Một hiện tượng đáng xem, nếu nhìn thấy được ngày hôm đó.
Có những hiện tượng mà có khi con người cần có duyên mới gặp. vì trăng tuy có hẹn ngày giờ, nhưng còn bao nhiêu yếu tố khác để ta có thể nhìn thấy được trăng.
Có những cơ hội nghìn năm một thủa, mà nếu không có duyên thì chẳng bao giờ gặp nhau cả.
Vì thế, kính chúc quý anh chị có cơ duyên nghìn năm một thuả được ngắm trăng một lần chứ không như Lý Bạch mê trăng mà bỏ mạng vì trăng.
Caroline Thanh Hương
Nếu bạn muốn quan sát một sự kiện thiên văn năm nay - đó chính là sự kiện Siêu Trăng vào tháng này (tháng 11 năm 2016), khi Mặt Trăng nằm gần Mặt trời nhất kể từ tháng Giêng năm 1948.
Sự kiện này sẽ xảy ra vào đêm trước ngày 14 tháng 11, Mặt Trăng sẽ xuất hiện to hơn đến 14% và sáng hơn 30% so với bình thường. Đây là lúc Mặt Trăng nằm gần Trái đất nhất theo ước tính đến ngày 25 tháng 11 năm 2034, chính vì thế bạn không nên bỏ lỡ cơ hội hiếm có này.
Vậy Siêu Trăng sẽ xuất hiện như thế nào?
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) giải thích, bởi vì Mặt trăng có một quỹ đạo hình elip, một mặt - được gọi là cận điểm - cách khoảng 48.280km (30.000 dặm) gần với Trái Đất hơn so với mặt khác phía bên kia (viễn điểm).
Khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm thẳng hàng thì cận điểm của Mặt trăng quay quanh Trái đất, được gọi là ngày sóc vọng (ngày sóc vọng trong phong tục tập quán của chúng ta là ngày mùng 1 âm lịch và ngày rằm tức là ngày 15 âm lịch).
Khi hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng - Mặt Trời này xảy ra với mặt cận điểm của Mặt Trăng đối diện với chúng ta và Mặt Trăng sẽ xảy ra ở mặt đối diện với Trái Đất từ Mặt Trời, chúng ta gọi đó là cận điểm-sóc vọng.
Điều này chính là lý do khiến Mặt Trăng xuất hiện to hơn và sáng hơn nhiều so với bình thường ở trên bầu trời của chúng ta và nó được gọi là "Siêu Trăng" - hay gọi theo từ chuyên ngành nó là một Mặt Trăng cận điểm.
Siêu Trăng không phải là một hiện tượng hiếm có - chúng ta vừa xuất hiện vào ngày 16 tháng 10 và tiếp đến là ngày 14 tháng 11 - một siêu-siêu-Mặt Trăng, chúng ta sẽ có một siêu trăng khách vào ngày 14 tháng 12.
Nhưng vì ngày 14 tháng 11 một siêu Mặt Trăng sẽ xuất hiện và kéo dài trong vòng khoảng hai giờ cận điểm - lớn nhất trong gần 7 thập kỷ qua.
"Trăng tròn vào ngày 14 tháng 11 năm 2016 không chỉ là trăng tròn nhất của năm 2016, mà còn là Trăng tròn gần Trái đất nhất cho đến nay trong thế kỷ 21. Trăng tròn sẽ không đến gần Trái Đất như này nữa cho đến tận ngày 25 tháng 11 năm 2034", NASA cho biết.
Tùy thuộc vào nơi bạn quan sát nó, sự khác biệt giữa một siêu Trăng và một Trăng tròn hoàn toàn thực sự rất khó để phân biệt được chúng khác nhau như nào. Nếu Mặt trăng "treo" trên cao và bạn không có các tòa nhà hoặc địa điểm để so sánh nó thì thực sự rất khó để nói rằng nó lớn hơn bình thường. Nhưng nếu bạn đang quan sát nó từ một nơi mà mặt Trăng đang ở gần chân trời, nó có thể tạo ra cái được gọi là "ảo giác Mặt trăng".
"Khi mặt trăng ở gần đường chân trời, nó có thể trông lớn hơn bình thường khi quan sát qua những thân cây, tòa nhà hoặc các đối tượng tiền cảnh khác. Hiệu ứng là một ảo ảnh quang học nhưng trên thực tế đó không phải được lấy ra từ kinh nghiệm", NASA cho biết.
Dưới đây là một vài ví dụ về siêu Trăng năm 2014:
Nguồn ảnh: Tim Durkan @timdurkan, chụp ngày 13 tháng 07 năm 2014
Nguồn ảnh: Getty Images
Nếu bạn có kế hoạch xem siêu Trăng vào ngày 14 Tháng 11, hãy chọn một
địa điểm thật đẹp và tối, tránh xa ánh đèn điện của thành phố nếu có
thể.Bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để chụp những tấm ảnh cực đẹp bằng điện thoại di động nhé, nhưng nếu muốn quan sát nó ở kích thước cực đại vào sáng 14 tháng 11 lúc 08 giờ 52 phút theo giờ EST (tức 19 giờ 52 phút ngày 14 tháng 11 theo giờ Việt Nam) là thời điểm cực đại của siêu Trăng.
Đối với những người đang sinh sống ở Úc, bạn phải chờ đến ngày 15 tháng 11 mới có thể quan sát được siêu Trăng, và Mặt trăng sẽ tròn nhất vào lúc 12 giờ 52 phút sáng theo giờ EST.
Dưới đây là video về 3 siêu Trăng cuối năm 2016:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire