Kính thưa quý anh chị, tôi chỉ copie lại bài đăng trên net, quý anh chị cứ thử tra xem có phải mình có mang chứng bệnh đó không nhé.
Hy vọng là không, chứ có thì thầy bói viết bài này hay thiệt đó.
Caroline Thanh Hương
12 vị trí của mụn cảnh báo về sức khỏe
Nhiều người cho rằng, mụn là do nội
tiết, do môi trường ô nhiễm. Điều này không sai, nhưng đằng sau những
nốt mụn là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể.
Trị mụn bên ngoài chỉ là cách đối phó
tạm thời, tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục mới là cách
chữa trị lâu dài. 12 vị trí xuất hiện của mụn dưới đây cũng là cách mà
cơ thể lên tiếng khi sức khỏe có dấu hiệu bất ổn.
1. Trán
Mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm
hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có
vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn.
Nguyên nhân do mất ngủ, tinh thần quá
căng thẳng dẫn tới tỳ khí thương tổn, dễ nóng nảy và giận dữ. Tâm hỏa
thịnh còn làm cho miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi chuyển màu đỏ, đau nhức
khó chịu dẫn tới mất ngủ.
Lời khuyên: cách điều trị dễ dàng nhất
là dùng: 12g tâm hạt sen, 12g táo nhân hãm trong nước sôi, uống hàng
ngày thay nước trà, giúp cho cơ thể mát hơn.
2. Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường
Nổi mụn ở vị trí này có thể do gan bị suy nhược mà gây nên. Gan yếu còn làm cho vùng ngực trái bị ê ẩm, căng cứng gây khó chịu.
Lời khuyên: tránh vận động quá sức, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, không dùng bia rượu và các đồ cay nóng.
3. Huyệt thái dương
Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ
như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc
thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật
phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài
ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi
ăn các đồ béo dễ bị đau bụng.
Lời khuyên: ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giảm thiểu dùng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.
4. Mũi
Mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và
nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá
mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô,
bỏng rát. Nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến
hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.
Lời khuyên: hạn chế dùng đồ uống lạnh,
ăn nhiều mướp đắng, rau cần có tác dụng làm cho tạng vị thanh hỏa. Ngoài
ra, có thể lấy 12g hoa cúc, 12g kim ngân hoa hãm nước uống sẽ làm tiêu
tan khí nóng trong người.
5. Cằm
Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to
và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử
cung… của hệ sinh sản có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định
kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và
hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.
Lời khuyên: không ăn thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ quá ngọt, chất kích thích.
6. Môi
Những buổi tiệc tùng triền miên khiến
bao tử của bạn bị quá tải, nóng trong người, tiêu hóa kém dẫn đến tình
trạng xuất hiện các nốt mụn ở quanh môi.
Lời khuyên: ăn uống đúng giờ, đúng bữa
với liều lượng hợp lý. Mỗi ngày, bạn nên uống một cốc sữa hoặc đồ uống
lên men sẽ có lợi cho việc điều chỉnh lại chức năng của dạ dày.
7. Gò má phải
Chức năng đường ruột bị rối loạn ảnh
hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Khi chức năng của đường
ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi
bụng.
Lời khuyên: hạn chế ăn các đồ ăn dễ gây trướng như khoai, hạt dẻ, sắn mì…
8. Má phải
Mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức
năng của phổi bất thường. Thường khi có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc
mũi, đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn.
Lời khuyên: ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi…
9. Gò má trái
Chức năng gan mật không tốt, dịch mật
tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu
mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là biểu hiện triệu chứng
túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.
Lời khuyên: nên chia thành nhiều bữa ăn và hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều.
10. Má trái
Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng gan
không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo
huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và
vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban.
Lời khuyên: tránh uống rượu. Nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thải độc như: mướp đắng, đậu xanh, dưa chuột, nho, tỏi…
11. Vùng hàm dưới
Hệ thống bạch huyết bài độc không tốt.
Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang
bị giảm sút… Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc
đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện
bí.
Lời khuyên: uống vitamin và sinh tố
chống lão hóa như tinh chất quả nho sẽ có lợi cho việc giải bỏ độc tố
tồn đọng trong bạch huyết. Tăng cường vận động, khiến tiết nhiều mồ hôi
giúp thúc đẩy bạch huyết bài độc. Ngoài ra, massage hoặc dẫn lưu bạch
huyết cũng có lợi cho việc bài độc của cơ thể.
12. Vùng mông, âm đạo
Theo Đông Y, mụn xuất hiện ở hai nơi này
là biểu hiện thấp nhiệt trong người, nước tiểu vàng, đi cầu dễ bị táo
bón, vùng âm đạo bị khí hư, viêm nhiễm.
Lời khuyên: hạn chế các thức ăn nhiều
gia vị cay, nóng, bia rượu, thuốc lá. Ngoài ra, hàng ngày dùng khoảng
12g ý dĩ, 12g kim ngân hoa (nếu là phụ nữ có thai thì thay 12g ý dĩ bằng
12g thổ phục linh) đem hãm trong nước sôi cho đủ uống cả ngày để thanh
nhiệt trừ thấp, giải độc.
(Theo suckhoedoisong)
L’emplacement de votre acné sur le visage indique les maladies dont vous souffrez
Saviez-vous que l’emplacement de l’acné sur votre visage pouvait être révélateur de certaines maladies ? Si vous faites confiance aux médecines « alternatives », plus éloignées de la médecine traditionnelle, lisez ce qui suit…
Une méthode de diagnostic russe permet de prévenir et détecter certaines maladies grâce à l’emplacement de votre acné.
À
l’origine de cette approche particulière, un guérisseur russe qui a
élaboré cette méthode « alternative » pour diagnostiquer certaines
maladies grâce à l’emplacement des boutons sur le visage.
De
tout temps, l’histoire des civilisations nous a révélé qu’il existait
différents types de guérison : l’acupuncture, l’ayurveda, la médecine
par les plantes, le yoga, etc.
En ce qui concerne l’acné, beaucoup
d’études scientifiques ont pointé du doigt l’alimentation, qui pouvait
avoir un lien direct avec l’acné (consommation d’aliments gras,
chocolat, etc.). Cependant, d’autres études réalisées n’ont trouvé aucun
lien entre ces deux facteurs. Pas toujours facile de comprendre…
Quels sont les principaux facteurs favorisant l’acné ?
- L’hérédité
- Une exposition excessive au soleil
- Une mauvaise hygiène de la peau
- Un dérèglement hormonal
- Le stress
Voici une méthode russe pour essayer de savoir quelle partie de votre corps pose « problème ». Placez-vous devant votre miroir…
- 1. Rectum
- 2. Côlon sigmoïde (partie terminale du gros intestin juste avant le rectum)
- 3. Foie
- 4. Intestins
- 5. Côlon descendant
- 6. La glande surrénale gauche
- 7. Rein gauche pelvien
- 8. Partie supérieure du rein gauche
- 9. Lobe gauche du foie
- 10. Vésicule biliaire
- 11. Partie gauche du côlon transverse
- 12. Pancréas
- 13. Bile et canaux hépatiques
- 14. Rein gauche
- 15. Pathologie cardiaque
- 16. Urètre gauche
- 17. Lobe gauche du foie
- 18. Glande mammaire gauche
- 19. Poumon gauche
- 20. Affection cardiaque
- 21. Bronches du poumon gauche
- 22. Diaphragme, thorax
- 23. Petite courbure de l’estomac
- 24. Duodénum (partie initiale de l’intestin grêle)
- 25. Glande surrénale gauche
- 26. Pli inguinal gauche (douleur à l’aine)
- 27. Ovaire gauche pour les femmes, le testicule gauche pour les hommes
- 28. Glande mammaire gauche
- 29. Articulation sacro-iliaque ou l’articulation du sacrum
- 30. Rein gauche
- 31. Grande courbure de l’estomac
- 32. Suspension de l’utérus (ovaires), lobe gauche de la prostate (testicule)
- 33. Vessie
- 34. Rein gauche
- 35. Pancréas
- 36. Lobe gauche de la glande thyroïde
- 37. Uretère gauche
- 38. Pylore (système digestif, estomac)
- 39. Utérus, lobes de la prostate, du périnée
- 40. Glande mammaire droite
- 41. Pylore (système digestif, estomac)
- 42. Uretère droit
- 43. Vésicule biliaire
- 44. Lobe droit de la glande thyroïde
- 45. Les reins, le bassin
- 46. Suspension de l’utérus droit (ovaires), lobe droit de la prostate (testicule)
- 47. Petite courbure de l’estomac
- 48. Rein droit
- 49. Ovaire droit chez la femme, le testicule droit chez les hommes
- 50. Système lymphatique (veine iliaque)
- 51. Glande surrénale droite
- 52. Intestins
- 53. Grande courbure de l’estomac
- 54. Troubles du système hormonal
- 55. Signes de sclérodermie (maladie auto-immune de la peau se caractérisant par un durcissement de l’épiderme)
- 56. Intestins
- 57. Cartilage de la trachée
- 58. Petite courbure de l’estomac
- 59. Grande courbure de l’estomac
- 60. Urètre droit
- 61. Bronches du poumon droit
- 62. Glande mammaire (côté droit)
- 63. Lobe droit du foie
- 64. Urètre droit
- 65. Poumon droit
- 66. Rein droit
- 67. Troubles rénaux : calculs rénaux
- 68. Partie droite du côlon transverse
- 69. Infection des reins
- 70. Rein droit
- 71. Canal excréteur de la vésicule biliaire
- 72. Lobe droit du foie
- 73. Bassin, rein
- 74. Glande surrénale droite
- 75. Jonction iléo-colique (intestin grêle)
- 76. Côlon transverse
- 77. Appendice
- 78. Estomac
- 79. Vessie, système urinaire
- 80. Organes génitaux
Biểu hiện của da mặt có nguyên nhân gì từ cơ thể bạn?
Các cơ quan trong cơ thể càng
khoẻ mạnh thì khuôn mặt bạn càng sáng đẹp hơn. Khuôn mặt có triệu chứng
bất thường thì bên trong sẽ xuất hiện bệnh lý đó.
A. Các triệu chứng về các bệnh lý thường xuất hiện trên khuôn mặt bạn
1. Trán mọc mụn
Lý do: Áp lực lớn, tâm lý thất thường dẫn đến nóng nảy cáu kỉnh, có các vấn đề về lưu thông tuần hoàn máu.
Cải thiện: Ngủ sớm dậy sớm, uống nhiều nước.
2. Mọc mụn giữa hai lông mày
Lý do: Buồn bực bức bối, rối loạn nhịp tim, tức ngực (tim đập nhanh).
Cải thiện: Không nên luyện tập thể thao quá nhiều với cường độ cao, tránh thuốc lá, rượu, thức ăn cay.
3. Mọc mụn đầu mũi
Lý do: Dạ dày nóng quá mức, hệ thống tiêu hoá không ổn định.
Cải thiện: Ăn ít các thực phẩm lạnh.
4. Mọc mụn cánh mũi:
Lý do: Liên quan tới chức năng buồng trứng hoặc hệ thống sinh sản.
Cải thiện: Đừng quá chăm sóc kĩ lưỡng hoặc kiêng khem thái quá, hãy ra ngoài hít thở không khí trong lành nhiều hơn.
5. Mọc mụn ở gò má phải
Lý do: Rối loạn chức năng hô hấp.
Cải
thiện: Chú ý chăm sóc tốt đường hô hấp, kiêng ăn các trái cây có tính
nóng như xoài, khoai môn, hải sản và các thực phẩm dễ gây dị ứng khác.
6. Mọc mụn gò má trái
Lý do: Chức năng gan không được trơn tru, bị nóng độc hại.
Cải
thiện: Tạo thói quen nghỉ ngơi thường xuyên hơn, duy trì một tâm trạng
tốt, giữ không khí thoáng và trong lành, tránh để cho cơ thể ở trong một
môi trường nóng bức khó chịu.
7. Mọc mụn xung quanh môi
Lý do: Táo bón dẫn đến tích tụ các độc tố trong cơ thể, hoặc sử dụng quá nhiều kem đánh răng chứa nhiều flo (chất fluoride).
Cải thiện: Ăn nhiều trái cây và rau quả có chất xơ.
8. Mọc mụn ở cằm
Lý do: Rối loạn nội tiết.
Cải thiện: Ăn ít những thứ mang tính lạnh đá.
9. Mọc mụn ở huyệt thái dương
Ở gần
huyệt thái dương xuất hiện nhiều mụn trứng cá nhỏ, điều đó cho thấy chế
độ ăn uống của bạn chứa quá nhiều thực phẩm chế biến, dẫn đến tắc nghẽn
túi mật, cần nhanh chóng tiến hành làm sạch ngay cơ thể.
B. Phương pháp cải thiện
1. Khuôn mặt tươi sáng có mối quan hệ tới nội tạng
Gần đây,
các nhà khoa học Anh đã tiến hành khảo sát các cơ quan nội tạng cơ thể
cho thấy các bộ phận thân thể người như tim, dạ dày, thận cùng nhiều bộ
phận khác đều có mối “tương quan chặt chẽ” đến các phần khác nhau trên
khuôn mặt.
Nếp nhăn
Nếu như
nếp nhăn trên trán ngày càng gia tăng, điều đó cho thấy gan đang phải
gánh nhiều công việc. Do đó, nhất định cần bỏ thuốc lá, cai rượu, ăn ít
chất béo động vật, và uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày.
Mắt có quầng thâm
Nếu mắt
có quầng thâm thì sẽ khiến đôi mắt trông mờ và mệt mỏi, đó là vì gánh
nặng của thận là quá nặng. Nhớ ăn ít muối, đường, hạn chế uống cà phê,
nên ăn nhiều củ cải đỏ, củ cải trắng, hoặc cây bồ công anh.
Sắc mặt
Nếu như thời gian gần đây sắc mặt của
bạn không tốt, hai má xám lại, điều đó nói lên rằng cơ thể bạn đang
trong tình trạng thiếu dưỡng khí, chức năng phổi không phải là rất tốt.
Tốt nhất hãy đi bộ nhiều hơn, chạy chậm, cố gắng bổ sung thêm rau xanh,
tăng lượng protein, khoáng chất và chất xơ thô.
Mũi
Khi tỉnh
dậy đột nhiên phát hiện mũi bị đỏ, vậy hãy thử kiểm tra có phải gần đây
bạn đã ăn những thức ăn chứa nhiều đường không. Ăn quá nhiều sô cô la
và thức ăn ngọt sẽ tạo thành những mạch máu đỏ trên mũi, do đó bạn có
thể sử dụng các loại hạt, trái cây và sữa chua thay vì sô cô la khi ăn
vặt. Nhưng nếu toàn bộ mũi có màu đỏ thì đó là do tim bị hoạt động quá
tải, ngay lập tức nên thư giãn, nghỉ ngơi, và bỏ hút thuốc lá, hãy ăn ít
những thức ăn có chứa chất béo.
Môi
Đôi khi
đôi môi chúng ta bị sưng lên không thể giải thích nổi, điều này thường
gây ra do co thắt dạ dày. Khoai tây là thực phẩm rất tốt cho dạ dày, nó
có tác dụng làm ấm dạ dày nên có lợi cho vẻ đẹp của đôi môi.
2. Nếu như phụ nữ xuất hiện những nốt lấm tấm trên mặt, điều đó nói lên rằng bạn có liên quan đến căn bệnh nào đó
Phụ nữ
phải đối mặt với một số nốt sắc tố lấm tấm trên mặt, trước tiên điều bạn
cần làm là đừng nên cố gắng mua mỹ phẩm để cố che khuyết điểm này. Các
nốt đó thường có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của bản thân, thậm chí
một số nốt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật như:
- Nốt mụn nhỏ ở mí mắt: Phổ biến trong thời kỳ mang thai và những phụ nữ phá thai quá nhiều lần, gây nên sự mất cân bằng nội tiết tố nữ.
- Nốt phát ban cạnh chân tóc: Có liên quan đến bệnh phụ khoa, chẳng hạn như sự mất cân bằng nội tiết tố nữ.
- Nốt mụn nhỏ dưới mũi: Thường gặp trong các rối loạn buồng trứng.
- Nốt như phát ban xung quanh vùng mắt: Thường thấy trong các triệu chứng như rối loạn tử cung, phá thai quá nhiều và do sự mất cân bằng hormone dẫn đến bất ổn định cảm xúc.
- Nốt lấm tấm ở má: thường gặp ở bệnh về gan, cháy nắng, thời kỳ mãn kinh ở người cao tuổi, những người có chức năng tuyến thượng thận yếu dần cũng có thể biểu hiện trên khuôn mặt.
- Nốt mụn nhỏ ở hàm dưới: Thường thấy trong các hiện tượng axit hóa đường huyết máu, bệnh phụ khoa với dịch tiết âm đạo quá mức.
- Đốm trên trán: Thường thấy trong tiết tố sinh dục, kích thích tố tuyến thượng thận, bất thường về hoóc môn buồng trứng. Huyệt thái dương, điểm lốm đốm ở phần đuôi mắt có liên quan tới nhiều nguyên nhân bao gồm do suy giảm chức năng tuyến giáp, mang thai, mãn kinh, căng thẳng hay gặp di chấn tinh thần lớn cùng nhiều nguyên nhân khác.
3. Màu sắc da mặt có thể dự đoán sức khỏe thân thể
Theo tờ
“Daily Mail” của Anh, da mặt của một người không thể chỉ hiển thị các
vấn đề sức khoẻ cơ bản, thông qua sắc mặt người ta còn có thể hiểu được
rất rõ tình trạng sức khoẻ của bộ phận cơ thể.
- Mũi hình củ hành đỏ: Có thể là biểu hiện của bệnh cao huyết áp, rối loạn chức năng tim và gan, hoặc đồ uống chất cồn quá mức.
- Da vàng bệch: Gan, rối loạn chức năng lá lách.
- Sắc mặt tái nhợt: Chức năng tuyến giáp có thể yếu, tắc nghẽn gan hoặc chức năng gan không hoạt động, thiếu máu.
- Loét miệng: Thiếu vitamin B2 gây rối loạn tiêu hóa.
4. Tổn thương cơ quan trong thân thể người biểu lộ trên khuôn mặt
Phổi
- Phía giữa hai lông mày bị tối đi, có thể là bệnh mãn tính về phổi.
- Những người bệnh phổi giai đoạn đầu, đặc biệt là lúc đầu bị gió xấu, sẽ biểu hiện trên khuôn mặt phía trên hai lông mày có màu trắng xuất hiện.
- Phần gò má phải đặc biệt đỏ hồng là đối với bệnh viêm phổi nhưng chỉ là vấn đề khi nào thì nó xảy ra thôi.
- Những người gặp khó khăn vấn đề hít thở ở mũi thể hiện ở các bệnh mãn tính về phổi .
Tim
- Phần ấn đường (chỉ phần nằm giữa hai lông mày) tối thâm, thường là bộ phận bệnh lý tại tim.
- Phía trên và dưới môi xuất hiện màu đỏ là dấu hiệu bệnh tim thời kì đầu.
- Lưỡi cuộn ngắn, hai gò má xuất hiện ranh giới rõ ràng màu đỏ được cho là có liên quan đến bệnh tim mãn tính.
Bệnh gan
- Phía dưới hai mắt xanh xao, sắc mặt u tối giống như rửa mặt mãi mà không sạch là dấu hiệu sớm của bệnh gan.
- Phần giữa sống mũi bị tối liên quan tới bệnh mãn tính về gan.
- Vùng má trái đặc biệt gần mũi xuất hiện màu đỏ sẫm thể hiện các bệnh lý về gan.
Bệnh lá lách
- Đầu mũi màu vàng, nổi mụn nhọt biểu hiện có vấn đề về dạ dày.
- Toàn bộ sống mũi màu vàng là triệu chứng của bệnh lá lách thời kì đầu.
- Môi có màu tối nhạt, phần mặt và các cơ bắp chân tay lỏng lẻo rủ xuống chứng tỏ bệnh lá lách đang phát triển.
Bệnh thận
- Da toàn bộ bị xám đen trông lem luốc, mí mắt bị sưng, đen là thể hiện của bệnh mãn tính về thận.
- Phía dưới màu đỏ sẫm.
5. Mối quan hệ đối ứng giữa khuôn mặt và các bộ phận trong cơ thể
- Một phần ba của phần trán là vùng áp lực tâm lý và khu vực tim não lưu thông kém.
- Khu vực phía giữa một nửa lông mày hướng tới phần ấn đường vẽ một đường thẳng làm thành một bán kính vòng tròn, đây chính là khu vực của phổi.
- Từ một nửa của lông mày hướng về huyệt thái dương vẽ một đường thẳng làm đường kính vòng tròn, đây là khu vực của bệnh gan.
- Giữa hai lông mày được gọi là khu vực não bộ (khu vực mỡ máu).
- Giữa hai mắt là khu vực bệnh tim.
6. Hốc mắt hai bên trái và phải là thể hiện vùng ngực
- Toàn bộ phần giữa của nửa mũi là khu vực bệnh gan.
- Phần cánh trái phải mũi là khu vực túi mật.
- Đầu mũi là khu vực lá lách.
- Khu vực cánh trái và phải mũi là khu vực dạ dày.
- Cả hai bên sống mũi là thể hiện bệnh vùng ngực vú.
- Vùng nhân trung là thể hiện khu vực bàng quang.
- Toàn bộ môi và vùng miệng bao quanh là thể hiện bệnh lý về bộ phận sinh dục.
- Phần cằm là thể hiện bệnh thận và những nơi bị đau nhức toàn thân.
- Toàn bộ vùng cằm cho đến vùng tai bao gồm cả tai là thể hiện của bệnh lý vùng thận.
- Xương gò má xuống đến bên góc ngoài của mắt là biểu hiện vùng ruột già (khu vực trực tràng).
- Đến góc trong mắt là biểu hiện bệnh lý vùng ruột non.
- Gò má mọc phát ban: Chức năng gan yếu, bức xạ tia cực tím, hiện tượng mất ngủ.
Trên đây
là những kinh nghiệm để tham khảo, nếu bạn muốn giải quyết các vấn đề
cụ thể, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo chi tiết các chuyên gia trong
trong các lĩnh vực có liên quan.
Theo NTDTV
My My biên dịch
My My biên dịch
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire