tt
Sài Gòn, Thành Phố Đã Xa.
Tuỳ bút Caroline Thanh Hương
Trong trí nhớ của tôi gần bốn mươi năm trước, có
con đường thật đẹp đi ngang nhà thờ Đức Bà và rồi sau đó cứ thế mà
đi thẳng đến Thảo Cầm Viên hay còn gọi là Sở Thú với cái cổng thật
hiên ngang, dòm thấy từ xa.
Con đường này lúc nào cũng đi ngang Bưu Điện thành
phố và rất bình yên với vài chiếc xe ba bánh chở bán dừa tươi cho
khách khát nước dừng lại.
Xa xưa hơn nữa, có tiệm bán bánh tây rất ngon mà
khi xong lễ ở nhà thờ Đức Bà, người ta đến vây quanh để mua những
chiếc bánh thơm lừng bơ mà chỉ cần hít đầy mũi là thấy cơn thèm
tăng gấp bội lần.
Tôi, người không đạo, nhưng lại hay bị kéo đi xem
lễ với cô bạn hàng xóm mỗi khi bà ngoại cô mời tôi đi cùng với cô
cho vui.
Trong tâm tưởng xa xôi, tôi hãy còn nghe mùi hoa huệ
bày bán trước cửa thánh đường.
Hoa ngày xưa thơm ngọt ngào, những cánh hoa trắng
mà sao này nơi xứ người khó mà tìm thấy bán ở đâu.
Nghỉ đến đây, tôi vào Net để tìm hiểu ý nghĩa
của nó thì quả là một câu chuyện lý thú.(1).
Phần
giải thích, mời các anh chị đọc ở đoạn cuối, ở đây, tôi chỉ trich
phần cảm
động nhất là đoạn này đây: “Không phải ngẫu nhiên hoa lay ơn có
hình giống chiếc kiếm. Nó bắt nguồn từ truyền thuyết về hai chiến binh dũng cảm
đã vùng lên chống đối kẻ áp bức, nghe theo tiếng nói từ trái tim, thà chịu chết
chứ không giết nhau. »
Hai người xa quê hương, bỗng dưng không giết nhau vì
cùng mang tâm trạng giống nhau và từ con tim, tiếng nói đó tha thiết
biết dường nào.
Riêng câu chuyện ý nghĩa mang tặng hoa Lay Ơn hay
nhận loại hoa ấy có ý nghĩa hẹn hò thì cũng thú vị và lạ lẫm.
Nếu có một tình yêu mà loại hoa này gây xao xuyến
cho tôi thì có lẽ là nỗi nhớ cảnh cũ, đường xưa, có lẽ không bao
giờ có dịp đi trở lại.
Theo dõi đọan phim được quay lại và bỏ trên
Youtube, giải thích hai bên đường có những công trình gì mà tôi chợt
thấy đau lòng.
tt
tt
Đi dạo Sài Gòn, nỗi nhớ không tên.
Công trình mới sao? Mới của mấy mươi năm ngày
trước, giờ đã thay tên, mới của những cái tên người theo cái chủ
nghĩa ngoại bang mà khiến bao người đều bỏ xứ tha hương.
Theo đoạn phim đi xa hơn nữa lại nghe thêm tên những
con đường mà thấy thật chói tai.
Nào Hoàng Sa, Trường Sa, còn của người Việt Nam
không? hay chỉ còn cái tên nghe nổ như thế để nhớ lại một thời có
bao nhiêu người ngã xuống để bảo vệ hai mảnh đất mà ai đã đem đi cầm
cố.
Thành phố cũ, có cố gắng hoài vọng mang tên phố
cũ, và bản nhạc « Sài
Gòn ơi, Ta mất người, như người đã mất tên» là ai đặt ra nó, bao nhiêu người
thổn thức hát nó khi đêm về???
Vô tình sau đó, tôi lại nghe đến bài « Đêm Nhớ Về
Sài Gòn » mà
trong lòng đầy ai oán. Quả là trái đất thì vẫn xoay vòng, người cũ
thì từ từ bặt tin hay đã ra đi, còn lại gì mà không hư hao mà không
thay tên đổi chủ.
Lung linh ánh nến ở cái bàn thờ với vài nén
nhang, mùi trầm, ngày đầu năm, đốt lên cho có một chút âm
hưởng Tết, tôi thả hồn nhớ những ngày xưa đã qua, nhớ những con
đường mà tôi có một thời đạp xe khắp mọi nơi với bạn học cũ.
tt
tt
Dĩ vãng êm đềm, nhưng đã xa tất cả rồi, con đường
xưa em đi, giờ chỉ còn trong tâm tưởng mà thôi, vì
Phố kia, phố của người ta
Cái Nhà đổi chủ, ai mà xót thương.
Ta đi, chẳng nhớ con đường
Chẳng còn bè bạn, chán chường tha phương.
Thanh Hương CR
19 tháng 2 năm 2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire