Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

jeudi 7 mai 2020

Tìm hiểu những địa danh cũ của Sài Gòn và coi vài hình ảnh đường phố nơi đây.

Tiếp theo lần trước, kính gửi quý anh chị bài sưu tầm về những địa danh có những cái tên mà người Sài Gòn không thể nào không biết.
Có thể với thời gian, chúng ta quên đi ít nhiều, nên xem lại những nơi quen thuộc của những ngày xưa thân ái vẫn là niềm vui khi chúng ta còn có thể nhớ về.
Chuyện đáng quý là người Sài Gòn thường rất dễ tính, bình dân và ít kiếm chuyện với hàng xóm khác với những miền khác.
Có lẽ đa số dân miền nam lúc nào cũng dư hơn thiếu nên rất thích dĩ hòa vi quý.
Học trò các trường lớp tại Sài Gòn, từ các trường tư đến trường công, chưa bao giờ có cảnh đánh lộn hay hiếp đáp những trò thua, yếu hơn mình mà luôn luônso vai gánh vác chuyện thiên hạ.
Học trò miền Nam rất lễ phép, quý trọng thầy cô và sau này vẫn giữ như thế, nên đa số những dịp tổ chức họp bạn trường xưa đề rất vui vẻ trong tình thân.
Những lần tôi bắt gặp những vidéo học tròn thời nay đánh đập bạn không thương tiếc và không chỉ là cái trót làm mà còn hung dữ như những tay anh chị, thật đáng tiếc vô cùng. 
Caroline Thanh Hương

Lý giải tên gọi của các nút giao thông nổi tiếng ở Sài Gòn

Ngã năm Chuồng Chó, ngã tư Hàng Xanh, Bảy Hiền… những tên gọi gần gũi với nhiều thế hệ người Sài Gòn vốn xuất phát từ tên người hoặc sự vật điển hình xưa.
Ngã năm Chuồng Chó
Nút giao thông lớn thuộc phường 3 (quận Gò Vấp) nay có tên gọi khác là Ngã Sáu Gò Vấp. Đây là điểm giao nhau của đường Võ Di Nguy (nay là Nguyễn Kiệm), Nguyễn Oanh (trước 75 mang tên 1 Hương Lộ), Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Gia Long (nay là Nguyễn Văn Nghi). Sau này giao lộ mở thêm 1 đường nhỏ nữa mang tên Trần Thị Nghĩ, đổi thành tên chính thức là Ngã Sáu Gò Vấp, nhưng người dân vẫn quen với cái tên không chính thức là Ngã 5 Chuồng Chó.
Thời Pháp thuộc, giao lộ này được gọi là Ngã năm Hàng Điệp vì dọc theo năm tuyến đường chéo nhau bấy giờ có trồng những cây điệp lớn. Thập niên 1940, Pháp cho xây dựng ở khu vực ngã năm này một cơ sở nuôi chó huấn luyện phục vụ việc tuần tra và cảnh giới. Sau 1954, cơ sở này bàn giao cho chính quyền VNCH, trở thành trường huấn luyện quân khuyển. Từ đó, người Sài Gòn đặt cho giao lộ này cái tên gần gũi: Ngã năm Chuồng Chó.

Trường quân khuyển xưa
Năm 1966, trường này được nâng cấp thành Trung tâm huấn luyện và bổ sung Quân khuyển với quy mô mở rộng, kỹ thuật huấn luyện cũng được cập nhật từ Mỹ. Các chú chó nghiệp vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công việc tuần tiễu. Có thời, tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á đều sử dụng quân khuyển do nơi này huấn luyện.
Ngã ba Ông Tạ
Địa danh này được hình thành từ những năm 40 của thế kỷ trước và được lưu truyền cho đến nay. Ngã ba là điểm giao giữa hai đường Lê Văn Duyệt và Thoại Ngọc Hầu (nay là Cách Mạng Tháng Tám và Phạm Văn Hai thuộc phường 5 quận Tân Bình). Cư dân khu vực Ngã ba Ông Tạ đa số người miền Bắc và phần lớn theo đạo Thiên chúa.
Khu vực này vốn nổi tiếng bởi từng tồn tại phòng khám của lương y Nguyễn Văn Bi (thường được người dân gọi là ông Tạ). Với kiến thức học được trên núi, ông đã dùng cây thuốc nam để chữa bệnh, đặc biệt là cho trẻ con và phụ nữ.
Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân đến cơ sở chữa bệnh của ông Tạ ngày càng đông. Khu vực này quy tụ thêm nhiều thầy thuốc đến lập nghiệp, tạo nên khu phố khám chữa bệnh và bán thuốc nam của Sài Gòn xưa. Ngoài danh truyền là một lương y giỏi, ông Tạ còn được biết đến là một nhà hảo tâm, luôn sẵn lòng cưu mang và giúp đỡ người nghèo quanh vùng.
Ngã tư Hàng Xanh
Đây là nút giao thông quan trọng tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn. Ngã tư Hàng Xanh là điểm giao nhau của 2 tuyến đường huyết mạch Phan Thanh Giản và Hồng Thập Tự (nay là Điện Biên Phủ và Xô Viết Nghệ Tĩnh). Do lượng xe đông, đầu năm 2013, một cầu vượt bằng thép nhẹ được khánh thành để hạn chế ùn tắc.

Ngã 4 Hàng Xanh 1961
Lý giải về tên gọi Hàng Xanh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trước năm 1945 khu vực này trồng nhiều cây sanh, loại cây lớn cùng họ với đa, đề, si… Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch Đằng ngày nay kéo dài đến ngã tư này. Vì vậy mà ngày xưa đường Bạch Đằng còn gọi là đường Hàng Sanh.
Hàng Xanh 1967
Theo bản đồ Sài Gòn những năm 60, đầu đường Bạch Đằng được chú thích là đường Hàng Sanh, và ngã tư ngay sát đó được gọi là ngã tư Hàng Sanh. Người dân đọc từ Hàng Sanh nhiều năm thành Hàng Xanh.
Ngã tư Bảy Hiền
Đây là nút giao thông quan trọng, là điểm giao của các  đường lớn gồm Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Lý Thường Kiệt (nay là Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Lý Thường Kiệt và Hoàng Văn Thụ).
Về tên gọi, theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam”, Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.
Khoảng năm 1940 người Sài Gòn gọi “ngã tư ông Bảy Hiền” dần dần từ “ông” mất chỉ còn “ngã tư Bảy Hiền”. Sau này, nguyên khu vực quanh ngã tư được gọi thành “Bảy Hiền”.

Ngã 4 Bảy Hiền trước 75
Trước năm 1954, khu vực này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên miệt Tây Ninh. Một vài gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.
Vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm 1954). Trên đường Nguyễn Bá Tòng, thuộc phường 12 có một ngôi chợ chuyên bán các món ăn của xứ Quảng – chợ Bà Hoa.
Ngã ba Chú Ía
Hiện nay, Ngã Ba Chú Ía là giao lộ lớn thường xuyên diễn ra việc ún ứ xe vào giờ tan tầm thuộc phường 3 (quận Gò Vấp), gần công viên Gia Định. Đây là điểm giao giữa các tuyến Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Minh Giám, Phạm Văn Đồng.
Trước khi mở rộng, đây chỉ là một ngã 3 của các đường Võ Di Nguy, Phan Thanh Giản.

Góc trên bên phải là Ngã 3 Chú Ía trước 1975. Các ngôi nhà trong hình là Tổng Y Viện Cộng Hòa, nay là bệnh viện 175
Theo một nhà nghiên cứu, trước 1975, khu vực này có một người Hoa tên Hía làm nghề thủ công và có cửa hàng Bách hoá lớn nên người Sài Gòn gọi khu vực này thành ngã ba Chú Hía. Qua năm tháng, phát âm này dần biến mất chỉ còn “Chú Ía” cho đến nay.
Hiện ngã ba Chú Ía mở rộng thành ngã 6 với tên gọi khác là Ngã Sáu Nguyễn Thái Sơn hay Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn. Nhưng với nhiều người Sài Gòn, họ vẫn quen với tên gọi ngã ba Chú Ía khi qua khu vực này.
Ngã 6 Cộng Hoà
Đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay đâm thẳng ra ngã 6 Cộng Hoà. Trước 1975, con đường này mang tên là đường Cộng Hoà, nay ngã 6 ở khu vực này cũng được gọi là ngã 6 Cộng Hoà. Sau 1975, mặc dù tên đường Cộng Hoà đã bị đổi nhưng ngã 6 này vẫn mang tên cũ.
Bùng Binh Lăng Cha Cả
Ngay đoạn cầu vượt ở đầu đường Cộng Hòa – công viên Hoàng Văn Thụ hiện nay, người ta vẫn quen gọi khu vực này là bùng binh Lăng Ca Cả, dù ở đây đã từ lâu không còn cái “Lăng” nào.

Lăng Cha Cả xưa
Lăng Cha Cả được xây dựng vào năm 1799 nhằm an táng thi hài giám mục Bá Đa Lộc – một nhà truyền giáo người Pháp có công giúp đỡ chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Ánh – sau này là vua Gia Long. Đến năm 1980, khu vực Lăng này bị giải tỏa, xây thành một bùng binh có quả địa cầu. Đến những năm 2013, khu vực này được xây một cây cầu vượt bằng sắt để tránh ùn tắt, người ta lại gọi cây cầu này là Cầu vượt Lăng Cha Cả.

Theo VnExpress

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire