Cũng như bên pháp hay trên thế giới hiện nay, nghề chạy Taxi cũng biến dạng không ngừng với những tập đoàn chuyên chở người khách theo tiêu chuẩn riêng.
Sau đó, tôi sẽ chuyển cho quý anh chị đọc một câu chuyện nhỏ về Sài Gòn, cho những ai chưa đi Việt Nam.
Tôi bảo đảm quý anh chị sẽ thật ngỡ ngàng khi thành phố đó không là thành phố của những người đã ra đi từ dạo tỵ nạn bảy lăm.
Caroline Thanh Hương
tt
Saigon 1961.
CHUYỆN PHIẾM VỚI MỘT ANH XE ÔM CÔNG NGHỆ ĐÃ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC
(Ghi lại câu chuyện của một bác lớn tuổi và một cậu xe ôm công nghệ tốt nghiệp đại học)
Một bác lớn tuổi bực mình với một cậu Grab Biker :
- Sao tao đợi mày ở đây đến 20 phút mà mày cứ nói đến rồi là sao ?
- Dạ, cháu tưởng số 2 Đồng Khởi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nên cháu đứng đó đợi...
- Khổ quá... Mày không biết xem số à ?
- Cháu có xem, nhưng chỗ Nhà thờ không có số. Cháu nghĩ số 2 là đầu đường nên chờ mãi. Đang tính báo “Hủy” thì bác gọi lại...
- Mày học hành sao mà đầu đường, cuối đường không biết ?
- Dạ, cháu có đi học chứ. Cháu mới tốt nghiệp Đại học Luật bác ạ. Nhưng quê ở Tây Ninh. Giờ tốt nghiệp, xin việc hoài không được, phải chạy Grab kiếm cơm. Bác thông cảm.
- Thôi được, chạy đi. Tao dạy mày một lần cho biết nhé. Cái đó gọi là Kiến thức phổ thông, nhưng tao biết gần như 100% người Việt ở Việt Nam không biết. Từ xếp lớn đến thằng chạy xe ôm như mày. Vì có học đâu. 100 anh chạy xe ôm đều không biết trừ những anh tao nói thì biết thôi. Nhớ nhé :
Trong một đô thị đã có quy định : Mặc nhiên là số nhỏ luôn tính từ sông lên (*). Ví dụ : Số 2 đường Đồng Khởi là Cà phê Runam tao đang đứng đây là số nhỏ vì nó giáp sông Sài Gòn. Vậy, chỗ mày chờ lúc nãy là ở Nhà thờ Đức Bà là cuối đường Đồng Khởi. Số lẻ luôn bên tay trái, số chẵn bên tay phải khi mày đứng nhìn từ đầu đường đến cuối đường. Vậy khách Tây nó nói cho xe đến trung tâm Sài Gòn thì mày chạy đi đâu ?
(*) Người ta đánh số nhà theo nguyên tắc Bắc - Nam, Đông - Tây chứ không đánh số nhà từ sông lên. Tuy nhiên, cách đánh số đường tại Saigon do người Pháp và dựa trên cách làm người Pháp tại Paris (luật 4.2.1805). Con số 1 bắt đầu từ bờ sông Seine. Con số 1 đường Catinat bắt đầu từ sông Saigon.
- Dạ... Chắc chạy ra Nguyễn Huệ phải không bác ?
- Trật lất. Ở một đô thị, trung tâm là nơi có nhà ga xe lửa chính. Rồi nếu không có thì là Bưu điện Trung tâm. Tức là chỗ Nhà thờ Đức Bà vừa nãy đó.
Trước 1975, trung tâm Sài Gòn là Nhà ga xe lửa ở chỗ gần chợ Bến Thành, chứ không phải là Chợ Bến Thành. Sau năm 1980, nhà ga này dời về Hòa Hưng nên trung tâm Sài Gòn hiện nay là Bưu điện trung tâm Sài Gòn.
Đó là các kiến thức phổ thông. Mày biết thì đi đâu ở nước ngoài cũng không sợ bị lạc đường. Nó có những quy tắc phổ quát ở đô thị, trong một xã hội băn minh. Phải được dạy dỗ từ bé. Nhưng người ta không làm. Người ta dạy rất nhiều thứ vô bổ. Người Việt đi nước ngoài khổ lắm. Đi từng đoàn, xem bản đồ không biết, xem la bàn không biết. La hét inh ỏi. Xấu hổ ghê lắm... Trong khi ở các nước khác, trước khi học toán, học lý, họ dạy người ta sống với nhau như thế nào. Gọi là học cách Cư xử, cách Đối nhân xử thế giữa người với người, giữa trẻ với người lớn tuổi. Rồi dạy kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, nhóm lửa trong điều kiện khó khăn, cách dựng lều, trại, cách bắt cá, cách xử lý thịt sống... Rồi học bơi, học thoát khỏi đám cháy, nhà sập, động đất hay bị bắt cóc... Học cách ứng cứu y tế sơ đẳng... Nhiều lắm... Như trẻ con ở Nhật, từ lớp 1 đến lớp 6 chỉ học như vậy. Và một ít chữ. Toán, Lý, Hóa chỉ sau này mới học. Và nếu có năng khiếu có đam mê mới theo một ngành nào đó và học cấp cao hơn. Nhưng trước đó đứa bé đã biết mọi thứ để tự lo cho cuộc sống của mình.
Tao sang Canada... Người ta dạy lắp điện, sửa ống nước, thoát nước với những điều cơ bản từ trong trường phổ thông. Cái gì lo cho bản thân mình chính là phổ thông. Còn ở Việt Nam không có. Vì vậy, ở Việt Nam làm gì cũng mướn thợ. Ở nước ngoài, người ta ai cũng làm được hết, dù là phụ nữ hay đàn ông, từ điện đến cấp, thoát nước... Chỉ những người muốn công việc chuyên nghiệp và quá bận rộn mới mướn thợ.
Còn ở Việt Nam, rất nhiều đàn ông không biết lắp điện, không biết sửa ống nước. Vì có được học đâu?
Trẻ con Việt Nam yếu về mọi kỹ năng, cái gì cũng không biết. Vì chúng phải bỏ thời giờ để học yêu lãnh tụ, yêu đồng bào. Đó là sự xuẩn ngốc. Vì tình yêu không thể dạy để yêu được. Tình yêu là một tình cảm tự nhiên và lòng yêu nước cũng tự nhiên dù không dạy cũng vậy. Hôm qua, thằng cháu ngoại của tao mới vào lớp vỡ lòng về hỏi : Ngoại ơi, tổ quốc là gì hả ngoại, có phải là tổ con chim quốc không ngoại, sao cô giáo dạy phải yêu ? Tao nhức đầu quá, chẳng biết giải thích sao.
Sao không dạy cho bọn nó trước hết yêu ông, bà, cha, mẹ, anh chị, bạn bè, kính trọng thầy cô, người lớn trước khi dạy nó những thứ khác ? Đầu óc non trẻ của tụi nó sao kham nổi mấy khái niệm xa lắc xa lơ ?
Lớn lên, chúng còn mất thì giờ học Toán cao cấp như Vi phân, Tích phân. Mấy đứa sau này làm ca sỹ, nhân viên bán hàng, cầu thủ đá banh như Công Phượng, Quang Hải hay chạy Grab như mày... cần gì những thứ này ? Hầu hết đều vứt đi sau khi thi xong, quá lãng phí công sức người dạy lẫn người học. Cái không dùng tới trong đời sống hàng ngày sao gọi được là phổ thông ? Nó chỉ nên dạy ở đại học...
Còn nhiều thứ vô bổ khác nữa được nhồi nhét vào đầu chúng. Chẳng biết nhằm mục đích gì ? Cách dạy cũng vậy, từ cấp nhỏ đến đại học toàn đọc, chép, thầy cô bảo sao nghe vậy, đứa nào có ý khác một tý, cãi một tý thì mắng là hỗn, láo mặc dù mình sai lè lè ! Chẳng khác gì biến chúng thành một lũ cừu dễ bảo.
Giáo dục bây giờ thật tệ hại. Cho nên nói cứ nói mà không có mục tiêu nào đạt được. Đại hội Đảng năm 1976, người ta nói đến 1980 cơ bản biến nước ta thành nước Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. Và giờ đã 43 năm rồi mà vẫn còn xa vời...
Hôm nọ có một gã chức nhớn mới nói : Giáo dục của ta chưa bao giờ tốt như bây giờ, kể từ thời Vua Hùng đến giờ...
Một cậu bé bán vé số đứng cạnh mới hỏi :
- Có đúng không bác?
Ông bác lớn tuổi tự hào trả lời :
- Đúng chứ cháu. Cháu mới 10 tuổi mà biết sử dụng Ipad, Iphone nhoay nhoáy. Bác chắc là Vua Hùng sống lại cũng không giỏi như cháu đâu. Nên mới nói giáo dục của ta bây giờ hơn thời Vua Hùng nhiều lắm...
--Tiến Tăng Lê
(theo fb HP) https://www.facebook.com/groups/1287600014603370/permalink/2821915364505153/
============
La Seine, point de repère de numérotation
Toutes les rues de Paris sont numérotées en fonction de la Seine.
Ainsi, pour les rues perpendiculaires ou obliques par rapport au fleuve, les premiers numéros commencent du côté de la rue qui est le plus proche de la Seine.
En ce qui concerne la numérotation paire ou impaire, le côté droit de la rue sera pair, et donc le côté gauche sera impair.
Facile, mais comment déterminer le côté droit ou gauche ? Il s’agira de la droite du passant s'éloignant de la rivière.
Et pour les rues parallèles à la Seine ?
Dans ce cas-là, les numéros suivent le courant de la Seine, qui coule d’Est en Ouest, ainsi, la numérotation commencera du côté Est de la rue.
Les numéros pairs seront toujours sur la droite, en se mettant dans la direction d’écoulement du fleuve.
Vous trouverez tous les détails de cette numérotation dans le décret du 4 février 1805.
============
C'est le décret du 4 février 1805 qui définit le système actuel :
« Article 2. Ce numérotage sera établi par une même suite de numéros pour la même rue, lors même qu'elle dépendrait de plusieurs arrondissements communaux, et par un seul numéro qui sera placé sur la porte principale de l'habitation.
Article 4. La série des numéros sera formée des nombres pairs pour le côté droit de la rue, et des nombres impairs pour le côté gauche.
Article 5. Le côté droit sera déterminé, dans les rues perpendiculaires ou obliques au cours de la Seine, par la droite du passant se dirigeant vers la rivière8, et dans le sens du cours de la rivière.
(...)
Article 7. Le premier numéro de la série, soit pair, soit impair, commencera, dans les rues perpendiculaires ou obliques, au cours de la Seine, à l'entrée de la rue prise au point le plus rapproché de la rivière, et, dans les rues parallèles, à l'entrée prise en remontant le cours de la rivière; de manière que, dans les premières, les nombres croissent en s'éloignant de la rivière, et dans les secondes, en la descendant. »
La disposition des numéros est donc déterminée par la situation de la rue relativement à la Seine :
d'une part les rues sont parallèles, perpendiculaires ou obliques à la rivière. Dans les rues parallèles, les numéros de la série commencent à l'entrée de la rue en amont de la Seine et croissent dans le sens de son cours. Dans les rues perpendiculaires et les rues obliques, le premier numéro de la série commence à l'entrée de la rue du côté le plus proche de la Seine. L'article 6 précise que dans les îles, le grand canal de la rivière coulant au nord détermine la position des rues ;
d'autre part, les numéros pairs sont placés à la droite et les numéros impairs à la gauche du passant regardant dans la direction des numéros croissants.
Dans les rues bordées en partie de propriétés non bâties, ou de maisons d'une grande étendue et susceptibles d'être divisées, on a réservé des numéros à raison de 1 pour chaque longueur de 15 mètres qui, en moyenne, est celle de la façade d'une maison à Paris.
Cette nouvelle numérotation fut rapidement effectuée durant l'été 1805. Ses principes sont toujours valables aujourd'hui.
Café de la Rotonde ở địa chỉ số 2 Catinat. Bên phải bức ảnh là đường Bạch Đằng với hai hàng cây ở một bên hè. Ảnh chụp cuối thế kỷ 19, lúc này việc chiếu sáng đường phố vẫn dùng loại đèn thắp dầu.
Số 1 Catinat, vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa sau này sẽ là khách sạn Majestic. Ảnh được chụp cuối thế kỷ 19.
Số 136 đường Catinat
Photo-Studio là cửa tiệm của nhà nhiếp ảnh Ludovic Crespin ở số 136 đường Catinat, đi xuống chút nữa là Khách sạn Continental Palace (132 rue Catinat, ngày nay cũng giữ đúng địa chỉ 132 Tự Do). Hình chụp hướng về phía Công trường Nhà hát Thành phố Place du Théâtre và bến Bạch Đằng.
Photo-studio sau này vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 là của nhà nhiếp ảnh Paul Gastaldy.
Người chụp ảnh đứng ở khoảng góc đường Rue d'Espagne (đường Lê Thánh Tôn) và đường Catinat chụp về hướng Công trường Nhà hát Thành phố. Khách sạn Continental Palace (ngay giữa hình) nơi chiếc xe thứ ba phía xa trong hình đậu. Số 2 Catinat là đầu đường ở bến Bạch Đằng. Nếu bắt đầu từ bến Bạch Đằng đi vào đường Catinat thì bên phải là số chẵn, bên trái là số lẽ.
Photo-Studio là cửa tiệm của nhà nhiếp ảnh Ludovic Crespin ở số 136 đường Catinat, đi xuống chút nữa là Khách sạn Continental Palace (132 rue Catinat, ngày nay cũng giữ đúng địa chỉ 132 Tự Do). Hình chụp hướng về phía Công trường Nhà hát Thành phố Place du Théâtre và bến Bạch Đằng.
Photo-studio sau này vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 là của nhà nhiếp ảnh Paul Gastaldy.
Người chụp ảnh đứng ở khoảng góc đường Rue d'Espagne (đường Lê Thánh Tôn) và đường Catinat chụp về hướng Công trường Nhà hát Thành phố. Khách sạn Continental Palace (ngay giữa hình) nơi chiếc xe thứ ba phía xa trong hình đậu. Số 2 Catinat là đầu đường ở bến Bạch Đằng. Nếu bắt đầu từ bến Bạch Đằng đi vào đường Catinat thì bên phải là số chẵn, bên trái là số lẽ.