Có lẽ những gì cổ truyền nó thường được nhắc và lưu lại trong tâm trí con người yêu thích nó.
Còn gì ngon hơn là những món ăn hàng ngày xa xưa nào đó mà người ta dùng làm món điểm tâm, sau này người di tản mang đi khắp thế giới và đặt tên lại cho những nơi mà cái tên cũng gây cho lòng người xao xuyến khi nghe nói đến món ăn gắn bó với quê nhà.
Caroline Thanh Hương
Quầy bánh cuốn Hai Tần trong khu ăn uống của chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10)
lúc nào cũng nườm nượp khách từ tinh mơ sáng cho đến tầm giữa trưa. Ít ai biết
rằng, món bánh cuốn được gói tinh tế trong lá chuối này đã có thâm niên hơn 60
năm ở Sài Gòn.
Người kế nghiệp, chị Kiều, cho biết mẹ chị là bà Hai Tần khi di cư vào Sài
Gòn những năm 50s của thế kỷ trước đã mang theo cách tráng bánh gia truyền của
Nam Định. Kiểu gói bánh trong lá chuối cũng là một dấu hiệu nhận biết thú vị cho
những ai ghé ngang khu chợ Nguyễn Tri Phương và mua về vài món ngon dân
dã.
... Xem
tiếp
Đường Bà Hạt ở quận 10 tập trung rất nhiều quán bánh cuốn, mà trong đó nổi
bật nhất có lẽ là quán bánh cuốn Ý Thiên với món bánh cuốn với chả bò Quảng Nam
khá độc đáo.
Có tuổi đời 20 năm, quán bánh cuốn chỉ bán từ đầu giờ chiều cho đến nữa đêm
này tìm sự khác biệt với món chả bò cho thêm vào dĩa bánh cuốn, bên cạnh các
loại chả làm từ thịt heo như bao quán bánh cuốn khác.
Dĩa bánh cuốn, bánh ướt của Ý Thiên rất phong phú với chả quế, chả lụa, chả
chiên, nem chua, bánh tôm giòn rụm và tất nhiên là với miếng chả bò Quảng Nam
đậm đà với tiêu hột cay xé lưỡi.
... Xem
tiếp
Quầy bánh ướt, bánh cuốn nằm này kế bên xe bánh mì bì nức tiếng của con hẻm
150 Nguyễn Trãi (quận 01), còn gần đó là tiệm cơm tấm Số 1 trứ danh với món bì
chả có thể xem là ngon nhất nhì Sài Gòn.
Nhiều người sành ăn ở đây kể lại rằng, ngày còn có bà cụ bán xôi cực ngon ở
đầu hẻm nữa, xôi của bà dẻo và thơm đã nuôi con cái bà học hành thành đạt. Dù
thiếu đi hàng xôi, nhưng hẻm 150 này vẫn là chỗ bạn có thể tìm đủ món ăn sáng lý
tưởng.
Bà Bý, vào Sài Gòn sinh sống từ trước năm 1954, năm nay 90 tuổi, đã mở hàng
bánh cuốn ở hẻm này gần 50 năm nay. Khi tuổi cao sức yếu, bà giao lại hàng bánh
cuốn cho con dâu và con gái. Trước đây bánh cuốn được tráng ngay tại hẻm, nhưng
khi có phong trào giữ gìn khu phố sạch đẹp thì bánh cuốn tráng tại nhà gần đó
rồi mang ra.
... Xem
tiếp
Bánh cuốn trứng, bánh cuốn cà cuống, ruốc tôm... là những biến thể hấp
dẫn của món bánh cuốn vốn đã rất quen thuộc trong đời sống ẩm thực Sài Gòn.
1. Bánh cuốn thịt truyền thống
Trong quyển “Miếng ngon Hà Nội” (Vũ Bằng, xuất bản năm 1960) có đoạn đặc tả
về bánh cuốn khá thú vị:
“Đáng kể hơn là thứ bánh cuốn nhân thịt hiện nay bán nhiều ở các nẻo đường,
trong những gian nhà thấp bé, tối tăm: một người con gái nhà nghèo ngồi bên cạnh
một hai nồi nước nóng, trên có căng một mảnh vải phin mỏng, múc từng thìa bột
xay sẵn, tãi ra trên vải, rồi tra nhân vào bánh, cuộn lại rồi hấp lên.
Nhân thứ bánh này làm bằng thịt lợn băm nhỏ, gia hành với một chút mộc nhỉ
(nấm mèo) vào.
Bánh làm xong, người ta phết một chút mỡ rồi rắc một ít ruốc tôm lên mặt
bánh.
Bánh này ăn nóng, bùi, ngẫm nghĩ thì cũng có một cái ngon riêng, nhưng chóng
chán. Có lẽ cũng vì thế mà người ta luôn luôn tìm cách đổi vị đi: ai thích lạp
xường thì có thứ nhân lạp xường, ai thích thịt gà thì có nhân thịt gà – và có
nhà trao biển ở cửa gọi thế là “bánh cuốn nhân cải cách”! Buổi sáng mùa thu, đi
qua một hàng bánh cuốn “cải cách” đó, thấy khói tỏa nghi ngút từ nồi nước hấp
bánh lên như phủ những cái bánh đã hấp rồi trong một lớp the mơ hồ, khách đi
đường cũng thấy nở lên một cái thú dùng thử dăm ba chiếc”.
... Xem
tiếp
Có đến 2 cách để thưởng thức món bánh cuốn trứng hấp dẫn này: cuốn theo kiểu
ốp la, hoặc dàn mỏng lớp trứng phía trong rồi cuộn lại. Vì thế tạo nên vị béo và
đậm đà hơn hẳn món bánh cuốn thông thường.
Quán Thiên Hương trứ danh với món bánh cuốn từ năm 1975 cũng tọa lạc ngay đầu
con hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 01), vốn đã rất quen thuộc với 2 món cháo
lòng và phở Bắc (Dũng).
Quán chỉ mới bán thêm món bánh cuốn trứng trong thời gian gần đây, như một
cách làm phong phú hơn cho thực đơn của mình.
Những điểm bán bánh cuốn trứng ở Sài Gòn dường như chỉ đếm trên đầu ngón tay,
có thể kể ra như bánh cuốn Xuân Hường gần sân bay Tân Sơn Nhất (Tân Bình), bánh
cuốn Hồng Hạnh đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc gần với Đài Truyền hình (quận
01)... Phần vì đổ bánh rất cầu kỳ, giá bán cũng khá bình dân nên ít quán chọn
bán kiểu bánh cuốn này.
... Xem
tiếp
Quán bánh cuốn nhân thịt chấm với nước mắm cà cuống đã tồn tại hơn 30 năm ở
Sài Gòn là của bà Phạm Thị Chức, một người Bắc di cư vào Sài Gòn từ 1976.
Người thứ ba kế nghiệp là cháu ngoại của bà cho biết “phải đặt hàng tinh dầu
cà cuống từ vùng ngập nước Đồng Tháp Mười, nơi người ta vẫn còn bắt được con cà
cuống, lấy bọng tinh dầu và trộn với một phần thịt cà cuống, cho vào lọ nút kín
rồi chuyển vào Sài Gòn”.
Chấm một miếng bánh cuốn vào chén nước chấm có tinh dầu cà cuống, mùi thơm cứ
ngan ngát thật khó tả. Tốt nhất là bạn không nên ăn kèm rau thơm và giá vì sẽ
pha tạp mùi.
... Xem
tiếp
Ít ai nghĩ rằng, dĩa bánh cuốn ngon và độc đáo nhất Sài Gòn lại nằm trong một
con hẻm nhỏ gần chợ Vườn Chuối (quận 03), của một gia đình gốc Bắc còn lưu giữ
cách tráng bánh truyền thống non nửa thế kỷ.
Gọi là "ngon" thì có phần hơi cảm tính, vì có thể mỗi người một phong vị,
nhưng độc đáo thì chắc chắn rồi. Bởi không như hầu hết những tiệm bánh cuốn ngon
ở Sài Gòn mà tôi từng ghé qua như Tây Hồ, Hải Nam hay Xuân Hường ở gần sân bay,
bánh cuốn Song Mọc trong con hẻm nhỏ gần chợ Vườn Chuối này lại có cách thưởng
thức hết sức khác biệt, từ "tiêu chuẩn" trình bày cho đến hương vị.
Dĩa bánh cuốn nóng hổi vừa dọn ra đã làm ta no mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Rau các loại (có cả xà lách) và giá trụng được để riêng trong một dĩa lớn, còn
dĩa bánh cuốn thì đi kèm với 3 loại chả riêng biệt là chả chiên, chả quế và chả
lụa, rắc nhẹ lên một lớp hành phi.
Có thực khách từng ví von lần đầu ăn bánh cuốn ở đây như "từ trái đất mà đáp
phi thuyền lên mặt trăng" vậy. Mà đúng thật, vì nếu bạn quen với kiểu tráng bánh
mỏng và dai, nhân bánh hơi ướt ướt nước củ hành, ăn kèm với nước mắm ngọt dịu
như chiều lòng người Sài Gòn, thì cuốn bánh ở đây mới khác biệt làm sao. Nhân
bánh hơi khô, đầy đủ thành phần thường thấy như thịt, củ sắn, mộc nhỉ (nấm
mèo)... được xào với một bí quyết gia truyền khiến cho tất cả hòa quyện lại
thành một hỗn hợp khô như là ruốc vậy. Đó là chưa kể đến phần vỏ bánh được tráng
thật nhanh và đơn giản, nhưng lại tạo ra một lớp vỏ bánh không mỏng không dày,
không bở mà cũng không dai.
... Xem
tiếp
Bánh cuốn trứng vốn dĩ là một món khó tìm ở Sài Gòn khi số lượng quán chỉ đếm
trên đầu ngón tay. Nhưng một quán ăn gần khu sân bay lại có những biến tấu hết
sức hấp dẫn cho món bánh có nguồn gốc từ Lạng Sơn này.
Như có lần nhắc về món bánh cuốn trứng có bán ở quán Hồng Hạnh. Đây là một
món tương đối khó tìm thấy ở Sài Gòn, mà lý do chính là cách làm khá phức tạp so
với món bánh cuốn truyền thống.
Vẫn là bánh cuốn với gạo được xay mịn thành bột rồi tráng mỏng, nhưng điểm
khác biệt của món bánh cuốn trứng so với các kiểu bánh cuốn khác là lớp nhân bên
trong, bao gồm trứng và thịt bằm. Món ngon có xuất xứ từ Lạng Sơn này hấp dẫn
thực khách bởi phần nhân trứng gà lòng đào béo ngậy được cuốn thật khéo léo bên
trong lớp bánh mỏng.
Để pha được loại bột đặc thù dùng để tráng món bánh này, những hạt gạo tẻ
ngon, trắng ngần, đều hạt được chọn lựa để xay mịn thành bột, rồi sau đó được
hòa với nước để tạo ra một hỗn hợp không quá đặc cũng không quá loãng nhằm tạo
ra độ dẻo đặc trưng cho bánh. Ở Lạng Sơn và các tỉnh miền trung du, người ta vẫn
còn thói quen dùng gạo nương đậm đà để pha bột tráng bánh.
... Xem
tiếp
Vì sao quán lại có tên là “bánh cuốn Tây Hồ”? Đó là vì vào những năm 60, 70
của thế kỷ trước quán bánh cuốn này còn nằm trong đình thờ cụ Phan Châu Trinh
(biệt danh là Phan Tây Hồ) ở gần chợ Đa Kao, rồi dần dần “chết tên” là bánh cuốn
Tây Hồ luôn. Sau đó một thời gian mới dời về địa điểm trên đường Đinh Tiên Hoàng
như bây giờ. Cách đây vài năm quán còn có thêm một chi nhánh nằm ở đường Phan
Xích Long quận Phú Nhuận.
Với tôi thưởng thức bánh cuốn Tây Hồ là cả một “đặc ăn”, có lẽ vì tôi chưa
từng ăn dĩa bánh cuốn nào ngon như ở đây. Mà cũng lạ, nhìn cái dĩa là biết ngay
bánh cuốn Tây Hồ. 4 cuốn bánh được xếp gọn gàng trên dĩa nhỏ như lòng bàn tay
kèm theo phần rau giá và chút hành phi ở phía trên. Chả lụa với chả quế thì được
dọn riêng trên một dĩa khác. Nhưng vậy cũng chưa đủ mà phải kêu thêm cái bánh
đậu nữa. Nước mắm thì múc ra cái chén nhỏ, gọi thêm 1, 2 giọt tinh dầu cà cuống
nữa cho nổi hẳn vị nước chấm lên.
Gắp từng cuốn bánh chấm vào chén nước mắm cà cuống đó, kẹp thêm chút giá mới
thấy hết cái ngon của dĩa bánh cuốn nơi đây. Phần nhân bánh khá đặc biệt bởi
ngoài phần củ sắn như thường thấy còn là thịt heo xắt viên nhỏ xíu mà khi ăn cho
ta cảm giác dai dai thú vị. Rồi còn ăn thêm miếng bánh đậu, chả lụa và chả quế
cho đủ bộ. Tự nhiên tôi nhớ đến Vũ Bằng trong quyển “Món ngon Hà Nội” khi ông
diễn tả cảm xúc của mình: “Có khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra để lấy ngón
tay nhón từng chiếc bánh đưa lên cho khẽ chạm lấy môi ta như kiểu một cái hôn
yêu trong buổi trao duyên thứ nhất”. Nghe mới thi vị làm sao.
... Xem
tiếp
Ngày nhỏ tôi hay nhầm lẫn giữa bánh cuốn và bánh ướt. Phần vì thoạt nhìn hai
món này giống nhau, phần do cách thưởng thức cũng tương tự: bánh ăn cùng với chả
lụa, chả quế và nhất là phải có bánh tôm (bánh đậu). Sau này để ý kỹ mới thấy
bánh cuốn làm công phu hơn rất nhiều.
Trong quyển “Miếng ngon Hà Nội” (Vũ Bằng) xuất bản năm 1960 có đoạn đặc tả về
bánh cuốn khá thú vị:
“Đáng kể hơn là thứ bánh cuốn nhân thịt hiện nay bán nhiều ở các nẻo đường,
trong những gian nhà thấp bé, tối tăm: một người con gái nhà nghèo ngồi bên cạnh
một hai nồi nước nóng, trên có căng một mảnh vải phin mỏng, múc từng thìa bột
xay sẵn, tãi ra trên vải, rồi tra nhân vào bánh, cuộn lại rồi hấp lên.
Nhân thứ bánh này làm bằng thịt lợn băm nhỏ, gia hành với một chút mộc nhỉ
(nấm mèo) vào.
Bánh làm xong, người ta phết một chút mỡ rồi rắc một ít ruốc tôm lên mặt
bánh.
Bánh này ăn nóng, bùi, ngẫm nghĩ thì cũng có một cái ngon riêng, nhưng chóng
chán. Có lẽ cũng vì thế mà người ta luôn luôn tìm cách đổi vị đi: ai thích lạp
xường thì có thứ nhân lạp xường, ai thích thịt gà thì có nhân thịt gà – và có
nhà trao biển ở cửa gọi thế là “bánh cuốn nhân cải cách”! Buổi sáng mùa thu, đi
qua một hàng bánh cuốn “cải cách” đó, thấy khói tỏa nghi ngút từ nồi nước hấp
bánh lên như phủ những cái bánh đã hấp rồi trong một lớp the mơ hồ, khách đi
đường cũng thấy nở lên một cái thú dùng thử dăm ba chiếc”.
Hơn 50 năm sau những dòng bút ký thú vị đó, bánh cuốn Hà Nội đã trở thành một
phần không thế thiếu trong đời sống sinh hoạt Sài Gòn. Tôi cũng không nhớ mình
đã ăn bao nhiêu tiệm bánh cuốn ở Sài Gòn này, đã thử bao nhiêu phong cách, từng
chạy lên Đinh Tiên Hoàng để thưởng thức một dĩa bánh cuốn Tây Hồ, đi xuống 3
Tháng 2 khúc gần nhà hát Hòa Bình để ăn bánh cuốn Thiên Hương, rồi đường Trường
Sơn gần sân bay… Đó là chưa kể vô vàn những quán bánh cuốn lớn nhỏ khác trong
các khu dân cư dọc ngang Sài Gòn này.
Miếng bánh đậu độc đáo với nhân khoai
môn
Bánh cuốn Hải Nam trên đường Cao Thắng cũng là một địa chỉ khá nổi tiếng về
món này. Quán tương đối hẹp bề ngang, cũng may chỗ phía ngoài tráng bánh biệt
lập với chỗ ngồi bên trong nên cũng khá mát mẻ và thoải mái. Dĩa bánh cuốn Hải
Nam trình bày khá độc đáo khi chỉ để nguyên 2 cuốn dài mà không cắt sẵn như các
quán khác, chắc cũng là một cách để khách thưởng thức trọn vẹn mà không thấy quá
nhiều. Phần nhân có 2 loại cho khách chọn là nhân củ sắn với thịt và nhân tôm
thịt.
Tôi gọi một dĩa bánh tôm thịt. Bánh tráng vừa mỏng, phân nhân tôm thịt kết
hợp cùng nấm mèo và các loại gia vị khá hài hòa. Đặc biệt phần giá trụng ăn kèm
còn có thêm một chút rau xà lách xắt nhỏ. Nhờ vậy mà món bánh cuốn ở đây không
bị ngán. Phần nước chấm cũng khá vừa miệng, hậu vị có một chút chua chứ không
mặn như thường thấy.
Nhưng đến bánh cuốn Hải Nam mà không kêu một phần bánh đậu ăn kèm thì quả là
thiếu sót lớn. Miếng bánh tôm khá to, vuông, nhìn như bánh cóng miền Nam chứ
không thấp và tròn như thường thấy ở các quán khác. Khi gọi bánh sẽ được cắt ra
làm 5 miếng. Đằng sau lớp vỏ giòn rụm là phần nhân mịn có vị thoang thoảng của
khoai môn rất ngon. Tôi nghĩ rằng đây là món “buộc phải gọi” nếu bạn đã cất công
đến đây ăn.
Hải Nam là một quán bánh cuốn ngon với nhiều nét đặc trưng thú vị. Sự hài hòa
trong phần nhân bánh cũng như món bánh đậu hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến những thực
khách khó tính nhất cũng phải hài lòng.
Tân Nhân
Bánh cuốn Hải Nam11a Cao Thắng, phường 02, quận 03
Mở
cửa: 6h30 sáng đến 11 đêm
Giá: Bánh cuốn tôm thịt (27.000đ/dĩa), bánh cuốn
sắn thịt (25.000đ/dĩa), bánh tôm (14.000đ/cái), chả (8.000đ/dĩa)
CAROLINETHANHHUONG: Hà Nội và những món ăn khó mà quên, hàng nào, phố đó, mời đọc cho biết.
Street food en Asie du Sud-Est/ Street food, mode d’emploi/ Những món ăn bên vệ đường ở Á Châu.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire