Ngày hôm nay, với tỷ lệ dân trong nước và khách ngoại quốc đến thăm, có lẽ người dân nơi đây phải khai thác tài nguyên thực ẩm của mình khác ngày xưa để đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ.
Tuy gặp những khó khăn như thế, họ cũng không thể nào quên những món ăn cổ truyền.
Bài viết và hình ảnh này được sưu tầm trên net.
Kính mời quý anh chị theo dỏi và thưởng thức.
Món đầu tiên là món của tôi thực hiện, món cháo gà xé phai.
Mỗi một vùng miền của nước ta đều có những món ngon đặc trưng riêng biệt mang thương hiệu riêng!
Nếu như miền Bắc có bánh đậu xanh, mắm tôm, cốm vòng, thịt dê, chả cá, nem, chả mực, bánh cáy...
Miền trung có mì Quảng, cơm Hến, cao lầu, cu-đơ, nem chua, bún bò huế, cơm gà, các bánh Huế, bún cá dầm, cá lóc...
Thì miền Nam sẽ có những món ngon dân dã đặc trưng riêng nào của một thời đi mở cõi...?
1. Cá lóc (nướng trui - hấp bầu)
Nói về cá lóc thì có 2 cách chế biến đơn giản mà cực kì ngon của người Miền Tây chính là nướng trui hoặc hấp bầu.
Bạn phải chọn cá lóc lớn khoảng 400 – 500g là vừa, lớn quá khó nướng, để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng.
Bếp đúng quy cách là để lên mấy hòn gạch, đốt bằng rơm chứ không phải bằng than. Nướng cho đến khi cá cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Trong thời gian nướng dùng “chổi” thoa mỡ hành lên mình cá. Khi nước mỡ từ cá chảy xuống lửa than xèo xèo thì nhắc con cá ra, dùng đao cạo sạch vảy sẽ làm lộ ra lớp da cá vàng cháy. Sau đó xẻ đôi con cá dọc theo lưng, lấy bộ đồ lòng của cá cho vào chén nước mắm đường đầm me, tỏi, ớt để làm nước chấm.
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non
Vào buổi chiều mưa, nếu có một con cá lóc nướng nóng hổi, thơm lừng gói với bánh tráng, ăn kèm với mắm nêm thì còn gì bằng nhỉ! Để có món cá lóc ngon bạn phải chọn những con cá tươi, có kích thước vừa phải khoảng 500g, nếu nhỏ quá nướng sẽ bị khô thịt, to quá thì lại khó nướng chín phần thịt phía trong.
Cá nướng ăn kèm với rau sống cuốn bánh tráng và tùy khẩu vị từng người có thể chấm với nước mắm tỏi ớt, mắm me hay muối ớt chanh đều rất ngon. Một cách biến tấu khác của cá lóc rất được lòng các thực khách chính là cá lóc hấp bầu. Món này vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên của cá, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp quán ăn quen thuộc này trong những bàn nhậu của dân Miền Tây.
Cá lóc hấp bầu ngon thanh mát
2. Bún mắm Miền Tây
Nước dùng món này có nước mắm linh hay bò hóc được nấu rã ra cùng với nước sôi, sau đó lọc bỏ xác. Một tô bún mắm gồm rất nhiều thành phần như thịt ba chỉ, tôm tươi, mực, heo quay, chả cá, sau đó ăn kèm với nhiều loại rau khá phong phú như bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, rau nhút... tạo thành một món ăn tuyệt hảo khiến bạn không thể quên.
Bún mắm Miền Tây càng ăn càng ghiền
3. Bánh xèo chảo
Bánh xèo chảo là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ. Món ăn có thành phần như chiếc bánh xèo miền Trung với tôm, thịt, giá đỗ và bột... Sở dĩ có tên gọi là bánh xèo chảo vì khuôn bánh được làm bằng những chiếc chảo lớn. Nguyên liệu quan trọng nhất để làm bánh xèo chính là bột gạo. Bột được pha với các thành phần khác như bia, nước cốt dừa, muối, bột nghệ... theo một tỉ lệ nhất định.
Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt... đặc biệt hấp dẫn thực khách bằng cách thêm giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên lý hay bông so đũa... làm nhân bánh. Một cái bánh xèo ngon thường phải to như chiếc đĩa lớn, bánh mỏng, vành bánh giòn và thành phần của nhân bánh trải đều, được nhìn thấy rõ trên thân bánh đã được gập đôi sau khi chiên.
Bánh xèo Mười Xiền
Chiếc chảo được làm nóng, tôm thịt cho vào xào sơ rồi rưới đều bột vào chảo, tráng nhẹ để bột dàn trải đều ra. Khi phần bột vừa chín đến thì cho giá đỗ vào. Bánh xèo Nam bộ được ăn với gần 20 loại rau khác nhau. Có mặt thường xuyên nhất là rau diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề, tía tô, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá lốt...
Bánh xèo chảo được ăn kèm với nước chấm có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... cùng một đĩa rau xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, húng thơm...
4. Canh chua cá bông lau
Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang) là khúc sông ngắn nối sông Tiền và sông Hậu, nằm ở địa phận giáp ranh giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân. Nó không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, về những huyền thoại “dưới sông sấu nhảy…” một thời mà còn nổi tiếng vì đặc sản cá bông lau, đệ nhất đặc sản của miền Tây. Cá bông lau không chỉ nổi tiếng về ngon mà còn về nguồn gốc bí hiểm của nó.
Canh chua cá bông lau thơm phức dân dã
5. Bún cá
Là một trong những món ăn dân dã của miền Tây, bún cá mê hoặc thực khách ở những cọng bún thanh mảnh, nước lèo đậm đà, cái tươi ngon của cá lóc, của những con tôm đồng, cái giòn của heo quay cùng hương vị đặc trưng của các loại mắm.
Tại Sài Gòn có hàng loạt thương hiệu bún cá như bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng, bún cá An Giang…. Điểm chung là chúng đều được nấu từ cá lóc và các loại mắm đặc trưng của vùng sông nước như mắm cá linh, cá sặc, mắm bò-hóc… Nhiều điểm chung song cách chế biến, cách gia giảm gia vị và nguyên liệu đi kèm..., khiến chúng có những đặc trưng riêng về hương và vị.
Bún cá Châu Đốc tại cư xá Phú Lâm
Bún cá Kiên Giang
6. Lẩu cá kèo
Lẩu cá kèo là món mang hương vị miền nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang - loại lá có nhiều ở miền Nam và Trung, có vị chua chua, chát chát đặc trưng. Cá kèo nấu lẩu phải là những con cá còn tươi sống. Khi nước lẩu sôi mới mở vung nồi và cho cá vào. Khi cá không còn quẫy là cá đã chín, và ngay sau đó bạn có thể cho Rau vào nồi lẩu. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.
Nhắc tới miền Tây là nhắc tới lẩu cá kèo lá giang chua chua ngọt ngọt
7. Cá kèo kho tổ
Đây cũng là một món rất đặc trưng của vùng sông nước. Nếu như có lẩu cá kèo, cá kèo nướng muối ớt thì cá kèo kho tổ là món ngon hằng ngày của người dân nơi đây ăn rất bắt cơm.
Cá kèo ướp với gia vị và hành khô giã nhuyễn, nước mắm, nước hàng đổ xấp xấp vài giờ cho thấm. Rau răm, làm sạch để ráo nước. Xếp rau răm xuống đáy nồi xếp cá lên, cứ mỗi lớp cá được xếp một lớp rau răm. Đổ nước ướp cá vào nồi. Cho lên bếp kho. Vặn lửa lớn, khi cá sôi vặn nhỏ liu riu để xương được nhừ và cá thật ngấm gia vi. Sau cùng vặn lửa lớn hơn kho đến khi gần cạn nước. Cho dầu ăn, đun tiếp vài phút. Rắc tiêu lên bề mặt cá cho thơm.
Cá kèo kho tổ quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của người dân miền Tây
7. Bò Tùng Xẻo
Nói đến Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là sai lầm. Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kinh lăng, lá sả, tía tô…. xong khâu chặt lại. Ðem bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bó chín vàng. Lúc ăn người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi dùng nĩa găm và dao cắt chấm với tương.
Về với miền Tây mà chưa được ăn bò tùng xẻo quả là một điều đáng tiếc
8. Canh gà lá giang
Canh nấu chua ở miền Bắc có quả sấu, còn miền Nam có lá giang hoặc lá Me. Lá giang tạo vị chua cho món ăn, thường được dùng trong các món canh và lẩu. Vị chua chua của lá giang và vị ngọt của thịt gà ăn rất ngon trong những ngày trời nóng nực.
Canh gà lá giang nấu lẩu chua ngọt đậm đà
9. Bánh giá chợ Giồng
Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.
Nhớ món Bánh giá chợ Giồng số 1
10. Đuông dừa chiên giòn
Đuông dừa là 1 loại ấu trùng, cánh cứng, có nhiều nhất ở miền tây nam bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sinh sống trong cổ hũ (bên trong ngọn) của thân cây dừa, cau,…nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, khi muốn bắt được ta phải đốn bỏ các cây đó.
Món ăn đặc sản quý hiếm ở Nam bộ mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng. Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản “đệ nhất Nam bộ”.
Đuông dừa, món dân dã nhưng không dễ có.
Sau mùa giao hoan, đuông tìm một cây dừa đang sung sức, khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng. Mẹ con nhà đuông bắt đầu chiến dịch công phá, chén củ hũ dừa thỏa thuê. Mỗi cây dừa có hàng trăm con đuông rúc rỉa “tủy sống” của cây dừa. Đến khi cây dừa không còn sức sống đến chết thì người ta buộc phải đốn dừa bắt đuông. Bửa củ hũ ra, hàng trăm con ngọ nguậy, lăn tròn, đứng không nổi. Con nào đã mọc cánh thì không bắt.
Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như : đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông lăn bột,… Đuông dừa là một loại thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và cung cấp nhiều vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe.
Thơ : Sông Nước Miền Tây ( Bửu Truyền )