Bảo vệ môi trường hay bảo vệ tiền vào đều đặn.
Ba, bốn mươi năm về trước, một cái máy giặt có thể xử dụng ít nhất là 10 năm, 15 năm hay có thể bền quá mà quên luôn là bao nhiêu năm mới mang máy đi bỏ.
Từ sau cái máy giặt hiệu Frigidaire đó, cái máy thứ hai mà tôi mua là hiệu Faure cũng bền, nhưng thua cái máy đ̣ầu tiên.
Điều đáng ngạc nhiên là với technologie ngày càng hiện đại, thì máy giặt hay đồ xài cứ thi nhau mà hư... đúng ngày hẹn, có nghĩa là vừa hết garanti hai năm, năm năm trước hay sau một tuần lễ mà thôi.
Và cái máy nào may mắn nhất mà dám chạy không cần garanti nữa thì các nhà sản xuất gửi thư hay email lại hăm doạ nếu mình không thèm đổi máy mới thì họ ngưng sản xuất đồ phụ tùng bên trong.
Như vậy, coi như người xử dụng hàng quá hạn garanti như bị đem con bỏ chợ.
Và nếu khách hàng nào yếu bóng viá vì xài đồ hết hạn garanti thì coi như tiêu tùng khi nó vô phương cứu vãn vì không có đồ thay khi nó bị hư.
Nếu chỉ là cái máy giặt, cái tủ lạnh thì chưa có gì đáng lo bằng cái máy sưởi, máy làm nước nóng, nước lạnh và cung cấp gaz để mình nấu nướng.
Thế thì đành phải bấm bụng mà đổi ngay cái chaudière chứ đang giữa mùa đông mà nó nằm vạ thì rét chịu sao nổi.
Thế đó, chúng ta chưa muốn đổi xe, thì chính phủ bảo xe cũ ô nhiễm môi trường không cho vào thành phố. Bất cứ món hàng nào, nếu người tiêu xài không là 1 nhân viên kỷ thuật hay anh kỷ sư thì đành phải lấy tiền bỏ ống ra mà mua đồ mới mà xài.
Mấy năm gần đây, hình như mối họa ô nhiễm môi trường tăng hơn xưa, nên bây giờ chính phủ ra lệnh cho dân phải recycler lại đồ mình mang đi bỏ. Có nghĩa là phải tiết kiệm lại mà không bỏ đồ như trước được nữa và nơi duy nhất là mang đi cho.
Sâu còn không ăn, người ăn thì sống sao nổi?
Bên pháp có hội Emaüs, nơi mà ta có thể mang đồ cũ đi bỏ và mua đồ cũ về xài mà không cần garanti.
Đồ mua ở đây chạy rất tốt y như máy mới với cái vỏ của máy cũ mà rẻ hơn có khi cả trăm lần giá mới.
Hôm nay, tôi tìm thấy chủ đề trên net, với cái máy giặt chạy đến 50 năm.
Nếu cái máy này được hình thành, vì nó còn trong projet mà thôi, thì thử hỏi còn bao nhiêu máy móc khác có thể được chế biến cùng bảo đảm thời gian như thế thì môi trường thật là được bảo đảm và người xài tiết kiệm được bao nhiêu là tiền.
Người buồn nhất, có lẽ là chính phủ vì không có thuế để thu nhiều như bây giờ, trong đó nào là TVA, nào là taxe môi trường và còn phải trả tiền huỷ máy đi, và còn phải tìm thu mua bao nhiêu sắt, thép để chế tạo máy mới.
Vậy thì nếu chúng ta là những người có ý thức sống lành mạnh và bảo vệ môi trường cho con cháu chúng ta sau này thì có lẽ ai cũng phải tìm ra phương cách cứu nguy cho mình và cho túi tiền của mình.
Caroline Thanh Hương
L'Increvable : un lave-linge livré en kit... et conçu pour durer 50 ans !
À contre-courant, deux Français ont mis au point un appareil électroménager capable de résister au temps et à la folie de l'obsolescence programmée !
Dans un monde où plus rien ne dure, deux jeunes français se sont lancé un défi iconoclaste et culotté : concevoir une machine à laver capable de durer 50 ans… alors que la moyenne actuelle est de 8 ans seulement ! Plus qu’un exploit, un véritable pied de nez adressé au pouvoir sans partage de l’obsolescence programmée.
Julien Phedyaeff et Christophe Sancerre sont tous deux issus de l’ENSCI Ateliers, une prestigieuse école de design. Leur invention, à contre-courant de notre monde moderne, est un ovni.
En apparence, cette machine à laver a tout de l’appareil électroménager traditionnel. Mais, si on s’y intéresse de plus près, on s’aperçoit qu’elle affiche des particularités uniques : elle est livrée en kit, elle est évolutive, personnalisable, facile à transporter, économe en eau et, surtout réparable à l’infini ! Ce n’est d’ailleurs pas pour rien qu’elle a été baptisée L’Increvable.
Ces performances inédites ne doivent rien au hasard. Julien Phedyaeff et Christophe Sancerre ont confié à La Tribune quelles étaient les origines de leur motivation :
« Le constat de départ était simple : aujourd’hui un lave-linge a une durée de vie moyenne de 8 ans. Soit deux à trois fois moins que ce que les fabricants proposaient il y a une vingtaine d’années. On peut penser que cela est dû à des problèmes techniques que l’on n’arriverait pas à résoudre de nos jours… alors que c’est justement l’inverse ! Nous n’avons jamais eu autant de solutions pour développer des machines économes en eau, en électricité et faciles à réparer. Pourquoi ne pas le faire ? ».
Pour avoir une idée, de la bête, voici une vidéo de présentation qui retrace, étape par étape, 50 ans de vie d’une machine à laver « Increvable » :
« L’Increvable propose une alternative aux dérives de l’obsolescence programmée. »-Julien Phedyaeff
Pour l’heure, ce lave-linge du futur est encore en phase de développement et de financement. Vous trouverez plus d’infos ici.
Quand on sait que notre environnement crève d’une surconsommation déraisonnée, une invention telle que celle-ci montre la voie à suivre. Bravo à ses créateurs !
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire