tt
Để tiếp tục cho bài sưu tầm lần trước, kính mời quý anh chị đọc tiếp về những chiếc xe đò, gọi nôm na của người miền Nam.
Theo thời gian, những xe mang doanh hiệu lâu đời đã biến mất trên thị trường đưa đón khách cho đến thời kỳ sau 1975 thì không còn ý kiến nào để thấy sự an toàn cho khách đi xe mà ai cũng phải tụng kinh khi giao phó sinh mạng mình cho anh tài xế không bao giờ nhường nhịn ai.
Dài theo những tuyến đường lại có thêm nạn dừng bót để kiểm soát... mà bố bảo cũng chẳng biết kiểm cái gì và kiểm ai.
Chúng ta chỉ dừng ở những hình ảnh đẹp còn lại trong ký ức qua bài sưu tầm này, còn viêc đời thì ...
Caroline Thanh Hương
Xe xưa trên lối cũ: Xe chở khách miền Nam trước 1975.
Posted: 28/05/2016 | Author: maivantran | Filed under: Hình ảnh xưa-Miền Nam, Viet Nam | Tags: Nhận diện xe xưa, Xe buýt xe đò trước 1975, Xe chở khách xưa, Xe Taxi trước 1975 |
Xe xưa trên lối cũ
Phần 3 : : Xe chở
khách miền Nam trước 1975.
Xe Buýt Xe Đò Xe Taxi
Y Nguyên Mai Trần
Xem
phần 1 Xe cổ điển Pháp trước 1975 Xem
phần 2 Xe cổ điển xuất xứ không từ
Pháp-Mỹ-Anh-Đức-Ý-Nhật
Phương tiện chuyên chở khách
bằng xe hơi ở miền Nam trước 1975 rất đa dạng. Thời Pháp thuộc-Hòn Ngọc Viễn
Đông trước 1954, người Pháp đã xử dụng một số xe chở khách nhỏ lớn trong phạm
vi thành phố Saigòn Chợ Lớn và các tỉnh phụ cận như Tây Ninh, Vũng Tàu, Vĩnh
Long Cần Thơ. Khi miền Bắc trở thành bảo hộ, người Pháp cũng mang vào xe khách
chuyên chở người và thư tín, hàng hoá đến các tỉnh chung quanh Hà Nội như Bắc
Ninh, Hải Phòng…
Ở Saigon, người cần dùng
phương tiện có thể đến mướn xe ở những bãi đậu – trước sở Hoả Xa (đường Hàm
Nghi) (thập niên 1930s, 1940s), đường Lê Lai (Boudonnet) cạnh ga xe lửa Saigon
xưa (1940s, 1950s), hoặc sau nầy dọc theo đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, hoặc vẫy
tay dừng taxi trên đường phố. Taxi là từ đã được dùng từ khi người Pháp dùng
cho xe chở khách từ thập niên 1930s-1940s. Sau đó Renault 4CV được nhập cảng
vào Miền Nam cho tư dụng và dùng làm taxi vào cuối thập niên 1940s. Tuy nhiên
phải đến thời VNCH sau 1954 taxi mới trở thành phổ biến – taxi phải được sơn 2
màu, phần dưới màu xanh (dương), phần trên màu bơ (màu ngà) và phải gắn đồng
hồ tính tiền (taxi meter). Tuy đa số taxi thuộc dòng xe Renault 4CV, các
dòng xe khác cũng được dùng làm taxi như Peugeot, Simca và Dauphine xuất hiện
trên đường phố khoảng giữa thập niên 1960s.
Taxi là phương tiện giao thông
nổi bật của Sài Gòn nói riêng và của cả Việt Nam nói chung từ cuối thập niên
1940s qua những thập niên 1950s, 1960s đến 1975.
Song song với Taxi , từ năm
1957 , hệ thống xe buýt thay thế xe lửa điện vận hành trong địa phận
Sàigòn Chợ lớn Gia định. Từ bến xe buýt chính ở công trường Diên Hồng,
các tuyến xe buýt vận hành thay thế các tuyến xe lửa xưa với
nhiều tram dừng xe hơn. Nếu đi xa hành khách có thể đến những bến xe đò đi
về đi miền Đông, miền Trung hay Miền Tây. Ở các tỉnh lớn như Mỹ Tho,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Đà Nẳng-Huế…cũng có những bến xe đò địa phương
đi những vùng lân cận.
Có thể phân biệt một cách tổng quát, những loại xe
chở khách:
Xe đò, xe buýt: Đây là loại xe to, trung và
nhỏ, nhiều hàng ghế, chở 10 người trở lên, từ buýt mượn từ phương Tây bus
hay autobus thường để chỉ loại xe khách lưu hành trong nội vi thành phố
lớn và thường là vận hành bởi cơ quan nhà nước (xe buýt trong thành phố) hay
công ty tư nhân (xe đò). Hành khách xe buýt không cần mua vé trước, lên/xuống
tại những trạm xe bus được định sẵn và cách nhau không xa. Xe đò thường để chỉ
loại xe chở khách đi đến địa điểm xa hơn thành phố, đi liên tỉnh, chở hàng
hoá, đồ đạt trên mui xe nói chung, thường phải nên mua vé trước tại trạm xe
đò có số ghế ngồi hoặc không tùy hãng. Ở miền Nam thời ấy, xe đò đủ
lọại lớn, nhỏ, trung (lỡ). Xe lớn và lỡ thường có một người lơ phụ giúp
tài xế, xe buýt thì có người bán vé trên xe, giúp khách hàng lên xuống.
Phần đông các xe đò miền Nam
trước 75 đều được đóng thùng (thân xe) tại VN dựa trên dàn gầm (khung chassis),
động cơ, hộp số… nhập cảng từ Pháp ngoại trừ một số được nhập cảng
nguyên chiếc hoặc bộ phận từ Mỹ giai đoạn 54-75.
Cũng nên biết những bộ
phận nhập cảng này , tùy nhu cầu cũng được ráp làm xe cam nhông. Thời này
xe cam nhông khác biệt với xe đò vì đầu máy thường nhô ra phía trước thùng
xe (đầu nhọn), một số xe buýt xưa đầu máy không nhô ra phía trước mà lại
thụt vào phía trong thùng (đầu bằng) và như vậy bác tài và cần sang số ngồi
bên hông của đầu máy được che chở bởi một lớp da cách nhiệt.
Cuối cùng cụm từ xe đò thường
gợi lại bao nhiêu hoài niệm cho những ai từng xuôi ngược miền Nam, liên tỉnh
hay từ làng thôn ra thành phố.
Hoài niệm về xe đò đối với người
viết là chuyến đi xe đò từ bến xe Hậu Giang (bến xe Miền Tây) từ Saigon
xuống Cần Thơ với hai đêm không ngủ bên đường vì đường bị đặt mìn, xập cầu,
đào hố, lấp hố ở đoạn qua Trung Lương, Cai Lậy, Cái Bè trước khi tới
Vĩnh Long 1966/67 với bao nhiêu lo âu trăn trở, bất an vì sợ pháo kích
trong đêm, bắt gặp những ánh mắt bâng quơ, những nụ cười gượng gạo,
tiếng khóc em bé khát sữa với tiếng ru buồn của người mẹ trong đem
đen với ánh đèn măng xông bên cạnh những mảnh ruộng vô tình, âm vang
của xe công binh ra sức lấp hố, sửa cầu trong đêm, chưa kể vấn đề vệ
sinh cá nhân phiền toái.
Hinh 1: Đèn Măng Xông (Manchon) xưa.
Cũng nên biết ngày xưa, xe đò từ Saigon về miệt Mỹ Tho, Gò Công,
về Hậu Giang mất cả ngày, phải qua hai cầu sắt Tân An và Bến Lức, hai
cầu này thiết kế cho cả xe lửa Saigon –Mỹ Tho và vận hành giống
như cầu Bình Lợi (đi từ Bà Chiểu xuống đường Nguyễn Văn Học để qua cầu
lên Thủ Đức ăn nem hay Lái Thiêu ăn măng cụt, sầu riêng, lên núi Châu
Thới Biên Hoà, hay thẳng đường ra Cấp (Vũng Tàu). Ai về miền
Châu Đốc, Long Xuyên thường phải qua hai bac Mỹ Thuận và Vàm
Cống còn về Hậu giang phải qua hai phà Mỹ Thuận và Cần Thơ mà
thời gian đến tuỳ thuộc vấn đề an ninh và tình trạng kẹt Bac
(Bac tiếng Pháp, có nghĩa là phà, hay ferry tiếng Anh )
Xe taxi: Xe nhỏ, thường chở tối đa 4-5 người, thường chạy trong thành
phố, địa điểm đi đến tùy khách, tiền xe được tính dựa trên đồng hồ taxi
meter. Nếu được bao thuê, giá cả thương lượng giữa người bao thuê và tài
xế Taxi.
Taxi có thể được neo (máy tính tiền vẩn “nhảy”) taxi được giữ lại bởi khách cho tới khi khách không dùng dịch vụ nữa.
Xe chở khách: Những loại xe chở khách khác taxi hay xe đò. Những dòng xe
của thập niên 30s hay 40s hay sau này như xe lô ca xông hay xe Hoa-Hoa
Kỳ, thường chở tối đa 4-5 người, thường chạy trong thành phố, địa điểm
đi đến tùy khách, tiền xe được thương lượng giữa khách và tài xế lái
xe.
Xe buýt, xe đò miền Nam trước 1975.
Xe đò là loại xe chở khách số lượng nhiều it tùy loại xe lớn,
trung hay nhỏ và tùy hãng vận hành. Xe nhỏ 10-15 người, lớn lên
đến 50-70 người, hàng hóa thường để trên mui xe.
Xe buýt, xe đò xuất hiện từ thời Pháp thuộc để đáp ứng nhu cầu chuyên
chở người, hàng hoá và thư tín. Người Pháp dùng từ autobus,
autocar để chỉ một trong những dòng xe dùng làm xe đò thời bấy giờ
được nhập cảng từ Pháp như Renault Latil, Saviem, Saurer, Berliet (phần
đông các hãng này về sau đều xáp nhập vào hãng Renault) hoặc những
dòng xe Mỹ, sau 1954, gồm những nhản hiệu như De Soto, Chevrolet,
International Harvester, Fargo, Ford , GMC hay xe Nhật Toyota .
Hành khách đi xe đò có thể đến các bến xe nằm rác khắp nơi trong
thành phố như bến xe An đông, bến xe Lục tỉnh Petrus Ký, bến xe Chợ
lớn Bình Tây, bến xe Nguyễn cư Trinh, bến xe Nguyễn thái Học . Sau
cuối thập niên 1950s đầu 1960s thì lần lượt chuyển về bến xe
Petrus Ký, xe khách đi các tỉnh thành phố miền Đông, miền Trung,
hay Tây thường sơn màu khác nhau để cho khách dể tìm xe.
Bến xe Petrusky trở nên quá tải, để giải toả áp lực xe đi miền
Tây (được gọi là bến xe Miền Tây) được dời ra Phú Lâm (Bình
Chánh) đổi thành Xa cảng Miền Tây (bến xe Hậu Giang) khoảng 1965,
xe đi Miền Đông vẩn còn ỏ đường Petrus Ký đổi thành xa cảng
Miền Đông. Sau năm 1976 xa cảng miền Đông dời về quận Bình Thạnh
với tên củ Bến xe Miền Đông.
Hinh 2 : Bến xe đò lớn trên đường Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký) năm
1950, gần Ngã sáu Sài Gòn có tượng Phù Đổng thiên vương ( Ảnh
Donald F. Harrison Collection – The Vietnam Center
and Archive)
Hinh 3: Bến xe đò Lục Tỉnh (miền Tây) với xe đò lỡ (lỡ cở=không lớn không nhỏ=trung)
Hinh 4: Saigon, August 1955 – Bến xe đò lục tỉnh đường Trương Vĩnh Ký
với xe đò nhỏ thường thấy như – Renault Goelette, Estafette,
Volkswagen Kombi, Toyota, Ford –cho khách đi Vũng Tàu, Biên Hoà,
Bình Dương, Long Khánh – François Guillemot Collection- Source Báo
Tiếng Dội Miền Nam
https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/15326931012
Hinh 5: Bến xe Petrus Ký 1960.
http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20160116/duong-petrus-ky-o-sai-gon-voi-ben-xe-lay-lung-mot-thoi/1039267.html
Hinh 6 : Xe đò Ford tại bến xe Nguyễn cư Trinh 1965
Quang cảnh nhộn nhịp của những bến xe đò-người, hàng hoá, âm
thanh, màu sắc…không nơi nào bằng bến Petrus Ký. Những chiếc xe đò
mang tên như Á Đông, Tân Á,Đông Á, Thuận Thành và Ngọc Châu chạy
tuyến Saigon Mỹ tho. Các hảng Tam Hữu, Thành Long, Công Tạo- Thuận
Thành chạy tuyến SG-Châu Đốc .Xe đò đi miền Tây (Thuận Thành, Lộc
Thành, Nhan Nhựt, Quang Minh, Đại Hưng, Thuận Hiệp, Vĩnh Phát, Thuận
Lợi, Liên Hiệp, Nhơn Hòa, Phi Long, Hiệp Hưng, Kim Long, Nam Thành, Hữu
Phước, Quang Minh, Hiệp Thành,Tam Hữu … phục vụ nhu cầu đi lại và
chuyên chở hàng hoá của người dân khắp miền Nam Việt Nam, đặc biệt là
những chuyến xe thơ chở thơ tín và hàng hoá cho bưu điện nhà nước.
Những chiếc xe đò nầy thường chạy sớm khoảng 4 hay 5 giờ sáng và có quyền ưu tiên qua phà…
Xe đò miền Đông (Bình Dương, Phước Long, Long Khánh), Đông Bắc (Vũng
Tàu), Cao nguyên (Đà Lạt), và miền Trung như Thuận Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp
Thành, Nam Thành Kim Long (Tuyến SG-Thủ Dầu Một (QL 13) …. thì hầu như
là hãng xe đò duy với các điểm dừng ở Dầu Tiếng, Bến Cát, Đôn Luân
(Đồng Xoài), Phước Bình, Lộc Ninh, v..v… Nói tóm lại thì toàn là vùng
“xôi đậu” .. có khi vừa gửi “tờ báo” cho ông “Trưởng đồn Bảo an” ở Lai
Khê … thì chạy khoảng 10 phút sau đã ghé “đóng Thuế” cho “trạm Giải
Phóng” ở Lai Uyên rồi …. Cái thế “hai hàng” này có lẽ đã là lợi thế cạnh
tranh mà hãng này giữ lâu dài nhất … và gần như độc chiếm …. trong hoạt
động vận tải hành khách trên con lộ Tử thần ấy của các hãng xe đò đối
thủ … Rất hiếm khi dân SG nghe nói “xe đò của hãng Kim Long bị mìn trên
QL 13” so với các tin tương tự trên các tuyến đường khác …
Miền Trung thì gần như chỉ có hãng Phi Long chọn hướng vận tải xa
nhất : SG-Huế-Quảng Trị … Hành khách trên tuyến này có khi ăn ngủ luôn
trên xe trong suốt hành trình … Ngày xưa, chỉ cần thấy trên xe đò có một
chiếc gà-mên lớn, bằng inox … cao bằng đứa bé 12 tuổi … trên mui có một
cái bồn nước … loại dùng trong quân đội .. Người ta biết ngay đó là xe
đò miền Trung … Thỉnh thoảng cũng có tin “xe đò bị mìn” trên tuyến này …
Nhưng là những hiệu khác .. không phải Phi Long …
Trich từ
http://memory2010blog.blogspot.com.au/2011/02/269-sai-gon-xua-phan-3.html
Xe đò xưa trước 1954.
Hinh 7: Xe đò Renault mẫu 1927 của hãng STACA trên quai Courbet
1950,, trước trụ sở của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi
Châu (L’U.C.I.A) lập năm 1904- Về sau là trụ sở Tổng lãnh sự Hoa Kỳ
trước 1975 – Ngày nay là khách sạn Indochina River side .
http://ktsdanang.vn/Default.aspx?PageId=706
Hinh 8 : Xe đò băng qua cầu trên đường Saigon-Mỹ tho 1950s.
Hinh 9 : Xe đò Renault chạy tuyến từ Huế qua An Lỗ rồi đến Sịa
–trung tâm huyện Quảng điền ngày nay. Hinh chụp 1964. Nguồn Lonnie
M. Long Collection – Vietnam Center and Archive
Trích”
Một điều nữa là trừ Huế ra, Sịa ngày xưa cũng là một vùng đất trù mật,
buôn bán sầm uất của cả một vùng ngoại vi kinh thành, không thiếu thứ
gì, lại còn mang chút dáng vẻ văn vật đất thần kinh. Từ những sản vật
địa phương như bánh tráng, bánh ướt, tôm chua, cá chột nưa, vô số hải
sản… vừa ngon vừa hấp dẫn, đến cả những sản phẩm văn hóa như chơi đu
tiên, đua ghe, hội vật, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy. Cái gì cũng có,
cũng không thua chi Huế cả…”
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c271/n10945/Mat-Tam-Giang.html
Hinh 10 : Xe buýt ISOBLOC của hảng COSARA (1954) là loại mẫu DP 648 102 trang bị động cơ diesel Panhard, 4 xi-lanh 6.8 lít.
Isobloc là một thương hiệu xe buýt cổ điển do Joseph Besset thành
lập năm 1930 tại vùng Ardèche, Pháp (8). Isobloc chuyên thiết kế
thân xe với công nghệ cao thời bấy giờ thân không khung, áp dụng
khí động học và vật liệu nhẹ –sàn xe phẳng, máy nằm phía
sau, xe rộng thoáng bên trong.
Hinh 11 : Lên xe buýt Hàng không Việt Nam ra phi trường 1965 . Hinh anh Bill Eppridge .
Hàng Không Việt Nam (Air Vietnam) được thành lập năm 1951 tại
Saigon.Trước đó COSARA là một công ty hàng không và vận tải tư nhân
được thành lập tháng 9 1947, bởi Maurice Loubière cùng với một người
bạn Việt Nam COSARA (Comptoirs Saigonnais de Ravitaillements) có văn
phòng đặt tại 5-13, đường Turc bây giờ Hồ Huấn Nghiệp Sài Gòn.
Mục đích lúc đầu của công ty là cung cấp vận chuyển hàng hoá cho các
đơn vị quân trú đóng của Pháp nằm rải rác khắp nơi ở Việt Nam
bằng cách sử dụng các sân bay được xây dựng bởi người Nhật trong Thế
chiến II.
Sau Hiệp định Genève (20/7/1954) phân chia Nam Bắc, COSARA ngừng
hoạt động năm 1955. Loại phi cơ Dakota (Douglass DC 3) chở hàng
hoá và hành khách bán lại cho Hàng Không Việt Nam (Air Vietnam).
Cosara có một đội xe buýt dùng đưa đón hành khách từ văn phòng ở
Saigon ra sân bay, tuy thế Cosara có tuyến đi Châu Đốc, những chỉ
được vận hành 1,2 năm rồi ngưng. Đội xe buýt Cosara, trở thành xe
buýt của Hàng Không Việt Nam với biểu hiện con Rồng nằm trên
lá cờ vàng ba sọc đỏ. Maurice Loubière trở về Pháp sau khi công ty
ngưng hoạt động.
Hinh 12 : Xe đò Renault Goelette của hãng SITA đưa đón khách phi
trường Tân Sơn Nhất, đậu trước trụ sở SITA, 5 Bến Chương Dương (Le Myre
de Villers Quay) năm 1952.
Indochina Air Transport Company (Société Indochinoise để Transports
Aériens) thành lập 1950 chuyển vận tải hàng hoá và hành khách.
Hinh 13 : Dòng xe Toyota Coaster mẫu 1969 được dùng làm xe đò chuyên chở
từ 15-25 khách trên tuyến đường Saigon Vũng Tàu đầu thập niên 1970s
Hinh 14 : Xe đò “lỡ” Renault Goelette biến chế với thùng dài
hơn của hảng Hiệp Hoà chạy đường Bình Dương Saigon 1959.
Hinh 15 : Trong khoảng năm 1960, Renault Goelette được mang về Việt
Nam, lmodel 1400 (được ra đời năm 1956) và được tận dụng để chở hành
khách và hàng hóa. Trong bức ảnh trên là chiếc xe đò lỡ Renault
Goelette thân dài u6 hãng Tân Mỹ chạy tuyến Tân An – Mỹ Tho.
Những chiếc Renault Goelette xuất hiện ở Việt Nam chủ yếu là phiên
bản Renault Goelette 1400 (được ra đời năm 1956). Xe có dung tích động
cơ 2.383cc sử dụng dầu hoặc xăng tùy loại. Kích thước của xe là 4.540 x
1.920 x 2.250m (dài x rộng x cao).
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?201785-Xe-%C4%90%C3%B2-X%C6%B0a
Hinh 16 : Xe Renault Goelette trong thành phố Qui Nhơn 1966.
Hinh 17 : Xe đò Renault Goelette Cam Ranh-Nha Trang 1969-70
Hinh 18 : Xe đò Renault Goelette Đà Nẳng Quảng Ngãi 1966-67?
Hinh 19: Xe đò Dodge mẫu 1954 – Tuyến đường Sai Gon –Vũng Tàu hình chụp 1970 Vũng Tàu
Hinh 20 : Xe đò Dodge 1970 tuyến đường Saigon Cần Thơ Rạch Giá.
Hinh 21 : Xe đò Dodge Vũng Tàu Saigon 1968
Hinh 22: Xe đò Mercedes tuyến đường Saigon Vũng Tàu, hình chụp 1968 Stan Middleton
Hinh 22a: Xe đò Ford tuyến đường Saigon – Ba Rịa, Phước Lể.Photo Bob Cogan 1967/68
Hinh 23 : Xe đò Desoto trên đường Saigon Tây Ninh. Hình chụp 13/2/1967 Sully Francoise
Hinh 24 : Xe đò Desoto Ngọc Minh tuyến Saigon Bình Định Quy Nhơn.
Hinh 25 : Xe đò Desoto mẫu 1959 tuyến đường Saigon Tây Ninh– hình chụp 1967
Hinh 26: Xe Dodge trên tuyến đường Saigon – Tây Ninh 1965 Photo John Hansen.
Hinh 27 : Xe đò Desoto trên tuyến Saigon Bảo Lộc
Hinh 28 : Xe đò Desoto tuyến đường Saigon Rạch Giá Hà Tiên 1968
Hinh 29 : Xe đò Desoto Saigon Mỹ Tho hinh chup 1968
Hinh 30 : Xe đò Chevrolet, Vỉnh Long 70-71. Hình Frank Effenberger
Hinh 31 : Xe đò Hiệp Thuận-Chevrolet 1964
Hinh 32 : Bến xe Cần Thơ 1970, xe Desoto tuyến Cà Mau – Cần Thơ. Hình Douglas Pike Photograph Collection
Hinh 33 : Desoto 1970
Hinh 34: Xe đò Hotchkiss PL25 –Qui Nhơn 1965-66 . Hình Dave Glenn
Hinh 35 : Xe đò Huỳnh Long hiệu Hotchkiss biến chế, khoảng đầu năm 1950s chạy liên tỉnh. Hình chụp năm 1964 Chris Newlon Green
Hinh 36 : Xe đò Hotchkiss còn gọi là “xe đò mỏ nhọn” 1968.
Hinh 37 : Xe đò Hotchkiss (phía trái) và xe Renault Goelette cải
biến (bên phải), bùng binh Cây Gỏ, Saigon 1969, tên chính là công
trường Duy Linh và tượng Lê Lợi trên đường ra xa cảng miền Tây–photo by
George Lane
Hinh 38 : Xe đò Citroen U-23 xưa chạy tuyến Phước Tuy – Bình Giã 1968
Xe buýt: Theo Tim Doling, một nhà nghiên cứu về
Saigon gốc Anh, do sự tranh chấp giữa công ty CFTI (Compagnie des
tramways de l’Indo-Chine ) và chính quyền Saigon từ năm 1955 thì đường
xe điện tramway ở Saigon, kể cả đường Saigon-Gò Vấp ngưng hoạt động, bỏ
hoàn toàn vào năm 1957 và được thay thế bằng hệ thống xe buýt.
(
http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/he-thong-xe-lua-cong-cong-tramway-o-sai-gon-thoi-phap)
Xe buýt chạy trên các tuyến đường trong thành phố Sàigòn-Chợ lớn-Gia
định, mà trước đó là lộ trình của xe lữa điện (electric
tramway system) theo một lộ trình định sẵn, khách chỉ trả tiền vé khi
lên xe.Các xe buýt của CFTI được nhượng lại cho công quản chuyên
chở công cộng Đô thành Sàigòn 1957. Vào thời thịnh nhất 1960/61 công
quản khai thác thêm các tuyến đường mới , tăng cường số xe
buýt từ 119 với 12 tuyến lên 224 chiếc. Chi phí cao vận hành
không hiệu quả, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt của các xe
lam ba bánh tư nhân, công quản xe buýt được nhường lại cho tư nhân
khai thác qua sắc lệnh của Thủ Tướng Trần Văn Hương tháng 12
năm 1968 (9). Bến xe chính xe buýt Saigon, trước đó là ga Cuniac
của tuyến đường xe điện chạy từ đầu đường De la Somme-Hàm Nghi
giáp ranh với Bến Chương Dương đến đường Bonhour –Hải Thượng Lãn
Ông –Chợ Lớn. Gọi là ga Cuniac vì ga này nằm đối diện với
Place Cuniac-Công trường Diên Hồng-bây giờ Quách Thị Trang. Eugène
Cuniac là Đô Trưởng Saigon ( Maire de Saigon) người xưa gọi là
người Xã Tây, người có công san lấp vùng ao cạn đầm lầy (ao Bồ
Rệt- Marais Boresse) để xây dựng chợ Bến Thành.
Hinh 39 : Công quản xe Buýt góc đường Lê Lợi Pasteur
Xe buýt/xe chở khách xưa trong thành phố Saigon
Hinh 40 : Trong hình có 2 chiếc Citroen Type A (10CV) tourer và một Citroen C4 (1928)
Xe Citroen mẫu đầu 1930s chạy ra từ Autohall garage và xe bus renault
1910s chạy về hướng nhà hát Thành Phố. Phòng trưng bày AutoHall nằm ở
góc đường Bonard/ Lê Lợi và Charner/Nguyễn Huệ. Đây là địa điểm cũ của
Autohall , trước khi được Emile Bainier chuyển qua lại tòa nhà Garage
Bainier+ AutoHall xây cất mới, cùng nằm trên góc đường Lê Lợi /Nguyễn
Huệ phía bên trái của tấm ảnh này.
Hinh 41 : Xe buýt Citroen C4 biến chế trước “nhà dây thép Saigon”
Hinh 42 : Xe buýt Renault 6C-2 1951 trên đường Bonard (Lê Lợi), Saigon cùng với Peugeot 203 ?
Trong ảnh này, phía sau xe buýt là nhà hát Tây –trước 1975 là Hạ Viện
thời VNCH – là công trình xây cất của kiến trúc sư người Pháp Eugene
Ferret năm 1897.
Hinh 43 : Xe buýt Renault chạy quanh công trường Diên Hồng (bên
phải) cuối thập niên 1950s, bên trái là bến xe buýt bùng binh
chợ Bến Thành –sau được đặt tên Công quản chuyên chở công cộng
Đô thành.
Hinh 44 : Xe buýt Latil type M 1B chuyên chở từ 12 đến 15 người, bến xe công trường Diên Hồng
Hinh 45 : Xe buýt Renault-Saurer
Hinh 46: Bến xe buýt Sài Gòn đối diện Công trường Diên Hồng
thời đệ nhất Cộng Hòa (thời Pháp, Place Eugène Cuniac) phía bên
phải.
Xe buýt trong ảnh là những dòng xe Renault 215 D hay Renault
Saviem. Tên công trường Quách Thị Trang chỉ xuất hiện sau 1964.
Trước 1954, xe buýt của hãng CFTI (Compagnie Francaise Tramwayélectric
Indochine) chạy tuyến Sài Gòn – Gò Vấp qua Dakao, Bà Chiểu Lăng Ông,
Bình Hòa, Xóm Gà, chợ Gò Vấp ; tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn (dọc theo
đường Galliéni, nay là đường Trần Hưng Đạo), Sài Gòn – Chương Dương
(quai de Belgique), Sài Gòn – Hóc Môn – Bà Điểm.
Tuyến đường Saigon- Phú nhuận qua đường Lê Lợi (Bonard) Hai Bà Trưng qua cầu Kiệu chấm dứt ở chợ Phú Nhuận
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất xe buýt lại tiếp tục với
dòng 215 D. Hầu hết các thân (body) xe được sản xuất bởi Scemia, một
công ty mà Renault đã họp tác trước chiến tranh. Sự cạnh tranh ráo
riết trên đưa đến chuyện Renault bị truất ngôi từ vị trí đứng của
mình bởi Chausson. Renault chuyễn theo xu hướng mới đặt động cơ ở phía
sau và cửa sau cho hành khách lên xuống. Trong tháng 11 năm 1955,
Renault tổ chức lại việc sản xuất xe buýt, phân chia chức năng
công nghệ bằng cách hợp hợp nhất với Latil và Somua, tạo thành công
ty mới SAVIEM LRS (Society Anonymous của công nghiệp xe và Cơ học
Thiết bị). Năm 1957, SACA (Hợp nhất giữa hai công ty Floriat và
Isobloc) gia nhập Saviem. Năm 1959, Saviem tóm thâu luôn Chausson. Từ
tháng 12 năm 1961, thương hiệu Floriat ngừng sản xuất và biến mất. Qua
sự liên kết Chausson -Saviem thừa hưởng một nhà máy xe buýt hiện đại
ở vùng Annonay. Nhanh chóng, thương hiệu mới Saviem trở nên quen thuộc
trên thị trường dành cho xe buýt và xe chở khách. Tên Renault biến
mất trên những dòng xe hạng nặng (xe tải và xe buýt) nhưng vẫn còn
hiện diện trên xe thương mại hạng nhẹ, như Renault Goelette. Dòng xe
khách nhỏ phổ biến, chẳng hạn như Saviem SG2 và Super Goelette và sau
đó là l’Alouette, được giao cho các thuộc địa cũ của Pháp. Năm 1978
Saviem hợp nhất với công ty đối thủ Berliet trở thành Renault
Véhicules Industriels.(10,11)
Hinh 47 : Xe buýt Saigon Gò vấp chạy trước Hạ Viện đầu thập niên 1960s
Hinh 48 : Hành khách trên tuyến Saigon Binh Tây Chợ Lớn lên xuống bến xe buýt Saigon
Hinh 49 : Xe Buýt Renault trên đường Lê Lợi- Công trường Lam Sơn 1967
Hinh 50 : Saurer buýt trên đường Paul Blanchy –Hai Bà Trưng- Hình chụp tháng 7 1949 (
http://www.panoramio.com/photo/16497279)
Tuyến đường Saigon- Phú nhuận qua đường Lê Lợi (Bonard) Hai Bà Trưng qua cầu Kiệu chấm dứt ở chợ Phú Nhuận.
Hinh 51 : Renault Bus 1960-61 SAIGON 1961 – by John Dominis
Hinh 52: Bến xe buýt Công Quản Chuyên Chở Công Cộng bùng binh Công trường Diên Hồng.
Hinh 53 : Xe buýt Renault chết máy ngang bồn phun nước trên giao
lộ Lê Lợi-Nguyễn Huệ, trước tòa Đô Chánh cuối thập niên 1960s
Hinh 53a : Xe buýt Renault màu xanh và IH màu cam -công trường Diên Hồng 1965
Hinh 54: Xe buýt Hàng Không Việt Nam đưa đón khách đến sân bay Tân Sơn Nhất 1965.
Hinh 55 : IH (International Harvester) buýt phía sau bến xe buýt Sài Gòn, hướng về đường Hàm Nghi.
Hinh 56: Xe buýt Dodge Mỹ trên đường Hai Bà Trưng đi phi trường Tân Sơn Nhất
Hinh 57: IH( Internatiọnal Harves̀ter) Loadstar , phi trường Phú Bài Huế,1960s
http://www.vnafmamn.com/AirVN_Photo/pages/AirVN-Bus2.htm
I
Hinh 58 : Xe đò Renault-Saviem của Hàng Không Việt Nam chở khách ra phi trường
http://www.vnafmamn.com/AirVN_Photo/index.htm
Hinh 58a: Xe đò Mercedes của Hàng Không Việt Nam đưa/rước khách phi trường Tân Sơn Nhất 1968.
Xe Taxi
Đây là một nét văn hóa đặc trưng của miền Nam – thành phố Saigon Chợ
Lớn –Gia Định. Taxi chạy khắp mọi nẻo đường, hành khách muốn đi phải
vẫy xe ngừng lại vì thời ấy taxi không có tổng đài để giao dịch, khách
vào là bẻ cờ cho đồng hồ tính tiền chay. Bến xe taxi là những nơi các
bác tài kinh nghiệm có nhiều khách vãng lai như Bến Bạch Đằng, công
trường Mê Linh, chợ Bến Thành, vùng Lăng Ông Bà Chiểu…Ban đêm thì
các rạp hát bóng (cinema), nhất là rạp hát cải lương hay đại nhạc hội.
Những chiếc Renault 4CV đầu tiên được nhập cảng vào Việt Nam vào cuối
thập niên 1940, sau đó xe được dùng thành xe taxi vì giá rẻ, dể
bảo trì đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho khách vùng Saigon , Chợ
lớn, Gia định.
Đến cuối năm 1968, đô thành Sài Gòn – Gia Định 7.400 taxi, 2.440 xích lô
máy (nguồn: Đoàn Thêm – 1969 Việc từng ngày). Đến năm 1971, xe Lam là
phương tiện vận chuyển quan trọng nhất Sài Gòn cũng như các tỉnh miền
Nam vì hệ thống xe buýt đã ngưng hoạt động và chưa phục hồi. Theo báo
chí lúc đó thì toàn miền Nam có 30.668 chiếc, số xe Lam lưu hành gấp 7
lần xe taxi.
Hinh 59 : Renault Juvaquatre 4CV- Berline trên đường Saigon 1968. Juvaquate sản xuất lần đầu tiên 1939 và chấm dứt 1955.
Hinh 60 : Taxi mẫu 1952, lúc này taxi chưa phải sơn hai màu.
http://saigon-vietnam.fr/gendarmerie-indochina.php
Hinh 61: Taxi 1956 sơn màu xanh dương và ngà.
http://kienthuc.net.vn/ta-tay/anh-mau-hiem-va-dep-ve-sai-gon-nam-1956-230636.html
Hinh 62: Taxi Saigon 1958 đường Trần Hưng Đạo
Hinh 63: Taxi 1968 dừng cho người đi bộ góc đường Lê Lợi và Pasteur.
Hinh 64: Taxi trên đường Hồng Thập Tự Saigon 1971
Hinh 65 : Taxi trên đường phố khoảng 1960.
http://hid0141.blogspot.com.au/2013/10/taxis-em-saigon-vietna-1960.html
Hinh 66 : Taxi Dauphine 1965 trên đường Nguyễn Huệ, công trường Lam Sơn.
http://cj3b.info/Military/VietnamStreets2.html
Dauphine sản xuất từ năm 1956 đến 1967 , loại xe thông dụng máy đặt phía
sau , thân khung liền vỏ , hộp số tự động có ba số, không tự động có 3
hoặc 4 số , 4 cửa, động cơ 845 phân khối. Dauphine được đưa ra thị
trường nhằm thay thế cho dòng xe rất thành công trước đó 4CV
Một số lớn Dauphine được nhập cảng vào VNCH qua chương trình hữu sản hoá
1968 làm taxi. Cùng thời với Volkswagen Beetle, Morris Minor, Mini and
Fiat 500, đây là những dòng xe đi đầu trong chiến lược sản xuất xe thông
dụng, giá phải chăng ở Âu Châu thời bấy giờ
Xem thêm chương trình hữu sản hoá
https://www.facebook.com/notes/nam-r%C3%B2m/h%E1%BB%AFu-s%E1%BA%A3n-h%C3%B3a-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-75-v%C3%A0-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%AFu-h%C3%B3a-sau-75-/483065861887422/
Hinh 67 : Xe Peugeot 203 được dùng làm Taxi trên đường phố Saigon
Hinh 68 : Một loại đồng hồ taxi Pháp BB được sửa thành đồng
hồ cho taxi VNCH (phía trái) . Một loại nữa, đồng hồ có “cây
cờ”, khi có khách vào thi cờ được quay để khởi động đồng hồ
tính tiền.
Hinh 68a : Đồng hồ Taxi có “cây cờ” thịnh hành thập niên 1960-70.(12)
Xe khách xưa
Hinh 69: Xe chở thư và chở khách Sài Gòn Tây Ninh 1906
Hinh 69a : Xe khách Nha Trang 1904-1907 – loại chế biến của dòng xe Peugeot 33 -1901
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums/7215766195
0864426
Hinh 70: Xe chở khách đến tháp Đồng hồ trường đua Phú
Thọ-1905-1912 , phu xe pousse-puosse đứng trên bệ tháp nhìn vào
trường đua.
Hinh 71 : Xe chở khách trước sở Thuế bến Chương Dương-phiá sau dáng hình cầu Mống và Nhà Rồng thập niên 1940s
Hinh 72: Xe chở khách Citroen Rue Schroder, nay là đường Phan Châu Trinh phía bên trái chợ Bến Thành.
Hinh 73 : Bến xe khách Taxi Renault 1920s, Berliet 1920s and
Hotchkiss 1930s trước sở Hỏa Xa Đông Dương, đối diện bùng binh chợ Bến
Thành Dãy nhà nhiều tầng phía trái nằm trên đường Bonard (Lê Lợi). Con
đường phía sau sở Hỏa Xa (đường Hàm Nghi) và cũng là đường phía sau nhà
Thương Saigon (nằm trên đường Lê Lợi, gần bót Lê Văn Ken) mang tên đường
Hamlin thời Pháp-sau đổi là Đỗ Hữu Vị và bây giờ là Huỳnh Thúc Kháng
Hinh 74 : Bến xe khách ở đường Lê Lai (Boudonnet) bên hông tường ga xe
lửa Saigon khoảng 1950 (bây giờ là khu khách sạn New World), nằm đối
diện rạp hát xưa Aristo.
Xe lô ca xông -Traction Avant 11.
Phần đông sơn màu đen , Loại xe traction avant-Front wheel drive-xe kéo
bằng hai bánh trước một đột phá trong công nghệ xe hơi thời bấy giờ-đầu
thập kỷ 1930s- được nhập càng vào Miền Nam từ khoảng 1936/37 qua một số
đại lý xe hơi ở Saigon (
xem phần 1 , xe cổ điển Pháp trước 1975).
Dòng xe này rất thông dụng ở Miền Nam. Về sau khoảng thập niên 1960s ,
nhiều chiếc traction được biến cải để chạy xe khách trong thành phố, hay
những vùng gần như Biên Hòa, Thủ dầu Một, nhất là loại traction 11
familial bên trong rộng hơn loại Legere Berline. Bên trong những chiếc
xe Lộ cả xong nầy, vị trí hàng ghế ngồi được thay đổi , có khi có cả 1
hàng ghế giua, không có lưng dựa, phần đông khách đi phải đợi cho đủ
số người , sau đó xe sẽ chạy suốt đến địa điểm mà ít ngừng ở dọc
đường.
Hinh 75 : Citroen đậu tại bến xe lô-ca-xông đường Phạm Ngũ Lăo gần Chợ Bến Thành năm 1969.
Phụ Lục
Xe buýt/xe đò Hà Nội xưa
Có lẽ xe đò là từ dụng trong Nam để phân biệt với xe buýt, còn ở
Bắc ít nhất trước năm 1975 ? chỉ dùng từ thông dụng là xe Buýt- người
Pháp gọi xe chở hành khách là autobus, autocar hay nói chung là voitures
des voyaguers thời xưa . Taxi là tiếng chỉ dùng sau này du nhập từ Âu
Mỹ khoảng đầu thập kỷ 1900, từ khi taximeter (taximetre) đượ xữ dụng
trên xe chở khách.
Hinh 76 : Xe buýt/Xe đò Latil của hãng M.M.Chapelon & Cie ở bến Clemenceau 1928
Hinh 77 : Cammionette Latil ltype B, năng xuât 14CV, hộp số có 4 số
và số de, tốc độ tối đa là 44km/giờ. Sản xuất giữa khoảng
1923-1930.
Hinh 78 : Bến xe buýt gần cột đồng hồ- bến Clemenceau 1920s
Hinh 79 : Một điểm đón trả khách của xe buýt ở phố Clemenceau (nay là đường Trần Nhật Duật) Hà Nội năm 1928.
http://belleindochine.free.fr/Automobile.htm
MM CHAPELON & Cie, doanh nghiệp vận tải, cư trú tại tỉnh Bắc Ninh,
được phép đưa vào lưu thông xe được mô tả dưới đây, đăng ký ngày 13
Tháng 1 năm 1926 theo số 2386 T và thực hiện vận chuyển hành khách công
cộng 1 °) Hà Nội-Đáp Cầu, 2) Hà Nội 7 chùa .
Latil thương hiệu xe tải cơ thể.
Mặt bánh lốp 955 x 155 bánh sau lốp 955 x 155.
Tổng số tare 2.050 kg. : Trục trước 880 kg, trục sau 1170 kgs
Việc ủy quyền này là tùy thuộc vào các điều kiện sau đây:
Trọng lượng của chiếc xe trong toàn bộ chi phí sẽ không vượt quá 2.950 kg, chia ra như sau:
Tare Trọng lượng: 2,050 kg.
Mọi người: 18 x 50 = 900 kg kg. Hành lý: 0 kg. Mặt hàng: 0 kg.
Phân phối của các tải trọng trục tối đa: 1.180 kg trước. phía sau 1,770 kg.
Số lượng tối đa của người vận chuyển, bao gồm cả nhân viên của nhà thầu là cố định tại mười tám (18)
Các tuyến đường có sự cho phép được cấp là:
1) Hà Nội đến Đáp Cầu với điểm dừng cố định tại Rive Gauche, Gia Lâm, Yên Viên, Phú Từ Sơn, chùa Lim, Bắc Ninh.
2) Hà NộiTừ tháng chín ngôi chùa Hà Nội với các điểm dừng cố định ở
Bắc Ninh, Đại Tràng, Cầu Ngã (Tư Sở], Phương Mao, Chai-Lai, Quế
Dương, Đồng Du…
Ngoài công ty Chapelon một số doanh nghiệp khắp mọi miền cũng dùng
loại xe này để đi xe khách, hay chở hàng hoá như Thanh Hoá, Vinh, Đà
Lạt, Phan Rang, Sài Gòn.
http://www.avant-train-latil.com/hanoi.php
http://www.avant-train-latil.com/camionnette_B.php
Hinh 80 : Renault buýt ở Hà Nội 1940 đổ xăng gần cầu Doumer –Long Biên
Hinh 81 : Renault autocar khoảng 1934 trước đại lý Renault (STAI) ở Hà Nội.
Hinh 82: Xe chở khách Delhorme Bernard Six Reybier 1930s
Hinh 83: Khu vực cột đồng hồ, nơi đặt bến xe buýt đầu tiên của Hà Nội
(điểm giao nhau của đường Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Hàng Muối,
Nguyễn Hữu Huân) hiện nay nằm dưới đường dẫn của cầu Chương Dương.
Tham khảo :
Y Nguyen Mai Tran