Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

mercredi 4 novembre 2015

Cười hay không cười khi chụp ảnh?

Tại sao người ta không dám cười khi chụp hình nhỉ?
 
Nếu chúng ta muốn có tấm hình đẹp để lại cho người quen hay không quen, theo tôi thì nên chọn cách thoải mái nhất, đừng gượng ép và khoảng khắc đó, vui hay buồn, cười hay không cười cũng là tấm hình của chính tâm trạng mình mà thôi.
 
Trời khi mưa, khi nắng, ta cũng là người khi vui khi buồn, chẳng có gì là lạ cả.
 
Caroline Thanh Hương
 

Vì sao người xưa không cười khi chụp ảnh?

                           
Vào thời xa xưa, những bức ảnh dường như luôn thiếu vắng nụ cười. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời vì sao người xưa không cười khi chụp ảnh.
150829smile09-63b8cCha đẻ của Thuyết tiến hóa Charles Darwin ủ dột trong bức ảnh chân dung của chính mình
1. Lý do kỹ  thuật
Một số người nói vui rằng, máy chụp hình được phát minh ra khiến con người trở nên nghiêm túc hơn. Một ví dụ điển hình được đưa ra là vào năm 1852, một cô gái chụp bức ảnh chân dung với phần đầu hơi nghiêng, đôi mắt to tròn nhìn vào ống kính nhưng lại mang vẻ mặt nghiêm nghị.
Hay như cha đẻ của "Thuyết tiến hóa" Charles Darwin - một người luôn được đánh giá là ấm áp, vui tươi, nhưng lại trở nên vô cùng ủ dột trong chính bức ảnh chân dung của mình.
Một trong những nguyên nhân được đưa ra chính là... lý do kỹ thuật. Máy ảnh thời xưa đòi hỏi thời gian phơi sáng khá lâu - khoảng vài phút, vậy nên người xưa thường phải giữ nguyên vẻ mặt "cứng đờ" trong suốt khoảng thời gian này.
Ngoài ra, thời gian phơi sáng dài như vậy khiến cho việc cười dường như... bất khả thi bởi chỉ cần một vài cử động nhỏ cũng đủ để bức hình bị nhòe.
2. Ý thức của chính người được chụp ảnh
Dù ở thời đại nào thì tiếng cười xuất hiện ở mọi nơi, từ lễ hội với những vở hài kịch đến mẩu chuyện phiếm nơi làm việc của công nhân.
Do đó, khó có thể nói rằng, sự nghiêm nghị trong các bức chân dung ở thế kỉ XIX phản ánh cuộc sống của người xưa tẻ nhạt, vô vị. Vấn đề mấu chốt ở đây chính là thái độ của mỗi người đối với việc chụp ảnh chân dung của mình.
150829smile10-671e5
Những bức ảnh luôn thiếu vắng nụ cười
Dù rẻ hơn vẽ chân dung nhưng chụp ảnh thời xưa là thú vui khá tốn kém. Bởi vậy chỉ có người tầng lớp trung lưu trở lên mới dám "tự thưởng" cho mình bức chụp chân dung.
Họ cho rằng, đây là một thời khắc quan trọng trong cuộc đời - chụp một bức ảnh không phải là “chuyện thường ngày ở huyện” như ngày nay mà giống như trải nghiệm cả đời mới có một lần. Vì thế, họ muốn lưu giữ lại các khoảnh khắc này với một dáng vẻ nghiêm nghị, thay vì cười đùa để mất đi tính nghiêm túc của nó.
3. Ảnh hưởng từ hội họa
Bạn có để ý thấy rằng, người xưa khi vẽ chân dung họ không hề cười? Chúng ta rất hiếm khi thấy những bức tranh cổ xưa có bóng dáng của nụ cười, duy chỉ có ngoại lệ là bức vẽ nổi tiếng “Nàng Monalisa” của Leonardo Da Vinci vào thế kỷ XVIII.
Da Vinci hẳn đã phải lao tâm khổ tứ rất nhiều mới có được nụ cười đó và cũng nhờ thế mà bức vẽ nàng Monalisa đã gây chấn động cho cho giới hội họa thời bấy giờ.
150829smile07-d662f
Nàng Monalisa của thiên tài Leonardo Da Vinci với nụ cười mê hoặc
Người xưa quan niệm chụp ảnh cũng giống như được vẽ tranh chân dung nhưng nhanh hơn và giá rẻ hơn. Ngoài ra, họ cũng quan niệm rằng, không điều gì tệ hơn là những bức tranh với nụ cười gượng gạo. Vì thế dường như thái độ nghiêm túc và vẻ mặt “lạnh như băng” khi ngồi vẽ chân dung đã được giữ nguyên khi họ chụp ảnh.
4. Do góc nhìn nghệ thuật
Một số chuyên gia cho rằng, những bức ảnh thời xưa có có phần "sống động" và giá trị hơn so với những bức hình ngày nay của chúng ta.
Đó là vì thế hệ ngày nay đã quá lạm dụng nụ cười khi chụp ảnh, khiến cho việc tìm ra chiều sâu cho những bức ảnh thông thường gần như là điều... không tưởng.
150829smile06-d662f
Người xưa không cười, nhưng dường như bức ảnh có chiều sâu hơn so với hiện tại
Trong khi đó, do người thời xưa coi việc chụp ảnh giống như hội họa - đó là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Một bức chân dung đẹp có thể đem lại giá trị nghệ thuật cao đồng thời được lưu giữ trong nhiều năm sau đó.
Theo một số ghi chép, người xưa khi chụp ảnh thường hay nghĩ đến thời gian, sinh tử và ký ức. Có lẽ chính vì thế mà những bức hình thời xưa luôn có chiều sâu và giá trị lưu giữ hơn hẳn so với phần lớn những hình chụp ngày nay.
Khoahocthuvi.net

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire