Nói về lịch sử nước pháp, thì không thể nào không biết về hoàng đế Hoàng đế Napoleon Bonaparte.
Sưu tầm được bài viết này và thêm phần tiểu sử để các anh chị naào khao khát tìm hiểu lịch sử sẽ có ở đây 1 tàì liệu đáng được chú ý.
Caroline Thanh Hương
Nhiều người biết đến Napoleon Bonaparte (1769 – 1821) với tư cách là một nhà quân sự và nhà chính trị kiệt xuất người Pháp nhưng chỉ rất ít người biết được 10 sự thật về con người vĩ đại này. Cụ thể như sau:
1. Giống như mọi người, Napoleon Bonaparte cũng được bố mẹ và những người thân gần gũi gọi bằng tên thân mật. Và biệt danh đó là Nabulio.
2. Khi còn nhỏ, hoàng đế Napoleon rất giỏi môn Toán.
3. Nhà cầm quân lừng danh thế giới Napoleon rất sợ mèo.
4. Là vị vua có chiều cao khiêm tốn, cao 1,68m (bằng mức cao trung bình của người dân cả nam và nữ thời đó).
5. Tại Pháp, nếu người nào lấy tên của hoàng đế Napoleon đặt tên cho con lợn sẽ được coi là hành động bất hợp pháp.
6. Nhà cầm quân Napoleon đã chinh phục được nhiều đất đai nhưng không bao giờ chinh phạt thành công Vương quốc Anh.
7. Hoàng đế Napoleon thỉnh thoảng mặc quần áo của người nghèo và đi bộ khắp đường phố Paris để hỏi mọi người về ông. Với cách này, nhà cầm quân Napoleon có thể đánh giá được mức độ nổi tiếng của mình trong dân chúng.
8. Không thích tên của vợ mình, Marie Josephe Rose Tascher de la Pagerie, hoàng đế Pháp đã đổi tên cho vợ thành Josephine.
9. Mỗi khi đi chinh chiến, Hoàng đế Napoleon thường mang theo bên mình một bức chân dung nhỏ vẽ hình vợ vì ông cho rằng người vợ Josephine luôn mang đến may mắn cho ông.
10. Napoleon thường ăn rất nhanh và dùng bữa trong sự yên lặng, không ai được phép gây tiếng ồn.
Khoahocthuvi.net
Sợ mèo, học rất giỏi môn toán,
luôn mang ảnh vợ theo... là vài trong những sự thật về Hoàng đế Napoleon
Bonaparte khiến nhiều người ngạc nhiên, thú vị.
Bố mẹ và những người thân gần
gũi với hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte thường gọi ông với biệt danh là
Nabulio. Đây là một trong những sự thật về Napoleon Bonaparte gây thú
vị cho nhiều người.
Khi còn nhỏ, hoàng đế Napoleon rất giỏi môn Toán.
Ít ai có thể ngờ được rằng, nhà cầm quân lừng danh thế giới Napoleon lại rất sợ mèo.
Hoàng đế Napoleon nổi tiếng
là ông hoàng có chiều cao khiêm tốn, cao 1,68m (bằng mức cao trung bình
của người dân cả nam và nữ thời đó).
Tại Pháp, nếu người nào lấy tên của hoàng đế Napoleon đặt tên cho con lợn sẽ được coi là hành động bất hợp pháp.
Nhà cầm quân Napoleon đã chinh phục được nhiều đất đai nhưng không bao giờ chinh phạt thành công Vương quốc Anh.
Hoàng đế Napoleon thỉnh thoảng
mặc quần áo của người nghèo và đi bộ khắp đường phố Paris để hỏi mọi
người về ông. Với cách này, nhà cầm quân Napoleon có thể đánh giá được
mức độ nổi tiếng của mình trong dân chúng.
Tên đầy đủ vợ hoàng đế Napoleon
là Marie Josephe Rose Tascher de la Pagerie. Do không thích tên đó nên
hoàng đế Pháp đã đổi tên cho vợ thành Josephine.
Hoàng đế Napoleon cho rằng
người vợ Josephine luôn mang đến may mắn cho ông. Chính vì vậy, nhà cầm
quân vĩ đại này thường mang theo một bức chân dung nhỏ vẽ hình vợ mỗi
khi đi chinh chiến.
Napoleon thường ăn rất nhanh và dùng bữa trong sự yên lặng, không ai được phép gây tiếng ồn.
Tâm Anh/Theo Kiến thức
Napoléon Bonaparte
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cờ hiệu Đế chế của Napoléon I
Napoléon Bonaparte[chú thích 1] (tiếng Pháp:
Napoléon Bonaparte [napoleɔ̃ bɔnɑpaʁt], tiếng Ý:
Napoleone Buonaparte;
15 tháng 8 năm
1769 –
5 tháng 5 năm
1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị xuất sắc người Pháp trong và sau cuộc
cách mạng Pháp cũng như
các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.
Với đế hiệu
Napoléon I, ông là
Hoàng đế của người Pháp từ năm 1804 đến năm 1815. Cuộc cải cách pháp luật của ông,
Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật
dân sự
trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình
trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên
minh, được gọi là các cuộc
chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa
châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền
đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (
Ancien Régime).
Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối
phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà quân sự
vĩ đại nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên
cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới
[1].
Napoléon được sinh ra ở
Ajaccio thuộc
Corse, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc
Genova (Ý). Ông được đào tạo thành một sỹ quan pháo binh ở Pháp. Bonaparte trở nên nổi tiếng dưới thời
Đệ nhất Cộng hòa Pháp khi chỉ huy thành công nhiều chiến dịch chống lại
Liên minh thứ nhất và
thứ hai chống Pháp. Ông cũng tiến hành cuộc chinh phạt
bán đảo Ý.
Năm 1799, ông đã tổ chức một cuộc đảo chính và tự đưa mình trở thành
vị Tổng tài thứ nhất; năm năm sau đó Thượng viện Pháp tuyên xưng ông là
Hoàng đế Pháp. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 19,
Đệ nhất Đế chế Pháp
dưới quyền Napoléon đã tham gia vào một loạt xung đột — những cuộc
chiến tranh Napoléon — lôi kéo mọi cường quốc chính ở châu Âu tham gia.
Sau một loạt thắng lợi, Pháp đạt được vị trí thống trị ở lục địa châu
Âu, và Napoléon duy trì phạm vi ảnh hưởng của Pháp thông qua việc thành
lập của những mối đồng minh rộng lớn và bổ nhiệm bạn bè và người thân
cai trị các quốc gia châu Âu khác như những chư hầu của Pháp.
Cuộc chiến kéo dài ở
bán đảo Iberia và
cuộc xâm lược nước Nga năm 1812 đánh dấu bước ngoặt trong cơ đồ của Napoléon. Quân đội chủ lực của Pháp,
Grande Armée, bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch và không bao giờ có thể khôi phục lại hoàn toàn. Năm 1813,
Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân đội của ông tại
Leipzig, năm sau đó Liên minh xâm lược Pháp, buộc Napoléon phải thoái vị và đày ông đến
đảo Elba. Chưa đầy một năm sau, ông thoát khỏi Elba và trở lại nắm quyền, nhưng đã bị đánh bại trong
trận Waterloo vào tháng 6 năm 1815. Napoléon trải qua sáu năm cuối cùng của cuộc đời trong sự giam cầm của người Anh trên
đảo Saint Helena. Cái chết của ông gây ra nhiều tranh cãi về sau, chẳng hạn một số học giả cho rằng ông là nạn nhân của một vụ đầu độc bằng
arsen.
Dòng dõi và việc học tập
Cha của Napoléon, Carlo Buonaparte.
Napoléon Bonaparte là đứa con thứ hai trong một gia đình có tám người con, ra đời tại dinh thự
Casa Buonaparte ở thị trấn
Ajaccio, đảo
Corse vào ngày 15 Tháng Tám năm 1769, một năm sau khi hòn đảo này được
Cộng hòa Genova chuyển giao cho Pháp
[2]. Ông được
đặt tên thánh là
Napoleone di Buonaparte, theo tên một người chú (trước đó ông bà Bonaparte đã có một con trai đặt tên
Napoleone nhưng đã mất sớm). Vào tuổi hai mươi, ông lấy tên là
Napoléon Bonaparte cho có vẻ Pháp hơn
[3][chú thích 2].
Dòng họ Bonaparte ở Corse bắt nguồn từ giới quý tộc nhỏ Ý ở
Lombardia[4][5], những người đã đến
Corse từ
Liguria từ thế kỷ 16
[6]. Cha của ông là Nobile Carlo Buonaparte, một luật sư, từng được chỉ định làm đại diện của đảo Corse đối với triều đình vua
Louis XVI. Người có ảnh hưởng quyết định trong thời thơ ấu của Napoléon là mẹ ông,
Letizia Ramolino, kỉ luật nghiêm khắc của bà đã kiềm chế đứa bé ngỗ nghịch
[7].
Ông có một anh trai
Joseph và sáu người em là
Lucien,
Elisa,
Louis,
Pauline,
Caroline và
Jérôme. Có hai đứa trẻ khác, một trai một gái được sinh trước Joseph nhưng chết yểu
[8]. Napoléon được rửa tội như một người
Công giáo ngay trước sinh nhật hai tuổi của mình, vào ngày 21 tháng Bảy năm 1771 tại
nhà thờ Ajaccio[9].
Nền tảng quý tộc và tương đối khá giả cùng các mối quan hệ của gia
đình giúp Napoléon có cơ hội học tập lớn hơn nhiều so với một người
Corse thông thường thời đó
[10]. Tháng Một năm 1779, Napoléon đã ghi danh vào một trường tôn giáo ở
Autun trên đất liền để học tiếng Pháp. Đến tháng Năm, ông được nhận vào một học viện quân sự tại
Brienne-le-Château[11]. Ông nói giọng Corse và không thể đánh vần đúng cách
[12], điều khiến ông bị bạn bè trêu chọc và do đó chuyên tâm vào việc đọc
[13].
Nhưng một viên giám thị quan sát thấy Napoléon "luôn luôn nổi trội
trong sự chăm chú đối với toán học. Anh tương đối thuần thục với lịch sử
và địa lý... Chàng trai này sẽ làm nên một thủy thủ xuất sắc"
[14][chú thích 3]. Khi hoàn thành việc học ở Brienne năm 1784, Napoléon được nhận vào trường quân sự danh tiếng
École Militaire ở
Paris. Điều này đã kết thúc tham vọng hải quân từng khiến ông cân nhắc một đơn xin vào
Hải quân Hoàng gia Anh
[16].
Ông được đào tạo để trở thành một sĩ quan pháo binh và, khi cái chết
của người cha làm giảm thu nhập, đã buộc phải hoàn thành khóa học hai
năm trong một năm
[17]. Ông là người Corse đầu tiên tốt nghiệp từ École Militaire
[17]. Ông được sát hạch bởi nhà khoa học nổi tiếng
Pierre-Simon Laplace, người sau này Napoléon bổ nhiệm vào Thượng viện
[18].
Khởi đầu sự nghiệp
Napoleon Bonaparte ở tuổi 23, trung tá của một tiểu đoàn quân tình nguyện Corse.
Khi tốt nghiệp tháng Chín 1785, Bonaparte được phong hàm
thiếu úy ở trung đoàn pháo binh
La Fère[11][chú thích 4]. Ông từng đóng ở
Valence, Drôme và
Auxonne
cho đến trước khi bùng nổ Cách mạng năm 1789, và nghỉ phép gần hai năm ở
Corse và Paris trong giai đoạn này. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc
nhiệt thành, ông viết cho lãnh đạo Corse
Pasquale Paoli vào tháng 5 1789:
"Tôi đã được sinh ra khi dân tộc suy vong. Ba mươi nghìn người Pháp
được tung tới bờ biển của chúng ta, nó nhấn chìm ngôi báu của tự do vào
những làn sóng máu. Chính cảnh tượng đó là thứ ghê tởm đầu tiên đập vào
mắt tôi"[20].
Ông trải qua những năm đầu Cách mạng ở Corse, chiến đấu trong một
cuộc xung đột phức tạp ba bên giữa những người bảo hoàng, những người
cách mạng, và những người dân tộc chủ nghĩa Corse. Ông ủng hộ phái cách
mạng
Jacobin, nhận hàm
trung tá
trong đoàn dân quân Corse, và chỉ huy một tiểu đoàn quân tình nguyện.
Mặc dù quá thời gian nghỉ phép vắng mặt và lãnh đạo một cuộc bạo động
chống lại quân đội Pháp ở Corse, ông vẫn được thăng hàm đại úy trong
quân đội chính quy Pháp tháng Bảy 1792
[21].
Ông trở lại quê hương và bắt đầu mẫu thuẫn với Paoli, người quyết
định chia tách Corse khỏi Pháp và phá hoại một cuộc tấn công của Pháp
trên đảo
Sardegna, nơi Bonaparte là một trong các viên chỉ huy chính
[22]. Bonaparte và gia đình phải bỏ trốn vào đất liền Pháp vào tháng Sáu 1793 bởi sự cắt đứt quan hệ với Paoli
[23].
Cuộc vây hãm Toulon
-
Tướng Bonaparte trong trận
Toulon
Tháng Sáu 1793, Napoléon đã xuất bản một cuốn sách nhỏ có khuynh hướng thân cộng hòa,
Le Souper de Beaucaire (Bữa tối ở
Beaucaire), thứ đem lại cho ông sự khâm phục và ủng hộ của
Augustin Robespierre, em trai nhà lãnh đạo cách mạng
Maximilien Robespierre. Với sự giúp đỡ của một đồng đội người Corse là
Antoine Christophe Saliceti,
Bonaparte được bổ nhiệm làm chỉ huy pháo binh của quân đội cộng hòa
trong cuộc vây hãm Toulon. Thành phố này nổi dậy chống chính phủ cộng
hòa và được quân Anh đóng giữ
[24].
Ông tiến hành một kế hoạch chiếm một quả đồi nơi các khẩu pháo của
quân cộng hòa có thể bao quát cảng thành phố và buộc các chiến thuyền
Anh phải rút lui. Cuộc đột kích lên vị trí trên, trong đó Bonaparte bị
thương ở đùi, đã dẫn tới việc chiếm được thành phố sau đó, nhờ vậy ông
được thăng hàm
Chuẩn tướng ở tuổi 24.
Ủy ban An ninh Công cộng (chính phủ
de facto của Pháp đương thời) chú ý đến Napoléon, ông được cử đảm trách pháo binh của Tập đoàn quân Ý của Pháp
[25].
Trong lúc chờ sự xác nhận bổ nhiệm, Napoléon dành thời gian để khảo sát các công sự duyên hải trên bờ biển Địa Trung Hải gần
Marseille. Ông thảo ra kế hoạch tấn công
Vương quốc Sardegna như một phần của chiến dịch chống lại
Liên minh thứ nhất[26]. Tư lệnh Tập đoàn quân Ý,
Pierre Jadart Dumerbion,
đã chứng kiến quá nhiều viên tướng bị xử tử do không đủ hay do có quan
điểm chính trị sai lầm. Do đó, ông chiều theo ý các ủy viên đặc trách
của
Quốc Ước (
représentant en mission) là Augustin Robespierre và Saliceti, những người đến lượt họ sẵn lòng lắng nghe viên tướng pháo binh mới được thăng chức
[27].
Thực hiện kế hoạch của Bonaparte trong
trận Saorgio tháng Tư 1794, quân đội Pháp tiến lên phía đông bắc tới vùng
Riviera thuộc Ý sau đó ngoặt sang phía bắc để chiếm đóng
Ormea trong vùng núi. Từ Ormea, họ đột phá phía tây để thọc sườn các vị trí Áo-Sardegna xung quanh
Saorge. Kết quả là, các thành thị duyên hải
Oneglia và
Loano, cũng như con
đèo Tenda chiến lược, bị chiếm bởi quân Pháp
[28].
Sau đó, Augustin Robespierre gửi Bonaparte tới một nhiệm vụ ở Cộng hòa
Genova để xác định các toan tính của quốc gia này đối với nước Pháp
[26].
Ngày 13 tháng Hái Nho
-
Cuộc tấn công Quốc Ước ngày 13 tháng
Vendémiaire, tranh của Abraham Girardet.
Theo sau sự sụp đổ của chính quyền Jacobin vào tháng Bảy 1794
Chính biến Thermidor, một báo cáo vạch tội khiến Bonaparte bị quản chế tại gia ở
Nice vì mối liên hệ với anh em Robespierre
[chú thích 5].
Thư kí của Napoleon, Bourrienne, phản kháng cáo buộc này trong hồi kí
của ông. Theo Bourrienne, sự đố kị giữa Tập đoàn quân Alps và Tập đoàn
quân Ý (mà Napoléon đứng vị trí thứ hai lúc đó) chịu trách nhiệm về cáo
buộc này
[30].
Sau một lời biện hộ sôi nổi trong một lá thư mà Bonaparte gửi gấp tới
các đặc phái viên Saliceti và Albitte, ông được tha bổng mọi tội
[31].
Ông được thả trong vòng hai tuần, và do năng lực của mình, được yêu
cầu thảo kế hoạch tấn công các vị trí Ý trong bối cảnh cuộc chiến
Pháp-Áo. Ông cũng tham gia vào một cuộc viễn chinh nhằm chiếm lại Corse
từ tay người Anh, nhưng quân Pháp đã bị đẩy lùi bởi Hải quân Hoàng gia
[32].
Tháng Bốn 1795, Bonaparte đính hôn với
Désirée Clary, em gái của
Julie Clary, người đã cưới anh trai của Bonaparte là Joseph; nhà Clary là một gia đình thương nhân giàu có đến từ Marseilles
[33]. Cùng thời gian này, ông được chỉ định tới Tập đoàn quân phía Tây, lúc này đang tham gia
Chiến tranh Vendée
— một cuộc nội chiến kéo dài do phe bảo hoàng chống cách mạng gây ra ở
vùng Vendée phía tây miền trung nước Pháp. Làm một tư lệnh bộ binh, đó
là một sự giáng cấp từ tướng pháo binh — mà quân đội đã có đủ hạn ngạch —
và ông viện cớ sức khỏe yếu để từ chối nhậm chức
[34].
Ông được chuyển tới Văn phòng Trắc địa của Ủy ban An ninh Công cộng và tìm kiếm cơ hội được gửi tới
Constantinople để phục vụ cho
Sultan nhưng không thành
[35]. Trong thời kì này, ông viết một tiểu thuyết lãng mạn ngắn mang tựa đề
Clisson et Eugénie kể về một người lính và tình nhân của anh ta, một so sánh rõ ràng mối quan hệ của chính Bonaparte với Désirée
[36].
Ngày 15 tháng Chín, Bonaparte bị loại khỏi danh sách các tướng của quân
đội chính quy do việc từ chối nhận nhiệm vụ ở chiến dịch Vendée. Ông
đối diện với một tình trạng tài chính khó khăn và thu hẹp những tham
vọng về tiền đồ của mình
[37].
Mùng 3 tháng Mười, những người bảo hoàng ở Paris tuyên bố một cuộc nổi loạn chống lại
Quốc Ước sau khi họ bị loại khỏi chính phủ mới, nội các
Đốc chính[38].
Paul Barras,
một lãnh đạo của Chính biến Thermidor, biết đến thành tích quân sự của
Bonaparte ở Toulon và trao cho ông quyền chỉ huy các lực lượng ứng biến
phòng thủ trụ sở Quốc Ước ở
Cung điện Tuileries. Chứng kiến vụ thảm sát đội Cận vệ Thụy Sĩ của nhà vua ba năm trước đó, ông nhận ra pháo binh có thể là chìa khóa để kháng cự
[11].
Ông lệnh cho một sĩ quan kị binh trẻ,
Joachim Murat, chiếm các khẩu đại bác lớn và dùng chúng để đẩy lui các đợt tấn công vào mùng 5 tháng Mười 1795—
13 tháng Vendémiaire (Hái Nho) năm IV theo
Lịch Cách mạng Pháp. Sau khi 1400 người bảo hoàng chết, số còn lại rút lui
[38].
Sự thất bại của cuộc nổi dậy phe bảo hoàng đã dập tắt mối đe dọa với
Quốc Ước và giúp Bonaparte đột nhiên gặt hái được danh vọng, tiền tài
cùng với sự bảo trợ của nội các mới. Murat cưới một trong số các em gái
và trở thành em rể cũng như tiếp tục phục vụ Napoléon như một vị tướng.
Bonaparte được thăng hàm
thiếu tướng, đảm nhiệm chức Tư lệnh Nội địa (
Commandand de l'armée de l'Intérieur) và sau đó Tập đoàn quân Ý được trao cho ông
[23].
Trong vòng vài tuần ông đã gắn bó với nhân tình cũ của Barras,
Joséphine de Beauharnais. Họ cưới nhau vào mùng 9 tháng Ba 1796 sau khi ông hủy đính ước với Désirée Clary
[39].
Chiến dịch Ý thứ nhất (1796–1797)
Hai ngày sau hôn lễ, Bonaparte rời Paris để nắm quyền chỉ huy Tập
đoàn quân Ý và dẫn dắt một cuộc chinh phạt thắng lợi nước Ý. Ở
trận Lodi ông đã đánh bại quân đội Áo và đẩy họ ra khỏi
Lombardia[23]. Ông thất bại trong trận
Caldiero bởi sự tăng viện của Áo, chỉ huy bởi
József Alvinczi, tuy nhiên Bonaparte lấy lại thế chủ động trong trận đánh có tính quyết định ở
Arcole tiến tới chinh phục địa phận của Giáo hoàng
[40].
Bonaparte đã bác bỏ mong muốn của những người vô thần ở Hội đồng Đốc
chính là hành quân vào Roma và phế truất Giáo hoàng vì ông cho rằng điều
này sẽ tạo ra một
khoảng trống quyền lực sẽ bị
Vương quốc Napoli lợi dụng. Thay vào đó, tháng Ba 1797, Bonaparte chỉ huy quân đội tiến vào Áo và buộc nước này thương lượng một hòa ước
[41].
Hiệp ước Leoben đã cho Pháp quyền cai quản hầu hết Bắc Ý và các miền đất phía dưới châu thổ sông Rhine (
Pays-Bas, gồm
Bỉ,
Hà Lan và một phần lãnh thổ Đức, Pháp hiện nay), trong khi một điều khoản bí mật hứa hẹn
Cộng hòa Venezia cho Áo. Bonaparte hành quân tới
Venezia
và buộc nó đầu hàng, kết thúc 1100 năm nền độc lập của thành phố thương
mại này; ông cũng lấy cớ cho quân Pháp cướp bóc những báu vật như những
bức tượng ngựa bằng đồng ở
Giáo đường Thánh Máccô[42].
Áp dụng những ý tưởng quân sự thông thường vào các tình huống thực tế
đã làm nên những vinh quang quân sự của ông, chẳng hạn như việc sử dụng
sáng tạo pháo binh như một lực lượng linh hoạt để hỗ trợ cho bộ binh.
Ông nói về chiến thuật của mình như sau:
"Tôi đã đánh sáu mươi trận
và tôi không học được điều gì mà tôi chưa biết vào lúc bắt đầu. Nhìn
Caesar xem; ông ta đánh trận đầu giống như trận cuối"[43].
Ông tinh thông trong việc sử dụng gián điệp và mưu trá và có thể
thắng trận chiến bằng cách che đậy việc triển khai quân và tập trung
quân vào điểm mấu chốt của mặt trận bị suy yếu của đối phương. Nếu ông
không thể sử dụng chiến lược bao vây ưa thích của mình (
Mouvement en tenaille,
chuyển quân sang hai cánh và hợp vây kẻ địch), ông sẽ nắm lấy vị trí
trung tâm và tấn công hai lực lượng phối hợp ở điểm mấu chốt của họ,
tung quân đánh một cánh cho đến khi nó rút lui, sau đó quay lại đương
đầu với cánh kia
[44]. Trong chiến dịch Ý này, quân đội của Bonaparte bắt được 150 000 tù binh, 540 khẩu đại bác và 170 cờ hiệu
[45]. Quân đội Pháp đã đánh 67 trận và thắng 19 trận chính quy (
pitched battles, trong đó hai bên chọn một địa điểm dàn quân trước khi đánh) nhờ kĩ thuật pháo binh áp đảo và các chiến thuật của Bonaparte
[46].
Trong khi chiến dịch diễn ra, Bonaparte trở nên ngày càng có ảnh
hưởng trong chính trị Pháp; ông thành lập hai tờ báo: một cho quân đội
của ông và một phát hành ở Pháp
[47]. Những người bảo hoàng đả kích Bonaparte vì cướp phá Ý và cảnh báo rằng ông có thể trở thành một kẻ độc tài
[48]. Bonaparte gửi tướng
Pierre Augereau tới Paris để lãnh đạo một cuộc đảo chính và thanh lọc những người bảo hoàng vào mùng 4 tháng Chín — sau được gọi là
Đảo chính ngày 18 Fructidor.
Điều này đem Barras và các đồng minh phe Cộng hòa trở lại nắm quyền
nhưng phụ thuộc vào Bonaparte, người bấy giờ đang tiến hành đàm phán hòa
ước mới với Áo. Những thương lượng này dẫn tới
Hiệp ước Campo Formio, và Bonaparte trở lại Paris tháng Mười hai như một anh hùng
[49]. Ông gặp
Talleyrand,
Bộ trưởng Ngoại giao mới của Pháp — người về sau phục vụ ở cùng cương
vị cho đế chế của Napoléon — và họ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc xâm
lược nước Anh
[23].
Viễn chinh tới Ai Cập (1798-1801)
-
Sau hai tháng lên kế hoạch, Bonaparte quyết định rằng lực lượng hải quân Pháp chưa đủ mạnh để đối diện với Hải quân Hoàng gia ở
Eo biển Anh và đề xuất một cuộc viễn chinh để chiếm Ai Cập và do đó phá sự tiếp cận của người Anh với những nguồn lợi thương mại ở Ấn Độ
[23].
Bonaparte mong mỏi thiết lập một sự hiển hiện của Pháp ở Trung Đông,
với giấc mộng tối hậu về việc liên kết với một kẻ thù Hồi giáo của Anh ở
Ấn Độ,
Tippu Sultan[50].
Napoléon đảm bảo với Hội đồng Đốc chính rằng "ngay khi ông chinh phục
được Ai Cập, ông sẽ thành lập những mối quan hệ với các hoàng thân Ấn
Độ, và cùng với họ, tấn công người Anh tại các thuộc địa của họ"
[51].
Theo một bản tường trình tháng Hai 1798 bởi Talleyrand: "Khi đã chiếm
giữ và củng cố Ai Cập, chúng ta sẽ gửi một lực lượng 15000 người từ
Suez tới Ấn Độ, kết hợp với Tipu-Sahib và đánh đuổi người Anh"
[51]. Hội đồng đồng ý với kế hoạch để bảo đảm tuyến giao thương tới Ấn Độ
[52].
Bức
Bonaparte trước Nhân sư (tranh vẽ khoảng. 1868) của Jean-Léon Gérôme, Lâu đài Hearst
Tháng Năm 1798, Bonaparte được bầu làm thành viên của
Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Chuyến viễn chinh Ai Cập của ông có sự tham gia của 167 nhà khoa học bao gồm các nhà toán học, tự nhiên học, hóa học và
trắc địa; trong những khám phá của họ có
Phiến đá Rosetta, và công trình của họ được xuất bản thành cuốn
Description de l'Égypte năm 1809
[53].
Trên đường tới Ai Cập, Bonaparte tới
Malta vào ngày 9 tháng Sáu 1798, khi đó dưới quyền kiểm soát của dòng
Hiệp sĩ Cứu tế. Hai trăm hiệp sĩ gốc Pháp không ủng hộ vị Đại trưởng lão,
Ferdinand von Hompesch zu Bolheim,
và bày tỏ rằng họ sẽ không chiến đấu chống lại đồng bào. Hompesch đầu
hàng sau một sự kháng cự yếu ớt, và Bonaparte chiếm được một căn cứ hải
quân quan trọng với tổn thất chỉ ba binh sĩ
[54].
Tướng Bonaparte cùng đoàn quân của ông đã phải né tránh cuộc truy đuổi của Hải quân Hoàng gia và cập cảng ngày 1 tháng Bảy ở
Alexandria[23]. Ông đánh
trận Shubra Khit chống lại
Mamluk, giới quân sự thống trị Ai Cập bấy giờ. Điều này giúp những người Pháp thực hành chiến thuật phòng thủ cho
trận Kim Tự Tháp diễn ra ngày 21 tháng Bảy, cách các
kim tự tháp
24 km. Lực lượng của Bonaparte vào khoảng 25000, xấp xỉ bằng quân số kỵ
binh Mamluk, nhưng ông đã lập những khối quân hình vuông rỗng với quân
nhu được giữ an toàn bên trong. Kết quả, chỉ có 29 người Pháp chết
[55], so với xấp xỉ 2000 người Ai Cập. Chiến thắng này đã củng cố tinh thần cho quân đội Pháp
[56].
Ngày 1 tháng Tám, hạm đội Anh dưới quyền
Horatio Nelson đã bắt hoặc tiêu diệt hầu như tất cả chỉ trừ hai chiếc tàu Pháp trong
trận sông Nile, và mục tiêu của Bonaparte về một vị thế tăng cường của người Pháp ở Địa Trung Hải tan vỡ
[57].
Quân đội của ông thành công trong sự gia tăng ngắn hạn quyền lực của
Pháp ở Ai Cập, tuy nhiên sau đó đối mặt với những cuộc nổi dậy liên tiếp
[58]. Đầu năm 1799, ông chuyển quân tới tỉnh
Damascus thuộc
đế quốc Ottoman (
Syria và
Galilea). Bonaparte chỉ huy 13000 lính Pháp trong cuộc chinh phục các thành thị duyên hải
Arish,
Gaza,
Jaffa, và
Haifa[59].
Cuộc tấn công vào Jaffa
đặc biệt đẫm máu: Bonaparte, khi khám phá ra phần nhiều trong những
người bảo vệ thành phố là cựu tù nhân chiến tranh từng hứa danh dự không
trả thù để được tha, đã ra lệnh cho quân phòng thủ cùng 1.400 khác bị
xử tử bằng lưỡi lê hoặc dìm chết đuối để tiết kiệm đạn
[57]. Đàn ông, đàn bà và trẻ con bị cướp và giết trong ba ngày
[60].
Với đội quân bị suy yếu bởi bệnh dịch — chủ yếu là
dịch hạch — và nguồn quân nhu nghèo nàn, Bonaparte không thể
hạ các pháo đài ở
Akko và trở lại Ai Cập vào tháng Năm
[57]. Để tăng tốc cuộc hành quân, ông ra lệnh bỏ lại những người lính ốm yếu vì dịch hạch và bắt họ uống thuốc độc
[61].
(Tuy nhiên, những người Anh sau này chứng kiến đã ghi chép lại rằng hầu
hết những người này sống sót và không bị đầu độc). Những người ủng hộ
ông lập luận rằng điều này là cần thiết để đối phó với các trận tập hậu
của quân Ottoman, và thực tế những người bỏ lại còn sống thường bị tra
tấn và chặt đầu bởi kẻ địch. Trở lại Ai Cập, vào ngày 25 tháng Bảy,
Bonaparte đánh bại cuộc tấn công đổ bộ của Ottoman trong
trận Abukir[62].
Nhà cai trị nước Pháp
-
Khi ở Ai Cập, Bonaparte vẫn nhận được thông báo về sự vụ châu Âu
thông qua các báo chí và thông điệp được chuyển tới không đều đặn. Ông
biết rằng Pháp đã phải chịu một
chuỗi những thất bại trong
Chiến tranh Liên minh thứ hai[63].
Ngày 24 tháng Tám 1799, ông lợi dụng sự rút lui tạm thời các tàu Anh
khỏi các cảng Pháp để giong buồm về nước, bất chấp sự kiện là ông không
nhận được mệnh lệnh rõ ràng nào từ Paris
[57]. Quân đội ở lại được giao phó cho tướng
Jean Baptiste Kléber[64].
Hội đồng Đốc chính đã gửi ông những mệnh lệnh quay về để ngăn ngừa
những cuộc xâm lược vào đất Pháp, nhưng đường dây liên lạc nghèo nàn
khiến cho các thông điệp không đến được với ông
[63].
Vào lúc ông tới được Paris vào tháng Mười, tình hình nước Pháp đã được
cải thiện bởi một chuỗi những thắng lợi. Tuy nhiên nền Cộng hòa đã phá
sản, và Hội đồng bất lực không được lòng dân Pháp
[65]. Hội đồng đã thảo luận về việc "đào ngũ" của Bonaparte nhưng quá yếu ớt để trừng phạt ông
[63].
Bonaparte được một trong các viên Đốc chính,
Emmanuel Joseph Sieyès, tiếp cận để hỗ trợ cho một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ
hợp hiến. Những người đứng đầu kịch bản này bao gồm người em trai ông là Lucien; phát ngôn viên của
Hội đồng Năm trăm (tức Hạ nghị viện),
Roger Ducos; một viên Đốc chính khác,
Joseph Fouché;
và Talleyrand. Vào ngày 9 tháng Mười một — hay 18 tháng Brumaire (Sương
mù) theo lịch Cộng hòa Pháp — Bonaparte được trao nhiệm vụ bảo đảm an
ninh cho hai viện lập pháp, những người bị thuyết phục rời về
Lâu đài Saint-Cloud ở phía Tây Paris, sau một tin đồn về một cuộc nổi loạn của phe Jacobin được lan truyền bởi những người âm mưu
[66].
Ngày hôm sau, các nghị sĩ nhận ra họ đang đối mặt với một cuộc đảo
chính. Trước sự phản kháng của họ, Bonaparte chỉ huy quân đội nắm quyền
và giải tán họ, kế đó một nghị viện thu nhỏ (
rump legislature) chỉ định Bonaparte, Sieyès, và Ducos làm các Tổng tài lâm thời quản lí chính quyền
[57].
Chế độ Tổng tài Pháp
-
Mặc dù Sieyès hi vọng sẽ cầm đầu trong chính quyền mới, ông sớm bị vượt mặt bởi Bonaparte, người thảo ra
Hiến pháp Năm VIII và bảo đảm việc bầu chọn bản thân làm
Tổng tài thứ nhất, và ông dọn đến ở điện Tuileries
[67]. Điều này khiến cho Bonaparte trở thành con người quyền lực nhất ở Pháp
[57].
Năm 1800, Bonaparte và quân đội của ông vượt dãy Alps tới Ý, nơi quân
đội Pháp đã hầu như bị đánh bật hoàn toàn bởi quân Áo trong lúc ông
đang ở Ai Cập. Chiến dịch khởi đầu tệ hại cho người Pháp khi Bonarpate
có những sai lầm chiến lược; một lực lượng đã bị vây hãm ở
Genova nhưng cuối cùng phá được vây và do đó chiếm được tài nguyên của quân Áo
[68]. Nỗ lực này, và sự tăng viện kịp thời của tướng
Louis Desaix, đã cho phép Bonaparte quay lại với chuỗi thắng lợi vào tháng Sáu trong
trận Marengo có tính quyết định
[69].
Anh trai Joseph của Bonaparte tiến hành thương lượng hòa bình ở
Lunéville
và thông báo rằng Áo, được khuyến khích bởi người Anh, sẽ không công
nhận những lãnh thổ Pháp vừa mới chiếm được. Khi cuộc thương lượng trở
nên ngày càng căng thẳng, Bonaparte trao quyền cho tướng
Moreau tấn công đất Áo thêm một lần nữa. Moreau đã lãnh đạo quân Pháp tới chiến thắng trong
trận Hohenlinden. Kết quả là,
Hiệp ước Lunéville được kí vào tháng hai 1801; những chiến quả của Pháp từ Hiệp ước Campo Formio được tái xác nhận và tăng cường
[69].
Nền hòa bình tạm thời cho châu Âu
-
Cả Pháp lẫn Anh đã trở nên mệt mỏi với chiến tranh và kí với nhau
Hiệp ước Amiens
vào tháng 10 năm 1801 và tháng 3 năm 1802. Điều này đòi hỏi sự triệt
thoái quân đội Anh khỏi hầu hết các thuộc địa họ chiếm gần đó
[68].
Sự hưu chiến này không dễ dàng và ngắn ngủi. Người Anh không chịu rút
khỏi Malta như đã hứa và chống lại việc Bonaparte thôn tính
Piedmont và
Đạo luật Hòa giải
của ông đã thiết lập nên một Liên bang Thụy Sĩ mới phụ thuộc vào Pháp,
mặc dù không lãnh thổ nào kể trên nằm trong phạm vi của hiệp ước
[70].
Sự tranh cãi đạt đến đỉnh điểm và kết thúc bằng một tuyên bố chiến
tranh của người Anh vào tháng Năm 1803, và Napoléon tái lập căn cứ xâm
lược ở Boulougne
[57].
Bonaparte cũng đứng trước sự thất thế và cuối cùng là thảm bại trong đàn áp Cách mạng Haiti. Bằng
Luật 20 tháng Năm 1802 ông tái thiết lập chế độ nô lệ trong các vùng thuộc địa Pháp vốn đã bị bãi trừ sau Cách mạng
[71]. Đáp trả một cuộc nổi dậy của nô lệ, ông gửi một đạo quân viễn chinh để tái chiếm
Saint-Dominique và thiết lập một căn cứ. Tuy nhiên lực lượng này bị hủy diệt bởi dịch
sốt vàng và sức kháng cự mãnh liệt bởi những viên tướng Haiti
Toussaint Louverture và
Jean-Jacques Dessalines[chú thích 6].
Nước Pháp đứng trước tình trạng phá sản tài chính và một cuộc chiến
tranh cận kề với người Anh, Bonaparte nhận thấy những sở hữu của Pháp ở
đất liền thuộc Bắc Mĩ là không thể bảo vệ được và bán chúng cho Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ —
Vụ mua bán Louisiana — với giá hơn ba cent mỗi
mẫu Anh (
acre) (tức khoảng 7,4 cent mỗi
hecta)
[73].
Đế chế Pháp
-
-
Napoléon phải đương đầu với những âm mưu của phe bảo hoàng và Jacobin, bao gồm các ‘’
Âm mưu dao găm’’ vào tháng Mười năm 1800 và ‘’
Âm mưu Phố Saint-Nicaise’’ hai tháng sau, đều nhắm vào ám sát cá nhân ông
[74].
Tháng Một 1804, cảnh sát khám phá một kế hoạch ám sát ông có can dự tới
Moreau và dường như được nhà Bourbon thúc đẩy. Theo lời khuyên của
Talleyrand, Napoléon ra lệnh bắt cóc
Louis Antoine, Công tước Enghien trong một cuộc đột nhập vào lãnh thổ
Baden láng giềng. Sau một phiên xử bí mật Công tước bị hành hình, mặc dù ông không tham dự vào âm mưu
[75].
Napoléon sử dụng âm mưu trên để biện hộ cho sự tái lập của nền quân
chủ cha truyền con nối ở Pháp, mà chính ông là Hoàng đế, với lập luận
rằng sự phục hồi đáng lo ngại của nhà Bourbon sẽ khó khăn hơn nếu sự
thừa kế nhà Bonaparte được ghi nhận bởi hiến pháp
[76]. Trong một cử chỉ có tính hình thức, Thượng viện yêu cầu ông lên ngôi Hoàng đế để "bảo vệ nền Cộng hòa". Napoléon tự đội
đế miện với hiệu Hoàng đế Napoléon I vào ngày 2 tháng Mười hai 1804 ở
Nhà thờ Đức Bà Paris và sau đó trao miện
Hoàng hậu cho Joséphin
[77] dưới sự chứng kiến của
Giáo hoàng Piô VII.
Ludwig van Beethoven, một người hâm mộ từ lâu của ông, đã thất vọng vì sự quay sang chủ nghĩa đế quốc này và xóa lời đề tặng Napoléon trong
Giao hưởng số 3 của mình.
Tại
Nhà thờ Milano vào ngày 26 tháng Năm 1805, Napoléon đăng quang ngôi
Vua của Ý với
Vương miện Sắt của Lombardia. Ông lập nên cấp
Thống chế của Đế chế từ những vị tướng hàng đầu của mình, để đảm bảo lòng trung thành của quân đội.
Chiến tranh liên minh thứ ba
-
-
Nước Anh phá vỡ Hòa ước Amiens và tuyên chiến với Pháp vào tháng Năm 1803. Napoléon thiết lập doanh trại ở
Boulogne-sur-Mer để chuẩn bị cho
cuộc xâm lược nước Anh.
Tới năm 1805, Anh đã thuyết phục được Áo và Nga tham gia vào một Liên
minh thứ ba chống Pháp. Napoléon biết rằng hạm đội Pháp không thể đánh
bại Hải quân Hoàng gia trong một trận chiến mặt đối mặt và lập kế hoạch
nhử họ ra khỏi Eo biển Anh
[78].
Theo đó,
Hải quân Pháp
sẽ thoát khỏi sự bao vây của quân anh ở Toulon và Brest rồi đe dọa tấn
công Tây Ấn, do đó sẽ loại bỏ được sự phòng thủ phía Tây quần đảo Anh,
với hi vọng một hạm đội Pháp-Tây Ban Nha có thể đoạt được eo biển đủ lâu
để quân đội Pháp băng qua từ Boulogne và xâm lược nước Anh
[78]. Tuy nhiên, sau thất bại trong trận hải chiến ở
Mũi Finisterre vào tháng Bảy 1805 và cuộc rút lui của
Đô đốc Villeneuve về Cádiz, xâm lược đất Anh không bao giờ còn là một lựa chọn hiện thực đối với Napoléon nữa
[79].
Khi quân đội Áo được triển khai tới
Bayern, ông ngừng triển khai xâm lược Anh và ra lệnh cho đạo quân đóng ở Boulogne,
Grande Armée của ông, hành quân bí mật trong một cuộc di chuyển thọc sâu vào hậu phương địch —
chiến dịch Ulm.
Điều này bao vây lực lượng Áo sắp sửa tấn công Pháp và cắt đứt các
đường liên lạc của họ. Ngày 20 tháng Mười 1805, quân Pháp bắt được 30
000 tù binh trong
trận Ulm, tuy nhiên ngày hôm sau chiến thắng của người Anh ở
Trafalgar đồng nghĩa với việc Hải quân Hoàng gia hoàn toàn chiếm lĩnh các vùng biển
[80].
Sáu tuần sau, trong lần kỉ niệm một năm ngày đăng quang, Napoléon đã đánh bại liên quân Áo-Nga trong
trận Austerlitz nổi tiếng với tổn thất của phe Liên minh vào khoảng 27 000 người, gấp 3 lần quân Pháp
[81].
Trận này đã bẻ gãy Liên minh thứ ba, khiến cho Aleksandr I phải than
thở: "Chúng ta là những em bé trong bàn tay của một gã khổng lồ"
[82]. Napoléon trở về Paris nhận sự hưởng ứng nhiệt liệt, cho khánh thành
Khải Hoàn Môn để tưởng niệm chiến thắng. Áo phải chịu nhường một phần lãnh thổ;
Hòa ước Pressburg dẫn tới sự giải thể
Đế quốc La Mã Thần thánh và lập nên
Liên bang sông Rhine với Napoléon giữ vị trí
Bảo hộ Công[80].
Napoléon sau này nhắc lại "trận Austerlitz là trận đánh đẹp nhất trong mọi trận đánh tôi từng thực hiện"
[83].
Frank McLynn cho rằng Napoléon đã quá thành công ở Austerlitz tới mức
ông mất sự liên hệ với thực tiễn, và thứ từng là chính sách ngoại giao
Pháp trở thành "một thứ của riêng Napoléon"
[84].
Vincent Cronin
không tán thành, cho rằng Napoléon không tự mãn quá mức về bản thân, mà
"ông là hiện thân cho lòng tự mãn của ba mươi triệu người Pháp"
[85].
Các mối đồng minh Trung Đông
Ngay cả sau chiến dịch ở Ai Cập, Napoléon vẫn tiếp tục ấp ủ một kế hoạch lớn lao là thành lập một sự hiện diện của Pháp ở
Trung Đông[50].
Một mối đồng minh với các cường quốc Trung Đông sẽ là lợi thế chiến
lược gây sức ép cho Nga ở biên giới phía Nam của nước này. Từ 1803,
Napoléon tiến những bước đáng kể trong cố gắng thuyết phục
Đế quốc Ottoman chiến đấu chống lại Nga ở
bán đảo Balkan và gia nhập liên minh chống Nga của ông
[86].
Napoléon gửi tướng
Horace Sebastiani sang làm đặc sứ, hứa hẹn sẽ giúp đỡ Đế quốc Ottoman khôi phục những lãnh thổ đã mất
[86]. Tháng Hai năm 1806, sau chiến thắng của Napoléon ở Austerlitz và sự chia cắt sau đó của
Đế quốc Habsburg, Hoàng đế Ottoman
Selim III cuối cùng thừa nhận ngôi Hoàng đế của Napoléon, chính thức chọn liên minh với Pháp như
"người đồng minh thân thiết và tự nhiên của chúng ta", đồng thời tuyên chiến với Nga và Anh
[87].
Một liên minh Pháp-Ba Tư cũng được hình thành, trong thời gian từ 1807 tới 1809, giữa
Đế quốc Ba Tư của
Fat′h-Ali Shah Qajar chống Nga và Anh. Liên minh này chấm dứt khi Pháp bắt tay với Nga và chuyển trọng tâm sang các chiến dịch châu Âu
[50].
Chiến tranh với Liên minh thứ tư
-
-
Liên minh thứ tư được thành lập năm 1806, và Napoléon đánh bại quân Phổ trong
trận Jena-Auerstedt vào tháng Mười
[88]. Ông hành quân vượt Ba Lan để đương đầu với quân Nga đang tiến sang và hai bên có đụng độ đẫm máu tại
trận Eylau ngày 6 tháng hai năm 1807 nhưng bất phân thắng bại
[89].
Sau một thắng lại quyết định tại
trận Friedland, ông kí các
Hiệp ước Tilsit bao gồm một văn bản với Nga hoàng
Aleksandr I
phân chia lục địa giữa hai cường quốc này; một văn bản khác với Phổ
tước một nửa lãnh thổ nước này. Napoléon đặt các nhà cai trị lên ngai
vàng các bang nước Đức, bao gồm người em Jérôme làm vua của
Vương quốc Westfalen mới lập. Trong vùng Ba Lan mà Pháp kiểm soát, ông lập nên
Công quốc Warszawa dưới quyền Vua
Friedrich August I của Sachsen[90].
Với các
chiếu chỉ Milano và
chiếu chỉ Berlin, Napoléon nỗ lực tăng cường một sự tẩy chay thương mại khắp châu Âu đối với Anh mang tên
Hệ thống Lục địa.
Đạo luật chiến tranh kinh tế này không thành công, bởi nó khuyến khích
các thương gia Anh buôn lậu vào châu Âu lục địa, và nhân viên cưỡng bách
thuế quan độc quyền của Napoléon không thể ngăn họ lại
[91].
Chiến tranh Bán đảo
-
Vì
Bồ Đào Nha không tuân theo lệnh
phong tỏa lục địa nên Napoléon phải cất quân chinh phạt vào năm 1807 với sự hỗ trợ của
Tây Ban Nha. Dưới chiêu bài tăng cường cho quân đội Pháp - Tây Ban Nha chiếm đóng Bồ Đào Nha, Napoléon xâm lược luôn cả Tây Ban Nha, phế
Carlos IV rồi đưa anh trai của mình là Joseph Bonaparte lên ngôi, đồng thời đặt em vợ là Joachim Murat lên cầm quyền thay Joseph ở
Napoli. Điều này đã dẫn đến sự kháng cự mạnh mẽ của quân đội và thường dân Tây Ban Nha gây nên
cuộc khởi nghĩa Dos de Mayo[92].
Ngày thứ 2 tháng 5 năm 1808, quân Mamluk xung kích, một bức họa của
Francisco Goya
Ở Tây Ban Nha, Napoléon còn phải đối mặt với một loại hình chiến tranh mới,
chiến tranh du kích [chú thích 7],
trong đó cư dân địa phương, hưởng ứng chủ nghĩa ái quốc và tinh thần
tôn giáo, tham gia vào cuộc chiến. Loại hình bước đầu của
chiến tranh nhân dân
này bao gồm nhiều hình thức chiến đấu cường độ thấp (quấy rối, phá
hoại, nổi dậy vũ trang...) và trợ giúp cho quân đội chính quy những nước
đồng minh với Tây Ban Nha. Sau khi quân Pháp đồn trú buộc phải rút khỏi
nhiều phần đất nước này, Napoléon nắm quyền chỉ huy trực tiếp, đánh bại
quân Tây Ban Nha. Ông chiếm lại Madrid, đánh bật một đội quân Anh tới
cứu viện và đẩy lui họ khỏi bờ biển
[93].
Tuy vậy, trước khi người dân Tây Ban Nha chịu khuất phục hoàn toàn,
nước Áo lại đe dọa chiến tranh, buộc Napoléon phải quay về Pháp.
[94].
Cuộc chiến tranh trên bán đảo Iberia tốn kém và thường đẫm máu vẫn tiếp tục khi Napoléon vắng mặt. Trong
cuộc vây hãm Zaragoza lần thứ hai, gần như toàn bộ thành phố bị phá hủy và hơn 5 vạn người bỏ mạng
[95].
Mặc dù Napoléon để 30 vạn quân tinh nhuệ ở lại Tây Ban Nha để chống lại
quân du kích cũng như liên quân Anh-Bồ Đao Nha dưới sự chỉ huy của
Công tước Wellington, nhưng sự kiểm soát của Pháp ngày một suy yếu
[96].
Sau khi phía đồng minh giành thắng lợi, cuộc chiến kết thúc sau khi Napoléon thoái vị vào năm 1814
[97]. Napoléon mô tả cuộc chiến tranh Bán đảo là trung tâm của sự thất bại chung cuộc của mình. Ông đã viết trong hồi ký:
"Cuộc chiến tranh bất hạnh đó đã hủy diệt tôi...Tất cả...những tai họa của tôi bị buộc chặt với nút thắt định mệnh đó"[98].
Chiến tranh Liên minh thứ năm và tái hôn
-
Tháng Tư 1809, Áo bất ngờ phá vỡ liên minh với Pháp, tham gia vào
Liên minh thứ năm chống Pháp. Napoléon buộc phải nắm quyền chỉ huy các
lực lượng ở mặt trận Danube và Đức. Sau những thắng lợi ban đầu, quân
Pháp vấp phải khó khăn trong việc vượt qua
sông Donau và thất bại vào tháng Năm trong
trận Aspern-Essling gần
Viên[99]. Người Áo đã bỏ lỡ lợi dụng tình thế, để cho Napoléon có thể tập hợp lại lực lượng. Ông đánh bại quân Áo trong
trận Wagram, và
Hiệp ước Schönbrunn được kí giữa Pháp và Áo. Tuy thắng lợi nhưng thiệt hại nặng nề trong trận Wagram đã chứng tỏ những suy sút của quân đội Pháp
[100].
Vương quốc Anh vẫn chống Pháp và có vài trận thắng trên biển
[101]. Trên lục địa châu Âu, Anh chỉ hỗ trợ cuộc chiến trên
bán đảo Iberia và gửi một đoàn quân viễn chinh gồm 40.000 người tới
Walcheren (vùng
Zeeland, Hà Lan) từ 30 tháng 7 tới 10 tháng 12 năm 1809 để tấn công căn cứ hải quân
Antwerpen của Pháp và để chia cắt lực lượng Pháp nhằm giúp Áo nhưng cuối cùng phải rút lui khi Napoléon đem quân tăng viện
[102].
Ông đồng thời sáp nhập lãnh thổ của Giáo hoàng bởi Giáo hội từ chối
ủng hộ Hệ thống Lục địa; Giáo hoàng Piô VII đáp trả bằng cách
rút phép thông công
vị hoàng đế Pháp. Sau đó một số sĩ quan của Napoléon bắt cóc Giáo
hoàng, Napoléon tuy không ra lệnh trên nhưng khi biết sự việc cũng không
cho thả Piô. Giáo hoàng bị chuyển đi khắp các lãnh thổ của Napoléon và
Napoléon đã gửi các phái đoàn tới gây áp lực buộc ông trên các vấn đề
bao gồm thỏa thuận về một giáo ước mới với nước Pháp, điều Piô từ chối.
Năm 1810 Napoléon kết hôn với
nữ Đại công tước Marie Louise của Áo, sau khi ông ly dị với Joséphine; điều này gây thêm căng thẳng với Giáo hội, và mười ba
Hồng y đã bị tống giam do vắng mặt tại lễ cưới
[103]. Giáo hoàng tiếp tục bị giam cầm trong 5 năm và không trở về Roma cho đến tháng Năm 1814
[104].
Đệ nhất Đế chế Pháp có quy mô rộng nhất vào năm 1811
Đế quốc Pháp
Các quốc gia vệ tinh của Pháp
Các quốc gia đồng minh
Napoléon chấp nhận việc
Bernadotte,
một trong các thống chế của ông được bầu làm người thừa kế ngai vàng
Thụy Điển vào tháng Mười một 1810. Ông thường chiều Bernadotte bất chấp
những sơ suất của viên tướng này vì Bernadotte cưới hôn thê cũ của ông
là Désirée Clary nhưng về sau hối hận cả đời khi Bernadotte đem Thụy
Điển liên minh với các kẻ thù của Pháp trong
Liên minh thứ sáu và trở thành một trong những đối thủ đáng ngại nhất của ông
[105]
Xâm lược nước Nga
-
Hội nghị Erfurt
được tổ chức nhằm bảo vệ mối đồng minh Nga-Pháp, và các hoàng đế Pháp
và Nga đã có một mối quan hệ cá nhân thân thiện sau cuộc họp đầu tiên ở
Tilsit năm 1807
[106].
Tuy nhiên tới năm 1811, căng thẳng gia tăng và Alexander chịu sức ép từ
giới quý tộc Nga đòi phá vỡ đồng minh. Dấu hiệu ban đầu rằng mối quan
hệ đã biến đổi là sự chối bỏ trên thực tế Hệ thống Lục địa, điều khiến
Napoléon đe dọa Aleksandr nhiều hậu quả thảm khốc nếu ông lập quan hệ
đồng minh với người Anh
[107].
Tới 1812, các cố vấn của Aleksandr đề xuất khả năng tiến hành xâm
lược Đế quốc Pháp và tái chiếm Ba Lan. Nhận được báo cáo tình báo về
những sự chuẩn bị chiến tranh của Nga, Napoléon tăng cường mở rộng đạo
quân
Grande Armée của mình lên hơn 450 000 lính
[108].
Ông phớt lờ lời khuyên lặp lại chống một cuộc xâm lược vào trung tâm
nước Nga và chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công; và ngày 23 tháng Sáu
1812 cuộc chinh phạt bắt đầu
[109].
Trong một nỗ lực nhằm thu được sự hỗ trợ hơn nữa từ những người yêu nước dân tộc chủ nghĩa Ba Lan, Napoléon gọi cuộc chiến là
Chiến tranh Ba Lan lần thứ hai —
Chiến tranh Ba Lan lần thứ nhất là cuộc nổi dậy
Liên bang Bar
của quý tộc Ba Lan chống lại Nga năm 1768. Những người yêu nước Ba Lan
muốn khu vực Ba Lan thuộc Nga sáp nhập vào Công quốc Warszawa và một nhà
nước Ba Lan độc lập được tạo ra. Điều này bị từ chối bởi Napoléon đã
hứa với đồng minh Áo không cho phép như vậy. Napoléon cũng từ chối
giải phóng cho
nông nô
Nga bởi lo ngại điều này có thể tạo nên những chống đối trong miền hậu
phương của quân đội ông. Những nông nô này về sau đã đối xử khốc hại đối
với lính Pháp khi họ rút chạy
[110].
Người Nga từ chối mục tiêu của Napoléon về một trận giao chiến quyết
định, thay vào đó thoái lui ngày càng sâu vào lãnh thổ Nga. Một nỗ lực
kháng cự ngắn ngủi được thực hiện ở
Smolensk
vào tháng Tám; người Nga bị đánh bại trong một loạt trận, và Napoléon
tiếp tục tiến công. Người Nga vẫn trì hoãn đánh nhau, mặc dù trong một
vài trường hợp điều này chỉ đạt được do sự ngần ngừ ít thấy ở Napoléon
khi cơ hội tới. Do chiến thuật
tiêu thổ của quân Nga, người Pháp cảm thấy ngày càng khó để tìm kiếm thức ăn cho bản thân và cho ngựa
[111].
Người Nga bấy giờ mới tung ra những trận đánh ở ngoại vi Moskva ngày 7 tháng Chín:
trận Borodino
khiến cho 44 000 quân Nga và 35 000 quân Pháp tử vong, bị thương hoặc
bị bắt, và có lẽ là ngày chiến sự đẫm máu nhất trong lịch sử từ trước
tới thời điểm đó
[112].
Mặc dù quân Pháp thắng, quân đội Nga đã đương đầu, và đứng vững, trong
trận chiến trực diện mà Napoléon đã hi vọng sẽ mang tính quyết định.
Napoléon đã ghi chép lại: "Trận khủng khiếp nhất trong mọi trận đánh của
tôi là trận trước Moskva. Người Pháp đã chứng tỏ họ xứng đáng với chiến
thắng, nhưng người Nga đã chứng tỏ họ bất khả chiến bại"
[113].
Quân đội Nga rút xa khỏi Moskva. Napoléon tiến vào thành phố, giả
định rằng sự thất thủ của nó sẽ kết thúc chiến tranh và Aleksandr sẽ đàm
phán hòa bình. Tuy nhiên, dưới lệnh của tổng đốc thành phố
Feodor Rostopchin, thay vì một sự đầu hàng, Moskva bị đốt cháy. Sau một tháng, lo lắng mất quyền kiểm soát ở Pháp, Napoléon và quân đội rút lui
[114].
Người Pháp chịu tổn thất to lớn trong quá trình rút quân tai hại, mà một phần là do
Mùa Đông Nga [chú thích 8]. Quân đội Pháp bắt đầu với hơn 400 000 quân tiền phương, nhưng vào lúc kết thúc chỉ có ít hơn 40 000 người vượt
sông Berezina tháng Mười một 1812
[115]. Phía Nga mất 150 000 lính trong trận chiến và hàng trăm nghìn người dân khác thiệt mạng
[116].
Chiến tranh Liên minh thứ sáu
-
Adieux de Napoléon à la Garde impériale dans la cour du Cheval-Blanc du château de Fontainebleau (Napoléon từ biệt Cận vệ Đế chế ở sân Bạch Mã của
Cung điện Fontainebleau) – ngày 20 tháng Tư 1814. Tranh của Antoine Alphonse Montfort, Bảo tàng quốc gia
Cung điện Versailles.
Có một thời gian tạm lắng chiến sự trong mùa đông 1812–1813 khi cả
người Nga lẫn người Pháp đang tái xây dựng lực lượng; Napoléon sau đó có
thể tung ra chiến trường 350 000 quân
[117].
Được cổ vũ bởi thất bai của Pháp tại Nga, Phổ liên hợp với Áo, Thụy
Điển, Nga, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong một liên minh mới.
Napoléon nắm quyền chỉ huy ở mặt trận Đức và giáng cho Liên minh một
chuỗi trận thua bao gồm thảm bại ở
trận Dresden vào tháng Tám 1813
[118].
Bất chấp những thắng lợi này, các con số tiếp tục ngày càng chống lại
Napoléon, và quân Pháp bị khóa chặt bởi một lực lượng đông gấp đôi và
do đó thua trong
trận Leipzig. Đây có lẽ là trận chiến lớn nhất trong toàn bộ các cuộc chiến tranh của Napoléon và nó gây cho 90 000 người thương vong
[119].
Napoléon rút về Pháp với đội quân giảm xuống còn 70 000 lính và 40
000 người tụt khỏi đội hình, chống lại đội quân Liên minh đông gấp hơn
ba lần
[120].
Nước Pháp bị bao vây: quân Anh dồn ép từ phía nam, các đạo quân Liên
minh khác đang nhắm vào tấn công các bang chư hầu Đức. Napoléon thắng
một loạt trận xuất sắc trong
Chiến dịch Sáu ngày[chú thích 9],
tuy nhiên chúng không đủ ý nghĩa để thay đổi cục diện. Quân Liên minh
đã đánh bại Napoléon trong những trận đánh quan trọng tại
Laon và
Arcis-sur-Aube, và tiến chiếm Paris vào tháng Ba 1814
[122].
[123]
Khi Napoléon đề xuất hành quân tới thủ đô, các thống chế của ông quyết định gây binh biến
[124]. Ngày 4 tháng Tư, đứng đầu bởi Thống chế
Ney,
họ phản kháng Napoléon. Napoléon khẳng định rằng quân đội sẽ theo ông,
và Ney đáp lại rằng quân đội sẽ theo những vị tướng của nó. Napoléon
không có lựa chọn nào ngoài thoái vị. Ông quyết định nhường ngôi cho
con; tuy nhiên, Liên minh từ chối điều này, và Napoléon buộc phải thoái
vị không điều kiện vào ngày 11 tháng Tư.
Lưu đày tới Elba
Biếm họa (tranh khắc axit) của Anh từ năm 1814 về buổi lễ lưu đày lần
thứ nhất của Napoléon tới Elba vào thời điểm chấm dứt Chiến tranh Liên
minh thứ sáu.
Các Lực lượng Liên minh đã tuyên bố rằng Hoàng đế Napoléon là trở
ngại duy nhất cho sự khôi phục nền hòa bình ở châu Âu, Hoàng đế
Napoléon, trung thành với lời thề của mình, nay tuyên bố rằng ông từ bỏ,
về phần ông cũng như những người thừa kế của ông, ngai vàng của nước
Pháp và Ý, và rằng không sự hy sinh nào, ngay cả mạng sống của mình, mà
ông không sẵn lòng làm vì lợi ích của nước Pháp.
Thảo ở Cung điện Fontainebleau, 11 tháng Tư 1814.
— Tuyên ngôn thoái vị của Napoleon[125]
Trong
Hiệp ước Fontainebleau, những người chiến thắng đày ông tới
Elba, một hòn đảo 12 000 dân ở Địa Trung Hải, cách bờ biển
Toscana
20 km. Họ cho ông quyền cai trị hòn đảo và cho phép ông giữ lại danh
hiệu hoàng đế. Napoléon đã định tự tử bằng viên thuốc mà ông mang theo
mình kể từ một lần suýt bị người Nga bắt được trong đợt rút lui khỏi
Moskva. Tuy nhiên độc tính của nó đã giảm sau vài năm, và Napoléon sống
sót. Ông chấp nhận lưu đày, trong khi vợ và con trai tìm sự nương náu ở
nước Áo
[126].
Trong vài tháng đầu ở Elba ông đã tạo dựng một đội quân và cả một lực
lượng hải quân nhỏ trên đảo, phát triển các mỏ sắt, và ra những sắc lệnh
liên quan đến phương thức canh tác nông nghiệp hiện đại
[127].
Triều đại Một trăm ngày
-
-
Napoléon trở về từ Elba, tranh của Karl Stenben, thế kỉ 19.
Dù bị chia cắt khỏi vợ và con trai, những người đã chịu sự kiểm soát
của nước Áo, bị cắt khoản trợ cấp được đảm bảo cho ông bởi Hiệp ước
Fontainebleau, và dấy lên những tin đồn ông dường như bị trục xuất tới
một hòn đảo xa xôi ở
Đại Tây Dương, Napoléon trốn khỏi Elba ngày 26 tháng Hai 1815. Ông cập bến ở
Golfe-Juan trên đất liền Pháp, hai ngày sau đó
[128].
Trung đoàn số 5 được gửi tới để ngăn chặn ông và nối lại
tuyến đường tới nam
Grenoble
vào mùng 7 tháng Ba 1815. Napoléon tiếp cận đội quân một mình, xuống
ngựa và khi đứng trong tầm đạn, ông hét lên: "Ta ở đây. Giết Hoàng đế
của các người đi, nếu các người muốn"
[129].
Những người lính đáp lại bằng tiếng hô "Hoàng đế Vạn tuế!" (
"Vive L'Empereur!") và hành quân cùng Napoléon tới Paris;
Louis XVIII bỏ chạy. Ngày 13 tháng Ba, các cường quốc tại
Hội nghị Viên
đã tuyên bố Napoléon là kẻ ngoài vòng pháp luật, và bốn ngày sau Anh,
Nga, Áo và Phổ kết hợp một lần nữa để gửi mỗi nước 15 vạn quân tới chiến
trường để chấm dứt nền cai trị của ông
[130].
Napoléon đến Paris ngày 20 tháng Ba và cầm quyền trong một thời kì mà
ngày nay gọi là Triều đại Một trăm ngày. Đến đầu tháng Sáu lực lượng vũ
trang mà ông tập hợp được đạt con số 200 000, và ông quyết định chọn
tấn công để đánh bật gọng kìm của quân đội Anh và Phổ. Tập đoàn quân
phía Bắc băng qua biên giới tới
Vương quốc Liên hiệp Hà Lan, nay là Bỉ
[131].
Quân đội Napoléon chiến đấu với quân liên minh, chỉ huy bởi Wellington và
Gebhard Leberecht von Blücher, trong
trận Waterloo
ngày 18 tháng Sáu 1815. Quân đội Wellington chịu đựng các đợt tấn công
liên tiếp của người Pháp và đẩy lùi họ trên chiến trường trong khi quân
Phổ tới tăng viện và phá vỡ sườn phải của đội hình quân Napoléon.
Napoléon bị đánh bại bởi ông phải chiến đấu một chọi hai, tấn công một
đội quân chiếm được vị trí phòng ngự tuyệt vời trên địa hình ẩm ướt lầy
lội.
Sức khỏe của ông ngày hôm đó có thể đã ảnh hưởng tới sự hiện diện và
sự hăng hái của ông trên chiến trường, thêm vào sự kiện là cấp dưới có
thể đã khiến ông ngã. Một sự kiện khác có ảnh hưởng quan trọng tới kết
cục là lực lượng kị binh do tướng Grouchy đã không tiếp ứng kịp thời. Dù
vậy, Napoléon đã tiến rất gần tới một chiến thắng chớp nhoáng. Bị áp
đảo về số lượng, quân đội Pháp rút khỏi chiến trường trong hỗn loạn,
điều cho phép lực lượng Liên minh tiến vào nước Pháp và khôi phục ngai
vàng nước Pháp cho Louis XVIII.
Ở ngoài cảng
Rochefort, Charente-Maritime, sau khi cân nhắc một cuộc đào thoát sang Hợp chúng quốc, Napoléon chính thức yêu cầu tị nạn chính trị từ đại tá người Anh
Frederick Lewis Maitland trên chiến hạm
HMS Bellerophon ngày 15 tháng Bảy 1815
[132].
Lưu đày ở Saint Helena
Napoléon bị tống giam và sau đó lưu đày tới đảo
Saint Helena trên Đại Tây Dương, cách bờ biển Tây Phi 1 870 km. Trong hai tháng đầu tiên ở đây, ông sống trong một căn lều ở khu đất
Briars
thuộc về một người tên William Balcombe. Napoléon trở nên gần gũi với
gia đình này, đặc biệt với cô con gái út tên Lucia Elizabeth người về
sau viết cuốn
Những hồi ức về Hoàng đế Napoléon[133].
Tình bạn này bị chia cắt vào năm 1818 khi chính quyền Anh bắt đầu nghi
ngờ rằng Balcombe đóng vai một người trung gian giữa Napoléon và Paris
và đuổi ông này khỏi đảo
[134].
Napoléon chuyển tới
Longwood House vào tháng Mười hai 1815; nó đã rơi vào tình trạng hư nát, ẩm ướt và gió lùa, hại cho sức khỏe. Tờ
The Times
đã xuất bản những bài báo ám chỉ rằng chính phủ Anh đang cố gắng làm
ông chết mau, và ông thường phàn nàn về điều kiện sống trong những bức
thư gửi cho tổng đốc và là người canh giữ ông
Hudson Lowe[135].
Với sự đỡ đần của một ít người đi theo, Napoléon viết hồi kí và lên
án những người giam giữ ông — đặc biệt là Lowe. Sự đối xử của Lowe với
Napoléon bị xem là tồi tệ bởi các học giả như Frank MacLynn
[136].
Lowe đã gia tăng thêm tình trạng khổ cực của ông bằng những biện pháp
bao gồm sự hạn chế việc đi lại của Napoléon, một quy định yêu cầu không
món quà nào được gửi cho ông nếu nó đề cập đến danh hiệu hoàng đế của
ông, và một văn bản mà những người ủng hộ phải kí đòi hỏi rằng họ sẽ
phải ở lại với người tù thời gian không xác định
[136]. Năm 1818,
The Times
tường thuật một tin đồn thất thiệt về sự đào thoát của Napoléon và nói
rằng tin tức được chào đón bởi sự thắp nến đồng thời ở nhiều gia đình
London
[chú thích 10]. Có một sự thông cảm cho ông ở Nghị viện Anh:
Nam tước Holland có một diễn văn trước Nghị viện yêu cầu tù nhân phải được đối xử mà không chịu sự tàn nhẫn không cần thiết nào
[138]. Napoléon tiếp tục theo dõi thời sự qua tờ
The Times và từng hi vọng được thả khi Holland trở thành Thủ tướng. Ông cũng nhận sự giúp đỡ của
Nam tước Cochrane,
người tham dự vào các cuộc đấu tranh của Chile và Brasil giành độc lập
và muốn cứu Napoléon và giúp ông lập nên một đế chế mới ở Nam Mỹ, một
viễn cảnh bị sụp đổ bởi cái chết của Napoléon vào năm 1821
[139].
Có những âm mưu khác để cứu thoát Napoléon khỏi sự giam cầm bao gồm một âm mưu từ Texas, nơi những người lính lưu đày của
Grande Armée muốn một sự phục hưng Đế quốc Napoléon ở Mỹ. Có cả một kế hoạch cứu ông bằng một
tàu ngầm sơ khai
[140]. Trong thời kì Napoléon bị giam cầm,
Nam tước Byron
đã viết những vần thơ xem Napoléon như hiện thân của anh hùng lãng mạn,
thiên tài bất toàn, cô độc và bị ngược đãi. Tin tức rằng Napoléon khởi
sự làm vườn ở Longwood cũng làm dậy lên sự đồng cảm với nhiều gia đình
Anh
[141].
Qua đời và an táng
Thi hài của Napoléon đến bến Courbevoie.
Ngay từ cuối năm 1817, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh tật nơi vị
cựu Hoàng Đế, một phần cũng vì ông thiếu vận động. Napoléon có triệu
chứng bị ung thư bao tử. Bác sĩ riêng của Napoléon,
Barry O'Meara,
cảnh báo chính quyền về tình trạng sức khỏe suy giảm của người tù mà
nguyên nhân chính, theo ông, là sự đối xử khắc nghiệt của viên "cai
ngục", Lowe, buộc Napoléon giam thân hàng tháng trời trong nơi cư trú hư
nát và ẩm ướt
Longwood. O'Meara có một liên lạc thư từ bí mật
với một thư kí ở Bộ Hải quân Anh, được biết rằng những lá thư này được
đọc bởi lãnh đạo cao cấp: ông hi vọng, bằng cách này, cảnh báo chính
phủ, nhưng thực tế không đem lại điều gì.
[142] Đã vậy, O'Meara còn bị thuyên chuyển đi nơi khác, thay thế bằng một bác sĩ gốc đảo Corse tên là Francesco Antommarchi.
Tháng Hai 1821, sức khỏe Napoléon trở nên suy sụp nhanh chóng, ông
phải nằm liệt trên giường. Tháng 4, Napoléon Bonaparte đã đọc lời di
chúc cuối cùng, gồm có câu:
"Tôi ước muốn nắm xương tàn của tôi nằm
bên bờ sông Seine, ở giữa những người dân Pháp mà tôi rất yêu mến. Tôi
chết trước thời hạn, bị giết bởi thể chế hoạt đầu Anh và do các kẻ sát
nhân được thuê mướn". Ngày 2 tháng Năm hai bác sĩ Anh, những người vừa tới gần đó, chăm sóc cho ông nhưng chỉ có thể kê những liều giảm đau
[143].
Ông mất hai ngày sau đó, sau khi trải qua lễ thú tội, xức dầu thánh và
ban thánh thể với sự hiện diện của Giám mục Ange Vignali
[143]. Những lời cuối cùng của ông là "
France, armée, tête d'armée, Joséphine" (Nước Pháp, quân đội, chỉ huy quân đội, Joséphine)
[143].
Napoléon đã qua đời lúc 5 giờ 49 phút giờ chiều ngày hôm đó, khi chưa
tròn 52 tuổi. Thi thể của ông được mặc bộ quân phục mà ông ưa thích và
được phủ lên bằng tấm áo choàng màu xám, tấm áo trận mà ông đã khoác
trong
trận Marengo.
Trái với di nguyện của ông, tổng đốc người Anh cho rằng ông nên được
chôn ở St. Helena, trong Thung lũng Willows. Hudson Lowe khăng khăng đòi
câu khắc trên bia mộ phải đề "Napoleon Bonaparte"; những thuộc hạ theo
đi đày,
Montholon và
Bertrand muốn Đế hiệu "Napoleon" phải được viết chỉ bằng tên đầu. Kết quả là tấm bia mộ để trống tên
[143].
Năm 1840,
Louis Philippe I nhận được sự cho phép của Anh để đem di hài Napoléon về Pháp. Di hài được vận chuyển bằng chiến hạm
Belle-Poule, được sơn đen trong dịp này, và ngày 29 tháng Mười một nó cập bến ở
Chebourg. Di hài tiếp đó được mang bởi tàu hơi nước
Normandie tới
Le Havre., ngược sông Seine tới
Rouen và dừng ở Paris
[144].
Ngày 15 tháng Mười hai, tang lễ quốc gia được cử hành. Xe tang di chuyển từ
Khải Hoàn Môn xuống đại lộ
Champs-Élysées, băng qua
Quảng trường Concorde tới
Les Invalides (Điện Phế binh) và tới mái vòm ở nhà nguyện St Jérôme nơi nó nằm lại cho đến khi ngôi mộ thiết kế bởi
Louis Visconti
hoàn thành. Năm 1861, thi hài được táng trong một chiếc quách làm từ đá
tràng thạch (porphyry) trong hầm mộ dưới mái vòm của Điện Invalides
[144].
Nguyên nhân cái chết
Cuộc khám nghiệm tử thi chỉ ra rằng nguyên nhân cái chết là
ung thư dạ dày. Tuy nhiên,
François Carlo Antommarchi, bác sĩ riêng của Napoléon và là người chỉ đạo cuộc khám nghiệm, đã không kí vào báo cáo chính thức
[145]. Cha của Napoléon cũng qua đời vì ung thư dạ dày nhưng điều này dường như không được biết vào thời điểm mổ tử thi
[146].
Antommarchi tìm thấy bằng chứng về một vết loét dạ dày, và đây là cách
giải thích tiện lợi nhất đối với chính phủ Anh, những người muốn tránh
sự chỉ trích về việc chăm sóc vị hoàng đế Pháp
[143].
Napoléon sur son lit de mort (Napoléon hấp hối trên giường), bởi
Horace Vernet, 1826.
Năm 1955, nhật kí của người hầu phòng của Napoléon, Louis Marchand,
xuất hiện trên báo chí. Bản mô tả về Napoléon những tháng trước khi mất
khiến cho
Sten Forshufvud đề xuất những nguyên nhân khác cho cái chết, bao gồm sự đầu độc
arsen từ từ, trong một bài báo trên tờ
Nature năm 1961
[147].
Arsen được dùng làm thuốc độc vào thời kì đó bởi khi ấy nó không thể bị
phát hiện khi áp dụng trong một thời gian dài. Forshufvud, trong một
cuốn sách năm 1978 với
Ben Weider,
lưu ý rằng cơ thể vị hoàng đế được thấy là được bảo quản tốt một cách
đáng ngạc nhiên khi di chuyển vào năm 1840. Arsen là một chất có tính
bảo quản mạnh, và do đó điều này củng cố giả thuyết đầu độc. Forshufvud
và Weider nhận xét rằng Napoléon từng cố hạ bớt cơn khát bất thường bằng
uống nhiều si-rô nước mạch ướp hoa cam (
orgeat syrup) chứa các hợp chất xianua trong quả hạnh dùng để tạo mùi
[147].
Họ khẳng định rằng kali tactrat, được sử dụng để ngăn dạ dày đào thải
các chất này và cơn khát là triệu chứng của đầu độc. Giả thuyết của họ
là
calomen (thủy nhân clorua HgCl
2,
xưa kia được dùng làm thuốc nhuận tràng) được áp dụng quá liều cho
Napoléon, đã giết ông và để lại những tổn thương mô rộng khắp
[147].
Một bài báo năm 2007 đã khẳng định loại arsen tìm thấy trên thân tóc
Napoléon là loại vô cơ, độc tính cao nhất, và theo nhà độc dược học
Patrick Kintz, điều này ủng hộ kết luật rằng cái chết của ông là một vụ
ám sát
[148].
Giấy dán tường được dùng ở Longwood chứa nồng độ cao hợp chất arsen
được sử để nhuộm màu bởi những nhà sản xuất Anh. Chất kết dính, vốn vô
hại ở điều kiện nước Anh, có lẽ đã bị mốc trong khí hậu ẩm hơn nhiều ở
St. Helena và nhả ra khí arsin (arsen hidrua, AsH
3) độc hại.
Lý thuyết này đã được loại trừ do nó không giải thích được số liệu về
nồng độ hấp thụ arsen tìm thấy trong các phân tích khác
[147].
Dù sao, những nghiên cứu hiện đại tỏ ra nghiêng về chứng cớ giải phẫu ban đầu
[148].
Các nhà nghiên cứu năm 2008 đã phân tích các mẫu tóc Napoléon khác nhau
từ suốt cuộc đời ông, từ gia đình và những người đương thời. Tất cả các
mẫu đều có nồng độ arsen rất cao, xấp xỉ gấp 100 lần con số trung bình.
Theo các nhà nghiên cứu này, cơ thể Napoléon đã bị nhiễm độc arsen nặng
khi còn là một cậu bé, và nồng độ arsen cao trong tóc không phải do sự
đầu độc có chủ ý nào; người ta có thể phơi nhiễm liên tục với arsen từ
các loại keo và chất nhuộm trong suốt cuộc đời họ
[chú thích 11]
Những cải cách lớn
Napoléon đã tiến hành những cải cách lâu dài, liên quan đến giáo dục
bậc cao, một đạo luật thuế, hệ thống đường sá và cống thoát nước, và
thiết lập nên
Ngân hàng Pháp (
Banque de France — ngân hàng trung ương của Pháp). Ông thương lượng
Giáo ước 1801
với Giáo hội Công giáo, tìm cách hòa giải với dân chúng hầu hết theo
Công giáo với nền cai trị của ông. Nó được ban hành song song với
Bộ Điều khoản Cơ bản
(Les Articles Organiques), bộ luật chỉnh đốn tín ngưỡng dân chúng ở
Pháp. Cùng năm đó, Bonaparte trở thành Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học
Pháp và bổ nhiệm
Jean Baptiste Joseph Delambre làm Thư kí Thường trực
[53].
Tháng Năm 1802, ông lập nên
Bắc Đẩu Bội tinh (tiếng Pháp là
Légion d'honneur,
nghĩa là "Binh đoàn danh dự"), một sự thay thế cho các huân chương
hoàng gia và tước hiệu hiệp sĩ cũ, để khuyến khích các thành tích quân
sự lẫn dân sự; huân chương này hiện vẫn là phần thưởng danh dự cao nhất ở
Pháp ngày nay
[150]. Quyền lực ông được tăng cường nhờ
Hiến pháp Năm X do ông chỉ đạo biên soạn: "
Điều 1. Nhân dân Pháp chỉ đinh, và Thượng viện tấn phong Napoléon-Bonaparte là Tổng tài Thứ nhất suốt đời[151]. Chính sau văn bản này mà ông thường được gọi là Napoléon thay vì Bonaparte
[19].
Bộ
luật dân sự của Napoléon,
Code Civil — nay thường được biết dưới tên
Bộ luật Napoléon — được chuẩn bị bởi hai viện lập pháp dưới sự giám sát của
Jean Jacques Régis de Cambacérès, vị
Tổng tài thứ hai. Napoléon tham gia tích cực vào các phiên họp của
Hội đồng Nhà nước
để sửa chữa bản thảo. Sự phát triển bộ luật là một thay đổi căn bản về
bản chất của hệ thống luật dân sự với sự nhấn mạnh rõ ràng lên các luật
phải được viết rõ ràng và có thể tiếp cận được. Các bộ luật khác do
Napoléon ấn định nhằm hệ thống hóa luật thương mại và luật hình sự; một
Hướng dẫn Luật Hình sự thiết lập lần đầu tiên một cách quy củ các quy
trình tố tụng
[152].
Trong số các cải cách của Napoléon, đáng kể nhất là luật pháp và hệ
thống đo lường. Về ý nghĩa các cải cách của Napoléon, xem phần
Di sản.
Bộ luật Napoléon
-
Trang đầu của ấn bản gốc năm 1804 của Bộ luật Dân sự Pháp.
Bộ luật Napoléon được tiếp nhận trên phần lớn châu Âu, dù chỉ trong
những vùng đất ông chinh phục được, và được duy trì ngay cả sau thất bại
của ông. Napoléon từng nói: "Vinh quang thực sự của tôi không phải là
thắng 40 trận chiến...Waterloo sẽ xóa sạch kí ức về rất nhiều chiến
thắng như vậy. ... Nhưng...thứ sẽ tồn tại mãi mãi, đó là Bộ luật Dân sự
của tôi"
[153]. Bộ luật vẫn có tầm quan trọng ngày nay trên một phần tư hệ thống luật thế giới bao gồm ở châu Âu, châu Mỹ và châu Phi
[154].
Đánh giá tầm ảnh hưởng của nó tới Đức, Dieter Langewiesche mô tả bộ
luật như một "dự án cách mạng" khuyến khích sự phát triển của một xã hội
tư sản ở miền Đức bằng việc mở rộng quyền đối với tài sản tư hữu và một
sự đẩy nhanh kết thúc của
chế độ phong kiến. Napoléon đã tái cấu trúc thứ từng là
Đế quốc La Mã Thần thánh, tạo nên từ hơn một nghìn lãnh địa lớn nhỏ, thành một
Liên bang sông Rhine gồm bốn mươi bang; điều này cung cấp cơ sở cho
Liên bang Đức và sự
thống nhất nước Đức năm 1871
[155].
Phong trào hướng tới thống nhất dân tộc ở Ý cũng được thúc đẩy một cách tương tự bởi sự cầm quyền của Napoléon
[156]. Những sự thay đổi này góp phần vào sự phát triển nói chung của
chủ nghĩa dân tộc và
quốc gia dân tộc[157].
Hệ thống đo lường
-
Việc ban hành chính thức hệ thống đo lường vào tháng Chín 1799 không
được biết đến nhiều trong nhiều tầng lớp xã hội Pháp, và nền cai trị của
Napoléon đã khuyến khích mạnh mẽ sự tiếp nhận những tiêu chuẩn mới
không chỉ trên nước Pháp mà cả những lãnh thổ trong phạm vi ảnh hưởng
của Pháp. Napoléon rốt cục lại có một bước đi thụt lùi vào 1812 khi ông
thông qua đạo luật giới thiệu
mesures usuelles (những đơn vị đo lường truyền thống) cho các giao dịch bán lẻ
[158] — một hệ thống đo lường tương tự những đơn vị trước Cách mạng nhưng dựa trên kilôgam và mét; chẳng hạn như "bảng hệ mét" (
livre metrique) bằng 500 g
[159] thay vì 489.5 g—giá trị
livre du roi (bảng nhà vua)
[160].
Các đơn vị khác quay trở lại theo cách tương tự. Dù vậy điều này ít
nhất đã thiết lập cơ sở để đưa ra dứt khoát hệ mét trên khắp châu Âu vào
giữa thế kỉ 19
[161].
Napoléon và tôn giáo
Lễ rửa tội của Napoléon diễn ra ở
Ajaccio
ngày 21 tháng Bảy 1771; ông được nuôi dưỡng trong một gia đình ngoan
đạo và nhận một nền giáo dục Công giáo. Tuy nhiên, các thầy giáo của ông
đã thất bại trong việc đem lại niềm tin tôn giáo cho ông khi còn nhỏ
[162]. Khi trưởng thành, Napoléon được miêu tả như một người "hữu thần với niềm tin và sự tôn kính không tự nguyện với Công giáo"
[163]. Ông chưa bao giờ tin vào một vị Chúa hiện hữu; thượng đế với ông là một vị Chúa vắng mặt và xa xôi
[162] nhưng ông thừa nhận một cách thực dụng rằng những tôn giáo có tổ chức là yếu tố then chốt của
trật tự xã hội[162] và đặc biệt là
Giáo hội Công giáo Rôma,
mà theo ông, có "những nghi lễ tráng lệ và luân lí cao cả hơn là các
đạo luật có ảnh hưởng lên trí tưởng tượng của dân chúng tốt hơn những
tôn giáo khác"
[162].
Napoléon có một hôn lễ dân sự với Joséphine de Beauharnais mà không
cử hành nghi lễ tôn giáo nào, vào ngày 9 tháng Ba 1796. Trong chiến dịch
Ai Cập, ông thể hiện nhiều sự khoan dung đối với tôn giáo hơn so với
bất kì một vị tướng cách mạng nào khác, và thảo luận với các học giả Hồi
giáo và cho phép các buổi lễ tôn giáo, nhưng
tướng Dupuy, người tham gia chiến dịch cùng ông, về sau tiết lộ sau cái chết của
Giáo hoàng Piô VI,
về những lí do chính trị cho cách đối xử như vậy: "Chúng ta đang lừa
gạt những người Ai Cập với mối quan tâm giả vờ của chúng ta đối với tôn
giáo của họ; chẳng phải Bonaparte lẫn chúng ta tin vào tôn giáo này hơn
chúng ta đã từng tin vào tôn giáo của ngài Piô quá cố"
[chú thích 12]. Trong hồi kí của mình, thư kí của Bonaparte là
Bourienne viết về mối quan tâm tôn giáo của Bonaparte theo những lời lẽ tương tự
[165].
Chủ nghĩa cơ hội về tôn giáo của ông được tóm tắt trong câu nói nổi
tiếng của chính ông: "Chính bằng việc làm cho mình thành người Cơ đốc
giáo ta đã đem hòa bình cho
Bretagne và
Vendée.
Chính bằng việc làm cho mình thành người Ý ta đã chinh phục tinh thần ở
Ý. Chính bằng việc làm cho mình thành một người Hồi giáo ta đã thiết
lập quyền lực ở Ai Cập. Nếu ta cai trị một quốc gia Do Thái, ta hẳn nên
cho xây lại
Đền Solomon"
[166].
Napoléon đã tự đội vương miện cho mình làm Hoàng đế Napoléon I vào ngày 2 tháng Mười hai 1804 ở
Nhà thờ Đức Bà Paris với sự ban phúc của
Giáo hoàng Piô VII. Ngày 1 tháng Tư 1810, Napoléon kết hôn theo giáo lễ với công chúa nước Áo
Marie Louise. Trong một cuộc thảo luận riêng tư với tướng
Gourgaud khi đang lưu đày ở St. Helena, Napoléon bộc lộ các quan điểm
duy vật về nguồn gốc con người
[chú thích 13] và nghi ngờ tính thần thánh của
Giê-su, khẳng định rằng thật là ngu xuẩn để tin rằng
Sokrates,
Platon,
Muhammad và
Anh giáo cần bị nguyền rủa vì không thuộc
Giáo hội Công giáo Rôma[chú thích 14]. Tuy nhiên, Napoléon vẫn nhận xức dầu bởi một linh mục khi sắp từ trần
[169].
Giáo ước
-
Lãnh đạo Giáo hội Công giáo nhận lời thề thế tục theo yêu cầu của
Giáo ước.
Tìm kiếm một sự hòa giải dân tộc giữa những người Cách mạng và những
người Công giáo, Giáo ước 1801 được kí vào ngày 15 tháng Bảy 1801 giữa
Napoléon và
Giáo hoàng Piô VII. Nó củng cố vai trò của Giáo hội Công giáo Rôma như giáo hội đa số của Pháp và mang trở lại hầu hết vị thế thế tục của nó.
Trong Cách mạng Pháp, Quốc hội Pháp đã đoạt lấy các tài sản của Giáo
hội và ban bố Luật Tổ chức dân sự của Tăng lữ, biến Giáo hội thành một
bộ phận của Nhà nước, tách nó khỏi quyền lực của Giáo hoàng. Điều này
gây nên sự thù địch của những người vùng
Vendée đối với sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và chính phủ Pháp. Các đạo luật sau đó hủy bỏ
lịch Gregorius truyền thống và các ngày lễ Công giáo.
Trong khi Giáo ước phục hồi một số liên hệ với Giáo hoàng, nó chủ yếu
có lợi cho chính quyền; cán cân mối quan hệ nhà nước-nhà thờ nghiêng
hẳn theo hướng có lợi cho Napoléon. Giờ đây, Napoléon có thể thu được
lợi ích của giới Công giáo trong nước Pháp đồng thời kiểm soát Roma về
mặt chính trị. Napoléon từng nói với người em Lucien vào tháng Tư 1801,
"Những nhà chinh phục khéo léo không bị vướng víu bởi những thầy tu. Họ
có thể vừa kiềm chế chúng vừa sử dụng chúng
[170]". Như một phần của Giáo ước, ông giới thiệu một bộ luật song song mang tên Những Điều khoản Cơ bản.
Giải phóng tôn giáo
-
Napoléon đã giải phóng những người Do Thái, cũng như những người
Tin Lành
ở các quốc gia Công giáo và những người Công giáo trong các quốc gia
Tin Lành, khỏi các đạo luật hạn chế họ trong các khu biệt lập, và ông đã
mở rộng quyền của họ đối với tài sản, tín ngưỡng và nghề nghiệp. Bất
chấp phản ứng bài Do Thái đối với các chính sách của Napoléon từ các
chính phủ nước ngoài và một bộ phận dư luận bên trong nước Pháp, ông tin
rằng sự giải phóng đó sẽ làm lợi cho Pháp nhờ việc thu hút người Do
Thái tới đất nước mình nơi không có những hạn chế như những nơi khác
[171].
Ông từng tuyên bố: "Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận một đề xuất nào
bắt buộc dân tộc Do Thái phải rời Pháp, bởi đối với tôi người Do Thái
giống như bất kì công dân nào khác trên đất nước chúng ta. Đẩy người Do
Thái khỏi đất nước sẽ làm suy yếu, nhưng đồng hóa họ sẽ làm tăng thêm
sức mạnh cho đất nước
[172]". Ông được người Do Thái mến mộ tới mức
Giáo hội Chính thống Nga kết tội ông là "kẻ chống lại Giê-su và kẻ thù của Chúa Trời"
[173].
Hình ảnh trong văn hóa
Napoléon thường được thể hiện trong quân phục màu xanh của Kỵ binh Cận
vệ, với một chiếc mũ nồi rộng và cử chỉ một tay nắm áo gi-lê.
Napoléon đã trở thành một biểu tượng văn hóa thế giới, hiện thân của thiên tài quân sự và quyền lực chính trị. Sử gia
Martin van Creveld mô tả ông như "con người tài ba nhất từng sống"
[174].
Kể từ khi ông qua đời, rất nhiều thành thị, con đường, tàu và cả các
nhân vật hoạt hình được đặt theo tên ông. Ông được minh họa trong hàng
trăm bộ phim và được thảo luận trong hàng nghìn cuốn sách và bài báo
[175].
Trong thời kì Chiến tranh Napoléon ông bị báo chí Anh quốc xem như
một bạo chúa nguy hiểm, rình rập xâm lược. Một khúc hát cho trẻ em cảnh
báo trẻ nhỏ rằng Bonaparte ăn ngấu nghiến những đứa trẻ hư; một "ông ba
bị"
[176].
Báo chí phái Bảo thủ Anh đôi khi mô tả Napoléon lùn hơn nhiều chiều cao
trung bình của con người, và hình ảnh này kéo dài dai dẳng. Sự ngộ nhận
về chiều cao của ông cũng là kết quả của sự khác biệt giữa các đơn vị
đo là pouce của Pháp (2.71 cm) và inch của Anh (2.54 cm); ông cao khoảng
1,7 mét, chiều cao trung bình thời bấy giờ
[chú thích 15]. Napoléon thường được bao quanh bởi các cận vệ cao lớn và biệt hiệu
le petit caporal (
hạ sĩ bé) là một tiếng thân mật thể hiện sự thân thiết được ghi nhận giữa ông với những người lính hơn là chiều cao của ông
[178].
Năm 1908, nhà phân tâm học
Alfred Adler lấy Napoléon để mô tả một
phức cảm thấp kém (
inferiority complex) trong đó những người lùn có cư xử hiếu chiến để bù đắp cho sự thiếu chiều cao; điều này gợi cảm hứng cho thuật ngữ
Phức cảm Napoléon[179]. Nhân vật hình mẫu về Napoléon là một "bạo chúa bé nhỏ" lùn một cách tức cười và điều này đã trở thành một sáo ngữ (
cliché)
trong văn hóa đại chúng. Ông thường được minh họa mang một mũ nồi rộng
với cử chỉ tay đưa lên áo gi-lê — liên hệ với bức tranh năm 1812 của
Jacques-Louis David
[180].
Di sản
Quân sự
Tượng Napoléon Bonaparte ở
Cherbourg-Octeville
khánh thành bởi Napoléon III năm 1858. Napoléon I từng tăng cường khả
năng phòng thủ của thành phố này để ngăn cản sự xâm nhập của hải quân
Anh.
Trong lĩnh vực
tổ chức quân đội, Napoléon đã vay mượn nhiều từ các nhà lý thuyết trước đó như
Jacques Hippolyte,
và từ các cuộc cải cách của những chính phủ Pháp tiền nhiệm, đồng thời
phát triển nhiều thứ đã có sẵn. Ông tiếp tục chính sách, ra đời từ thời
Cách mạng, về thăng chức dựa trên công trạng
[181].
Quân đoàn thay thế sư đoàn làm đơn vị quân đội lớn nhất, và
pháo tự hành
được tích hợp vào các khẩu đội dự bị, hệ thống nhân sự trở nên linh
hoạt hơn và kỵ binh trở lại làm một đội hình quan trọng trong lý thuyết
quân sự Pháp. Các phương pháp này ngày nay được xem là các đặc điểm chủ
yếu của học thuyết quân sự Napoléon
[181].
Mặc dù ông đã củng cố việc thực hành chế độ tòng quân cưỡng bức hiện
đại được đưa ra bởi Hội đồng Đốc chính, một trong các chiếu chỉ đầu tiên
của nhà Bourbon phục hưng là chấm dứt nó
[182].
Các đối thủ của Napoléon học tập từ các cách tân của ông. Tầm quan
trọng được tăng cường của hỏa lực pháo sau 1807 bắt nguồn từ việc ông
tạo nên một lực lượng pháo có tính cơ động cao, tăng cường số lượng pháo
và thay đổi trong cách vận dụng chúng. Kết quả của những yếu tố này là
Napoléon, thay vì dựa vào bộ binh làm xói mòn sức phòng thủ của kẻ địch,
giờ có thể sử dụng hỏa lực tập trung như một mũi nhọn để khoét một lỗ
thủng trong phòng tuyến của kẻ địch và sau đó khai thác lỗ thủng đó bằng
bộ binh và kỵ binh hỗ trợ. McConachy bác bỏ lập luận cho rằng sự phụ
thuộc tăng lên vào pháo binh bởi quân đội Pháp bắt đầu từ 1807 là một
sản phẩm tự nhiên của chất lượng suy giảm của bộ binh Pháp và sau này là
sự yếu thế của Pháp về số lượng kỵ binh
[183].
Vũ khí và các loại kĩ thuật quân sự khác nhìn chung không đổi trong kỷ
nguyên Cách mạng và thời Napoléon, nhưng sự vận động tác chiến của thế
kỉ 18 đã chứng kiến những thay đổi đáng kể
[184]. Ảnh hưởng lớn nhất của Napoléon là trong cách ông chỉ đạo chiến tranh.
Antoine-Henri Jomini
đã giải thích các phương pháp của Napoléon trong một cuốn sách giáo
khoa được sử dụng rộng rãi đã ảnh hướng tới tất cả các quân đội châu Âu
và Mỹ
[185]. Napoléon được nhà lí thuyết quân sự đầy ảnh hưởng
Carl von Clausewitz
xem như một thiên tài trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh, và các
nhà sử học xếp ông vào một trong những chỉ huy quân sự vĩ đại nhất
[186]. Wellington, khi được hỏi ai là vị tướng vĩ đại nhất thời đó, đã trả lời: "
Trong thời đại này, trong những thời đại đã qua, [cũng như] trong bất kỳ thời đại nào, [đó là] Napoléon"
[187].
Dưới thời Napoléon, đã xuất hiện một sự nhấn mạnh mới vào sự hủy
diệt, chứ không phải ưu thế chiến thuật, đối với kẻ thù. Các cuộc xâm
lược và lãnh thổ địch xảy ra trên những mặt trận rộng lớn hơn, thứ làm
cho các cuộc chiến tranh hao tiền tốn của hơn và có tính dứt điểm hơn.
Hệ quả chính trị của chiến tranh tăng lên rõ rệt; sự thất trận đối với
một cường quốc châu Âu đáng kể hơn nhiều việc mất các nước vùng đệm cô
lập. Những nền hòa bình tựa
Hòa bình Carthago
(nền hòa bình khắc nghiệt với phe bại trận) bện chặt với toàn thể các
nỗ lực dân tộc, làm khuếch trương hiện tượng Cách mạng của chiến tranh
tổng lực
[188].
Chủ nghĩa Bonaparte
-
Trong lịch sử chính trị Pháp,
chủ nghĩa Bonaparte (Bonapartisme) có hai ý nghĩa. Thuật ngữ này có thể chỉ những người muốn khôi phục Đế chế Pháp dưới sự cai trị của
Nhà Bonaparte
bao gồm gia tộc của Napoléon ở Corse và cháu ông Louis. Tâm lý luyến
tiếc thời đại Napoléon trong dân chúng đã giúp Louis trở thành
Tổng thống Pháp đầu tiên rồi thành
Napoléon III, Hoàng đế của
Đệ nhị Đế chế Pháp.
Theo một nghĩa rộng hơn, chủ nghĩa Bonaparte liên hệ với một phong trào
chính trị trung hữu hoặc ôn hòa rộng rãi có chủ trương chính là ủng hộ
một nhà nước mạnh,
tập quyền dựa trên
chủ nghĩa dân túy[189].
Chỉ trích
"
EXIT LIBERTÉ a la FRANCOIS ! or BUONAPARTE closing the Farce of Egalité, at St. Cloud near Paris Nov. 10th. 1799", tranh châm biếm ở Anh về cuộc đảo chính
18 tháng Sương mù, bởi
James Gillray.
Napoléon đã chấm dứt thời kì vô luật pháp và hỗn loạn hậu Cách mạng Pháp
[190]. Tuy nhiên, ông bị các đối thủ xem là một tên bạo chúa, một kẻ cướp ngôi
[191].
Những người chỉ trích ông cáo buộc rằng ông không hề băn khoăn lắm
khi đối mặt với viễn cảnh chiến tranh và cái chết của hàng ngàn người,
biến việc tìm kiếm một nền thống trị đồng thuận sang một chuỗi những
xung đột trên khắp châu Âu và phớt lờ các hòa ước và hiệp định. Vai trò
của ông trong
Cách mạng Haiti và quyết định phục hồi chế độ nô lệ ở các thuộc địa hải ngoại của Pháp gây nên tranh cãi và làm ảnh hưởng tới hình ảnh của ông
[192].
Napoléon đã thể chế hóa sự cướp bóc ở các lãnh thổ chinh phục được:
các bảo tàng Pháp chứa đựng những tác phẩm nghệ thuật vơ vét bởi quân
đội của ông trên khắp châu Âu. Các vật tạo tác được đem tới
Bảo tàng Louvre để tạo nên một bảo tàng trung ương vĩ đại; ví dụ của ông về sau thành nguồn cảm hứng cho những kẻ bắt chước khét tiếng hơn
[193]. Ông bị đem so sánh với
Adolf Hitler, nổi tiếng nhất bởi nhà sử học
Pieter Grey năm 1947
[194]. Tuy nhiên
David G. Chandler,
chuyên gia về lịch sử Napoléon chỉ trích so sánh trên: "Không gì có thể
hạ cấp người trước [Napoléon] và làm tăng giá trị cho kẻ sau [Hitler]
hơn"
[195].
Những người chỉ trích cũng lập luận rằng di sản thực sự của Napoléon
phải phản ánh sự mất mát vị thế của nước Pháp và những cái chết vô ích
do nền cai trị của ông đem lại: sử gia
Victor Davis Hanson
viết, "Xét cho cùng, kỷ lục quân sự là không phải tranh cãi - 17 năm
chiến tranh, chừng sáu triệu người chết, nước Pháp khánh kiệt, các thuộc
địa hải ngoại bị mất"
[196].
McLynn lưu ý với độc giả rằng, "Ông có thể xem như người đã kéo chậm
đời sống kinh tế châu Âu cả một thế hệ bởi những biến động do những cuộc
chiến tranh của ông
[191]. Tuy nhiên,
Vincent Cronin
đáp lại rằng những chỉ trích như vậy dựa vào một tiền đề không đầy đủ
rằng Napoléon chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những cuộc chiến mang tên
ông, trong khi thực tế nước Pháp là nạn nhân của một loạt những mối liên
minh nhằm hủy diệt những lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp
[197]. Mặt khác, một cuộc thăm dò ý kiến xuất bản trên báo
Le Figaro năm
2005 cho thấy gần 40% người Pháp coi ông là "một tay
độc tài đã dùng mọi cách để thỏa mãn sự thèm khát quyền lực của mình".
[198]
Tuyên truyền và tưởng niệm
-
Khả năng vận dụng tuyên truyền bậc thầy của Napoléon đóng góp nhiều
vào sự nổi lên nắm quyền của ông, hợp thức hóa nền cai trị của ông, và
thiết lập hình ảnh ông cho hậu thế. Chính sách kiểm duyệt nghiêm ngặt,
kiểm soát sự thể hiện của sách, báo, sân khấu, mỹ thuật, chỉ là một phần
trong kế hoạch tuyên truyền của ông, nhằm vào việc mô tả ông như liều
mình mang lại một nền hòa bình và ổn định mà nhân dân Pháp mong mỏi.
Thuật hùng biện thay đổi theo những sự kiện chính trị và theo không khí
uy quyền của Napoléon, tập trung trước hết vào vai trò của ông như một
vị tướng lĩnh quân đội và sự đặc tả như một người lính, rồi chuyển sang
vai trò của ông như một hoàng đế và lãnh tụ dân sự. Vì đặc biệt nhắm vào
công chúng bình dân, Napoléon đã nuôi dưỡng một mối quan hệ quan trọng,
nhưng không dễ dàng, với giới nghệ thuật đương thời, nắm vai trò tích
cực trong việc đặt hàng và kiểm soát các sản phẩm nghệ thuật nhiều hình
thức khác nhau để đảm bảo mục đích tuyên truyền của mình
[199].
Học giả Hazareesingh năm 2004 đã xem xét hình ảnh và sự tưởng niệm
Napoléon trong ngữ cảnh chính trị-xã hội của nó. Theo đó, nó đóng một
vai trò quan trọng trong những thách thức chính trị tập thể đối với nền
quân chủ Bourbon những năm 1815-1830. Người dân ở mọi tầng lớp và mọi
khu vực trên nước Pháp, đặc biệt là các cựu binh thời kì Napoléon, gợi
đến di sản của Napoléon và những mối liên hệ của nó đối với những lý
tưởng của cuộc cách mạng 1789
[200].
Những tin đồn lan nhanh về sự quay về của Napoléon từ đảo St. Helena và
Napoléon như một cảm hứng cho chủ nghĩa ái quốc, sự tự do tập thể lẫn
cá nhân, cùng với sự vận động chính trị đã tự thể hiện trong những chất
liệu có tính nổi loạn, đáng chú ý là sự thể hiện các họa tiết ba màu
(cách mạng) và hoa hồng (nhà Bonaparte), và những hoạt động tổ chức
những ngày kỷ niệm cuộc đời và triều đại Napoléon trong khi phá hoại
những ngày lễ hoàng gia, và chứng tỏ mục tiêu thành công và thịnh hành
của những người ủng hộ Napoléon các loại nhằm liên tục làm mất ổn định
nền cai trị của nhà Bourbon
[200].
Datta (2005) chỉ ra rằng sau sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt
Boulanger
vào cuối những năm 1880, huyền thoại Napoléon đã tách li khỏi chính trị
đảng phái và hồi sinh trong văn hóa đại chúng. Tập trung phân tích một
số tác phẩm văn học thời
Belle Époque,
Datta xem xét cách các tác giả và nhà phê bình thời kì này khai thác
huyền thoại Napoléon cho những mục đích chính trị và văn hóa đa dạng
[201].
Quy giảm về một nhân vật phụ, hình ảnh hư cấu mới về Napoléon không còn
là một nhân vật lịch sử thế giới mà là một nhân vật gần gũi hơn, phỏng
theo những nhu cầu của mỗi cá nhân và được tiếp nhận như sự giải trí đại
chúng. Trong nỗ lực của các tác giả để thể hiện vị hoàng đế như một
biểu tượng của sự thống nhất quốc gia, những người đề xướng lẫn đả kích
Đệ tam Cộng hòa sử dụng huyền thoại này như một phương tiện để thăm dò
những nỗi lo về giới và những nỗi sợ về quá trình dân chủ hóa đi kèm với
kỉ nguyên của văn hóa và chính trị quần chúng
[201].
Các Hội nghị Napoléon Quốc tế được tổ chức thường xuyên và có sự tham
gia của các thành viên của giới quân sự Pháp và Mỹ, các chính trị gia
Pháp và các học giả đến từ nhiều quốc gia khác nhau
[202].
Được dự tính hoàn thành vào năm 2014, Công viên giải trí
Napoleonland ở gần
Montereau-Fault-Yonne trên vị trí diễn ra chiến thắng của Napoléon trong
trận Montereau sẽ có nội dung hoạt động liên quan đến cuộc đời ông.
Di sản ngoài nước Pháp
Napoléon chịu trách nhiệm cho việc lật đổ nhiều
Chế độ cũ
(Ancien Régime) — những nền quân chủ điển hình ở châu Âu và lan truyền
các giá trị chính thống của Cách mạng Pháp tới các quốc gia khác. Đặc
biệt, chủ nghĩa dân tộc Pháp của Napoléon đã có ảnh hưởng lên sự phát
triển của chủ nghĩa dân tộc ở những miền khác — thường là một cách không
chủ ý. Một ví dụ là
chủ nghĩa dân tộc Đức của
Fichte đã thách thức sự chinh phục nước Đức của Napoléon. Napoléon cũng là tác giả tạo ra cơ sở cờ tam sắc xanh-trắng-đỏ của nước
Ý trong thời kì ông cai trị đất nước này.
Đạo luật Napoléon là sự hệ thống hóa luật pháp bao gồm
luật dân sự,
luật gia đình và
luật hình sự
mà ông áp đặt lên các lãnh thổ bị chinh phục. Sau sự sụp đổ của
Napoléon, bộ luật này không những vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia bao gồm
Hà Lan, Bỉ, một phần của Ý và Đức, mà còn được dùng làm cơ sở cho nhiều
phần của những bộ luật ngoài châu Âu bao gồm
Cộng hòa Dominica, bang
Lousiana của Hoa Kỳ và tỉnh
Quebec của Canada
[203].
Ở Ba Lan hồi ức về Napoléon rất mạnh mẽ, do sự ủng hộ của ông với nền
tự chủ và đối lập lại Nga, đạo luật của ông, sự kết thúc chế độ nông
nô, và việc hình thành bộ máy quan liêu trung lưu hiện đại
[204].
Một số nhà lãnh đạo chịu ảnh hưởng bởi Napoléon.
Muhammad Ali của Ai Cập
tìm kiếm liên minh với nước Pháp của Napoléon và tìm cách hiện đại hóa
Ai Cập theo các cách thức của chính quyền Pháp. Vào thế kỉ 20,
Adolf Hitler từng bày tỏ sự tôn kính Napoléon bằng cách viếng mộ 3 ngày sau khi
Đức chiếm được Pháp (
1940) trong
Thế chiến thứ hai. Hitler được cho là đã nói rằng đây là
"một trong những khoảnh khắc lớn nhất trong đời tôi". Hôm sau, Hitler lại thăm mộ Napoléon trong chuyến tham quan
Paris, và trong suốt chiến tranh, vị lãnh tụ Đức Quốc xã đã đặt các túi cát quanh mộ Napoléon để tránh sự hư hại do bom đạn gây ra
[198].
Hôn nhân và con cái
|
|
|
Vợ đầu của Napoléon, Joséphine, hoàng hậu Pháp
|
|
|
Napoléon kết hôn với
Joséphine de Beauharnais
năm 1796, khi ông 26 tuổi; còn bà là một góa phụ 32 tuổi mà người chồng
trước bị xử tử trong Cách mạng. Khi bà gặp Bonaparte, bà được biết đến
với tên "Rose", một cái tên mà ông không ưa. Ông gọi bà là "Joséphine",
và từ đó bà mang tên này. Bonaparte thường gửi các bức thư tình trong
các chiến dịch của mình
[205]. Ông chính thức thừa nhận con trai riêng của bà
Eugène và em họ
Stéphanie và sắp xếp các hôn lễ hoàng gia cho họ. Joséphine có một con gái riêng là
Hortense, cưới em trai Bonaparte là
Louis[206].
Joséphine có nhiều nhân tình, bao gồm một trung úy người Hungary, Hippolyte Charles, trong chiến dịch Ý của Napoléon
[207].
Napoléon biết được đầy đủ mức độ mối quan hệ của bà với Charles khi ở
Ai Cập, và một bức thư ông viết cho anh trai nói về chủ đề này bị người
Anh chặn được. Lá thư xuất hiện trên các báo chí ở London và Paris, gây
cho Napoléon nỗi xấu hổ to lớn. Napoléon cũng có những mối quan hệ của
riêng mình: trong chiến dịch Ai Cập ông đã chiếm Pauline Bellisle
Foures, vợ của một sĩ quan cấp thấp, làm nhân tình của mình
[208][chú thích 16].
Trong khi các nhân tình của ông có những đứa con bởi ông, Joséphine
không sinh được một người thừa kế, có thể vì hoặc những ám ảnh về sự bắt
giam trong
Thời kỳ Khủng bố hoặc lần bà từng phá thai ở tuổi 20
[210]. Napoléon sau cùng chọn lựa li dị để ông có thể tái hôn để tìm người thừa kế. Tháng Ba 1810, ông cưới
Marie Louise, nữ Đại Công tước Áo, và cháu của
Marie Antoinette thông qua một đám cưới vắng mặt; do đó ông đã kết hôn với một gia đình đế vương Đức
[211].
Họ duy trì hôn nhân cho tới khi ông mất, mặc dù bà không đi đày cùng
ông ở Elba và do đó không nhìn thấy chồng lần nữa. Họ có một đứa con,
Napoléon Francis Joseph Charles (1811–1832), từ lúc sinh ra đã được phong
Vua của người La Mã.
Đứa trẻ về sau trở thành Napoléon II năm 1814 và tại vị chỉ hai tuần.
Ông hoàng được ban danh hiệu Công tước Reichstadt năm 1818 và chết do
bệnh
lao ở tuổi 21, mà không có con cái
[211].
Napoléon cũng công nhận hai đứa con ngoài giá thú khác:
Charles Léon (1806–1881) sinh bởi
Eléonore Denuelle de La Plaigne[212] và
Bá tước Alexandre Joseph Colonna-Walewski (1810–1868) bởi Nữ bá tước
Marie Walewska[212]. Ông có thể có bốn đứa trẻ ngoài giá thú không được thừa nhận nữa, như Karl Eugin von Mühlfeld bởi Victoria Kraus
[213];
Hélène Napoleone Bonaparte (1816–1910) bởi
Albine de Montholon; và
Jules Barthélemy-Saint-Hilaire, người mà mẹ hiện còn chưa rõ
[214].
Tước hiệu và huy hiệu
Hoàng đế Napoléon I của Pháp
|
Chức vụ |
Tiền vị:
Hội đồng Đốc chính Pháp |
Tổng tài Lâm thời của Pháp
11 tháng 11 – 12 tháng 12 năm 1799
Cùng với:
Roger Ducos và Emmanuel Joseph Sieyès |
Trở thành Tổng tài |
Chức vụ mới
Chế độ Tổng tài thiết lập
|
Tổng tài thứ nhất của Pháp
12 tháng Mười hai 1799 – 18 tháng năm 1804
Cùng với:
Jean Jacques Régis de Cambacérès (Tổng tài thứ hai)
Charles-François Lebrun (Tổng tài thứ ba) |
Trở thành Hoàng đế |
Hiệu |
Trống ngôi
Cách mạng Pháp
Người cuối cùng giữ danh hiệu
Louis XVI của Pháp
như là Vua của người Pháp |
Hoàng đế của người Pháp
18 tháng Năm 1804 – 11 tháng Tư 1814 |
Kế vị
Louis XVIII của Pháp
như là Vua của Pháp và Navarre |
Trống ngôi
Người cuối cùng giữ danh hiệu
Karl V, Hoàng đế Thánh chế La Mã
như là nhà quân chủ cuối cùng đăng quang ở cùng ngôi vị, 1530 |
Vua của Ý
17 tháng Ba 1805 – 11 tháng Tư 1814 |
Trống ngôi
Danh hiệu được kế thừa bởi
Vittorio Emanuele II của Savoy |
Tiền vị:
Louis XVIII của Pháp
như là Vua của Pháp và Navarre |
Hoàng đế của người Pháp
20 tháng Ba – 22 tháng Sáu 1815 |
Kế vị
Louis XVIII của Pháp
như là Vua của Pháp và Navarre
(Napoléon II chỉ theo nguyện vọng của ông) |
Chức vụ mới
Nhà nước thành lập
|
Bảo hộ công của Liên bang sông Rhine
12 tháng Bảy 1806 – 19 tháng Mười 1813 |
Liên bang sông Rhine giải thể
|
Tước hiệu thừa kế trên danh nghĩa |
Chức vụ mới |
— DANH NGHĨA —
Hoàng đế của người Pháp
11 tháng Tư 1814 – 20 tháng Ba 1815 |
Trống ngôi
Danh hiệu được kế thừa bởi
Napoléon II |
Phả hệ tổ tiên
Chú thích
- ^ Trong một số sách ghi phiên âm Hán-Việt là Nã Phá Luân
- ^ Tên của ông cũng được đánh vần là Nabulione, Nabulio, Napolionne, và Napulione.[3]
- ^ Tuy nhiên trừ tên gọi, dường như không có liên hệ nào giữa ông với Định lí Napoleon[15].
- ^ Các sách thường gọi ông là Bonaparte trong giai doạn trước khi ông nhậm chức Tổng tài thứ nhất suốt đời.[19]
- ^ Một số truyện sử khẳng định ông bị tống giam ở Pháo đài Carré ở Antibes nhưng không có bằng chứng rõ ràng nào cho điều này[29].
- ^ Claude Ribbe đưa ra cáo buộc rằng người Pháp đã sử dụng những phòng hơi ngạt trong cuộc chiến này[72].
- ^ Bản thân thuật ngữ du kích-guerrilla- sinh ra từ đây.
- ^ Một
thuật ngữ, có khi còn mang tên Mùa Đông Xô Viết, Sương giá Nga, chỉ
nhiệt độ cực thấp và thay đổi nhanh chóng ở phần Nga thuộc châu Âu,
thường được dùng để giải thích các thất bại quân sự trên miền đất này
- ^ Với
quân số 30 000 chống lại 120 000 quân Liên minh, Napoléon gây ra tổn
thất gần 18 000 người cho đối phương, gấp hơn 5 lần người Pháp, khiến
cho một số sử gia cho rằng đây là chiến dịch đánh đẹp nhất của Napoléon[121].
- ^ Một tục lệ trong đó các gia đình đặt nến ở cửa số hướng ra phố để báo trước một tin tốt lành[137].
- ^ Cơ
thể có thể chịu đựng một liều lượng arsen lớn nếu nó xâm nhập thường
xuyên và từ từ, và arsen có thời từng được rao truyền là thuốc trị bách
bệnh[149].
- ^ "Nous
trompons les Égyptiens par notre simili attachement à leur religion, à
laquelle Bonaparte et nous ne croyons pas plus qu'à celle de Pie le
défunt."[164]
- ^ "Tôi
nghĩ rằng vật chất làm nên con người là một chất nhớt, được hun nóng
bởi mặt trời và thổi hồn bởi các dòng điện. Cái làm nên động vật —một
con bò, chẳng hạn— mà không phải vật chất có tổ chức? Chao, khi chúng ta
thấy rằng khuôn khổ thể chất của chúng ta tương tự chúng, có lẽ chúng
ta không tin rằng chúng ta chỉ là những vật chất được tổ chức chất
hơn... ý tưởng đơn giản nhất hàm chứa trong sự thờ cúng mặt trời, thứ
đem lại sự sống cho vạn vật. Tôi nhắc lại, tôi nghĩ con người được tạo
ra trong không khí được sưởi ấm bởi mặt trời, và sau một thời gian nào
đó điều đó năng lực sinh sôi này chấm dứt"[167].
- ^ "Tôi
không tin rằng Giê-su Kitô từng tồn tại. Tôi sẽ tin vào tôn giáo Cơ đốc
nếu nó bắt đầu từ khởi thủy thế giới. Cho rằng Socrates, Plato, người
Hồi giáo, và tất cả người Anh cần bị nguyền rủa là quá ngu xuẩn. Giê-su
hẳn là đã chết, giống như nhiều kẻ cuồng tín tự tuyên bố họ là những nhà
tiên tri hoặc đấng Cứu thế được mong chờ. Hàng năm có nhiều kẻ như vậy"[168].
- ^ Chiều cao của Napoléon là 5 pieds 2 pouces Pháp theo bác sĩ Antommarchi khi giải phẫu thi thể ông[177].
- ^ Một
đêm, trong lúc quan hệ bất chính với nữ diễn viên Marguerite George,
Napoléon bị hôn mê nặng. Lần này cùng với những cơn đau nhỏ khác khiến
cho các sử gia tranh cãi liệu ông có bị động kinh không và ở mức độ nào[209].
Trích dẫn
- ^ Schom, Alan (1998). Napoléon Bonaparte . New York: HarperPerennial. ISBN 0-06-092-958-8.
- ^ McLynn 1998, tr.6
- ^ a ă Dwyer 2008, tr.xv Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “dwyerxv” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ The other conquest. Google Books. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011.
- ^ French Fortifications, 1715–1815. Google Books. Ngày 30 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011.
- ^ McLynn 1998, tr.2
- ^ Cronin 1994, tr.20–21
- ^ Harvey, R. The War of Wars, Robinson, 2006. tr. 58-61.
- ^ “Cathedral—Ajaccio”. La Fondation Napoléon. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2008.
- ^ Cronin 1994, tr.27
- ^ a ă â Roberts 2001, tr.xvi
- ^ McLynn 1998, tr.18
- ^ Dwyer 2008, tr.29
- ^ McLynn 1998, tr.21
- ^ Wells 1992, tr.74
- ^ McLynn 1998, tr.23
- ^ a ă Dwyer 2008, tr.42 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “dwyer42” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ McLynn 1998, tr.26
- ^ a ă McLynn 1998, tr.290
- ^ McLynn 1998, tr.37
- ^ McLynn 1998, tr.55
- ^ McLynn 1998, tr.61
- ^ a ă â b c d Roberts 2001, tr.xviii
- ^ Dwyer 2008, tr.132
- ^ McLynn 1998, tr.76
- ^ a ă Dwyer 2008, tr.145-9
- ^ Chandler 1973, tr.30
- ^ Boycott-Brown 2001, tr.88-92
- ^ Dwyer 2008, tr.155
- ^ Bourrienne, Memoirs of Napoleon, tr. 39.
- ^ Bourrienne, Memoirs of Napoleon, tr. 38.
- ^ Dwyer 2008, tr.157
- ^ McLynn 1998, tr.76 và 84
- ^ McLynn 1998, tr.92
- ^ Dwyer 2008, tr.26
- ^ Dwyer 2008, tr.164
- ^ McLynn 1998, tr.93
- ^ a ă McLynn 1998, tr.96
- ^ McLynn 1998, tr.102
- ^ McLynn 1998, tr.129
- ^ Dwyer 2008, tr.284-5
- ^ McLynn 1998, tr.132
- ^ McLynn 1998, tr.145
- ^ McLynn 1998, tr.142
- ^ Harvey 2006, tr.179
- ^ McLynn 1998, tr.135
- ^ Dwyer 2008, tr.306
- ^ Dwyer 2008, tr.305
- ^ Dwyer 2008, tr.322
- ^ a ă â Watson 2003, pp.13–14 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Watson” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “Watson” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ a ă Amini 2000, tr.12 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Amini” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ Dwyer 2008, pp.342
- ^ a ă Alder 2002
- ^ McLynn 1998, tr.175
- ^ McLynn 1998, tr.179
- ^ Dwyer 2008, tr.372
- ^ a ă â b c d đ Roberts 2001, tr.xx Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “rxx” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “rxx” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “rxx” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “rxx” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “rxx” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “rxx” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ Dwyer 2008, pp.392
- ^ Dwyer 2008, tr.411-24
- ^ McLynn 1998, tr.189
- ^ McLynn 1998, tr.193
- ^ Dwyer 2008, tr.442
- ^ a ă â Connelly 2006, p.57 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “egyptreturn” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “egyptreturn” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ Dwyer 2008, tr.444
- ^ Dwyer 2008, tr.455
- ^ McLynn 1998, tr.215
- ^ McLynn 1998, tr.224
- ^ a ă McLynn 1998, tr.235
- ^ a ă Schom 1997, tr.302
- ^ McLynn 1998, tr.265
- ^ Jackson 2004, tr.33
- ^ Ribbe 2007
- ^ Connelly 2006, tr.70
- ^ McLynn 1998, tr.243
- ^ McLynn 1998, tr.296
- ^ McLynn 1998, tr.297
- ^ Woolley, Reginald Maxwell (1915). Coronation Rites. Cambridge University Press. tr. 106–107.
- ^ a ă McLynn 1998, tr.321
- ^ McLynn 1998, tr.332
- ^ a ă Goetz 2005, tr.301
- ^ David G. Chandler, The Campaigns of Napoleon, trang 432
- ^ Todd Fisher & Gregory Fremont-Barnes, The Napoleonic Wars: The Rise and Fall of an Empire. trang 54
- ^ Schom 1997, tr.414
- ^ McLynn 1998, tr.350
- ^ Cronin 1994, tr.344
- ^ a ă Karsh 2001, tr.11
- ^ Karsh 2001, tr.12
- ^ McLynn 1998, tr.356
- ^ McLynn 1998, tr.370
- ^ McLynn 1998, tr.426
- ^ McLynn 1998, tr.497
- ^ Gates 2001, tr.20
- ^ Chandler 1995, tr.631
- ^ McLynn 1998, tr.408
- ^ Harvey 2006, tr.631
- ^ Gates 2001, tr.177
- ^ Gates 2001, tr.467
- ^ Napoleon Bonaparte, Memorial de Sainte-Helene, Vol 1 (Paris: Garnier fretes, 1961 (1823), các trang. 609–610
- ^ M. Surhone, Lambert (2010). War of the Fifth Coalition. VDM Publishing. tr. 29. ISBN 9786130908935.
- ^ Tucker, Spencer (2009). A
Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern
Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East. ABC-CLIO. tr. 1067–1068. ISBN 1851096728.
- ^ Books Llc (2010). 1809
in the United Kingdom: War of the Fifth Coalition, Battle of the Basque
Roads, Battle of Talavera, Battle of Les Sables-D'Olonne. General Books LLC. tr. 24. ISBN 9781155997926.
- ^ Books Llc (2010). 1809
in the United Kingdom: War of the Fifth Coalition, Battle of the Basque
Roads, Battle of Talavera, Battle of Les Sables-D'Olonne. General Books LLC. tr. 50. ISBN 9781155997926.
- ^ McLynn 1998, tr.470
- ^ McLynn 1998, tr.433–5
- ^ McLynn 1998, tr.472.
- ^ McLynn 1998, tr.378
- ^ McLynn 1998, tr.495
- ^ McLynn 1998, tr.507
- ^ McLynn 1998, tr.506
- ^ McLynn 1998, tr.504—505
- ^ Harvey 2006, tr.773
- ^ McLynn 1998, tr.518
- ^ Markham 1988, tr.194
- ^ McLynn 1998, tr.522
- ^ Markham 1988, tr.190 và 199
- ^ McLynn 1998, tr.541
- ^ McLynn 1998, tr.549
- ^ McLynn 1998, tr.565
- ^ Chandler 1995, tr.1020
- ^ Fremont-Barnes 2004, tr.14
- ^ Chandler, David. Dictionary of the Napoleonic wars, Wordsworth editions, 1999.pgs.87, 90, 286-87, 459
- ^ McLynn 1998, tr.585
- ^ Alan Forrest, Napoleon, Quercus, 2011. ISBN 0857387596.
- ^ Gates 2003, tr.259
- ^ “Napoleon's act of abdication”. Bulletin des lois de la République Française. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2009.
- ^ McLynn 1998, tr.593-4
- ^ McLynn 1998, tr.597
- ^ McLynn 1998, tr.604
- ^ McLynn 1998, tr.605
- ^ McLynn 1998, tr.607
- ^ Chesney 2006, tr.35
- ^ Cordingly 2004, tr.254
- ^ Balcombe 1845
- ^ Thomson 1969, tr.77–9
- ^ Schom 1997, tr.769–770
- ^ a ă McLynn 1998, tr.642 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Lowe” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ Woodward 2005, tr.51–9
- ^ McLynn 1998, tr.644
- ^ Macaulay 1986, tr.141
- ^ Wilkins 1972
- ^ McLynn 1998, tr.651
- ^ Albert Benhamou, Inside Longwood – Barry O'Meara's clandestine letters, 2012
- ^ a ă â b c McLynn 1998, tr.655 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “McLynn655” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “McLynn655” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “McLynn655” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “McLynn655” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ a ă Driskel 1993, tr.168
- ^ McLynn 1998, tr.656
- ^ Johnson 2002, tr.180–1
- ^ a ă â b Cullen 2008, tr.146–48 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Cullen” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “Cullen” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “Cullen” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ a ă Cullen 2008, tr.156
- ^ Cullen 2008, tr.50
- ^ Blaufarb 2007, tr.101–2
- ^ Edwards 1999, tr.55
- ^ McLynn 1998, 255
- ^ Wanniski 1998, tr.184
- ^ Wood 2007, tr.55
- ^ Scheck 2008, Chapter: The Road to National Unification
- ^ Astarita 2005, tr.264
- ^ Alter 2006, các trang.61–76
- ^ Hallock, William; Wade, Herbert T (1906). “Outlines of the evolution of weights and measures and the metric system”. London: The Macmillan Company. tr. 66–69.
- ^ Denis Février. “Un historique du mètre” (bằng tiếng Pháp). Ministère de l'Economie, des Finances et de l'Industrie. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2011.
- ^ Thierry Sabot (ngày 1 tháng 10 năm 2000). “Les poids et mesures sous l’Ancien Régime” [The weights and measures of the Ancien Régime] (bằng tiếng Pháp). histoire-genealogie. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2011.
- ^ O'Connor 2003
- ^ a ă â b “L'Empire et le Saint-Siège”. Napoleon.org. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2011. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “napoleon.org” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “napoleon.org” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref>
không hợp lệ: tên “napoleon.org” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ “Revue des Deux Mondes – 1867 – tome 71, tr.386” (bằng tiếng Pháp). Fr.wikisource.org. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2011.
- ^ Jacques Bainville, Napoléon I, tr.94
- ^ “Bonaparte and Islam.”. Center for History and New Media at George Mason University. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Napoleon: Man of Peace”. Napoleon-series.org. Ngày 17 tháng 11 năm 1999. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011.
- ^ Talk Of Napoleon At St. Helena'' (1903), pp. 270–271
- ^ Talk Of Napoleon At St. Helena'' (1903), pp. 276–277
- ^ Louis Antoine Fauvelet de Bourrienne, Memoirs of Napoleon Bonaparte, tr. 586. Google. 1839. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2011.
- ^ Aston, Nigel (2002). Christianity and Revolutionary Europe c. 1750–1830. Cambridge University Press. ISBN 0-521-46027-1.
- ^ McLynn 1998, tr.436
- ^ Schwarzfuchs 1979, tr.50
- ^ Cronin 1994, tr.315
- ^ van Crevald, Martin (1987). Command in War. Massachusetts: Harvard University Press. tr. 64. ISBN 0-674-14441-4.
- ^ “Napoleon Bonaparte (Character)”. IMDB. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008. and Bell 2007, tr.13
- ^ Roberts 2004, tr.93
- ^ Dunan 1963
- ^ “Sarkozy height row grips France”. BBC. Ngày 8 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
- ^ Hall 2006, tr.181
- ^ Bordes 2007, tr.118
- ^ a ă Archer et al 2002, tr.397
- ^ Flynn 2001, tr.16
- ^ Bruce McConachy, "The Roots of Artillery Doctrine: Napoleonic Artillery Tactics Reconsidered," Journal of Military History 2001 65(3): 617–640. in JSTOR; online
- ^ Archer et al 2002, tr.383
- ^ John Shy, "Jomini" in Peter Paret, ed. Makers of Modern Strategy: From Machiavelli to the Nuclear Age (1986).
- ^ Archer et al 2002, tr.380
- ^ Roberts 2001, tr.272
- ^ Archer et al 2002, tr.404
- ^ Outhwaite 2003 tr.50
- ^ Abbott 2005,p.3
- ^ a ă McLynn 1998, tr.666
- ^ Repa, Jan (ngày 2 tháng 12 năm 2005). “Furore over Austerlitz ceremony”. BBC. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
- ^ Poulos 2000
- ^ Geyl 1947
- ^ Chandler 1973, tr. xliii
- ^ Hanson 2003
- ^ Cronin 1994, pp.342–3
- ^ a ă French Fuhrer: Genocidal Napoleon was as barbaric as Hitler, historian claims
- ^ Alan Forrest, "Propaganda and the Legitimation of Power in Napoleonic France." French History, 2004 18(4): tr. 426–445
- ^ a ă Sudhir Hazareesingh, "Memory and Political Imagination: the Legend of Napoleon Revisited." French History, 2004 18(4): tr463–483
- ^ a ă Venita Datta, "'L'appel Au Soldat': Visions of the Napoleonic Legend in Popular Culture of the Belle Epoque." French Historical Studies 2005 28(1): tr.1–30
- ^ “Call for Papers: International Napoleonic Society, Fourth International Napoleonic Congress”. La Fondation Napoléon. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Napoleonic Code”. Encyclopeadia Britannica. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2012.
- ^ Andrzej Nieuwazny, "Napoleon and Polish identity." History Today, May 1998 v48 n5 pp. 50–55
- ^ McLynn 1998, tr.117
- ^ McLynn 1998, tr.271
- ^ McLynn 1998, tr.118
- ^ McLynn 1998, tr.188
- ^ McLynn 1998, tr.284
- ^ McLynn 1998, tr.100
- ^ a ă McLynn 1998, tr.663
- ^ a ă McLynn 1998, tr.630 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “m630” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ McLynn 1998, tr.423
- ^ Lowndes 1943
Tham khảo
- Abbott, John (2005). Life of Napoleon Bonaparte. Kessinger Publishing. ISBN 1417970634.
- Alder, Ken (2002). The Measure of All Things—The Seven-Year Odyssey and Hidden Error That Transformed the World. Free Press. ISBN 074321675X.
- Alter, Peter (2006). T. C. W. Blanning and Hagen Schulze, biên tập. Unity and Diversity in European Culture c. 1800. Oxford University Press. ISBN 0197263828.
- Amini, Iradj (2000). Napoleon and Persia. Taylor & Francis. ISBN 0934211582.
- Archer, Christon I.; John R. Ferris, Holger H. Herwig (2002). World History of Warfare. University of Nebraska Press. ISBN 0803244231.
- Astarita, Tommaso (2005). Between Salt Water And Holy Water: A History Of Southern Italy. W. W. Norton & Company. ISBN 0393058646.
- Balcombe Abell, Lucia Elizabeth (1845). Recollections of the Emperor Napoleon. J. Murray. OCLC 9123757.
- Bell, David (2007). The First Total War. Houghton Mifflin Harcourt. ISBN 0618349650.
- Bertman, Sandra (2002). “Execution of the Defenders of Madrid, ngày 3 tháng 5 năm 1808”. New York University. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2008.
- Blaufarb, Rafe (2007). Napoleon: Symbol for an Age, A Brief History with Documents. Bedford. ISBN 0312431104.
- Bordes, Philippe (2007). Jacques-Louis David. Yale University Press. ISBN 0300123469.
- Chandler, David (1973). The Campaigns of Napoleon, Volume 1. 9780025236608. ISBN 0025236601.
- Chandler, David (1995). The Campaigns of Napoleon. Simon & Schuster. ISBN 0025236601.
- Chandler, David (2002). Napoleon. Leo Cooper. ISBN 0850527503.
- Chesney, Charles (2006). Waterloo Lectures:A Study Of The Campaign Of 1815. Kessinger Publishing. ISBN 1428649883.
- Connelly, Owen (2006). Blundering to Glory: Napoleon's Military Campaigns. Rowman & Littlefield. ISBN 0742553183.
- Cordingly, David (2004). The Billy Ruffian: The Bellerophon and the Downfall of Napoleon. Bloomsbury. ISBN 158234468X.
- Cronin, Vincent (1994). Napoleon. HarperCollins. ISBN 0006375219.
- Cullen, William (2008). Is Arsenic an Aphrodisiac?. Royal Society of Chemistry. ISBN 0854043632.
- Driskel, Paul (1993). As Befits a Legend. Kent State University Press. ISBN 0873384849.
- Dunan, Marcel (1963). “Napoleon's height” (bằng tiếng Pháp). La Fondation Napoléon. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2009.
- Dwyer, Philip (2008). Napoleon:The Path to Power 1769–1799. Bloomsbury. ISBN 9780747566779.
- Edwards, Catharine (1999). Roman Presences. Cambridge University Press. ISBN 052159197X.
- Flynn, George Q. (2001). Conscription and democracy: The Draft in France, Great Britain, and the United States. Greenwood Publishing Group. ISBN 031331912X.
- Fremont-Barnes, Gregory; Todd Fisher (2004). The Napoleonic Wars: The Rise and Fall of an Empire. Osprey. ISBN 1841768316.
- Fulghum, Neil (2007). “Death Mask of Napoleon”. University of North Carolina. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2008.
- Gates, David (2001). The Spanish Ulcer: A History of the Peninsular War. Da Capo Press. ISBN 0306810832.
- Gates, David (2003). The Napoleonic Wars, 1803–1815. Pimlico. ISBN 0712607196.
- Geyl, Pieter (1982) [1947]. Napoleon For and Against. Penguin Books. ISBN 0452000572.
- Goetz, Robert (2005). 1805: Austerlitz: Napoleon and the Destruction of the Third Coalition. Greenhill Books. ISBN 1853676446.
- Hall, Stephen (2006). Size Matters. Houghton Mifflin Harcourt. ISBN 0618470409.
- Hanson, Victor Davis (2003). “The Claremont Institute: The Little Tyrant, A review of Napoleon: A Penguin Life”. The Claremont Institute. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2008.
- Harvey, Robert (2006). The War of Wars. Robinson. ISBN 9781845296353.
- Hindmarsh, J. Thomas; John Savory (2008). “The Death of Napoleon, Cancer or Arsenic?”. Clinical Chemistry (American Association for Clinical Chemistry) 54: 2092. doi:10.1373/clinchem.2008.117358. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2010.
- Jackson, John (2004). Race, Racism, and Science. ABC-CLIO. ISBN 1851094482.
- Johnson, P. (2002). Napoleon: A life. Penguin Books. ISBN 0670030783.
- Karsh, Inari (2001). Empires of the Sand: The Struggle for Mastery in the Middle East, 1789–1923. Harvard University Press. ISBN 0674005414.
- Kladstrup, Don; Petie Kladstrup (2005). Champagne: How the World's Most Glamorous Wine Triumphed Over War and Hard Times. William Morrow. ISBN 0060737921.
- Lowndes, Marie Adelaide Belloc (1943). Where Love And Friendship Dwelt. Macmillan. OCLC 67554055.
- Macaulay, Neill (1986). Dom Pedro: The Struggle for Liberty in Brazil and Portugal, 1798–1834. Duke University Press. ISBN 0822306816.
- Markham, Felix (1988). Napoleon. Mass Market Paperback. ISBN 0451627989.
- McLynn, Frank (1998). Napoleon. Pimlico. ISBN 0712662472.
- O'Connor, J; E F Robertson (2003). “The history of measurement”. St Andrew's University. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
- Outhwaite, William (2003). The Blackwell Dictionary of Modern Social Thought. Blackwell. ISBN 0631221646.
- Poulos, Anthi (2000). “1954 Hague Convention for the Protection of Cultural Property in the Event of Armed Conflict”. International Journal of Legal Information (HeinOnline).
- Ribbe, Claude (2007). Napoleon's Crimes: A Blueprint for Hitler. Oneworld Publications. ISBN 1851685332.
- Roberts, Andrew (2001). Napoleon and Wellington. Weidenfeld and Nicholson. ISBN 0297646079.
- Roberts, Chris (2004). Heavy Words Lightly Thrown. Granta. ISBN 1862077657.
- Scheck, Raffael (2008). Germany, 1871–1945: A Concise History. Berg. ISBN 184520817X.
- Schom, Alan (1997). Napoleon Bonaparte. HarperCollins. ISBN 9780060172145.
- Schwarzfuchs, Simon (1979). Napoleon, the Jews and the Sanhedrin. Routledge. ISBN 0197100236.
- Thomson, Kathleen (1969). “Balcombe, Alexander Beatson (1811–77)”. Australian Dictionary of Biography Online. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
- Wanniski, Jude (1998). The Way the World Works. Regnery Gateway. ISBN 0895263440.
- Watson, William (2003). Tricolor and crescent. Greenwood Publishing Group. ISBN 0275974707. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2009.
- Wells, David (1992). The Penguin Dictionary of Curious and Interesting Geometry. Penguin Books. ISBN 0140118136.
- Wilkins, William (1972) [1944]. Napoleon's Submarine. New English Library. ISBN 0450010287.
- Wilson, J (ngày 2 tháng 8 năm 1975). “Dr. Archibald Arnott: Surgeon to the 20th Foot and Physician to Napoleon”. British Medical Journal (vol.3). PMC 1674241. PMID 1097047. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
- Wood, Philip (2007). The Law and Practice of International Finance Series. Sweet & Maxwell. ISBN 1847032109.
- Woodward, Chris (tháng 7 năm 2005). “Napoleon's Last Journey” (7). History Today. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
Liên kết ngoài
- The Napoleonic Guide
- Napoleon Series
- International Napoleonic Society
- Memoirs of Napoleon, tiếng Anh, miễn phí tại Dự án Gutenberg
- John Holland RoseThe Life of Napoleon I, tiếng Anh, miễn phí tại Dự án Gutenberg
- John Gibson LockhartThe History of Napoleon Buonaparte, tiếng Anh, miễn phí tại Dự án Gutenberg
- William Milligan SloaneThe Life of Napoleon I., tiếng Anh, miễn phí tại Dự án Gutenberg Vol. 1/4
- William Milligan SloaneThe Life of Napoleon I., tiếng Anh, miễn phí tại Dự án Gutenberg Vol. 3/4
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire