Kính mời quý anh chị đọc bài vui vui tìm trên net của tác giả Nguyễn Đức Vượng.
Sau đó, mời quý anh chị thưởng thức món chấm thật ngon của người Lào, nhưng cay xé miệng, ăn với cơm trắng cũng ngon nữa.
Caroline Thanh Hương
ttt
Đến Lào thưởng thức vị cay xé lưỡi của nước chấm cheo boong
Cheo boong là một loại nước chấm đặc biệt, được dùng để ăn kèm với xôi hay tóp mỡ cuộn rau sống... Nước chấm này được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như ớt cay, tỏi, nước mắm, đường và bì lợn thái nhỏ. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được vị cay xé lưỡi, vị thơm của tỏi, quyện cùng bì lợn đặc quánh.
Ngôn ngữ, món ăn và văn hóa Lào
nguyễn đức vượng
Chữ Lào viết gồm nhiều chữ ư và chữ n. Chịu khó viết cong cong một chút là ra chữ Lào. Người Lào rất dễ dãi, ăn là kỉn, uống cũng là kỉn. Nước là nam, rượu là lậu. Uống nước, uống rượu là kỉn nam, kỉn lậu.
Cờ Lào có 3 con voi, tượng trưng cho xứ vạn tượng. Bây giờ chắc Lào không còn nhiều voi như vậy. Con đường chính lớn nhất của thủ đô Vientiane thời xưa rất rộng, được xem như là Champ Elysées . Rộng đến mức hai con voi lớn có thể đi ngang được với điều kiện một trong hai con dừng lại!!! Con đường này bây giờ rộng hơn trước nhiều.
Tiếng Lào ại là anh. Ai Lao là Anh Lào. Tiếng Lào bò là không, ngua là bò, mạ là ngựa. khậu là mạ. Tôi cố hỏi người Lào xem tiếng Việt khẩu tiếng Lào là gì, nhưng vì ngôn ngữ của tôi quá giới hạn nên không tìm ra một vòng chữ. Nếu có thể có một giây chữ (bò, ngua, mạ, khậu không, bò, ngựa, mạ), hay tốt hơn vòng chữ Lào Việt, muốn nói tiếng Lào chỉ cần dịch đi một chữ là xong???
Người Lào rất thích ăn xôi nên có châm ngôn là “Lào thấy xôi như mèo thấy mỡ”!!!
Các món ăn chính của Lào là tẩm sụm, lạp (lộc), ổ lảm, mộc pả, mộc cay. Nước chấm là cheo.
Tẩm xụm là món ăn như sà lát, ăn cho mát. Món gồm đu đủ xanh bào nhỏ, đem giã với tôm khô, cà chua, ớt tươi, và đừng quên cho ít nước mắm cua mầu đen đen (gọi là pả đẹc).
Món lạp gồm nhiều loại thịt gà, bò trâu, cá, gan, tim, thính, rau thơm, ớt tươi, nước chanh … và ít thiệp. Món này hay ăn hết trước các món khác. Nếu bạn được mời ăn cơm Lào, nên lưu ý chuyện này.
Hơn nữa, ăn xôi, với lạp, dùng thêm chai bia Lào - một loại bia sản xuất từ thời Pháp.-. thật đậm đà, uống tới đâu biết đến đó.
Ổ lảm là món canh nấu với cá, cà tròn tròn nhỏ, nườc dừa, ớt tươi, … và ít thiệp. Mộc pả gồm thịt heo bầm, trộn với pả (cá), ít gạo nếp giã nhỏ, rau ăn hột vịt lộn, ớt tươi gói vào lá chuối đem hấp lên. Mộc cay (gà) cũng vậy, nhưng làm với gà thay vì cá.
Sau khi ăn cả hai món này, phải công nhận là mộc pả, mộc cay cả hai đều là cay cả.
Phở là món ăn Việt Nam. Khi ăn phở, việc đầu tiên là người Lào bỏ ngay vài thìa đường vào bát, bảo đảm nước dùng rất ngọt. Người Lào nấu phở không bằng người Việt, nhưng nấu nước dùng thì người Việt thua xa. Họ cho một gói gia vị rất to vào nồi ninh lâu. Gia vị tỏa vào nước dùng thơm ngát. Không nên tìm cách học nấu nước dùng hay hơn người Lào. Người Lào nấu nước lèo thì ai mà cạnh tranh được!!!
Đàn bà Lào hay mặc váy dệt bằng sợi hay lụa rất nhiều mầu sắc. Khi đám cưới, họ có tục lệ cột giây vào cổ tay cô dâu, chú rể, đôi khi lên cả mấy trăm giây.
Người Lào thích nhảy nam vong. Đây là điệu nhẩy dân tộc. Các ông phải đi vòng vòng quanh các bà. Tết Lào vào tháng tư. Đi chơi xứ Lào thời gian này thế nào cũng bị tạt nước.
Người Lào rất dễ dãi. Khi đi khám bệnh với bạn Tiến ở Stockton, ai cũng khai đau hết mình mẩy. Bạn Tiến cứ theo lời khai mà chữa. Nhờ tiếp xúc thân mật với nhiều bệnh nhân Lào, bạn Tiến có hiểu biết rất lớn về phong tục, thói quen, và ngôn ngữ Lào. Bạn Tiến ăn xôi Lào thường xuyên mà không dính dáp gì cả. Hóa ra cọp rừng ngồi ngay bên cạnh. Cứ ăn một miếng xôi, là phải uống một muỗng nước lèo. Xôi rã ra từng hạt, thì còn dính giếc gì nữa. Cọp rừng học ngón nghề này ở đâu vậy kìa?
Xôi lào
Xứ Lào là xứ đi dễ khó về. Trai đi có vợ, gái về có con!!! Trai đi có vợ thì còn hiểu được, còn gái chỉ đi ngang làm gì mà có con. Có lẽ không khí ở Lào rất độc.
Năm 1987, anh bạn Hùng sống bên Lào 6 tháng, gặp quá nhiều may mắn, nên ngày hôm nay còn trao đổi với các bạn bè emails. Anh vẫn chưa hiểu tại sao cô gái xinh đẹp làm ở khách sạn lại khuyên anh đừng ăn xôi Lào vì nguy hiểm lắm. May mắn đầu tiên là lúc đó anh đã lập gia đình. Bà xã lại là người bản lãnh cao cường, đã đánh đông dẹp tây, giành cho anh một không gian an bình. May mắn thứ hai là anh gặp người Lào giả và non. Giả vì đây là cô người Việt, non vì cô mới ở Lào 3 năm. Tuy mới ở Lào có 3 năm, cô Việt Nam này đã học được nhiều ngón nghề của người bản xứ. Cô quấn quít lấy anh, chứ người Lào thật họ không có quít, mà chỉ quấn thôi, có lẽ anh khó mà chống cự được. Cô lại mời anh ăn xôi bằng tay chấm nước chấm (gọi là cheo) có pha ít thiệp của con bò. Bò có 4 bao tử, là giống nhai lại. Cỏ được nhai kỹ, trộn với mật đi vào ruột non. Lúc giết bò, phần cỏ trong ruột non được lấy lại, đem lên chảo, cô lại. Người Lào gọi sản phẩm này là thiệp. Người Việt gọi phần đó là phân bò non. Vì cỏ xanh trộn với các dịch vị của bò, cộng thêm mật nên có mầu xanh, và vị rất đắng. Thiệp được dùng nêm vào hai món Lào lạp và cheo. May mắn thứ ba là cô Việt này không bỏ thêm tý bột ngải vào nước chấm, nếu không, thì bây giờ bạn bè có gặp anh Hùng thì phải chắp tay chào bạy xẩy (đi đâu đó), ma tè Vientiane bò? (có phải từ Vientiane lại không?), kỉn lậu bò? (đi uống rượu không?). Với cả ba may mắn như vậy, sau bao nhiêu năm, anh còn không xóa nổi trong tâm khảm hình bóng người mời ăn xôi!!!
Nhưng còn ăn xôi Lào nguy hiểm ở chỗ nào? Nếu chấm vào cheo bị đau bụng, một viên thuốc là xong, có gì mà ngại như vậy?
Xôi Lào có hai loại chính. Xôi nấu với nước dừa trong ống tre, đem nướng gọi là khẩu lảm. Nếu gặp những người biết làm, cho đầy đủ nước, xôi chín, dẻo, thơm, và hơi ngậy. Khi bóc ra cơm có dính lụa trong đốt tre ăn ngon tuyệt vời. Xôi trắng hấp trong cái chõ đan bằng tre hình như cái nón lá úp ngược. Hấp xôi bắng chõ này tốt hơn hấp bắng chõ nhôm vì chõ tre lúc nào cũng ẩm ướt, xóc xôi trong lúc nấu dễ dàng và đều.
Tôi có quen một phi công Việt Nam. Anh là người hào hoa phong nhã, đi học lái máy bay bên Pháp Aulnat (Clermont Ferrand) và Maroc (Marrakesh) những năm 1954-57. Học xong về VN năm 1957 với lon thiếu uý tại Căn cứ trợ lực không quân Tân sơn Nhất. Căn cứ này do Đại tá Hổ biệt phái từ lục quân chỉ huy. Cũng như nhiều bạn bè, anh hay trốn trại ra ngoài ăn uống, du hý. Bị bắt quả tang, Đại uý Cao Kỳ phạt 15 ngày. Sau án phạt, một người bạn lái phi cơ qua Lào. Anh và người nữa leo lên phi cơ sang Vientiane tham quan. Hải quan Lào là những người dễ dãi, cho cả hai vào không làm khó dễ gì. Anh ở lại Vientiane, làm đủ các nghề để sinh sống. Sau anh làm thầu khoán xây cất, và khấm khá. Anh để ý một cô, và dùng hết khả năng sinh ngữ giới hạn của mình mời cô này đi ăn cơm. Cô nhận lời ngay. Khi anh ăn mặc chỉnh tề lại đón, thì cô đã tụ tập gần mười người, bạn bè, chị em lớn bé đi cùng. Sau nhiều lần vất vả như vậy, không sơ múi được gì, anh tìm đến một cụ già, hỏi xem làm sao biết được cô Lào này có chịu anh không? Cụ già nhìn anh một lúc, rồi cho lời khuyên hãy mời cô ta đi ăn xôi. Cụ ơi, cháu đã mời đi ăn phở, ăn cháo, đi xi nê, ăn chè, đi chùa, xem đủ các hội lễ … mà kỳ nào cô ấy cũng đi cả mười người, tốn kém, và mất nhiều thời giờ lắm. Anh cứ nghe tôi, mời đi ăn xôi. Cực chẳng đã, ngờ đâu khi nghe mời đi ăn xôi, mặt cô ta nghiêm nghị, cần ba ngày suy nghĩ!!! Sau ba ngày mòn mỏi chờ mong, cô ta nhận lời, và kỳ này chỉ đi một mình thôi. Anh say đắm nhìn khuôn mặt rạng rỡ, đôi mắt dịu hiền lướt nhanh trên các món ăn bầy trên bàn. Làm sao quên được những ngón tay bút măng nhẹ nhàng nhón xôi đựng trong típ khẩu, chấm cheo được pha chế có tỏi, cà chua nướng, ớt, … đâm nát pha thêm chút thiệp, đầy đủ hương vị ngọt, đắng, và cay của cuộc đời. Cô cho cầm tay cầm chân thoải mái, vui vẻ. Anh trở về cám ơn ông cụ, và hỏi cho rõ nguyên nhân nào mà mời ăn xôi lại đưa đến thay đổi như vậy. Người ta là con gái, nhận ăn xôi tức là dính rồi, chứ có gì đâu mà không hiểu!!! Anh đã lập gia đình với cô ấy, và bây giờ ăn lạp và chấm cheo phải có ít thiệp. Khi gặp ai, anh đều phải chắp tay lạy túi bụi.
Các cô gái Lào da ngăm ngăm, ăn nhiều pả (cá) nên hơi tanh tanh.
Ăn xôi Lào nguy hiểm như vậy đó!!!
nguyễn đức vượng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire