Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

jeudi 19 mai 2016

Tại sao ở London lại có những thư viện bí mật?


Nếu người ta muốn dấu cái gì thì nó trở thành sự bí mật của thành phố, của chính phủ hay của cả một dân tộc.

À, mà tại sao lại dấu trước mắt mọi người để làm chi nhỉ?

Thư viện à?

Đó là tài sản chung, đặt ở London, mà lại kêu là bí mật nữa, lạ thật đấy chứ.

Chúng ta cùng nhau khám phá nhé.

Caroline Thanh Hương

Những thư viện bí mật, khó tìm thấy ở London

Dân trí Thư viện thường là địa điểm công cộng, nơi người ta tới để đọc sách và tận hưởng sự yên tĩnh. Tuy nhiên, vẻ đẹp của London thường được tìm thấy ở những ngõ ngách ít người biết. Và dưới đây là những thư viện bí mật, khó tìm thấy tại London.

Thư viện St. Bride
 
 photo 1-179ee1.jpg

Một trong số rất nhiều tài liệu quý được lưu giữ tại thư viện St.Bride
Nằm trong một ngôi nhà được xây năm 1894, thư viện này tập trung vào những cuốn sách về hội họa và mỹ thuật. Tại đó có hơn 50 nghìn cuốn sách về kĩ thuật in ấn, phong cách hội họa, thiết kế mỹ thuật và thư pháp, cũng như một kho cổ vật từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 20, bao gồm các bản khắc gỗ, đĩa đồng và đá in thạch bản. Khi bước vào thư viện này, mùi mực in rất nồng đậm và người đọc có thể sống trong không khí kéo dài hàng trăm năm của ngành in ấn.
Thư viện Guildhall

 
 photo 2-179ee1.jpg


 

Hình ảnh của nữ hoàng Elizabeth I, Anne, và Victoria được chạm khắc vào năm 1873 bên ngoài thư viện Guildhall.

 
 photo 3-179ee1.jpg 

Ảnh chụp lối vào của thư viện Guilhall.
Thư viện Guildhall tự hào là thư viện lưu giữ lịch sử của London, bộ sưu tập sách ở đây gồm hơn 200 nghìn bản sách trong suốt 7 thế kỉ qua. Các cuốn sách, tờ rơi, tạp chí và các ấn bản khác bao trùm toàn bộ cuộc sống của London trong hơn 700 năm, từ các ghi chép của thợ làm đồng hồ hay giấy tờ của quốc hội Anh, cho tới sách về sản xuất rượu và lịch sử hàng hải.
Thư viện Phụ nữ
 photo 4-179ee1.jpg
 

Một buổi triển lãm diễn ra tại khuôn viên thư viện Phụ nữ.
Nằm trong khuôn viên trường đại học Kinh tế của London, thư viện này nhấn mạnh vào sự thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội trong cuộc sống của những người phụ nữ Anh suốt 150 năm qua. Bộ sưu tập sách bao gồm hơn 60 cuốn, 3 nghìn đầu tạp chí và hơn 5000 hiện vật. Các hiện vật đáng chú ý bao gồm các tài liệu trong chiến dịch đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và tài sản của các nhà hoạt động là nữ giới.

 
Thư viện Saison Poetry

 photo 6-05cbb1.jpg

Các kệ tài liệu tham khảo tại thư viện Saison Poetry.
Nắm giữ bộ sưu tập văn thơ đồ sộ nhất của nước Anh từ năm 1912, thư viện này được thành lập năm 1953 và có hơn 200 nghìn hiện vật. Tất cả các đầu sách được phát hành tại Anh đều được lưu giữ, và có một không gian để trưng bày các tác phẩm của nhà văn nhà thơ của Anh. Một dịch vụ thú vị ở đây là người đọc và thủ thư có thể tìm thấy bài thơ đầy đủ chỉ nhờ vào một hoặc hai câu thơ được ghi nhớ trong đầu.

 
Thư viện âm nhạc Westminster
 

 photo 7-179ee1.jpg
Ảnh chụp tại thư viện âm nhạc Westminster.
Nằm ngay gần thư viện Victoria, thư viện âm nhạc Westminster là trung tâm lớn nhất về âm nhạc của Anh. Với hơn 80 nghìn hiện vật, thư viện này lưu giữ cả những bản hòa tấu, cho phép các ban nhạc nghiệp dư và chuyên nghiệp thuê để biểu diễn. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ các bản thảo được viết từ thế kỉ 18. Tất nhiên, đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều buổi biểu diễn âm nhạc.
 
Thư viện Marx
 photo 8-179ee1.jpg
 


Ảnh chụp bên ngoài thư viện Marx.
Nơi đây lưu giữ hàng chục nghìn bản sách, báo và tờ rơi về các tư tưởng của Marx và ngành Xã hội học, cũng như lịch sử của tầng lớp công nhân. Thư viện này nằm trong tòa nhà từng là tổng hành dinh của các tổ chức cấp tiến như Hiệp hội yêu nước của London, cũng như là trung tâm in ấn của các báo cánh tả. Lenin từng làm việc tại đây từ tháng 4/1902 đến tháng 5/1903, với nhiệm vụ biên tập và in ấn tạp chí ISKRA và sau đó chuyển về Nga. Văn phòng của ông vẫn được bảo quản cẩn thận và mở cửa cho công chúng.
Phan HạnhTheo Atlas

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire