Rất ít người viết được truyện dài hay viết lại được thời đại của thế kỷ 19 bước qua thế kỷ 20, trong đó có nhắc đến tên tuổi những quan lớn nhỏ các tỉnh, làng, huyện và công việc của quan chức, thầy giáo làng và cuộc đời của những anh tay lấm, chân bùn, đi chăn trâu, thả vịt ra sao.
Trước đây, tôi đã có dịp gửi đến các anh chị những tập truyện của Vương Hồng Sểnh, đặt biệt nhất là tài khảo cổ và sự quan tâm đến tình hình chính trị trong và ngoài nước và công ông tìm tòi thu nhập tin tức ở cái thời mà báo chí ngoại quốc không còn đến Việt Nam nữa sau 1975.
Hôm nay, tôi mời quý anh chị đọc bài viết của Xuân Vũ, để qua những tác phẩm của ông hiểu thêm tâm tình người miền Nam và những thú đá gà.
Nghề chơi có lắm công phu, ai mà đã nuôi gà để đem đi đá gà thì phải biết mình đang nuôi loại gà nào, đá ra sao, ăn thua, cá độ đến mức nào.
Qua truyện Buồng Cau Trổ Ngược, mời quý anh chị đọc hay nghe đọc truyện này thật hào hứng và lý thú vô cùng.
Caroline Thanh Hương
Tưởng Niệm Nhà Văn Xuân Vũ
22/03/200400:00:00(Xem: 5012)
Ngoài một số chức sắc của Phật Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo người ta nhận thấy có rất nhiều nhân sĩ, trí thức của vùng Nam Bộ Việt Nam. Điều cũng không mấy lạ nếu chúng ta biết rằng cố nhà văn Xuân Vũ là một người sinh trưởng và lớn lên tại tỉnh Bến Tre cựu học sinh trường Le Myre de Vilers Bến Tre. Lễ tưởng niệm được chị em trường áo tím Gia Long hổ trơ,ï phụ trách về phần tiếp tân và giới thiệu.
Về phía thân nhân người ta thấy có phu nhân của nhà văn và một trong số 5 người con của ông là bác sĩ Bùi Thị Minh Phương từ Houston qua. Cần nói thêm gia đình nhà văn Xuân Vũ có 5 con đều thành đạt trên đường sự nghiệp và hết lòng hỗ trợ cho ông trong sự nghiệp văn chương.
Trong bài diễn văn khai mạc ông Châu Văn Để nguyên cựu Dân Biểu VNCH và đương kim chủ tịch hội Ái hữu Bến Tre là đã nhắc đến một tác phẩm của thân phụ nhà văn Xuân Vũ là tập "Vạn Lý Vân Trình" mà nhà văn Xuân Vũ rất trân trọng cũng như thường dùng để làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình. Với gần 100 tác phẩm lớn nhỏ. Ông được xem như một nhà văn có sức viết ít ai bì kịp.
Ông Lê Minh Phước một người thân cận với nhà văn Xuân Vũ nhất từ thủa thiếu thời, là một người em kết nghĩa với Xuân Vũ đã lật lại tiểu sử của nhà văn với những chi tiết bất ngờ nhưng thú vị, thể hiện một trạng thái yêu đời nhưng luôn ưu tư với tình hình đất nước. Nhà văn có tên thật là Bùi Quang Triết, sinh ngày 19 tháng 3 năm 1930, cũng đã có thời đã gia nhập lực lượng Thanh Niên Cứu Quốc. Nhưng đã sớm nhận rõ được khả năng và những âm mưu không mấy trong sáng của cái gọi là "Cách Mạng Vô Sản" nên ông đã trở về với đời sống của một người nông dân.
Phần trình bày của Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm khi điểm qua sự nghiệp văn chương của nhà văn Xuân Vũ. Giáo sư Liêm đã dẫn chứng nhiều đoạn văn nói lên cái uẩn ức tâm lý vì sự đè nén suy tư của nhà văn trong một thời gian dài với giai đoạn tham gia kháng chiến. Tất cả được nhà văn Xuân Vũ bộc lộ trong nhiều tác phẩm mà đặc biệt hơn hết là trong bộ "Sông Nước Hậu Giang" rất nổi tiếng của ông. Toàn bộ tác phẩm của nhà văn Nam Bộ này được chia lam nhiều giai đoạn, nhưng đáng chú ý hơn hết là khi ông đề cập đến những khúc quanh, nhân vật và sự kiện thời kháng chiến. Trong đó ông vừa là nhân chứng vừa là nhân vật sống của sự kiện.
Vì hai diễn giả trong phần đầu nói về tiểu sử và tác phẩm của nhà văn Xuân Vũ kéo dài quá lâu. Sự nghiệp và đời sống của một người trải qua 74 năm sóng gió không dễ dàng phác thảo một cách đơn giản. Nhưng trong cùng thời điểm lễ tưởng niệm có nhiều sự kiện khác cùng xảy ra nên một số quan khách phải kiếu từ ra về sớm.
Phần phát biểu kế tiếp cũng như cảm nghĩ của người tham dự phải cắt bỏ khá nhiều. Tuy nhiên như MC Nhất Phương đã trần tình:
-Dù sao chúng ta đã đến với Xuân Vũ với tất cả tấm lòng, có hay không có bộc bạch ý kiến của mình trên diễn đàn thì tình cảm đó vẫn không thay đổi.
Chúng tôi cũng được biết hiện nay trên "Thư Viện Việt Nam.com" đã có một số tác phẩm của nhà văn Xuân Vũ được các bạn trẻ đưa lên mạng lưới và tác phẩm của ông cũng đang được bày bán khá nhiều trong các hiệu sách khắp mọi nơi.
Đọc Xuân Vũ để biết về bối cảnh lịch sử, đất nước, nhất là về cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ là điều thú vị. Trong đó chúng ta cũng sẽ có cơ hội hiểu biết nhiều hơn về tính cách của người dân vùng sông nước Hậu Giang.
Posted on January 1,
2015 by Lê Thy
Hôm nay - 01-01-2015 - là ngày giỗ năm thứ 11 của cố nhà văn Xuân Vũ. Xin
đăng lại bài tưởng niệm Lê Thy đã viết nhân ngày giỗ năm thứ 6 của Anh.
Ngày này, cách đây 6 năm, môt nhà văn lớn tại
hải ngoại đã qua đời tại thành phố San Antonio, tiểu bang Texas, sau một cuộc
giải phẩu tim bất toàn: anh Xuân Vũ Bùi Quang Triết.
Trước đây đã có rất nhiều người viết về Xuân
Vũ để phê bình, "để tưởng nhớ, nhớ mà buồn thương, tiếc thương một nhà
văn nổi tiếng, một chiến sĩ chống độc tài đảng trị bằng ngòi bút, với cả sức
sống và cuộc sống của mình". (1) trong các bài viết mà Lê Thy đã đăng:
- Nhân giỗ đầu của Xuân Vũ
(Minh Võ)
- Xuân Vũ: "Kẻ Sống Sót"
từ "Đường Đi Không Đến"(Nguyễn Mạnh Trinh)
- Xuân Vũ: Ý thức nhân bản trong văn
chương Xuân Vũ(Nguyễn Thanh Liêm)
và
- Cảm nghĩ về "Đường Đi không
Đến" của Xuân Vũ (Bác sĩ Hồ Văn Châm)
Lê Thy không là nhà văn nên mặc dù có rất
nhiều cảm nghĩ muốn chia sẻ với các bạn đọc nhưng không thể viết thành một bài
gẫy gọn... Hôm nay nhân ngày giỗ thứ 6 của anh Xuân Vũ, Lê Thy xin gởi ở đây
một hoài niệm về cái duyên văn nghệ và cũng là cái duyên "đồng chí"
giữa anh và Lê Thy.
Thú thật với các bạn, lúc anh Xuân Vũ hồi
chánh năm 1971 và được chính phủ VNCH trao giải Văn Học Quốc Gia năm 1973 về
tập "Đường Đi Không Đến", Lê Thy bận bịu gia đình chồng con nên đã bỏ
hẳn cái thú đọc sách như lúc còn đi học. Vì thế Lê Thy không biết anh là ai .
Mãi cho đến năm 2000, khi con cái đã thành
nhân nơi xứ người, Lê Thy tham gia diễn đàn Thư Viện Việt Nam để phát huy lý
tưởng "bảo tồn văn hoá VN" và phụ trách Ban Tu Thư của diễn đàn này,
Lê Thy được ông Tổng Giám Đốc diễn đàn giao cho việc đánh máy lại các sách
trước 1975 . Có sách thì do ông ấy cung cấp, có sách thì Lê Thy mua về hoặc do
chính tác giả gởi tặng Lê Thy và cũng có các bản thảo viết tay của tác giả. Vì
vậy Lê Thy có dịp trở lại với cái đam mê từ lúc còn bé tí: đọc sách . Trong số
các sách và truyện do Lê Thy đêm đêm ngồi đánh máy, Lê Thy đặc biệt thích thú
với tác phẩm "Tôm Hùm Huýt Sáo" của anh Xuân Vũ.
Anh Xuân Vũ không dùng computer hoặc máy đánh
chữ để viết văn. Anh viết tay. Những bản thảo viết tay của anh dày đặc, chi
chít những chữ và chữ như "rồng bay phụng múa". Đúng như anh đã viết
trong bài thơ Một Đời:
Khi Xuân vắng bóng trên đồng lúa
Là Xuân đang ngủ ở trên mây
Giữa trời Xuân hái thêm hương nhụy
Đền ơn cha mẹ, tạ ơn thầy
Sắc đẹp uy quyền đều hủy diệt
Thế gian còn lại CHỮ mà thôi
Cuộc sống trải ra trang giấy hẹp
Càng viết càng say nét mực ngời
Đất nước cho tôi cây bút phép
Viết đã lâu mà mực chưa vơi
Tổ quốc cầm tay tôi nắn nót
Phập phồng dòng chữ ánh vàng tươi
Đại Nam sống mãi cùng trời đất
Lương tâm của thế kỷ hai mươi
Là Xuân đang ngủ ở trên mây
Giữa trời Xuân hái thêm hương nhụy
Đền ơn cha mẹ, tạ ơn thầy
Sắc đẹp uy quyền đều hủy diệt
Thế gian còn lại CHỮ mà thôi
Cuộc sống trải ra trang giấy hẹp
Càng viết càng say nét mực ngời
Đất nước cho tôi cây bút phép
Viết đã lâu mà mực chưa vơi
Tổ quốc cầm tay tôi nắn nót
Phập phồng dòng chữ ánh vàng tươi
Đại Nam sống mãi cùng trời đất
Lương tâm của thế kỷ hai mươi
Trong lần cuối cùng và cũng là lần duy nhất
điện đàm với anh để nhờ anh "giải mã" một vài chữ trong THHS mà Lê
Thy chịu thua không đọc được, Lê Thy đã nói đùa với anh trước khi anh qua đời
độ 2-3 tuần:
- "Anh XV ơi, sao anh không xài computer
hoặc đánh máy, anh viết tay làm khổ đôi mắt "mơ huyền" của tôi quá!".
- Tư tưởng, ý nghĩ của tôi tràn trề như suối
phải ghi nhận lại ngay. Tôi mà gõ lọc cọc bằng computer thì "chúng
nó" chạy thoát hết rồi!
Rồi anh nói tiếp:
- Tôi cũng phục cô lắm vì cô có thể "giải
mã" ngần ấy trang sách của tôi .
Lê Thy đã cặm cụi đánh máy ròng rã từ năm
2001, 2002, 2003 . Đánh máy xong in ra, gởi cho ông Tổng Giám Đốc TVVN (tức nhà
thơ Tâm Vô Lệ) gởi bưu điện cho tác giả để sửa chữa . Sở dĩ phải đi lòng vòng
như vậy là vì anh Xuân Vũ lúc ban đầu chưa biết người đánh máy là Lê Thy ở tận
xứ Canada, vì anh cứ tưởng là "ai đó" ở New York . Mãi về sau này vì
thấy anh đã quá yếu, cứ gởi đi gởi về như vậy biết bao giờ mới xong, Lê Thy
phải tìm số điện thoại của anh để trực tiếp liên lạc khi cần . Nhưng chỉ có
duyên được nói chuyện với anh 1 lần rồi thôi !
Trên đây Lê Thy có nói đến cái "duyên văn
nghệ" và "duyên đồng chí"! Chắc hẳn không nói thì các bạn cũng
hiểu cái duyên đồng chí ấy là gì rồi! Đồng chí về sự không đội trời chung với
Cộng Sản . Đồng chí về sự biết nhìn ra cái "xấu xa dị dạng" của cái
gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa . Lần ấy anh đã dí dỏm nói với Lê Thy:
- Cô có biết tại sao có chủ nghĩa Cộng Sản
không? Này nhé, nếu con bé Hélena "chịu" bác Mác mà không đá vào mặt
bác đau điếng và nếu sau đó bà vợ Jenny không giận bỏ về Đức thì sẽ không có
The Capital và La Manifestation de communisme. Vậy mà thiên hạ đua nhau học và
làm theo. Gần 1 thế kỷ mới hết mù .
Lê Thy không biết Hélena là ai, định bụng có
dịp sẽ hỏi lại anh , nhưng....
Đôi dòng hoài niệm anh Xuân Vũ trước khi đăng
tải 3 quyển đầu của bộ Tôm Hùm Huýt Sáo - bộ truyện cuối cùng anh đang viết
dang dở - cống hiến các bạn yêu văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết. Tất cả những tác
phẩm của anh Xuân Vũ, Lê Thy đã đưa lên Phòng Đọc Sách của diễn đàn
thuvienvietnam từ nhiều năm trước trong lúc Lê Thy còn phụ trách việc sách vở ở
đó.
Và để kết thúc những lời tâm sự hôm nay, Lê
Thy xin mượn lời của nhà biên khảo Minh Võ và cũng là tri âm của anh Xuân Vũ
trong bài "Tưởng Nhớ Xuân Vũ" nhân ngày giỗ đoạn tang anh
(01-01-2007).
Mong rằng các nhà đấu tranh cho dân chủ tự do
bằng những phương pháp bất bạo động cũng coi anh là chiến hữu và tưởng nhớ tới
anh trong dịp này.
Và bây giờ xin mời các bạn vào truyện tại đây ....
Lê Thy,
01-01-2010
01-01-2010
Buồng Cau Trổ Ngược
Xuân Vũ
Xem nhanh:Chương 1
Trong chuồng trâu của ông hương, lũ chăn trâu túm tụm nhau nghe
thằng Tư Cồ nói chuyện tiếu lâm. Nó lớn tuổi hơn cả bọn và biết nhiều
chuyện quỷ quái nhưng bọn nhỏ lại thích nghe.
Tư Cồ tiếng nói ồ- Ồ như vịt đực, xoa tay. cất giọng:
- Đứa nào cho tao điếu thuốc tao nói tiếp, không tao nghỉ.
Thằng Đặng móc trong lưng ra mớ thuốc rê gói trong lụa mo cau ướt mem vì dầm mưa, rứt cho thắng Tư Cồ một cục bằng ngón tay kèm miếng giấy nhật trình. Tư Cồ cuộn rồi kê vô đống ung đốt.
Vừa ho vừa sặc, nó quay ra quơ tay lia lịa và nói:
- Tao kể cho tụi bay nghe chuyện thằng các chú mới cưới vợ về nhà nghe chưa?
- Đừng có kể lại thắng ăn trộm leo lên giàn dòm xuống rồi hụt chưn té nhào nghe!
- Không. Đây là chuyện thằng các chú lấy con vợ ta. Nó vừa múa xong lần thứ nhứt thì con vợ bảo. “Xong hỉ!”
- Vợ nó người gì mà nói "xong hỉ" chớ không nói "xong hả”? Bộ người Huế à?
- Hỉ với hả cũng vậy thôi. Nhưng bởi chữ hỉ mà có chuyện.
Thằng chồng mệt ngất ngư, lổ tai ù ù nên tưởng vợ nói “song hỉ”, tức là có hai chuyện vui. Anh ta nghĩ chắc cô nàng muốn mình thêm một đường hườn nữa. Chàng ta bèn diễn tiếp để vợ hài lòng. Xong, cô vợ lại vỗ lưng đức lang quân bảo: "Tam hỉ!"... nghĩa là tạm được.
Thằng Tư Cồ hít hai ba hơi liền và lim dim tiếp:
- Đang mệt. Chàng ta nghe không rõ, lại tưởng cô nàng bảo tam hỉ. Tức là ba chuyện vui. Chàng ta nghĩ chắc vợ muốn hát thêm một lớp nữa. Tuy uể oải nhưng cũng ráng làm vui lòng con vợ mới.
Hát xong, người vợ lại vò đầu chồng và hôn mà thầm thì: “Ngủ hỉ!” Tức là nhứt quá tam đã vượt mức yêu cầu rồi. Thôi “ngủ đi” cho Khỏe. Nhưng anh chồng các chú giỏi chữ nho nên lại nghĩ rằng cô Nàng muốn đánh luôn trận thứ tư và thứ năm.
- Tại sao vậy? Thằng Đang lại hỏi.
- Vì ngũ có nghĩa là năm. Ngũ hỉ tức năm điều vui! Anh chồng đã bải hoải gân cốt nhưng cũng ráng ra quân đánh luôn hai trận liền, không chạy làng trận nào. Nhưng thiên bất dung gian, tấm vách nhà rung chuyển rầm rầm vá sập xuống đè lên hai người. Cô vợ buột miệng kêu lên:" Sập vách! Sập vách!” Ông chồng các- chú nổi quạu, lăn ra bì giường, vừa thở hào hển vừa tống cho cô vợ hào đạp và quát: "ông nội của ngộ cũng không hát nổi mười một chầu tiếp nữa!”. Cô vợ bị lăn xuống đất, lồm cồm bò lên quát:
- Ai bảo hát mười một chầu? Người ta mệt muốn chất mà cứa há..át
Ông chồng nổi cáu: "Sập dách tiếng tàu tức mười một chớ gì nữa!”. Cô vợ cú đầu chồng, bảo: “Người ta nói sập vách là tấm vách sập xuống kia kìa, ông nội ơi! Chớ ai đòi tới mười một lần, bộ điên hả?”
Cả bọn cùng cười. Tư Cồ tiếp:
- Tụi bay cưới vợ về coi chừng nghe nó nói song hỉ, ngủ hỉ mà hiểu lầm nghe!
Trời mưa dứt hột. Thay vì mỗi đứa lùa trâu về chuồng, chúng còn ở nán lại đòi thằng Tư Cồ kể thêm vài chuyện nữa nghe cho khoái lỗ tai. Tư Cồ đang trớn, bảo:
- Tao kể cho tụi bay nghe nhưng tao yêu cầu một chuyện thì tao mới kể.
Cả bọn rí ố khuyến khích Tư Cồ:
- Chuyện gì cũng được, yêu cầu đi!
- Tao tắm trâu thay cho mầy!
- Tao coi trâu thế cho mày mỗi ngày!
Tư Cồ bình tĩnh bảo:
- Tao chỉ yêu cầu tụi bay nghe xong ra về, đi xuống không được khom khom.
Vừa lúc đó có tiếng chân đi tới. Cả bọn quay lại nhìn thì thấy ba cô gái của ông chủ nhà ra đi. Cô nào cũng ăn mặc đẹp và tay xách chiếc ghế đẩu.
Thằng Đặng nhanh nhẩu nói:
- Mấy cổ đi coi hát Tiều!
Tư Cồ thấy ba cô đi qua thì ngưng bặt. Cô gái lớn tên là Tám Cất tiếng hỏi:
- Mấy người làm gì mà cười um vậy?
- Dạ, thằng Đặng nó bị “sập vách” đè đó cô! Tư Cồ làm nghiêm đáp.
- Chuồng trâu đâu có vách mà sập?
- Vậy mà nó sập được mới tàu chớ. Mấy cô coi chừng bị sập vách nghe!
Cô Chín thách thức:
- Vách tường sắp mới sợ, chớ vách lá ăn thua gì.
Tư Cồ bảo:
- Vách gì đè cũng mệt hết. Hổng tin cho "vách sập" một lần coi!
Tụi chăn trâu ó lên cười nhưng cô Mười không hiểu gì nên rướn cổ lên góp phần:
- Hồi năm ngoái tôi ở giữa đồng trời mưa làm sụp chòi, tôi còn không sợ nữa là sập vách.
Cả bọn lại cười. Các cô đi qua còn quay lại cười hùn. Cô Tám giục hai em:
- Thôi, đi riết để vô chiếm chỗ.
Bọn chăn trâu ngó theo ba cô mướt rượt. Cô nào cũng mặc quần lãnh đen, áo màu, yểu điệu đi về phía mé, rồi biến dạng trong đám người đi xem hát đang đổ về phía chợ làng.
Tư Cồ nháy nhó thằng Đặng:
- Mầy dở quá, món ngon dọn ra trước mắt hàng ngày mà không dám hửi chút coi.
- Nói bậy hoài mày! Người ta con chủ nhà, lại là hương quản trong làng. Tao là thằng ở đợ, sao dám trèo leo. Mầy giỏi đâu làm thử coi.
- Để rồi mầy xem, tao sẽ cho mầy cổ “sập vách”! Nhưng cô Tám mạt rổ chằn, tao nhường cho mầy đó, để tao song hỉ với cô Chín cho coi!
- Cô Mười nhu mì nhủ mỉ và đẹp nhứt nhưng còn nhỏ, để đó, chờ đủ lông đủ cánh tao cho ngủ hỉ liền!
Mấy thằng cười sùn sục với nhau lấy làm đắc ý. Chỉ thằng Tư Cồ mới dám ăn nói bừ bãi như vậy, chớ xưa nay bọn chăn trâu Không hề dám phạm thượng tới Tam Cô bao giờ. Thằng Năm đắc Bư (vì cặp mắt lòi ra như con ốc bưu) thì lại có ý kiến khác.
- Tao muốn tụi mình bắt thăm. Hễ đức nào bắt trúng cây thăm dài nhứt thì song hỉ với cô Tám, đứa nào bắt được cây trung bình thi ngủ hỉ với Cô Chín, còn đứa nào bắt trúng cây thăm ngắn nhứt thì phải chờ vài năm mới cho cô “sập vách”. Chịu không?
Rồi thằng Năm Ốc Bưu đi bẻ ba công rơm làm thăm đưa cho cả bọn bắt. Thằng Đặng bắt trước trúng cô Tám. Thằng Năm Cồ và thằng Năm Ốc Bưu cưới chế nhạo làm thằng Đặng đập cả bọn chạy tán loạn. Cuộc hòa hợp tiếu lâm cũng chấm dứt luôn.
Thẳng Đặng tắm hai con trâu sạch bóng, lùa về chuồng niệc xong rồi lên nhà lớn ăn cơm chiều. Bữa nay trong nhà bếp vằng bóng ba cô, thiết là vắng vè buồn hiu. Nó lùa nhanh mấy chén cơm như kéo chà tre qua cổ họng, rồi tuộc xuống ván đi về nhà, không thèm rửa chén như mọi lần.
Chuyện bắt thăm đùa giỡn nhưng lại gây cho cậu bé một ấn tượng làm nó buồn buồn. Xui quá! Mình trúng cô vợ mặt rổ, xấu nhất trong ba cô gái ông Hương Quản mà trong xóm gọi là Tam Nương buộc Tam Cô.
Thằng Đặng ở đợ năm cho ông Quản, nhưng được về nhà hàng đêm vì ông chỉ cần nó chăn trâu của ông mà thôi. Sau khi niệc trâu xong, nó được tự do. Nhà nó ở cách đó chừng ba chục công đất nên việc đi lại cũng tiện. Nó vừa đi vừa hút gió một chập thì tới. Nó chỉ còn bà mẹ và một người cậu tên là Năm Mẹo. Nó nhờ
cậu mà lớn khôn hơn là nhờ má nó. Vì bà đã đi bước nữa nên có phần lơ là với con.
Nó về tới nhà thì thấy trước sau đếu vắng tanh. Nó biết là má nó “đi xóm”. Đó là việc thường tình nên nó cứ làm những việc hàng ngày theo ý đồ của nó. Con không cha nhè cột mà dụng!
Nó đi thẳng ra bụi tre thăm con gà mái Nổ. Đây là “vật yêu quý nhất của nó. Cậu Năm nó xin ở đâu không biết, đem về giao cho nó và dặn. “Cháu nuôi con gà này may ra trời giúp vận cháu sẽ trở nên giàu có.” Nó muốn hỏi tại sao nhưng cậu nó vò đầu nó và cười.” Cháu cứ nuôi đi, đừng hỏi gì hết. Cháu không biết chuyện gà nòi”.
Hồi đó con gà bằng bắp tay, chưa biết trống mái. Nó thấy mòng bông dâu dỏ trên đầu, nó tin rằng đó là con gà trống. Lông nó màu xóm tro, đầu nhỏ, cần cổ trọi lỏi và cặp chân nhỏ rứt như hai chiếc đũa. Nó lén hốt gạo lức cho gà ăn mau lớn.
Nó nôn nao muốn trông thấy con gà xám đủ lông đứng giữa sân gáy oai vệ làm lũ gà Tàu xếp giáp lủi trốn, Nhưng than ôi, càng lớn gà càng trổ mã ra gà mái.. Nó thối chí, ôm đến nói với cậu Năm: “Gà mái có Món ăn thịt, chớ đá chọi gì cậu?”
Năm Mẹo cười bảo:
- Gà mái đẻ ra bầy gà con. Gà con lớn lên thành gà trống gà mái. Mình chọn bắt vài con trống tốt, cháu hiểu chưa? Những người nuôi gà nòi chuyên nghiệp đều chọn gà nghề từ gà con. Và nhứt là phải chọn dòng lẫn dòng mẹ, chớ không có bắt may rủi giữa một bầy gà mà họ không biết gốc ở đâu. Cháu cứ nuôi đi. Con gà mái nầy là loại gà đẻ hang.
- Đẻ hang là sao, cậu?
- Mẹ nó không đẻ trong ổ lót rơm êm ấm của chủ nhà, mà nó moi hang đẻ ngoài vườn. Mà đẻ có một trứng và nở ra nó. Ông Chín Tôn thấy cậu ham gà nòi nên ổng bảo cậu đem về nuôi, nhưng phải hứa là không để cho nó chết. Ở đằng nhà cậu có nhiều gà, con nầy lại lẻ mẹ, sợ gà lạ ăn hiếp nên cậu giao cho cháu nuôi. Nếu trống thì tốt, mái càng tốt hơn. Thay vì mình chọn có một con trống, mình sẽ
có một bầy gà con, tha hồ mà lựa chọn, coi chưn coi cẳng.
Nghe cậu Năm giải thích, nó đem con gà mái về nuôi tiếp.
Năm Mẹo đem gà trống tới nhốt chung một bội với con mái, cho ăn Uống no đủ, nội trong ba ngày bắt con gà trống về. ít lâu sao con gà Má đẻ. Và cũng chỉ đẻ có một trứng.. Bây giờ nó đang ấp ngoài bụi Tre cuối vườn. Thằng Đặng ra xem gà nở chưa. Trời mưa đất ướt Trơn trợt. Nó vẹt nhánh cây để phóng tới. Hình như nó nghe có tiếng gà con kêu “chiết chiết”v ăng vẳng ở phía bụi tre. Thằng Đặng chạy riết đến nơi, khom xuống nhìn thì con gà mái xám vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Chà tre phủ bên ngoài, thằng Đặng phải thò tay qua gai tre mà đưa vùa lúa vào. Một con gà mái ấp tái mét. Nó xù lông lên tỏ vẻ chống cự khi có người tới gần ổ nó. Rồi nó bắt đầu mổ lúa ăn. Thằng Đặng ngồi nhìn vào, chờ cho con gà ăn no thì đút vùa nước mưa vào.
Nó lắng nghe nhưng không thấy tiếng gà con nữa. Nó thò tay vào nâng con gà mái xám lên để thăm cái trứng. Có tiếng gà con kêu thì chắc trứng đã khảy mỏ. Nhưng nó không thấy cái trứng ở trong ổ như mọi lần.
Cách đây vài ngày nó có thăm một lần thì thấy cái trứng còn nằm ở giữa lòng chảo lót bằng lá tre rất êm. Cậu Năm đã đến và xem kỹ. Cái trứng màu nâu sậm, có bông lốm đốm. Một đầu rất nhọn, khác hẳn trứng gà thường. Cậu bảo:
- Mẹ nó đẻ hang, chỉ có một trứng, con cũng đẻ ngoài rừng, cũng chỉ một trứng này, nếu trống thì nhất định nhà nghề.
Bao nhiêu hy vọng thằng Đặng ôm ấp lâu nay. Bây giờ trứng gà đã biến mất.
Thằng Đặng nghĩ có người ăn cắp. Nhưng người đó là ai? Tại Sao biết con gà mái xám ấp ở đây để đến thuồn cái trứng? Lầm lũi đi vào nhà, nó ngồi thừ ra. Có lý nào thằng Tư Cồ và thằng Năm Ốc Bưu thò tay vào mó chà tre đó? Tụi nó đâu có ham gà nòi.
Cái ước mơ có được nột con gà nghề ăn vài độ để trở nên giàu có như cậu nó bảo, phút chốc đã biến thành mây khói. Thằng Đặng sợ cậu rầy. Nó sợ cậu tới trong lúc này.
Đúng như vậy. Cậu nó tới. Cậu nói ngay:
- Cậu tính bữa nay đúng ngày gà nở, cháu có thăm chưa?
- Dạ, cháu thăm rồi!
- Nở, gà lông màu gì?
- Da....à ai ăn cắp mất rồi!
Thằng Đặng òa lên khóc.
Năm Mẹo nói:
- Không có ai ăn cắp đâu. Đừng có nghi oan cho người ta.
Cháu mới vừa thăm, không thấy đâu hết.
- Vậy là chuột tha. Hoặc là gà nở kêu, chồn đền nghe đến ăn thịt chớ gỉ! Ở ngoài bờ ngoài bụi, chuột tha trứng, chồn không ăn luôn con mẹ là phước đó.
Thằng Đặng nói:
- Chuột làm sao mà tha trứng được cậu.
- Lũ chuột khôn lắm. Mỏ chúng nhọn và nhỏ, không ngặm được quả trứng gà, nhưng chúng có lối riêng của chúng mà các loại thú khác không có. Một con ôm quả trứng, rồi một con khác cắn đuôi lôi đi. Cuồi cùng chúng vẫn đem được quả trứng về tới hang.
- Chuột mà cũng có mưu à?
- Mưu vặt thôi: mưu chuột. Đám chuột chỉ có cách đục khoét là cùng. Nhưng lại ngu, mình chỉ cần đặt một cái rập nhẹp là chúng lòi phèo. Bậy quá! Phải hồi đó mình đem một con mèo nhốt ngoài này, tía tụi chuột cũng không dám bén mảng tới! Nếu không làm vậy thì mình đem ổ gà vào nhà.
Năm Mẹo tiếc hùi hụi, nhưng cũng gượng kiếm lới an ủi thằng nhỏ:
- Nhưng không sao, vậy cũng may. Nếu con chồn ăn con mái xám thì mới nguy. Nó còn đó. Gà mẹ còn thì còn gà con. Để cậu đem con gà trống khác bảnh hơn cho đổ lứa mới.
Năm Mẹo nói vậy rồi thò tay vô gai tre, định bắt con gà mái ra, nhưng rụt lại ngay.
- Gì vậy vậy? Thằng Đặng giật mình hỏi.
- Cháu phải coi chừng, Dám có ổ rắn hổ nằm dưới ức con gà lắm. Cậu quên dặn cháu nữa.
Thằng Đặng nói ngay:
- Không có đâu cậu, Cháu vừa mới tới thăm, không thấy rắn rít gì hết.
Năm Mẹo bắt con gà mái ôm vào lòng rồi ngó vô cái ổ. Trống trơn, không có cái vỏ trứng mà cũng không có dấu vết nào chứng tỏ rằng chồn chuột đã tới đây.
- Nếu chồn ăn thì phải có vỏ trứng bể trong ổ chớ!
- Chắc gà vừa nở thì chồn tới.
- Nếu vậy thì khi khảy mỏ, cái vỏ trứng vẫn còn ở đây! Thôi kệ nó, mình đi vô nhà coi con gà mái có dấu vết gì không. Tội nghiệp, chắc chồn tới ăn nó đá dữ lắm nhưng không xuể. Gà mái có con dữ lắm. Nếu quạ nhảy xuống bắt con nó, nó đá cho rụng lông chớ không dễ xớt con nó đâu.
Nghe lời cậu, ôm con gà vô nhà, thằng Đặng lật đật lấy gạo Lức cho ăn. Năm Mẹo rờ bầu diều nói:
- Nó đang no nức. Thôi được, cháu cứ nuôi cho khỏe đi rồi cậu đem con trống qua.
Con mái xám xù lông đi loanh quanh kêu “cục cục” như những cn gà mái kêu "túc" con mới xuống ổ. Năm Mẹo nói:
- Cái kiểu này trứng gà đã nở rồi chồn chuột tới ăn, chớ không phải ăn trước khi nở.
Thằng Đặng sựt nhớ ra và kêu lên:
- Cháu lấy làm lạ sao hồi nảy cháu có nghe tiếng gà con kêu!
- Ở đâu?
- Ở ngoài bụi tre.
- Thiệt không?
- Dạ thiệt. Cháu tưởng là gà nở nên mừng quá chạy suýt vấp té.
- Hay gà con còn đâu đó. Ra coi
Hai cậu cháu tất cả chạy ra bụi tre. Mẹo lắng nghe. Quả thật, lần này có tiếng “chiếp chiếp” của gà con lạc mẹ. Năm Mẹo đi chung quanh một nửa bụi tre, còn nữa bụi kia thì nằm bên đất người khác nên không đi được. Năm Mẹo xác định nơi phát ra tiếng gà kêu rồi quả quyết:
- Tao chắc nó bị lôi xuống hang chồn hoặc hang rắn ngay bên cạnh ổ gà. Đâu mày vô lấy cái rựa ngoéo và cái cuốc ra cho tao coi.
Thằng Đặng chạy vút rồi trở ra. Với chiếc rựa trong tay, Mẹo chặt bổ lia lịa. Một lát sau chà chòm dọn sạch, Mẹo tới gần tận gốc tre. Mẹo nghe tiếng gà kêu càng rõ hơn. Mẹo dùng mỏ rựa quơ cào lá tre và tìm ra một miệng hang láng coóng. Mẹo lau mồ hôi và bảo:
- Con gà ở dưới này. Chắc nó còn khỏe nên kêu lớn vậy.
Thằng Đặng hăng hái xông vô:
- Cậu đưa cháu đào mau cứu nó!
Năm Mẹo xua tay:
- Không được. Cháu càng đào, con gà càng lủi xuống hang giữa bụi tre là mình cụt tay. Ngoài ra còn có thể cuốc nó đứt hai nữa. Cháu vô nhà lầy cái nôm và ôm con gà mẹ ra đây!
Thằng Đặng chạy lấy nôm và ôm gà ra. Năm Mẹo nhốt con gà gần miệng hang. Con gà mái mê con cứ kêu cục cục. Năm Mẹo và thằng Đặng lùi ra xa ngồi rình.
Thằng Đặng mới biết cậu mình có kinh nghiệm. Nó hỏi:
- Sao rắn không ăn gà con, cậu?
- Tao chắc đây là rắn hổ. Rắn độc không ăn tạp. Nó chỉ uống sương khuya. Bụng đói nọc mới độc, cắn là chết. Còn lũ chuột đụng gì ăn nấy, hay cắn bậy nên không ai sợ.
Hai cậu cháu kiên nhẫn ngồi nhìn bụi tre.
- Tao chắc con gà này là gà nghề. Để chờ nó lớn lên coi.
- Sao con gà ở dưới đó được cậu? –Thằng Đặng vẫn thắc mắc.
Tao không rõ, nhưng có thể đoán ra như vầy. Con gà mái ấp thấy rắn trong hang bò ra gần nó thì nó đánh. Rắn cự lại. Hai đàng quần nhau lung tung làm cái trứng lăn vô hang hoặc con rắn tha xuống đó.
- Miệng rắn nhỏ làm sao ngậm được cái trứng?
- Nó lấy đuôi quấn rồi lôi đi.
Đang nói chuyện thì bỗng nghe tiếng khù khù. Mẹo nhìn vào Bụi tre thì thấy một chú chuột cống lông vàng ngoách, chống cự với con rắn đen ngời. Con rắn xừng bàn nạo lên cao nghệu, bổ tới, làm con chuột thối lui, nhưng nó vừa thối lui vừa xừng lông cổ lập thế phản công.
Mẹo quèo thằng Đặng nói nhỏ:
- Mày vô lấy chĩa ba đem cho tao!
Chĩa ba dùng chĩa ếch là món khí giới thân thuộc của thằng Đặng, nên nghe cậu bảo, nó chạy thoắt lấy ra ngay. Mẹo xua tay:
- Để coi tụi nó cắn nhau cho nhừ tử rồi mình sẽ hạ thủ cả hai.
Hai cậu cháu xoay hẳn sự chú ý về phía rắn và chuột. Chuột bị dồn vào thế bí bèn lao tới ngoạm ngang cổ rắn. Rắng đau điếng người, cuộn mình lên quấn tròn lấy chuột và lăn khỏi những chà tre đến một bãi cỏ, rồi tháo chạy. Con chuột bị vo tròn thành một cục, tưởng nó đã bị bóp ngứu xương. Nhưng không chuột vẫn chổi dậy lao theo tiếp chiến. Rắn ta bèn ngoạm đùi chuột và vung tít. Chuột
văng ra xa. Máu nhuộm bãi cỏ xanh. Tắn bò tới định tiêu diệt kẻ thù. Nhưng từ đâu không rõ, ló ra một chú chuột đen khác, nghinh chiến với rắn.
Chuột kia bị thương bèn chạy trở lại bãi cỏ nhuộm máu, dùng mỏ moi củ cỏ cú nhai lia lịa, đắp vết thương. Có lẽ nó trị cả nọc rắn. (Không biết có ai học được bài thuốc này không?)
Rắn lại xùng bàn nạo cất lên lay thế thượng phong, xông tới kẻ thù mới. Nhưng anh chàng què đã nhanh nhẹn ngoạm lấy đuôi rắn lôi ngược.
Rắn không vươn mình tới được nên quay lại nguập lấy hông chuột què. Thừa cơ, hiệp sĩ đen xông tới tiếp cứu. Rắn phải tả xông hữu dục. Một lát, chuột què nằm ngay chừ. Chỉ còn cặp kỳ phùng địch thủ là rắn hổ và chuột cống mung, nhưng chuột liệu bề địch không nổi, nên đâm đầu chạy bỏ bồ nhà lại đó. Chuột chạy quanh bụi tre, thấy miệng hang bèn chui ẩn vào. Rắn cắn đuội chuột lôi ra.
Vừa lúc đó, “phập”, mũi chĩa ba của Năm Mẹo phóng tới dính cả chuột lẫn rắn. Rắn, chuột khe rú vang, mỗi con mội giọng. Gặp chĩa ba, mội mũi đều có ngạnh, rắn cuộn mình quấn cán chĩa, còn chuột thì chỉ biết kêu eng éc như heo. Cuối cùng, cả hai bị lôi ra khỏi bụi tre.
Thằng Đặng kêu lên:
- Còn con gà đâu cậu?
- Chắc nó còn trong đó.
Mẹo quăng cây chĩa còn dính rắn và chuột, để chúng tha hồ vùng vẫy, sút đi đâu mà sợ. Mẹo hỏi thằng Đặng:
- Mầy có nghe tiếng gà kêu nữa không?
- Mất tiêu rồi. Chắc nó chạy tuốt vô giữa bụi tre rồi cậu. Mình phải đào tiếp thôi.
- Ai phá cho nổi bụi tre này.
Hai cậu cháu đang thất vọng thì bổng đâu lại có tiếng kêu chiêm chiếp. Cả hai đều giật mình quay lại.
Thằng Đặng reo lên:
- Con gà ra kia kìa!
- Đâu nào?
- Nó nằm bên ngoài nôm đó cậu.
- Ờ..ơ... lông nó nâu nâu, tiệp với lá tre khô nên nhìn không thấy.
Thằng Đặng lượm con gà lên tay, âu yếm:
- Cưng ra hồi nào vậy cưng?
Mẹo cười:
- Chắc nó chui ra lúc con chuột cống mung xuất hiện. Mình mê coi nên không để y. Mẹ nó “túc” hoài thì nó phải ra. Cháu thấy chưa, nếu mình đào thì làm sao thấu bụi tre.
Thằng Đặng tay ôm gà mẹ, tay xách nôm. Năm Mẹo tay chĩa, Tay cầm gà con. Hai cậu cháu đi vô nhà, Năm Mẹo khoái chí bảo:
- Ngồi buồn lại gặp chiếu manh. Mầy đi hái một nắm lá cách, chuột với rắn, hai con bằm xào một chảo. À quên, mầy giỏi giò chạy tới hú bác Chín Tôn một tiếng. Bảo là gà nở rồi, mời bác lại coi chân coi cẳng.
- Coi gì gà mới nở cậu?
- Nói vậy chớ rủ ổng lại nhậu chơi. Sẵn đây hỏi ổng về vụ con gà.
Tư Cồ tiếng nói ồ- Ồ như vịt đực, xoa tay. cất giọng:
- Đứa nào cho tao điếu thuốc tao nói tiếp, không tao nghỉ.
Thằng Đặng móc trong lưng ra mớ thuốc rê gói trong lụa mo cau ướt mem vì dầm mưa, rứt cho thắng Tư Cồ một cục bằng ngón tay kèm miếng giấy nhật trình. Tư Cồ cuộn rồi kê vô đống ung đốt.
Vừa ho vừa sặc, nó quay ra quơ tay lia lịa và nói:
- Tao kể cho tụi bay nghe chuyện thằng các chú mới cưới vợ về nhà nghe chưa?
- Đừng có kể lại thắng ăn trộm leo lên giàn dòm xuống rồi hụt chưn té nhào nghe!
- Không. Đây là chuyện thằng các chú lấy con vợ ta. Nó vừa múa xong lần thứ nhứt thì con vợ bảo. “Xong hỉ!”
- Vợ nó người gì mà nói "xong hỉ" chớ không nói "xong hả”? Bộ người Huế à?
- Hỉ với hả cũng vậy thôi. Nhưng bởi chữ hỉ mà có chuyện.
Thằng chồng mệt ngất ngư, lổ tai ù ù nên tưởng vợ nói “song hỉ”, tức là có hai chuyện vui. Anh ta nghĩ chắc cô nàng muốn mình thêm một đường hườn nữa. Chàng ta bèn diễn tiếp để vợ hài lòng. Xong, cô vợ lại vỗ lưng đức lang quân bảo: "Tam hỉ!"... nghĩa là tạm được.
Thằng Tư Cồ hít hai ba hơi liền và lim dim tiếp:
- Đang mệt. Chàng ta nghe không rõ, lại tưởng cô nàng bảo tam hỉ. Tức là ba chuyện vui. Chàng ta nghĩ chắc vợ muốn hát thêm một lớp nữa. Tuy uể oải nhưng cũng ráng làm vui lòng con vợ mới.
Hát xong, người vợ lại vò đầu chồng và hôn mà thầm thì: “Ngủ hỉ!” Tức là nhứt quá tam đã vượt mức yêu cầu rồi. Thôi “ngủ đi” cho Khỏe. Nhưng anh chồng các chú giỏi chữ nho nên lại nghĩ rằng cô Nàng muốn đánh luôn trận thứ tư và thứ năm.
- Tại sao vậy? Thằng Đang lại hỏi.
- Vì ngũ có nghĩa là năm. Ngũ hỉ tức năm điều vui! Anh chồng đã bải hoải gân cốt nhưng cũng ráng ra quân đánh luôn hai trận liền, không chạy làng trận nào. Nhưng thiên bất dung gian, tấm vách nhà rung chuyển rầm rầm vá sập xuống đè lên hai người. Cô vợ buột miệng kêu lên:" Sập vách! Sập vách!” Ông chồng các- chú nổi quạu, lăn ra bì giường, vừa thở hào hển vừa tống cho cô vợ hào đạp và quát: "ông nội của ngộ cũng không hát nổi mười một chầu tiếp nữa!”. Cô vợ bị lăn xuống đất, lồm cồm bò lên quát:
- Ai bảo hát mười một chầu? Người ta mệt muốn chất mà cứa há..át
Ông chồng nổi cáu: "Sập dách tiếng tàu tức mười một chớ gì nữa!”. Cô vợ cú đầu chồng, bảo: “Người ta nói sập vách là tấm vách sập xuống kia kìa, ông nội ơi! Chớ ai đòi tới mười một lần, bộ điên hả?”
Cả bọn cùng cười. Tư Cồ tiếp:
- Tụi bay cưới vợ về coi chừng nghe nó nói song hỉ, ngủ hỉ mà hiểu lầm nghe!
Trời mưa dứt hột. Thay vì mỗi đứa lùa trâu về chuồng, chúng còn ở nán lại đòi thằng Tư Cồ kể thêm vài chuyện nữa nghe cho khoái lỗ tai. Tư Cồ đang trớn, bảo:
- Tao kể cho tụi bay nghe nhưng tao yêu cầu một chuyện thì tao mới kể.
Cả bọn rí ố khuyến khích Tư Cồ:
- Chuyện gì cũng được, yêu cầu đi!
- Tao tắm trâu thay cho mầy!
- Tao coi trâu thế cho mày mỗi ngày!
Tư Cồ bình tĩnh bảo:
- Tao chỉ yêu cầu tụi bay nghe xong ra về, đi xuống không được khom khom.
Vừa lúc đó có tiếng chân đi tới. Cả bọn quay lại nhìn thì thấy ba cô gái của ông chủ nhà ra đi. Cô nào cũng ăn mặc đẹp và tay xách chiếc ghế đẩu.
Thằng Đặng nhanh nhẩu nói:
- Mấy cổ đi coi hát Tiều!
Tư Cồ thấy ba cô đi qua thì ngưng bặt. Cô gái lớn tên là Tám Cất tiếng hỏi:
- Mấy người làm gì mà cười um vậy?
- Dạ, thằng Đặng nó bị “sập vách” đè đó cô! Tư Cồ làm nghiêm đáp.
- Chuồng trâu đâu có vách mà sập?
- Vậy mà nó sập được mới tàu chớ. Mấy cô coi chừng bị sập vách nghe!
Cô Chín thách thức:
- Vách tường sắp mới sợ, chớ vách lá ăn thua gì.
Tư Cồ bảo:
- Vách gì đè cũng mệt hết. Hổng tin cho "vách sập" một lần coi!
Tụi chăn trâu ó lên cười nhưng cô Mười không hiểu gì nên rướn cổ lên góp phần:
- Hồi năm ngoái tôi ở giữa đồng trời mưa làm sụp chòi, tôi còn không sợ nữa là sập vách.
Cả bọn lại cười. Các cô đi qua còn quay lại cười hùn. Cô Tám giục hai em:
- Thôi, đi riết để vô chiếm chỗ.
Bọn chăn trâu ngó theo ba cô mướt rượt. Cô nào cũng mặc quần lãnh đen, áo màu, yểu điệu đi về phía mé, rồi biến dạng trong đám người đi xem hát đang đổ về phía chợ làng.
Tư Cồ nháy nhó thằng Đặng:
- Mầy dở quá, món ngon dọn ra trước mắt hàng ngày mà không dám hửi chút coi.
- Nói bậy hoài mày! Người ta con chủ nhà, lại là hương quản trong làng. Tao là thằng ở đợ, sao dám trèo leo. Mầy giỏi đâu làm thử coi.
- Để rồi mầy xem, tao sẽ cho mầy cổ “sập vách”! Nhưng cô Tám mạt rổ chằn, tao nhường cho mầy đó, để tao song hỉ với cô Chín cho coi!
- Cô Mười nhu mì nhủ mỉ và đẹp nhứt nhưng còn nhỏ, để đó, chờ đủ lông đủ cánh tao cho ngủ hỉ liền!
Mấy thằng cười sùn sục với nhau lấy làm đắc ý. Chỉ thằng Tư Cồ mới dám ăn nói bừ bãi như vậy, chớ xưa nay bọn chăn trâu Không hề dám phạm thượng tới Tam Cô bao giờ. Thằng Năm đắc Bư (vì cặp mắt lòi ra như con ốc bưu) thì lại có ý kiến khác.
- Tao muốn tụi mình bắt thăm. Hễ đức nào bắt trúng cây thăm dài nhứt thì song hỉ với cô Tám, đứa nào bắt được cây trung bình thi ngủ hỉ với Cô Chín, còn đứa nào bắt trúng cây thăm ngắn nhứt thì phải chờ vài năm mới cho cô “sập vách”. Chịu không?
Rồi thằng Năm Ốc Bưu đi bẻ ba công rơm làm thăm đưa cho cả bọn bắt. Thằng Đặng bắt trước trúng cô Tám. Thằng Năm Cồ và thằng Năm Ốc Bưu cưới chế nhạo làm thằng Đặng đập cả bọn chạy tán loạn. Cuộc hòa hợp tiếu lâm cũng chấm dứt luôn.
Thẳng Đặng tắm hai con trâu sạch bóng, lùa về chuồng niệc xong rồi lên nhà lớn ăn cơm chiều. Bữa nay trong nhà bếp vằng bóng ba cô, thiết là vắng vè buồn hiu. Nó lùa nhanh mấy chén cơm như kéo chà tre qua cổ họng, rồi tuộc xuống ván đi về nhà, không thèm rửa chén như mọi lần.
Chuyện bắt thăm đùa giỡn nhưng lại gây cho cậu bé một ấn tượng làm nó buồn buồn. Xui quá! Mình trúng cô vợ mặt rổ, xấu nhất trong ba cô gái ông Hương Quản mà trong xóm gọi là Tam Nương buộc Tam Cô.
Thằng Đặng ở đợ năm cho ông Quản, nhưng được về nhà hàng đêm vì ông chỉ cần nó chăn trâu của ông mà thôi. Sau khi niệc trâu xong, nó được tự do. Nhà nó ở cách đó chừng ba chục công đất nên việc đi lại cũng tiện. Nó vừa đi vừa hút gió một chập thì tới. Nó chỉ còn bà mẹ và một người cậu tên là Năm Mẹo. Nó nhờ
cậu mà lớn khôn hơn là nhờ má nó. Vì bà đã đi bước nữa nên có phần lơ là với con.
Nó về tới nhà thì thấy trước sau đếu vắng tanh. Nó biết là má nó “đi xóm”. Đó là việc thường tình nên nó cứ làm những việc hàng ngày theo ý đồ của nó. Con không cha nhè cột mà dụng!
Nó đi thẳng ra bụi tre thăm con gà mái Nổ. Đây là “vật yêu quý nhất của nó. Cậu Năm nó xin ở đâu không biết, đem về giao cho nó và dặn. “Cháu nuôi con gà này may ra trời giúp vận cháu sẽ trở nên giàu có.” Nó muốn hỏi tại sao nhưng cậu nó vò đầu nó và cười.” Cháu cứ nuôi đi, đừng hỏi gì hết. Cháu không biết chuyện gà nòi”.
Hồi đó con gà bằng bắp tay, chưa biết trống mái. Nó thấy mòng bông dâu dỏ trên đầu, nó tin rằng đó là con gà trống. Lông nó màu xóm tro, đầu nhỏ, cần cổ trọi lỏi và cặp chân nhỏ rứt như hai chiếc đũa. Nó lén hốt gạo lức cho gà ăn mau lớn.
Nó nôn nao muốn trông thấy con gà xám đủ lông đứng giữa sân gáy oai vệ làm lũ gà Tàu xếp giáp lủi trốn, Nhưng than ôi, càng lớn gà càng trổ mã ra gà mái.. Nó thối chí, ôm đến nói với cậu Năm: “Gà mái có Món ăn thịt, chớ đá chọi gì cậu?”
Năm Mẹo cười bảo:
- Gà mái đẻ ra bầy gà con. Gà con lớn lên thành gà trống gà mái. Mình chọn bắt vài con trống tốt, cháu hiểu chưa? Những người nuôi gà nòi chuyên nghiệp đều chọn gà nghề từ gà con. Và nhứt là phải chọn dòng lẫn dòng mẹ, chớ không có bắt may rủi giữa một bầy gà mà họ không biết gốc ở đâu. Cháu cứ nuôi đi. Con gà mái nầy là loại gà đẻ hang.
- Đẻ hang là sao, cậu?
- Mẹ nó không đẻ trong ổ lót rơm êm ấm của chủ nhà, mà nó moi hang đẻ ngoài vườn. Mà đẻ có một trứng và nở ra nó. Ông Chín Tôn thấy cậu ham gà nòi nên ổng bảo cậu đem về nuôi, nhưng phải hứa là không để cho nó chết. Ở đằng nhà cậu có nhiều gà, con nầy lại lẻ mẹ, sợ gà lạ ăn hiếp nên cậu giao cho cháu nuôi. Nếu trống thì tốt, mái càng tốt hơn. Thay vì mình chọn có một con trống, mình sẽ
có một bầy gà con, tha hồ mà lựa chọn, coi chưn coi cẳng.
Nghe cậu Năm giải thích, nó đem con gà mái về nuôi tiếp.
Năm Mẹo đem gà trống tới nhốt chung một bội với con mái, cho ăn Uống no đủ, nội trong ba ngày bắt con gà trống về. ít lâu sao con gà Má đẻ. Và cũng chỉ đẻ có một trứng.. Bây giờ nó đang ấp ngoài bụi Tre cuối vườn. Thằng Đặng ra xem gà nở chưa. Trời mưa đất ướt Trơn trợt. Nó vẹt nhánh cây để phóng tới. Hình như nó nghe có tiếng gà con kêu “chiết chiết”v ăng vẳng ở phía bụi tre. Thằng Đặng chạy riết đến nơi, khom xuống nhìn thì con gà mái xám vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Chà tre phủ bên ngoài, thằng Đặng phải thò tay qua gai tre mà đưa vùa lúa vào. Một con gà mái ấp tái mét. Nó xù lông lên tỏ vẻ chống cự khi có người tới gần ổ nó. Rồi nó bắt đầu mổ lúa ăn. Thằng Đặng ngồi nhìn vào, chờ cho con gà ăn no thì đút vùa nước mưa vào.
Nó lắng nghe nhưng không thấy tiếng gà con nữa. Nó thò tay vào nâng con gà mái xám lên để thăm cái trứng. Có tiếng gà con kêu thì chắc trứng đã khảy mỏ. Nhưng nó không thấy cái trứng ở trong ổ như mọi lần.
Cách đây vài ngày nó có thăm một lần thì thấy cái trứng còn nằm ở giữa lòng chảo lót bằng lá tre rất êm. Cậu Năm đã đến và xem kỹ. Cái trứng màu nâu sậm, có bông lốm đốm. Một đầu rất nhọn, khác hẳn trứng gà thường. Cậu bảo:
- Mẹ nó đẻ hang, chỉ có một trứng, con cũng đẻ ngoài rừng, cũng chỉ một trứng này, nếu trống thì nhất định nhà nghề.
Bao nhiêu hy vọng thằng Đặng ôm ấp lâu nay. Bây giờ trứng gà đã biến mất.
Thằng Đặng nghĩ có người ăn cắp. Nhưng người đó là ai? Tại Sao biết con gà mái xám ấp ở đây để đến thuồn cái trứng? Lầm lũi đi vào nhà, nó ngồi thừ ra. Có lý nào thằng Tư Cồ và thằng Năm Ốc Bưu thò tay vào mó chà tre đó? Tụi nó đâu có ham gà nòi.
Cái ước mơ có được nột con gà nghề ăn vài độ để trở nên giàu có như cậu nó bảo, phút chốc đã biến thành mây khói. Thằng Đặng sợ cậu rầy. Nó sợ cậu tới trong lúc này.
Đúng như vậy. Cậu nó tới. Cậu nói ngay:
- Cậu tính bữa nay đúng ngày gà nở, cháu có thăm chưa?
- Dạ, cháu thăm rồi!
- Nở, gà lông màu gì?
- Da....à ai ăn cắp mất rồi!
Thằng Đặng òa lên khóc.
Năm Mẹo nói:
- Không có ai ăn cắp đâu. Đừng có nghi oan cho người ta.
Cháu mới vừa thăm, không thấy đâu hết.
- Vậy là chuột tha. Hoặc là gà nở kêu, chồn đền nghe đến ăn thịt chớ gỉ! Ở ngoài bờ ngoài bụi, chuột tha trứng, chồn không ăn luôn con mẹ là phước đó.
Thằng Đặng nói:
- Chuột làm sao mà tha trứng được cậu.
- Lũ chuột khôn lắm. Mỏ chúng nhọn và nhỏ, không ngặm được quả trứng gà, nhưng chúng có lối riêng của chúng mà các loại thú khác không có. Một con ôm quả trứng, rồi một con khác cắn đuôi lôi đi. Cuồi cùng chúng vẫn đem được quả trứng về tới hang.
- Chuột mà cũng có mưu à?
- Mưu vặt thôi: mưu chuột. Đám chuột chỉ có cách đục khoét là cùng. Nhưng lại ngu, mình chỉ cần đặt một cái rập nhẹp là chúng lòi phèo. Bậy quá! Phải hồi đó mình đem một con mèo nhốt ngoài này, tía tụi chuột cũng không dám bén mảng tới! Nếu không làm vậy thì mình đem ổ gà vào nhà.
Năm Mẹo tiếc hùi hụi, nhưng cũng gượng kiếm lới an ủi thằng nhỏ:
- Nhưng không sao, vậy cũng may. Nếu con chồn ăn con mái xám thì mới nguy. Nó còn đó. Gà mẹ còn thì còn gà con. Để cậu đem con gà trống khác bảnh hơn cho đổ lứa mới.
Năm Mẹo nói vậy rồi thò tay vô gai tre, định bắt con gà mái ra, nhưng rụt lại ngay.
- Gì vậy vậy? Thằng Đặng giật mình hỏi.
- Cháu phải coi chừng, Dám có ổ rắn hổ nằm dưới ức con gà lắm. Cậu quên dặn cháu nữa.
Thằng Đặng nói ngay:
- Không có đâu cậu, Cháu vừa mới tới thăm, không thấy rắn rít gì hết.
Năm Mẹo bắt con gà mái ôm vào lòng rồi ngó vô cái ổ. Trống trơn, không có cái vỏ trứng mà cũng không có dấu vết nào chứng tỏ rằng chồn chuột đã tới đây.
- Nếu chồn ăn thì phải có vỏ trứng bể trong ổ chớ!
- Chắc gà vừa nở thì chồn tới.
- Nếu vậy thì khi khảy mỏ, cái vỏ trứng vẫn còn ở đây! Thôi kệ nó, mình đi vô nhà coi con gà mái có dấu vết gì không. Tội nghiệp, chắc chồn tới ăn nó đá dữ lắm nhưng không xuể. Gà mái có con dữ lắm. Nếu quạ nhảy xuống bắt con nó, nó đá cho rụng lông chớ không dễ xớt con nó đâu.
Nghe lời cậu, ôm con gà vô nhà, thằng Đặng lật đật lấy gạo Lức cho ăn. Năm Mẹo rờ bầu diều nói:
- Nó đang no nức. Thôi được, cháu cứ nuôi cho khỏe đi rồi cậu đem con trống qua.
Con mái xám xù lông đi loanh quanh kêu “cục cục” như những cn gà mái kêu "túc" con mới xuống ổ. Năm Mẹo nói:
- Cái kiểu này trứng gà đã nở rồi chồn chuột tới ăn, chớ không phải ăn trước khi nở.
Thằng Đặng sựt nhớ ra và kêu lên:
- Cháu lấy làm lạ sao hồi nảy cháu có nghe tiếng gà con kêu!
- Ở đâu?
- Ở ngoài bụi tre.
- Thiệt không?
- Dạ thiệt. Cháu tưởng là gà nở nên mừng quá chạy suýt vấp té.
- Hay gà con còn đâu đó. Ra coi
Hai cậu cháu tất cả chạy ra bụi tre. Mẹo lắng nghe. Quả thật, lần này có tiếng “chiếp chiếp” của gà con lạc mẹ. Năm Mẹo đi chung quanh một nửa bụi tre, còn nữa bụi kia thì nằm bên đất người khác nên không đi được. Năm Mẹo xác định nơi phát ra tiếng gà kêu rồi quả quyết:
- Tao chắc nó bị lôi xuống hang chồn hoặc hang rắn ngay bên cạnh ổ gà. Đâu mày vô lấy cái rựa ngoéo và cái cuốc ra cho tao coi.
Thằng Đặng chạy vút rồi trở ra. Với chiếc rựa trong tay, Mẹo chặt bổ lia lịa. Một lát sau chà chòm dọn sạch, Mẹo tới gần tận gốc tre. Mẹo nghe tiếng gà kêu càng rõ hơn. Mẹo dùng mỏ rựa quơ cào lá tre và tìm ra một miệng hang láng coóng. Mẹo lau mồ hôi và bảo:
- Con gà ở dưới này. Chắc nó còn khỏe nên kêu lớn vậy.
Thằng Đặng hăng hái xông vô:
- Cậu đưa cháu đào mau cứu nó!
Năm Mẹo xua tay:
- Không được. Cháu càng đào, con gà càng lủi xuống hang giữa bụi tre là mình cụt tay. Ngoài ra còn có thể cuốc nó đứt hai nữa. Cháu vô nhà lầy cái nôm và ôm con gà mẹ ra đây!
Thằng Đặng chạy lấy nôm và ôm gà ra. Năm Mẹo nhốt con gà gần miệng hang. Con gà mái mê con cứ kêu cục cục. Năm Mẹo và thằng Đặng lùi ra xa ngồi rình.
Thằng Đặng mới biết cậu mình có kinh nghiệm. Nó hỏi:
- Sao rắn không ăn gà con, cậu?
- Tao chắc đây là rắn hổ. Rắn độc không ăn tạp. Nó chỉ uống sương khuya. Bụng đói nọc mới độc, cắn là chết. Còn lũ chuột đụng gì ăn nấy, hay cắn bậy nên không ai sợ.
Hai cậu cháu kiên nhẫn ngồi nhìn bụi tre.
- Tao chắc con gà này là gà nghề. Để chờ nó lớn lên coi.
- Sao con gà ở dưới đó được cậu? –Thằng Đặng vẫn thắc mắc.
Tao không rõ, nhưng có thể đoán ra như vầy. Con gà mái ấp thấy rắn trong hang bò ra gần nó thì nó đánh. Rắn cự lại. Hai đàng quần nhau lung tung làm cái trứng lăn vô hang hoặc con rắn tha xuống đó.
- Miệng rắn nhỏ làm sao ngậm được cái trứng?
- Nó lấy đuôi quấn rồi lôi đi.
Đang nói chuyện thì bỗng nghe tiếng khù khù. Mẹo nhìn vào Bụi tre thì thấy một chú chuột cống lông vàng ngoách, chống cự với con rắn đen ngời. Con rắn xừng bàn nạo lên cao nghệu, bổ tới, làm con chuột thối lui, nhưng nó vừa thối lui vừa xừng lông cổ lập thế phản công.
Mẹo quèo thằng Đặng nói nhỏ:
- Mày vô lấy chĩa ba đem cho tao!
Chĩa ba dùng chĩa ếch là món khí giới thân thuộc của thằng Đặng, nên nghe cậu bảo, nó chạy thoắt lấy ra ngay. Mẹo xua tay:
- Để coi tụi nó cắn nhau cho nhừ tử rồi mình sẽ hạ thủ cả hai.
Hai cậu cháu xoay hẳn sự chú ý về phía rắn và chuột. Chuột bị dồn vào thế bí bèn lao tới ngoạm ngang cổ rắn. Rắng đau điếng người, cuộn mình lên quấn tròn lấy chuột và lăn khỏi những chà tre đến một bãi cỏ, rồi tháo chạy. Con chuột bị vo tròn thành một cục, tưởng nó đã bị bóp ngứu xương. Nhưng không chuột vẫn chổi dậy lao theo tiếp chiến. Rắn ta bèn ngoạm đùi chuột và vung tít. Chuột
văng ra xa. Máu nhuộm bãi cỏ xanh. Tắn bò tới định tiêu diệt kẻ thù. Nhưng từ đâu không rõ, ló ra một chú chuột đen khác, nghinh chiến với rắn.
Chuột kia bị thương bèn chạy trở lại bãi cỏ nhuộm máu, dùng mỏ moi củ cỏ cú nhai lia lịa, đắp vết thương. Có lẽ nó trị cả nọc rắn. (Không biết có ai học được bài thuốc này không?)
Rắn lại xùng bàn nạo cất lên lay thế thượng phong, xông tới kẻ thù mới. Nhưng anh chàng què đã nhanh nhẹn ngoạm lấy đuôi rắn lôi ngược.
Rắn không vươn mình tới được nên quay lại nguập lấy hông chuột què. Thừa cơ, hiệp sĩ đen xông tới tiếp cứu. Rắn phải tả xông hữu dục. Một lát, chuột què nằm ngay chừ. Chỉ còn cặp kỳ phùng địch thủ là rắn hổ và chuột cống mung, nhưng chuột liệu bề địch không nổi, nên đâm đầu chạy bỏ bồ nhà lại đó. Chuột chạy quanh bụi tre, thấy miệng hang bèn chui ẩn vào. Rắn cắn đuội chuột lôi ra.
Vừa lúc đó, “phập”, mũi chĩa ba của Năm Mẹo phóng tới dính cả chuột lẫn rắn. Rắn, chuột khe rú vang, mỗi con mội giọng. Gặp chĩa ba, mội mũi đều có ngạnh, rắn cuộn mình quấn cán chĩa, còn chuột thì chỉ biết kêu eng éc như heo. Cuối cùng, cả hai bị lôi ra khỏi bụi tre.
Thằng Đặng kêu lên:
- Còn con gà đâu cậu?
- Chắc nó còn trong đó.
Mẹo quăng cây chĩa còn dính rắn và chuột, để chúng tha hồ vùng vẫy, sút đi đâu mà sợ. Mẹo hỏi thằng Đặng:
- Mầy có nghe tiếng gà kêu nữa không?
- Mất tiêu rồi. Chắc nó chạy tuốt vô giữa bụi tre rồi cậu. Mình phải đào tiếp thôi.
- Ai phá cho nổi bụi tre này.
Hai cậu cháu đang thất vọng thì bổng đâu lại có tiếng kêu chiêm chiếp. Cả hai đều giật mình quay lại.
Thằng Đặng reo lên:
- Con gà ra kia kìa!
- Đâu nào?
- Nó nằm bên ngoài nôm đó cậu.
- Ờ..ơ... lông nó nâu nâu, tiệp với lá tre khô nên nhìn không thấy.
Thằng Đặng lượm con gà lên tay, âu yếm:
- Cưng ra hồi nào vậy cưng?
Mẹo cười:
- Chắc nó chui ra lúc con chuột cống mung xuất hiện. Mình mê coi nên không để y. Mẹ nó “túc” hoài thì nó phải ra. Cháu thấy chưa, nếu mình đào thì làm sao thấu bụi tre.
Thằng Đặng tay ôm gà mẹ, tay xách nôm. Năm Mẹo tay chĩa, Tay cầm gà con. Hai cậu cháu đi vô nhà, Năm Mẹo khoái chí bảo:
- Ngồi buồn lại gặp chiếu manh. Mầy đi hái một nắm lá cách, chuột với rắn, hai con bằm xào một chảo. À quên, mầy giỏi giò chạy tới hú bác Chín Tôn một tiếng. Bảo là gà nở rồi, mời bác lại coi chân coi cẳng.
- Coi gì gà mới nở cậu?
- Nói vậy chớ rủ ổng lại nhậu chơi. Sẵn đây hỏi ổng về vụ con gà.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Lê Quang Chiểu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thân thế & sự nghiệp
Lê Quang Chiểu, tục gọi Cai tổng Chiểu (vì làm Chánh tổng), quê ở làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (ngày nay là xã Nhơn Ái thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ).Ông sinh trong một gia đình giàu có nhờ ruộng đất, thuở trẻ ông là học trò của cử nhân Phan Văn Trị. Trước ông làm việc cho Pháp, giữ chức cai tổng, nhưng sau đó ông xin thôi và đã làm mười bài thất ngôn bát cú liên hoàn có tên là Tự thuật giải chức để giãi bày.
Rảnh rỗi, ông chuyên tâm lo sáng tác thơ. Trong số ấy, có nhiều bài viết nhằm chỉ trích Tôn Thọ Tường (họa mười bài Tự thuật của Tôn Thọ Tường), Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Miêng... và một số bài vịnh sử, vịnh vật khá có giá trị.
Ông cũng có công sưu tập thơ của các sĩ phu đương thời như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Phan Văn Trị v.v..[2] và gom góp một số thơ của ông, làm thành bộ thơ có nhan đề là Quốc âm thi hợp tuyển, được nhà xuất bản Claude & Cie in tại Sài Gòn năm 1903.
Vào năm 1912, Lê Quang Chiểu còn có công đem bản văn tuồng hát bội Lý Thiên Long in ra chữ quốc ngữ. Trước đó bản tuồng ở dạng chữ Nôm chép tay, ít người biết. Nhờ việc làm này, tuồng Lý Thiên Long mới được phổ biến rộng rãi đến số đông người ham chuộng văn chương và tuồng hát.
Lê Quang Chiểu là chú ruột của bác sĩ Lê Văn Hoạch (kế vị bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng Nam Kỳ từ tháng 1 năm 1947) và ông có một người "vợ không chính thức" đó là nữ sĩ Trần Ngọc Lầu [3].
Năm 1924, Lê Quang Chiểu mất. Hiện mộ ông ở tại vườn nhà của ông Lê Quang Thụy, cháu gọi ông Chiểu bằng bác ruột. Nơi ngôi mộ xây hồi 1926 có ghi: Ô. Lê Quang Chiểu - Nguyên nhứt hạng Cai tổng Định Bảo - Từ trần ngày 16 tháng 2 An Nam năm Giáp Tý. Hưởng thọ đặng 72 tuổi (1852-1924).
Thơ Lê Quang Chiểu
|
|
Chú thích
- ^ Theo Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản KHXH, 1992, tr.359 và báo Tuổi Trẻ [1]
- ^ Ông Chiểu đã hết lòng đùm bọc cho người thầy của mình là Phan Văn Trị, khi sống cũng như khi đã mất. Ngày trước và bây giờ, phần mộ của Phan Văn Trị vẫn còn nằm trên phần đất của ông. Xem thêm trang Phan Văn Trị.
- ^ Huỳnh Minh, Vĩnh Long xưa (Nhà xuất bản Thanh niên in lại năm 2002, tr. 294) và xem thêm ở đây [2].
- ^ Họa bài Cây Mai của Tôn Thọ Tường. Xem bài xướng ở mục Tôn Thọ Tường.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire