tt
Kính gửi quý anh chị một bài viết về
Một chuyến đi hè năm 2020 với chủ đề
Viếng Bảo Tàng Xà Bông Marseille La Licorne.
(Và khám
phá hương thơm tự nhiên của loại Xà Bông Này.)
Caroline
Thanh Hương
Bảo tàng xà bông Marseille nằm trên con đường đi ra Vieux Port mà it´ người không thể không nhìn thấy nó.
Bân cạnh bảo tàng, người ta còn nhìn thấy một tiệm bán đủ những bánh xà bông khác nhau, nhiều màu, nhiều mùi hương theo thị hiếu của khách hàng.
Những năm gần đây, người ta còn chế biến ra mùi những thức ăn, thơm như những đồ ăn thật...
Buổi sáng, đi dạo phố ở những con đường còn ngái ngủ, vì dân Marseillais thường giống như những thành phố biển, hay tấp nập khách khi trời mát đi.
Nằm ở miền Nam xứ pháp, cái nóng của biển bù vào với chút gió mistral, đôi khi cũng làm diụ đi và đó đây người ta cũng có thể nghe tiếng chim biển bay đòm đọp trong gió.
Bân cạnh bảo tàng, người ta còn nhìn thấy một tiệm bán đủ những bánh xà bông khác nhau, nhiều màu, nhiều mùi hương theo thị hiếu của khách hàng.
Những năm gần đây, người ta còn chế biến ra mùi những thức ăn, thơm như những đồ ăn thật...
Buổi sáng, đi dạo phố ở những con đường còn ngái ngủ, vì dân Marseillais thường giống như những thành phố biển, hay tấp nập khách khi trời mát đi.
Nằm ở miền Nam xứ pháp, cái nóng của biển bù vào với chút gió mistral, đôi khi cũng làm diụ đi và đó đây người ta cũng có thể nghe tiếng chim biển bay đòm đọp trong gió.
Mùa hè năm nay không như những mùa hè năm xưa, vì nạn lây nhiễm bệnh Covid 19, người ta e dè khi tụ tập đông người.
Nhưng thành phố này, ngày tôi đến chơi, hình như vẫn vô tư về việc đeo khẩu trang. tuy rằng sau đó có lệnh ép từng khu vực phải đeo dù ở trong hay ngoài nhà.
Khi tôi bắt đầu viếng bảo tàng xà bông và được kể cho nghe về lịch sử chuyện khám phá ra thứ nguyên liệu làm sạch sẽ áo quần từ câu chuyện dưới đây:
Vào thế kỷ thứ hai sau thiên chúa giáo, vô tình một người đàn bà La Mã đã khám phá ra một chất hỗn hợp từ tro, mỡ và nước và từ đó trở thành một nguyên liệu để giặt gĩu.
Nhưng thành phố này, ngày tôi đến chơi, hình như vẫn vô tư về việc đeo khẩu trang. tuy rằng sau đó có lệnh ép từng khu vực phải đeo dù ở trong hay ngoài nhà.
Khi tôi bắt đầu viếng bảo tàng xà bông và được kể cho nghe về lịch sử chuyện khám phá ra thứ nguyên liệu làm sạch sẽ áo quần từ câu chuyện dưới đây:
Vào thế kỷ thứ hai sau thiên chúa giáo, vô tình một người đàn bà La Mã đã khám phá ra một chất hỗn hợp từ tro, mỡ và nước và từ đó trở thành một nguyên liệu để giặt gĩu.
Từ thế kỷ thứ mười hai thì thứ nguyên liệu này bắt đầu được đem đến
Marseille, nhưng mãi đến thế kỷ thứ mười bảy mới được vua Louis thứ mười bốn
cho chế tạo với dầu olive và bảo đảm bảy mươi hai phần trăm là chất mỡ được sử
dụng làm xà bông đến từ các cây cỏ chứ không đến từ thú vật.
Sau đây, mời quý anh chị cùng xem những tài liệu bằng hình về cách chế tạ
xà bông Marseille với những dụng cụ thật đơn sơ nhưng hữu hiệu.
Có bốn quá trình để bào chế ra xà bông Marseille và trải qua mấy thế kỷ, chúng
ta phải nhìn nhận rằng người xưa quả là có những sáng kiến quá độc đáo để con
người vừa biết giải quyết vấn đề vệ sinh
và luôn cả vấn đề bảo vệ môi trường.
Mấy trăm năm về trước, trái đất chưa bị ô nhiễm mà loài người đã biết giữ
gìn nó, vậy mà bây giờ, bao nhiêu thế hệ
sau có nhiều kỷ thuật tân tiến để chế biến những nguyên liệu làm sạch quần áo
mà lại chỉ có hủy diệt và làm ô nhiễm những nguồn thiên nhiên nuôi sống và bảo
vệ chúng ta, thật xấu hổ làm sao.
Cũng may mắn là có phong trào bảo vệ môi trường lần lượt ra đời, tuy bằng cái giá phải trả rất đắt, nhưng bổn phận của chúng ta là phải giữ gìn trái đất này sạch sẽ như người đi trước đã để lại cho chúng ta. Và chúng ta sẽ giao lại cho người đời sau một trái đất nếu không bớt ô nhiễm thì cũng bằng như lúc chúng ta đã được tiếp nhận.
Vào thế kỷ mười tám, Nicolas Leblanc đã biến thứ xà bông này để làm vệ
sinh, ngừa bệnh truyền nhiễm và trở thành nổi tiếng nhất thế giới và đến thế kỷ
hai mươi, Marseille có đến chín mươi nhà máy sản xuất xà bông.
Nhưng vào thế kỷ hai mươi và hai mươi một cũng bắt đầu có những thứ tẩy rửa
khác được chế biến từ những chất hoá học được đưa ra thị trường, cạnh tranh với
xà bông Marseille. Tuy vậy, dân chúng đã khám phá ra chất tẩy rửa thiên nhiên
này không phá hoại môi trường sống mà vẫn làm tròn nhiệm vụ giặt giũ của mình.
Chuyến đi viếng bảo tàng viện La Licorne ở Marseille vào tháng tám năm hai
ngàn hai mươi thật khá lý thú.
Thường bảo tàng viện mở cửa miễn phí cho người ta đến xem, nhưng vì nạn đại
dịch Covid 19 còn lãng vãng đó đây,
nên cách hạn chế sự tự do thăm viếng là mỗi người phải mua vé vào cửa hai
euros, và khi viếng xong, chúng ta có thể qua cửa hàng kế bên bảo tàng viện để
nhận quà là một cục xà bông thơm Marseille mà có nhiều mùi hương thật quyến rũ.
Tôi thường nâng niu những cục xà bông thơm mang về từ Marseille và dùng nó làm mùi hương ủ trong tủ
quần áo của mình.
Chỉ cần mở tủ ra và hít một hơi dài đủ các mùi hoa, quả, vì ngoài loại xà
bông Marseille có mùi dầu Olive, có những mùi hương mới làm tôi như được về chốn
bồng lai, nơi có những tiên nữ đang giặt giũ với bầy thiên nga... hình ảnh đó
thật đẹp và thật thơm, mát.
Khi mang nó vào phòng tắm, và dùng nó để tắm gội, nhất là mùa hè, mùi thơm
của nó quyện vào da thịt mình làm ra thứ mùi nhớ nhớ thương thương thật dễ chịu
làm sao.
Quý anh chị nào có dịp đến nước pháp, nhớ tìm mua những cục xà bông
Marseille về làm quà cho người thân sẽ thấy ai cũng sẽ mê nó thôi.
Kính chúc quý anh chị một ngày vui và khỏe mạnh.
Caroline Thanh Hương
30 tháng
8 năm 2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire