Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

vendredi 18 septembre 2015

Còn nhớ người nam kỳ lục tỉnh nói tiếng lóng thế nào không ?

Dấu chân kỷ niệm



Vang tiếng một thời: Tiếng Lóng Tiếng Xưa miền Nam Lục Tỉnh
Y Nguyên Mai Trần
Kỷ niệm du hành xuyên suốt miền Tây thời tuổi trẻ, hình ảnh sông nước bao la , ẩn hiện xóm nhỏ dọc bờ kinh, mái lá, phiá trước nhà có bàn Thiên, một bình cấm nhang, chung nước,  những bờ đê phân biệt những cánh đồng lúa xanh, vàng theo hai mùa mưa nắng. Chằng chịt những con rạch, đi luồn vào những vườn cây ăn trái. Những con kinh xuôi ngược với thuyền rộng đò ngang, tắc ráng, ghe chở hàng hoá từ vùng sâu ra phố chợ, thỉnh thoảng có những chiếc ghe dừng “chân” thả vịt, loáng thoáng có câu hò, câu vọng cổ văng vẳng đó đây. Miền Tây của tấm lòng hào sảng, chân thật có gì ăn đó, có gì nói đó, của những câu nói mộc mạc, tả chân. Miền Nam sau 1954, với cuộc di cư đổi đời lần thứ nhất, văn hóa phía Bắc vĩ tuyến 17, loan tỏa, ảnh hưởng, tác động mạnh vào văn hóa miền Nam, Bắc 45, Bắc 54 rồi Bắc 75, mổi thời gian không gian nào đó, trong đời sống ngôn ngữ thường ngày biến đổi thích ứng với hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc bấy gìờ.
Một số “tiếng xưa” “tiếng lóng” trước 75, ngôn từ dân giả thường dùng thời Pháp thuộc có nguồn gốc tiếng Pháp, tiếng Miên, tiếng Hán pha trộn tiếng Việt-Nam Trung Bắc (trước 75) đã một thời thịnh hành, phương tiện chuyên chở cái hay, cái đẹp, mỉa mai châm biếm, dặn dò, răn đe, của những khung trời, hoài niệm thân thương. Xin gởi đến người đọc, bài viết thuộc loại nhớ gì viêt đó với một số ít tham khảo trên mạng, không mang tính cách khảo cứu tiếng Việt nhưng như là một lưu niệm, thỉnh thoảng “giở gương xưa tìm bóng “, một nụ cười nho nhỏ, “tay anh đây xin xem đường quá khứ, khúc nào buồn em bỏ bớt cho vui.
“Bàn toán” cái dụng cụ người Tàu dùng tính tiền khi xưa

“bài kía” giấy chứng nhận sở hửu chủ (thường là gia cầm, heo, bò, trâu…) thời Pháp thuộc.
“ăn kết”  điều tra, mả tà ăn kết vụ ăn cắp gà ở Xóm Gà .
“phú lít” cảnh sát từ chử police mà ra.
“mả tà”  cảnh sát, phát âm trại từ tiếng Pháp matraque (dùi cui, một loại vủ khí cảnh sát đeo lủng lẳng bên hông).
“sơn đầm, sen đầm” cảnh sát đặc biệt (hiến binh) thời Pháp thuộc, phát âm trại  gendarme.
“ông Cò”  tiếng người dân trong Nam gọi ông cảnh sát trưởng thời Pháp thuộc. Có một bài thơ nổi tiếng nói về ông cò của Tú Xương (Trần tế Xương), không biết cái ông cò này có giống như ông Cò quận Chín trong tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca không ? Tưởng cũng nên biết quận 9, không có thật khi Hoa Phượng và Ngọc Điệp viết tuồng cải lương này (1965). Sau đó vài năm mới có quận Chín nằm bên vùng Thủ Thiêm.
Hà Nam danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống toang đành chịu giột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co
Người quên mất thẻ âu trời cãi
Chó chạy ra đường có chủ lo
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to
“tem cò”  tem thư, có lẽ là cò bay mang thư khắp nơi chăng? .
“cò mồi”  người dụ dẩn người khác vào chuyện lừa đảo, bịp bượm.
“thầy cò” người sửa bản in ở  toà  báo, người làm đơn thuê hành chánh hay kiện cáo.
“tiền cò” tiền hoa hồng , tiền môi gìới, có lẽ có nguồn gốc tiếng Pháp commission.
“ốm như cò ma”  gầy óm nhom.
“nhảy cò cò”  trò chơi  trẻ em nhảy theo hình vẻ ra trên đất.

“sức mấy”  không thể xảy ra,  còn lâu, sức mấy mà dám làm, sức mấy mà buồn.
“xưa rồi Dìễm” cụm chử này, có lẽ bắt nguồn từ bài hát Diễm Xưa của TCS, có nghĩa biết rồi, không cần nhắc đi nhắc lại nữa.
“thôi đi tám, bỏ đi tám”  đừng dốc láo nữa, láo vừa phải thôi.
“bà tám” nhiều chuyện.
“đi bum” đi party , đi nhảy đầm.
“đi xế hộp” đi xe hơi.
“chim gái” tán gái, cua gái.
“nghể gái, ghế”  ngắm gái trên đường phố.
“bắt bò lạc” cũng đi cua gái, thường ban đêm nhưng có ý tưởng xấu hơn.
“hết sẩy” ngon lành, không chê được.
“chiến”  bảnh bao, ngon lành, ngon cơm.
”bắt địa” tìm cách, dụ dổ làm tiền.
“chôm chỉa”  ăn cắp bất chấp là cái gì.
“Xù” không giữ hẹn, từ bỏ,  bị ghế (con gái) xù rồi  (có nguồn gốc từ tiếng Anh chăng shoo?).
“chầu bà” Sợ vợ.
“khứa”  thằng đó.
“nhật trình” báo hằng ngày.
“tin xe cán chó”  chuyện không quan trọng.
“tiểu thuyết ba xu” truyện dở.
“tịch, hui nhị tì, ngũm cù đèo, đi mua muối”  chết.
“Ok Salem”   Salem (Sao em làm anh mệt) là loại thuốc lá Mỹ rất thông dụng, ý nói đồng ý, được  rồi.

“Anh hùng xa lộ”  có lẻ bắt đầu từ lúc có xa lộ Sàigòn Biên Hòa, lái xe bạt mạng, nghỉa bóng  không nể nang pháp luật.
“xộ khám, vô chí hoà nha con”  ở tù, bị bắt giam.
“cúp cua”  nghĩ học lén, không xin phép ai.
“ đi ăn chè” ngoại tình lén lút xuất xứ từ chuyện nhạc sỉ P.D dẩn tài  tử K.Ng (em dâu) ra nhà Bè ăn chè, bị bắt gặp đang du dương trong túp lều tranh. Rồi sau một thời gian đó  “Nữa hồn thương đau” ra đời.
“cưa đôi” chia hai đồng đều.
“đàn(g)  thổ “ người Miên.
“bộ đồ vía, diện kẻng”  ăn mặc sang trọng, khác ngày thường.
“đầu gà đít vịt”  người Tàu lai.
“bán nới”  bán rẻ một chút.
“chó lửa”  súng lục, một loại súng nhỏ cầm tay, như rouleau (trục lăn chứa 6 viên đạn).
“thịt bệu” thịt hư.
 “bú thép” bú nhờ.
“ dốt dốt” chưa được khô lắm.
“quần xà lỏn”  quần đùi.
“qua”  tiếng xưng hô tôi, tao.
“bậu”  bạn.
“lấy le”  làm dáng, khoe khoan.
“thua me, gở bài cào”  đừng lo thua keo này gầy keo khác.
“xếp re”  im lặng chịu thua
“ám đọc”  bài học thuộc lòng.
“hớt cua”  hớt tóc ngắn cao, âm trại court
“xăng xái” muốn bắt tay vào việc ngay.
“bác vật” khoa học gia.
“nhờ piston”  nhờ quyền thế chạy chọt.
“đánh phép” gian lận thi cử.
“đì”  bị trù yếm không cho thăng tiến.
“chạy mánh”  tìm cách giải quyết bằng phương tiện thường là bất hợp pháp.
“cà ròn”  bao đan bằng đệm, giống như bao bố.
“hỏng chừng hỏng đổi bất thường”  thay đổi không đoán được.
“măng đa”  giấy nhà băng (ngân hàng) báo (uỷ quyền) đi lảnh tiền , trại âm pháp ngữ mandat.
“phi dê”  uốn tóc, âm trại tiếng Pháp frisé.
“ông chánh”  ông tỉnh trưởng.
Có câu ca dao ‘Mười giờ ông Chánh về Tây.
Cô Ba ở lại chịu đời đắng cay’.
“quất ngựa truy phong” bỏ chạy vì tình, vì nợ.
“cái quần chin núm”
Ca dao rất xưa nói về một nguời làm ruộng, quần rách có lỗ thì buộc chổ  rách lại thành một núm.  Mẹ chồng thấy con dâu phơi quần có chin núm bèn vá lại và đem phơi trên sào, người dâu về , tìm quần không thấy bèn hát lên
(Từ bi ba lá từ bi
Cái quần chin núm nó đi đằng nào ?)
Người mẹ chồng thấy thế trả lời
(Cái quần mẹ giắt trên sào
Con hãy bước tới lấy vào mà thay
Người dâu thấy quần vá lành lặn, bèn cảm khái
(Người hiền lại gặp người hiền
Cái quần chin núm nó liền như xưa)
“u ấp”  trò chơi trẻ em hai phe cùng số người cách nhau bởi một đường thẳng vẻ trên đất, từng nguời thay phiên nhau chạy sang phần đất nghịch cố gắng chạm vào hoặc  đánh trúng người nào rồi trở vế phía bên đất mình mà không đứt khoảng hơi thở, mà không bị bắt lại, thì nguời đã bị chạm phải/đánh trúng phải rời cuộc chơi. Bên nào không còn người nào nữa là phe thua. Tiếng U là âm phát ra liên tục từ khi chạy sang đất địch cho đến khi hết thở kể cả khi không chạm /đụng được đối thủ và phải chạy về, nếu không bị địch bắt, địch đè xuống (ấp) hơi thở bị ngắt quảng, là  bị thua cuộc phải rời cuộc chơi.
“ thẩy lổ lạc, đánh đáo”  trò chơi ném bạc cắc, xu vào lổ khoét nhỏ trên đất, phần lọt vào lổ thì người thẩy được giữ, phần lọt bên ngòai thì người thẩy phải chọi trúng một đồng xu cắc nào đó đã đựợc chỉ định bởi những người cùng chơi đang đợi tới phiên mình. Số tiền nhiều ít tùy sự đóng góp đồng đều của những người cùng chơi.
“đánh gồng, đánh chỗng” trò chơi nơi vùng quê đất rộng, gồm 1 cây que ngắn (khoảng gan tay) và một cây que dài hơn (khoảng 3 gan tay) dùng để đánh. Trên đất đào 1 lổ dài nhỏ, sâu đủ để một phần que ngắn “ngẩn” đủ một đầu cao hơn mặt đất, lúc chơi lấy cây que dài đập vào đầu nhẩn lên cuả cây que ngắn cho nó nhảy tung lên, nguời chơi phải đánh trúng cây que nhỏ thật mạnh để cây văng càng xa càng tốt và nhất là không ai chụp được (nếu bị chụp, thì phải thua).  Khi rơi xuống đất, người đánh gồng dùng cây que dài để đo khoảng cách chiều dài từ nơi que ngắn  rớt xuống  đến miêng lổ. Người nào sau cùng đánh xa nhất, dài nhất thắng cuộc.
“cái rộng”  cái lu thấp đựng cá hay lươn.
“thằng cốt đột”  thằng khỉ.
“chơi lật hình” người nào lật sách, có nhiều trang có hình là kẻ thắng cuộc.
“công nho” tiền quỹ  của làng xã.
“nhảy bao”  cho hai chân vào bao bố, ai nhảy đến đích trước là kẻ thắng cuộc.
“bông dụ” hột xí ngầu, trò chơi cờ bạc, có 6 mặt từ 1 nút tròn đến 6 nút tròn.
“đề pô” đại lý hoặc kho chứa hang.
“cây thông/song  hồng”  cây bằng sắt hay gổ xỏ vào hai khoen dùng gài cửa.
“xây kim tỉnh” xây mộ chuẩn bị trước cho người còn sống.
“gà mái biết gái” người đàn bà cầm quyền.
“ly nguyên tử” ly nội hóa thủy tinh pha nhựa plastic, khó bể.
“viết nguyên tử” viết/bút viết bằng mực dầu, xài xong mua cây khác, còn được gọi duới cái loại viết thông dụng có nhản hiệu Bic.
“cái trả”   nồi lớn để nấu bánh tét.
“cà ràng ông táo”  lò nấu ăn bằng đất sét, phần đầu có ba chấu để nồi,  phần đuôi dài để than , gổ chụm không bị đổ ra ngoài .
“bù ngót”  loại  cây nhỏ , lá xanh  thường dùng nấu canh với rau dền (với tôm khô) hay với măng chung với  cá, nước canh vị ngọt, rất ngon.
“có đường tương chao”  ý nói có hy vọng, có tương lai khá hơn.
“mò tôm”  thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao liệng xuống nước.
“cù bơ cù bất”  đơn côi, bơ vơ, không nơi nương tựa.
“xuống song lang” ca vọng cổ xuống chổ mùi (âm chử có dấu huyền), khán giả vổ tay.
“vầy duyên can lệ “  nên nghĩa vợ chồng.
“lộng giả thành chân”  lấy giả làm thiệt.
“lát xưa”  người chỉ chổ ngồi cho khán giả trong rạp hát, tiếng Pháp placeur, tiếng Anh usher.
“tuối quá bán”  tuổi trên  40 .
“đồng tịch đồng sàng”  chung chiếu chung giường.
“bán tháo”  bán gấp bằng mọi giá rẻ kể cả thua lổ.
“mở hàng”  mua hay bán lần đầu buổi sang.
“dân thương hồ”  nguời mua hay bán trên ghe.
“ăn dộng, dộng”  ăn, tiếng thô lổ.
“xấp xỉ “  vào khỏang.
“tuổi cập kê” tuổi bắt đầu biết chuyện trai gái yêu đương.
“tam sên”  ba người hợp nhau,  nghỉa đen dỉa đồ cúng gồm một miếng thịt luộc,  một con tôm và một trứng luộc.
“tổng khậu”  đầu bếp chuyên nghiệp.
“đúng trân”  đúng một trăm phần trăm.
“liếc dao”  dùng cái  khu chén/tô mài dao sơ qua vài lần trước khi cắt cái gì .
“nhà dây thép “ bưu điện.
“bù trớt” không đâu vào đâu, không liên hệ gì .
“vòng do Tam quốc” ăn nói dài dòng, lăng nhăng.
“liên tu bất tận” không kịp nghỉ, nói không ngừng.
“đắt mèo”  được nhiều đàn bà con gái yêu thích.
“o mèo” cua gái.
 “trà nước”  hối lộ, đưa tiền để “bôi trơn” việc gì.
“hầm bà lằng” Trộn lẩn đủ thứ không cần phân biệt.
“xáp lá cà” gần sát-đánh xáp là cà= cận chiến.
“thỏ đế” nhút nhác sợ hải.
“phần phật”  động tác nhanh, phát ra nhanh như gió
“sít sát”  rất gần nhau
“trần ai khoai củ” phải cực nhọc lắm mới đạt được
“con khỉ”  thứ tiền bạc cắt thời Tây mới đến
“chầm bầm”  vẻ mặt không bằng long, giận dổi
“sở trường tiền” sở công chánh
“cô hãng, bà hãng”  vợ chủ nhà buôn (nhà doanh nghiệp)
“thớ lợ” hay xớ lợ  không quen thuộc nhiều
“áng, ná” tiếng miền Nam xưa gọi cha,mẹ
“nong nả” nóng ruột , không yên muốn làm việc gì
“trân trân”  yên, không lay chuyển
“lân lí” chòm xóm, xưa năm nhà là một lân, năm lân là một lí
“dể duôi” coi không ra gì, khinh khi
“con hát” ca kịch sĩ
“nước” mưu kế, tính hết nước rồi.
“dần lân” được mòi cứ quen thói làm tiếp đến chuyện khác.
“hạ bạc” nghề hạ bạc = nghề chài lưới, đánh cá, kẻ hạ bạc = kẻ thấp hèn (cung cách khiêm nhường).
“tam bành, lục tặc” nổi nóng làm chuyện không nên (ba tà thần Bành Sư, Bành Chất , Bành Khiển có sẳn trong người, đợi dịp xúi dục làm chuyện sai trái; lục tặc hay lục nhập là 6 thứ giặc làm hại nguời tu hành: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ).
Tưởng nhớ Phong-Hưng Lưu Nhơn Nghĩa.
10/2012
Y Nguyên Mai Tran image non affichée

1 commentaire:


  1. Kính quý vị ,




    Rất cảm ơn một bài sưu tập khá công phu về những tiếng lóng cuả dân miền Nam trước khi bị vc cưỡng chiếm . Tôi xin mạn phép có đôi lời chú thích thêm và cũng xin quý cô bác , anh chị chỉ giáo những điều thiếu sót .







    “tịch, hui nhị tì, ngũm cù đèo, đi mua muối” chết.
    Câu " ngủm cù đẻo " tôi cũng hay nghe là " ngủm củ tỏi " . Riêng câu " Đi mua muối " thì phải nói là " Đi bán muối " có lẽ đúng hơn và nghe nhiều hơn .




    “nhật trình” báo hằng ngày.
    Người miền Nam thường phát âm là " nhựt trình " . Dĩ nhiên là "nhật" hay "nhựt" cũng là một thôi , nhưng vì chữ này thường được dùng vào những năm rất xa , trước năm 54 , lúc ấy người miền Nam không quen nói nhật trình như về sau này khi tiếp xúc với người miền Bắc di cư vào . Dần dần về sau , ai ai cũng gọi là "tờ báo" , nói tắt cuả mấy chữ "tờ nhật báo" . Một ví dụ khác : Người miền Nam trước 54 nói Tân Sơn Nhứt chớ không nói Tân Sơn Nhất .




    “hết sẩy” ngon lành, không chê được.

    Chữ này người mình đọc là "xẩy" không uốn lưỡi như khi đọc với chữ S .




    “bông dụ” hột xí ngầu, trò chơi cờ bạc, có 6 mặt từ 1 nút tròn đến 6 nút tròn.

    "Bông vụ " có lẽ đúng hơn , người Bắc gọi là " Con quay " . Tôi không biết hột xí ngầu được kêu là bông vụ .



    “gà mái biết gái” người đàn bà cầm quyền.
    Chữ này có lẽ nên viết là " Gà mái biết gáy " tuy người Nam thì đọc gái với gáy giống nhau , nhưng viết khác .



    “bán tháo” bán gấp bằng mọi giá rẻ kể cả thua lổ.


    Bán tháo hay " Bán đổ bán tháo " .




    “đúng trân” đúng một trăm phần trăm.

    Câu này tôi thường nghe nói " Đúng y trân " mà sau này người ta nói trại đi thành ra " Đúng y chang ( hay y trang)




    “vòng do Tam quốc” ăn nói dài dòng, lăng nhăng.

    Câu này có lẽ nên viết lại là " Vòng vo Tam Quốc ", người Nam nói : Dòng do Tam Quốc . Hehehe . Nói trật mà dễ thương . Tui cũng nói trật như vậy đó , nhưng không phải là không biết nói ... y chang như người Bắc .




    Thân kính ,




    Hoàng Yến (HY)

    RépondreSupprimer