Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

lundi 4 janvier 2016

Chuyện lạ Sài Gòn bây giờ biết quý sách cũ trở lại hay sao?

 Một thời xa xưa nào đó, người ta mang tủ sách gia đình ra đốt, bán ve chai hay cho vào thùng rác, mong sao  cho ai đó đừng biết mình đọc gì, nghĩ gì và bị nghi sách vỡ đó đầu đọc tư tưởng mình.

Lằn ranh đó đầu tiên được thể hiện là ở những giáo sư đến trường không được nhắc đến cái gì cũ, cái gì có liên quan, cũng không được...

Nhà dân thì như vậy đó, chứ nhà ai kia thì sách cũ còn gợi trí tò mò của người từ miêǹ khác vào, và có khi người ta thấy thích và say sưa với chúng.

Đám sách cũ trở thành tài liệu quý báu riêng và chúng được thản nhiên nằm ở chỗ nào mà chủ mới  nó cho phép...

Saigon thời đổi đời bao nhiêu chuyện đã kể và chưa kể, ai biết gì, hay chưa biết gì thì cũng chỉ là chứng nhân của lịch sử ở khía cạnh nào đó mà thôi.

Đây là bài sưu tầm trên net, chỉ tìm lại chút kỷ niệm văn chương ngaỳ tháng cũ và thấy đúng là cuộc đổi đời cho thế hệ mới ngày hôm nay.

Cha mẹ hay ông bà chúng ta  phải từ chối nhận mớ sách cũ  là gia tài và tài liệu văn chương lịch sử thì bây giờ con cháu họ lại đổ xô đi tìm lại những gì họ đã từ bỏ trước đây.

Có thể có sự đổi mới gì không?

Cứ hy vọng đi, dù chỉ là chút lửa trong đám tro tàn...

CRTH




SÁCH CŨ Ở SÀI GÒN

Ở Sài Gòn còn có cả những kho sách cũ để người ta tìm tòi và nghiên cứu. Đừng nghĩ chỉ có các nhà bác học hay sử gia nghiên cứu mới đi tìm mua sách cũ, người trẻ cũng ham hố lục lọi tìm tòi giữa một đống sách nhuốm màu thời gian để tìm ra những quyển hay ho cho mình. Săn sách cũ đòi hỏi phải bỏ thời gian và quan trọng là hiểu mình cần gì.
Nhiều bạn trẻ săn sách cũ cho hay, những đầu sách từ thời bao cấp 1975-1989 là dễ tìm nhất vì chúng được in với số lượng lớn, có thể dễ dàng lựa chọn về mặt nội dung nên giá bán cũng khá… bèo. Người ta tìm đến sách cũ vì nhiều lý do: mê giọng văn nhẹ nhàng, cho dù là sách khoa học hàn lâm đến cỡ nào thì diễn giải cũng rất dễ hiểu, vẫn nắm được nội dung cần thiết. Có nhiều sách là tài liệu giảng dạy xưa cũ ở các trường đại học trước đây bây giờ không in lại nữa...
Để tìm mua sách cũ, người ta có thể đến trang FB Book Sale, Bán sách mua kem, Cảo thơm, Sách cũ Sài Gòn… Ngoài ra, sách cũ trên box Vựa ve chai của diễn đàn Sachxua.net cũng là nơi nổi tiếng với nhiều cuốn sách “cổ cũ kỹ”, là chỗ tụ họp của các tay săn sách chuyên nghiệp.
MỘT THỜI VANG BÓNG
Trước năm 1975, các hiệu sách cũ ở Sài Gòn không nhiều lắm, chủ yếu bày bán thành “chợ sách chạy” bên lề đường, trên những tấm bạt dọc đường Lê Lợi, (đoạn từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến Pasteur ngày nay).
Có cửa tiệm hẳn hoi và chủ yếu dành cho khách nước ngoài là hai chủ hiệu sách ở trung tâm thành phố. Một là Xuân Thu, mà sau này Công ty Fahasa lấy đặt tên cho nhà sách ngoại văn ở đường Đồng Khởi (đối diện khách sạn Continetal), nằm trong Trung tâm Thương mại Eden. Và hai là hiệu sách Lan Anh ở số 201 Đồng Khởi, nằm cạnh Saigontourist, địa chỉ ghé thăm thường xuyên của những khách hàng tìm tài liệu về lịch sử, văn hóa Đông Dương, Việt Nam xưa, nhất là sách tiếng Pháp. Cả hai địa điểm này của Fahasa giờ đều không còn.
Về sau những người bán sách cũ mới quần tụ về đường Đặng Thị Nhu (quận 1). Đây là một con đường nhỏ, dài chừng 200m nằm vắt ngang đường Calmette và Ký Con. Các sạp ở đây đóng cặp vào nhau từng đôi một, chừa lối đi hẹp hai bên hông, mỗi sạp chừng 3 – 4m2. Nơi đây bày bán đủ thứ, không chỉ có sách cũ mà cả băng dĩa nhạc, tiền xưa, tem cũ... Trong mỗi ô, người chủ hàng ngồi lọt giữa những chồng sách cao lút đầu người.
Sách còn treo lủng lẳng trên các lối đi. Đúng là cả một “thiên đường” với những cơ man nào là sách. Đứng thứ hai sau chợ sách cũ Đặng Thị Nhu là hè phố sách cũ Trần Quang Khải, chạy dài từ đình Nam Chơn, rạp hát Văn Hoa cho đến tận trường Văn Lang. Sách ở đây được bày bán lề đường chung với đồ lạc xoong và... thuốc tây.
Sau khi chợ sách cũ Đặng Thị Nhu bị dẹp, những người bán sách cũ lại quy tụ về cửa hàng nằm ngay góc ngã tư Lê Lợi-Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cửa hàng do nhà nước mở ra, dưới hình thức “liên doanh” giữa các chủ sách cũ, có đến 5-7 chủ cùng bán chung, mỗi người chiếm lĩnh một góc.
Cửa hàng sách 40 Nguyễn Huệ cũng có chỗ dành riêng cho những quầy sách cũ. Vào thời điểm này, đã xuất hiện một “chợ sách chạy” trên vỉa hè đường Kỳ Đồng (quận 3), khiến các anh cảnh sát giao thông phải vất vả đi gom dẹp. Hành nghề nơi đây phải chịu cảnh bị đuổi chạy vòng vòng, có người còn bị bắt giam vì mua bán “trái phép”, lấn chiến lòng lề đường.
Khoảng những năm 1985 trở đi, chợ sách cũ lại “nhóm họp” về đường Nguyễn Thị Minh Khai, với khoảng chục tiệm, chủ yếu nằm phía bên trường học Thăng Long bây giờ. Nơi đây là một “chợ” sách cũ có tiếng trong Nam ngoài Bắc, với những cuốn quý hiếm và giá cũng khá “cứng” nữa.
Đến thập niên 90 chợ sách cũ lại một lần nữa “trôi dạt” về đường Trần Nhân Tôn, quận 10 với chừng 20 hiệu sách ở Đặng Thị Nhu của hơn 30 năm về trước. Thoạt đầu, nơi đây chỉ là những xe bán sách, tạp chí cũ, sẵn sàng “cơ động” khi có công an.
Hiện nay thì ngoài hình thức cửa hàng, còn có dăm ba “chiếu hàng” gọn nhẹ, khác với xe sách cũ trước đây. Ngoài ra còn phải kể đến 2 khu mua bán sách cũ khác nằm ở đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) và đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp).
MUÔN NĂM CŨ
Trong những ngày lang thang tìm tư liệu để viết bài này, may mắn gặp được một vị khách rất am tường chuyện sách cũ ở Sài Gòn. Ông kể rằng quen biết với ông Nguyễn Văn Trung, chủ một tiệm sách ở gần cổng ra vào Bộ Công Chánh (nay là Văn phòng tại TP.HCM của Bộ GTVT, phía sau Saigon Centre), thường bán những sách kỹ thuật cho sinh viên Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ.
“Có hôm tôi đang xem sách cũ ở tiệm của anh Trung, thấy có một ông khách tuổi khoảng 70, mặc áo ba túi sọc nhỏ màu xanh nhạt, tóc bạc để dài quá ót, cũng ghé tiệm anh Trung xem sách cũ, rồi hỏi mua quyển Quán Nãi của nhà văn Nguyên Hồng, ông ta nói với chủ: “Sách này tôi đã có, muốn mua để tặng cho người khác. Anh để cho tôi giá phải chăng nghe!”. Anh Trung, đáp giọng tôn kính: “Vâng! Cụ cho bao nhiêu cũng được”. Khi người khách đã đi khỏi, tôi hỏi: “Ông ấy là ai vậy anh?”, “Cụ Vương Hồng Sển tác giả Sài Gòn năm xưa đó! Vậy anh chưa từng gặp cụ ta à!?”...
Thời gian từ 1970 cho tới 1975, tôi thường ra đây mua sách cũ, vào khoảng 10 giờ sáng, vì ở đây có một ông người Bắc, tuổi trên 50, thường dựng chiếc xe đạp vào tường của Bộ Công Chánh. Sách của ông chỉ 5, 10 quyển đặt trong giỏ trước xe đạp, tôi mua của ông ta được nhiều sách cũ, thành ra khách hàng quen, tôi mới biết tên ông ta là Liễu, nhà ở trên khu Đa Kao.
Về sau, tôi mới khám phá ra ông Liễu sáng sớm đến một cửa hàng thu mua ve chai, giấy báo cũ của một người Hoa, cửa hàng này nằm trên con đường nhỏ nằm song song với đường xe lửa, thông thương từ đường Trần Quý Cáp qua Phan Đình Phùng, ở đây người ta bán cân ký, cho nên sách ông mua một vốn bán năm bảy lời là ít. Sau 1975, tôi không thấy ông Liễu ở chợ sách cũ nữa...”.
SÁCH CŨ HÔM NAY
Mỗi khi có hội sách được tổ chức ở công viên Lê Văn Tám (nghĩa trang Đất Thánh Tây thời chưa giải tỏa), Nhà xuất bản Trẻ... thì dân Sài Gòn lại nô nức đi lựa chọn. Nhiều nhất là sinh viên, có những bạn sẵn sàng lấy hết cả tháng lương của mình để mua sách. Tuy nhiên không phải nhà sách có tất cả. Với những tác phẩm mới in hay in trong vòng hai năm ba đổ lại thì khách có thể dễ dàng tìm kiếm. Nhưng với những quyển sách có hơn chục năm, mà lại không tái bản, thì ở các hệ thống nhà sách khó “xuất hiện”.
Dạo một vòng quanh Sài Gòn với những địa chỉ quen thuộc như đường Trần Nhân Tôn, Trần Huy Liệu... sẽ bắt gặp những hiệu sách cũ. Khách đến với các cửa hàng này thường là những người yêu sách. Như đã nói ở trên, có những người muốn tìm kiếm cho mình những quyển sách mà trên thị trường đã không còn bán (vì bán hết hoặc không tái bản nữa), cũng có những người hoài niệm dòng “văn học xưa”...
Giá cả ở phố sách cũ này cũng vô cùng đa dạng. Thường là những quyển dưới giá bìa; có sách bằng giá; cũng có sách mắc hơn giá bìa, tuỳ theo nội dung của quyển sách. Bên cạnh các cửa hàng, sách cũ ở đây còn được bán hai bên đường. Không cần gì cầu kỳ, chỉ một tấm bạt, trải ra là có thể bày bán sách.
Không quy mô như Trần Nhân Tôn và Trần Huy Liệu, các con đường như Võ Văn Tần, CMT8, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thị Minh Khai... cũng có một vài cửa hàng sách cũ. Tại đây, những ai yêu sách cũng có thể tìm thấy quyển sách mà mình cần.
Các cửa hàng sách cũ còn thu mua, trao đổi các loại sách khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, dù có tiền nhưng rất khó mua bộ sách dư địa chí của Huỳnh Minh (Gia Định xưa và nay, Vĩnh Long xưa và nay...), tập san Sử Địa, Việt Nam khảo cổ tập san, Bách khoa, Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn... mà chỉ có thể mua được với bản photo. Ngay cả sách của Sơn Nam in trước 1975, bây giờ cũng khó săn lùng.
Trải qua nhiều thăng trầm, sách cũ Sài Gòn vẫn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp xã hội, từ trí thức cho đến giới bình dân, từ người già cho đến trẻ em. Gần như mỗi người dân Sài Gòn đều ít nhiều có máu mê sách cũ, họ tìm đến với sách để giải quyết nhu cầu công tác, học tập, nâng cao kiến thức, giải trí. Cho nên sách cũ Sài Gòn vẫn mãi là một góc tâm hồn của người dân đô thị này. Nhìn vào đấy, ta càng hiểu thêm được cái hồn cốt của những cư dân nơi đây.
  



ooooo

Tấm bảng “Dẹp tiệm bán rẻ”, "Thanh lí giải nghệ" bất ngờ được treo ở tiệm sách cũ của ông Lê Huỳnh Trí (66 tuổi), khiến người Sài Gòn không khỏi tiếc nuối. Do phải trả lại mặt bằng gấp, ông Trí đành bán tháo những quyển sách cũ với giá rẻ bèo.

Đối với những người yêu sách ở Sài Gòn, không ai là không biết đến nhà sách của chú Lê Huỳnh Trí tại địa chỉ 50 Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP. HCM. Những ngày qua, đột nhiên ông Trí treo những tấm bảng với dòng chữ: "Dẹp tiệm bán rẻ", "Thanh lí giải nghệ…” khiến nhiều người bất ngờ. Hỏi ra mới biết, ông Trí sắp phải trả lại mặt bằng cho chủ nhà, lại không tìm được nơi khác để bán sách cũ, nên ông ngậm ngùi bán phá giá tất cả các loại sách ở tiệm mình.

Nhiều người là khách hàng quen thuộc của tiệm sách cũ này đã chia sẻ câu chuyện khó khăn của ông lão bán sách lên facebook, kêu gọi mọi người giúp đỡ mua sách ủng hộ ông vượt qua khó khăn hiện tại.

Một lời kêu gọi trên facebook từ người khách thường xuyên ghé tiệm sách của ông Trí. Rất nhiều bình luận cho biết sau khi nắm được thông tin này, họ sẽ ghé qua tiệm để mua sách ủng hộ ông Trí.

Tiệm sách cũ của ông Trí có rất nhiều loại sách khác nhau, kể cả những sách xuất bản từ rất lâu đời, với đầy đủ thể loại từ phục vụ cho trẻ em, đến người già. Ông Trí là người mê sách hơn cả bản thân, vì mê sách mà có lần ông bán cả căn nhà ở Thị Nghè để đầu tư vào sách. 

Tuy nhiên, “cái thư viện” nhỏ bé ấy đã bao lần đổi chỗ, từ một ngôi nhà nhỏ tận sâu trong hẻm ở quận 9, bị chuyển đến gần chợ Thủ Đức, rồi ra tận góc nhỏ này. Mỗi lần đổi chỗ là mỗi lần ông Trí phải chật vật gom góp số vốn ít ỏi để đầu tư lại. Góc đường Đặng Văn Bi này, ông trụ được 30 năm, nhưng giờ đây, góc nhỏ của ông cũng bị chủ nhà lấy lại mặt bằng. 

Mấy ngày qua, ông đi tìm khắp nơi để chuyển chỗ, nhưng đành bất lực gắn bảng “Dẹp tiệm, bán rẻ” trong xót xa.

Ông nghẹn ngào nói: “Tôi yêu sách lắm, cuộc đời tôi đến nay đã lưu trữ hơn 10 tấn sách, mấy tháng nay tôi đi tìm nhiều nơi, nhưng họ cho thuê đắt quá. Tôi tiếc sách nhưng tôi thương sinh viên nhiều hơn, sách bây giờ đắt lắm. Thế nên mấy ngày nay tôi bán cũng như cho để bọn trẻ trữ lại mà đọc".
Từ khi biết ông Trí phải "giải nghệ", rất nhiều người Sài Gòn, từ trẻ đến già, đều đã rủ nhau đến tiệm sách cũ này mua ủng hộ ông. Lê Thị Anh Thư (SV năm 4 Trường Kinh Tế - Luật, Q. Thủ Đức) chia sẻ: “Mình tới tiệm sách chú Trí không biết bao nhiêu lần, 4 năm qua cứ rảnh là mình tới đây, chỗ của chú có rất nhiều sách quý mà những nhà sách khác không có. Nhất là những quyển sách tiếng Anh và tiếng Pháp, chú Trí lại là ông chủ hỏi gì cũng biết cả, chú có lượng kiến thức khổng lồ mà khi ai nói chuyện với chú cũng phải nể, chú là người dễ thương và cực kỳ yêu sách. Giờ chú sắp đóng cửa, mình tranh thủ đến để ủng hộ chú, mấy ngày liên tục ngày nào mình cũng mua, mình sợ người ta mua hết sách mình cần, vì những ngày này chú bán như cho ấy”. 

Chỉ còn mấy ngày nữa, tiệm sách của ông Trí chính thức đóng cửa, mọi người đã đến giúp ông "thanh lí" hàng trăm cuốn sách cũ tồn ở tiệm.

Bình thường, tiệm sách của ông Trí tiếp chỉ khoảng 10 lượt người, vì đa số các bạn trẻ đến đây để đọc sách, tìm tài liệu tham khảo, hoặc xin ý kiến của ông chứ ít mua. "Tuy tôi mở tiệm sách nhưng phần lớn vẫn nghĩ nó là một thư viện nhỏ cho mọi người tham khảo, đa số khách hàng của tôi là sinh viên, họ ít tiền nên mới ghé vào xem tài liệu rồi đi, sao mình nỡ đuổi họ. Đối với tôi, kiến thức là để chia sẻ chứ không phải dành cho mua bán, vì sách chứa đựng một giá trị nhân văn mà người viết đưa hết tâm huyết của mình vào đó để truyền lại cho người đọc”, ông Trí chia sẻ.

Ông Trí được mọi người yêu mến gọi vui là "ông chủ biết tuốt".


Rất nhiều bạn trẻ đến chọn sách. Bạn Đinh Đức Kiên (áo đen, SV năm 1 trường ĐH Tài Chính - Marketing, TP. HCM) chia sẻ: "Nhà mình ở tận Q.7, mình được biết về chú Trí qua các bạn cùng trường, vì thế mình đạp xe từ bên ấy qua ủng hộ chú, mình thấy mình có nhiều nét giống chú, mê sách và rất trân trọng chúng".
Khách hàng của ông không chỉ riêng gì sinh viên, mà còn có một số lượng người lớn tuổi tìm tới, vì theo họ sách ngày xưa rất ít người bán, chỉ riêng tiệm sách của ông Trí mới đầy đủ từ sách lẻ đến sách bộ. Ông Nguyễn Cang (63 tuổi, Q.9, TP. HCM) cho biết: “Tôi rất thích đọc những cuốn sách văn học trước năm 1975, thời đó các nhà văn viết hay lắm, đọc sách như tìm lại được cả tuổi thơ của mình. Tôi cũng thích sách của các nhà văn Pháp, sách văn học cổ, mà chỉ có nhà sách của anh Trí là có gần như đầy đủ. Đọc sách riết thành ra thân với anh Trí, anh ấy đã do dự rất lâu khi đưa ra quyết định này. Những ngày qua, thấy anh ấy hay trầm ngâm nhìn sách mà thương lắm”.


Ông Cang (63 tuổi) vừa là khách hàng lâu năm, vừa là bạn "đàm đạo" sách ưng ý của ông Trí.


Không chỉ có các bạn trẻ, độc giả lớn tuổi cũng rất quen thuộc với nhà sách này.

Những quyển sách lâu năm với giá vài đồng ngày xưa mà ai cũng muốn có, ông Trí đọc rất nhiều loại sách, nhưng ông thích nhất là sách triết học của tác giả Phạm Công Thiện và Bùi Giáng.
Để có được số lượng sách khổng lồ với hơn 100.000 loại sách, ban đầu ông Trí đã đạp xe rong ruổi khắp nơi để sưu tầm, dần dần tiệm sách của ông đã quen với các chị ve chai, các em học sinh, những người muốn bán đi các loại sách đã đọc… Tuy ông biết sách nào là loại quý, sách nào là loại thường nhưng chưa bao giờ ông bán ép giá.

Chị Nguyễn Thanh Xuân (một người bán ve chai) chia sẻ: “Có hôm tôi bán cho chú ấy, nhìn thấy cuốn sách chú mừng lắm, cười hoài, và cứ nắm chặt trong tay, chú nói quý lắm, quý lắm, thấy chú vui mà mình cũng ngồi cười, rồi chú trả tiền rất nhiều. Tôi không biết chữ, chưa từng biết đi học là gì nhưng nghe tin chú đóng cửa tiệm, thấy buồn lắm”.

Bạn Hà Đình Nhân (SV năm 1, ĐH Sư Phạm TP. HCM) với chồng sách trên tay vui vẻ: “Hôm nay mình chọn được 25 quyển bao gồm sách tiếng Pháp, tài liệu học tập, truyện tranh để giải trí. Thường mình hay đến đây mua lắm, vì gần đây cũng có vài nhà sách cũ nhưng chỗ chú Trí là bán rẻ nhất, và đầy đủ sách mình cần, chú thương sinh viên lắm, có hôm mình không đủ tiền thì chú cho đọc miễn phí. Hôm nay chú bán cho mình mỗi quyển chỉ 4.000 đồng, rẻ hơn mọi ngày rất nhiều nhưng mình không cảm thấy vui vì vài ngày nữa thôi, mình đã mất một chỗ đọc sách quý giá rồi”.

Bạn Hà Đình Nhân là một trong những khách hàng quen thuộc tại tiệm sách.
Đứng trước tiệm sách cũ, nhìn những vị khách hàng cuối cùng đang mỉm cười chọn lựa những quyển sách cũ, ông Trí nghẹn ngào: "Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những người thích đọc sách đã đến và ủng hộ mình, tôi biết mấy ngày qua, phần vì họ cần sách thì ít, phần giúp đỡ tôi thì nhiều. Tuy nhiên, tôi muốn nhắn gửi đến khách hàng của mình rằng, nếu thương tôi thì xin hãy trân trọng những quyển sách đó, vì chúng là cả cuộc sống đối với tôi, tôi bán rẻ lại cũng như muốn mọi người giữ chúng, yêu thương chúng giùm cho mình. Khoảng một tuần nữa thôi tất cả nơi đây chỉ còn kỷ niệm, thế nên tình cảm của mọi người giành cho tôi, tôi xin ghi nhận. Tôi cảm ơn mọi người rất nhiều!”.
Theo Phạm An / Trí Thức

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire