Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

samedi 17 septembre 2016

Tìm hiểu nước Vối là gì? uống nó tốt không?


Caroline Thanh Hương giới thiệu nhạc phẩm Mây... par crth2837

Trong những câu chuyện dân gian của nước Việt Nam, chúng ta có thể nghe qua  chuyện mời uống nước vối.

Thế thì nước Vối là gì?

Mời các anh chị thử tìm hiểu qua những bài sưu tầm dưới đây, biết đâu trong vườn nhà ta cũng có thứ cây này với nhiều công dụng chữa bệnh mà chúng ta chưa biết đến.

Caroline Thanh Hương.
  photo IMG_5795.jpg

Cây vối, nụ vối và lá vối

 

  photo 9227117897_43f65a69d1_b.jpg

Xin giới thiệu tác dụng chữa bệnh của nụ vối, lá vối qua các công trình nghiên cứu khoa học. Cách pha nụ vối, lá vối cũng như chọn mua nụ vối ở đâu đảm bảo chất lượng tốt nhất, ngon nhất.
  photo Cleistocalyx operculatus seed.jpg

1. Giới thiệu chung về cây vối
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng, có nhiều ở miền Bắc nước ta. Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm. cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.


 photo nu-voi-giam-mo-mau.jpg


Quả vối, cây vối đang mùa ra hoa và kết trái
  photo quavoi.jpg

2 Dược tính của cây vối
Ở nước ta, từ lâu, cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) được người dân dùng làm trà uống giải khát. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Theo tài liệu nghiên cứu của GS Đỗ Tất Lợi, lá và nụ vối có chất kháng sinh thực vật, diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi trùng Gram- và Gram+. Theo đông y, vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.
Nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,… và không gây độc hại đối với cơ thể.
Cây vối có tiềm năng chữa bệnh rất cao. Nhiều nghiên cứu về dược tính của cây vối trong những năm qua cho thấy thành phần hoạt tính của nụ vối là một hợp chất polyphenol có tên là 2’,4’-dihydroxy-6’-methoxy-3’,5’dimethylchalcone. Chính chất này đã tạo ra hiệu ứng đảo ngược trên các tế bào ung thư đa kháng thuốc (Multidrug resistance).
Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu,..Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lởmụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm [4].


 photo 3721.jpg

3. Công trình nghiên cứu về vối
Công trình  nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam kết hợp với trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản về các tác dụng của nụ vối trong hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.
Sau gần 6 năm nghiên cứu, các nghiên cứu được tiến hành trên phòng thí nghiệm đến các thử nghiệm trên chuột đái tháo đường đã cho thấy nụ vối có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh đái tháo đường.  Hơn nữa, một thử nghiệm lâm sàng mới đây, với sự hợp tác nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng và Trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản tiến hành trên 72 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội cho thấy, trà nụ Vối (với liều 6g/lần uống) đã hạn chế tăng đường huyết sau ăn của bệnh nhân đái tháo đường. Sau khi uống trà nụ Vối liên tục trong 3 tháng (ít nhất 4 -6 g nụ Vối khô/lần uống x 3 lần/ngày), nhóm bệnh nhân uống trà nụ Vối đã giảm đường huyết xuống một cách đáng kể so với trước khi tham gia, và giảm hơn so với nhóm chứng (nhóm không dùng nụ Vối). Nồng độ HbA1c – chỉ số đánh giá sự ổn định về đường huyết, nồng độ creatinin- chỉ số chức năng thận, nồng độ acid uric đã giảm xuống một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân uống trà nụ Vối. Nhóm uống nụ Vối cũng đã giảm rối loạn lipid máu sau 3 tháng uống nụ Vối, nồng độ cholesterol, triglyceride giảm, nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt) tăng lên một cách đáng kể so với nhóm chứng không uống nụ Vối.
Các thử nghiệm trên ống nghiệm và trên động vật, trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy trà nụ Vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường khi điều trị lâu dài. Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng về nụ vối đã được đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHÍNH CỦA NỤ VỐI
Các cơ chế tác dụng của Nụ Vối đã được các nhà khoa học của Viện Dinh dưỡng và trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản xác định là:
-         Các hoạt chất trong Nụ Vối (chủ yếu là polyphenol) có khả năng ức chế hoạt tính men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình phân giải đường, chậm quá trình hấp thu đường từ thức ăn vào máu. Từ đó, hạn chế tăng đường huyết sau ăn, kiểm soát đường huyết lâu dài.
-         Nụ Vối có khả năng triệt tiêu gốc tự do, chống oxy hóa, phòng chống lão hóa hiệu quả.
-         Bảo vệ sự tổn thương oxy hóa của tế bào tuyến tụy.
-         Hỗ trợ giảm mỡ máu bởi sự có mặt của thành phần beta-sitosterol trong nụ Vối, có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu..
Tải toàn bộ tài liệu về công trình nghiên cứu về vối tại đây

  photo nuvoi.jpg
Nụ vối khô

4. Một số bài thuốc từ cây vối.
 - Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo), chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho cơ thể.
- Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
- Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
- Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
- Viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.
- Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống: 200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
 5. Cách chế biến lá vối, nụ vối
Có thể áp dụng một trong hai cách sau để chế biến lá vối và nụ vối
Cách 1: . Nhân dân ta vẫn ủ lá vối theo lối cổ truyền : thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bao tải, bồ, sọt rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối tươi rất ngái vì có nhiều chất diệp lục nên phải ủ để phá huỷ chất này. Trong quá trình ủ dưới tác dụng của các men oxy hoá có sẵn trong lá vối, tanin sẽ bị biến đổi một phần và hàng loạt phản ứng sinh hoá diễn ra.
Cách 2: Cho nụ vối hoặc lá vối vào các bao tải buộc kín và ngâm nước khoảng 48 giờ sau đó vớt lên phơi dưới nắng đến khi gần khô hẳn trong thì lại cho vào ủ khoảng 6 giờ. Sau đó đem phơi tiếp cho khô hẳn. Cách ủ tốt nhất là khi trời đang còn nắng to thì ta thu lại và trùm bạt lên khi đó nhiệt độ đang rất cao sẽ giúp rút ngắn thời gian ủ mà sản phẩm sẽ thơm ngon.
6. Cùng nhau chia sẻ về vối
Nụ vối và lá vối ở đâu tốt?
Có lẽ đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, Cây vối có ở rất nhiều nơi ở nước ta từ đồng bằng đến miền núi nhưng ở miền Bắc có nhiều hơn. Có thể chia ra làm 2 loại vối là vối ở đồng bằng và vối rừng. Vối rừng không ngon bằng vối ở đồng bằng, ở miền Bắc có một vùng có vối ngon có tiếng là Hải Hậu  – Nam Định. Tuy nhiên theo tôi được biết thì ngày nay tại Hải Hậu cũng có nhiều người trồng vối nhưng vối ở đây hiện nay là từ nhiều nguồn, nhiều nơi đổ về theo thương lái nên không biết còn giữ được chất lượng đảm bảo như trước đây không? Như quê tôi chỉ cách Nam Định một con sông Đáy, do việc buôn bán không phát triển nên nụ vối từ trước đến giờ chủ yếu do người Nam Đinh sang thu mua cho nên nó thành vối Nam Định.
Có người còn nói là có cả vối Trung Quốc hoặc người ta có thể pha những loại tạp chất khác vào nụ vối. Bản thân tôi cũng từng nghe nhiều người nói nhưng chưa từng được thấy vối Trung Quốc hay vối pha tạp chất giống nụ vối. Ai có hình ảnh về những sản phẩm này thì chia sẻ để mọi người cùng biết để tránh.
Vì vậy khi mua nụ vối hay lá vối thì cần mua ở những địa chỉ tin cậy, uy tín, biết rõ về nguồn gốc thì càng tốt.
(Chúng tôi cung cấp nụ vối chất lượng tốt, bảo đảm chất lượng từ khâu thu hoạch, bảo quản cho đến tay người tiêu dùng từ Kim Sơn – Ninh Bình một địa danh còn nổi tiếng với rượu Kim Sơn)
Phụ nữ sau khi sinh uống nụ vối rất tốt: Đây là kinh nghiệm của ông cha để lại, giúp cho tiêu hóa, ăn ngủ tốt, mau săn bụng…
Gỗ của cây vối dùng để làm nhà cũng rất tốt. Không biết trong gỗ vối có chất gì mà hầu như không bị mối mọt.
Cách hãm nụ vối
Dụng cụ để hãm nụ: có thể dùng dành tích để hãm nụ vối
Ai đã chữa khỏi bệnh từ vối?
- Chữa khỏi bệnh gout chỉ bằng uống lá vối tươi
http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/722158-Ch%E1%BB%AFa-b%E1%BB%87nh-GOUT-(G%C3%9AT)-ch%E1%BB%89-b%E1%BA%B1ng-u%E1%BB%91ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%C3%A1-v%E1%BB%91i-t%C6%B0%C6%A1i
- uống nước vối khỏi bệnh đường ruột
http://tamnhin.net/VanhoaThethao/14952/Nu-voi–Vi-cuu-tinh-cua-toi.html
Cây vối đã đi vào thi ca
Cây vối
Mẹ lên thành phố với con
Nhớ hoài cây vối vẫn còn dưới quê
Một năm may có dịp về
Mẹ ngồi bên gốc ủ ê nỗi buồn
Hắt hiu run rẩy cánh chuồn
Mây trời teo tóp mặt khuôn quê nhà

Quán hàng nước đầy Coca
Mẹ tôi ủ lá vối già làm vui
Thương cây gốc đã sần sùi
Ra đi Mẹ cứ ngậm ngùi vấn vương.
…Mẹ ơi!
Quê ta đêm nay có nặng hạt mưa giông
Ấm vối đặc chắc vẫn nồng trong giỏ
Tháng năm rồi vối trong vườn kết nụ
Cô láng giềng còn hái giúp mẹ không?…

Mời đọc thêm những kinh nghiệm về cách sử dụng hoa, lá cành của cây Vối ở đây, clique vào link để đọc trong trang này.

Cây vối, nụ vối và lá vối




Tất cả các bộ phận của cây vối, từ lá, hoa, nụ đến rễ đều có thể dùng làm nguyên liệu phòng ngừa và chữa nhiều bệnh. Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của cây vối và cách sử dụng đúng cách.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối. Tất cả các bộ phận của cây vối: lá, hoa, nụ, rễ… đều có thể dùng làm thuốc. photo Tree seed Cleistocalyx operculatus.jpg
Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của cây vối và cách sử dụng
1. Chữa lở ngứa, chốc đầu :
Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa những nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
2. Chữa bỏng:
Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
3. Viêm da lở ngứa:
Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.
4. Trị đau bụng đi ngoài:
Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
5. Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân sống:
Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
6. Chữa đầy bụng, không tiêu:
Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
  photo tac-dung-chua-benh-cua-cay-voi-va-cach-su-dung-hinh-anh-3.jpg

7. Giảm mỡ máu:
Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Cách sử dụng
Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh.
Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.

  photo tac-dung-chua-benh-cua-cay-voi-va-cach-su-dung.jpg

 

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Cây vối thường cao chừng 5 - 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 - 12 mm, có dịch.


10 TÁC DỤNG LÁ VỐI, NỤ VỐI

 
lá vối có rất nhiều tác dụng mà nhiều người không để ýLá vối rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Là thức uống phổ biến từ bao đời nay. Người dùng thường biết lấy uống như 1 thói quen của ông cha để lại hoặc chỉ hiểu uống để giải khát thông thường mấy khi biết tác dụng của lá vối thực sự tuyệt vời, hay nụ vối, cây vối.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Cây vối thường cao chừng 5 - 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 - 12 mm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối. Tất cả các bộ phận của cây vối: lá, hoa, nụ, rễ... đều có thể dùng làm thuốc.
Hôm nay chúng tôi giới thiệu công dụng tuyệt vời của lá vối:

1. Lá Vối có tác dụng Hỗ trợ điều trị gout

 
Lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout – “bệnh của nhà giàu”. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

Xem thêm : Bệnh mỡ máu là gì bệnh mỡ máu có nguy hiểm không ?
                    Cholesterol là gì ? Bệnh tăng cholesterol cần biết những gì ?
                    Bệnh gan nhiễm mỡ là gì ?
                    16 tác dụng tuyệt vời của lá sen tươi ?

                    Giảm cân và Flavonoid có quan hệ với nhau như thế nào?                          
 

2. Tác dụng Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đường



Một nghiên cứu gây chú ý là tác dụng của nụ vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam) và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.
lá vối hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Lá vối giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường


3. Tác dụng của nụ vối Giúp giảm mỡ máu


Công thức cho mỡ máu: Nụ vối 15 - 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
 

Nụ vối cũng giúp giảm mỡ máu
Nụ vối giúp giảm mỡ máu

 

4. Hỗ trợ chữa bỏng


Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng. 
 

5. Hỗ trợ chữa đầy bụng, không tiêu


Vỏ thân cây vối 6 - 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 - 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
 

6. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu


Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
 

7. Viêm gan, vàng da


Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.
 

8. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu


Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở. 
 

9. Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống


200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
 

10. Hỗ trợ trị đau bụng đi ngoài, phân sống


Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.


 

Cách sử dụng LÁ VỐI, NỤ VỐI

Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh. 
Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái. 



11. Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tự nhiên


Lá sen, lá vối, lá ổidây thìa canh là những thảo dược tự nhiên quen thuộc với người dân Việt Nam, các dược tính của chúng đã được chứng minh lâm sàng đối với bệnh tiểu đường mà không có phản ứng phụ. Việc sử dụng chúng một cách đơn lẻ hoặc chế biến dưới dạng khô để làm trà uống hàng ngày sẽ không thể triệt để được khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường do quá trình chế biến vô tình làm mất đi các hoạt chất tác dụng với bệnh tiểu đường như flavonoids, polyphenol. 

 photo nuvoi.jpg



Vối
Vối - Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry (Eugenia operculata Roxb.), thuộc họ Sim - Myrtaceae.
Mô tả: Cây gỗ có kích thước trung bình. Lá bầu dục hay xoan ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn ở đầu, nhạt màu, và hơi có chấm nâu trên cả hai mặt, dài 8-9cm, rộng 4-8cm. Hoa gần như không cuống, thành cụm hoa hình tháp trải ra ở nách những lá đã rụng. Quả hình cầu hay hình trứng, đường kính 7-12mm, nhám, nhớt.
Hoa tháng 6.
Bộ phận dùng: Nụ hoa, vỏ thân, lá - Gemma Florifera, Cortex et Folium Cleistocalycis Operculati.
Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới, Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều để lấy lá, nụ hoa làm trà uống (nước vối). Thu hái lá dùng tươi nhưng cũng có thể ủ cho lên men trước khi dùng; thông thường người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học: Lá chứa ít tanin, những vết alcaloid (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và một lượng tinh dầu (4%) bay hơi, thơm. Các bộ phận khác nhau của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá được dùng làm trà, uống nóng rất thông dụng ở nông thôn Việt Nam. Hoa nhỏ thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống (nụ vối) có thể so sánh với nước hãm lá Bạch đàn. Người ta cũng thường phối hợp lá Vối với lá Hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Nước sắc đậm đặc của lá cây dùng như thuốc kháng sinh, sát trùng để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ. Thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, ỉa chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.
Ở Ấn Độ, rễ sắc đặc dạng xirô dùng đắp vào các khớp sưng đỏ; quả dùng ăn trị phong thấp.
Ở Trung Quốc, các bộ phận của cây dùng trị cảm mạo, đau đầu phát sốt, lỵ trực khuẩn, viêm gan, bệnh mẩn ngứa, viêm tuyến sữa, ngứa ngáy ngoài da, bệnh nấm ở chân, vết thương do dao súng




  photo tac-dung-chua-benh-cua-cay-voi-va-cach-su-dung-hinh-anh-2.jpg

Vối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cleistocalyx operculatus
Cleistocalyx nervosum dried seeds.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Plantae
(không phân hạng) Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
(không phân hạng) Rosids
Bộ (ordo) Myrtales
Họ (familia) Myrtaceae
Chi (genus) Cleistocalyx
Loài (species) C. operculatus
Danh pháp hai phần
Cleistocalyx operculatus
(Roxb.) Merr.. et Perry, 1937
Danh pháp đồng nghĩa
  • Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & L. M. Perry, 1937
  • Eugenia operculata Roxb., 1832
  • Syzygium nervossum DC., 1828
  • Syzygium operculatum (Roxb.) Nied., 1893
Vối (danh pháp hai phần: Cleistocalyx nervosum) là một loài cây thân gỗ trong họ Đào kim nương (Myrtaceae).

Mục lục

Đặc điểm

Vối là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới. Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Trong lá vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Trong dân gian phân biệt vối có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh, thường gọi là "vối kê" hay "vối nếp". Loại thứ hai lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là "vối tẻ"[1]. Lại cũng có nơi phân biệt vối trâu và vối quế. Vối trâu lá mỏng, xanh đậm và to bản còn vối quế lá dày, nhỏ.

Phân bố

Khu vực phân bố: Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam của Trung Quốc, Bangladesh; Ấn Độ, Myanma, Campuchia; Lào; Thái Lan; Việt Nam, các đảo Java, Kalimantan, Sumatra của Indonesia; Malaysia; PhilippinesLãnh thổ Bắc Úc của Úc.

Công dụng

Tại Việt Nam, vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung. Gỗ cây dùng làm nông cụ và trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Lá và nụ để làm nước vối.

Xem thêm

Hình ảnh

Cá ta nhập vào nước Mỹ gây kinh hoàng, lạ thật đó, nó dữ vậy sao?


River Monsters Saison 2 Ep 3 - Le Poisson Téte... par Tonight51

Có những con cá mà người Việt Nam ta luôn ưa thích khi mua về để chế biến thành những món ăn khoái khẩu và thuần tuý như món canh chua cá lóc, cá lóc kho tộ...

Nhưng loại cá này, bằng cách nào vượt qua mấy chục nghìn cây số để vào đất Mỹ?

Mời các anh chị theo dỏi bài đọc, và phóng sự điều tra sự xuất hiện gây kinh hoàng cho sông ngòi nước Mỹ.

Mỹ sợ cá á châu??? có đúng 0 ạ?

Caroline Thanh Hương

  photo ca_qua.jpg

Cá quả còn có nhiều tên gọi khác như cá lóc, cá chuối, cá tràu, cá hoa hay cá sộp là một trong những món ăn ngon và phổ biến trong nhiều bữa ăn ở các gia đình Việt. Không chỉ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng, loại cá này còn có công dụng hỗ trợ giúp chữa một số loại bệnh. 

Hỗ trợ an thần, ích khí bổ huyết

Hình ảnh Cá quả (cá lóc) và những bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả số 1
Cá quả giúp hỗ trợ điều trị an thần. Ảnh nguồn: Internet
Báo Nông nghiệp Việt Nam dẫn lời khuyên của dược sỹ Mỹ Nữ cho biết cá quả có tác dụng hỗ trợ điều trị an thần hiệu quả. Dùng 300g đầu cá quả, 12g xuyên khung, 15g hà thủ ô, 30g hoàng kỳ, 4 quả táo đỏ, vài lát gừng tươi. Đầu cá thường được bỏ mang, nước vừa đủ. Sau đó cho hết hỗn hợp vào nồi và nấu với lửa to. Đun sôi trong vòng 2 tiếng và thêm gia vị.

Hỗ trợ điều trị thận hư nhiễm mỡ

Cũng theo thông tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam, dùng 1 con cá quả bỏ ruột và nấu với 200g đậu đỏ đến khi nhừ. Dùng để ăn hết trong vòng 1 lần. Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng thận hư nhiễm mỡ.
Dùng hỗ trợ chữa trĩ

  photo ca-qua-ca-loc-va-nhung-bai-thuoc-ho-tro-chua-benh-hieu-qua3.jpg
Cá quả có thể dùng làm bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Ảnh nguồn: Internet
Sau khi trát đất xung quanh cá quả (khoảng 250g) thì vùi vào đống lửa. Sau khi nướng đất khô cứng và nứt ra chứng tỏ cá đã chín. Bóc hết lớp đất và bỏ ruột để ăn với lá dấp cá và các loại rau thơm khác.
Giúp thanh nhiệt
Hình ảnh Cá quả (cá lóc) và những bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả số 4
Cá quả dùng làm bài thuốc giúp than nhiệt hiệu quả. Ảnh nguồn: Internet
Báo Vnexpress cũng cho biết cá quả có tác dụng hỗ trợ điều trị nóng trong người hiệu quả. Dùng khoảng 1 con cá tràu, 50g đậu đỏ, 30g bí đao. Sau khi cho bí đao vào bụng cá và nấu với đậu đỏ 30 phút, lấy ra và dùng ngày 2 lần sau đó ăn cả cái lẫn nước.
Hỗ trợ chữa tiểu rắt
Cá quả có công dụng hỗ trợ chữa tiểu rắt hiệu quả. Dùng cá quả khoảng 1 con, 150g giá đậu xanh, 100g cà chua, 70g me và gia vị vừa đủ.
Thịt cá lóc mỏng và dùng để ướp gia vị, phần đầu và xương dùng để luộc lấy nước bỏ bã sau đó nấu chung với hỗn hợp trên, lá me giã nhuyễn và cho vào canh, thêm gia vị và dùng từ 2 lần trong 1 đến 2 tuần.
Minh Di (tổng hợp)
  photo images.jpg
Cá lóc xâm nhập vào phụ lưu sông Potomac ở khu vực bang Virginia, Maryland và thủ đô Washington đang là chủ đề báo động tai ương về sinh thái ở Hoa Kỳ. Cá lóc có tên trong tiếng Anh là snakehead (đầu rắn). Cái tên này nghe qua đã có sự dữ dằn liên tưởng ngay các băng đảng Xà Đầu buôn lậu người vào Mỹ gây nên một sự ác cảm trong dư luận lúc loài cá này mới bị phát hiện.
Câu chuyện làm sao cá lóc vào được phụ lưu sông Potomac vốn có nhiều dẫn chứng nhưng bằng chứng "tự thú" hiển hiện nhất là do một người Trung Quốc thả xuống hồ thông với các dòng sông suối. Anh chàng này định mua cá về nấu cháo báo hiếu lúc mẹ bị bệnh. Nhưng mẹ chưa kịp ăn thì bệnh đã khỏi do đó người đàn ông này sinh lòng từ bi mà phóng sanh mấy con cá. Cá sinh sôi rất nhanh. Chính quyền tiểu bang lúc đó phải huy động tát hồ, đánh thuốc độc, khử oxy nhằm tiêu diệt triệt để nhưng mọi nỗ lực đều bị thất bại. Phí tổn lên tới hàng triệu đô la ngân sách cũng không thể ngăn chặn loài cá này đã xâm nhập lưu vực sông Potomac và nay còn lan rộng ra khắp các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ.
Câu chuyện sơ ý phóng sanh loài cá này vào Mỹ cũng tạo nên dư luận chỉ trích về trách nhiệm và kiến thức của con người trước vấn đề cân bằng sinh thái.
Cá lóc là loài cá dữ. Khi vào trúng điều kiện sinh thái ở Bắc Mỹ chúng đã sinh sôi nảy nở với mức độ khủng khiếp. Chỉ trong vài năm trở lại, cá lóc trở thành loài cá dễ câu được trong các dòng sông và phụ lưu ở Maryland và Virginia.
Hiện nay, chính quyền đã ra nhiều chương trình khuyến khích tặng thưởng để những người câu phải giết loài cá lóc. Trong lúc đó các nhà khoa học phải nghiên cứu làm sao cân bằng sinh thái với sự hiện hữu của loài cá này.
Tuy nhiên, cũng như là một nhược điểm của con vật dữ, loài cá này rất tạp ăn, câu rất dễ. Ngoài ra, trong quá trình sinh sản, cá mẹ nuôi cá con theo từng ổ từng đàn màu đỏ, dễ phát hiện. Cá con phải ngoi lên bờ đớp nước theo bầy đàn. Do đó, các nhà khoa học chỉ cần truy tìm được ổ cá là có thể tiêu diệt phần lớn cá con bằng cách xung điện.
Tiếng đồn trong cộng đồng câu cá Việt Nam

Nhưng thêm một đặc điểm quan trọng khác là thịt loài cá này rất ngon. Lúc đầu thì người Mỹ rất sợ với cái tên snakehead. Nghe tên là đã không dám ăn như kiểu người Mỹ không dám ăn cá chép vậy. Thế rồi, theo sự tìm tòi về văn hóa ẩm thực, người ta cũng thừa nhận loài cá này cũng là một đặc sản ngon ở Á châu.
Có một số ý tưởng tìm cách đổi tên cho nó, đưa vào danh phẩm hàng hóa. Đây cũng là phương pháp khống chế bằng cách thương phẩm hóa thì hy vọng sự đánh bắt sẽ có quy mô hơn. Chính quyền phải ra sức hướng dẫn các tay câu cá không được thả xuống mà giết đi, khuyến khích ăn thịt như các loài cá ngon khác.
Cá lóc vào được sông Potomac là câu chuyện hiếu kỳ đặc biệt. Loài cá này thường phải nhập cảng từ Thái Lan rất đắt ở dạng đông đá. Trước khi có vụ cá thả xuống sông hồ Maryland thì Hoa Kỳ cho nhập cảng ở dạng cá sống. Bây giờ thì hoàn toàn cấm. Ai đem vào thì bị tù và phạt tiền rất lớn.
Thế rồi, một sớm một chiều, cá lóc tươi ngon bơi đầy sông hồ. Câu cá lại còn được tặng thưởng.
Anh Lê Kỳ Nam, một tay câu cá ở Virginia có nhiều kinh nghiệm về chuyện này. Những con cá to lớn như thế này ở sông hồ Việt Nam cũng còn hiếm, không ngờ nó sang tận Mỹ. Anh Nam cho biết, "bây giờ người Mỹ cũng biết ăn nên cũng mọi người cũng có thể yên tâm là loài cá này không thể áp đảo hoàn toàn sinh thái sông hồ mà tiêu diệt các loài cá bản địa khác như cá bass, cá trout... Tuy nhiên, anh cũng phải thừa nhận rằng câu được cá lóc càng to thì câu các loài cá khác ít lại.
Vốn là chủ của nhà hàng New Season trong vùng thủ đô Washington chuyên bán những món hàng phải nhập cảng từ Đông Nam Á nên anh Nam nhìn vào cá lóc như là một cơ hội giúp chính quyền cân bằng sinh thái bằng cách giới thiệu các món ăn như "canh chua cá lóc". Maryland cũng là nơi nổi tiếng về cua và các loại hải sản cao cấp khác.
Theo các tay câu cá chuyên nghiệp, cá lóc ở sông Potomac tuy nhiều đấy nhưng hiện nay hệ thống câu bắt cá này để bán cho các nhà hàng Việt Nam chưa hoàn thiện và chưa ổn định được nguồn hàng khi có nhu cầu lớn hơn.
Theo giới sành ăn trong vùng thủ đô Washington, đây là loài cá lóc bông thịt trắng, giống hệt loài cá ở Việt Nam, chất thịt thơm ngon, và có giá trị dinh dưỡng cao.
Cũng như trong tiếng Trung Quốc gọi cá này lễ ngư, lôi ngư, xà đầu ngư (snakehead)…, cá lóc có nhiều tên gọi khác nhau trong tiếng Việt, cá tràu, cá chuối, cá quả, cá đô, cá sộp  vv… tuỳ theo địa phương.
Căn cứ vào sức sống trường kỳ, kiên cường bám chặt "quê hương", cá lóc có thể sống trong bùn, bò trườn trên cạn, chịu được nóng lạnh ôn hàn nhiệt đới lại biết tấn công tự vệ và ăn tạp bất cứ con gì. Trong các phim tài liệu chiếu về hình ảnh một đàn vịt chạy tung tóe vì bị cá lóc rượt khi lỡ bơi vào khu vực cá con của nó gây nên cảm giác lo lắng loài cá này có thể giết cả các loài chim trời vịt nước trong khu vực sông hồ.
Xét cho cùng, cá lóc là loài cá đáng sợ nếu như các nhà khoa học không tìm ra được biện pháp cân bằng sinh thái mới. Tuy nhiên, ở góc độ giải trí thì nhiều người câu cá đang tìm được niềm vui về hương vị mới, "đi câu cá lóc" ở Hoa Kỳ.
Tuy cá lóc phù hợp với khẩu vị Á Đông nhưng trong cộng đồng câu cá Việt Nam cũng ý thức rằng đây là một tai ương về mặt sinh thái cho Hoa Kỳ, "làm thịt không thương xót". Chính quyền các tiểu bang sẽ còn phải tốn cả hàng trăm triệu đô la tiền thuế để tìm ra phương pháp giải quyết lâu dài.
Tùng Nguyễn, một tay câu cá ở Virginia với chiến lợi phẩm Cá Lóc
Trần Đông Đức - RFA Blog

Cá ta nhập vào nước Mỹ gây kinh hoàng, lạ thật đó, nó dữ vậy sao?






image

HUONGXUAN2016: Làm dưa cải muối an toàn và đọc bà...
Lý do là ăn nhiều nó có thể bị bịnh, nhất là ung thư.

Họ Cá quả

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Cá quả
Northern snakehead.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Animalia
Ngành (phylum) Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum) Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum) Gnathostomata
Liên lớp (superclass) Osteichthyes
Lớp (class) Actinopterygii
Phân lớp (subclass) Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass) Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Carangimorpharia
Nhánh Anabantomorphariae
Bộ (ordo) Anabantiformes
Phân bộ (subordo) Channoidei
Họ (familia) Channidae
Các chi
Họ Cá quả (tên khác: Cá chuối, Cá lóc, Cá sộp, Cá xộp, Cá tràu, Cá đô tùy theo từng vùng) là các loài cá thuộc họ Channidae. Họ này có hai chi là Channa hiện biết 34 loài và Parachanna hiện biết có 3 loài ở châu Phi. Ở Việt Nam chủ yếu là Channa maculata (có tài liệu gọi là Ophiocephalus maculatus[1] / Bostrychus maculatus) và Channa argus (hay còn gọi là Ophiocephalus argus tức cá quả Trung Quốc).

Mục lục

Đặc điểm nhận dạng

Vây lưng có 40 - 46 tia vây; vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái. Đầu cá quả Channa maculata có đường vân giống như chữ "nhất" và hai chữ "bát" còn đầu cá Channa argus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt. Lưng có màu đen ánh nâu.

Phân bố

Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu ôxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Chúng tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới như châu Phichâu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Việt Nam v.v, ở đó chúng được coi là loài cá đặc sản.
  • Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục.
  • Nhiệt độ: 7 - 35 °C
  • Vĩ độ: 40°bắc - 10°bắc

Phân loại

Họ này theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes[2], tuy nhiên gần đây người ta đã xem xét lại phát sinh chủng loài của và đề xuất tách họ này sang bộ Anabantiformes[3].
Họ Cá quả (Channidae)

Sinh trưởng và sinh sản

Cá quả lớn tương đối nhanh. Con lớn nhất dài đến 1 mét, nặng đến 20 kg, cá 1 tuổi thân dài khoảng 19 – 39 cm, nặng 95 - 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5–40 cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45–59 cm, nặng 1,5 - 2,0 kg (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20 °C sinh trưởng nhanh, dưới 15 °C sinh trưởng chậm. Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ tháng 4-7 hàng năm.

Thức ăn

Cá quả là loại cá ăn thịt. Thức ăn khi nhỏ (thân dài 3 – 8 cm) là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên 8 cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Cá quả Ophicocephatus maculatus tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  2. ^ Family Channidae - Snakeheads
  3. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  4. ^ a ă â Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hạnh Tiên, Nguyễn Thị Diệu Phương, 2012. Loài cá mới cho khoa học thuộc nhóm cá chành dục, giống Channa, (Channidae, Perciformes) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 34(2): 158-165
  5. ^ a ă Nguyen Van Hao, 2011. Two new species belong to genus Channa (Channidae, Perciformes) discovered in Ninh Binh province, Vietnam. Journal of Biology 33(4):8-17

Liên kết ngoài