đến Hà Tiên đều muốn ghé qua thăm viếng.

2. KIM DỰ LAN ĐÀO (NÚI PHÁO ĐÀI)
Kim là vàng, dự là hòn đảo nhỏ, lan là ngăn chặn, đào là sóng to. Kim Dự Lan Đào là hòn đảo vàng ngăn chặn sóng gió. Ý nói, trước hải khẩu trấn Hà Tiên có hòn đảo nhỏ ngăn chặn sóng gió, gìn giữ cho nội địa được yên ổn.

Kim dự này là núi chốt then,
Xanh xanh dành trấn cửa Hà Tiên.
Ngăn ngừa nước dữ không vùng vẫy,
Che chở dân lành khỏi ngửa nghiêng.
Thế cả vững vàng trên Bắc hải;
Công cao đồ sộ giữa nam thiên.
Nước yên chẳng chút lông thu động,
Rộng bủa nhơn xa tiếp bách xuyên.
 photo 7_20Nui20Phao20Dai1.jpg

 photo nui-phao-dai-o-ha-tien1.jpg

Kim Dự là một quả đồi nhỏ phía Tây Nam thị xã Hà Tiên. Thường gọi là núi Pháo Đài. Vì trên đó, từ hồi Triều Nguyễn đến hồi bị Pháp thuộc vẫn là cứ điểm quân sự để trấn giữ cửa biển, bảo vệ trấn Hà Tiên chống giặc ngoại xâm. Cách đây hơn một thế kỷ, Pháo Đài vẫn còn tách rời đất liền. Nay Pháo Đài dính với đất liền là do công sức xây đắp của các tù nhân thời thực dân Pháp. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí cho Pháo Đài là Đại Kim Dự, còn một cảnh Tiểu Kim Dự nữa. Có lẽ là chỗ đối cảnh với Đại Kim Dự về hướng Nam, mà nay đã dính liền vào đầu sơn phận núi Tô Châu, chỗ doi đất hiện giờ có miễu thờ Thủy Thần và miễu thờ Cá Ông Nam Hải. Ngày nay, chiếc cầu Tô Châu đã nối liền hai bờ Đại Kim Dự và Tiểu Kim Dự. Và dưới chân Pháo Đài là ngọn Hải Đăng, làm cho đôi bờ cửa biển Hà Tiên càng thêm duyên dáng, đáng yêu. Nơi đây rất lý tưởng cho những du khách thích thưởng ngoạn ngắm cảnh trời mây non nước và tận hưởng gió mát. Từ đây, ta có thể ngắm toàn cảnh thị xã Hà Tiên, thưởng thức “ Đông Hồ Ấn Nguyệt “ trong những đêm trăng sáng và ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.
3. LỘC TRĨ THÔN CƯ (CẢNH ĐẸP MŨI NAI)
Lộc là nai, trĩ là mõm núi, mũi núi. Lộc Trĩ là Mũi Nai, thôn cư là chỗ thôn trang dân cư. Lộc Trĩ Thôn Cư tạm dịch là xóm núi Mũi Nai. Xóm dân cư này đã đi vào văn học qua bài thơ Lộc Trĩ Thôn Cư của Tao Đàn Chiêu Anh Các.

Lâm lộc ai rằng thú chẳng thanh.
Nửa kề nước biếc nửa non xanh
Duỗi co chẳng túng kiền khôn hẹp
Cúi ngửa vì vâng đức giáo lành
Lưu loát hưởng dư ơn nước thạnh
Ê hề sẵn có của trời dành
Đâu no thì đó là an lạc
Lựa phải chen cân chốn thị thành.
 photo 2d4d0cbfcac8b38dd50c0b6de57ec46d-121.jpg
 photo ha-tien-thap-canh-3-11.jpg


Bãi tắm Mũi Nai cách trung tâm Thị Xã Hà Tiên khoảng 6 km về hướng Tây, gồm hai điểm: bãi trước và bãi sau. Bãi tắm Mũi Nai không sâu thẳm mà thoai thoải dần và sóng ở đây ít ồn ào, hung hãn, rất yên tĩnh và hiền lành. Từ bờ ra chừng trăm mét vẫn an toàn, chúng ta có thể an tâm đùa giỡn với sóng nước. Mũi Nai nằm trong vùng biển vịnh Thái Lan. Xa xa có nhiều hòn đảo nhấp nhô, chếch về phía bên trái là quần đảo Hải Tặc, xa hơn nữa là đảo ngọc Phú Quốc nằm trãi dài mà chúng ta có thể nhìn rõ hơn trong những ngày trời quang mây tạnh. Đến Mũi Nai, tắm biển, hưởng nắng và gió biển sẽ giúp du khách thêm vui tươi, khỏe khoắn. Chúng ta có thể nằm võng hoặc ghế bố mà ngắm cảnh thiên nhiên, nhìn sóng nước từng đợt nhấp nhô, xô lượn vào bờ. Bạn sẽ thấy tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng. Chúng ta sẽ thưởng thức các đặc sản biển như: ốc nhảy, hào đá, cua, ghẹ, mực,. .. Bãi biển Mũi Nai là nơi mà tất cả các du khách đến Hà Tiên đều muốn thăm qua. Có thể nói khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bãi tắm Mũi Nai là nơi lý tưởng nhất cho những du khách yêu thích biển đến tham quan du lịch.
4. NAM PHỐ TRỪNG BA (BÃI BIỂN PHÍA NAM)
Trong năm cặp thắng cảnh đối nhau thì "Nam Phố trừng Ba" là cảnh đối lại với "Đông Hồ Ấn Nguyệt". Nam Phố là bãi biển ở phía Nam. Trừng là nước lặng lẽ. Ba là sóng. Nam Phố Trừng Ba là bãi biển phía Nam sóng nước lặng lẽ. Dòng Nam phẳng lặng khách dầu chơi.

Hai thức như thêu nước với trời
Bãi khói dưới kia hương lại bủa
Hồ gương trong đó gấm thêm rơi
Sóng chôn vảy ngạc tình chi xiết
Nhạn tả thơ trời giá mấy mươi
Một lá yên ba dầu lỏng lẻo
Đong trăng lường gió nước vơi vơi.

 photo ha-tien-thap-canh-41.jpg

 photo bai-bien-dep-mien-nam21.jpg
Nam Phố là một bãi biển cách thị xã Hà Tiên về hướng Nam khoảng 11km, thuộc ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương. Bãi biển ở đây gần giống như một cái vịnh nhỏ được che chở bởi các ngọn núi, nên biển ở đây thường yên lặng hơn các nơi khác, gần như quanh năm êm đềm lặng sóng. Những ghe thuyền qua lại gặp mùa động Nam, muốn tránh sóng gió đều vào đây ẩn núp cho qua cơn trời động. Cảnh vật nơi đây còn rất hoang sơ và gần với thiên nhiên. Bãi tắm ở đây cũng khá đẹp và lý tưởng. Dân cư ở đây rất hiền hòa, sống bằng nghề trồng tiêu và làm nghề biển. Đến đây, chúng ta sẽ được thưởng thức những món đặc sản địa phương như gỏi cá trích, gỏi cá nhòng, con cà xỉu,… với hương vị rất riêng của miền biển.
5. THẠCH ĐỘNG THÔN VÂN (THẮNG CẢNH THẠCH ĐỘNG)
Thạch động là một khối đá vôi khổng lồ, có độ cao khoảng 48m, nằm sát quốc lộ 80, cách trung tâm thị xã Hà Tiên về hướng Tây Bắc 3km. Từ xa trông Thạch Động như hình chiếc mũ lông của lính kỵ mã Anh quốc.
Thạch Động đã đi vào thơ ca qua tác phẩm "Hà Tiên Thập Cảnh" của Mạc Thiên Tích, là một trong mười cảnh đẹp tiêu biểu của Hà Tiên với tên gọi Thạch Động Thôn Vân. Thạch Động là động đá. Thôn là nuốt. Vân là mây. Thạch Động Thôn Vân là động đá nuốt mây. Nhân cảnh mây phong khói tỏa, quanh quẩn ở chỗ cửa động, mà thi nhân nghĩ như là động khẩu hút khói nuốt mây.
 photo ha-tien-thap-canh-5-11.jpg
 photo PMT_53521.jpg


Quỷ trổ thần xoi nổi một tòa,
Chòm cây khóm đá dấu tiên gia
Hang sâu thăm thẳm mây vun lại;
Cửa rộng thinh thinh gió thổi qua.
Trống lổng bốn bề thâu thế giới;
Chang bang một dãy chứa yên hà.
Chân trời mới biết kho trời đấy
 Cân đái hèn chi rở ỷ la.

Dân gian truyền rằng trong Thạch Động có đường thấu tới đỉnh nên ánh sáng mặt trời rọi xuống, đây là đường lên trời. Còn đường xuống địa phủ được dân gian gắn liền với huyền sử "Thạch Sanh giết Đại Bàng cứu công chúa Quỳnh Nga và Thái Tử con vua Thủy Tề". Đường xuống địa phủ là một hang sâu thăm thẳm không biết đâu là cùng. Tương truyền rằng, có lần Tổng trấn Mạc Thiên Tích sai người theo cửa hang đi xuống để xem sao, người đó đi mãi chỉ nghe tiếng sóng, sợ quá phải quay trở lên. Một tương truyền khác, có người thử xem hang này ra sao, họ khắc chữ đánh dấu vào những trái dừa khô rồi thả xuống hang. Ít lâu sau, những người đi biển vùng Hà Tiên, Phú Quốc đều lượm được những trái dừa đó. Do hang sâu nguy hiểm nên đã được lấp từ những năm 1960. Trong hang có một ngôi chùa thờ Phật, ngôi chùa được dựng lên khi nào chưa rõ, cửa chùa cũng là cửa hang chính của Thạch Động, phía trên có ghi ba chữ "Tiên Sơn Tự " với hai câu đối bằng chữ Hán: "Thạch thượng linh cơ lưu ngọc dịch; Động trung tĩnh địa ẩn kim tiên". Thạch Động còn có tên cổ là núi Vân Sơn, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 05 quyển 26, mục Sơn Xuyên Chí có chép như sau: "Núi Vân Sơn ở huyện Hà Tiên, cách Địa Tạng khoảng một dặm, có núi cao chừng bốn trượng, bốn bên vách đứng như cái cột kình thiêng, núi có động rộng 4_5 trượng, trong có chùa Bạch Vân". Và mục Tự quán có chép: "Chùa Bạch Vân ở thôn Mỹ Đức, huyện Hà Tiên, trước do người Minh Hương là Đoàn Tân dựng, năm Thiệu Trị thứ 7 Tuần Phủ Phan Tùng bổ…". 
Đầu thế kỷ XX, có hai nhà sư từ miền Trung tới trụ trì ngôi chùa. Một vị là Nguyên thọ thượng chánh hạ quả, dòng tu Lâm Tế đời thứ 39, tục danh là Lê Thế Duyên, quê ở Phú Yên. Hòa thượng từ trần ngày 21 tháng 12 năm Quý Sửu (1913), thọ 78 tuổi. Một vị là Húy quảng sĩ thượng thiên hạ học, dòng tu Lâm Tế thứ 40, tục danh là Trịnh Tấn Phước, người Bình Định. Thiền sư từ trần ngày 02 tháng 09 năm Aát Dậu (1945 ), thọ 75 tuổi. Sau khi hai nhà sư qua đời, đệ tử của sư Trịnh Tấn Phước là bà Cam Thị Nam (thường gọi cô Hai Nàm), kế thừa đạo nghiệp trụ trì ngôi chùa. Năm 1948, Bà bị thực dân Pháp bắt cùng với ba người nữa làm ruộng cho nhà chùa, chúng đêm cả bốn người về giam tại đồn Hà Tiên. Chúng bắt được quả tang bà Hai Nam tiếp tế và nuôi dấu cán bộ cách mạng. Ngay đêm bị bắt, giặc Pháp đã giết bà tại cầu tàu Hà Tiên. Người nữ tu hành này là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước.
Trong hai cuộc kháng chiến và những năm tháng chiến tranh biên giới, nơi đây đã từng diễn ra những trận chiến ác liệt chống quân xâm lược, góp phần tô đậm truyền thống anh hùng của quân dân Hà Tiên. Hiện nay dưới chân Thạch Động có bia căm thù tưởng niệm 130 người đã bị bọn diệt chủng Pôn Pốt tàn sát vào ngày 14.03.1978 tại xã Mỹ Đức.
Ra các cửa hang phía sau của Thạch Động, chúng ta sẽ được tận huởng những cơn gió mát lồng lộng, một không gian khoáng đãng, một vùng trời biên giới cùng với biển xanh, đảo nhỏ xa xa nhấp nhô. Không gian khoáng đãng, cảnh vật hữu tình, không khí tĩnh lặng cùng những pho tượng Phật uy nghiêm làm cho ta vơi bớt bụi trần trong giây lát, xua tan nỗi mệt nhọc sau những ngày lao động vất vả. Đến Hà Tiên, thăm Thạch Động với cảnh thiên nhiên thật thơ mộng và hùng vĩ, tạo cho ta cảm giác vô cùng thích thú.

6 .ĐÔNG HỒ ẤN NGUYỆT (NGẮM BINH MINH TRÊN SÔNG ĐÔNG HỒ)
Đông Hồ là một đầm nước mặn, rộng khoảng 14 km2, nằm ở phía Đông thị xã Hà Tiên. Đông Hồ là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp nổi tiếng của Hà Tiên đã đi vào thơ ca hàng trăm năm nay qua tác phẩm "Hà Tiên Thập Cảnh" của Mạc Thiên Tích với tên gọi "Đông Hồ Ấn Nguyệt ".

Một hồ lẻo lẻo tiết thu quang.
Giữa có vầng trăng nổi rõ ràng.
Đáy nước chân mây in một sắc;
Ả Hằng nàng Tố ló đôi phương.
Rạng thanh đã hứng thuyền
Tô tử Lạnh lẽo càng đau một kiến Nhạc xương
Cảnh một mà tình người dễ một
Kẻ thì ngả ngớn kẻ sầu thương.

 photo ha-tien-thap-canh-61.jpg

Đông Hồ là hồ ở phía Đông thành Hà Tiên, ấn nguyệt là trăng in. Thi nhân đã nhìn thấy bóng trăng in xuống mặt hồ y như cái ấn tròn đóng trên tờ giấy bạch. Và không phải bất kỳ lúc nào ta cũng được như thế mà đòi hỏi ta phải có lòng thành yêu cảnh, thăm tìm và chờ đợi. Vào đêm 16, 17 âm lịch, khoảng 07-08 giờ tối, ra bờ hồ, nhìn thẳng về hướng Đông mà đợi, đợi đến lúc trăng lên, chúng ta sẽ được nhìn chiếc ấn nguyệt in tròn vành vạnh trên mặt hồ. Vào những đêm trăng cảnh vật trên Đông Hồ rất đẹp, ánh trăng lung linh trên sóng nước mặt hồ mà ngày xưa Mạc Thiên Tích tưởng chừng tiên nữ lạc bước trần gian, đã làm nao lòng mạc khách đề thơ. Chúng ta có thể thả thuyền thưởng ngoạn trên Đông Hồ trong những đêm trăng cùng với bằng hữu, có nhạc, có thơ, có rượu, có những món ăn truyền thống của Hà Tiên, đắm mình trong không khí tao nhã như người xưa đã từng thưởng thức Đông Hồ, ta mới cảm nhận hết cái đẹp, cái thơ mộng của Đông Hồ. Đông Hồ chứa nước từ sông Giang Thành đổ vào và ăn thông ra biển để có hai mùa mặn ngọt, là nơi lý tưởng cho nhiều loại thủy cầm sinh sống. Những loài thủy cầm này đã góp phần nuôi sống con người Hà Tiên trong biết bao thế kỷ qua. Đông Hồ còn có hai ngọn núi Tô Châu ngày đêm soi bóng cùng với những thuyền chài, những ghe lưới, ... càng làm tăng vẽ thơ mộng và hữu tình của Đông Hồ.
7. GIANG THÀNH DẠ CỔ (TIẾNG TRỐNG CẦM CANH BÊN BỜ SÔNG)
Giang Thành là thành lũy đóng ở bên sông. Dạ là ban đêm. Cổ là tiếng trống. Giang Thành Dạ Cổ là tiếng trống cầm canh ở chỗ đồn thú bên bờ sông, về ban đêm.

Trống quân giang thú nổi uy phong,
Nghiêm giống đòi canh ỏi núi sông.
Đánh phá mặt gian người biết tiếng;
Vang truyền lịnh sấm chúng nghiêng lòng.
Phao tuông đã thấy yên ba vạc;
Nhiệm nhặt chi cho lọt mảy lông
Thỏ lụn sớm hầu chờ bóng ác;
Tiếng xe sầm sạt mới nên công.

 photo ha-tien-thap-canh-71.jpg

Sau khi tiếp nối cơ nghiệp của cha, Mạc Thiên Tích tăng cường việc xây dựng và bố phòng chung quanh Phương Thành. Do vị trí địa lý, việc thông tin từ vùng phía Bắc về Hà Tiên rất khó khăn (lúc này kinh Vĩnh Tế chưa được đào, chỉ có sông Giang Thành). Ông đã cho đắp một con đường nhỏ, chủ yếu dùng cho việc liên lạc hỏa tốc, đủ một người một ngựa, bắt đầu từ Đá Dựng chạy dài đến bờ Bắc sông Giang Thành với nhiều vọng gác. Tục truyền, cứ bắt đầu một hồi trống gác đánh từ Hà Tiên đến hồi trả lại là đúng một giờ. Đường này còn có tên là lộ sứ Tự Đức, đến nay hầu như không còn để lại dấu vết. Giang Thành ngày nay chỉ là một địa danh thuộc xã Tân Khánh Hòa, huyện Kiên Lương, cách thị xã Hà Tiên khoảng 10km, là chỗ ngã ba tiếp giáp kinh Vĩnh Tế từ Châu Đốc chảy sang, liền với thượng lưu con sông Giang Thành. Mà trước đây vào thời Minh Mạng, Giang Thành đã từng là một quận của tỉnh Hà Tiên.
8. LƯ KHÊ NGƯ BẠC (XÓM CHÀI RẠCH VƯỢC)
Lư Khê Ngự Bạc là cảnh thứ mười trong "Hà Tiên Thập Cảnh". Lư là loài cá Vược. Khê là khe, là rạch. Ngư là thuyền chài, người lưới cá, câu cá. Bạc là thuyền đỗ bến. Lư Khê Ngư Bạc là cảnh Rạch Vược, nơi thuyền ngư đỗ bến hay còn gọi là xóm chài Rạch Vược.

Bến Vược nhà ngư chật mấy từng
Trong nhàn riêng có việc lăng xăng.
Lưới chài phơi trải đầy trời hạ,
Gỏi rượu say sưa tọai nghiệp hằng,
Nghề Thuấn hãy truyền bền trác trác,
Dân Nghiêu còn thấy đủ răng răng.
So đây mười cảnh thanh hòa lạ,
Hòa cảnh Đào nguyên mới sánh chăng.

 photo ha-tien-thap-canh-81.jpg

Cách đây mấy thế kỷ, trong địa phận xã Thuận Yên, cách thị trấn Hà Tiên khoảng ba cây số có một con rạch nhỏ từ kinh Rạch Giá - Hà Tiên ăn thông ra biển, nơi đây loại cá vược tụ tập rất nhiều, len lỏi qua các khe núi Nhọn, núi Ông Đội và núi Nhỏ, tạo thành một cảnh sơn thủy kỳ thú. Mạc Thiên Tích đã cho dựng ở đây một ngôi "điếu đình" làm chỗ nhàn hạ buông câu, làm nơi tiêu dao ngoạn cảnh, nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần. Và nơi đây còn được gọi là Lư Khê Nhàn Điếu. Bây giờ con rạch Lư Khê không còn ăn thông ra biển và loài cá vược ở đây cũng không còn nhiều như xưa nữa. Vì từ khi Quốc lộ 80 được xây dựng thì con rạch đã bị lắp ngang. Dòng Lư Khê vẫn chảy êm đềm qua những khe núi để hòa vào Đông Hồ và cảnh vật ở Rạch Vược vẫn thanh bình, êm ả.
9. BÌNH SAN ĐIỆP THÚY (THẮNG CẢNH TRÊN NÚI BÌNH SAN)
Bình San Điệp Thúy là cảnh đẹp thứ hai trong "Hà Tiên Thập Cảnh" của Mạc Thiên Tích. Bình San là dãy núi dựng như bức bình phong, ở sau thành Hà Tiên. Cũng như tiếng lan đào của Kim Dự, ngụ ý che đỡ kín đáo cho thành nội. Điệp là trùng trùng điệp điệp, lớp lớp từng từng. Thúy là màu xanh chim trả. Bình San Điệp Thúy là ngọn núi như tấm bình phong sắc xanh lớp lớp.
Một bước càng thêm một thú yêu, 
Lằn cây vết đá vẽ hay thêu. 
Mây tùng khói liễu, chồng rồi chập;
Đàn suối ca chim, thấp lại cao. 
Luật ngọc trâu ông chẳng phải trổi; 
Ngòi sương Ma cật đã thua nhiều. 
Đến đây mới biết lâm tuyền quý, 
Chẳng trách Sào Do lánh Đế Nghiêu.

 photo ha-tien-thap-canh-91.jpg

Quần thể núi Bình San có một vị trí khá đặc biệt. Ở đây, thi sĩ họ Mạc đã ví như  "một bức tường thành che chắn mặt phía Tây thành Hà Tiên". Họ Mạc đã chọn khu vực này để xây lăng mộ của dòng họ và các tôi thần trung nghĩa. Và cũng chính điều này mà nhân dân còn gọi Bình San là núi Lăng. Trên núi thì có lăng tẩm của vị Khai Trấn Quốc Công Mạc Cửu, vị tướng kiêm nhà thơ Mạc Thiên Tích cùng lăng mộ con cháu dòng họ Mạc và lăng mộ các tướng sĩ đã theo giúp họ Mạc xây dựng và bảo vệ Hà Tiên. Còn dưới chân núi là đền thờ họ Mạc, hay còn gọi là Mạc Công Miếu với hai câu đối: "Nhất môn trung nghĩa gia thịnh trọng; Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh", như ghi lại công lao của họ Mạc đối với đất Hà Tiên. Trong miếu còn có bút tích của ông Nguyễn Thần Hiến là một nhà yêu nước tham gia hoạt động cách mạng chống Pháp trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, trên tường ghi lại những bài thơ chữ nôm do Mạc Thiên Tích sáng tác (qua nhiều lần trùng tu, bút tích này được phục chế khắc trên gỗ). Trước đền, hiện có ba ao trồng sen. Riêng ao bìa bên trái (từ cổng nhìn ra), xưa kia được gọi là "bán nguyệt liên trì" vì có dạng nửa hình tròn được đào từ thời Mạc Thiên Tích để lấy nước cho dân sử dụng. Trên Bình San còn hai di chỉ của nền Sơn Xuyên và nền Xã Tắc do Mạc Thiên Tích lập ra để hành lễ vào các ngày trọng đại. Nền Sơn Xuyên là chỗ tế thần núi thần sông, ở chỗ cao chót núi, chỗ nhìn ra Kim Dự. Nền Xã Tắc là chỗ tế hậu thổ thần nông, ở chỗ thấp giữa lưng núi, chỗ bây giờ đã có vườn tược trồng trọt. Đối với Nhà Nguyễn, thời Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích, Hà Tiên được hưởng một chế độ cai trị đặc biệt, như một "tiểu quốc". Do đó, họ Mạc cho lập hai nơi này để tế cáo trời đất (giống như Vua_Chúa nhà Nguyễn). Từ năm 1708 đến năm 1770, Trấn Hà Tiên dưới thời Mạc Cửu và nhất là Mạc Thiên Tích (con Mạc Cửu), đã là một thương cảng sầm uất, mà sử thần nhà Nguyễn là Trịnh Hoài Đức viết "là một nơi đô hội ở miền biển". Tàu buôn các nước trong khu vực lui tới Hà Tiên khá tấp nập để trao đổi và mua bán nhiều sản vật quí hiếm đi nhiều nơi như Malaysia, Hải Nam,… 
Từ những năm cuối thế kỷ XVII trở về trước, cả một vùng đất rộng lớn từ Hà Tiên cho đến Cà Mau vẫn còn hoang vu, nhiều sơn lam, chướng khí và thú dữ. Tuy đã có một số ít lưu dân tứ xứ từ Trung Quốc, Cao Miên, người Kinh (Việt Nam),…đến tự khai khẩn và sinh sống, trong đó có lưu dân người Việt là chiếm đa số. Nhưng họ sống rãi rác nhiều nơi không tập hợp thành một cộng đồng quần cư. Vì thế, cho đến lúc đó, vùng này vẫn là nơi "vô quản". 
Mạc Cửu, sinh ngày 08 tháng 05 năm 1655, người xã Lê Quách_huyện Hải Khang_phủ Lôi Châu_tỉnh Quảng Đông_Trung Quốc, cùng một số người Hoa khác, vì không phục chính sách cai trị của nhà Thanh, đã dong buồm xuống phương nam vào cuối thế kỷ XVII. Sau nhiều lần bôn ba, phiêu bạt, đến năm 1708, ông đến vùng đất này (lúc bấy giờ có tên là Mang Khảm). Nhận thấy nơi đây cảnh trí thiên nhiên vô cùng thơ mộng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển sự nghiệp, ông đặt tên cho vùng đất này là Hà Tiên (sông Tiên). Và do hiểu được vị thế lúc bấy giờ của chúa Nguyễn, Mạc Cửu dâng biểu tâu xin và được chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Hà Tiên Trưởng, sau là Tổng Trấn Hà Tiên. Ông đã tổ chức lại xã hội, xây dựng thành quách, mở mang công cuộc làm ăn buôn bán, với nhiều nước lân cận, từ đó Hà Tiên ngày càng phồn thịnh. Mạc Cửu mất năm 1735, được chúa Nguyễn Phúc Chú truy tặng Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Công, Đại Tướng Quân Vũ Nghị Công. Mùa xuân năm 1736, chúa Nguyễn Phúc Chú sắc phong cho Mạc Thiên Tích kế tập cha, thăng Đô Đốc Trấn Hà Tiên. Sau khi nhậm chức, Mạc Thiên Tích chăm lo mở mang phố xá ở trấn lỵ Hà Tiên, phát triển thêm việc buôn bán, đồng thời cũng cho sửa sang đồn lũy để ngăn giặc ngoại xâm. Nhờ đó, đất Hà Tiên "ngày càng phồn thịnh, nhân dân ở yên cày cấy, trồng trọt, phong vật phồn hoa, thuyền buôn đi lại tấp nập, cũng là một đất vui ở miền biển". Trong những lúc Mạc Công cùng tướng sĩ chiến đấu chống giặc bảo vệ thành Hà Tiên, Chánh phu nhân Mạc Thiên Tích là bà Nguyễn Thị Hiếu Túc đã lãnh đạo nhiều phụ nữ khác lo cơm nước tiếp tế kịp thời, đồng thời giữ vững an ninh trật tự trấn Phương Thành. Vì vậy, bà đã được Nhà Nguyễn phong tặng tước "Phu nhân". 
Trấn Hà Tiên dưới thời Mạc Thiên Tích và cho đến ngày nay, nổi tiếng cả nước với Hội Tao Đàn Chiệu Anh Các, một hiện tượng văn học sớm nhất của Miền Nam (Đàng Trong) vào thế kỷ XVIII do Mạc Thiên Tích làm chủ xướng. Ngày nay, xung quanh triền núi còn nhiều di tích mang đậm dấu ấn "Lịch sử_Văn hóa" như: Đền, chùa, lăng mộ, ao hồ,…Do đó, ngày 21/01/1989, Bộ Văn Hóa_Thông Tin đã có Quyết định số 100/QĐ_VH công nhận khu vực này là: "Di tích lịch sử_ văn hóa cấp quốc gia". Từ Lăng Mạc Cửu, ta có thể thấy cảnh nội ô thị xã Hà Tiên, Đông Hồ, cụm núi Tô Châu hùng vĩ, cầu Tô Châu, cửa biển Hà Tiên và mặt biển bên ngoài của tấm bình phong. Trời, mây, nước thu vào như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên rất thơ mộng và đẹp mắt. 
Cũng từ Lăng Mạc Cửu, ta có thể đi vòng qua triền núi phía Tây để viếng mộ Mạc Mi Cô (Mạc Mi Cô là con gái của Mạc Thiên Tích_dân địa phương còn gọi là Bà Cô Năm ), do truyền tích linh thiêng nên từ lâu rất được nhiều người sùng bái. Và ta cũng có thể vòng qua triền núi phía Bắc để thăm ngôi "Phù Dung Cổ Tự", một trong những ngôi chùa cổ của Hà Tiên và có thể nói là của cả Kiên Giang, đặc biệt chỉ có chùa Phù Dung có điện thờ Ngọc Hoàng phía sau chùa. Ngôi chùa này được biết nhiều qua vở tuồng dã sử "Áo cưới trước cổng chùa" do thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà dàn dựng từ tiểu thuyết "Nàng Ái Cơ trong chậu úp" của nữ sĩ Mộng Tuyết được hư cấu từ hai nhân vật có thật là Tổng Binh Đại Đô Đốc Mạc Thiên Tích và người vợ thứ của ông là bà Nguyễn Thị Xuân, mà nhân dân địa phương kính trọng gọi là Bà Dì Tự. Hiện nay, núi Lăng thuộc địa phận phường Bình San, thị xã Hà Tiên. Đến Hà Tiên, lên núi Lăng để sống lại một chút với Hà Tiên thời mở đất.
10. CHÂU NHAM LẠC LỘ (THẮNG CẢNH ĐÁ DỰNG)
Đá Dựng cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 6km, cách Thạch Động về hướng Tây Bắc, từ quốc lộ 80 đi vào khoảng 1850m, chơ vơ giữa đồng có một dãy núi đá vôi, thường gọi là Đá Dựng. Đá Dựng có độ cao gần 100m, nhìn xa Đá Dựng như một hình thang cân. Gọi là núi Đá Dựng vì đá ở đây dựng đứng như vách. 
Đá Dựng có tên cổ là núi Bạch Tháp, theo sách “Gia Định Thành Thông Chí” do sử gia Triều Nguyễn là Trịnh Hoài Đức (viết xong năm Canh Thìn, 1820_đời Minh Mệnh) ở mục Sơn Xuyên Chí (chép về núi sông), về trấn Hà Tiên có ghi về núi Đá Dựng như sau: Bạch Tháp ở phía Bắc núi Vân Sơn (tức Thạch Động) năm dặm, sông núi quanh co, cỏ cây rậm rạp, nhà sư Quy Nhơn là Hòa Thượng Hoàng Long Đại vân du, cắm gậy ở đây. Năm Đinh Tỵ (1737), Túc Tông Hiếu Minh Hoàng Đế thứ 13, Hòa Thượng tịch, đồ đệ xây tháp bảy cấp để cất xá lợi. Hàng năm cứ đến ngày Tam nguyên và Phật đản thì chim hạc đến múa vượn xanh dâng quả, lưu luyến bồi hồi như có ý tham thiền nghe kệ, có thể gọi là cảnh chùa tiêu sái. Còn trong Hà Tiên thập cảnh, Đá Dựng với tên gọi là Châu Nham Lạc Lộ (Cò về núi ngọc). Đặt là châu nham vì núi Đá Dựng có loại thạch nhủ tinh quang lấp lánh như kim cương, có nhiều màu sắc đẹp như châu ngọc. Nham là núi đá cao, có nhiều hang hốc. Lạc là rơi rụng. Nói về vật nhẹ từ trên cao rơi xuống, như lá cây rụng, như đám mây bay thấp xuống. Lộ là loài chim phần nhiều loại lông trắng, loại thủy cầm sinh sống ở chỗ đầm, ao vũng vực, ăn cá ăn tôm. Châu Nham Lạc Lộ là cảnh đàn cò trắng bay về dãy núi Châu Nham. Châu Nham là dãy núi đá vôi có nhiều hang động, xa xa chung quanh có đầm nước. Loại chim cò sáng đi ăn ở các đầm vũng, ở bãi biển mé gành, buổi tối bay về nghỉ cánh ẩn vào hang đá, trốn mưa, trốn nắng, trốn người săn bắt.
Biết chỗ mà nương ấy mới khôn, 
Bay về đầm cũ mấy mươi muôn 
Đã giăng chữ nhất dài trăm trượng, 
Lại sắp bàn vây trắng mấy non. 
Ngày giữa ba xuân ngân phấn vẽ; 
Đêm trường chín hạ tuyết sương còn. 
Quen cây chim thể người quen chúa, 
Dễ đổi nghìn cân một tấc son.

 photo ha-tien-thap-canh-101.jpg

Hiện nay, trong các hang hốc của Đá Dựng, có nhiều vỏ hào, vỏ ốc còn dính lại trên vách đá, chứng tỏ xưa kia nơi đây là đầm nước. Ao đầm vũng vực, chính là nơi thích nghi cho loại chim, loại cò, loại le le, vịt nước sinh hoạt. Cứ như thơ văn sách vỡ cũ xét thấy thì dãy Đá Dựng này xưa kia là một sân chim như các sân chim ở Rạch Giá, Cà Mau. Các sách chữ Hán viết là Điểu Đình. Do quá trình thay đổi về địa chất và địa hình qua hàng nghìn năm đã tạo nên núi Đá Dựng ngày nay. Đá Dựng có một vị trí chiến lược quân sự quan trọng nên đã trở thành căn cứ cách mạng của Đảng bộ và Quân dân Hà Tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cụ thể là: lực lượng ta chưa đến 100 người với lòng quả cảm và ý chí kiên cường, các chiến sĩ cách mạng đã giữ vững căn cứ Đá Dựng qua cuộc chiến đấu suốt 27 ngày đêm tháng 05 năm 1970. Bây giờ ở các hang của Đá Dựng dấu tích của trận chiến năm xưa vẫn còn. Đến tham quan Đá Dựng để hiểu vì sao иá Dựng đi vào lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và Quân dân Hà Tiên như một truyền thống hào hùng. Mỗi hang của Đá Dựng có một vẻ đẹp riêng và rất huyền bí. Các hang với những tên gọi như: hang Mẹ Sanh, hang Bồng Lai, hang Thần Kim Qui, hang Biệt Động, hang Khổ Qua,… 
Đá Dựng là một điểm tham quan độc đáo bởi thạch nhủ trong các hang của Đá Dựng có những hình thù khác nhau: thạch nhủ có hình như trái khổ qua, khối đá xanh hình con rùa, phiến đá như chiếc đĩa bay, đá trên vách hang nhô ra như đầu con bò, đầu con khủng long, vách đá nghiêng nhìn như chiếc áo cà sa lung linh ánh chớp,… Đá Dựng, một di tích lịch sử, một nơi tham quan du lịch hấp dẫn. Đến Đá Dựng như trở về cội nguồn lịch sử , cũng như khám phá vẻ đẹp kỳ bí của các hang động.
-

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên (I)

Ghé chơi Hà Tiên, du khách sẽ ngạc nhiên thích thú nếu tình cờ nghe dân địa phương kể về kho báu mà dòng họ Mạc từng cất giấu nơi đây hồi thế kỷ XVIII. Đúng tiết Nguyên tiêu Nhâm Ngọ (26-2-2002), nhân trở lại thị xã biên viễn này để dự lễ hội kỷ niệm 266 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, tôi bèn tranh thủ sưu tra tư liệu, gặp gỡ chứng nhân, kết hợp quan sát thực địa, những mong làm sáng tỏ đôi điều quanh câu chuyện ly kỳ.
Bản đồ địa giới hành chính thị xã Hà Tiên hiện thời
Bản đồ địa giới hành chính thị xã Hà Tiên hiện thời
Từ 2 bài thơ ngắn
Hà Tiên trước kia là một tỉnh có lãnh thổ khá rộng trong Nam kỳ lục tỉnh. Hiện tại, địa danh này chỉ một thị xã nhỏ bé với diện tích 88,51km2 và số dân 38.133 người, trực thuộc tỉnh Kiên Giang (1). Đó là phần lục địa cuối cùng của Tổ quốc ở phía tây nam. Phần đông bạn đọc, dù chưa có điều kiện đặt chân đến đây song đều ít nhiều biết “Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ” (2) qua các ca khúc, hàng loạt tranh, ảnh, phim, và bao áng văn chương kim cổ. Quen thuộc nhất, phải kể “xê ri thơ” 河仙什詠 Hà Tiên thập vịnh của nhóm Chiêu Anh Các. Ấy là Tao đàn thứ nhì trong lịch sử văn học Việt Nam, được thành lập từ mùa xuân Bính Thìn 1736, tạo nên một hiện tượng văn hoá đột khởi ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt dư âm vang xa. Thoạt đầu là 10 bài thơ chữ Hán của Mạc Thiên Tích thủ xướng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Lần lượt, nhiều thi nhân trong lẫn ngoài nước hoạ vận, rồi tác phẩm được tập hợp khắc in. Nhà thơ kiêm nhà bác học cùng thời là Lê Quý Đôn (1726 – 1784) đọc xong, khen: “Không thể bảo rằng hải ngoại không có văn chương được.”
Ngoài 10 bài thơ nêu trên, Mạc Thiên Tích còn sáng tác 10 bài thơ chữ Nôm, tất cả đều giữ nguyên thể cùng tiêu đề y như 10 bài thơ chữ Hán. Điểm độc đáo là 10 bài thơ Nôm ấy đan cài một cách hài hoà trong tập thơ song thất lục bát quốc âm mang tên 河仙什景曲詠 Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh hoặc 河仙國音什詠 Hà Tiên quốc âm thập vịnh. Đến nay, không ít nhà nghiên cứu vẫn còn băn khoăn về tác giả đích thực của ngâm khúc tài hoa đó. Nhưng đó lại là chuyện khác.
Hà Tiên thập cảnh
Hà Tiên thập cảnh
Dính dáng đến kho báu họ Mạc có lẽ là bài thơ thứ 5: 石洞吞雲. Phiên âm: Thạch động thôn vân. Nghĩa: Động đá nuốt mây. Nguyên tác Hán tự của Mạc Thiên Tích:
山峰聳翠砥星河,
洞室玲瓏蘊碧珂。
不意煙雲由去往,
無垠草木共婆娑。
風霜久歷文章異,
烏兔頻移氣色多。
最是精華高絕處,
隨風呼吸自嵯峨。
Phiên âm:
Sơn phong tủng thuý để tinh hà,
Động thất lung linh uẩn bích kha.
Bất ý yên vân do khứ vãng,
Vô ngân thảo mộc cộng bà sa.
Phong sương cửu lịch văn chương dị,
Ô thố tần di sắc khí đa.
Tối thị tinh hoa cao tuyệt xứ,
Tuỳ phong hô hấp tự ta nga.
Vũ Đình Liên chuyển ngữ:
Non cao chót vót chạm trời xanh,
Trong núi lung linh động ẩn hình.
Mây khói ở đi không chủ ý,
Cỏ cây rung động cũng vô tình.
Văn chương thêm lạ, phong sương lắm,
Khí sắc càng nhiều, thay đổi nhanh.
Tuyệt đỉnh tinh hoa phong cảnh ấy,
Gió trời hô hấp ngọn chênh vênh.
Đông Hồ chuyển ngữ:
Xanh xanh ngọn đá chạm thiên hà,
Động bích long lanh ngọc chói lòa.
Chẳng hẹn khói mây thường lẩn quất,
Không ngăn, cây cỏ mặc la đà.
Phong sương càng dãi màu tươi đẹp,
Nhật nguyệt chi ngừng bóng lại qua.
Chót vót tinh hoa đây đã hẳn,
Theo chiều gió lộng vút cao xa.
Bản dịch của Đông Hồ bộc lộ đầy đủ ý tứ nguyên tác. Ví như dòng thừa đề Động thất lung linh uẩn bích kha cần được hiểu: “Trong động long lanh ẩn giấu ngọc bích”. Chữ kha 珂  ở đây thuộc bộ ngọc, chỉ một loại đá quý, cũng gọi bạch mã não.
Bạch mã não / 白瑪瑙 / white agate / agate blanche
Bạch mã não / 白瑪瑙 / white agate / agate blanche
Còn bài thơ Nôm tương truyền của Mạc Thiên Tích như sau:
Quỷ trổ thần xoi nổi một toà,
Chòm cây khóm đá dấu tiên gia.
Hang sâu thăm thẳm mây vun lại,
Cửa động thinh thinh gió thổi qua.
Trống rỗng bốn bề thâu thế giới,
Chang bang một dãy chứa yên hà.
Chân trời mới biết kho trời đấy,
Cân đái hèn chi rỡ ỷ la.
Cân đái nghĩa đen là khăn bịt đầu và đai thắt lưng, nghĩa bóng chỉ nhà quyền quý. Ỷ la là lụa gấm đẹp đẽ, chỉ chung đồ trang sức giá trị. Có kẻ suy đoán kho trời là “kho tàng của Thiên Tích nơi chân trời góc biển”.
Đền thờ họ Mạc ở núi Lăng / Bình San. Ảnh: Phanxipăng
Đền thờ họ Mạc ở núi Lăng / Bình San. Ảnh: Phanxipăng
____________
(1) Quý bạn đọc vui lòng tham khảo thêm bài Hà Tiên luôn mới của Phanxipăng từng đăng tạp chí Kiến Thức Ngày Nay 422 (1-5-2002), sau đó đã truyền vào weblog này:
https://phanxipang.wordpress.com/2013/03/02/ha-tien-luon-moi-i/
https://phanxipang.wordpress.com/2013/03/03/ha-tien-luon-moi-ii/
(2) Trích ca từ bài hát Hà Tiên của Lê Dinh.

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên (II)

Tượng đá Mạc Cửu cao 7m trong công viên Mũi Tàu ở Hà Tiên. Ảnh: Quang Trưởng
Trong công viên Mũi Tàu ở Hà Tiên, tượng đá Mạc Cửu cao 7m do điêu khắc gia Nguyễn Hồng Phong tạc. Ảnh: Quang Trưởng
Trong công viên Mũi Tàu ở Hà Tiên, tượng đá Mạc Cửu cao 7m do điêu khắc gia Nguyễn Hồng Phong tạc.
Đến bức mật thư dài
Năm ngoái (2001) ghé vội, tôi chưa kịp ngoạn du Hà Tiên thập cảnh. Tuy nhiên, dạo ấy, trong bữa tiệc sơ ngộ với một số bậc thức giả tại địa phương, tôi có hỏi về Thạch động thôn vân thì được nghe lắm chi tiết lý thú. Rằng “động đá nuốt mây” nằm trong ngọn núi cách trung tâm thị xã chừng 3km về phía tây bắc. Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi tên là 雲山 / Vân sơn / núi Mây: “Cao chừng 4 trượng, bốn bên dốc đứng như cái cột kình thiên, núi động rộng 4,5 trượng, trong có chùa Bạch Vân.”
Thạch Động nhiều hang hốc, mà hang Đại Bàng và hang Âm Phủ liên quan cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông. Các hang này, theo sách Du lịch Hà Tiên do Giang Lưu Minh Huấn và Giang Lưu Minh Đoán biên soạn (NXB Văn Nghệ TP.HCM 1998), cũng có khả năng dính dáng kho tàng họ Mạc: “Nghĩ vậy có người liều lĩnh cầm đuốc đi trong hang tối om. Lối đi hiểm trở, càng vào sâu càng nhiều ngõ ngách. Đi mãi không cùng, lên cao rồi xuống thấp, cuối cùng bỗng lại thấy mình trở về chỗ cũ. Trèo lên miệng hang hỏi người trong đoàn mới biết đã mất hết 1 đêm 2 ngày.”
Chuyện kho báu dòng tộc Mạc gắn liền với lịch sử mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt. Địa bàn Hà Tiên hiện nay vốn là một phần của vương quốc Phù Nam xa xưa, đến  thế kỷ XVIII thì nằm trong tình trạng vô quản với tên gọi Mang Khảm / Man Khảm / Màng Khảm. Khoảng năm 1700, Mạc Cửu tới lập nghiệp.
Mạc Cửu (1655 – 1735) quê ở huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa. Không chịu cạo tóc gióc bím theo triều Mãn Thanh, ông đã đưa mẹ cùng thuộc hạ phiêu dạt xuống khu vực Đông Nam Á. Đầu tiên, ông xin thần phục vua Chân Lạp, nhưng sau đấy thấy bất ổn, ông sang Mang Khảm định cư. Sách Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang (NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1969) ghi nhận: “Ông đến ở đấy, mở sòng gá bạc để lấy xâu, lại đào được một hầm bạc chôn, nên trở thành giàu. Mạc Cửu bèn xây một ngôi thành trên bờ biển, mở phố xá rồi chiêu tập lưu dân đến (…), lập thành 7 xã thôn. Tương truyền đất Màng Khảm có người Tiên thường hiện trên sông, nên đặt là Hà Tiên.”
Lịch sử Mang Khảm sang trang mới với tên gọi chính thức là trấn Hà Tiên kể từ năm Mậu Tý 1708, khi Mạc Cửu xin sáp nhập đất này vào Đàng Trong. Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) ưng thuận, phong Mạc Cửu chức Tổng binh, cho thụ tước Cửu Lộc hầu.
Mộ Mạc Cửu trên núi Lăng / Bình San. Ảnh: Phanxipăng
Mộ Mạc Cửu trên núi Lăng / Bình San. Ảnh: Phanxipăng
Sau khi Mạc Cửu mất, chúa Nguyễn Phúc Thụ (1697 – 1738) sắc ban chức Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân, truy phong tước Vũ Nghị công, và cử con trai độc nhất của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ thế tập sự nghiệp phụ thân, cho thăng Đô đốc trấn Hà Tiên, tước Tông Đức hầu.
Mạc Thiên Tứ còn có tên Mạc Tông, tự Sĩ Lân, là con của Mạc Cửu và Bùi Thị Lẫm – một phụ nữ Việt Nam quê ở trấn Biên Hoà. Thụ tước phong của chúa Nguyễn xong, Mạc Thiên Tứ đổi tên thành Mạc Thiên Tích, tiếp tục mở mang phát triển đất Hà Tiên về nhiều phương diện: khai hoang phục hoá, xây dựng cơ sở vật chất, đẩy mạnh mậu dịch mà quan hệ ngoại thương rất được chú ý, tổ chức chiến đấu chống bọn hải tặc lẫn quân ngoại xâm nhằm kiên quyết bảo vệ từng tấc đất quê hương và đảm bảo cuộc sống an bình cho dân chúng. Đại Nam liệt truyện tiền biên nhận xét về Mạc Thiên Tích: “Thông minh mẫn tiệp, đọc rộng kinh sử, tinh thông võ lược.”
Không chỉ là võ tướng, Mạc Thiên Tích còn là văn tài mà việc thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các – nơi vừa quy tụ tao nhân mặc khách bốn phương vừa làm trung tâm giáo dục miễn phí – được xem là công lao nổi bật.
Tương tự mặt trái chiếc huân chương, trấn Hà Tiên phồn vinh, xinh đẹp, lại toạ lạc vị trí chiến lược quan yếu đã khiến mảnh đất này thường xuyên đối mặt với thực tế: các thế lực phong kiến lân cận luôn dòm ngó bằng cặp mắt khát thèm! Suốt nhiều thế kỷ, Hà Tiên kinh qua bao phen binh lửa. Riêng tính giai đoạn Mạc Thiên Tích làm Tổng binh Đô đốc, sách sử còn ghi hàng loạt trận giao tranh ác liệt với quân Chân Lạp, Xiêm La, và chẳng phải lần nào họ Mạc cũng thắng.
Tháng 10 Tân Mão (1771), quân Xiêm đánh chiếm Hà Tiên, Mạc Thiên Tích đành bỏ thành, theo đường sông chạy về Trấn Giang (Cần Thơ). Năm Quý Tị 1773, phong trào Tây Sơn bùng lên ở Bình Định rồi tiến quân vào Nam, ra Bắc. Mùa xuân Giáp Ngọ 1774, Phú Xuân thất thủ, Định vương Nguyễn Phúc Thuần bôn tẩu ở Quảng Nam rồi Gia Định, Định Tường, Cần Thơ, rốt cuộc bị quân Tây Sơn bắt giết ở Long Xuyên. Bấy giờ, Mạc Thiên Tích trấn giữ cửa sông Kiên (nay thuộc thị xã Rạch Giá (3)). Tây Sơn phái người đến chiêu dụ nhưng Mạc Thiên Tích không theo, lánh ra đảo Phú Quốc. Vua Xiêm là Phya Tek (sử cũ ghi Phi Nha Tân hoặc Trịnh Quốc Anh) cho thuyền tới đón. Cùng lúc đó, nhận lệnh Nguyễn Phúc Anh (thư tịch thường ghi Nguyễn Ánh tức vua Gia Long sau này), Tôn Thất Xuân – tức Chưởng cơ Nguyễn Phúc Xuân – qua Xiêm cầu viện. Vua Xiêm tiếp đãi trọng vọng, nhưng rồi nghe lời gièm pha, nghi ngờ Mạc Thiên Tích và Tôn Thất Xuân làm nội ứng để mưu chiếm kinh thành Vọng Các / Bangkok. Tôn Thất Xuân cùng tuỳ tùng đều bị hại. Mạc Thiên Tích bị lăng nhục. Các con ông là Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Duyên, Mạc Tử Thảng, Mạc Tử Thượng cùng nhiều gia nhân bị giết. Còn Mạc Tử Sanh, Mạc Tử Tuấn, Mạc Tử Thiêm may mắn được một viên quan sở tại thương tình che dấu nên thoát chết. Uất hận, Mạc Thiên Tích tuẫn tiết bằng cách mà sách xưa gọi là “kim thôn” nghĩa là nuốt vàng cho đến ngạt thở để tự sát! Sự kiện xảy ra vào mùng 5 tháng 10 Canh Tý (1780 – năm Nguyễn Phúc Anh lên ngôi vương ở Sài Gòn).
Hơn hai thập niên sau, năm Giáp Tý 1804, con cháu của Mạc Thiên Tích sang Xiêm đem tẩu cốt (tro xương sau khi hoả táng) của người quá cố về Hà Tiên, lồng vào hình nhân bằng sáp để tẩm liệm rồi mai táng tại Bình San / núi Lăng; phía dưới lăng mộ Mạc Cửu và nằm trong khu nghĩa trang dòng họ Mạc. Năm 1822, niên hiệu Minh Mạng thứ III, Mạc Thiên Tích được triều đình Huế truy phong Đạt Nghĩa chi thần (4).
Mộ Mạc Thiên Tứ / Tích - người sáng lập Tao đàn Chiêu Anh Các. Ảnh: Minh Phú
Mộ Mạc Thiên Tứ / Tích – người sáng lập Tao đàn Chiêu Anh Các. Ảnh: Minh Phú
Dân địa phương bấy lâu nay vẫn kính cẩn gọi Mạc Thiên Tích là đức Quốc lão quận công, hoặc ông Lịnh / Lệnh. Thiên hạ cũng kháo rằng một người giàu có, khôn ngoan, biết nhìn xa trông rộng như ông Lịnh chắc phải chôn giấu kho báu để phòng khi hữu sự. Nên nhớ năm Tân Mão 1771, lúc quân Xiêm vây hãm Hà Tiên, Mạc Thiên Tích cầm cự được 15 ngày đêm rồi bỏ thành. Trước khi rút đi khẩn cấp, ắt ông kịp cất kỹ lượng lớn ngọc vàng tiền bạc tại địa điểm bí mật nào đấy. Dân chúng kể có nhân vật tâm phúc trong Mạc phủ từng lỡ miệng nói ra: “Kho báu giấu dưới hang hiểm trở, có quỷ thần canh giữ”. Sau, người ta phát giác một tay thợ đá đột tử, trong mình có tờ giấy chép những vần điệu cực kỳ khó hiểu. Dư luận bàn tán: tay thợ đá được lệnh khắc nội dung bản văn bia kia lên vách núi, cạnh nơi cất giấu kho tàng, song do y tò mò tìm cửa hang nên lâm bạo bệnh mà chết bất ngờ!
Vì thế, bức mật thư chẳng mấy chốc được quần chúng thuộc làu, rồi lưu hành từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua khẩu truyền, lẽ tất nhiên mật thư phát sinh lắm dị bản. Trong những bản mà tôi sưu tầm được, đây là bản có thể xem đầy đủ nhất, gồm 34 dòng cả thảy:
Khả thuỷ sơn nhơn
Nước xanh rờn rờn
Núi xanh rờn rờn
Nhị thập viết đại
Ấp trồng cây trái
Quả ngọt hoa thơm
Tay vin tay hái
Hoa nhỏ tí tí
Quả nhỏ tí tí
Tám chín xuân thu
Hoa nào phong nhị
Thượng hạ phân kỳ
Tả hữu đồng quy
Mười hai mười tám
Toạ nơi hướng khảm
Trông ra hướng kiền
Hoa nở trước hiên
Tiền là bạch thạch
Thêm hoa thêm lá
Thêm sơn thêm hà
Phi vương phi bá
Xưng cô xưng quả
Trời có con trai
Một cội bảy lá
Bờ tre xanh xanh
Hái lá nấu canh
Canh ăn hết canh
Vị cay thanh thanh
Trời tây ngả bóng chênh chênh
Soi vào hang đá long lanh ngọc vàng
Vàng trong lòng đá
Vàng chiếu sáng loà
Vọng lên lầu các nguy nga
Hoa sen nở trắng trước toà khói hương.
Phải chăng những vần điệu lạ kỳ vừa dẫn chính là sơ đồ kho báu của dòng họ Mạc ở Hà Tiên đã mã hoá?
Bình San / núi Lăng. Ảnh: Phanxipăng
Bình San / núi Lăng. Ảnh: Phanxipăng
____________
(3) Thị xã Rạch Giá được nâng cấp lên thành phố theo nghị định số 97/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26-7-2005.
(4) Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên chép: “Con Thiên Tứ là Tử Hoàng, Tử Thượng cũng bị giết”. Tham luận khoa học Vai trò họ Mạc ở Hà Tiên và quan hệ với triều Nguyễn của Nguyễn Khuê ghi: “Tử Duyên, Tử Hoàng, Tử Thảng bị giết”. Tuy nhiên, trên bia mộ Mạc Thiên Tích dựng năm Giáp Tý 1804 nơi Bình San ở Hà Tiên lại đề: “Hiếu nam Tử Hoàng lập thạch”. Tại sao? Đây là một nghi vấn sử học.

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên (III)

 photo 24.jpg
Cổng đền thờ họ Mạc nơi chân núi Lăng / Bình San.
Hoành phi: “Mạc công miếu”.
Đối liễn: “Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọng / Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh” (Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ / Bảy lá dậu che, khắp nước quý yêu).
Ảnh: Phanxipăng
Lần tìm chìa khoá giải mã
Bức mật thư truyền khẩu kia cứ như bài toán hóc búa, thách đố bao lớp người động não, thậm chí xả thân, để săn lùng đáp số. Lần này, rằm tháng giêng Nhâm Ngọ (26-2-2002), trở lại Hà Tiên, tôi thử tìm hiểu những cách lý giải mật thư đã và đang tồn tại ở địa phương.
Ngay dòng đầu Khả thuỷ sơn nhơn, ai cũng biết là địa danh Hà Tiên. Theo phép chiết tự chữ Hán, Hà 河 gồm chữ khả kèm bộ thuỷ; Tiên 仙 gồm chữ sơn kèm bộ nhơn / nhân đứng. Cũng theo lối chiết tự thì dòng thứ 3 và 4 chỉ rõ họ tộc khai sáng đất này:
Nhị thập viết đại
Ấp trồng cây trái
Bộ hai mươi ở trên, chữ viết nằm giữa, chữ đại nằm dưới, chính là ký tự trỏ họ Mạc 莫. Đó là cách ghi họ Mạc vẫn phổ biến nhiều nơi, cả Trung Hoa lẫn Việt Nam. Riêng trường hợp Mạc Cửu cùng hậu duệ của ông, chữ Mạc thường được thêm bộ ấp bên phải, thành 鄚. Kiểu viết ấy khởi phát bởi chúa Nguyễn muốn phân biệt với nhà Mạc từng tiếm ngôi nhà Lê hồi thế kỷ XVI; lại ngụ ý ghi công lập ấp, mở mang vùng biên địa của dòng họ mới. Nhiều người trong giới nghiên cứu đã thừa nhận điều này. Như 陈荆和 / Trần Kinh Hoà / Chen Ching Ho (1927 – 1995), chuyên gia người Hoa nổi tiếng về Việt Nam học, trình bày qua bài Họ Mạc và chúa Nguyễn ở Hà Tiên đăng trên tạp chí Văn Hoá Á Châu số 7 (Sài Gòn, 1958). Hoặc Phan Khoang với cuốn Việt sử xứ Đàng Trong (sđd), Nguyễn Văn Sâm với công trình Văn học Nam Hà, văn học Đường Trong thời phân tranh (NXB Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1972), v.v.
Tuy nhiên, lúc viếng thăm di tích 44 ngôi mộ cổ tại Bình San, trong đó có 2 mộ song táng, tôi thấy không ít tấm bia ghi chữ Mạc chẳng kèm bộ ấp. Ví dụ bia “Cáo phong Trấn quốc Nghị vũ Cửu Lộc hầu Mạc công chi mộ” (tức Mạc Cửu) do đích thân “hiếu nam Thiên Tứ (tức Thiên Tích) lập thạch”; hoặc bia “Hoàng Việt hiển tỉ Từ Thành thục nhân Mạc phủ Nguyễn Thị chi mộ” (tức vợ thứ của Mạc Thiên Tích). Ấy là chi tiết quan trọng mà tôi sẽ đề cập sau.
 photo 25.jpg
Bia mộ Mạc Cửu: “Cáo phong Trấn quốc Nghị vũ Cửu Lộc hầu Mạc công chi mộ”. Lạc khoản phải: “Long phi Ất Mão trọng tiết”. Lạc khoản trái: “Hiếu nam Thiên Tứ lập thạch”. Lưu ý rằng họ Mạc được khắc 莫 chứ không phải 鄚. Ảnh: Phanxipăng
Bình San / núi Lăng có quần thể tẩm mộ, chùa chiền, cùng Mạc công tam vị miếu, thực sự giữ vai trò đặc biệt đối với Hà Tiên xưa cũng như nay. Nếu chọn đây làm “toạ độ gốc”, có thể suy đoán một số câu chữ trong mật thư đang xét mang những ý nghĩa nhất định. Chẳng hạn:
Toạ nơi hướng khảm
Trông ra hướng kiền
Là tên gọi đôi quẻ trong kinh Dịch, khảm và càn / kiền ở trường hợp cụ thể này ứng theo tiên thiên hay hậu thiên bát quái? Sử dụng tiên thiên bát quái của Phục Hy, thì khảm chỉ phương đoài, càn chỉ phương nam. Dùng hậu thiên bát quái của Chu Văn Vương, thì khảm chỉ phương bắc, càn chỉ tây bắc. Căn cứ địa hình thực tế, người ta dễ theo hậu thiên hơn. Song, đích xác là điểm nào để thoả mãn điều kiện toạ lạc hướng bắc và nhòm về hướng tây bắc? Núi Đề Liêm ư? Núi Địa Tạng ư? Hay là Vân sơn – Thạch động? Thắng cảnh “động đá nuốt mây” có vẻ hữu lý, nhất là nó tỏ ra phù hợp với cặp lục bát:
Trời tây bóng ngã chênh chênh
Soi vào hang đá long lanh ngọc vàng
Sách Du lịch Hà Tiên (sđd) nhận định: “Hai câu này cho ta biết vị trí của hang. Vị trí này khi mặt trời chênh chênh về tây sẽ chiếu vào cửa hang. Có phải là cửa hang Đại Bàng ở Thạch Động không? Vì khi mặt trời ngả về tây thì ánh nắng chiếu xuyên qua hang Đại Bàng đến miệng hang Âm Phủ.”
Anh Bùi Văn Thạnh, thường được gọi Tám Thạnh, nguyên chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, nhiệt tình đưa tôi tới Thạch động. Hòn núi đá vôi nọ nằm bên quốc lộ 80, cách cửa khẩu Xà Xía chỉ quãng ngắn. Chẳng rõ vì sao lối vào động lại bị bê tông hoá với mấy chữ Hán tô đắp và sơn phết màu mè: 仙山洞. Phiên âm Hán-Việt: Tiên Sơn động. Cảnh chướng mắt đó từng khiến thi sĩ Đông Hồ khi biên soạn Hà Tiên thập cảnh (NXB Bốn Phương, Sài Gòn, 1960 – NXB Văn Hoá tái bản, Hà Nội, 1996) phải kêu than rằng “phần nhân tạo đã làm hỏng mất phần thiên nhiên, cảnh tiên đã bại hoại hư nát bởi tay phàm.”
Thạch Động ở Hà Tiên. Ảnh: Phanxipăng
Vào Thạch động, anh Tám Thạnh chỉ tôi xem hang Thạch Sanh, hang Đại Bàng, và hốc đá – chỗ mà cuối năm 1945, người ta tìm thấy thủ cấp của viên sĩ quan Nhật Bản gói trong mảnh vải trắng. Sách Truyện tích Việt Nam của Lê Hương (Sài Gòn, 1970) cho rằng đấy là kết cục một “pha” tự sát kiểu harakiri (5) vì… tình ái.
Tôi hỏi:
– Hang Âm Phủ đâu?
Anh Tám Thạnh trỏ một gờ tròn nhỏ bằng xi măng trồi sát nền đất, kề vách đá:
– Đây nè. Hang bị lấp lâu rồi. Nghe mấy ông già bà lão bảo trước kia hang sâu lắm, thả quả dừa có đánh dấu xuống thì ít lâu sau ngư dân vớt được ngoài biển Mũi Nai. Lại nghe đồn thuở xưa có những kẻ to gan, dám leo xuống hang thăm dò. Phần lớn đều mất tích. Sống sót trở lên thì rất hiếm hoi, nhưng đều hoá điên vì quá hãi hùng! Quan đầu tỉnh Hà Tiên hồi đó là người Pháp, hạ lệnh lấp hang để tránh nguy hiểm. Thiên hạ nghĩ đó chỉ là cái cớ, chứ việc này hẳn che giấu ý đồ gì.
– Việc lấp hang Âm Phủ rất có thể diễn tiến gần đồng thời với việc việc quật mồ Hiếu Túc Thái phu nhân họ Nguyễn – chánh thất của Mạc Thiên Tích – chăng?
– Dân chúng nơi đây đoan chắc cả hai việc đều liên quan vấn đề kho báu, Phanxipăng à.

 photo 27.jpg

Thạch nhũ / vú đá của Thạch Động. Ảnh: Đăng Định
Chuyện xảy ra vào năm Tân Hợi 1911, lại đúng kỳ thanh minh trong tiết tháng ba / lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh (6). Lấy lý do khai thác đất đá phục vụ kế hoạch kiến thiết đô thị, tham biện Hà Tiên lúc bấy giờ là Roux-Serret điều động lực lượng tù khổ sai đào bới lăng mộ Thái phu nhân ở Bình San suốt 10 ngày ròng rã. Chiều hôm sau, chính quyền thực dân mới cho phép ông Mạc Tử Khâm – cháu 7 đời của Mạc Cửu – cùng thân bằng quyến thuộc và hội đồng hương chức đến chứng kiến cảnh tháo dỡ quan tài. Di cốt bà vợ cả của Mạc Thiên Tích được cải táng bên trái phía dưới lăng Mạc Cửu, cũng ở Bình San.
Sự vụ có lắm điều khiến thiên hạ xôn xao không ngớt. Há lẽ cần lấy ít đất đá làm vật liệu xây dựng mà cam tâm phá huỷ mồ mả tiền nhân, hơn nữa lại là di tích đáng bảo tồn? Ví muốn khai thác đất đá thì khắp Hà Tiên thiếu gì đồi núi, hà tất phải xâm phạm nơi chốn được xem linh thiêng như Bình San? Di dời âm phần có kiến trúc nhỏ bé và chẳng mấy kiên cố, làm gì tốn hơn chục ngày với sự bảo vệ bí mật cực kỳ kỹ lưỡng vậy? Quật mồ rồi chôn lại, hai địa điểm rất gần nhau và cùng trong một khu vực, còn hơn 40 ngôi mộ khác cớ sao chẳng đụng chạm?

 photo 28.jpg

Nơi đây, vào tiết thanh minh năm Tân Hợi 1911, tham biện Hà Tiên là Roux-Serret hạ lệnh quật mồ Hiếu Túc Thái phu nhân (vợ cả của Mạc Thiên Tứ / Tích). Ảnh: Kỳ Anh
Qua cuốn Văn học Hà Tiên (NXB Quỳnh Lâm, Sài Gòn, 1970 – NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản, 1996), Đông Hồ tường thuật khá chi tiết vụ quật mồ Thái phu nhân, rồi rút ra kết luận: “Việc lấy đất đá là một cái cớ che đậy hành vi mờ ám của người dụng ý khai quật mộ phần. Họ muốn tìm trong đó một kho tàng.”
 photo 29.jpg


Mộ Thái phu nhân Nguyễn Hiếu Túc hiện nay tại núi Lăng / Bình San. Ảnh: Kỳ Anh
____________
(5) Harakiri còn gọi seppuku, tiếng Nhật ghi 切腹 , phiên âm Hán-Việt thành thiết phúc, nghĩa là mổ bụng.
(6) Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.


 photo 20.jpg

Phanxipăng thám hiểm vùng cấm. Ảnh: Tám Thạnh
Thâm nhập vùng cấm địa
Trong Thạch động, không khí mát lạnh, thơm nức mùi nhang trầm. Đứng bên dấu tích miệng hang Âm Phủ và ngắm nghía hang Đại Bàng, tôi càng thấy nội dung bức mật thư mù mờ khó hiểu hơn mình tưởng. Trên nguyên tắc, muốn khám phá bạch văn của mật thư bất kỳ, điều thiết yếu là phải nắm cho được “code” tức chìa khoá giải mã. Hỡi ôi! Cái “code” dùng mở mật thư Khả thuỷ sơn nhơn dường nằm im dưới đáy hang khuất kín?
Giả thiết mật thư này ẩn chứa sơ đồ kho báu, thì nhiều chi tiết chưa hẳn định vị Thạch động mà có thể chỉ dẫn một hang sâu động hiểm khác gần đấy: núi Đá Dựng. Ông Hứa Nhứt Tâm – thuộc Chi hội Văn nghệ Hà Tiên – nói:
– Núi Đá Dựng cũng là một thắng cảnh liên quan cổ tích Thạch Sanh và chuyện cất giấu của cải thời trước.
Lật tài liệu Hà Tiên đất nước và con người (NXB Mũi Cà Mau, 1999), ông Hứa Nhứt Tâm chỉ tôi đọc đoạn cần lưu ý về núi Đá Dựng: “Núi nhỏ, hình thang cân, cấu trúc tương tự Thạch động nhưng có nhiều hang và lớn hơn, địa thế hiểm trở, không khí u tịch và tăm tối, phải dùng đèn mới đi thăm được. (…) Vào thế kỷ XVIII, khi quân Xiêm tấn công Hà Tiên, những người giàu có đã đem của cải cất giấu ở đây.”
Lâu nay, ai nấy thảy đinh ninh núi Đá Dựng là cảnh Châu Nham lạc lộ (Cò đáp gành Châu) được phản ánh qua tác phẩm của Tao đàn Chiêu Anh Các. Vừa rồi, ông Trương Minh Đạt – nhà giáo lão thành tại địa phương và là tác giả tập khảo luận Nhận thức mới về Hà Tiên (NXB Trẻ, 2001) – đã chứng minh rằng trong thực tế cũng như văn thơ cổ, Châu Nham chính là vùng Bãi Ớt.
Tiếp xúc nhà Hà Tiên học tại tư thất của ông trên đường Tham Tướng Sanh, tôi thắc mắc:
– Vậy người xưa gọi núi Đá Dựng bằng tên gì? Và sơn khối permien ấy bây giờ ra sao?
Ông Trương Minh Đạt trưng dẫn cả lô tư liệu, rồi đáp:
– Xưa, núi Đá Dựng còn có tên Bạch Tháp sơn. Hiện tại, đó là “vùng cấm” do quân đội quản lý nghiêm ngặt. Du khách cũng như dân địa phương lâu nay đều không được lai vãng núi Đá Dựng!
Vì sao núi Đá Dựng trở thành nơi bất khả xâm phạm cả mấy chục năm nay? Chưa rõ! Liệu tôi có cách nào thâm nhập “vùng cấm” chăng?
Nhà thư pháp Trương Thanh Hùng – tổng biên tập tạp chí mang tên Chiêu Anh Các – hứa:
– Mình sẽ liên lạc với đơn vị bộ đội biên phòng ở đây để xin đi thực tế núi Đá Dựng. Kết quả ra sao, sẽ báo anh Phanxipăng sau.
Tôi thấp thỏm trông tin. Cuối cùng, Trương Thanh Hùng cười:
– Được rồi. Nhưng tuyệt đối cấm di chuyển tuỳ tiện. Nhất nhất phải bám theo các chiến sĩ cảnh vệ, nghen.
Từ quốc lộ 80 rẽ vào con đường đất Sa Kỳ cỡ 1km, chỉ giây lát, tôi có mặt bên chân núi Đá Dựng. Đập vào mắt tôi là cột trụ gắn tấm biển bê tông cốt thép với nghiêm lệnh khắc trổ bằng song ngữ Việt – Anh:
Vùng cấm – No admittance.
Qua khỏi cổng sắt và hàng rào kim loại chắn ngang lối lên núi, tôi nhủ thầm: “Mình là một trong số rất ít người được tham quan thắng cảnh đặc sắc này, ít nhất vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. May mắn xiết bao!”
 photo 21.jpg
Chân núi Đá Dựng. Ảnh: Vicgiang86
Theo tài liệu Tìm hiểu Kiên Giang do Dương Tấn Phát chủ biên (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang ấn hành, 1986) thì Đá Dựng thuộc loại hình “núi đá phiến chen lẫn đá phún trào núi lửa, được xếp vào thời kỳ vỏ trái đất uốn nếp dữ dội nhất, xảy ra cách đây gần 200 triệu năm.”
Trong núi Đá Dựng có 14 hang động lớn bé (7), nhiều thạch nhũ lóng lánh, và rất nhiều dơi treo mình trên vách đá. Hai cái hang được đánh giá ngoạn mục nhất Đá Dựng, một nằm phía đông, một bên phía bắc. Ngoài những vẻ đẹp hang động tương tự Hạ Long, Hương Tích, Tam Cốc, Phong Nha, Ngũ Hành Sơn mà tôi từng được biết, liệu Đá Dựng còn sở hữu điều gì khác biệt?
 photo 22.jpg
Đường lên đỉnh Đá Dựng. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên
Ngẫm lại bức mật thư, bao người giàu tưởng tượng có thể nghĩ rằng chốn này mang nhiều yếu tố phù hợp hơn cả Thạch động, nếu quan sát nhũ đá tạo hình:
Quả ngọt hoa thơm
Tay vin tay hái
Hoặc:
Vàng trong lòng đá
Vàng chiếu sáng loà
Xét kỹ, mật thư dung nạp lắm yếu tố gây nhiễu mà người ta chẳng thể loại trừ một khi chưa nắm được “code”.
 photo 23.jpg
Quang cảnh nhìn từ trên núi Đá Dựng. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên
Đột nhiên, trên núi Đá Dựng (8), đầu óc tôi vụt loé ý nghĩ: ô hay, chắc gì loạt vần điệu “hũ nút” kia đã là mật thư? Tại sao mình không tiếp cận văn bản theo hướng khác, hướng truy tầm xuất xứ chẳng hạn?
____________
(7) 11/14 hang động ở núi Đá Dựng đã được đặt tên: Mẹ Sanh, Cổng Trời, Thần Kim Quy, Khổ Qua, Bồng Lai, Trống Ngực, Thác Bạc, Xã Lộc Kỳ, Chỉ Huy, Biệt Động, Lê Công Gia.
(8) Được Bộ Văn hóa & Thông tin ban hành quyết định số 44/2007/QĐ-BVHTT ngày 3-8-2007 công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, hiện núi Đá Dựng đã trở thành khu du lịch.



Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên (V)

Mật thư hay sấm ký?
Thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phát từng nhận xét trong cuốn Văn học Hà Tiên (sđd): “Việc dân gian nghĩ rằng họ Mạc phải có một kho tàng chôn giấu, tất cũng có một nguyên nhân, một duyên cớ nào mới được. Chơ không dưng, ai đồn đãi mà chi.” Thế nhưng, ông xem văn bản đang xét chẳng phải mật thư chỉ dẫn địa điểm chôn vàng giấu ngọc, mà là một bài sấm truyền. Đông Hồ viết: “Đó quả là một bài tiên đoán sự nghiệp của họ Mạc ở Hà Tiên, từ khi khai sáng cho đến lúc tàn mạt. Mỗi câu, mỗi chữ đều đúng như y, phân minh từng chi tiết. Thiệt là lạ lùng!”
 photo 16.jpg
Sách “Văn học Hà Tiên” của Đông Hồ (NXB Quình Lâm, Sài Gòn, 1970). Ảnh: Error
Đối chiếu một số sự kiện lịch sử từng được nhiều thư tịch ghi chép, Đông Hồ nêu kiến giải khá độc đáo. Sau khi phân tích lối chiết tự địa danh Hà Tiên và họ Mạc, ông lưu ý hai tiếng tí tí lặp đi lặp lại:
Hoa nhỏ tí tí
Quả nhỏ tí tí
Tám chín xuân thu
Hoa nào phong nhị
Đông Hồ cho rằng trên ứng với năm Mậu Tý 1708, thời điểm Mạc Cửu dâng đất Mang Khảm cho Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu, xin sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong để trở thành Hà Tiên. Thời điểm ấy được xem là cắm mốc khai sáng sự nghiệp họ Mạc. Còn dưới ứng với năm Canh Tý 1780, Mạc Thiên Tích tuẫn tiết tại Xiêm, coi như thời điểm họ này suy tàn. Khoảng thời gian giữa hai niên điểm đó vừa đúng tám chín xuân thu tức 8 x 9 = 72 năm.

 photo 17.jpg
Vợ chồng nhà thơ-văn-báo-xuất bản Đông Hồ & Mộng Tuyết
Nếu bỏ công tra cứu sử liệu, hậu thế khó đồng ý rằng đến năm Canh Tý 1780 thì sự nghiệp họ Mạc “tan tành rơi rụng hết” như Đông Hồ luận giải. Chỉ cần lật Đại Nam liệt truyện tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, cũng đủ thấy con cháu họ Mạc sau niên điểm ấy vẫn tiếp tục xênh xang cân đái hèn chi rỡ ỷ la; dẫu có nơi có lúc, có người không tránh khỏi gian truân trên nẻo hoạn lộ. Mạc Tử Sanh – con của Mạc Thiên Tích – thọ tước Lý Chánh hầu, được phong Tham tướng vào mùa xuân Giáp Thìn 1784, qua mùa thu Đinh Mùi 1787 đã giữ chức Lưu thủ Hà Tiên, năm kế tiếp thì mất và được truy tặng Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Chưởng vệ sự Đô đốc Chưởng cơ. Mạc Công Bính – con của Mạc Tử Hoàng và là cháu nội của Mạc Thiên Tích – giữ chức Lưu thủ Long Xuyên. Mạc Tử Thiêm – con của Mạc Thiên Tích – làm Trấn thủ Hà Tiên, rồi được thăng Khâm sai Chưởng cơ vào niên hiệu Gia Long thứ V tức năm Ất Sửu 1805.
Bằng tham luận Vai trò họ Mạc ở Hà Tiên và quan hệ với triều Nguyễn, báo cáo tại hội nghị khoa học kỷ niệm 250 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các được tổ chức hồi tháng 11-1986 ở Rạch Giá, nhà giáo Nguyễn Khuê (Đại học Tổng hợp TP.HCM) lẩn nữa khẳng định: “Các chúa Nguyễn, rồi các vua triều Nguyễn đãi ngộ họ Mạc rất trọng hậu. Ba người được chính quyền họ Nguyễn coi có công lớn là Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và Mạc Tử Sanh, trong đó công lao của Thiên Tích được đánh giá cao hơn cả. Con cháu họ Mạc được nối đời làm quan ở đất Hà Tiên. Cho đến khi Công Du, Công Tài, Hầu Hi, Hầu Diệu nhận chức của Lê Văn Khôi thì triều Nguyễn mới không biệt đãi như trước nữa.”
Xin thêm rằng tuy không biệt đãi như trước, song triều Nguyễn vẫn ưu ái lục dụng hậu duệ của họ Mạc. Đại Nam thực lục chính biên còn ghi thêm sự kiện năm Thiệu Trị thứ V (Ất Tị 1845), Mạc Văn Phong được tập ấm Chánh thất phẩm Chánh đội trưởng ở Hà Tiên. Phần miếu đền và mồ mả họ Mạc tại Bình San cũng được triều Nguyễn năng quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tế tự, trùng tu.
Biết vậy, song chúng ta hãy dõi tiếp cách kiến giải của Đông Hồ về bài sấm ký:
Phi vương phi bá
Xưng cô xưng quả
Trời có con trai
Một cội bảy lá
Đông Hồ biện luận: “Là nói về họ Mạc tuy không tước vương tước bá mà vẫn xưng cô xưng quả, trong một nước tự chủ, địa vị như một tiểu vương tự nhiệm ở biên thuỳ.”
Đúng là họ Mạc từng có thời nghênh ngang một cõi biên thuỳ / kém gì cô quả, kém gì bá vương (6); được chúa Nguyễn cấp thuyền Long bài, miễn thuế má, lại ban cả đặc ân khó ngờ: cho phép mở Cục đúc tiền riêng để lưu hành. Dưới quyền quản lý của họ Mạc, trấn Hà Tiên thuở đó khác nào một phiên quốc tự trị nơi hải ngoại. Nhưng như tôi từng nêu, họ Mạc dẫu chưa ai được vua chúa Nguyễn phong vương, song Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Sanh, Mạc Tử Thiêm từng thọ tước công, tước hầu – cao hơn tước bá.
Họ Mạc truyền thừa theo thể lệ “thất diệp phiên hàn”: dùng 7 chữ Thiên, Tử, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam làm chữ lót / tên đệm để phân thế thứ. Đông Hồ cho rằng trời có con trai thì trời đây ứng với chữ Thiên, và con trai ứng với chữ Tử. Từ Mạc Cửu tới Mạc Tử Khâm vừa đúng 7 đời, một cội bảy lá, thì tuyệt tự vì chẳng có con nối dõi. Kể ra, đó là một cách lý giải thú vị và không xa thực tế.

 photo 18.jpg
Đông Hồ (1906 – 1969)
Đông Hồ cắt nghĩa những dòng sấm ký kế tiếp ra sao? Bờ tre xanh xanh là dãy Trúc Bằng thành (tức Trúc Bàn thành – còn gọi trường luỹ Thị Vạn hoặc Bờ Đồn Lớn). Hái lá nấu canh là “thành quách đến thời kỳ tàn tạ, bị phá huỷ.” Canh ăn hết canh là “vừa hết năm Canh Tuất (1910).” Vị cay thanh thanh là “sang năm Tân Hợi (1911), tiết Thanh minh. Tân có nghĩa là cay. Thanh thanh là tiết Thanh minh. Ứng về việc khai quật mộ bà phu nhân.”
Trời tây bóng ngả chênh chênh
Soi vào hang đá long lanh ngọc vàng
Đông Hồ diễn giải cặp lục bát ấy: “Ứng về việc trong lúc mở được cửa mộ thì trời đã chiều, phải soi đèn vào thì mới tìm được chiếc trâm vàng cẩn ngọc trong đó. Hai tiếng Trời tây còn ứng về việc khai quật này là do người Tây, hành động không chánh đáng (chênh chênh) do lòng tham.”
Đoạn cuối sấm ký, theo Đông Hồ, lại nói về Mạc Thiên Tích:
Vàng trong lòng đá
Vàng chói sáng loà
Vọng lên lầu các nguy nga
Hoa sen nở trắng trước toà khói hương.
Đông Hồ cho rằng vàng trong lòng đá chỉ sự kiện Mạc Thiên Tích nuốt vàng để tuẫn tiết ở Vọng Các / Bangkok. Câu lục có 2 chữ vọngcác, nếu ghép lại sẽ thấy địa danh. Kết thúc, Đông Hồ ca tụng bài sấm “được vần điệu lưu loát, đọc lên có một khí vị hay hay” và “chứa đựng một ý nghĩa, một tài liệu kể như là một bài thơ sử ký sự, đáng truyền.”
Bài viết vừa trích dẫn mang tiêu đề Lịch sử Hà Tiên và một bài sấm truyền do Đông Hồ chấp bút ngày 5-4-1962, đăng trên Văn Hoá nguyệt san số tháng 4-1963, sau đưa vào cuốn Văn học Hà Tiên (sđd).

 photo 19.jpg
Mộng Tuyết (1914 – 2007)
Vần đề đặt ra: bài sấm ký kia khởi nguyên từ đâu?

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên (VI)

Sự thật sáng tỏ
Chính thi sĩ Đông Hồ đã chỉ rõ trong bài viết ấy rằng bản sấm truyền được ông chép lại từ thiên tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp của Mộng Tuyết – vợ ông. Tác phẩm này còn được Mộng Tuyết ghi Hà Tiên ngoại sử ký sự tiểu thuyết, hoàn tất bản thảo dịp Trung thu Mậu Tuất 1958, do NXB Bốn Phương tại Sài Gòn in lần đầu năm 1961, NXB Văn Hoá tại Hà Nội tái bản năm 1996, NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản năm 2000. Trong tiểu thuyết, lời sấm nằm trong chương 10 và được tác giả đặt vào miệng nhân vật tiểu thư Mạc Mi Cô – con gái thứ 5 của Mạc Thiên Tích và chánh thất họ Nguyễn. Mộng Tuyết mô tả Mạc tiểu thư vừa chào đời liền lớn phổng, cất tiếng đọc bài sấm bằng “giọng hoà hoãn như gió đêm thanh”, đoạn “từ từ nhắm mắt, nằm yên, tắt thở, thân hình cũng thu nhỏ lại như đứa bé sơ sinh.”
 photo 11.jpg
Cúng giỗ nơi mộ tiểu thư Mạc Mi Cô. Ảnh: Lê Văn Toàn
So với văn bản Khả thuỷ sơn nhơn gồm 34 dòng mà tôi sưu tầm, bài sấm trong tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp ngắn hơn: 25 dòng – thiếu từ dòng thứ 12 đến dòng thứ 20. Vậy nguyên bản vốn từng lưu truyền lâu đời trong dân gian, hay do Mộng Tuyết sáng tác rồi về sau quần chúng thêm thắt? Lẽ nào văn bản xuất hiện từ thế kỷ XVIII nhằm mã hoá sơ đồ như người ta đồn thổi?
Xét kỹ ngôn ngữ, thật khó tin văn bản đã ra đời trong thời Mạc Thiên Tích. Nội lối chiết tự họ Mạc kèm bộ ấp 鄚 đủ gây nghi hoặc về niên đại. Cứ cho rằng cách viết đó do chúa Nguyễn muốn biệt hoá dòng Mạc ở Hà Tiên với Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, v.v. Song, chính xác thì chữ Mạc có bộ ấp chỉ thực sự định hình vào thế kỷ XIX, khi Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo thư tịch. Lê Quý Đôn – sống cùng thời Mạc Thiên Tích – lúc viết Phủ biên tạp lụcKiến văn tiểu lục cũng chẳng phân biệt cách ghi 2 họ Mạc. Đề tựa tập Hà Tiên thập vịnh, Mạc Thiên Tích ghi “Mạc thành, Mạc Thiên Tứ Sĩ Lân thị tự tự ư Thụ Đức hiên” với 2 chữ Mạc đều chẳng có bộ ấp. Ngay những tấm bia đá được tạo dựng vào thời Mạc Thiên Tích hiện còn trong khu mộ cổ Bình San – mà tôi đã lưu ý ở đoạn trước – cũng khắc chữ Mạc không kèm bộ ấp.
 photo 12.jpg
Sách “Nàng Ái Cơ trong chậu úp” của Mộng Tuyết (NXB Bốn Phương, Sài Gòn, 1961). Ảnh: Vũ Hà Tuệ
 photo 13.jpg
Sách “Nàng Ái Cơ trong chậu úp” của Mộng Tuyết (NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản, 2000), bìa in thiếu từ “sử” trong cụm “Hà Tiên ngoại sử ký sự tiểu thuyết”. Ảnh: Harypham1986
Thế thì bài sấm khởi phát bao giờ?
Trao đổi với tôi, nhà thư pháp Trương Thanh Hùng phát biểu:
– Trước tiên, mình không nghĩ đây là sấm truyền. Sống ở Hà Tiên suốt thời gian dài (1963 – 1987), sau này lại có nhiều năm làm công tác sưu tầm văn học dân gian và biên soạn lịch sử địa phương, mình đảm bảo trước khi tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp ấn hành thì dân chúng nơi đây chẳng ai biết bài Khả thuỷ sơn nhơn.
Nhà Hà Tiên học Trương Minh Đạt (9) tiếp:
– Cũng không thấy bất kỳ tư liệu viết nào công bố trước thập niên 1960 nhắc tới bài sấm đó, dù chỉ đôi dòng. Tôi đủ chứng cứ để khẳng định đây hoàn toàn là sản phẩm tưởng tượng của đôi vợ chồng văn nghệ sĩ Đông Hồ – Mộng Tuyết. Chẳng riêng gì cái bài gọi là sấm, hầu hết chi tiết trong tập Nàng Ái Cơ trong chậu úp đều hư cấu cả, dù cốt truyện chủ yếu dựa theo Hà Tiên địa phương chí do Trần Thiêm Trung soạn thảo từ tháng 3-1957. Mà cuốn địa phương chí đó lại chứa lắm điều thiếu chính xác, vô căn cứ. Kể ra, sáng tác tiểu thuyết thì nữ sĩ Mộng Tuyết hoàn toàn có quyền tưởng tượng, hư cấu. Đáng tiếc rằng không ít người trong giới nghiên cứu lại dùng tiểu thuyết làm cơ sở xây dựng các công trình sử học. Vậy là “lộng giả thành chân”. Nếu không phát hiện để hiệu đính kịp thời, e di hại cho hậu thế!
 photo 14.jpg
Nhà lưu niệm Đông Hồ – Mộng Tuyết tại Hà Tiên. Ảnh: Quang Trưởng
Nhằm xác minh tận gốc, tôi liền liên hệ nữ sĩ Mộng Tuyết. Năm nay, Nhâm Ngọ 2002, đã 88 tuổi, song bà vẫn nói năng rõ ràng, mạch lạc:
– Chuyện cũ, có chuyện tôi nhớ, có chuyện tôi quên. Nhưng cái bài Khả thuỷ sơn nhơn thì tôi nhớ kỹ. Hồi viết Nàng Ái Cơ trong chậu úp, chính tôi sáng tác bài đó, thì hỏi sao không nhớ?
Chân thành cảm ơn nữ sĩ Mộng Tuyết đã vui lòng tiết lộ sự thật. Dẫu sao, câu chuyện ly kỳ về kho tàng họ Mạc cũng tô điểm “những màu mè diễm ảo, những sương khói say mê” cho quê nhà Hà Tiên như Mộng Tuyết cùng Đông Hồ (10) từng ao ước. Hơn thế, điều ấy thực sự góp phần tạo sức hấp dẫn đáng yêu đối với một thị xã biên viễn duyên hải tuy nhỏ bé song giàu đẹp, lại có bề dày lịch sử – văn hoá đặc sắc mà trong đó ẩn chứa lắm vỉa tầng chưa thể khám phá đủ đầy nên chưa được đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đúng mức.
 photo 15.jpg
Trong nhà lưu niệm Đông Hồ – Mộng Tuyết. Ảnh: Dũng Nguyễn
Ngẫm kỹ, càng thấy mảnh đất “giang sơn gấm vóc mini” này rất xứng đáng được UNESCO sớm “trước bạ” vào danh mục Di sản thế giới. Bởi lẽ, Hà Tiên là “siêu kho báu” của Việt Nam, của châu Á, và của cả toàn cầu. ♥
____________
(9) Chào đời năm Bính Tý 1936 tại Hà Tiên, Trương Minh Đạt là soạn giả sách Nhận thức mới về Hà Tiên (NXB Trẻ, 2001), Nghiên cứu Hà Tiên (NXB Trẻ, 2008).
(10) Đông Hồ (1906 – 1969) chào đời tại Hà Tiên. Thuở nhỏ, có họ tên Lâm Kỳ Phát. Lớn, chuyển thành Lâm Tấn Phát, tiểu tự Quốc Tỉ, tự Trác Chi. 1926 – 1934, lập Trí Đức học xá chuyên dạy Việt ngữ tại Hà Tiên. 1935, thực hiện tuần báo Sống tại Sài Gòn. 1940, sáng lập NXB Bốn Phương & nhà sách Yiểm Yiểm thư trang tại Sài Gòn. 1953, ấn hành tập san Nhân Loại tại Sài Gòn. 1964, ẩn cư trong Quình Lâm thư thất tại Sài Gòn. 1965, giảng dạy môn Văn học miền Nam tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ngoài thơ, Đông Hồ còn viết ký và khảo cứu; lại là người đầu tiên dùng cọ lông chấm mực xạ thể hiện thư pháp chữ quốc ngữ. Bên cạnh bút danh Đông Hồ, còn ký Thuỷ Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu tiên sinh.
Sau khi vợ Linh Phượng (sinh Lâm Mỹ Tuyên) qua đời (1926), Đông Hồ lấy Thái Nhàn Liên / Thái Thị Thân (sinh Lâm Yiễm Yiễm). Nhàn Liên mất (1946), Đông Hồ tái hôn với người vừa là học trò vừa là em vợ: Thái Thị Úc, tức nữ sĩ Mộng Tuyết.
Mộng Tuyết (1914 – 2007) chào đời tại Hà Tiên. 12 tuổi, tập làm văn ở Trí Đức học xá. 1939, với thi phẩm Phấn hương rừng, được bằng khen về thơ của Tự Lực văn đoàn. Cùng chồng là Đông Hồ, với Lư Khê và Trúc Hà tạo nên “Hà Tiên tứ tuyệt”. Ngoài thơ, Mộng Tuyết còn viết tuỳ bút và truyện. Bên cạnh bút danh Mộng Tuyết, còn ký Hà Tiên Cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất tiểu muội.
  • Phanxipăng
Đã đăng trên tạp chí Thế Giới Mới
từ số 479 (25-3-2002) đến số 481 (8-4-2002)

 Caroline Thanh Hương: Biển, Cá Và Người, thơ Trần Văn Lương.