Soi Mình Không Thấy Bóng Ta Đâu.
(Tùy Bút Caroline Thanh Hương)
Ngày hai mươi bốn tháng hai năm hai ngàn hai mươi hai là một ngày nhớ đời đối với tôi.
Tuần trước đây, ngày mười tám tháng hai, tôi vừa đi chích mũi vaccin anti Covid thứ hai thì hôm nay lại bị căn bệnh oái ăm này.
Không biết hai việc này có liên quan gì với nhau không.
Hôm nay ngồi kể lại như một tùy bút và cũng có thể là trang nhật ký đánh dấu sự thay đổi lớn lao và không ngờ nhất khi tôi không tìm thấy bóng tôi đâu nữa trong gương.
Chuyện khó tin mà có thật và theo thống kê căn bệnh này của tôi chỉ có một phần trăm người trên thế giới bị như thế và ở một lứa tuổi cao hơn tôi hiện nay rất nhiều.
Theo tiếng pháp đó là bệnh DMLA, dịch nghĩa theo internet là Thoái Hóa Điểm Vàng.
Hôm đó, cũng may là tôi không lái xe mà thấy hơi lạ là mắt trái mình không bình thường.
Tôi thử bịt mắt phải lại và ... oups, tôi không nhìn thấy được con đường xe đang chạy, hoặc một chút ngoằn ngoèo khi thấy, khi không.
Mở kính chiếu hậu ra để tìm bóng mình trong gương, thì … ha ha tôi đã thành “ma”, đúng nghĩa của nó, vì tôi đã biến mất trong gương.
Tôi đưa hai ngón tay lên và tôi cũng không thấy ngón tay, bàn tay tôi đâu trong con mắt trái của mình.
Vài ngày sau, lấy hẹn gấp với bác sĩ nhãn khoa và qua ba, bốn máy khám mắt, ông gửi tôi đến bệnh viện để nơi này sẽ chữa trị cho tôi vì trong con ngươi của tôi có một mạch máu bị vỡ và lượng máu này trụ trong đó làm mắt tôi có mắt như mù.
Trong khi chờ ngày đến bệnh viện, con mắt tôi cũng tự chữa được một chút, thấy đỡ đỡ hơn, nhưng tôi không đọc được chữ nữa và ngay cả đến ngày hôm nay, tôi chỉ đọc và nhìn bằng bằng con mắt phải mà thôi.
Hôm lấy hẹn đến bệnh viện, thêm những khám nghiệm bằng các máy chuyên môn và họ chích cho tôi một thứ thuốc fluo để từ máy họ quan sát được tường tận những mạch máu và thấy tôi có một mạch máu lạ đang mọc dần trong đó, nó là thủ phạm đè mạch máu kia cho vỡ ra.
Sau cùng, bác sĩ
nhãn khoa biên toa cho tôi và lấy hẹn cho tôi trở lại để chích ba mũi thuốc vào
con mắt của mình, với khoảng cách mỗi tháng một lần.
Ngày hôm sau, trở lại bệnh viện để chích mũi đầu tiên, tôi chợt nhận ra là sang hôm nay, cũng có đến mười bốn người đến chích như tôi.
Bệnh viện tổ chức hai lần một tuần để chích cho người cùng bệnh với tôi.
Và bác sĩ cũng giải thích cho tôi là căn bệnh này sẽ mãi mãi không bao giờ trả lại cho tôi sự nhìn thấy trọn vẹn như trước khi tôi bị căn bệnh này.
Hôm nay thì tôi vẫn có thể thấy mọi nơi hơi mờ mờ với con mắt trái sau một tuần được chích thuốc, nhưng dĩ nhiên là đọc chữ không được.
Cố gắng viết để lưu lại chút tùy bút khi còn đọc được những gì mình viết và nếu lúc nào đó, tôi không nhìn và đọc được gì nữa thì quý anh chị đã hiểu tại sao nhé.
Còn chút hy vọng là tôi sẽ làm được gì hay nấy thôi.
Kính chúc quý anh chị luôn vui, mạnh.
Caroline Thanh Hương
12 tháng ba năm 2022
Qu’est-ce que la DMLA ?
La dégénérescence maculaire liée à l’âge (ou DMLA) est une maladie chronique de la zone centrale de la rétine, appelée macula.
Elle apparait après 50 ans et évolue progressivement. À un stade avancé, la personne atteinte ne voit plus au centre de son champ de vision (on parle de cécité limitée).
Après atteinte du premier oeil, il existe un risque accru d'atteinte oculaire bilatérale (risque d’environ 10 % par an).
La DMLA est une maladie très invalidante et chronique.
La fréquence croit avec l’âge. Environ 15 % de la population de plus de 80 ans présentent une DMLA grave. La DMLA est la principale cause de malvoyance chez l’adulte de plus de 50 ans dans les pays industrialisés.
L’origine précise de la DMLA est mal connue. Elle correspondrait au vieillissement trop rapide de la macula, la zone centrale de la rétine.
Qu’est-ce que la macula ?
La rétine est une fine membrane qui tapisse le fond de l’œil. Elle transforme les images qu'elle reçoit en signaux nerveux qu’elle transmet au cerveau par le nerf optique.
Sa partie centrale appelée macula est composée de cellules spécialisées permettant de voir les détails fins (lecture de petits caractères par exemple) et de distinguer les couleurs dans la partie centrale de l’image. Si la macula est abimée, la vision centrale est floue et imprécise tandis que la vison périphérique ou de côté est conservée.
Deux formes de DMLA (dégénérescence maculaire de la rétine)
Il existe deux formes de DMLA :
- La DMLA atrophique, ou sèche : elle correspond à un amincissement anormal de la macula. Elle provoque une altération lente et progressive de la vision centrale. À ce jour, aucun traitement n'existe pour traiter la DMLA sèche.
- La DMLA exsudative, ou humide : elle se caractérise par le développement de
vaisseaux sanguins (appelés néo-vaisseaux) dans la macula. Ces vaisseaux
anormaux sont fragiles et laissent diffuser du sérum ou du sang qui
perturbent l’organisation de la rétine. La forme exsudative de la DMLA est
deux fois plus fréquente que la forme atrophique dans la population
européenne âgée de plus de 65 ans.
Son évolution peut être particulièrement rapide, conduisant à une perte de la vision centrale en quelques semaines.
Des traitements existent pour la DMLA humide permettant de ralentir son évolution. Une surveillance est nécessaire en raison du risque d'aggravation rapide.
La DMLA affecte un seul œil ou les deux. Des formes mixtes peuvent être observées avec un œil présentant une DMLA sèche et l'autre une DMLA humide.
Cám ơn anh LýLongPhan, chị Người Phương Nam đã đọc bài tuỳ bút và chia sẻ sự ưu tư và an ủi tôi.
RépondreSupprimerThân kính.
CRTH