Kính mời quý anh chị đọc bài sưu tầm.
Caroline Thanh Hương
Đã giải mã được hòn đá biết đi ở thung lũng Chết
Hiện tượng những hòn
đá di chuyển tại khu vực thung lũng chết là một bài toán bí ẩn chưa có
lời giải đáp trong suốt nhiều năm qua. Nhiều giả thuyết được
đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng kỳ bí trên bao gồm cả tác động của từ
trường hoặc thậm chí là do việc làm của người ngoài hành tinh. Mãi cho
đến mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện hải dương học Scripps
thuộc Đại học San Diego đã có lời giải đáp thỏa đáng cho hiện tượng kỳ
lạ nói trên. Kết quả nghiên cứu vừa mới được công bố trên chuyên trang
của Thư viện khoa học cộng đồng PLoS.
Thung lũng Chết (Death Valley) là một
thung lũng dài và hẹp thuộc khu vực phía Đông sa mạc Mojave, California.
Đây là cũng là vùng đất có địa hình thấp nhất, khí hậu khô và nóng nhất
tại Bắc Mỹ. Nổi bật tại nơi đây là một chiếc hồ khô, diện tích lớn với
những hòn đá (có thể lên tới 320kg)có khả năng tự di chuyển và để lại
phía sau nó những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý
giải cho sự di chuyển của các hòn đá như do ảnh hưởng của từ trường, gió
lốc, những lớp tảo trơn, lớp băng mỏng hay thậm chí là có sự nhúng tay
của sinh vật ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai xác nhận các giả
thuyết trên và cũng không có người nào thật sự nhìn thấy hòn đá đang di
chuyển. Các giả thuyết vẫn còn gây nhiều tranh cãi và đây được xem như
một trong số những hiện tượng kỳ bí mà khoa học ngày nay vẫn chưa giải
thích được.
Do đó, với mục tiêu đi tìm lời giải
thích thỏa đáng cho hiện tượng này, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại
học San Diego quyết định thực hiện nghiên cứu khoa học với quy mô chưa
từng có trước đó. Từ mùa đông năm 2011, nhóm đã đặt một trạm khí tượng
với độ chính xác và tin cậy cao nhằm đo đạc sức gió trong khoảng thời
gian mỗi giây 1 lần. Đồng thời, nhóm mang tới đây 15 hòn đá có trang bị
hệ thống định vị GPS để phục vụ công tác nghiên cứu.
Thời gian đầu, các tản đá cực kỳ ít di
chuyển đã khiến các nhà khoa học phán đoán rằng công tác nghiên cứu có
thể lên tới 10 năm hoặc thậm chí là lâu hơn nữa. Tuy nhiên, may mắn đã
bất ngờ xảy đến. Vào tháng 12/2013, 2 người dẫn đầu nghiên cứu là Jim
Norris và Richard Norris đã đến khảo sát khu vực lòng hồ tại thung lũng
chết. Thời điểm đó, lòng hồ đang ngập trong lớp nước với độ sâu khoảng
7cm. Richard cho biết: "Vào buổi trưa ngày 21/12/2013, thời điểm duy
nhất trong ngày băng trên mặt hồ tan ra. Chúng tôi đã nghe được những
tiếng răng rắc và lốp bốp do băng tan trên khắp bề mặt hồ cạn. Tôi đã reo lên với cộng sự mình rằng, đây chính là nguyên nhân".
Từ quan sát trên, các nhà nghiên cứu đã
phát hiện rằng chuyển động của các tảng đá đòi hỏi một sự phối hợp hoàn
hảo của nhiều sự kiện khác nhau.
- Đầu tiên, bề mặt thung lũng phải được phủ lớp nước với độ sâu đủ lớn để tạo thành lớp băng nổi trong suốt mùa đông nhưng vẫn còn đủ độ nông để các hòn đá còn nhô lên không khí.
- Khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm, hồ cạn sẽ đóng một lớp băng mỏng (windowpane ice) phía trên, bên dưới vẫn là nước lỏng. Lượng băng sau đó sẽ dày lên để đủ độ cứng và tạo đủ lực đẩy tảng đá, nhưng vẫn còn phải đủ mỏng để có thể tự do di chuyển (ở bước tiếp theo). Khi đó, hòn đá sẽ được bao quanh bởi lớp băng mỏng nói trên, một phần tảng đá nhô lên, phần còn lại ngập trong nước.
- Cuối cùng, khi mặt trời dần xuất hiện, băng sẽ tan chảy và nứt ra thành từng mảng. Những tảng băng sẽ được những cơn gió nhẹ đẩy trôi đi trên bề mặt hồ cạn và đẩy những hòn đá di chuyển theo.
Một điều đáng ngạc nhiên là chuyển động
trên khá nhẹ nhàng và không cần phải dùng nhiều lực: Mỗi tấm băng chỉ
dày từ 3-5mm, được di chuyển bởi cơn gió có tốc độ 3-5m/s và đẩy những
hòn đá đi với tốc độ vài inch mỗi giây. Với tốc độ này, gần như con
người không thể nhìn thấy được trừ khi tiến lại thật gần để quan sát kỹ.
Jim cho biết: "Có thể, khi khách du lịch đến đây, chuyển động đang
xảy ra một cách hết sức tinh tế nhưng vấn đề là họ không cảm nhận được
điều đó. Việc nhận ra 1 hòn đá đang chuyển động là khá khó khăn, một
phần là do tất cả các hòn đá xung quanh nó cũng đang chuyển động".
Tuy phần lớn bí ẩn đã được giải đáp, nhưng vẫn còn một câu hỏi cần phải giải quyết. Richard cho biết: "Chúng
tôi đã ghi nhận lại được 5 lần chuyển động trong thời gian 2 tháng rưỡi
tại các khu vực trũng với sự di chuyển của hàng trăm hòn đá. Vì vậy,
chúng ta có quyền kết luận rằng những tấm băng nổi chính là động lực mạnh mẽ khiến các hòn đá tại thung lũng chết di chuyển.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa thấy những hòn đá kích thước lớn di
chuyển. Phải chăng chúng cũng di chuyển bằng cách này? Những quan sát
tiếp tục sẽ được thực hiện để hoàn toàn lý giải câu hỏi cuối cùng trên".
Pierres mouvantes : la science lève le voile sur un mystère fascinant
Les pierres mouvantes de la Vallée de la Mort représentaient probablement l’un des plus grands mystères de la science. En tout cas, l’un des plus fascinants… Des rochers qui se déplacent tout seuls et sans la moindre explication au beau milieu d’un désert aride de Californie, ça avait de quoi intriguer… Eh bien figurez-vous que ce mystère a enfin été percé par des scientifiques. Explications.
Observé depuis la fin du 19è siècle à l’emplacement d’un lac asséché (le Racetrack Playa), ce phénomène spectaculaire n’a attiré les scientifiques qu’à partir de la fin des années 40… Richard Norris, océanographe à l’université de Californie, dans MotherBoard :
« La première étude scientifique sur les pierres a été menée en 1948, puis plusieurs publications se sont succédées. Tous les dix ans, quelqu’un publiait un nouveau papier sur Racetrack, mais aucun chercheur ne s’était jamais risqué à étudier le problème sur un temps long, de peur de passer pour un chasseur de mystères, ce qui est très mauvais dans une carrière. Mes collègues ont toujours pris cette affaire pour une énigme amusante, pas pour un sujet d’étude à part entière. »
Mais Richard Norris, lui, a décidé de se consacrer entièrement à ces gros cailloux qu’il a découverts enfant, en compagnie de son oncle géomorphologiste. Pour comprendre quand, comment, et pourquoi les pierres bougeaient dans ce coin d’Amérique (parfois sur plusieurs centaines de mètres), il a mis au point une stratégie redoutable.
Se rendant sur place avec ses propres pierres (les autorités du parc lui interdisant de toucher à celles qui étaient sur places), Richard Norris a équipé chacun de ces cobayes minéraux d’un GPS et d’une petite station météo. Ne restait plus qu’à attendre et à récolter les données enregistrées.
Deux ans plus tard, en 2014, comme le rapporte Motherborad, « les pierres s’étaient effectivement déplacées » et, grâce à ses observations, Richard Norris a pu en tirer des conclusions formelles : les pierres mouvantes ne sont pas le fruit d’un quelconque phénomène surnaturel, mais bien d’une étrange combinaison mêlant pluie, glace, vent et soleil. Explications.
Quand une forte pluie tombée sur le lac est suivie d’une forte et soudaine chute de température, l’eau se transforme alors en une épaisse couche de glace et décroche des pierres qui roulent jusque sur « la plage ». Puis, quand le soleil se met à chauffer et à faire fondre la glace, il arrive que le vent se mêle à la partie et pousse les feuilles de glace sur lesquelles reposent les blocs de pierre. Du coup, par la force des choses, les pierres se mettent à glisser littéralement sur le sol…
Richard Norris :
« Les feuilles de glace sont de l’épaisseur d’une vitre de fenêtre. Et malgré cette finesse, elle sont très, très larges. On a ainsi des sortes de pare-brise de glace qui ont prise au vent, et qui peuvent faire glisser de gros objets, comme des pierres. »
La magie n’a donc rien à voir avec tout ça, mais le phénomène de la Vallée de la Mort n’en reste pas moins fascinant. Une découverte hors-norme.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire