Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

dimanche 2 décembre 2018

Tri Kỷ là gì nhỉ?

tt

Có phải lúc nào ta cũng chiều bạn vì bạn ta chính là người tri kỷ của ta không?
Họ chia sẻ quan điểm của mình hay họ chia sẻ những thói hư tật xấu của chúng ta mà không phê phán mình.
Đọc bài Tri Kỷ để thấy và nghiệm thử xem anh chị có, đã hay chưa bao giờ có Tri Kỷ trong cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta.
Caroline Thanh Hương

Résultat de recherche d'images pour "TRI KỶNgày xưa có một phú ông rất thích trà"







Tình trà tri kỷ

Ngày xưa có một phú ông rất thích thưởng thức trà, mỗi khi có khách đến nhà, dù là người giàu sang hay nghèo hèn thì ông đều cho gia nhân ra mời trà.
Một ngày nọ, có lão ăn mày rách rưới đứng trước cửa nhà phú ông. Lão ăn mày không xin tiền, cũng không xin cơm, mà chỉ đến xin bát nước trà. Gia nhân bèn cho lão vào nhà rồi đun nước pha trà.
Lão ăn mày liếc qua rồi nói: “Trà này không ngon”.
Gia nhân nhìn ông ta lấy làm lạ rồi đổi một bát trà ngon khác.
Lão ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong”.
Gia nhân nghĩ rằng hắn cũng có chút hiểu biết, liền đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.
Lão ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía trước núi đón nắng nên chất củi xốp, còn sau núi chất củi mới cứng”.
Kẻ hầu người hạ trong nhà cho rằng người này tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp đón. Sau khi trà được mang lên, phú ông và lão ăn mày đối ẩm một bát.
Lão ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”.
Phú ông nói: “Đây là chiếc ấm pha trà tốt nhất của ta”.
Lão ăn mày lắc đầu rồi cẩn thận lấy từ trong áo ra một chiếc ấm quý làm bằng đất sét tử sa. Khi trà mới được mang lên, phú ông nhấp thử mùi vị thấy quả nhiên không tầm thường, lập tức chắp tay thi lễ với tên ăn mày: “Ta xin mua lại chiếc ấm tử sa này, bao nhiêu cũng được”.
Nhưng lão ăn mày vốn nâng niu chiếc ấm tử sa như báu vật, nhất định không muốn bán: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán”. Nói rồi lão ăn mày vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm.
Phú ông vội vã ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ông”.
Lão ăn mày không tin, vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng, nói: “Ta đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ông”.
Lão ăn mày nghe vậy bèn cười lớn rồi nói: “Nếu không phải vì tiếc chiếc ấm này thì tôi cũng không lâm vào bước đường như ngày hôm nay”. Nói xong lão ăn mày quay người bỏ đi.
Phú ông sốt ruột nói: “Như thế này đi, ấm là của ông, ông hãy ở lại nhà ta, ta ăn gì thì ông ăn đó. Nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, ông thấy thế nào?”. Vì quá yêu thích chiếc ấm nên trong lúc cấp bách phú ông bèn nghĩ ra cách đó.
Lão ăn mày cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không đồng ý? Vậy là lão vui vẻ nhận lời phú ông.
Cứ như vậy, lão ăn mày ở lại nhà phú ông, ăn cùng ở cùng phú ông. Hai người ngày ngày nâng niu chiếc ấm trà quý, chia sẻ với nhau, thưởng trà ẩm rượu, vô cùng ăn ý. Cứ thế nhiều năm qua đi, hai người trở thành hai lão niên tri kỷ thấu hiểu nhau.
Một hôm phú ông mới nói với người bạn ăn mày của mình: “Ông không có con cháu nối dõi, không có ai kế thừa chiếc ấm trà, chi bằng sau khi ông đi rồi, hãy để tôi giúp ông bảo quản chiếc ấm này, ông thấy thế nào?”.
Lão ăn mày rưng rưng đồng ý. Không lâu sau, lão ăn mày thật sự ra đi, phú ông cũng được như mong muốn có được chiếc ấm tử sa.
Những ngày đầu phú ông chìm trong cảm giác vui sướng vì có được chiếc ấm tử sa. Nhưng rồi cũng đến một ngày, khi đang ngắm nghía chiếc ấm quý này, phú ông đột nhiên cảm thấy trong lòng thiếu vắng thứ gì đó, chén trà đưa lên miệng cũng không còn thơm ngon như trước nữa. Trước mắt ông hiện lên hình ảnh những tháng ngày vui vẻ cùng người bạn ăn mày thưởng trà. Hiểu rõ tất cả rồi, phú ông hai mắt nhòa lệ thả rơi chiếc ấm xuống đất…
Tình ai
còn lắng trong trà
Mà người tri kỷ đã xa bóng hình
Tử sa ấm quí cũng khinh
Buông tay rơi bể
ngẫm mình đơn côi
Sống thời
trà hữu có đôi
Chết thời
trà hữu lẽ loi một mình
Ấy là số kiếp nhân sinh
Nhìn sâu hiểu thấu lẽ tình thế gian
Uống trà
để thoát buộc ràng
Uống trà
thấm đạo phá màn vô minh
Lướt trên sinh tử tử sinh
Nâng ly trà uống chân hình hiện ra.
(Tác giả: Pháp Nhật)