Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

samedi 9 juillet 2016

Những câu đối đáp bất hủ đời xưa còn lưu lại và chờ người tiếp nối.

Kính gửi quý anh chị bài trích từ Newvwietart.com về Cuộc Đối Đáp Bất Hủ giữa Ngô Thị Nhậm và Đặng Trần Thường.
Sau đó, mời các anh chị theo dỏi những câu đối khá lý thú ở cuối bài.
Tôi rất mong được sự đóng góp thêm của các anh chị về những câu đối loại không khó hiểu nhưng khó mà tìm được với cái cách chơi chữ này.
Caroline Thanh Hương
 photo atrien-lam.jpg
Cuộc Đối Đáp Bất Hủ  
giữa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường

Tại cuộc họp của CLB Sách xưa và nay vài vị thành viên có đề cập đến cuộc đối đáp tuyệt vời giữa hai ông Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường, tôi muốn nhân cơ hội này sưu tập một số sử liệu để làm thành một tài liệu gọn nhẹ cho Bản Tin của Câu Lạc Bộ.
Thật ra nhiều người cũng đã biết về hai câu đối của hai nhân vật lỗi lạc này. Tôi dùng chữ "hai nhân vật lỗi lạc" lý do là vì cả hai ông đều… lỗi lạc, tài trí siêu quần. Về võ nghệ, văn chương thi phú thì kẻ tám lạng người nửa cân. Tuy nhiên qua giai thoại của hai ông thì đa số đều có khuynh hướng cho Ông Ngô Thì Nhậm ở "bên trọng" còn ông Đặng Trần Thường thì ở "bên khinh". Có nhà nghiên cứu cho trận đòn thù tại Văn Miếu năm 1803 là tàn nhẫn và bỉ ổi, hoặc cho Đặng Trần Thường là "tiểu nhân". Ít ai để ý đến việc sĩ phu đương thời cũng có chê trách Ngô Thì Nhậm đã ít nghĩ đến vua Lê mà chỉ hết lòng với chúa Trịnh, sau lại bỏ cả Lê, Trịnh mà theo Tây Sơn như thế là bất trung. Người ta lên án ông đã đứng về phía Đặng Thị Huệ mà tố cáo âm mưu của bè lũ Trịnh Tông. Người ta còn phủ nhận những cống hiến vĩ đại của Ngô Thì Nhậm đối với tổ quốc, với nhân dân; coi đó chỉ những hành động xu thời.
Dư luận là như vậy đấy, nhưng chúng ta là những hậu bối xa lắc xa lơ đều cũng phải tâm phục khẩu phục khẩu khí tuyệt vời của hai đại tiền bối này. Vậy thì câu chuyện giữa hai ông Ngô Thì Nhậm và ông Đặng Trần Thường như thế nào?
. Trước hết là nhân vật thứ nhất, Ngô Thì Nhậm:
Ngô Thì Nhậm là con Ngô Thì Sĩ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ năm 1775. Sau khi đỗ đạt làm quan dưới triều Lê - Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý phục. Vụ án năm Canh Tý (1780) nổ ra, ông không can dự gì nhưng cũng phải bỏ trốn về Thái Bình lánh nạn. Khi biết Nguyễn Huệ nổi dậy khởi nghĩa, đánh đâu được đấy, đi đến đâu cũng cứu giúp dân nghèo, Ngô Thì Nhậm đã có ý muốn theo phò Nguyễn Huệ. Năm 1787, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, ông đã thực hiện được mong muốn này. Nguyễn Huệ phong ông làm Tả thị lang Bộ Lại.
Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt , với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn .
Năm 1790 , vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư . Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa .
Không chỉ là một danh sĩ, thành viên của Ngô gia văn phái mà Ngô Thì Nhậm còn là người văn võ song toàn, giỏi về chính trị, ngoại giao, quân sự. Tài ngoại giao của ông đã góp phần quyết định, ngăn chặn ý đồ gây chiến phục thù của nhà Thanh sau trận Đống Đa 1789.
Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học.
Khi Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn, tiến hành cuộc trả thù man rợ. Nhiều võ tướng triều Tây Sơn như Trần Quang Diệu Bùi Thị Xuân ... bị hành hình. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803. Ngô Thì Nhậm sau trận đánh đòn, về nhà thì chết.
Vì sao Ông còn được gọi là Ngô Thời Nhiệm? Ấy là vì thế này: Đến đời ông vua thứ tư của triều Nguyễn là Tự Đức trở về sau người ta gọi Ông là Ngô Thời Nhiệm chẳng qua sợ phạm húy, đó là vì vua Tự Đức có cái tên cúng cơm là Nguyễn Phúc Thì và tên hiệu là Hồng Nhậm, kế tiếp vua cha là Miên Tông, tức vua Thiệu Trị, theo Đế hệ thi (Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh…). Ngày xưa phạm húy là tội rất nặng, chết như chơi, có khi còn bị tru di tam tộc.
. Và nhân vật thứ hai, Đặng Trần Thường:
Đặng Trần Thường (1759 - 1813), người huyện Chương Đức (nay là huyện Chương Mỹ Hà Đông), đậu sinh đồ về cuối đời nhà Lê . Đặng Trần Thường là con cháu của nhà Trần từng ba lần oanh liệt thắng quân Nguyên, phải cải sang họ Đặng do những biến đổi lịch sử khôn lường trước khi tới định cư tại thôn Lương Xá xưa (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Tới đời nhà Lê, dòng họ Đặng này lập được nhiều công tích lớn nên rất được trọng dụng (từng có câu ca: "Làm quan họ Đặng..."). Cụ tổ chín đời trước của ông là một đại công thần của thời Lê trung hưng.
Cha ông là Đặng Thông Mẫn. Mẹ họ Phạm, là con gái thứ hai của Tiến sĩ Công bộ Thượng thư tước Quận công Phạm Quang Dung. Tương truyền, cha Đặng Trần Thường đã tới cầu tự tại chùa Viễn Sơn, nằm mộng thấy thiên sứ cầm cờ đeo chuông từ trên trời xuống mang theo một người và nói: " Đây là Văn khúc Tinh quân, vâng mệnh Thượng đế ban xuống làm con ông..."
Chín tháng mười ngày sau giấc mơ đó của chồng, Phạm phu nhân đã sinh hạ người con trai cả vào ngày 18 tháng giêng năm Kỷ Mão (1759; cũng có sách chép là năm 1758). Thông minh, dĩnh ngộ, Đặng Trần Thường được cha cho học văn từ năm lên 9 tuổi.
Không quá chăm chỉ đèn sách nhưng do sáng dạ nên năm 16 tuổi, Đặng Trần Thường đã thi Hương trúng cách vào đệ Tam trường. Tuy nhiên, đúng lúc đó thân phụ lại lâm bệnh nặng nên Đặng Trần Thường đã không đi theo nghiệp lều chõng nữa mà về nhà chăm sóc cha.
Rồi ông phải chịu liên tiếp hai tang lớn: Cha ông qua đời và hai năm sau, mẹ ông vì quá đau buồn cũng đi theo chồng về nơi suối vàng. Gia cảnh của Đặng Trần Thường lúc ấy thực khó khăn, tiền của sa sút dần nên ông hay phải nhờ vả bạn bè.
Mãi tới năm 1782, Đặng Trần Thường mới lại tới kinh sư làm học trò của vị Tiến sĩ họ Nguyễn, người làng An Vĩ. Ông học rất sáng dạ nên được vị Tiến sĩ họ Nguyễn kỳ vọng sẽ đỗ cao trong kỳ thi năm 1783. Tuy nhiên, giai đoạn đó triều đại vua Lê chúa Trịnh đang dần bước vào suy vi, kỷ cương lỏng lẻo, quan lại đồi bại, sĩ tốt kiêu loạn.
Nhận rõ thời cuộc và biết rằng chẳng thể làm gì có ích cho đời theo nghiệp bút nghiên, Đặng Trần Thường đã quyết định sẽ lập thân bằng nghề võ và đi khắp thiên hạ kết giao cùng các bậc hào kiệt và trí giả để cùng chờ thời. Trong thâm tâm ông chỉ mong ngóng có một minh quân để theo làm nghiệp lớn, ích nước lợi nhà.
Tuy nhiên, sau rất nhiều lận đận, bôn ba, Đặng Trần Thường đã sớm hiểu ra rằng, cách hành xử dựa vào ngoại bang để khôi phục lại vương triều như của Lê Chiêu Thống sẽ không thể dẫn tới một kết cục tốt đẹp. Là con cháu một dòng họ chịu ơn sâu nặng của nhà Lê và họ Trịnh, Đặng Trần Thường dĩ nhiên là không thể dễ dàng lìa bỏ những tín điều trung quân truyền thống, nhưng ông cũng phải chịu sống ẩn dật không cộng tác với ông vua này… để rồi cuối cùng ông tìm đến Nguyễn Ánh.
Tới năm 1808, Đặng Trần Thường đã được giữ Tổng lý đê chính Bắc Thành. Một năm sau, tháng 8/1809, Đặng Trần Thường được triệu về Phú Xuân để nhận chức Thượng thư rồi mới lại quay ra Bắc Thành thực thi công vụ. Tới năm 1810, có chiếu triệu ông về kinh đô Phú Xuân làm việc tại Bộ Binh. Đặng Trần Thường được giao làm sổ sắc phong cho bách thần.
Chính khi ở đỉnh cao danh vọng mà Đặng Trần Thường đã bị sa cơ bởi những lời xúc xiểm. Tin theo lời Lê Chất là kẻ vốn có nhiều hiềm khích với ông, triều đình nhà Nguyễn đã xử treo cổ ông. Trong đại lao, Đặng Trần Thường không những không nhụt chí, mà vẫn uống rượu say túy lúy và làm cả một chùm thơ "Ngục trung bát vịnh". Ông cũng làm "Hàn vương Tôn phú", ví mình như Hàn Tín lập nhiều công tích trong chiến trận nhưng khi vinh hoa phú quý rồi thì bị Bái Công phụ rãy... Dĩ nhiên, hay tin này, vua Gia Long lại càng tức giận.
Đặng Trần Thường bị xử giảo năm 1816. Con cháu về sau làm giỗ ông vào ngày 25/10.
. Sau cùng, giai thoại về câu ứng đối tuyệt vời.
Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau. Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Khi t rông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm lên lớp thét bảo Thường:
Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác .
Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo phò Nguyễn Phúc Ánh.
Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó lại là Đặng Trần Thường.
Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:
     Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
(Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của Đặng Trần Thường).
Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:
     Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
(Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhiệm).
Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly. Quả là lời lẽ và từ ngữ của bậc quốc sĩ, nói theo kiếm hiệp, hào khí ngất trời.
Có thuyết nói rằng, nguyên câu đối lại của Ngô Thì Nhậm là:
     Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế
hoặc là:
     Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế
Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại như câu nói " thế đành theo thế " (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế). Ngô Thì Nhậm không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.
Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống. Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ, biết mình không qua khỏi, trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường như sau:
     Ai tai Đặng Trần Thường  
          Chân như yến xử đường  
          Vị Ương cung cố sự  
          Diệc nhĩ thị thu trường
Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường. Nay quyền thế lắm đấy, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến nơi. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao tổ, rồi bị Cao tổ giết ở cung Vị Ương. Kết cục của ngươi rồi cũng thế đó.
Tạm dịch:
     Thương thay Đặng Trần Thường  
          Tổ yến nhà xử đường  
          Vị Ương cung chuyện cũ  
          Tránh sao kiếp tai ương?
Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử.
Trước khi kết thúc xin được nói thêm Ngô Thì Nhậm còn có thêm biệt tài về tướng số và bói toán vì vậy ông mới biết được Đặng Trần Thường sau này bị hung tử.
(Sưu tập và biên soạn từ Internet)



© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật ngày 30.10.2010 theo nguyên bản của tác giả từ SaìGòn .
. Đăng tải lại vui lòng ghi rõ nguồn Newvwietart.com

  photo tranh-7090-1451610346.jpg
Trước đây cũng đã có vế đối khác, khá ổn mà ko biết của ai:
"Phận con gái, phận nữ nhi, phận hèn kém, phận thôi đành phận"
Khá hay!
Tôi cũng đã tạm ra được một vế nhưng cảm thấy chưa ưng lắm:
Tôi đốt lò, tôi nung đá, cuộc đời tôi, tôi luyện luyện tôi.
Có vẻ như người xưa rất thích nhịp đối 3 3 3 3... Nó dồn dập, liên tục rồi 1 cái kết 2 hoặc 4 rất kịch tính như giăng bẫy. Có thể kể đến như:
Giai thoại Lê Văn Hưu và ông lò rèn:
Ông lò rèn:
Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò, đúc lên dùi vở.
Lê Văn Hưu:
Ngiêng ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi, mà đỗ khôi nguyên.
Hay giai thoại về Mạc Đĩnh Chi và quan gác cổng:
Quan gác cổng bên Tàu:
"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan"
Mạc Đĩnh Chi
"Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối"
Ai nhớ ra câu nào hay hoặc có vế đối cho những câu trên, xin hãy chia sẻ!    





 

Một chút phân tích vế đối của anh LTDQB :

NĂM RỒNG ,RỒNG NGẬM TRÁI THANH LONG LỘN XUỐNG LONG CUNG TẦM HỔ HUYỆT [LTDQB]

1-Trong vế đối này có 4 chữ RỒNG : Năm Rồng, con rồng, trái thanh LONG, và LONG cung
2-Kèm thêm một cái HỔ HUYỆT, khiến câu đối phức tạp hơn một bước nữa vì đã hình thành một cặp LONG & HỔ .
3-Khó hơn nữa, trong câu đối này còn có 2 chữ RỒNG và LỘN đặt khá xa nhau, nhưng hiểm hóc ở cái ý ngầm nói lái

Do đó then chốt của câu đối này chính ở 2 chữ RỒNG .... LỘN ấy. Và từ đó, 2 chữ HỔ HUYỆT không thể chỉ hiểu là một cái hang cọp bình thương, mà cũng sẽ có ý nghĩa ngầm, như Phạm Đình Hổ xưa đã viết :

Hang hầm (hùm) chốn ấy mà không mó
Sao có hầm (hùm) con bỗng trốc tay ?


Tóm lại : Đáp chơi cho vui thì ... sao cũng được. Nhưng để giải đáp được câu đối này, theo thiển ý, e rằng ... khó lắm ! Khó lắm vậy !

SmileSmileSmile
HSN

Thêm câu này nữa bạn Thiên Hùng
Ta cứ tha hồ quậy phá tung 
Cho giống loài dê ham nhẩy nhót
Ất Mùi đối đáp lấy vui chung

Bà đoàn thị điểm có lần làm Trạng Quỳnh phải chịu thua chạy dài khi đã leo lên cây trên để ngăm bóng nghêu thè lưỡi lập lờ trong sóng nước phản chiếu ngược lên ,

Vế  xuất : THẰNG QUỲNH NGỒI TRÊN CÂY   CẬY   TRÁI  (*)( DÁI')ĐỎ HÔNG HỒNG   (Đ t Đ)

Vế đối  :   CÁI      ĐIỂM ĐỨNG DƯỚI  RẶNG  MÂY DA XANH MÁI  MÁI  ( M N )(LTĐQB)

(*) tôi nghĩ bà ĐIểm là tài nữ thanh nhã không bao giờ dùng chữ (DÁI)  tục tĩu đâu còn đi đôi với chữ cây (CÂY VÀ TRÁI ) mới đúng chứ ?

HỖNG và  CẬY   cùng một họ cây ăn trái
Dây MÂY và MÁI  đề là dây leo



Bài gửiTiêu đề: Re: Câu đối tết Nhâm Thìn   Thu Jan 09 2014, 09:16
Select/Unselect multi-quote Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này Sửa/Xóa bài viết

Câu đối tết Giáp Ngọ   


Mời chư vị hưởng thú vui cao nhã  CÂU ĐÔI ĐẦU XUÂN GIÁP NGỌ 


GIÁP NGỌ NĂM NAY HÃN MÃ VỀ
PHI NHANH CHỞ NGHIỆP THOÁT BỜ MÊ
NGỰA THẦN QUYẾT TRÍ PHÒ NÒI VIỆT 
SÁT ĐÁT TRẺ TRUNG GIỮ NGUYỆN THỀ 
ĐINH MÙI GIÁP TỚI THUẦN DƯƠNG  LẠI
NHẨY GIÓI ĐƯA DUYÊN VÀO   BIỂN ÁI
DÊ THÁNH BỀN  LÒNG GIÚP GIỐNG RỒNG 
DIÊN HỒNG GIÀ LÃO CẦM LÈO LÁI

Trân trọng

LTĐQB

Về Đầu Trang Go down
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Online



Registration date : 18/09/2009
Bài gửiTiêu đề: Re: Câu đối tết Nhâm Thìn   Fri Jan 30 2015, 17:46
Select/Unselect multi-quote Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này Sửa/Xóa bài viết

Hàng năm mỗi khi tết đến các bậc khoa bảng sĩ phu thường tức cảnh sinh tình làm
nhiều câu đối trứ danh còn lưu thiên cổ , cái thú tao nhã này gần mai một mất rồi .
Tôi cố làm cho cái không khí tốt đẹp thanh nhã này sống lại Bằng cách ghi lại vài
câu có thể gây hứng thú  Xin mời quý bạn cùng đát cho vui :

MẬU THÂN CHƯA QUA KHỌT KHẸC LIỀN, LẸ LÀNG THÂN KHỈ THÊM ĂN TỐN  (ÁI HOA)

Chưa chỉnh bằng trắc, nhưng không còn chữ nào khác! 

_________________________


Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
 



Tổng số bài gửi: 406
Registration date: 18/09/2009

Tiêu đề: Re: câu đối vui / repost   Wed Sep 17 2014, 08:55


Cám ơ thầy Ái Hoa đã cố gắng tìm câU đối cho vui vẻ cả DVTC

tôi cũng theo chân huynh tiếp thử xem sao mong chư vị đừng cười :

ẤT MÙI SẮP TỚI BE HE MÃI, NỒNG NẶC MÙI DÊ CHỈ HÚC CÀN (MA NỮ)

CANH TÝ QUA RỒI RÚC RÍCH HOÀI ,NHỎ NHOI TÝ CHÍ MÀ ĂN TỐN (MN)
 

e]Những cấ đối hàng năm của Tiến Sĩ Hà  Sĩ Phu
Mời đối 1: (đón năm Trâu)
 * Đón bác TRÂU chớ gảy đàn cầm, bác là bậc có sừng có sỏ !
          (GHI CHÚ: Đây vốn là một vế đối tiễn năm Trâu 1985, nay thiết nghĩ nếu đưa ra mời để các quý thi hữu đối lại chắc sẽ có nhiều ý tứ, bởi còn nguyên tính thời sự. Vẫn là câu tục ngữ: "Đàn cầm mà gảy tai trâu"!).
 Trừ con CHUỘT nên chơi ống sáo  y chính loài không mật không gan  LTĐQB
        (GHI CHÚ; ở Bắc Âu có giống chuột "lemming "Lâu lâu lại có màn ("Thử Mãn "  )Chúng ra Bắc Hải tự tử tập thể ca? triệu con  Tục truyền ngày xưa khi có nạn này, ngưới Bắc Âu bí loại lemming phá hại  mùa màng gần chết đói  thì tự dưng có một chàng trai thổi ống tiêu (sáo) thổi một điệu sáo lạ dẫn chúng theo ra bờ Bắc Hải khiến chúng nhẩy cả xuống biển tự Trầm .Giống chuột theo khoa học tìm không thấy có mật cũng như giống cò không có mề  vì vậy mới có câu (Mật Chuột Mề Cò ) .Và chuột vốn nhát gan )
)
Mời đối 2: (hỏi TRÂU, nhớ cái "lề đường bên phải")
  *  Mặt cũng lớn, tai cũng to,
                                    đường phải trái sao để người dắt mũi ?
 Sừng thì dài ,sỏ thì lớn
                                lối quanh co  lại cần kẻ cầm đầu  (LTĐQB
Mời đối 3 : (hỏi TRÂU, về cái thú nhai lại)       
   * Nhai lại mãi, vẫn toàn Rơm với Cỏ ?
 Ngốn cho mau ,tinh những bạc cùng vàng   (LTĐQB)
Mời đối 4: (Bảo chú Nghé con)
  *  Nghé cỏn (2) chớ  nghe
                                        ông nghẻ ông nghè
                                                                  mà đe hàng tổng !
    -------------------------------------------                                             
      (2) Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa (Hồ Xuân Hương)


 Tre (*) già  ham trẻ
                          mái  trè mái trẽ quẩn mé cối xay  (**)
      (GHI CHÚ : Loại gà tre con trống già ham đuổi máí tơ thường lắm (Gà Què An Quẩn Cối Xay mà ) Câu này thực khó mà đối cho hay .
                                        Xuân bất tái lai
                           ( Tết con Trâu nhớ về Hà nội )
 
                          Đất đã nảy trăm phường địa tặc
                          Trời lại hành một trận thiên tai
                          Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó
                          Trâu đang về…vẫn ách trên vai ?
                        Than/cười rằng… Xuân bất tái lai ! (3)
                                                               HSP 
 
                  (3) Chữ rằng: Xuân bất tái lai (Hồ Xuân Hương)
                      PHỤNG HOẠ :

             XUÂN TẤT ĐÁO LAI

Dẫu có bần cùng sinh đạo tặc
Vẫn mong sớm thoái cảnh dân tai
Chuột rút lui sẽ sa bãy xập
Trâu đương về ...ách hết năng vai
Mừng rằng : XUÂN TẤT ĐÁO LAI  !

Bonus : Xuân tiêu Ngàn lượng không sai



 Tái bútKhông hiểu ông HSP ý muốn nói gì khi để bài thơ này dưới đề mục :

                           MỜI ĐỐI
_

NHƯNG CỨ LIỀU ĐỐI THỬ COI SAO _

Trời vừa làm một trận thiên tai
Đất đã nẩy trăm loài địa tặc
Trâu hiền về đức quý mang vai
Chuột nhắt cút lưu manh vất xó ,

Mừng chúc nhau ...An Lạc  đáo lai

LTĐQB
 



Tổng số bài gửi: 406
Registration date: 18/09/2009

Tiêu đề: Re: câu đối vui / repost   Wed Jan 14 2015, 11:29


Kính gửi quý hảo thủ về câu đối : Hàn sĩ nguyễn , Việt Đường ,Thiên Hùng thử chơi VẾ XUẤT i tử đối :

CHA CON THẦY THUỐC VỀ QUÊ .GÁNH MỘT GÁNH HỒI HƯƠNG PHỤ ,TỬ

BÁC CHÁU THỢ THƠ PHÁ CHỢ  ,LA NHIỀU LA NÁO THỊ CÔ , NHI   (*)

(*) CÔ <==> BÁC GÁI 
      NHI<==> CHÁU GÁI  

Trân trọng

LTĐQB

Xuân Ất Mùi xuống xóm lùa Dê kiếm ngọc dương về hầm thuốc Bắc

... có lão thầy bói, đâu năm Dê đã có quẻ cho ai tuổi Tuất nè :cuoi1:

TUỔI NHÂM TUẤT RA QUẦY MỔ CHÓ MUA PiN CẨU ĐỂ NẤU CANH SÂM  (TH)

... bảo đảm uống rồi không dê không lấy tiền á bác MN hihiii 
:pp: :cache3:


Về Đầu Trang Go down
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn



Tổng số bài gửi : 644
Registration date : 18/09/2009
Bài gửiTiêu đề: Re: Câu đối tết Nhâm Thìn   Fri Feb 06 2015, 13:53
Select/Unselect multi-quote Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này Sửa/Xóa bài viết

Thêm câu này nữa bạn Thiên Hùng
Ta cứ tha hồ quậy phá tung 
Cho giống loài dê ham nhẩy nhót
Ất Mùi đối đáp lấy vui chung

Bà đoàn thị điểm có lần làm tr.ng Quỳnh phải chịu thua chạy dài khi đã leo lên cây trên để ngăm bóng nghêu thè lưỡi lập lờ trong sóng nước phản chiếu ngược lên ,

Vế  xuất : THẰNG QUỲNH NGỒI TRÊN CÂY   CẬY   TRÁI  (*)( DÁI')ĐỎ HÔNG HỒNG   (Đ t Đ)

Vế đối  :   CÁI      ĐIỂM ĐỨNG DƯỚI  RẶNG  MÂY DA XANH MÁI  MÁI  ( M N )(LTĐQB)

(*) tôi nghĩ bà ĐIểm là tài nữ thanh nhã không bao giờ dùng chữ (DÁI)  tục tĩu đâu còn đi đôi với chữ cây (CÂY VÀ TRÁI ) mới đúng chứ ?

HỖNG và  CẬY   cùng một họ cây ăn trái
Dây MÂY và MÁI  đề là dây leo

Mời các bạn ite^p cho vui

Về Đầu Trang Go down
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Online



Registration date : 18/09/2009
Bài gửiTiêu đề: Câu đối tết Bính Thân    Sun Dec 06 2015, 22:20
Select/Unselect multi-quote Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này Sửa/Xóa bài viết Xóa bài viết

Thêm câu đối tết năm Bính Thân Mời chư huynh tỷ đệ muội góp vui :


Bính thân về giống Việt khổ tấm thân do bầy khỉ độc cảnh sát  nhốt quanh


Đinh dậu tới nòi Nam tàn đời qué (@)  bởi lũ què công an ăn quẩn ...(*)

(@) qué <==> gà : con gà con qué

(*) ca dao : gà què ăn quẩn cối xay

LTĐQB

Về Đầu Trang Go down
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Online
 

Câu đối tết Nhâm Thìn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 15 trong tổng số 15 trang
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 13, 14, 15


--
Xin lưu ý với các bạn hữu Blogger, Website nào muốn trích đăng bài sưu tầm hay bài viết, thơ, nhạc của groupe chúng tôi về Blog, WordPress, Google Plus,​ của các anh chị, xin vui lòng đợi
 1 tuần ​sau khi bài trong Blog của chúng tôi đã đưa ra public.

Riêng phần tiếp chuyển, thì xin cám ơn quý anh chị đã giới thiệu dùm đến người thân quen.​
Caroline Thanh Hương

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire