Đối Đãi Trong Thơ Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ
là một nhà thơ của mọi lớp người: từ những cậu khóa mặt trắng, còn đang bận rộn
học thi, hay hăng say trên đường xây dựng tưong lai, tới các tới các ông già
trung niên đã trải qua quá nửa đòi thăng trầm trên đường vật lộn với cuộc sống
và cả các lão trượng mũ ni che tai nhưng vẫn còn chút duyên nợ với trần thế.
Thế nên Nguyễn
Công Trứ thường được coi là hình ảnh của sự mâu thuẫn trong cuộc sống. Đọc 83
bài thơ và hát nói của ông, Truyền Thông chia xẻ cùng bạn đọc niềm vui đọc thơ
Nguyễn Công Trứ.
Ông là một nhà
nho, đồng thời là một chân nhân chân chính: theo ông lọt lòng mẹ là mang nợ vua
nợ cha, nợ tang bồng, lớn lên là mang nợ công danh, nợ phong lưu... Sống là để
trang trải những món nợ đó, nhưng đồng trọn đời thời có quyền hưởng toàn vẹn hai
pho phong nguyệt trời dành cho con người, với cái thú cầm kỳ thi tửu, ngao du
thắng cảnh, kèm thêm cung đàn nhịp phách và thanh sắc giai nhân. Ông chủ trương
thờ vua giúp nước hết mình, nhưng không phải vì vậy mà không hường thụ hết mình.
Thành cũng vui, bại củng vui: vì thành bại là mệnh trời không ai trốn thoát.
Càng nhiều
thăng trầm ông càng hăng say vui với đại hóa trong đời sống. Nhìn theo thần
thoại, đời sống của ông sống là hình ảnh của Sisyphe vui sướng vần tảng đá lên
đỉnh núi và khi tới nơi thì tảng đá lại lăn xuống để Sisyphe lại xuống núi vần
lên, mãi mãi như vậy. Niềm sung sướng đó là kết quả của điều ông đã vượt khỏi
cái đối đãi giữa hữu vi và vô vi, trong đời sống thực tế, ông đã có được sức
sống của cây thông mọc trên vách đá, vượt qua nổi cả đối đẵi của thiên nhiên.
Thơ ông, nhất
là hát nói của ông không phải là những lời tâm sự với người đọc mà để chia sẻ
kinh nghiệm sống của ông với ngưòi đọc ông. Thành công của ông là điều ông đã
chuyển được bút pháp của Trang Tử vào tiếng thơ và câu hát của ông.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire