Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

vendredi 8 janvier 2016

Y học bí ẩn hay bí ẩn của khoa học... Placebo là gì?

Căn bệnh nào cũng có thuốc chữa, nhưng chính con người mới  là chủ của bản thân mình để mình có chịu tự cứu mình hay lúc nào cũng chỉ tin vào những gì người ta nói về bệnh của mình.

Tin tưởng vào những người không là bác sĩ thì không nên đi bác sĩ. Còn đi bác sĩ thì phải nghe lời mà uống thuốc bác sĩ cho, không tuỳ tiện thêm hay bớt liều lượng.

Đó là nguyên tắc, chứ còn bao nhiêu bệnh nhân vì có niềm tin là mình có thể cứu chữa, có niềm tin mình sẽ qua hay có nghị lực tự cứu mình thì tự nhiên căn bệnh đó sẽ từ từ giảm đi hơn là bệnh nặng hơn. 

Tôi từng thấy một người bà con đứng bếp trong 1 nhà hàng thật đông khách. Ngày hôm đó bà đang bị sốt mà vẫn chưa lấy hẹn được để đi bác sĩ.

Khách thì ngày cuối tuần cứ vào ngày càng đông, bà liên tục làm việc, xào, nấu đủ các món khách gọi, vả mồ hôi mà làm quên mình đang sốt.

Thế là bộ não, với nhiệm vụ là đưa 1 thông tin hay trị 1 thông tin không còn chỗ nào cho thông tin kia ghé vào. Vậy thì, bớt suy nghỉ, bớt lo âu và tìm cho mình những bận rộn tối đa và từ đó, có thể, căn bệnh mình sẽ giảm đi vì nó sẽ ít hiệu quả cho mình lo lắng.

Tin vào bác sĩ , cũng có thể sự tin tưởng đó làm cho mình giảm bệnh.

Có những bệnh không cần thuốc mà vẫn hết, chính vì ta tìm được cái phao để bám víu vào nó, và đó là niềm tin ta sẽ hết bệnh.

Caroline Thanh Hương

 

Afficher l'image d'origine

Những bí ẩn y học chưa được giải thích


Tạp chí New Scientist đưa ra một danh sách những hiện tượng bí hiểm mà cho tới nay khoa học khó giải thích, đặc biệt những hiện tượng liên quan đến con người và bệnh tật.

Hiệu ứng giả dược (placebo)

Hàng ngày trong suốt một tuần, bác sĩ áo choàng trắng, ống nghe đeo trước ngực đến khám bệnh và phát thuốc “chữa huyết áp” cho bệnh nhân, để huyết áp của ông ta tăng hay hạ tuỳ bệnh nhân này yêu cầu. Đến ngày thứ tám bác sĩ phát loại thuốc chỉ làm bằng bột và đường, mà không hề chứa một hoạt chất gì.

 
Cho tới nay khoa học vẫn chưa thể giải thích cặn kẽ về hiện tượng giả dược trong y học.

Bệnh nhân vẫn uống và huyết áp diễn biến chẳng khác gì dùng thuốc thật. Hiệu ứng chữa được bệnh bằng “thuốc giả vờ” như vậy gọi là “hiệu ứng giả dược” hoặc “hiệu ứng placebo. Nói cách khác, “giả dược” cũng có tác dụng chữa bệnh.
Hiện tượng này phổ biến đến nỗi khi thử hiệu lực của một thứ thuốc mới nào người ta cũng so sánh thuốc chứa hoạt chất chữa bệnh và thuốc không chứa chất đó nhưng về hình thức bên ngoài thì giống hệt nhau. Với sự tín nhiệm của bệnh nhân đối với bác sĩ, chính bệnh nhân không biết bác sĩ cho mình thuốc gì và nhiều khi tự nhiên cũng khỏi bệnh.
Rõ ràng là sau một thời gian thấy thuốc đã có công hiệu, về mặt tâm lý, bệnh nhân đã “thoả thuận” với cơ thể là cứ uống thuốc ấy (lúc này là giả dược) thì phản ứng lại như thế.
Cơ chế của “sự thoả thuận tâm lý” này như thế nào thì khoa học chưa biết. Chúng đã “nói năng, khuyên bảo”gì với nhau?
Biết được điều đó có lợi vô cùng. Sẽ “xui” được tâm lý “khuyên bảo”cơ thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Vì thuốc nào bên cạnh việc chữa bệnh cũng kèm theo “hiệu ứng phụ”, đôi khi rất nguy hiểm.

Liệu pháp vi lượng đồng căn (Homeopathy)

“Hiệu ứng giả dược” có thể giải thích được hiện tượng vi lượng đồng căn, vốn không thể giải thích được bằng những khái niệm “vật chất”. Bệnh nhân được chữa trị bằng các liều rất nhỏ loại thuốc mà chính nó gây ra các triệu chứng của loại bệnh này (theo quan niệm “dĩ độc trị độc”). Thực ra, các thầy thuốc vi lượng đồng căn chữa cho bệnh nhân bằng những dung dịch thuốc cực kỳ loãng, có thể coi như chẳng chứa một phân tử thuốc nào. Nhưng trong nhiều trường hợp, các thuốc vi lượng đồng căn tỏ ra rất có công hiệu chữa bệnh.
Theo phương pháp vi lượng đồng căn, thậm chí chẳng cần đến 1 tuần cho bệnh nhân phải “chịu thầy” như trường hợp giả dược nói trên. Có người giải thích là các phân tử nước “xếp thành hàng” xung quanh phân tử thuốc theo một trật tự xác định và giữ nguyên dạng ấy sau khi thuốc đã tách ra.
Thầy thuốc vi lượng đồng căn dùng các dạng cấu trúc này, gọi là “nước có trí nhớ” để “kéo bệnh” ra khỏi cơ thể. Nhưng lý thuyết đó không chống đỡ được những sự phê phán, ví dụ các phức chất của nước chỉ tồn tại được khoảng phần tỉ giây (điều này khoa học đã chứng minh) thì sao có thể chữa được bệnh! Vậy mà tại Lonđon có hẳn một cơ sở chữa bệnh gọi là Bệnh viện vi lượng đồng căn Hoàng gia, thành lập từ mấy thế kỷ trước đến nay vẫn đông bệnh nhân đến chữa.
Cập nhật: 10/05/2011 Theo Vietnamnet

 Afficher l'image d'origine

Các lầm tưởng về não bộ mà ai cũng tin là thật


Có người sinh ra chỉ để học giỏi toán, càng chơi nhiều trò chơi rèn luyện trí tuệ thì càng thông minh... là những suy nghĩ có phần sai lầm về não bộ của chúng ta.

Não bộ con người là một cỗ máy gần như hoàn hảo nhưng vẫn là một ẩn số lớn với giới khoa học. Nhiều tài liệu khoa học đã phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về cỗ máy bí ẩn này, tuy nhiên, ẩn sau đó vẫn là những suy nghĩ "mặc định" có phần sai lầm về não bộ mà ai cũng tin.

Dưới đây là một vài sai lầm mà không ít người trong chúng ta đang vướng phải.

Sai lầm 1: Có người sinh ra chỉ để học giỏi toán

Nhiều người cho rằng có những người não bộ “thiết kế” để học toán, người thì không. Thậm chí một số nước phương Tây còn có hẳn một quan niệm “người châu Á học toán rất tốt”(Asians are good at math).



Tuy nhiên, dù đúng là một số dạng thông minh phụ thuộc vào gene nhưng toán học không nằm trong số đó. Việc có giỏi toán chỉ phản ánh mức tập trung của một người. Quan niệm người châu Á giỏi toán là do nền văn hóa của người châu Á chú trọng vào Toán học mà thôi. 


Theo các chuyên gia, bí quyết để giỏi toán đơn giản chỉ là luyện tập. Việc một số người không học giỏi toán là do họ luôn tâm niệm rằng, não mình không phải “não toán”. Điều này vô tình khiến não bộ cũng “tin” vào điều đó và vô thức khiến cho những bài toán trở nên vô cùng khó khăn. 

Để cải thiện điều này, bạn có thể hình thành thói quen yêu toán và học toán mà không cần tài năng. Việc sớm nhận thức được điều này sẽ giúp bạn học tốt hơn rất nhiều. 


Như trường hợp của Edward Witten, nhà vật lý học người Mỹ - dù ông học ngành lịch sử và ngôn ngữ để trở thành nhà báo, nhưng ông lại trở thành nhà kinh tế, sau đó lại theo học ngành toán và vật lý. 

Ông là người đã nghĩ ra “Lý thuyết M” (M-theory), đoạt giải Nobel Vật lý năm 2004, và là một trong những nhà vật lý học vĩ đại nhất mọi thời đại.

Sai lầm 2: Chơi trò chơi rèn luyện trí não giúp bạn thông minh hơn

Những trò chơi giúp rèn luyện trí não từ lâu đã được “đồn” rằng có tác dụng tuyệt vời, giúp tăng cường tư duy, trí não cho mọi người. Và không ngạc nhiên khi game trí tuệ cho trẻ em đã trở thành ngành công nghiệp thu về 300 triệu USD/năm (hơn 6.000 tỷ VND). Nhưng còn sự thật thì sao?


Sự thật là dù cho người chơi có thực sự thích thú thì trò chơi trí tuệ có thể không đem lại lợi ích gì. Hầu hết các nghiên cứu về trò chơi trí tuệ đem lại lợi ích như quảng cáo thường không đạt tiêu chuẩn.

Một số trò chơi thành công chủ yếu nhờ chiến dịch quảng cáo. Và tác dụng phổ biến nhất cho hầu hết các trò chơi trí tuệ hiện nay là: giúp người chơi chơi giỏi hơn, thay vì trở nên thông minh hơn. 


Đây là kết quả được đưa ra từ cuộc khảo sát của BBC với 11.430 người cùng chơi các trò chơi trí tuệ trong 6 tuần. Giống như những gì đã quảng cáo, thành tích của họ đã tiến bộ đáng kể, tuy nhiên khi phải thực hiện bài kiểm tra trí tuệ tổng hợp sau 6 tuần, những người chơi “giỏi” nhất lại là những người đạt kết quả thấp nhất.



Tuy nhiên điều này không có nghĩa các trò chơi trí tuệ vô tác dụng. Dù không thể khiến người ta thông minh hơn nhưng chúng cũng góp phần giúp ta rèn luyện tính tư duy, logic trong cuộc sống.

Sai lầm 3: Omega-3 là thức ăn rất tốt cho não bộ 

Nhiều người vẫn luôn tin rằng, acid béo Omega-3 có trong cá, dầu cá, đậu... được xem như thần dược của não bộ với các công dụng thuộc hàng “đỉnh” như tăng cường trí nhớ, thúc đẩy tư duy.  Tuy nhiên, sự thực là chưa có bằng chứng khoa học cụ thể và đủ tin cậy rằng, Omega-3 thực sự có nhiều công dụng như vậy cho não bộ. 


Một nghiên cứu về Omega-3 từ đầu thập niên 2000 chưa thực sự đáng tin bởi các chuyên gia đã bỏ qua một số phương pháp nghiên cứu như phân nhóm nhỏ hoặc double-blind (phương pháp mà nghiên cứu viên và đối tượng tham gia đều uống thuốc nhưng không theo thứ tự nhằm hạn chế tính chủ quan của nghiên cứu). 

Cũng vì thế, những kết quả nghiên cứu đưa ra chưa được chính thức công bố hay đánh giá. Do đó, đây chưa phải là một nghiên cứu có kết quả xác thực, đáng tin cậy về mặt khoa học.


Một nghiên cứu khác ứng dụng cả double-blind và hiệu ứng giả dược placebo đã cho kết quả không có gì khác biệt về khả năng tư duy giữa những người sử dụng Omega-3 và nhóm tưởng rằng mình được uống Omega-3. 

Nhưng theo các nhà khoa học, dù Omega-3 có tác dụng hay không thì lời khuyên ở đây là bạn nên ăn uống đa dạng, thay vì quá tập trung vào việc chỉ sử dụng một dạng thực phẩm bổ não nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Nguồn: Cracked, Livescience
Theo H.Đ / Trí Thức Trẻ

Ý niệm con người có thể thay đổi tính chất của giả dược

(Hilch/iStock; edited by Epoch Times)

Ảnh của Hilch/iStock do Epoch Times biên tập)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!

Hiệu quả chữa bệnh của giả dược (placebo)(1) đã tăng lên nhanh chóng trong ba thập kỷ qua. Trong những năm 1980, tác dụng (hay phản ứng) giả dược(2) hầu như là con số không. Nhưng hiện nay, nó đóng góp tới hơn 70% hiệu quả chữa bệnh trong một thử nghiệm y học.
Sự gia tăng tác dụng của giả dược có liên quan tới những điều có thể khiến cho chúng ta phải kinh ngạc.
Điều gì trong thế giới chúng ta đang thay đổi quá đột ngột và mau lẹ khiến tác dụng giả dược trở nên phổ biến như vậy? [Khi đánh giá sự hữu hiệu của thuốc, các nhà nghiên cứu thường so sánh tác dụng của thuốc thật và giả dược] Vậy nên nếu giả dược đang ngày càng phát huy tác dụng thì việc thử nghiệm các loại thuốc thật trước khi đem ra sử dụng đại trà còn có ý nghĩa gì? Chính đòi hỏi cấp bách phải hiểu [rõ hơn] về giả dược trên cơ sở các đánh giá nghiêm túc về lợi ích sức khỏe đã thúc đẩy Tiến sĩ, bác sĩ William Tiller, Giáo sư danh dự ở trường đại học Stanford, và bác sĩ Nisha Manek (tiến sĩ y khoa, từng làm việc ở bệnh viện Mayo) tiến hành nghiên cứu về tác dụng giả dược.
Trong các nghiên cứu về giả dược, từ lâu người ta thường chỉ quan tâm tới mối liên hệ giữa cơ thể và tinh thần, nhưng Tiller và Manek lại chọn đi theo một hướng nghiên cứu khác với thông thường.
Từ trước tới nay, giả dược chỉ được xem như một thứ giống như những viên kẹo đường, bản chất là không có tác dụng dược lý lên sức khỏe; mà chính những suy nghĩ của con người đã có tác động lên thân thể theo một hướng tâm sinh lý học nào đó. Nhưng nếu ý niệm của con người [có thể] thay đổi tính chất của giả dược và giả dược thực sự có tác động lên sức khỏe [chứ không phải do suy nghĩ của con người đã khởi tác dụng] thì sao? Nếu giả dược không còn là chất trơ thì sao?

Nhưng nếu ý niệm của con người [có thể] thay đổi tính chất của giả dược và giả dược thực sự có tác động lên sức khỏe [chứ không phải do suy nghĩ của con người đã khởi tác dụng] thì sao?

Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét năng lực của ý niệm con người có thể thay đổi bản chất của một sự vật, sự việc nào đó. Tiller đã thực hiện nhiều thí nghiệm liên quan tới ý niệm con người và ông đã trao đổi chi tiết về các thí nghiệm đó với Báo Đại Kỷ Nguyên. Ông phát hiện ra rằng trong chân không – trước đây vốn được cho là hoàn toàn rỗng (không chứa vật chất) – có tồn tại một loại vật chất và loại vật chất này chịu sự tác động vật lý từ ý niệm của con người. Ông thậm chí có thể lưu trữ ý niệm con người vào trong một chiếc máy và phát phóng nó ra một cách tùy ý.
Ví dụ, các thí nghiệm của ông đã chứng minh được rằng ý niệm có thể thay đổi nồng độ pH của nước. Bất kể ý niệm đó đến từ một người đang hiện diện bên cạnh nguồn nước hay từ một chiếc máy được cài ý niệm, nó đều có tác dụng như nhau. Xem thêm chi tiết thí nghiệm của Tiller trong bài viết “Tư tưởng con người có thể tác động đến máy móc”
Nhận thức được rằng ý niệm con người có tồn tại vật chất có thể thay đổi vai trò của ý niệm đối với tác dụng giả dược .
Tiller và Manek tự hỏi liệu ý niệm có sự liên đới thông tin với giả dược không? Tác dụng của giả dược sẽ thay đổi do ý niệm con người chỉ đạo nó và như vậy nó thực sự có tác dụng vật lý lên cơ thể bệnh nhân.

Tác dụng liên đới

Một thử nghiệm lâm sàng thông thường sẽ bao gồm một bác sĩ, bệnh nhân (đối tượng nghiên cứu), thuốc điều trị bệnh đang được nghiên cứu và giả dược. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng bốn thành phần trên là tách biệt với nhau cả về thời gian và không gian. Tuy nhiên qua mô hình toán học, Tiller và Manek đã chứng minh rằng giả dược có sự kết nối với thuốc trị bệnh thực sự và sự kết nối (liên đới) đó đã làm thay đổi tác dụng của giả dược – khiến nó không còn là chất trơ (không có phản ứng) nữa.

Pills (Hilch/iStock); doctor and patient illustration (Norwayblue/iStock); edited by Epoch Times
Ảnh minh họa thuốc thật và giả dược (Hilch/iStock); Ảnh minh họa bác sĩ và bệnh nhân (Norwayblue/iStock); do Epoch Times biên tập.

Khái niệm về liên đới thông tin [của giả dược] được thảo luận ở đây khác với khái niệm liên đới lượng tử [hoặc rối lượng tử] có thể bạn đã biết tới. Tiller và Manek giải thích sự khác nhau này trong bài báo viết năm 2011 của họ có nhan đề “Cách nhìn mới về ‘tác dụng giả dược’: Gỡ bỏ sự liên đới”, được công bố trên tạp chí Học thuyết Y học (Medical Hypothesis) như sau: “… Sự liên đới vĩ mô có vẻ khác với liên đới lượng tử vốn quan tâm tới sự tương quan giữa các trạng thái lượng tử của các hạt như là phô-tôn và điện tử, [các hạt vẫn có sự liên hệ] thậm chí khi được tách biệt cả về thời gian và không gian. Các thí nghiệm thành công về liên đới lượng tử thường được thực hiện ở nhiệt độ vô cùng thấp (gần độ không tuyệt đối), và hệ lượng tử được nghiên cứu thường là các hệ lượng tử nhỏ nhưng gần đây đã nghiên cứu các hệ lượng tử lớn hơn, ví dụ như các tinh thể nhỏ. Khác với liên đới lượng tử, hiện tượng liên đới thông tin vĩ mô được quan sát ở nhiệt độ phòng, giữa các vị trí thí nghiệm vật lý, thể tích khoảng từ 103 tới 104 foot khối (9.5 – 9.6 mét khối), và được phân tách xa nhau lên tới 6000 dặm (9650 km)”.
Khi tiếp tục nghiên cứu theo hướng này, Tiller và Manek lưu ý rằng: “Chúng ta phải thận trọng trước khi loại bỏ một pháp đồ điều trị y học bởi vì hiệu quả đã được kiểm chứng của nó là hơi khác so với hiệu quả có được từ giả dược trong thí nghiệm liên đới!”
Cập nhật thông tin tác giả của bài báo, TaraMacIsaac trên Twtter, trong chuyên trang Beyond Science của Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh trên Facebook, và đăng ký nhận bản tin để tiếp tục khám phá những điều thần thoại cổ xưa và những phát hiện khoa học mới!

  • Comment la pensée contrôle notre corps ?

    Emission du dimanche 09 octobre 2016 20:15

    Comment la pensée contrôle notre corps ?

    Contrôler les objets par la pensée, quand la science rejoint la fiction !
    Imaginer un monde où vous pourriez contrôler les objets par la pensée ! Allumer la lumière, utiliser votre ordinateur ou encore faire voler des objets rien qu'en y pensant très fort, c'est ce que la science est en passe de réaliser ! Mac Lesggy s'est rendu à Rennes pour essayer de faire décoller un drone par la seule force de son esprit ! Dans le domaine de la médecine, pour remplacer un membre, il existe maintenant des bras articulés contrôlés par la pensée de leurs porteurs ! Mais comment est-ce possible ? Quand la science surpasse la fiction, c'est dans E=M6 !

    Joie, tristesse, peur, les chiens pensent-ils comme nous ?
    Le chien est le premier animal à avoir été domestiqué par l'homme, il y a des milliers d'années ! Aujourd'hui c'est notre plus fidèle compagnon. Au point, que parfois nous avons l´impression qu´il pense comme nous. Est-ce seulement une impression ou ressent-il les mêmes choses que nous ? Peut-il éprouver de la tristesse ou de la peur ? Peut-il percevoir nos émotions ? Grâce à des tests réalisés par des scientifiques, vous allez découvrir ce qu´il y a dans la tête de nos chers toutous !

    Effet placebo, méthode Coué, les étonnants pouvoirs de la pensée sur le corps !
    Vous connaissez tous la méthode Coué, qui ne l'a pas déjà testée avant un examen ou un rendez-vous important ! Cette pensée positive répétée en boucle nous permettrait d'atteindre plus facilement nos objectifs. Mais a-t-elle une quelconque efficacité ? Qu'en pense la science ? L'effet placebo est très connu en médecine. On compare un produit neutre à un produit actif pour voir l'efficacité d'un médicament sur notre corps. Le placebo a-t-il un réel effet sur notre organisme ? Que se passe-t-il dans notre cerveau lorsque nous prenons un médicament placebo ? Nous avons fait le test !

    Réagissez

Caroline Thanh Hương: Nghe đọc sách, audio book : "Không bao giờ ngục ngã " và "Không Bao Giờ Thất Bại, Tất Cả Chỉ Là Thử Thách"

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire