Trong truỵên này được viết về xã hội mới hiện nay khác với những truỵên xưa. quý anh chị sẽ cảm thấy thế giới dân tình có thể thật hư, nhưng điều chắc chắn là đọc rồi sẽ khó quên.
Caroline Thanh Hương
Nhấn vào để nghe đọc truỵên Dì Ghẻ – Trường Lê
Các bạn đang nghe đọc truyện đêm khuya, truyện audio, audiobooks tác phẩm Dì Ghẻ – Trường Lê qua giọng đọc phát thanh viên Hồng Nhung. Chúc các bạn nghe truyện vui vẻ.!
Audio truyện tâm lý xã hội – “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”
– Bộ truyện Dì Ghẻ cảu tác giả Trường Lê là một bộ truyện nói về cuộc
sống gia đình của hai đứa trẻ khi phải sống với mẹ kế. Không chỉ phản
ánh cuộc sống gia đình, dì ghẻ còn mang đến cho bạn đọc những trải
nghiệm về cuộc sống của những người xấu sống trong xã hội. Truyện càng
về cuối lại càng đậm chất xã hội, không tránh khỏi những hình ảnh bạo
lực, ly kỳ. Hy vọng Dì ghẻ sẽ mang lại cho bạn nghe một cảm nhận chân
thực nhất về xã hội…
Chập 1 : Mấy đời bánh đúc có xương
Nam giật mình tỉnh giấc , nhìn xung quanh nó ngơ ngác một hồi . Hình như nó chợt quên đi rằng nó đã không còn ở với ông bà ngoại nữa. Nó đang nằm trên một cái giường rộng , một căn phòng sạch sẽ với nền sơn trắng tinh , bất chợt tay no đụng phải một thứ gì đó khiến nó tỉnh hẳn , nó quay sang bên cạnh . Cái Hạnh em gái nó vẫn đang ngủ , lúc này mới là 6h sáng. Kéo cái chăn đắp ngang người cho em gái nó mở cửa phòng đi xuống cầu thang. Ngôi nhà 3 tầng khang trang , rộng rãi , căn phòng hai anh em nó đang ở nằm ở tầng 3 sát phòng thờ cúng tổ tiên. Bước xuống tầng 2 , hôm nay là chủ nhật nên mọi người đều chưa dậy. Khẽ đưa chân đặt xuống cầu thang tầng 1 , đang bước được nửa đường nó vội rụt chân lại. Ở dưới căn phòng ngay gần chân cầu thang tầng 1 là giọng của bố nó :
– Con nó mới về em đừng làm gì ầm ỹ. Hiện tại hai đứa nó chỉ có anh là người thân duy nhất. Anh cũng đã nói chuyện với em rõ ràng từ trước rồi còn gì.
Bố nó đang nói chuyện về hai anh em nó với cô Hường , vợ sắp cưới của bố nó. Đột nhiên nó giật nảy người khi nghe giọng cô Hường chua loét , cô đang nói như cố ý gào lên để đánh thức mọi người dậy :
– Toàn vác nợ vào thân , tự nhiên từ đâu phải nuôi báo cô hai đứa . Anh nghĩ nhà này thừa tiền chắc. Của chồng công vợ , em nghĩ cũng là nghĩ cho anh. Không phải dễ dàng mà có được cái cơ ngơi này. Sao bao năm hai đứa nó không nhận bố mà giờ lại nhận. Đúng là tiểu yêu mà , được thêm cái gia đình vợ cũ anh nữa. Rặt một lũ xúi bẩy..
Thằng Nam vội quay đi , nó rón rén bước chân thật nhẹ để không ai phát hiện ra là nó đã tỉnh giấc. Đang bước lên thì nó nghe tiếng đóng cửa rất mạnh“ Rầm.” Kèm theo đó là lời của bố nó :
– Cô im đi , trẻ con nó biết cái gì mà cô nói như thế.
Nói xong ông mở cổng đánh xe đi mất , Nam núp ở trên lan can nhìn bố giận dữ bỏ đi. Nó trở lại phòng , nó nhìn cái Hạnh mà rấn nước mắt. Cái hạnh còn nhỏ quá , năm nay mới có 6 tuổi. Thằng Nam vuốt nhẹ những sợi tóc rối đang phủ lên má của em gái. Bất chợt cái Hạnh mở mắt , nhìn anh trai nó hỏi ngô nghê :
– Đến giờ đi học chưa hả anh…??
Nghe câu hỏi khiến Nam bật cười , nó trả lời em :
– Cô ngố , hôm nay là chủ nhật… Cái Hạnh nhoẻn miệng cười khoe ra mấy cái răng sún xong lại kéo chăn ngủ tiếp.
Thằng Nam ngồi đó nhớ lại buổi tối ngày hôm qua . Ngày mà bố nó đánh xe oto ra nhà ông bà ngoại đón hai anh em nó về đây. Lúc đặt chân vào đến cửa nhà nó đã bắt gặp ngay ánh nhìn sắc như dao cạo từ cô Hường , bạn gái của bố nó. Tại sao lại gọi là bạn gái vì nó biết cô Hường và bố nó chỉ ở với nhau chứ chưa cưới treo gì. Hôm nay là lần đầu tiên nó gặp cô Hường , hai anh em Nam lễ phép :
– Cháu chào cô ạ…!!
Nhưng cô Hường không trả lời chúng nó , cô đi lại phía cửa nói với giọng nũng nĩu :
– Anh đi đâu mà em gọi không nghe máy , từ đây ra đó có xa đâu mà làm gì lâu thế… Bố Nam nhắc khéo :
– Hai con nó chào em kìa..
Lúc này cô Hường mới nhìn xuống dưới chân nói với một giọng bâng quơ :
– Ừ , chào hai đứa .
Cuộc hội thoại ngắn ngủi cùng thái độ của cô Hường khiến cái Hạnh cảm thấy hơi sợ. Hạnh nắm chặt tay thằng Nam không dám bỏ ra. Bố nó mới xách đồ đạc của hai anh em lên tầng 3 rồi nói :
– Hai anh em tự thu xếp quần áo nhé , trong phòng có nhà vệ sinh luôn. Hai đứa bảo nhau đi tắm rồi lát nữa cô Hường nấu cơm cho hai con ăn nhé. Bố phải đi có việc ngay bây giờ.
Ông xoa đầu Nam rồi quay sang nói với cô Hường :
– Đang có khách đợi anh bàn chuyện , hai đứa nó chưa ăn gì. Lát em nấu cơm cho hai con ăn nhé , nhà cứ ăn cơm trước đi không phải đợi anh.
Cô Hường nhìn bố Nam cười nhẹ nhàng :
– Dạ vâng , anh cứ đi đi . Các con ở nhà đã có em.
Bố Nam chào hai anh em rồi đi xuống dưới , vừa nghe tiếng xe nổ máy cô Hường nói với hai anh em :
– Xong thì tí nữa xuống nhà ăn cơm nhé.Nam dạ vâng trong rụt rè , cô Hường quay đi mồm làu bàu :
– Chân với tay , móc ở đâu lên mà bẩn thế. Nhà cửa vừa mới lau xong , của nợ…
Nó lặng im không dám nói gì , mặc dù sàn nhà không hề bẩn. Đợi cô Hường đi nó khẽ đóng cửa lại rồi lấy vội bộ quần áo cho Hạnh đi tắm. Nó nói :
– Hạnh hôm nay tự tắm đi nhé , anh phải xắp đồ.
Bình thường ở nhà thì bà hay tắm cho bé Hạnh . Khổ thân con bé , đẻ ra được hai năm thì bố mẹ ly dị , hai anh em sống với ông bà ngoại để mẹ còn đi làm. Nhưng rồi ông trời bất công mẹ của chúng trong một lần đi làm về bị xe oto đâm chết. Vậy mà đến nay cũng đã hơn 3 năm rồi .
Trong ba năm qua khi mẹ nó mất đằng nội không một lời hỏi thăm , cái Hạnh còn nhỏ , kinh tế của ông bà ngoại cũng khó khăn nên nay nó ở nhà bác này mấy tháng , sau lại ở nhà cậu nọ vài ngày. Số tiền đền bù từ cái chết của mẹ nó không đủ để nuôi hai anh em nó ăn học. Bố nó khi đó cũng chỉ qua lại thăm nom hai anh em độ đâu vài tháng một lần. Nó còn nhớ khi ấy bố nó cũng chẳng có gì , mỗi lần ra thăm là ông đi con xe dream cũ . Hồi ấy nó ghét bố lắm , lúc bố mẹ ly dị nó còn rất nhỏ . Mọi người ai cũng nói bố nó cặp bồ rồi về nhà đánh mẹ nó. Không chịu nổi cảnh chồng chung nên mẹ nó đã đâm đơn ly dị rồi nuôi hai anh em nó cho đến ngày tai hoạ ập đến. Từ ấy hai anh em nó trở thành trẻ mồ côi mặc dù bố vẫn còn sống. Từ ngày mẹ mất bố nó cũng không đến thăm hai anh em nó nữa. Trong một lần có bác đến nhà thăm ông bà , thấy Nam vừa đi học về bà ấy nói :
– Nam à , gần đây bác thấy bảo bố mày làm ăn phát tài lắm. Mua nhà to , đi oto rồi cơ đấy. Mày không đi tìm bố mày à..??
Câu hỏi đó khiến Nam ngậm ngùi , một thằng nhóc 15 tuổi nhỏ không phải nhỏ , lớn cũng chưa phải lớn nhưng với những mặc cảm bao năm nay nó hiểu hàm ý trong câu nói đó là gì. Nó lẳng lặng chào bà bác rồi đi vào nhà không nói gì thêm. Trong đầu nó nghĩ bố nó có cần hai anh em nó nữa đâu mà tìm . Ở với ông bà ngoại cũng được mà , ông bà tuy nghèo nhưng quý hai anh em nó lắm. Nhất là ông ngoại , có gì ngon ông đều nhường cho anh em Nam cả.
Bà ngoại hơi khó tính nhưng cũng rất thương con , thương cháu. Lắm lúc trẻ con nghịch ngợm bà hay quát nhưng lúc nào cho các cháu ngủ xong là bà mới lật bật đi ngủ. Những năm ở với ông bà có rau ăn rau , cháo ăn cháo nhưng tình cảm ông bà bù đắp cho hai anh em vô cùng lớn. Nhưng rồi ông ngoại cũng lại bệnh nặng , ông mắc bệnh Gút nhiều năm nay. Càng lúc đi lại càng khó khăn , chân tay sưng vù , mắt một bên giờ đã không còn nhìn thấy gì. Những ngày ông bệnh tật Nam là thằng cháu chạy đi chạy lại bưng bô , rửa bô cho ông mỗi khi ông đi đại tiện , tiểu tiện. Tuổi già sức yếu lại bệnh tật kéo dài , ông ngoại Nam cuối cùng cũng nhắm mắt xuôi tay. Những ngày cuối đời Nam lúc nào cũng ngồi sát bên giường nắm chặt tay ông. Những lúc tỉnh táo ông nhìn Nam mà lệ tràn khoé mắt . Có lẽ ông lo lắng rồi đây khi ông mất đi , ai sẽ là người chăm lo cho hai đứa cháu chẳng còn nơi nương tựa. Cái Hạnh khi đó còn nhỏ tuổi , ông nằm bệnh nhưng nó không biết gì , nó chạy lại chỗ bà đòi bà chơi búp bê cùng nó. Thi thoảng nó lại hỏi :
– Ông cứ ngủ suốt bà nhỉ..??
Bà ngoại cố kìm nước mắt xoa đầu nó rồi cười :
– Ừ , ông mệt cháu ạ. Cháu lặng im , ngoan để ông ngủ nhé…
Nghe ông mệt là cái Hạnh không dám vòi vĩnh bà nữa. Ngày ông mất , thằng Nam từ khi ở với ông bà ngoại chưa bao giờ khóc. Vậy mà sao khi tiếng kèn trống vang lên nó ngồi giữa nhà khóc lên thành những tiếng nức nở , nước mắt nó chảy ra không kìm được. Nó khóc đến lặng người đi khiến họ hàng nhìn thấy không ai cầm được lòng. Hôm sau nó đeo tang đang ngồi ăn cơm thì thấy một chiếc oto đỗ trên đường. Mở cửa xuống xe nó nhận ra đó là bố nó
Cái Hạnh cũng nhìn thấy , Hạnh định chạy lại thì bị Nam kéo tay không cho đi. Con bé mặt xịu xuống không dám đi nữa. Bố nó thắp nhang cho ông ngoại rồi đi vào nhà trong nói chuyện gì đó với bà ngoại cùng các bác , các cậu trong nhà. Xong xuôi bố nó đi ra chỗ hai anh em nói :
– Bố đón các con về nhà bố ở nhé.
Thằng Nam lắc đầu , cái Hạnh không dám nhìn bố. Im lặng hồi lâu bà ngoại đi ra nói :
– Anh cứ về đi đã , hai đứa nó còn nhỏ . Để từ từ bà khuyên , máu mủ sao bỏ được nhau..
Bố nó xoa đầu nó rồi lên xe ra về , thằng Nam nhìn cái Hạnh dặn dò :
– Đi học anh mà chưa đón thì không được theo ai nghe chưa..??
Cái Hạnh gật đầu lia lịa , vậy thôi nhưng nó sợ anh nó lắm. Đang nhớ lại chuyện cũ , những chuyện mà có lẽ cả đời Nam không quên được thì nó bỗng giật mình. Cửa phòng mở toang , cô Hường đi vào quát bằng giọng the thé :
– Làm gì mà lâu thế , nãy đã bảo xong thì xuống nhà chuẩn bị ăn cơm cơ mà. Leo lên đây mệt muốn đứt cả hơi , nhanh nhanh rồi xuống không nguội hết.
Cái Hạnh tắm xong thấy cô Hường quát như vậy nó vội vàng mặc quần áo không kịp lau khô người. Nam nhìn cô Hường vội nói :
– Dạ , anh em cháu xuống bây giờ.
Cô Hường đi ra không quên quay lại nguýt :
– Nhanh lên đấy…
Vội lau khô tóc cho Hạnh xong , hai anh em dắt nhau xuống tầng một , đi ngang qua căn phòng của bố và cô Hường , thấy cô Hường đang ngồi dũa móng tay. Thấy hai anh em Nam cô Hường nói vọng ra :
– Đồ ăn đậy trong lồng bàn ấy , hai đứa ăn xong rồi dọn dẹp sạch sẽ đấy nhé.
Nam dạ vâng rồi dắt tay em gái xuống bếp , trên bàn ăn có cái lồng bàn màu đỏ đang được úp chính giữa. Mở lồng bàn ra bên trong là hai bát mỳ tôm đã trương lên từ bao giờ , những sợi mỳ to gấp mấy lần bình thường nở đầy trong hai cái bát oto lõng bõng chút nước. Nam lấy thìa , lấy đũa đút cho em ăn . Được một miếng cái Hạnh làm nũng anh :
– Em không ăn mỳ đâu anh ơi. Mỳ nhũn hết rồi.. Nam vội đưa tay làm dấu “ Suỵt “ rồi khẽ nói với em gái :
– Cố ăn đi rồi mai anh mua kẹo socola cho em nhé…Ăn đi em , há mồm to nào…A….a.
Cái Hạnh nhăn mặt nhưng vẫn nghe anh gượng gạo mãi cũng hết được 1/2 bát mỳ. Riêng phần mình thì Nam ăn hết , ăn xong chuẩn bị rửa bát . Nam loay hoay không biết phải đổ chỗ mỳ thừa của Hạnh đi đâu thì cô Hường đứng đằng sau giãy nảy lên :
– Ăn thừa ăn mứa thế này à….Nhà này không có cái kiểu ăn thừa đổ đi như vậy đâu nhé. Nói dứt lời cô Hường giật phâng bát mỳ còn dở trên tay Nam bước như dậm chân xuống đất về phía thùng rác , mồm không ngừng nói :
– Ăn uống đổ đi thế này đây , đúng là không có còn sĩ.
Quay sang chỗ Nam đang đứng nhìn cô Hường quát :
– Để bát đấy , mang cái túi rác này ra ngoài thùng rác đầu cổng. Để đây mai ruồi nhặng nó bâu không ai chịu được. Nam xách túi rác ra ngoài thì đúng lúc bố về. Nhìn thấy Nam ông hỏi :
– Hai anh em ăn cơm chưa , bố mua bánh ngọt cho hai đứa này.
Chẳng hiểu cô Hường có thần giao cách cảm hay tai cô thính hơn tai loài người mà lúc bố xuống xe cũng là lúc cô Hường chạy ra đến cổng , không để Nam kịp trả lời cô Hường nói :
– Ăn rồi anh ạ , cả nhà vừa mới ăn cơm xong . Em đang dọn dẹp dưới bếp , vừa nhờ con nó đi đổ rác. Anh đi về có mệt không…??
Bố Nam cười cười rồi đưa hộp bánh ngọt cho Nam nói :
– Ăn xong nhớ bảo em đánh răng nhé. Lên phòng đi , nhớ ngủ sớm mai bố chở đi học. Nam cầm hộp bánh gật đầu , cô Hường thấy vậy lườm :
– Vừa ăn xong lại bánh , ăn cẩn thận không kiến nó bu đấy. Nói xong cô Hường đỡ túi cho bố Nam rồi quay lưng đi thẳng. Nam đứng đó đóng cổng , đột nhiên nó nhớ lời bà ngoại : “ Bố cháu bây giờ đang ở với một cô khác , đến đó ở nhớ phải lễ phép ngoan ngoãn nghe chưa. Đừng để bố khó xử , nhớ nhé cháu.” Khi đó cũng có các bác ngồi đấy , một bác nói đế vào :
– Con đấy nó nổi tiếng gớm ghê đấy , chồng chết cách đây cũng 4 năm rồi. Nghiện chết đấy , loại mắt gián ấy cẩn thận
-
Chập 2 - Món Quà Của Bố
Đó là những chuyện xảy ra tối hôm qua , sáng nay Nam vô tình nghe được cuộc đối thoại giữa bố và cô Hường. Nó hiểu được rằng rồi đây cuộc sống của hai anh em sẽ không còn được như trước nữa. Mặc dù ngôi nhà ba tầng rộng rãi này đầy đủ mọi thứ tiện nghi mà ở nhà ông bà ngoại không có nhưng thứ tình cảm quan tâm , ân cần chăm sóc của ông bà ngoại đối với hai anh em Nam giờ đây là một thứ xa xỉ. 7h sáng cái Hạnh bật dậy khỏi giường. Con bé đi vào nhà tắm tự đánh răng rửa mặt. Nam thấy vậy chạy theo lấy nước vào ca cho em gái. Đánh răng rửa mặt xong bé Hạnh chạy lại mở cái hộp bánh ngọt tối qua bố mua cho hỏi anh :
– Anh ơi , em ăn cái này được không…??
Nam nhìn em gật đầu cười , may mà tối qua bố nó mua bánh cho hai anh em. Không thì cái Hạnh đói khóc cả đêm mất , buổi tối nó ăn đâu được mấy xêu mỳ tôm. Hạnh mở hộp bánh định bốc ăn , bỗng nhiên nó nhìn sang Nam ngồi đó như đang suy nghĩ điều gì. Hạnh cầm hộp bánh lại , lay người anh con bé cười hở cả răng sún :
– Em chia cho anh một nửa này..Nhưng em nửa to anh nửa bé..hì hì..
Nam xoa đầu em :
– Thôi em ăn đi , anh no lắm , không đói đâu.
Nửa cái bánh cũng chẳng to tát gì , bé Hạnh cảm ơn anh rồi ngồi ăn một tí là hết. Ăn xong Hạnh nói với anh :
– Anh cho e xuống dưới kia chơi nhé. Tối qua em thấy ở ghế có nhiều đồ chơi lắm anh ạ.
Hạnh nói thằng Nam mới nhớ , công nhận ở phòng khách có khá nhiều đồ chơi. Nào là búp bê , nào là đồ hàng linh tinh cả. Chủ nhật mà , chẳng lẽ cứ ở mãi trên phòng. Nam dắt em gái xuống phòng khách tầng một. Vừa xuống đến nơi bé Hạnh chạy đến ôm ngay con gấu bông khá lớn. Con bé thích lắm cứ ghì chặt lấy con gấu bông cọ hai cái má búng ra sữa vào con gấu. Nam nhìn ra sân không thấy chiếc xe máy sớm vẫn còn dựng ở đó đâu. Phòng cô Hường cũng không thấy tiếng động . Một lúc sau thì có tiếng bước chân trên tầng hai đi xuống. Chưa thấy người nhưng giọng một bé gái vang lên :
– Mẹ ơi….Mẹ ơi…Mẹ đi đâu rồi… Đang bước xuống là một bé gái lớn hơn Hạnh một chút. Đứa bé gọi mẹ không thấy đâu , đột nhiên nó dừng lại ở giữa cầu thang khi nhìn thấy Nam và bé Hạnh. Thấy bé Hạnh đang ôm con gấu nó đứng trên cầu thang chỉ chỏ :
– Sao lại ôm gấu của mình , trả đây.
Nói rồi nó chạy nhanh xuống giằng lấy con gấu từ trong vòng tay của bé Hạnh. Cái Hạnh đang ôm gấu không hiểu chuyện gì , nó nhìn anh rồi mếu máo :
– Anh ơi , gấu…gấu…. Nam dỗ dành em rồi hỏi bé gái kia :
– Em là ai vậy…??
Con bé vênh váo trả lời :
– Em là con của mẹ Hường với bố Tuấn.
” Bố Tuấn” , nghe con bé nói xong Nam hơi giật mình. Chẳng lẽ bố nó với cô Hường đã có con với nhau. Nó nhìn bé gái cười rồi nói :
– Anh với bé Hạnh cũng là con của bố Tuấn. Em năm nay bao nhiêu tuổi..??
Con bé tròn mắt ngạc nhiên , nó nhòm nhòm hai anh em một lúc rồi quả quyết :
– Không phải , bố Tuấn chỉ có mình em thôi. Hai người là con sao hôm nay em mới thấy. Không phải..??
Cái Hạnh vẫn đang thút thít nhìn theo con gấu bông. Thằng Nam nói tiếp :
– Thật mà , anh với bé Hạnh mới chuyển về đây ở tối qua..
Con bé bĩu môi rồi ngồi xuống ghế Sofa lấy điều khiển bật phim hoạt hình. Nó đặt con gấu sang bên cạnh , mắt nhìn cái Hạnh như sợ cái Hạnh sẽ lại cướp mất con gấu của nó. Có tiếng xe máy đỗ ngoài cổng : ” Cạch..Cạch..Cạch.” Cổng mở , cô Hường phi xe máy vào trong sân . Đi vào phòng khách thấy cả ba đứa đang ngồi xem tivi. Cô Hường cười tươi :
– Uây , con gái mẹ dậy sớm thế. Hôm nay chủ nhật sao không ngủ thêm tí nữa. Mẹ mua đồ ăn sáng cho con đây . Đi vào đây đánh răng rửa mặt rồi ăn sáng nào….
Thằng Nam với cái Hạnh ngồi đó nhìn cô Hường mà cô Hường chẳng thèm để ý đến chúng nó. Thằng Nam cất giọng lí nhí :
– Cháu chào cô ạ…
Cái Hạnh thấy con bé kia đi khỏi là nó chạy lại chỗ con gấu bông . Nhưng khổ thân nó , con bé đành hanh kia như chợt nhớ ra điều gì nó quay lại nhìn cái Hạnh hét lên :
– Không được động vào .
Cô Hường thấy con hét ầm ĩ bên ngoài vội chạy ra hỏi :
– Sao đấy , làm sao mà hét lên thế.
Con bé kia thấy mẹ thì vội nước mắt ngắn , nước mắt dài :
– Nó cứ lấy đồ chơi của con. Hu..hu..hu.
Cô Hường lừ mắt một cái là bé Hạnh không dám tiến lại chỗ con gấu bông nữa. Nam vội kéo tay em gái lại rồi nói :
– Cô cho em cháu chơi một chút, nó thích con gấu đấy lắm. Cô Hường quát :
– Chơi gì mà chơi , để em nó khóc rồi đây này. Để yên đấy , khi nào em nó đi học rồi ở nhà mà chơi.
Nói đoạn cô quay sang dỗ con gái :
– Thôi thôi, mẹ cấm nó rồi. Con đi đánh răng rồi mẹ làm cho ăn nhé.
Con bé thấy mẹ nói thế lập tức ngừng khóc. Chưa dừng ở đó nó còn nhìn cái Hạnh bằng ánh mắt khó chịu. Nam thấy vậy vội dắt tay em định đi ra bên ngoài đường. Nó sợ để bé Hạnh đứng đó con bé sẽ khóc oà lên mất. Từ lúc đẻ ra đến bây giờ đã lúc nào nó được ôm con gấu vừa to vừa đẹp như vậy. Bước ra gần đến cửa thì cô Hường gọi với lại :
– Thế hai đứa đã ăn sáng chưa..??
Nam quay lại định trả lời thì bé Hạnh nói :
– Dạ cháu ăn bánh rồi ạ. Anh Nam không ăn… Nghe thấy vậy cô Hường cười đon đả :
– Ăn rồi à , vậy hai anh em ra đường chơi đi nhé. Cô cứ nghĩ hai đứa mệt ngủ dậy muộn cho nên mua mỗi cho em Thư. Thôi hai anh em dẫn nhau đi chơi đi.
Thằng Nam ngậm ngùi cúi mặt xuống đất, bụng nó lúc này đang sôi lên những tiếng ùng ục nghe rõ mồn một . Một thằng nhóc đang độ tuổi lớn , nhưng buổi tối hôm qua nó chỉ được ăn bát mỳ tôm trương lõng bõng nước. Bố mua cho cái bánh thì nó để dành cho em gái cả. Ban nãy nó tưởng cô Hường hỏi nó ăn sáng chưa là cô cũng mua đồ ăn cho nó. Nhưng rồi nó thất vọng , nắm chặt tay bé Hạnh thằng Nam mở cổng đi ra ngoài. Trời buổi sáng không khí trong lành , nó hít một hơi thật mạnh , nó chợt nhớ lại lời mẹ nó nói hồi nó còn bé. Hồi nhỏ nó hay kêu đói là mẹ nó lại bảo :
– Đói thì cứ ngủ đi sẽ hết con ạ.
Đêm qua nó nhớ lời mẹ nhịn đói đi ngủ, nhưng giờ này làm sao nó ngủ được. Bất chợt cái Hạnh gọi to :
– Anh Nam ơi , lại đây ăn bánh này… Nó nhìn về phía trước tầm 10m , bé Hạnh đang đứng với một bà lão tầm 60 tuổi. Bà lão đang đưa cho Hạnh một cái bánh rán. Thấy Nam bà vẫy tay gọi với :
– Lại đây cháu , lại đây bà xem nào..
Nam chạy vội lại sợ em gái làm gì không phải. Đến nơi bà lão nhìn Nam cười móm mém :
– Giống bố quá , hai đứa mới chuyển về đây chiều tối qua phải không…?? Đúng là càng nhìn càng giống bố. Nam lễ phép :
– Cháu chào bà .
Bà lão gật đầu rồi đưa chiếc bánh rán còn lại cho Nam rồi nói :
– Cháu ăn đi , bà là họ hàng với bố cháu. Bố cháu phải gọi bà là cô . Ngày bé bà cung bế mày đấy. Giờ lớn quá rồi….
Đang cơn đói Nam cầm cái bánh rán ăn ngấu nghiến. Bà lão nhìn Nam khẽ lắc đầu tội nghiệp. Ba bà cháu ngồi ven con đường trong ngõ cười tíu tít. Nam cảm nhận thấy hơi ấm từ bàn tay nhăn nheo của bà , có gì đó rất giống với bà ngoại. Đột nhiên từ phía cổng giọng cô Hường vang lên the thé :
– Lại ra đấy làm gì đấy… Vừa nói cô Hường vừa tiến lại gần chỗ ba bà cháu. Thấy bé Hạnh vẫn cầm trên tay nửa cái bánh rán cô Hường quát :
– Ăn uống linh tinh có làm sao ai chịu trách nhiệm. Nãy hỏi ăn sáng chưa thì lại bảo ăn rồi , giờ ra đây ăn xin ăn trực của bà thế này à..??
Không để cho ai kịp nói câu nào cô Hường nhìn bà ra vẻ trách móc :
– Ở nhà có thiếu thốn gì đâu bà , bà cứ cho chúng nó thế này con ngại lắm. Lần sau bà cứ kệ chúng con bà ạ.
Bà lão nhìn cô Hường nhẹ nhàng nói :
– Chúng nó cũng là con cháu trong nhà , bà cho các cháu cái bánh thì có gì sai. Chị không cần quan trọng hoá vấn đề lên như thế.
Như bị đuối lý , cô Hường quay lại quát hai anh em Nam :
– Đi về rửa tay rửa chân rồi tí nữa chuẩn bị ăn cơm.
Vừa nói cô Hường vừa kéo tay bé Hạnh lôi về nhà. Thằng Nam thấy em sợ hãi , nó chạy lên nắm tay em . Hai anh em đi rồi còn ngoái lại cúi chào bà. Bà lão cũng vẫy tay chào hai đứa. Vào đến nhà Nam thấy cái Thư con cô Hường vẫn ngồi ở phòng khách nhâm nhi bữa ăn sáng chưa xong. Nào là trứng ốp la , bánh mỳ gối , thịt xông khói , sữa tươi , hoa quả…Nhìn đống đồ ăn mà Nam khẽ nuốt nước bọt. Cái Thư vừa ăn vừa xem hoạt hình. Nó đang chậm rãi cắn từng mẩu bánh mỳ, thấy hai anh em Nam nó vội vàng ăn như sợ phải chia cho người khác. Nam với Hạnh đứng đó thì lại giật mình khi giọng cô Hường cất lên :
– Còn đứng đó , lên trên phòng rửa tay đi rồi xuống đây phụ cô nhặt rau. Tí nữa nhà có khách đến ăn cơm đấy. Phải sạch sẽ vào..
Nam vâng dạ rồi dắt em lên trên tầng , bé Hạnh vẫn chăm chăm nhìn vào con gấu nhưng nó sợ không dám lại gần. Vừa đi lên tầng nó vừa giật giật cánh tay anh nói nhỏ :
– Hôm nào nhà không có ai anh cho em chơi nhé. Nam nhìn em gái khẽ cười rồi thì thầm :
– Ừ , hôm nào nhà không có ai cho bé Hạnh chơi thoải mái. Giờ lên phòng rửa tay rửa mồm rồi học bài nhé. Tay còn dính đường bánh rán kìa. Bé Hạnh nghe anh nói thế đưa tay lên nhìn rồi nó cho tay vào mồm mút cái chụt. Mút xong lại nhe cái miệng sún răng ra cười. Nam dặn em gái ngồi học không được đi lại linh tinh. Nhà thì cao , cái Hạnh thì nhỏ tuổi. Lỡ đâu nó nghịch ngợm ngã thì chết. Lẽ ra phải trông em nhưng Nam bị cô Hường từ dưới nhà gọi lên :
– Xong chưa , xuống đây xem nào. Làm cái gì mà lâu thế.
Nam đáp vội :
– Cháu xuống bây giờ đây.
Dứt lời Nam đóng cửa phòng chạy vội xuống dưới. Vào bếp Nam thấy đủ các loại rau , cô Hường chỉ tay vào đống rau nói :
– Nhặt đi tí cô rửa, nhặt sạch vào nhé.
Nam vừa nhăt rau vừa hỏi cô Hường :
– Bố cháu đi đâu vậy ạ…?? Cô Hường nhăn mặt :
– Bố phải đi làm chứ đi đâu , ở nhà lấy gì mà nuôi tưng đây người. Nam không dám hỏi gì thêm , nó cặm cụi nhặt hết chỗ rau nào là rau cải , rau cúc, rau sống các kiểu. Nhặt xong nó rửa tay rồi chạy vội lên tầng ba xem em gái. Bé Hạnh vẫn đang nằm trên giường tập viết chữ cái. Thấy anh Nam nó cười tít mắt khoe :
– Anh xem xem , em viết có đẹp không..? Nam cầm quyển vở của em rồi khen :
– Đẹp thế nhờ , viết giỏi hơn cả anh. Mai đi học xem cô giáo có chấm điểm 10 không nhé. Có tiếng xe oto , kèm theo là tiếng mở cổng. Nam chạy xuống dưới nhìn thì đúng là bố nó vừa về. Bé Hạnh cũng đi xuống theo anh , bố vừa vào đến phòng khách thì cái Thư chạy lại ôm vòi vĩnh :
– Bố có mua quà cho con không..?
Thấy bố không cầm gì trong tay , cái Thư xị mặt rồi lại ngồi xem tivi. Nhìn thấy hai anh em Nam đang đi từ trên xuống. Bố Tuấn liền gọi :
– Hai anh em xuống đây xem nào , sáng bố đi sớm hai đứa ngủ mấy giờ dậy.
Bố bế bé Hạnh lên cao rồi lại hạ xuống , con bé Hạnh buồn cười tít cả mắt. Nam không nói gì , nó vốn ít nói như vậy. Từ nhỏ đã phải sống cảnh vắng bố , mẹ thì phải đi làm suốt. Chẳng hiểu từ bao giờ mà nó chỉ có thể mở lòng được với những người thân sống cạnh nó , đó là ông bà ngoại. Các bác các cậu ai cũng nói nó lầm lỳ , khó gần. Nhưng nó phải như thế , nhất là khi mẹ đẻ thêm cái Hạnh. Nó tự nhủ phải thay mẹ chăm sóc em , nó phải lớn nhanh hơn cái độ tuổi của nó. Bằng tuổi nó các bạn chỉ ăn với học rồi chơi . Còn nó thì ngoài đi học ra về nhà là nó vác cần đi câu cá , theo cậu đi cất vó ở những bờ mương , con kênh . Nhà bà ngoại tuy có bếp gas nhưng ông bà tiết kiệm , những gì đun lâu là bà toàn đun củi với bếp than. Vậy là khi rảnh nó lại vác bao đi khắp triền đê nhặt những mảnh gỗ vụn theo sóng đánh vào. Đó là tuổi thơ của nó khi còn nhỏ tí. Thử hỏi như thế làm sao nó có thể vui vẻ , hoà đồng như những đứa khác được. Cô Hường đi ra thấy bố nó vội vàng cười :
– Anh xem đi tắm đi rồi chuẩn bị ăn cơm. Hôm nay em làm lẩu , lát nữa mấy đứa bạn học cũng đến đây bây giờ. Một mình từ sáng đến giờ chưa được ngơi nghỉ.
Cô nhìn Nam rồi nói nhẹ nhàng :
– Hai anh em cứ ngồi dưới đây xem tivi với em. Lát cô nấu xong rồi ăn cơm nhé.
Bố Nam thấy gia đình có vẻ yên ấm thì cũng lấy làm mừng lắm. Bế bé Hạnh đặt xuống sofa ông nói :
– Đây là chị Thư nhé Hạnh. Chị Thư hơn hạnh 2 tuổi. Còn kia là anh Nam , anh lớn nhất nhà nhé Thư.
Cái Thư ngó sang rồi lại dán mắt vào tivi không thèm để ý. Nam cũng ngồi xuống cạnh em gái. Bố Nam với lấy một quả táo trong đĩa rồi đưa cho Hạnh , cái Thư thấy thế quay 6lại nhìn rồi mếu máo :
– Táo của con….
Bố Tuấn cười cười rồi nói :
– Còn nhiều mà , con ăn có hết đâu. Chia cho em với chứ.
Bé Hạnh cầm quả táo đỏ trong tay thích thú lắm. Nó cho lên mũi hít hà rồi khoe anh , mặc kệ con bé Thư đang nhìn nó đầy căm ghét. Nam có thắc mắc muốn hỏi bố nhưng nó nghĩ gì rồi lại thôi. Nó cảm thấy lạc lõng trong ngôi nhà này , nó cảm thấy sự ghét bỏ trong ngôi nhà này. Nó muốn về với bà ngoại , nhưng nó biết làm sao bà ngoại có thể nuôi hai anh em nó. Bất chợt nó thấy bàn tay bố nó vỗ lên vai nó , ông hất tay bảo nó ra ngoài . Bé Hạnh vẫn ôm quả táo ngồi xem tivi, Nam đi theo bố ra ngoài. Ra đến ngoài sân bố nó mở cốp xe oto lấy ra một cái xe đạp nhìn khá xịn. Cái xe không quá to cũng không quá nhỏ. Nhìn Nam bố nó nói :
– Từ mai xe này là của con.
Trước ở với ông bà thì gần trường giờ chuyển về đây hơi xa. Con chịu khó đạp xe đi học nhé. Rồi đây khi nào ổn bố xin chuyển trường về phường gần đây học cho tiện. Em thì học nội trú ở trường rồi , bố sẽ bảo cô Hường đón em.
Nghe thấy thế thằng Nam vội nói :
– Thôi không sao , để con đón em cũng được. Gần trường có nhà bác Thuý , em nó có về sớm thì ở đó đợi con , trước giờ vẫn vậy bố ạ.
Ông Tuấn nhìn nó rồi khẽ vỗ nhẽ vào vai nó . Rồi ông gật đầu đồng ý , hai bố con ngắm cái xe đạp mới ra điều tâm đắc. Thằng Nam thích lắm , từ bé tới giờ nó mới được mua cho một cái xe đạp riêng. Trước ở với ông bà ngoại cách trường tầm 2km nó toàn đi bộ. Sau vào cấp 2 thì ông mua cho cái xe cũ nặng lắm. Hôm nào mà thủng xăm xịt lốp dắt về nhà đổ hết mồ hôi hột. Nó nhìn bố thầm cảm ơn , từ mai nó sẽ có xe mới để đi học rồi đưa đón em gái. Đây cũng là món quà đầu tiên sau bao nhiêu năm nó được bố mua tặng. Bầu không khí ấm áp đó bị dội một gáo nước lạnh bởi cô Hường :
– Anh lại mua cái gì đấy , xe cũ ở nhà vứt xó không ai đi lại còn mua xe mới làm gì. Bố Nam trừng mắt nhìn , cô Hường không nói gì nữa. Quay đi rồi nhưng cô Hường vẫn cố nói thêm một câu :
– Haizz , chẳng biết rồi sau này có nhờ được cái gì không…?? Bên ngoài có người bấm chuông , Nam chạy ra mở cổng. Thì ra đó là mấy người bạn học của bố lẫn cô Hường , tất nhiên trong số đó cũng có người Nam biết mặt. Vì họ cũng là bạn học cùng lớp của mẹ Nam
-
Chập 3 : Miệng lưỡi thế gian
Vừa mở cổng , một người phụ nữ nhìn Nam hỏi :
– Con trai lớn anh Tuấn đấy à…? Giờ về đây ở với bố rồi hả…?
Nam trả lời :
– Cháu chào cô chú , cháu…
Bố Nam thấy con ấp úng liền nói :
– Con trai lớn anh đấy, còn con gái đang ở trong nhà.
Mấy người khách nhìn Nam từ đầu đến chân rồi đi vào nhà. Có tổng cộng ba nam , ba nữ . Bước vào nhà cô Hường đi ra tay bắt mặt mừng với bạn . Mấy người phụ nữ bạn của cô Hường thì xun xoe nịnh nọt :
– Bạn dạo này trẻ thế , càng ngày càng xinh ra đấy.
Cô Hường trước mặt mọi người thấy Nam vẫn đứng ngoài cửa liền gọi :
– Vào đây con ơi, chuẩn bị ăn cơm rồi.
Giọng cô ngọt ngào hơn hẳn lúc nãy , Nam đi vào trong , nó xuống bếp xem có phụ bê đồ gì lên được không thì cô Hường nói :
– Con cứ lên nhà đi , để đấy cô bê cho.
Mấy người bạn cô Hường thấy thế xuýt xoa :
– Cô cháu tình cảm thế , đấy cháu thấy đấy. Về đây có cô có bố sướng hơn bao nhiêu không..? Cô Hường đây là người sống tình cảm biết trước biết sau. Nhất cháu còn gì..
Nam cười gượng gạo , nó khẽ gật đầu vâng dạ rồi đi lên phòng khách . Nó đang thắc mắc tại sao cô Hường lại thay đổi thái độ một cách chóng mặt như vậy. Mới vừa nãy thôi cô còn quát nó , vậy mà giờ cô lại dịu dàng tốt bụng đến thế. Nam quay đi nhưng vẫn kịp nghe một câu từ một người bạn của cô Hường : – Thằng này nhìn lầm lỳ nhỉ, ít nói y như mẹ nó ngày xưa. Sao bạn tốt thế , chăm lo cho cả con chồng từng tí một. Cô Hường cười :
– Con ai chẳng là con , mình người lớn mà. Với lại anh Tuấn cũng đối xử với con mình như con đẻ. Giờ con anh ấy về đây mình cũng phải thế chứ.
Tiếng cười giả tạo vang khắp cả gian bếp , người đẩy người đưa nhịp nhàng. Cái tốt mà họ đang nói về nhau cứ như đang nói về một nhân vật không có mặt trong căn nhà này. Vào bữa ăn , cô Hường nhúng tôm vào nồi lẩu , tôm chín cô gắp vào bát bố Tuấn một con. Quay sang cô gắp cho Nam một con rồi nói :
– Ăn đi con , cẩn thận không nóng đấy.
Cô tiếp tục ra tay bóc cho bé Hạnh một con rồi cẩn thận cắt ra từng miếng nhỏ miệng cười hiền từ :
– Nào để cô thổi nguội cho Hạnh nhé. Bé Hạnh cười tít cả mắt , nó nhe hàm răng sún ra tíu tít :
– Con cảm ơn cô.
Một khung cảnh đầm ấp trước sự nể phục của bạn bè dành cho cô Hường. Những lời khen ngợi liên tục được thốt ra :
– Chị Hường đúng là số 1. – Bạn tôi khéo chăm trẻ con quá. Bảo sao anh Tuấn yêu là đúng rồi. Nam lặng lẽ ăn không nói gì , bố Nam đang chúc rượu bạn bè. Một chú trong số đó nói :
– Nam còn nhớ chú không..?? Lúc bé cháu hay vào nhà chú chơi với thằng Việt con chú đấy. Hai đứa chơi với nhau thân lắm , chơi xong mẹ đi làm lại đón về.
Đó là chú Minh , tất nhiên là Nam nhớ. Chú Minh cũng là bạn học của bố mẹ Nam . Nó nhớ chú Minh vì quả đầu hói , bằng tuổi bố nó mà chú nhìn già hơn nhiều. Con chú là thằng Việt kém Nam một tuổi. Nam vẫn gặp nó vì nó học dưới Nam một lớp. Nam trả lời :
– Cháu nhớ chứ , hồi đó vào nhà chú đọc truyện tranh mẹ gọi còn không về.
Chú Nam ngồi vỗ đùi cười ha hả :
– Đúng rồi , thằng này có trí nhớ tốt đấy. Thế về đây sống có ổn không cu cháu. Bố mày đi làm suốt , có đợt này là hay ở nhà thôi. Không để Nam trả lời một bà nói vào :
– Ổn chứ sao không, về đây nhà to thế này. Vợ của bố lại chăm lo cho như thế có gì mà không ổn. Anh toàn hỏi linh tinh , còn gì sướng hơn nữa. Ở ngoài kia với ông bà làm gì có cái gì. Ăn có khi còn không đủ no.
Thằng Nam cúi mặt cầm đôi đũa chọc chọc cái vỏ tôm. Nó không muốn nói gì vì đông người. Nhưng chưa dừng lại ở đó , bà cô kia lại tiếp :
– Ở với ông bà già có khi ngày hai bữa cơm còn không có ấy chứ. Nói gì đến đồ tươi ngon như thế này.
Bố Nam lên tiếng :
– Cô đừng nói vậy , ông bà tuy nghèo nhưng con cháu không phải nhịn đói đâu……
Thằng Nam rấn nước mắt , nó đặt đũa xuống nhìn bà cô kia nói to :
– Ông bà cháu lúc nào cũng nhường đồ ăn cho hai anh em cháu.
Nói xong nước mắt nó tự chảy thành dòng , nó không muốn ai đó nhắc đến ông bà nó với cái giọng điệu khinh miệt. Nó đứng dậy trong cái nhìn ngỡ ngàng của tất cả mọi người :
– Ông cháu mất rồi , cô đừng nói nữa…
Nói xong nó chạy lên trên tầng , bố nó nhìn theo lắc đầu. Không khí trở lên căng thẳng , cô Hường vội cười :
– Thôi thôi, cháu nó trẻ con . Mọi người đừng chấp nó làm gì. Ăn đi không nguội.
Bà cô kia làm bộ mặt đỏng đảnh :
– Mới nói thế thôi mà nó đã phản ứng….
Bố Nam cau mày khó chịu :
– Ông ngoại nó mới mất , đừng cái gì cũng nói khi đang ăn.
Chú Minh cũng không vừa lòng :
– Mấy bà ăn đi , nói ít thôi. Trẻ con nó biết cái gì.
Bé Hạnh không thấy anh cứ ngoái đầu nhìn đi nhìn lại. Ở trên tầng nhưng Nam nghe rõ những tiếng cười đùa , những tiếng cụng ly chúc nhau liên tục. Viễn cảnh này quen thuộc lắm. Ngày hai bố mẹ nó còn ở với nhau bố nó cũng thường xuyên gọi bạn về nhà ăn cơm. Mẹ nó thì tất bật chạy đi chợ mua đồ nấu nướng , đến lúc dọn mâm vì nhà chật nên hai mẹ con phải ngồi dưới bếp ăn đồ thừa. Ăn xong khi nào bố nó gọi mới được lên dọn. Giờ đây cũng là cảnh bạn bè đến nhà ăn cơm nhưng cô Hường không giống như mẹ nó. Cô được mọi người ca ngợi là tốt bụng , là khéo léo. Nghĩ đến thôi mà nó thương mẹ vô cùng. Mẹ nó cực khổ cả đời , đến khi mất cũng vô cùng đau đớn. Người ta thường bảo ông trời có mắt , chính mẹ nó cũng nói câu đó. Có lần nó thắc mắc :
– Mẹ ơi tại sao bố lại bỏ mẹ con mình…??
Mẹ nó nhìn nó trả lời :
– Bố đi theo gái con ạ….Bố ác với mẹ con mình , nhưng ông trời có mắt.
Khi đó nó không hiểu câu nói đó là gì , đến ngày mẹ mất nó mới thắc mắc : ” Tại sao ông trời có mắt mà lại để nó mất đi người mẹ. Mẹ nó cực khổ như vậy sao ông trời không thương.” Trẻ con ngô nghê , chẳng có ông trời nào cả. Người tốt thì luôn có số phận bất hạnh , chính vì tốt nên họ thường phải nhận lấy đau khổ từ cái bọn khốn nạn nó để lại. Nước mắt chảy ra nhưng nó vội quyệt ngang , nó không muốn khóc. Nó mà khóc thì nó càng khổ , bên ngoài cửa có tiếng bé Hạnh :
– Anh Nam ơi , mở cửa cho em.
Nam lau vội mặt rồi ra mở cửa cho em. Trên tay con bé là hai miếng dưa hấu , nó đưa Nam một miếng rồi nói :
– Em lấy phần cho anh này. Bố bảo em lên gọi anh xuống đó.
Nam quên mất mình vẫn còn đó đứa em gái bé bỏng. Đứa em gái vừa đi từ tầng 1 lên tầng 3 mang cho nó miếng dưa hấu. Xoa đầu bé Hạnh hai anh em dắt tay nhau đi xuống dưới. Lúc này chú Minh đang pha trà. Thấy Nam chú Minh gọi :
– Thanh niên xuống đây xem nào , bố cháu vừa chạy đi mua ít đồ rồi. Nam ngồi xuống ghế , bên trong phòng cô Hường những tiếng cười phát ra khanh khách . Những lời bàn luận của bạn bè cô Hường về hai anh em Nam :
– Hai anh em nó về đây chắc chị khổ nhiều nhỉ. Tự nhiên phải chăm sóc hai đứa nhỏ. Mà ông Tuấn có nói gì với chị không..? Cô Hường trả lời :
– Vất vả gì đâu , thêm bát thêm đũa ấy mà.
Bạn cô Hường nói tiếp :
– Gớm , ông Tuấn mà không gặp được chị chắc giờ vẫn còn đang nay đây mai đó. Ngày trước có gì đâu mà, giờ thì nhà to oto đẹp.
Cô Hường cười sảng khoái :
– Của chồng công vợ mà em , nhà này hai vợ chồng chung nhau mua. Còn oto thì mỗi người bỏ ra một nửa. Cho con về đây ở cũng phải nói qua , chị đồng ý mới được chứ. Một cô bạn khác tiếp lời :
– Giờ thì thay đổi rồi , ngày trước còn chạy con xe cà tàng. Mấy năm gần đây làm ăn với chị cho vay mượn rồi đi làm cái gì kia mới được như thế chứ . Nói gì thì nói cũng phải biết nhờ ai mới được như ngày hôm nay.
Cuộc nói chuyện giữa những người phụ nữ lắm lời phát ra khi không có mặt bố Nam ở nhà. Chú Minh pha trà xong ngồi xuống ghế nhìn Nam cười :
– Giống bố đấy , nãy cô kia nói linh tinh cháu đừng để bụng nhé. Về đây ở thì mấy bố con dựa vào nhau mà sống. Không cần quan tâm người khác nói gì. Bố cháu tuy vậy nhưng thương hai anh em cháu lắm đấy. Trước đây không có gì nên muốn cũng không đón các cháu về được. Chú là bạn thân của bố mẹ cháu nên chú biết. Mẹ cháu cũng khỏi….Haizzz…
Thở dài một cái chú Minh gọi Nam sang bên cạnh rồi nói nhỏ vào tai :
– Thế hai anh em về đây có bị cô kia nói gì không…??
Nam nhìn chú Minh ngập ngừng , nó muốn kể hết tất cả nhưng chẳng hiểu sao nó lại thôi. Liếc nhìn bé Hạnh nó khẽ trả lời :
– Không….ạ. Chú Minh cười rồi nói nhỏ :
– Người khác cứ nói bố cháu nhờ cô Hường mới có ngày hôm nay. Nhưng không phải đâu cháu ạ. Từ từ ở với bố cháu sẽ hiểu , bố cháu thế thôi nhưng bản lĩnh lắm. Đừng vì cái gì mà bỏ đi cháu nhé. Lời nói của chú Minh như chạm vào tâm can của Nam . Nó cần nghe những lời động viên như thế ngay lúc này. Nó nhìn chú Minh cười :
– Dạ vâng , cháu nhớ rồi chú ạ. Lúc này bố Nam cũng mở cổng đi vào , nhìn hai chú cháu đang thậm thụt ông cười to :
– Hai chú cháu tâm sự cái gì đấy. Lúc bố Nam cất tiếng nói cũng là lúc những lời rầm rì trong căn phòng của cô Hường im bặt. Chẳng thấy ai đả động thêm câu nào nữa. Bố Nam nói :
– Ăn cơm nhé , bố lấy cơm cho ăn. Ăn xong đi ngủ mai chở em đi học. Bụng đang sôi , Nam gật đầu đi theo bố xuống bếp . Làm bát tô cơm với thức ăn bố Nam nhìn Nam cười :
.– Để hôm nào rảnh hai bố con mình nói chuyện với nhau. Đừng nghe thiên hạ nói gì con ạ. Bố có lỗi với mẹ con nhiều lắm. Giờ bố chỉ cần các con thôi… Cô Hường nghe tiếng liền đi xuống bếp, thấy Nam đang đứng ăn cơm cô nhẹ nhàng nói :
– Sao lại đứng đó ăn , lấy ghế ngồi cho đàng hoàng đi con. Nãy cô có để phần thức ăn cho con đấy. Bố nó lấy cho con ăn chưa..? Bố Nam gật đầu , lại là bà bạn cô Hường với những lời nói của một kẻ xu nịnh :
– Thế hai người bao giờ thì cưới đây , nhanh nhanh cho em còn ăn cỗ chứ. Nam đang xúc thìa cơm , nghe câu hỏi của cô kia nó ngước lên nhìn bố. Bố nó ấp úng trả lời : – Cưới treo cũng phải từ từ chứ , giờ còn bao nhiêu thứ chưa ổn định. Cô Hường nghe thấy vậy khó chịu :
– Không cưới thì ra ngoài cũng phải giới thiệu là vợ chồng chứ. Đi gặp mọi người toàn giới thiệu là bạn gái. Thế bạn gái có ai chăm lo được cho như thế này không..?? Bố Nam hơi gắt giọng :
– Muốn cưới thì còn phải xem thái độ như thế nào đã. Không chịu nổi cô Hường giãy nảy lên : – Thái độ làm sao , em ở với anh như thế này còn chưa đủ tốt à…?? Bố Nam trừng mắt nhìn cô Hường quát :
– Có con cái ở đây đừng có nói to . Mà đừng có nhắc đến chuyện này nữa. Cái gì đến tự nhiên nó sẽ đến. Bạn cô Hường thấy không khí căng thẳng vội trấn an :
– Ấy , anh đừng nóng..Em cũng chỉ hỏi vui thôi mà.
Bố Nam không nói gì đi lên phòng khách , còn Nam ngồi bàn ăn cơm sau lưng là hai con người vẫn đang nói chuyện . Cô Hường nói với bạn :
– Ở với nhau mấy năm nay có bao giờ quát chị như thế này đâu. Từ hôm hai đứa nó về đây lần này là lần thứ hai hai vợ chồng to tiếng với nhau rồi. Sáng nay lại còn đập cửa rầm rầm. Cần thì cần không cần thì thôi chứ. Cần thiết bán hết đi tôi một nửa anh một nửa. Tôi không ở được thì chẳng ai ở được.
Cô Hường nói vừa đủ để những người có mặt ở đó nghe. Không quá to vì sợ bố Nam sẽ nghe thấy. Bố Nam là người khá nóng tính , ông cũng khá cục cằn. Trước khi có cơ ngơi này ông cũng là một người làm công việc đòi nợ thuê , ngày trẻ đâm chém nhau không phải là ít. Chẳng thế mà xung quanh đây người ta gọi ông là Tuấn Khùng. Lúc ông nóng lên thì trời còn bé , chính vì thế mỗi lần bố Nam tỏ ra bực tức là cô Hường không dám nói gì thêm. Chỉ dám lẩm bẩm sau lưng chứ tuyệt nhiên không dám thái độ trước mặt. Càng lúc Nam càng thấy cô Hường là một người thâm hiểm. Những lời nói cay độc của cô Hường lúc nào cũng cố ý nói ra để cho hai anh em Nam nghe thấy. Còn trước mặt người khác cô lại đóng vai một bà Tiên hiền từ nhân hậu có tấm lòng bao dung đối với con chồng. Một người phụ nữ đáng sợ nhưng đáng sợ hơn tất cả đó là trong mắt người ngoài thì Nam và bé Hạnh chính là rắc rối trong cuộc đời của bố và cô Hường. Họ nhìn hai anh em Nam như những đứa trẻ xui xẻo .
Chập 4 : Tiền Ăn Sáng
Sáng hôm sau Nam dậy sớm gọi em rồi chuẩn bị đi học. Bé Hạnh đánh răng rửa mặt xong mới có 5h30 . Bé Hạnh tự lấy sách vở ra ngồi nhẩm nhẩm. Nó nghe lời anh Nam dặn :
– Học vào buổi sáng sớm là dễ nhớ nhất.
Vậy nên trừ ngày nghỉ , hôm nào đi học bé Hạnh cũng dậy sớm 30′ để học bài. Quả thật là một bé gái ngoan , 6h sáng hai em em dắt tay nhau đi xuống tầng dưới. Bố Nam lúc này đã ngồi đợi sẵn ở phòng khách. Thấy hai anh em bố Nam gọi :
– Lại đây bố bảo…
Nam với Hạnh đi lại gần , ông mở ví lấy ra 50 nghìn đưa cho Nam rồi nói :
– Bố cho tiền ăn sáng , con xem ở trường em thích ăn gì thì mua cho em nhé. Đi xa hơn ở với ông bà nên hai anh em phải cẩn thận đấy. Nhớ nhìn trước nhìn sau. Hạnh học đến chiều nhớ đợi anh đón mới được về nhé. Đợi bố xin chuyển trường về gần đây thì tiện.
Nam đưa hai tay đỡ lấy tiền từ bố , bố Nam đi ra mở cổng để hai anh em lấy xe ra. Nam với Hạnh chào bô rồi chở nhau đi học. Quả là xe đạp mới , lại xịn , đạp cứ bon bon. Hạnh ngồi sau ôm chặt anh cười tít cả mắt. Chở em đến trường Nam hỏi em thích ăn gì. Bé Hạnh nhìn thấy cái gì cũng muốn ăn , nào là bánh mỳ , xôi , chè…Nam liền mua cho bé Hạnh nắm xôi kèm theo một hộp sữa giắt vào balo. Đưa em vào tận cổng trường nó lại đạp xe đi học. Đến trường cũng là lúc trường đánh trống xếp hàng. Chẳng kịp ăn gì nó phi xe vào nhà để xe rồi ba chân bốn cẳng chạy đến lớp xếp hàng. Vì nhà xa nên thời gian hạn hẹp hơn hồi trước là điều dễ hiểu. Nói thế thôi chứ thằng Nam đâu có ăn sáng. Ở với ông bà ngoại hai anh em trước khi đi học đều được bà rang lại cơm nguội hay ở nhà có bánh trái gì thì ăn tạm rồi đi học chứ ông bà tiền đâu mà cho tiền ăn sáng. Nó cũng quen rồi nên cũng không thấy đói. Chỉ hôm nào có tiết thể dục thì mới thấy hoa mắt chóng mặt. Xếp hàng xong nó móc túi ra thấy còn 42 nghìn. Tiền ban sáng mua đồ ăn cho em gái còn thừa. Nó nghĩ bụng :
– Chỗ tiền này để dành cho Hạnh ăn sáng cũng phải được 5 hôm nữa. Nó khẽ vuốt vuốt mép đồng tiền cho phẳng rồi gấp gọn gàng cho vào hộp bút cất đi. Chẳng hiểu có đứa bạn nào nhìn thấy hay không. Giờ ra chơi 15′ nó cũng bỏ ra ngoài chơi như các bạn. Tiếng trống đánh vào lớp cũng là lúc nó mở cặp sách lấy vở , hộp bút ra chuẩn bị học bài mới. Như để kiểm tra tài sản , nó mở hộp bút lật tờ giấy lót ở dưới lên. Số tiền 42 nghìn đã không còn nữa , nó nhìn xung quanh nhưng bạn bè nó mặt mũi ai cũng tỉnh bơ. Nó nhìn sang bên cạnh , thằng ngồi cạnh nó đang nhìn nó với vẻ mặt lấm lét. Không biết ai lấy nó lục đi lục lại cả cái cặp , lật từng trang sách mặc dù nó biết nó đâu có kẹp vào đó. Bất ngờ thằng ngồi cạnh nó làm rớt mấy tờ tiền khi nó lật cặp thằng đó lên. Nhưng chỉ có 22 nghìn , bỗng nhiên nó nhận ra điều gì đó . Thằng kia vội vã nhặt lấy tiền cho vào túi rồi cười cười :
– Sáng mẹ tớ cho tiền ăn sáng còn thừa tí phải mang về trả. Nam định làm gì đó nhưng có tiếng cô giáo nhắc :
– Nam , em loay hoay tìm cái gì từ nãy giờ vậy. Tập trung lên đây xem nào. Nó cau mặt nhìn thằng bên cạnh rồi nhẫn nhịn nhìn lên bảng. Nó mong sao tiết học này kết thúc thật nhanh. Nó hóng từng phút trên chiếc đồng hồ đang nhích từng kim giây chậm rãi. ” Tùng..Tùng..Tùng..” Tiếng trống báo hiệu 45′ của tiết học kết thúc. Cả lớp đứng dậy chào cô giáo , đứa thì ngồi tại chỗ , đứa thì tranh thủ 5′ chạy ra ngoài. Nam vẫn ngồi đó , thằng bên cạnh định đi ra ngoài thì bị Nam kéo tay lại , nó nói :
– Trả tiền lại cho tao , tiền đấy là của tao sáng mua đồ ăn cho em còn thừa.
Thằng kia măt biến sắc nhưng vẫn cố cãi :
– Tiền nào của mày , tiền này mẹ tao cho. Bỏ tay tao ra… Thằng Nam đứng dậy nhìn thẳng vào mặt thằng ăn cắp nói :
– Trên tờ tiền ban sáng cô bán xôi trả lại tao có một tờ 10 nghìn ghi số 36 bằng mực đỏ. Nãy mày làm rơi tao nhìn thấy rồi. Tổng cộng mày lấy của tao 42 nghìn. Cả lớp thấy ầm ỹ thì xúm lại xem , đứa thì cổ vũ đánh nhau , đứa thì đứng xem rồi cười. Tuy đã nói đến vậy nhưng thằng ăn cắp vẫn một mực cãi :
– Tiền mẹ tao cho cũng thế , mỗi tiền của mày có số đấy à. Thằng Nam túm chặt tay nó hét lớn :
– Trả tiền tao đây…
Chưa dứt lời nó bị thằng kia đạp một cái vào bụng. Vừa mất tiền vừa bị đánh , thằng Nam cũng lao vào thằng kia túm tóc nó quật xuống đất. Lao động chân tay từ bé , tuy gầy nhưng so với lũ bạn được bố mẹ nuông chiều thì độ lỳ lợm của Nam cao hơn hẳn. Hai thằng lao vào nhau như hai con thú , được một lúc thằng kia mệt , Nam quật nó xuống ngồi lên bụng rồi cứ thế đấm liên tục vào mặt , vào đầu thằng ăn cắp. Đám bạn trong lớp chẳng đứa nào can , có thằng khốn nạn chơi với thằng ăn cắp kia giả vờ chạy lại can nhưng thực tế là giữ Nam cho bạn đánh hội đồng. Đúng lúc này có một thầy giáo đi ngang qua . Thấy trong lớp có đánh nhau thầy giáo đi vào can ngăn rồi đưa cả hai lên phòng hiệu trưởng. Tại đây cô giáo chủ nhiệm hỏi lý do , thằng ăn cắp tỏ vẻ đáng thương nói bị bạn vu ăn cắp tiền rồi đánh. Thằng Nam mặt lầm lỳ chỉ vào mặt thằng ăn cắp rồi thưa cô giáo :
– Chính nó lấy tiền của em cô ạ. Tiền đó sáng nay bố em cho hai anh em ăn sáng. Em mua đồ ăn cho em còn thừa 42 ngìn. Chỉ có nó lấy , em còn nhận ra tiền của em cơ mà.
Cô giáo nhẹ nhàng bảo Nam ngồi xuống , nhìn cả hai thằng cô giáo hỏi thằng ăn cắp trước :
– Thế tiền của em là từ đâu có.
Thằng ăn cắp trả lời không cần suy nghĩ :
– Dạ thưa cô , tiền sáng mẹ em cho ạ.
Cô giáo mở ngăn kéo lấy ra một quyển sổ khá to. Bên trong khi họ tên bố mẹ học sinh kèm điện thoại cô nói :
– Giờ cô sẽ gọi điện cho bố mẹ hai em hỏi xem có đúng sáng nay họ cho em tiền không…? Nếu ai không đúng thì sẽ bị phạt đình chỉ học vì tội ăn cắp.
Nghe đến đây thằng ăn cắp mặt tái nhợt , nó lắp bắp nói :
– Dạ thôi , cô đừng gọi cho mẹ em…Em xin lỗi….
Nói xong nó rút ra 32k đặt lên bàn rồi cúi mặt không dám ngẩng đầu lên :
– Em lấy tiền của bạn Nam ạ , bạn ấy ra chơi em mở hộp bút của bạn ấy lấy. Cô tha lỗi cho em..
Thằng Nam nhìn trên bàn chỉ có 32 nghìn , nó nhìn cô giáo nói :
– Thưa cô , nó lấy của em 42 nghìn cơ mà..?
Thằng ăn cắp vẫn cắm mặt xuống đất nói :
– Nãy tớ mua nước mất 10 nghìn rồi..
Cô giáo nhìn thằng ăn cắp chép miệng , lắc đầu. Cô cho thằng ăn cắp về lớp , còn Nam ngồi lại. Cô bảo Nam :
– Em tạm thời cất tiền đi. Để đó rồi cô sẽ thông báo với phụ huynh của bạn ấy. Mà sao trong sổ nhà em lại không có số điện thoại.
Nam khẽ trả lời :
– Dạ , trước em sống với ông bà ngoại. Nhà ông bà ngoại không có điện thoại.
Cô giáo ngạc nhiên , vì cô cũng là người cùng phường với ông bà Nam . Hoàn cảnh của Nam hầu như thầy cô nào trong trường cấp 2 cũng biết. Toàn giáo viên sống ở khu này mà. Cô giáo hỏi tiếp :
– Thế giờ em sống với ai , việc em bị bạn lấy mất tiền cô cũng biết. Nhưng việc em đánh nhau với bạn trong lớp như thế là không được. Việc này bị thầy chủ nhiệm lớp A phát hiện, lớp mình sẽ bị trừ thi đua. Thầy chủ nhiệm lớp A đã báo thầy hiệu trưởng. Các em phải mời phụ huynh đến đây. Giờ em về lớp , cuối giờ cô sẽ gửi giấy mời về cho cả hai em.Nam nhìn cô giáo với vẻ mặt van xin , nó không muốn cô giáo thông báo với bố việc nó đánh nhau ở trường , nó khẽ nói :
– Dạ giờ em sống với bố…Nhưng cô đừng mời phụ huynh được không ạ…Em không cần 10 nghìn kia nữa , lần sau em cũng không đánh nhau với bạn nữa . Cô tha cho em..
Cô giáo lắc đầu :
– Không được , chuyện này đến tai thầy hiệu trưởng rồi. Cô không muốn cũng không được. Thôi em về lớp đi….Cuối giờ cô sẽ lên sinh hoạt.
Nam đứng dậy chào cô giáo rồi lững thững đi về lớp. Nó xin vào lớp khi thầy giáo đang dạy được 10′ , thầy giáo thấy nó vào muộn thì mỉa mai :
– Anh này vừa đánh nhau đây phải không..? Đứng đấy 5′ nữa thì vào lớp. Đi học không học bày đặt đánh nhau.
Nam đứng trước cửa lớp với sự nhòm ngó , xì xào bàn tán của chúng bạn. Trong lớp đứa thì chỉ chỏ , đứa thì rỉ tai nhau thì thầm :
– Thằng không có mẹ . Nó ở với ông bà không ai dạy…
– Thằng này phải túm lại đánh chết nó đi. Phía bàn nó thằng chó ăn cắp kia đang nhìn nó cười đểu cáng. Không biết ban nãy nó lên lớp đã nói những gì , nhưng tất cả mọi việc giờ không còn quan trọng. Cái Nam đang lo sợ lúc này là sẽ về nói với bố như thế nào. Liệu bố nó có đuổi nó ra khỏi nhà hay không..? Mới về ở được hai hôm đã bị mời phụ huynh. Rất nhiều câu hỏi vang lên trong đầu nó. Đột nhiên nó giật mình bởi giọng thầy giáo :
– Đi vào lớp đi , thích đứng ở đấy hả…??
Nam vội vào chỗ ngồi , thằng ăn cắp khẽ viết ra tờ giấy rồi đưa cho nó . Tờ giấy được viết :
– Mày đợi đấy , tao sẽ bảo anh tao . Nhìn cái bản mặt của thằng ăn cắp Nam chỉ muốn tiếp tục được đấm vào mặt nó như ban nãy. Nhưng nó không dám vì nó sợ sẽ bị đuổi học. Cuối giờ , cô giáo chủ nhiệm lên lớp nói vài phút. Sau khi cho các bạn về Nam và thằng ăn cắp được phát mỗi người một tờ giấy mời phụ huynh vào trưa ngày thứ 5 này. Cầm tờ giấy mời trong tay Nam buồn bã bước ra nhà xe . Cái xe mới bố nó mới mua cho đang nằm đổ dưới đất. Không biết do bị ai đạp đổ hay khi người khác lấy xe thì xe tự đổ . Nam đi lại dựng xe dậy , mặt mũi nó thất thần vì không biết phải nói với bố như thế nào. Chợt nhớ ra phải đón em , nó dắt xe qua chỗ bác bảo vệ trả vé xe rồi phi qua cổng đạp một mạch đến trường tiểu học. Bé Hạnh đang vẩn vơ ở trong cổng trường , thấy anh con bé mừng rỡ chào bác bảo vệ rồi chạy ra cổng nhún nhảy vẫy tay gọi anh. Nam cười rồi xoa đầu em , nó đỡ balo của em cho vào rọ xe. Hộp sữa sáng ngày vẫn còn đó, Nam quay lại hỏi bé Hạnh :
– Sao em không uống sữa đi , anh mua cho phải uống chứ. Hạnh cười khoe răng sún :
– Sáng em ăn xôi no rồi , sữa để sáng mai em uống. Con bé cũng biết tiết kiệm , hai anh em chở nhau trên chiếc xe đạp mới tinh dưới ánh chiều hoàng hôn đỏ rực cả một đoạn đường. Nhìn hai đứa trẻ quấn quýt , tình cảm bác bảo vệ ngồi trong khẽ nhấp ngụm trà rồi mỉm cười. Ngồi sau anh , bé Hạnh đang sờ sờ rồi chỉ vào cái áo lấm bẩn của anh. Chắc con bé đang hỏi anh vì sao áo lại bẩn thế. Chẳng biết thằng Nam trả lời ra sao nhưng chỉ thấy cái Hạnh cười tít cả mắt.
Chập 5 : Cái tát sai lầm
Về đến nhà , Nam thấy bố đang ngồi ở phòng khách. Nghe tiếng mở cổng ông đi ra , bé Hạnh chạy vào chào bố. Bố Nam hỏi :
– Hai anh em học về có mệt không , sao trưa không về nhà ăn cơm hả Nam…??
Nam chào bố rồi nói :
– Chiều có buổi học thêm nên con về nhà bà ngoại ăn cơm xong lại đi học luôn. Sợ về nhà mình không kịp bố ạ. À mà bố ơi……
Nam định kể với bố chuyện xảy ra ở trường ngày hôm nay nhưng nó nghĩ lại không dám nói . Bố Nam đứng chờ con nói hết câu nhưng Nam lấy cặp sách đi vào nhà :
– Cũng không có gi bố ạ… Bố Nam thấy vẻ mặt buồn bã của con cũng muốn gặng hỏi nhưng hai anh em vừa mới về nên ông cười xoà :
– Thế Nam dẫn em lên phòng thay quần áo rồi chuẩn bị ăn cơm. Cô Hường đang nấu rồi.
Lúc này cô Hường đi ra nhìn Nam nói :
– Lần sau trưa không ăn cơm con phải nói với cô nhé. Nấu cơm xong thừa chiều lại phải ăn lại cơm nguội. Mệt quá cơ .
Bố Nam nhìn cô Hường cau mày :
– Trưa nay cơm cũng có thừa là bao nhiêu đâu mà em nói vậy. Thừa thì hấp lại anh ăn cũng được chứ sao. Có vậy thôi mà cũng nói được. Có muốn cái nhà này yên ổn không hả…??
Nam đứng nhìn bố , nó cảm thấy nó đang gây ra gánh nặng cho bố. Nó biết cô Hường nhằm vào nó mà nói để bố Nam trở nên bực tức. Nó im lặng dẫn bé Hạnh lên trên tầng , tối hôm đó ăn cơm nó cũng chẳng còn tâm trạng gì. Nó lo lắng về tờ giấy mời phụ huynh mà cô giáo đưa ngày hôm nay. Nó không biết phải nói với bố như thế nào. Ăn cơm xong hai anh em định dắt nhau lên phòng học bài thì bố Nam có người gọi điện đi ra ngoài. Cô hường pha sữa , gọt hoa quả cho vào đĩa bê ra cho cái Thư . Xong cô nhìn hai anh em Nam chỉ tay lên tầng trên :
– Hai đứa lên tầng trên đi cho em dưới này còn học. Tự bảo nhau mà học đấy nhé. Bé Hạnh vẫn đang mải bộ phim hoạt hình không muốn đi. Nam bèn kéo tay em đi lên trên , bên dưới cô Hường đút hoa quả cho con ăn mồm nịnh nọt :
– Ăn xong uống hết cốc sữa rồi đi ngủ sớm nhé. Dạo này thấy con ăn ít lắm đấy. Ăn nhiều mới xinh được chứ. Bé Hạnh thấy thế tay chỉ chỉ vào đĩa hoa quả , chắc nó muốn ăn nhưng đâu phải của mình. Nam bế em chạy một mạch lên tầng , cô Hường ở dưới quát :
– Đi nhẹ chân thôi , bình bịch bình bịch muốn sập nhà à….!?
Lên đến phòng , bé Hạnh chạy lại chỗ cái chăn , con bé lấy ra quả táo đỏ ửng khoe với anh :
– Em cũng có nè… Nó nhe răng ra cười rồi đưa quả táo cho Nam nũng nịu :
– Anh bổ đi , gọt vỏ cho em. Nhưng trong phòng làm gì có dao , Nam nhìn bé Hạnh cười rồi chạy xuống bếp. Nó không muốn để cô Hường biết , nó giấu con dao nhỏ vào trong bụng rồi nhẹ nhàng bước lên cầu thang. Cô Hường phát hiện thấy nó bèn hỏi :
– Chạy xuống bếp dấm dúi cái gì đấy..? Nam xoè hai bàn tay ra như thanh minh mình không lấy cái gì , nó nhanh nhảu :
– Cháu chạy xuống lấy cái túi bóng đựng rác trên phòng cô ạ. Nhìn tay Nam không có gì cô Hường cũng chẳng hỏi gì thêm. Nam thở phào khẽ vào phòng đóng cửa lại. Bé Hạnh vẫn đang mân mê quả táo bố cho từ hôm qua. Nam thò tay vào bụng lấy con dao từ trong áo ra nhìn em cười thích chí. Nó gọt táo rồi bổ miếng cho Hạnh , bé Hạnh ăn một miếng lại đưa cho anh một miếng. Ăn xong nó rửa con dao , dọn vỏ táo vào một cái túi rồi bảo em lấy sách vở ra học. Lúc lôi cặp ra nó nhìn thấy tờ giấy mời , mặt Nam lại buồn thiu. Nam định bụng ngày mai sẽ lấy hết can đảm nói chuyện với bố. Nó để tờ giấy xuống bên dưới quyển sách rồi tiếp tục học bài. Học xong tầm 9h tối hai anh em chơi đùa với nhau trong phòng thì cô Hường bất ngờ mở cửa phòng. Giọng cô chua loét :
– Hai đứa dậy để dọn phòng nào , mấy hôm nay không dọn chắc rác rưởi đầy phòng. Nam với Hạnh ngồi im trên giường nhìn cô Hường phẩy phẩy , lật cái này lật cái nọ. Rồi cô Hường sờ vào cái túi đựng vỏ táo ban nãy , cô nhìn sang con dao nhỏ đang để trên bàn. Mở cái túi ra thấy vỏ táo cô Hường nhìn hai anh em Nam đay nghiến :
– Biết ngay mà , ban nãy thấy bộ dạng lấm lét của thằng anh là biết xuống bếp lấy cái gì rồi. Muốn ăn không hỏi lại lấy trộm cả táo cả dao mang lên đây ăn vụng à..?? Bảo sao nó đi nhẹ thế , con nhà mất dạy. Bé Hạnh thấy thế liền khóc tu tu , Nam nhìn cô Hường nói :
– Quả táo đấy là hôm qua bố cho em Hạnh. Còn con dao nãy em cháu muốn ăn táo nhưng không có dao nên cháu chạy xuống bếp lấy. Cháu không có lấy táo của cô. Cô Hường thấy Nam cãi lại càng hăng máu :
– Lấy dao cũng không biết đường hỏi à , tưởng hai anh em mày ở trên này học hành thế nào. Ai ngờ ăn vụng , ăn trộm…Học hành gì bọn mày .
Nói xong mụ Hường cầm quyển sách trên bàn học Nam gõ gõ . Khốn nạn thay mụ lại thấy luôn tờ giấy mời phụ huynh vào trưa ngày thứ 5. Mồm mụ tru tréo , méo giật :
– Giấy mời phụ huynh , đây là giấy mời phụ huynh chứ không phải giấy mời họp. Mày đi học kiểu gì mà vừa về đây hai ngày đã bị cô giáo mời phụ huynh thế hả. Đúng là quân mất dạy , tí bố mày về đây tao bảo xem thế nào. Đấy , mày làm sao thì bố mày đi mà gặp người ta.
Nam bật dậy lao về phía mụ Hường , tay nó nhanh như cắt giật lại tờ giấy trên tay mụ rồi nói :
– Cháu cũng không cần cô phải đi , cô cũng không phải là mẹ cháu mà đi được.
Mụ Hường giận tím mặt , mụ không ngờ rằng Nam lại phản ứng như vậy. Bé Hạnh càng khóc to , mụ Hường mặt mũi giận dữ đi xuống dưới nhà. Mụ ngồi ở phòng khách gọi điện cho ai đó. Tầm 15′ sau thì bố Nam về. Bố Nam đi lên phòng hai anh em , ông ngồi xuống hỏi Nam :
– Sao con lại cãi lại cô Hường , cô ấy nói con bị mời phụ huynh hả..? Thế ở trường xảy ra chuyện gì vậy con..?? Nam ngồi trên giường cúi mặt trả lời :
– Con không có cãi , cô ấy bảo hai anh em con ăn trộm đồ ăn mang lên phòng ăn vụng. Bảo con là mất dạy , vô học…Cô ấy thì biết gì….
Nam kể lại toàn bộ sự việc ở trường ngày hôm nay , nó cũng kể luôn việc mình chạy xuống tầng lấy con dao gọt quả táo mà bố cho bé Hạnh từ hôm trước. Bố Nam mặt đỏ bừng bừng , có lẽ ông vừa đi uống rượu ở đâu về. Cô Hường lúc này đang đứng ngoài cửa nói vào :
– Cô bảo cháu ăn vụng ăn trộm bao giờ…?? Hoa quả mua là để ăn , ai cấm các cháu ăn đâu mà cháu nói thế. Cô chỉ bực khi cháu đi học mà bị mời phụ huynh. Con nhà người ta ngoan ngoãn thì đâu có như thế. Nói cháu thế thôi mà cháu lao vào giằng tờ giấy rồi quát vào mặt cô thế à..!!
Nam sững sờ trước bộ mặt tráo trở nói dối không chớp mắt của mụ Hường. Khi nãy chính vì nghi ngờ Nam lấy đồ ăn mang lên tầng nên mụ mới chạy lên giả vờ lấy lý do dọn dẹp rồi lọ mọ tìm kiếm. Trước khi nhìn thấy tờ giấy mời mụ còn chửi hai anh em Nam như tát nước vào mặt. Vậy mà giờ đây mụ đứng đó giảng đạo đức như một giáo viên mẫu mực. Sự trở mặt đó một đứa trẻ như Nam không tài nào lường trước được.
Không nhịn nổi Nam gào lên :
– Bà đừng có điêu , chính bà chửi hai anh em tôi là đồ…. ” Bốp” Một cái tát thẳng vào mặt Nam khi mà nó còn chưa nói hết câu. Bố nó đánh nó , nó không hiểu nó đã sai ở đâu. Nó không hiểu nó làm gì mà bị đánh. Nó nhìn bố nó đầy căm phẫn. Bé Hạnh vừa ngơi khóc giờ thấy anh bị đánh nó chạy lại ôm anh rồi oà lên nức nở . Mụ Hường được thể :
– Đấy anh xem , con anh gọi em là bà xưng tôi cơ đấy. Khéo dạy quá cơ… Bố Nam đập tay xuống bàn một cái ” Rầm” rõ mạnh. Ông quát :
– Im hết đi , cả cô nữa….Nam sao con lại láo như thế. Con về đây bố với cô chăm sóc từng bữa ăn , cho con đi học mà giờ con lại nói năng như vậy . Hai anh em đi ngủ ngay , còn hôm nào ra trường gặp cô giáo bố sẽ đi. Giờ không ai nói gì cả. Mụ Hường thấy bố Nam đang vô cùng tức giận nên mụ cũng im mồm luôn. Mụ đi xuống dưới nhưng không quên lườm anh em Nam một cái. Bố Nam lúc này dường như dã nhận thấy mình sai khi đánh con , ông tiến lại định đưa tay ra nhưng Nam đứng dậy dắt em vào nhà tắm rửa mặt. Nó không khóc , nó nghĩ khóc cũng không khiến bố nó tin nó. Khuôn mặt nó một bên má trở nên đỏ ửng , đau rát. Bố Nam cúi mặt đi ra khỏi phòng. Hai anh em nằm ôm nhau ngủ , bé Hạnh khẽ sờ tay lên mặt anh hỏi :
– Anh ơi có đau không..??
Lúc này Nam mới khóc , nó không khóc vì đau mà vì đứa em gái bé bỏng . Chưa bao giờ nó thù ghét ai , nhưng giờ đây chỉ cần nghĩ đến mụ Hường là lòng nó chứa đầy căm phẫn. Trong đầu nó lúc này chợt nảy ra một suy nghĩ độc ác : ” Nếu mụ Hường chết đi thì liệu rằng bố nó sẽ yêu thương hai anh em nó.” Bàn tay nhỏ bé của Hạnh đang sờ lên bên má vừa bị tát của nó khiến nó giật mình , nó lắc đầu trả lời em :
– Không đau em ạ..Ngủ đi sáng mai anh lại đèo em đi học. Mai Hạnh thích ăn gì nào..?? Bé Hạnh xoa xoa má anh rồi đáp :
– Mai em ăn bánh mỳ với sữa còn hôm nay anh nhé. Nam khẽ gật đầu , hai anh em ôm nhau ngủ sau một ngày đầy rẫy những sự việc tối tăm. Hai đứa trẻ thiếu thốn tình cảm đang phải đối mặt với những gian dối , mưu mô , tính toán của người lớn.
Dưới phòng khách , 11h tối , người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà vẫn đang ngồi đó . Khói thuốc bốc lên từng làn trắng nghi ngút. Không biết ông ta đã hút hết bao nhiêu điếu. Chỉ biết rằng cái tát đó chắc chắn sẽ khiến ông day dứt suốt cả cuộc đời. Người bố của hai đứa trẻ đang tự trách bản thân mình , không phải ông không hiểu con người của người phụ nữ đang bên cạnh ông. Nhưng một phút nóng giận ông đã tát đứa con một cái đau điếng khi giờ đây trên bàn phòng khách vẫn còn đó đĩa hoa quả được bày đẹp đẽ cùng cốc sữa mới uống được một nửa . Bên cạnh chiếc đĩa là cái túi bóng đựng vỏ táo và con dao đặt bên cạnh. Có lẽ ban nãy mụ Hường mang cái túi và con dao xuống dưới nhưng rồi vì bực tức mà mụ đã quên vứt đi. Mọi người trong căn nhà đã chìm vào giấc ngủ , nhưng người đàn ông ấy vẫn ngồi đó cho đến khi bao thuốc chỉ còn lại chiếc vỏ trống không.
Phần 6 : Chú Đại
Rồi ngày thứ 5 cũng đến , hôm đó buổi sáng chỉ học có hai tiết. Sau khi cả lớp ra về Nam và thằng ăn cắp cùng bàn ở lại lớp đợi phụ huynh đến gặp mặt. 10h30 bố thằng ăn cắp đến. Bước vào lớp bố của thằng ăn cắp chào cô giáo rồi nhìn Nam bằng ánh mắt tức tối. Lúc cô giáo ra ngoài có chút việc bố thằng kia hỏi Nam :
– Mày là con nhà ai đấy…? Sao bố mẹ mày giờ còn chưa đến..? Hôm nọ mày đánh con tao phải không..? Thằng ăn cắp trả lời bố :
– Mẹ nó chết rồi , còn bố nó không ở gần đây đâu bố ạ.
Nam quay ra nhìn thằng ăn cắp , thằng chó đó dám nhắc đến người mẹ đã mất của Nam. Nó tức tối nắm chặt tay lại , bố thằng ăn cắp thấy vậy tặc lưỡi :
– Ái chà , thằng này hung dữ nhỉ..? Để tao xem tí bố mày là ai..?
Cô giáo đi vào lớp khiến hai bố con thằng ăn cắp không nói thêm gì nữa. Độ năm phút sau thì bố Nam đến. Ông hớt hải đứng trước cửa lớp thở hổn hển :
– Chào cô giáo , xin lỗi tôi đến muộn. Nãy cứ tưởng lớp ở dãy bên kia nên đi nhầm sang bên đó.
Cô giáo mời bố Nam vào lớp ngồi , đi ngang qua bố con thằng ăn cắp bố Nam đưa tay ra :
– Chào anh , đã để anh đợi lâu rồi. Bố thằng ăn cắp nhìn thấy bố Nam thì cũng nhận ra , bắt tay xong hắn hỏi :
– Anh có phải là anh Tuấn không ạ…? Bố Nam cười :
– Đúng rồi , mọi người hai gọi tôi là Tuấn Khùng. Chắc cũng có biết nên bố thằng ăn cắp cười trừ rồi lại ngồi xuống. Cô giáo lúc này mới trình bày lý do , sự việc vì sao hôm nay lại mời phụ huynh hai cháu đến đây. Cô nói : – Cháu Lâm ( thằng ăn cắp ) đã thú nhận là có lấy trộm tiền của bạn. Cháu cũng đã viết tường trình đây rồi. Tội ăn trộm trong trường thường bị kỷ luật nặng . Nhưng do hai cháu cũng thành thật nên nhà trường chỉ mời phụ huynh đến. Quay sang nhìn bố con Nam cô tiếp :
– Còn cháu Nam đã đánh nhau với bạn trong lớp. Cũng đã mắc lỗi khi không báo cáo với cô giáo . Bố Nam gật đầu ngồi nghe , ông nói :
– Dạ vâng cảm ơn cô đã thông báo cho gia đình. Tôi cũng đi làm suốt không mấy khi ở nhà. Mong cô có gì chú ý đến cháu một chút. Cô giáo nói : – Số tiền hôm nọ cháu Lâm lấy của cháu Nam là 42k , đã trả lại 32k vẫn còn thiếu 10k . Mong phụ huynh cháu Lâm trả nốt 10k đó cho cháu. Và mong hai gia đình cũng nên chia sẻ với các cháu nhiều hơn. Các cháu bây giờ đang tuổi lớn , dễ tiếp nhận các thông tin xấu. Nếu chúng ta bỏ bê sẽ không lường trước được hậu quả. Nhà trường cũng nghĩ sự việc này của hai cháu cũng chưa có gì lớn nên chỉ quyết định phạt hai cháu 1 tuần lao động. Hai vị có ý kiến gì không ạ..?? Bố Nam nhìn bố thằng ăn cắp nói :
– Trẻ con đánh nhau là chuyện thường tình. Ngay bản thân tôi bây giờ lắm lúc cũng không kìm chế được bản thân vẫn đâm….à không vẫn nóng tính suốt ấy chứ. Vậy nên mong anh cũng không chấp với cháu. Bố thằng ăn cắp gãi đầu cười :
– Dạ dạ đúng rồi , các cháu nó còn nhỏ mình cũng không nên khắt khe quá. À đây đây chú trả Nam 10k mà bạn Lâm lấy hôm trước nhé. Bố Nam xua tay không nhận vì chẳng đáng gì. Thằng Nam đứn bật dậy hai tay khẽ giật lấy rồi nói :
– Cô giáo đã nói vậy thì phải lấy chứ , cháu xin. Bố thằng ăn cắp cười xoà rồi nhìn cô giáo hỏi :
– Vậy giờ xong xuôi hết rồi cô nhỉ. Thằng này cô cứ cho nó lao động cả tháng vào cho nó nhớ đời. Thằng ăn cắp nãy giờ nhìn bố Nam sợ sệt không dám nói gì. Cũng phải thôi , bố Nam cao hơn một mét 8 , chân tay rắn rỏi vì bươn chảy nhiều nghề xã hội. Ông có đôi lông mày khá rậm và dài , đôi lông mày như của Trương Phi. Tính tình nóng nảy , dù sống khá hoà đồng những lúc bình thường nhưng khi điên lên nhắc tới Tuấn Khùng ai ở đây cũng biết. Nói tóm lại bố Nam có một khuôn mặt khá dữ dằn , bặm trợn. Kèm theo giọng nói to , ồm ồm bảo sao mà không sợ. Cô giáo cũng gật đầu kết thúc buổi gặp mặt phụ huynh , cô nhìn Nam và Lâm nói :
– Chiều nay bắt đầu lao động luôn nhé hai đứa. Đằng sau trường có mảnh vườn sắp tới nhà trường muốn trồng hoa ở đó. Chiều nay 3h hai em đến mang theo cuốc , xẻng làm cỏ xong đánh luống. 5h cô sẽ đến kiểm tra… Nam vâng dạ , đằng nào thì tầm 5h nó cũng phải đi đón em. Có khi đi lao động cũng tốt , đỡ phải ở nhà chạm mặt với mụ Hường. Hai bố con thằng ăn cắp về trước cô giáo mới mời bố Nam ở lại hỏi chuyện :
– Anh cho tôi số điện thoại để có gì nhà trường còn liên lạc. Trong lớp một mình cháu Nam là không có số điện thoại gia đình. Tôi hỏi cháu thì được biết trước đây cháu sống với ông bà ngoại , nhà ông bà ngoại không có điện thoại. Bố Nam đọc số cho cô giáo ghi vào sổ , cô giáo nói tiếp :
– Nhà tôi trước cũng ở cùng phường với ông bà cháu Nam. Hoàn cảnh của Nam giáo viên chúng tôi cũng biết. Nam tính hơi ít nói , trong lớp cũng không có bạn bè thân. Nay được gặp bố cháu tôi cũng mong gia đình nên quan tâm cháu nhiều hơn. Đôi khi tính nết con cái bố mẹ không hiểu bằng những người tiếp xúc dạy dỗ cháu hàng ngày như giáo viên chúng tôi . Ngoài việc đánh nhau lần này ra Nam chưa bao giờ phạm lỗi gì cả. Mong anh cũng đừng trách mắng cháu. Dạ tôi nói hết rồi , cảm ơn anh đã đến trường ngày hôm nay. Bố Nam nghe xong những lời của cô giáo thì lại tự thấy trách bản thân mình. Đến cô giáo còn hiểu con mình hơn người làm bố như ông. Ông rối rít cảm ơn cô giáo , sau đó ông hỏi han về vấn đề tiền học phí của Nam như thế nào. Hai người trao đổi tầm 2 phút sau thì hai bố con Nam ra xe chở nhau về. Vậy là mọi chuyện ở trường đã được giải quyết êm ả , không căng thẳng như Nam tưởng tượng. Nam hỏi bố :
– Bố ơi , nhà mình có cuốc không ạ. Cô giáo nói chiều nay phải mang cuốc đi lao động…?
Bố Nam nghĩ một lúc rồi lắc đầu :
– Nhà chắc không có đâu con , yên tâm tí bố chở đi mua một cái. Nam gật đầu nhưng lúc sau nó chợt nhớ ra điều gì , nó nói :
– À thôi không cần mua đâu ạ. Nhà bà ngoại có mấy cái cuốc , trước bà vẫn hay cuốc đất trồng rau sau vườn mà. Chiều con đi qua bà mượn , cũng đỡ phải mang một đoạn đường. Bố Nam gật đầu , nhìn Nam ông nói:
– Hôm trước cho bố xin lỗi , bố nóng tính nên đã đánh con. Bố hứa từ nay sẽ không bao giờ đánh con nữa. Còn chuyện cô Hường con cứ thư thư cho bố thời gian. Bố sẽ có cách giải quyết , hai anh em cố gắng nhé. Nghe bố xin lỗi Nam cũng khẽ cười , thực ra nó cũng không còn giận bố nó nữa. Hôm nay thấy bố nó khiến hai cha con thằng ăn cắp phải e dè trong lòng nó cũng rất vui. Đột nhiên bố Nam nhớ ra một chuyện :
– À đúng rồi , tối nay có một chú ở trên Hà Nội về ăn cơm. Chú Đại , chú ấy là anh em kết nghĩa với bố. Trước bố lên đó làm thì bố mẹ chú ấy nhận làm con , giúp đỡ cho bố nhiều. Từ đó chú Đại mới dẫn dắt bố làm ăn . Thế mới có được như ngày hôm nay. Chú Đại tính cũng hay lắm , bố gọi điện nói chuyện bảo hai anh em về nhà ở chú ấy ủng hộ luôn. Chú cũng muốn gặp con đấy. Lại thêm một người lạ nữa muốn gặp Nam , dường như chuyển về ngôi nhà này hai anh em Nam trở thành chủ đề để mọi người bàn tán hay sao ấy. Hết bạn mụ Hường đến nói xấu , dè bỉu. Giờ lại thêm chú nào nữa , nhưng qua lời bố thì Nam nghĩ có lẽ chú Đại cũng tốt. Hai bố con Nam về đến nhà thì đã thấy mụ Hường đứng đợi ở cổng từ bao giờ , bố Nam xuống xe mụ liền hỏi :
– Sao lâu thế hả anh ..? Cô giáo bảo làm sao , đánh con nhà người ta có phải đền không anh..? Đúng là… Bố Nam quát :
– Đúng đúng cái gì…Biết cái gì mà nói , lắm chuyện. Nói ít thôi để tôi còn được yên . Mụ Hường ngạc nhiên trước thái độ của ông Tuấn , tất nhiên mỗi lần ông Tuấn bực là mụ câm mồm. Mụ mở đóng cổng xong nhìn Nam bực dọc nhưng không dám nói gì. Hôm qua Nam đã dám gọi mụ ấy là bà nên giờ Nam cũng không còn kiêng dè gì nữa. Nó như thoát ra được cái sợ sệt lúc đầu . Nó đi qua mụ Hường cất tiếng :
– Chào cô.
Ăn cơm xong Nam lên tầng nghỉ ngơi đợi đến giờ đi lao động. 1h Nam chạy xuống chào bố rồi đi. Thấy nó đầu trần ông Tuấn đi vào nhà lấy cho nó cái mũ lưỡi trai màu đen xong nói :
– Bố cho cái mũ đội vào đi không nắng. Chiều đón em xong hai đứa về nhà luộ nhé. Nam vâng dạ rồi dắt con xe đạp mới đạp cong mông ra đường. Nam đạp xe về nhà bà ngoại , lúc này bà đang ngồi ở giường gấp gấp mấy bộ quần áo cũ . Nam để xe ở sân nó nhòm vào nhà rồi gọi to :
– Bà ơi , bà ơi… Bà ngoại thấy cháu thì mừng rỡ chửi yêu :
– Bố mày , gọi to thế làm bà giật cả mình. Sao lại về bà giờ này , không đi học à..?? Nam rót nước tu ừng ực rồi nó ngồi kể hết truyện với bà. Bà ngoại vỗ đùi chửi bậy :
– Tiên sư cha nhà chúng nó dám bắt nạt cháu bà. Để bà ra trường tế bố nhà chúng nó lên. Con nhà ăn cắp ăn trộm. Nói xong bà xoa đầu thằng cháu rồi hỏi :
– Thế hôm giờ về đó có bị cô kia nói gì không..?? Bố cháu có quý bọn cháu không..?? Nam ngậm ngùi nói :
– Bà ở với bố cháu ác lắm bà ạ. Hôm trước ăn quả táo thôi mà bị bà ấy chửi là ăn trộm ăn vụng. Cháu mới cãi lại thì… Nói đến đây nó dừng lại đột ngột , giờ mà nó kể nó bị bố tát chắc bà sẽ tìm bố nó mà chửi. Bà ngoại tuy già nhưng hề ai động vào con cháu của bà thì bà tức lắm. Nó không nói nữa , bà ngoại thấy cháu nói vậy liền đứng dậy tiến về phía ban thờ thắp hương cho ông ngoại rồi nói :
– Ngồi đây đợi bà , đợi nhang cháy hết một nửa mà lấy hoa quả trên ban thờ ông cho cháu mang về ăn. Không phải ăn đồ của cái loại dì ghẻ đấy nữa. Hoa quả hôm qua các bác mới mua thắp hương ông. Bà già rồi cũng không ăn được. Cháu cứ mang về.. Bà lẩm bẩm mấy câu sau chắc là chửi mụ Hường. Nam nhìn bộ dạng bà bực tức nó cười xong đỡ bà ngồi xuống rồi đấm lưng bóp vai cho bà. Bà ngoại nói :
– Thế mà các bác sang đây ai cũng nói. Đi chợ gặp con mụ ấy ai nó cũng khoe là chăm lo cho con chồng đầy đủ , không thiếu một thứ gì. Đúng là cái loại mắt gián , răng cửa tẽ ra làm đôi , loại miệng rắn ấy nó độc lắm. Cái loại gò má cao sát chồng ấy không biết đường mà tích đức , cứ hại người rồi nó vận vào người cho. Nam nghe bà nói ngạc nhiên , nó hỏi bà : – Sao bà biết mà tả kỹ thế. Bà ngoại nheo mày đáp :
– Ngày xưa nó cũng đi làm công nhân với bác mày chứ ai. Con nhà ông Hưởng , nhà nó ngày xưa cũng ở khu này. Sau này có tiền mới mua nhà trong đó. Mà cái nhà bố mày đang ở không biết là nhà của ai nữa. Trước nói tên bà không biết , sau này nói là con ông Hưởng bà lạ gì. Ông đấy ngày trước sợ ông mày lắm đấy . Nhà nó có truyền thống đểu , thằng bố nó ngày xưa toàn đi cờ bạc bịp lừa người. Nghe bà nói Nam cứ cười khúc khích , nhìn đồng hồ đã 2h30 nó mới chợt nhớ ra buổi lao động. Nó bảo bà :
– Bà cho cháu mượn cái cuốc , cháu phải ra trường lao động bây giờ… Bà ngoại chỉ nó cuốc nằm trong góc bếp , Nam lấy cuốc xong chào bà định đi thì bà gọi :
– Này này , lại đây bà bảo. Bà mở cái túi vải nâu cũ kỹ được gấp gọn gàng ra rút một tờ 20k đưa cho Nam nói :
– Đây nhé , bà cho tiền cầm lấy đi học mua nước uống. Nhớ đừng khoe con mụ dì ghẻ kia nhé. Nó có tác quái thì cứ bảo bố. Nam đưa tay xin bà rồi giắt cuốc vào yên sau , nó chào bà rồi đạp mất hút. Bà ngoại đứng ở sân nắng đưa tay che trán nheo mắt nhìn theo nó đang đạp mỗi lúc một xa. Chợt bà nhớ :
– Thằng ngố này , đã bảo đợi lấy hoa quả rồi. Xong bà chép miệng cười :
– À mà chiều thể nào nó chẳng quay lại đây trả cuốc. Người già lẫn thẫn nhưng vui tính như vậy đấy. Già cả nhưng lúc nào cũng lo cho con cháu từng tí một . Bà ngoại mà có của ăn của để chắc chắn bà cũng không muốn để hai anh em Nam về ở với bố. Bao năm nay nuôi cháu , nhìn cháu lớn lên từng ngày ông bà nào chẳng xót xa khi phải chứng kiến cảnh con cháu bị người khác hà hiếp. Thương cháu rồi lại nhớ con , trên khuôn mặt đầy những nếp nhăn điểm đồi mồi kia là đôi mắt vẫn khá tinh tường , đôi mắt của một bà lão muốn nhìn thấy con cháu được vui vẻ hạnh phúc. Bà lom khom đi vào trong nhà khi mặt trời vẫn đang nóng như thiêu như đốt. 5h lao động xong , cô giáo nói để dụng cụ ở lại đó hôm sau làm không mất công mang đi. Được cho về Nam vội vã lấy xe đạp đến trường tiểu học đón em gái. Bé Hạnh đang đứng chơi với bác bảo vệ chờ anh , thấy Nam đến bác bảo vệ mở cổng cho Hạnh rồi vẫy tay chào hai anh em. Về đến nhà , Nam mở cổng cho Hạnh vào trước. Nó dắt xe vào sau , bé Hạnh lấy cặp chạy vào nhà , do không nhìn nên bé Hạnh va vào người mụ Hường , con bé bật ngửa lại nhưng không dám khóc. Nó nhặt cái balo đứng im không nói câu nào. Mụ Hường quát :
– Đi đứng thế à , lao cả vào người ta , đau không chịu được. Nam đang dựng xe thấy em bị quát nó vội đi vào. Một giọng nói lạ bất ngờ vang lên :
– Trẻ con nó chạy không may va vào một tí thôi mà chị kêu như có án mạng. Nó mới là người đau chị không đỡ nó dậy lại còn quát mắng. Nói xong người đàn ông đó chạy từ trên xuống đỡ bé Hạnh dậy cười tươi :
– Cháu có đau không..?? Con bé xinh đáo để.. Hạnh thấy người lạ thì hơi sợ , nó vùng vằng để thoát ra . Mụ Hường dịu giọng :
– Ấy chết , chú lại nói thế anh nghe thấy lại nghĩ chị không hay. Chị chỉ nhắc nhở cháu nó thôi…. Người đàn ông kia không thèm nghe hết câu , ông ấy đi ra cửa nhìn Nam hỏi :
– Cháu là Nam con bố Tuấn phải không..?? Nhìn cũng lầm lỳ đấy , được giống bố mày. Vào đây chú xem nào…Hai anh em lên phòng chú cho cái này. Người đàn ông này theo Nam đoán có lẽ là chú Đại. Nhưng so với cái tên Đại ( To- Lớn) thì khác một trời một vực. Chú Đại người nhỏ , loắt choắt , đầu trọc , xăm kín cả hai cánh tay. Nhìn như dân xã hội đen mà Nam hay được xem trên tivi , bảo sao bé Hạnh ban nãy sợ không dám khóc. Vẻ ngoài như vậy nhưng chú Đại lúc nào cũng tươi cười. Quan trong nhất Nam thấy chú Đại cũng không ưa gì mụ Hường. Bằng chứng là mụ Hường đứng đó mà chú ấy coi như gió thổi ngang tai không thèm để ý. Dơ mặt mụ Hường đi thẳng vào trong nhà , đang thẫn thờ thì Nam bị chú Đại quát :
– Ơ hay , đã bảo đi lên đây nhanh cơ mà. Bé Hạnh đang ngoan ngoãn đi theo chú Đại , Nam thì bối rối dạ vâng rồi chạy theo sau. Vừa chạy nó vừa nhìn chú Đại cười toe toét , không hiểu sao nó lại cười nhưng rõ ràng ban nãy chú Đại đã thay nó nói cho mụ Hường một vố dơ mặt. Nó nhìn thấy người đàn ông nhỏ bé , gầy gò ấy lại có một sức mạnh phi thường , một sức mạnh khiến cho cái ác trong nhà này phải nể sợ.
Chập 7 : Dì ghẻ và thợ săn
Bước lên tầng hai , căn phòng nằm ngay cầu thang lên xuống là phòng của chú Đại , phía bên trong còn một phòng nữa có lẽ là phòng của cái Thư con cô Hường. Chưa bao giờ Nam và Hạnh vào phòng ở tầng hai cả. Chú Đại mở cửa phòng rồi gọi hai anh em Nam :
– Vào đây , đây là phòng riêng của chú. Bố Tuấn cháu để cho chú phòng này để khi nào chú về thì chú ở. Nhưng có mấy khi chú về đây đâu. Tí chú bảo bố để hai đứa ở phòng này. Chú mà về chú lên tầng ba . Đồ đạc ở đây không dùng nó cũng phí.
Nam đưa mắt nhìn căn phòng khá rộng , đầy đủ tiện nghi nào là ti vi , tủ lạnh , giường chiếu gối đệm tất cả đều là đồ đẹp. Những thứ đó phòng bên trên không có , hình như trước đây phòng trên tầng ba bỏ trống nên chỉ có mỗi cái giường . Đợt này anh em Nam về ở nên mới sắm thêm chăn gối và một cái đệm mỏng. À quên , còn một cái bàn học nữa. Mải ngắm Nam bị chú Đại quát :
– Đóng cửa vào đi chứ. Đóng cửa xong hai anh em ngồi xuống đây chú cho cái này. He he he. Chú Đại cười nham hiểm , chú lấy trong balo ra hai hai cái túi đựng đồ đẹp lắm. Chú mở túi ra nhìn vào trong rồi đưa cho Nam một túi nói :
– Thử mặc vào xem có vừa không , chú nghe bố mày tả nên cũng chọn bừa vậy. Nhưng quần áo shop này cũng dễ mặc. Túi kia chú cũng đưa nốt cho Nam rồi tiếp :
– Đây là của cháu gái , không mặc vừa thì năm sau mặc. Hề hề hề..
Chưa hết chú Đại rút ra 500k đưa Nam , chú cười :
– Lẽ ra là không nên cho trẻ con tiền, nhưng chú cũng nghe chuyện cháu đánh nhau vì bị thằng cùng lớp ăn cắp tiền. Thương em gái lắm nhỉ , chú cho cất đi nhé. Để hai anh em mua quà ăn dần. Không phải khoe bố hay khoe với bà kia làm gì. Chú cháu mình biết với nhau thôi. Nam gật đầu lia lịa , mọi thứ chú Đại nói ra nó cảm giác như đó là mệnh lệnh. Nó cười toe toét với chú Đại , nụ cười mà ngay cả bố nó cũng chưa được thấy. Chú Đại mở tủ lạnh lấy ra một túi nho màu đen , quả nào quả nấy to tròn , căng mọng. Bỏ ra đĩa chú gọi Hạnh :
– Cháu gái ngồi đây ăn nho nhé. Bé Hạnh vẫn còn chút e dè vì bộ dạng của chú Đại. Trẻ con mà nhìn thấy chú Đại lại chẳng hết hồn ấy chứ. Nam gọi em gái lại ngồi xuống , chú Đại lấy nho cho Hạnh ăn rồi hỏi Nam :
– Cháu biết tên chú không.?? Nam gật đầu khẽ trả lời :
– Dạ chú Đại ạ. Chú Đại cười ha hả rồi nhìn nó trừng mắt :
– Nhìn chú có sợ không..?? Bé Hạnh nhìn chằm chằm không dám nói gì , Nam lại gật đầu :
– Dạ có..
Chú Đại cười lớn :
– Ha ha ha. Vậy nên bà dưới nhà kia sợ chú lắm. Lúc này bố Nam mở cửa đi vào , thấy hai anh em đang ngồi ăn nho với chú Đại bố Nam hỏi :
– Hai anh em đi học về sao không lên thay quần áo đi rồi chuẩn bị cơm.
Chú Đại xua tay :
– Anh cứ để chúng nó ngồi mát cái đã . Cơm cháo 7-8h ăn cũng được. Mà anh xem lại thái độ của bạn gái anh đi. Em thấy không vừa mắt đâu..?? Bố Nam nhìn chú Đai hỏi :
– Thế lại làm sao à..?? Chú Đại kể :
– Đàn bà phụ nữ mà đứa trẻ con nó không may đâm nhẹ vào thôi mà đay nghiến , lại còn định chửi nó nữa. Quả đấy mà chửi em gang mồm ra luôn. Đứa bé nó biết cái gì , nãy con này chạy vào nhà không may húc trúng bà ấy. Thấy nạt nó em mới nói cho , xong thấy em vội vàng thay đổi thái độ. Em về đây là gặp anh với chủ yếu là gặp hai cháu chứ không phải gặp người lạ. Con cháu mình thì mình phải xót , không ai thương chúng nó đâu. Anh phải xem lại đi… Bố Nam như bị nói trúng tim đen không nói lại được câu nào. Những lời chú Đại vừa nói câu nào cũng chuẩn. Chú Đại quay sang nhìn Nam cười :
– Vậy nên chú về đây cũng không được hoan nghênh đâu. Phải chịu đấy… Bố Nam vội chữa thẹn :
– Chú cứ nói thế , anh ở đây ai dám làm gì người nhà mình. Chú Đại nhìn bố Nam lắc đầu :
– Thế lúc anh không ở đây thì sao..?? Con người anh thì em lạ gì nữa. Ngày trước khi anh kể truyện lúc đó chưa mua nhà mua xe em đã bảo đón các cháu nó về rồi. Ở đâu cũng được , bố mẹ trên Hà Nội còn bảo bận đi làm thì cho chúng nó ở trên đấy. Nhưng sau vì vướng chuyện học hành nên phải nghĩ lại , nhưng mua nhà xong anh vẫn không đón chúng nó về…. Nhìn Nam với Hạnh chú Đại dừng lại :
– Thôi , hai anh em lên trên tầng thay quần áo. Mặc luôn đồ chú vừa mua ấy. Mà xong từ mai xuống phòng này ở. Trẻ con leo lên tầng cao nguy hiểm. Phòng chú hai đứa cứ ở đây. Nam chào bố chào chú rồi dẫn em ra ngoài , mở cửa ra Nam thấy mụ Hường đang đứng ngoài lấp ló nghe trộm , Nam chào mụ :
– Cháu chào cô Hường. Chú Đại bên trong nghe thấy liền nói vọng ra :
– Chị làm gì ngoài đấy thế , phòng em có chốt cửa đâu. Mụ Hường thò mặt vào cười trừ :
– Đâu , chị vừa đi lên bảo hai anh em chuẩn bị xuống ăn cơm. Chú Đại nói :
– Thôi nhà vội cứ ăn trước đi , em cũng vẫn no chưa ăn bây giờ. Mà chị đi xuống để anh em em bàn với nhau chút chuyện. Mụ Hường mặt mũi đỏ tía tai nhưng không nói lại câu nào. Mụ hằm hằm sang phòng gọi con gái rồi hai mẹ con dắt nhau đi xuống dưới. Trong phòng chỉ còn bố Nam và chú Đại đang to nhỏ chuyện gì Nam cũng không nghe rõ. Nam dắt Hạnh lên phòng tắm cho em rồi hai anh em thay quần áo mới mà chú Đại vừa mua . Xong xuôi hai anh em đi xuống dưới nhà. Mụ Hường tròn mắt khi thấy cả hai đứa đều có quần áo mới , không ngần ngại mụ hỏi Nam :
– Bố mua quần áo mới cho hai anh em à..?? Nam lắc đầu , bé Hạnh nhanh nhảu :
– Chú đầu trọc cho anh em con đấy ạ.
Mụ Hường lườm nguýt tỏ thái độ không vui , bố Nam từ trên tầng đi xuống nhìn hai anh em khen :
– Thằng chú Hấp nhà này mua quần áo đẹp phết nhỉ. Đứa nào mặc cũng vừa như in.. Mụ Hường kéo tay bố Nam lại nói :
– Cũng là con là cháu sao chú ấy chỉ mua cho hai đứa này mà không mua cho cái Thư..? Bố Nam gạt đi :
– Em nói thế không đúng, mấy lần trước chú ấy về lần nào chẳng mua cho cái Thư thứ này đồ nọ. Rồi còn cho tiền , hai con nó mới gặp chú lần đầu thì chú ấy mua cho. Sao em lại đi so sánh như vậy.. Chú Đại từ trên tầng đi xuống nghe vậy liền nói :
– Em mua cho cả ba đứa , nhưng cháu con của chị từ lúc chú về đã chào chú được câu nào đâu mà đưa. Tí ăn cơm xong lên phòng em lấy cho. Mụ Hường vội quay sang mắng con :
– Cái con này chỉ mải xem tivi thôi chẳng biết gì cả. Thôi thôi chú xuống ăn cơm đi , hôm nay chị mua nhiều đồ ngon lắm.
Đồ ngon mà mụ Hường nói là mấy con cùm cụm , một đĩa mực xôi bé tí , với đĩa thịt kho mặn cùng canh rau cải đắng. Không biết là mụ cố ý hay cố tình nhưng đồ mua đãi chú Đại còn không bằng đồ mà mụ mua cho đám bạn mụ ấy đến đây ăn cơm. Chú Đại cũng không nói gì về thức ăn , chú Đại không uống rượu nên ngồi xuống chú làm bát cơm chan canh , gắp miếng thịt và rột roạt mấy cái rồi lại đứng lên , chú nhìn bố Nam nói :
– Anh dùng từ từ nhé em ăn no rồi..!!! Bố Nam gật gật đầu , ăn xong chú Đại đi luôn lên tầng. Bố Nam nhìn mụ Hường gay gắt :
– Cô mua mấy thứ này cho ai ăn vậy..?? Mụ Hường vội cãi lại :
– Em đi chợ nhưng không có cua ghẹ gì cả chỉ có mấy con này. Trông thế thôi nhưng con nào cũng có gạch. Bố Nam đặt bát xuống nói :
– Không có thứ này mua thứ khác , nãy tôi đưa cô 3tr bảo đi mua đồ về anh em nhâm nhi là tiền của chú Đại đưa đấy. Cô đúng là cái loại tham bát bỏ mâm… Giận tím mặt bố Nam đứng dậy không ăn uống gì nữa. Nam cũng đã ăn xong bát cơm , bé Hạnh thì ăn được nửa bát cũng xong. Thấy không khí căng thẳng Nam đỡ em đứng dậy , ngồi đó là mụ Hường với cái Thư đang õng ẹo :
– Sao hôm nay mẹ kho thịt mặn thế. Con không ăn nữa đâu. Bực mình mụ Hường bê luôn mâm cơm đi thẳng xuống bếp. Chắc có lẽ mụ nghĩ đó là tiền của bố Nam nên tiếc rẻ không muốn bỏ ra. Hoặc sâu cay hơn mụ ghét chú Đại nên cố tình làm như vậy để sau này chú không về đây nữa. Với người khác thì mụ xun xoe nịnh nọt ra vẻ người tốt , nhưng vì chú Đại đã quá hiểu bản chất của mụ nên việc mụ không ưa chú Đại là điều dễ hiểu. Nhưng khổ nỗi , bố Nam rất tôn trọng chú . Anh em ruột thịt trong nhà bố Nam còn không thân thiết bằng chú Đại. Vì chú Đại cũng hết lòng giúp đỡ bố Nam , công việc làm ăn của bố Nam hiện tại cũng nhờ chú Đai trước đây giúp đỡ. Chính vì vậy dù ghét nhưng ngoài mặt mụ Hường vẫn phải cố gắng tươi cười chịu nhịn. Chú Đại đi xuống nhà ngồi uống nước với bố Nam , cả mụ Hường sau khi dọn dẹp xong cũng ngồi đó. Chú Đại nói :
– Đấy , nãy công việc em bàn với anh là như vậy. Cần ít vốn nhưng thành công sẽ thu về tiền trăm triệu. Mà em đã làm thì chỉ có chắc chắn. Anh chỉ cần chung với em thôi. Cái này người trong nhà thì em mới nói. Mụ Hường ngồi nghe thấy mùi tiền là đang xỉa răng dù ban nãy không ăn gì cũng dừng tay ngồi hóng không chớp mắt. Bản chất của mụ là cho vay lãi , nên giờ nghe chú Đại nói chuyện làm ăn đẻ ra tiền sao mụ bỏ qua cho được. Mụ tham quá mà , chú Đại nói tiếp :
– Anh xem chuẩn bị rồi nói em nhé. Bố Nam nhấp chén nước rồi nhìn mụ Hường nói :
– Tiền thì lúc nào chuẩn bị xong cũng được. Khi nào ok chú alo cho anh là được. Lấy cho anh cái tăm.
– Bố Nam nói với mụ Hường. Không biết là đang nghe ngóng nhập tâm quá hay sao mà mụ Hường đưa luôn cái tăm mụ vừa xỉa xong cho bố Nam nhưng bị ông quát cho thì mụ mới giật mình đi lấy tăm khác. Nhìn mặt mụ Hường lúc đó Nam cũng phải buồn cười. Không biết chuyện chú Đại nói là thật hay giả nhưng việc mụ Hường tham tiền lộ rõ ra mặt là sự thật. Câu chuyện qua loa chú Đại nói với bố Nam lẫn mụ Hường :
– Cái phòng tầng 2 của em từ mai anh chị để cho hai cháu nó ở đấy nhé. Đồ đạc em mua để hết cho hai đứa nó dùng. Em mấy khi về đây đâu để nó phí ra. Mà các cháu nó ở tầng hai cũng tiện. Em mà về đây thì em ở tầng ba. Bố Nam gật đầu đồng ý luôn , mụ Hường thì cũng ợm ờ không nói gì. Hai anh em Nam mừng lắm , phòng chú Đại có tivi , thế là hai anh em nó được xem phim hoạt hình rồi. Chú Đại dặn Nam :
– Ở là phải dọn dẹp sạch sẽ phòng cho chú đấy nhé. Tí lên chú dạy cách mở tivi với đầu thu như thế nào. Nhưng phải bảo nhau học chăm chỉ đấy không chú bê tivi đi ha ha ha. Nam với Hạnh cảm ơn chú rối rít , bố Nam thấy vậy cũng vui không kém. Chỉ có mụ Hường là sắc mặt hơi kém đi một chút. Mụ tất nhiên không muốn hai anh em Nam được sống thoải mái tiện nghi hơn con của mụ rồi. Đúng là cuộc đời , chắc bé Hạnh đã được cô giáo đọc cho nghe những truyện như Bạch Tuyết , Tấm Cám , hay cô bé lọ lem. Nhưng chắc nó chưa hiểu được rằng nhân vật Mụ Dì Ghẻ trong truyện lại đang hiện hữu trước mặt nó đây. Nó chưa hiểu được rằng truyện cổ tích không có thật nhưng Mụ Dì Ghẻ độc ác thì hoàn toàn có thật. Mụ đang ngồi đó giơ nanh vuốt trực xé nát hai con mồi là Nam với Hạnh. Nhưng giờ đây bác thợ săn mang tên Chú Đại đang tìm cơ hội bắn hạ mụ Dì Ghẻ. Chú Đại dẫn hai anh em lên tầng , vào phòng chú nói với Nam :
– Chú nói chuyện với bố cháu rồi , bố cháu bảo vợ có thể bỏ chứ con thì không. Chú tạm tin vậy , giá mà mẹ cháu còn sống thì kiểu gì chú cũng bắt bố cháu về ở với mẹ cháu. Nhưng thôi , cứ từ từ . Bà này bà ấy bị bệnh tim đấy , có lần bố mày đi với chú , chú cho chị gái chú gọi điện về trêu mà thấy bảo bị tớp lên ngực phải đi cấp cứu. Sau trận đó bố mày mắng chú không thì chú trêu cho tức mà chết. Nam nghe chuyện mà cười nhe cả răng , nó nhớ lời bà ngoại , nó hỏi chú Đại :
– Thế nhà này là nhà bố cháu hay nhà của bà ấy ạ..?? Chú Đại gõ đầu Nam cái cốp :
– Thằng ngố này , tất nhiên là nhà bố mày rồi. Tiền nong như nào chú không biết nhưng sổ đỏ đứng tên bố mày. Mày cứ ở đây cho chú , không phải sợ. Bà này đi đâu cũng khoe nhờ bà ấy bố cháu mới có cơ ngơi này. Đm , chú nói cho mày biết giờ không có bố mày tiền nong bà này cho vay đéo ai nó trả đâu. Có bố mày đứng ra thì mới làm được đấy. Chú về đây bị ghét lắm nhưng bà ấy không sao được. Vì đã cưới bố mày đâu… Nam nhìn chú Đại như còn điều thắc mắc , chú Đại nhìn nó đoán :
– Bố cháu cũng muốn cưới rồi nhưng vì nhiều người chưa đồng ý nên chưa cưới.
Chú cũng không đồng ý , có đợt chú giận chú bảo anh mà cưới thì em không xuống nhà nữa. Bố mày toàn cười trừ… Nghe đến đây Nam hơi xịu mặt xuống , nó không hiểu vì sao bố lại muốn cưới mụ Hường. Nhưng chuyện người lớn nó làm sao hiểu được , chính vì thế nó sẵn sàng mở lòng với một người mà nó mới gặp ngày hôm nay còn hơn là tâm sự với bố đẻ ra nó. Chú Đại thấy mặt nó xịu xuống sau khi nhắc đến chuyện cưới xin của bố. Chú Đại vội lảng sang chuyện khác :
– Đây nhé kênh 35 là kênh chiếu phim hoạt hình. Hạnh thích xem lắm nhỉ.? Chú Đại nhìn Nam nói :
– Thanh niên không phải suy nghĩ nhiều. Giờ cứ học cho tốt , sau này thích thì đi theo chú lên rừng. Nam nhìn chú Đại hỏi : – Thế chú ở đây đến bao giờ ạ..? Chú Đại cười :
– Sáng mai chú lại về rồi , mai hai đứa ở phòng này rồi đây… Khuôn mặt Nam thoáng buồn , nó thừa hiểu rằng nếu chú Đại không ở đây hai anh em nó sẽ lại tiếp tục những ngày bị mụ Hường đay nghiến. Bỗng nhiên nó ước giá mà chú Đại sống ở đây luôn với bố con nó thì hay biết mấy. Dần dần từng ngày nó mới hiểu thế nào là câu mà bác nó hay nói : ” Khác máu tanh lòng.”
Chập 8 : Chùm chìa khóa
Sáng hôm sau Nam chở em đi học như thường ngày, lúc đi xuống cầu thang tầng hai Nam muốn ghé qua phòng chú Đại để chào chú. Nhưng cửa phòng đóng, bên trong điện vẫn chưa bật nên Nam không dám gõ. Có lẽ chú Đại chưa ngủ dậy, đứng trước cửa một lát Nam dắt em xuống tầng dưới. Bố Nam đã dậy từ lúc nào, ông có thói quen dậy sớm mỗi ngày. Thấy hai anh em Nam ông nói :
– Hôm nay bố đi đám cưới với cô Hường ở Quảng Ninh mai mới về. Hai anh em tự nấu ăn nhé. Lát bố bảo cô Hường đi chợ mua đồ ăn hai hôm cho hai con. Con nhớ trông em cẩn thận nhé. Mụ Hường cũng đã dậy , mụ đi ra ngoài phòng khách. Dường như mụ đã nghe được bố Nam nói. Mụ vội vàng nói thêm vào :
– Sao phải chợ búa làm gì , đồ ăn trong tủ lạnh vẫn còn nhiều. Hôm qua thịt kho đã ai ăn đâu, lại còn thịt nướng hôm kia nữa. Ăn hết đi rồi hãy mua đồ mới. Đổ đi phí của giời. Nam không nói gì , bố Nam cau mặt nói với mụ Hường :
– Đi hai ngày đấy , các con nó ở nhà phải đầy đủ. Không nói nhiều, lát em đi chợ mua ít thịt với trứng gà để vào tủ lạnh đấy. Mua thịt bò với thịt lợn, lẽ ra anh không đi đâu. Nhưng họ hàng nhà em thêm nữa em không biết lái xe nên anh phải chở. Chứ con cái ở nhà thế này không yên tâm chút nào. Quay sang ông nói với Nam :
– Chìa khóa nhà bố hay để ở cái rãnh bên tay trái cổng. Con đi học về lấy chìa khóa mở cổng nhé. Tối đến đóng cửa cẩn thận rồi anh em đi ngủ sớm. Bố sẽ gọi điện thoại về kiểm tra. Nam gật đầu rồi chào bố đi học , mụ Hường đứng đó tỏ thái độ không vui. Như nhớ ra điều gì Nam quay lại hỏi bố :
– À bố ơi thế chú Đại thì sao ạ. ? Bố Nam nhìn Nam cười :
– Chú Đại đi từ lúc 4h sáng rồi con. Chú ấy có việc đột xuất nên đi vội. Chú cũng muốn gọi con dậy nhưng thấy hai đứa ngủ ngon quá nên chú không lỡ gọi. À chú Đại giao chìa khóa phòng cho con này. Suýt thì bố quên, hai anh em từ hôm nay ở phòng chú Đại nhé. Nam nhận lấy chiếc chìa khóa phòng, mặt nó ngắn tủn lại. Nó tiếc vì không được chào chú Đại. Dắt xe ra ngoài , bé Hạnh thì giục anh nhanh lên kẻo muộn giờ học. Định cong mông lên đạp thì bố Nam chạy theo sau :
– Từ đã , bố cho tiền ăn sáng Ông rút ra 50k đưa Nam nhưng nó không nhận. Nó trả lời :
– Tiền bố cho con hôm trước con vẫn còn. Nói xong nó vội đạp xe một mạch vì sáng nay mất khá nhiều thời gian nói chuyện với bố. Trong nhà mụ Hường gọi với ra :
– Anh Tuấn làm gì đấy. Chở con gái đi học hộ em cái. Em gọi cho ông bà bảo gửi con bé bên đó mấy hôm. Chiều bà sẽ đón cháu về, anh giờ chở con đi học rồi mua quà sáng cho con nhé. Cầm tờ 50k trong tay bố Nam lặng lẽ nhìn hai đứa con của mình đang đạp xe đi xa dần. Thở dài một cái ông đi vào trong, biết là mấy năm nay bố con mới gặp lại. Nhưng dường như có một rào cản vô hình khá lớn đang chắn ở giữa hai bố con. Ngày hôm qua nhìn Nam cười đùa với chú Đại ông Tuấn cũng thèm muốn được nhìn thấy khoảnh khắc con trai cười như thế với mình. Giờ đây ông cảm giác khi ông cố gắng xích lại thì Nam lại càng lùi ra xa. Nó đang đề phòng giống như đối với một người lạ chứ không phải là một người bố. Dòng suy nghĩ của ông bị cắt ngang bởi một thứ giọng chói tai :
– Anh còn đứng đó làm gì nữa. Con nó đợi nãy giờ…Nhanh về rồi vợ chồng mình chuẩn bị đi. Trên đường đi học Nam nói với bé Hạnh :
– Tối nay chỉ có anh em mình ở nhà. Tối anh mượn gấu cho bé Hạnh chơi nhé. Tưởng rằng con bé sẽ thích lên mà cười tít mắt , nhưng không , bé Hạnh lặng im không nói gì. Từ hôm nọ đến giờ Nam cũng không thấy con bé vòi vĩnh chơi gấu bông nữa. Nghĩ em bị ốm Nam gặng hỏi lại thì con bé túm chặt áo anh nói lí nhí :
– Em không dám đâu. Chơi là bị đánh đó. Nam không hiểu con bé đang nói gì, nó nghĩ chắc là do mụ Hường quát hôm nọ nên nó sợ không dám đòi hỏi nữa. Nam trấn an em :
– Không sợ đâu, chỉ có hai anh em mình ở nhà thôi. Bố với cô Hường đi hết rồi, cái Thư cũng không ở nhà. Không ai biết đâu em đừng sợ Tuy vậy con bé vẫn lắc đầu quầy quậy, đúng là trẻ con lúc đòi thì đòi bằng được , lúc có thì lại không thèm. Chở em đến trường xong Nam vội vã mua cho bé Hạnh nắm xôi khúc và hộp sữa. Nó không quên dặn em:
– Sữa trưa nay phải uống hết đấy nhé. Không cần tiết kiệm đâu, em có nhớ chú Đại cho anh em mình rất nhiều tiền không. À hôm trước bà cũng cho anh tiền nữa đấy. Nghe đến bà ngoại bé Hạnh mắt sáng bừng, từ hôm về ở với bố đến giờ nó chưa được gặp bà. Nhìn anh bé Hạnh ra điều kiện :
– Em uống hết sữa chiều anh cho em đi bà chơi nhé.
Nam gật đầu, nó cũng muốn về nhà bà ngoại. Ngày mai là thứ 7 hai anh em nó được nghỉ học về bà chơi cũng thích. Để bé Hạnh đi vào lớp nó mới cong mông đạp tiếp đến trường. Vẫn như mọi ngày nó không ăn sáng mà chạy thẳng vào trường luôn. Ngày nào cũng vậy lo cho em đi học xong xuôi nó cũng phải vắt giò lên cổ chạy không thì muộn học. Nó thấy bố nó bảo đang làm thủ tục xin cho bé Hạnh về trường gần nhà cũng là trường con mụ Hường là cái Thư đang học. Nhưng thủ tục chưa xong, nếu Hạnh học ở đó thì mỗi ngày mụ Hường sẽ chở Hạnh đi học. Nghĩ đến đây thôi Nam không muốn chút nào, nó biết nếu để mụ Hường chở Hạnh đi học con bé sẽ rất sợ hãi và khổ sở. Làm sao mà mụ Hường mua đồ ăn sáng rồi nhẹ nhàng dỗ dành nó như Nam được. Nhưng năm sau thôi Nam vào cấp 3, nó cũng không thể chở bé Hạnh đi học được nữa, vì trường cấp ba thì cách xa trường tiểu học. Từ nhà bố Nam đi học thì gần , nhưng nếu chở bé Hạnh đi học xong thì nó phải đạp ngược lại quãng đường dài một lần nữa. Một đứa trẻ vừa bước qua cái tuổi 15 mà đã phải lo nghĩ quá nhiều, buổi trưa học xong Nam đạp về nhà bà ngoại ăn cơm. May mà bà lúc nào cũng nấu dư cơm, vì bà cũng đoán thi thoảng Nam sẽ về ăn cơm. Người già hay lo xa, Nam nhìn nồi cơm hỏi bà :
– Sao lúc nào bà cũng nấu thừa cơm thế..? Bà ngoại nhìn nó mắng :
– Tiên sư bố nhà anh, không nấu nhiều dễ thường anh có cơm ăn đấy. Bà đoán trưa nắng mày mà đạp về ăn cơm, cơm chưa xuôi lại phải đạp đi học thì có mà tức bụng chết. Cơm cá rô phi rán chấm mắm tỏi ngon không..? Ngày trước ông ngoại mày thích ăn lắm đấy…. Nói đến đây bà khẽ nheo đôi mắt với những nếp nhăn lại , giọt nước mắt bị những nếp nhăn đó ép chảy ra ngoài nhưng bà ngoại vội lau đi một cách vội vàng. Nhắc đến món cá rô phi rán giòn, không biết ông ngoại có thích ăn nhưng ngày trước cá rô phi bà rán đều là do Nam vác cần đi câu ở những bờ ao, bờ mương mỗi khi nó được nghỉ học. Và lúc nào ăn ông cũng khen :
– Cá cháu ông câu ăn thơm hơn cá bà mua. Từ đó hễ cứ rảnh là Nam lại vác cần đi câu, tay xô tay cần nó lần mò những bờ bụi vắng người qua lại, lúc đi về bao giờ cũng lúc nhúc trong xô toàn cá là cá. Ở nhà ông ngoại phải dành riêng ra một cái bể nhỏ để nó nuôi cá. Có những lúc nhiều quá bà nó phải cấm nó không được đi câu nữa. Ông ngoại đi bộ ở sân thì cười phá lên khen nó giỏi zai , chăm chỉ. Ngày nào nó cũng thò đầu vào bể xem hết cá chưa để còn đi câu. Nhưng nào có vơi đi, may mắn sao một lần có mợ sang chơi, mợ nó thấy nhiều cá quá mới bảo bà ngoại để mợ mang lên chợ bán. Nghe đâu hồi đó bán được đâu 5k một cân. Mợ nó mang về cho nó 30k , cầm số tiền đầu tiên trong đời kiếm được nó vui lắm. Nó chạy lại khoe ông để ông khen nó xong rồi nó mang ra đưa cho bà. Những ngày đó giờ chỉ còn lại trong ký ức, nghĩ thế thôi rồi nó cũng khóc. Vừa và bát cơm nó vừa khóc, không ai bảo ai hai bà cháu khóc tu tu dưới căn bếp nóng nực. Đến giờ đi học Nam nhìn bà nói :
– Chiều cháu chở em Hạnh về đây chơi với bà nhé, nó cũng nhớ bà lắm. Bố cháu với bà kia đi đám cưới hai ngày nữa mới về. Bà ngoại nghe Nam nói thế thì mừng rỡ, bà vội dặn Nam :
– Mai hai anh em cũng nghỉ học phải không, hay tối hai đưa ra đây ăn cơm rồi ngủ với bà bao giờ bố về rồi hãy về. Tối nay bà nấu thịt kho tàu ngọt ngọt cho mà ăn. Đúng món khoái khẩu, bà ngoại mà nấu thịt kho tàu thì ăn quên quành, Nam gật đầu như cúng rằm vâng dạ. Nó chào bà rồi đạp xe đi học. Chiều đó học xong nó quên mất là vẫn đang trong thời gian bị phạt lao động. Hết giờ học cô giáo bắt nó với thằng kia cầm cuốc xẻng ra vườn sau trường hoàn thành thêm công việc ngày hôm qua. Tầm đó cũng là 4h30, cô giáo phân công việc xong Nam vội chạy lại xin cô :
– Cô ơi , 5h em phải đón em. Nếu em làm xong sớm cô cho em xin về sớm nhé. Em em nó đợi…. Cô giáo cũng biết hoàn cảnh của Nam nên chấp nhận , cô nói :
– Ừ được rồi, hai em làm 30 phút rồi về. Làm cho chăm chỉ không hôm sau không được về sớm đâu nhé. Hai thằng vâng dạ rồi bắt tay vào làm , từ hôm gặp bố Nam thằng ăn cắp có vẻ bị chột vía nên nó không dám ho he gì với Nam nữa, ngược lại còn khá hợp tác. Nó nói với Nam :
– Hay là mày về trước đi để đấy tao làm cho. Nam khá bất ngờ khi thằng ăn cắp bỗng nhiên lại tốt đột xuất nhưng nó trả lời :
– Thôi không sao đâu , làm đến 5h rồi tao về cũng được. Từ đây đến trường tiểu học tầm 10’ là đến. Làm đi không cô lại mắng… Hai thằng tập trung thằng cuốc thằng xúc, cuối cùng cũng đến 5h , Nam rửa tay chân vội vàng rồi chạy đi đón em. Bé Hạnh vẫn như thường lệ đợi anh ở phòng bác bảo vệ. Hai anh em chở nhau về mà cười toe toét khi Nam khoe Hạnh là tối nay bà sẽ nấu thịt kho tàu cho hai anh em. Bé Hạnh giục anh đạp nhanh lên về nhà lấy quần áo rồi còn ra bà. Nam gồng mình lấy sức rồi đạp như bay về nhà. Nó thò tay vào cái rãnh lấy chìa khóa rồi mở cửa cho em gái vào trước , nó dắt xe rồi đóng cổng vào sau. Bé hạnh vội vàng tắm rồi thay quần áo, Nam cũng thế. Hai anh em mặc áo mới chú Đại mua. Hạnh đưa áo lên mũi ngửi rồi cười khoe răng sún :
– Vẫn thơm anh ạ… Tắm táp xong hai anh em khóa cửa rồi chở nhau ra bà, bà ngoại đã ngồi ngoài đợi các cháu từ bao giờ. Bé Hạnh chạy lại ôm bà tíu tít, bà ngửi tóc nó rồi hỏi :
– Đã tắm rồi à, mất công bà đun nước lá thơm đợi cháu gái ra bà tắm cho. Thôi vào nhà ăn cơm đi, hai đứa ăn nhiều vào nhé. Bà ngoại đi dọn cơm Nam cũng phụ bà bê lên nhà, bé Hạnh đã ngồi cầm bát chầu trực vì mùi thơm lừng của thịt kho tàu. Vừa gắp được miếng thịt và đâu được miếng cơm thì ngoài cổng có tiếng người gọi bà. Nam nghe cái nhận ra ngay là bác Dung, nhà bác cách nhà bà tầm 2km, chắc giờ này bác sang thăm bà. Nam chạy ra định mở cổng thì bác Dung hỏi :
– Cả hai anh em cháu đều ở đây à..? Nam chào bác rồi gật đầu, bà ngoại cũng đi ra xem có việc gì. Bác Dung đi vào nhà nói :
– Chết thôi, sao hai anh em về bà lại không để chìa khóa ở nhà. Bố cháu gọi điện về nhà khồng thấy ai nghe đang lo sốt vó lên kìa. Gọi cho cả bác hỏi làm bác phải chạy sang đây xem. Nam nghe bác Dung nói vậy liền chột dạ sờ tay vào túi quần , quả nhiên ban nãy do vội vàng mà nó đã quên đặt chìa khoá vào cái rãnh cửa bên tay trái cổng. Bà ngoại thấy vậy gắt :
– Thì mày gọi lại bảo bố nó là hai anh em nó ở đây là được rồi. Sao phải ầm như cháy nhà thế. Đi không cầm khóa thì để trộm nó vào khuân đồ à..? Bác Dung nhìn bà nói :
– Thế thì đã nhàn, đây con gái con kia nó bắt ông bà nó chở về nhà lấy gấu lấy má gì đó. Về đến nhà không mở được cửa , gọi không có ai nên nó mới bảo ông bà gọi cho con mẹ nó. Bố thằng Nam gọi về nhà thì không thấy ai sợ hai đứa này làm sao. Nhưng con kia trong điện thoại nó ré lên là đi đâu không để chìa khóa lại để bố mẹ nó với con nó đứng ngoài cửa đợi. Bác Dung lấy điện thoại gọi cho bố Nam báo tin, bố Nam cảm ơn bác Dung , nhưng có lẽ con mụ Hường lấy máy nói :
– Chị bảo cháu nó cầm khóa về cho bố mẹ em vào nhà lấy đồ rồi đi đâu thì đi. Không muốn dây đến loại mồm năm miệng mười bác Dung tắt máy rồi bảo Nam :
– Hay giờ cháu chịu khó đạp về nhà đưa khóa cho nhà nó rồi hãy ra bà. Nam ngậm ngùi đồng ý, bà ngoại thấy vậy ngửa mặt lên kêu trời :
– Trời cao đất dày ơi, thằng bé còn chưa ăn nổi bát cơm mà bắt nó chạy đi chạy lại. Gấu với má để mai chơi không được à. Lũ khốn nạn chỉ giỏi hành hạ cháu tôi thôi. Nam chào bà chào bác rồi lấy xe đạp vội đi, trời đã sẩm tối thằng bé với thân hình gầy gộc đang nhoài người đạp cái xe một cách vội vã. Cả buổi chiều hôm nay nó phải lao động rồi đón em đưa đi đưa về. Vừa đưa bát cơm lên miệng chưa kịp ăn lại phải buông đũa vì một con gấu bông. Nó đạp nhanh lắm , có lẽ nó muốn nhanh nhanh đến nhà trả lại chìa khóa cho cái Thư hoặc nó đạp nhanh để không ai kịp nhìn thấy những giọt nước mắt đang bị gió thổi ngược về phía đằng sau .
Chập 9 : Bà đưa cháu đi viện
Đạp xe về đến nhà Nam không thấy ai đang đợi ở trước cửa cả. Có lẽ ông bà cái Thư đợi lâu quá nên đã đi về. Vậy mà nó đã phải đạp xe thừa sống thiếu chết với cái bụng đói để về đây. Mở cổng Nam dắt xe vào nhà, vừa đói vừa khát nó lao vào bếp xem có gì ăn được không. Nó nhớ sáng nay bố nó có dặn mụ Hường mua thức ăn cho hai anh em nó Giờ vì quá đói nên nó chỉ mong có quả trứng hay gói mỳ tôm là được. Mở tủ lạnh nó như bị dập tắt ước mơ nhỏ nhoi, tủ lạnh ngoài nước ra chẳng có thứ gì có thể ăn được. Tất nhiên là không có quả trứng gà hay trứng vịt nào cả. Chỉ có mấy cái khay đựng đồ trống trơn, Nam bắt đầu nghĩ đến mỳ tôm .Nó mở mấy cảnh tủ bếp nhưng chẳng thấy mỳ tôm để đâu cả , trên bếp có nồi gì đó được đậy vung cẩn thận. Nồi cơm điện vẫn còn cơm nguội. Nó đoán cái nồi kia là nồi thịt kho mặn tối qua không ai ăn miếng nào. Đang đói Nam không nghĩ đến mặn hay nhạt nữa, nó lấy bát xúc cơm nguội rồi mở nồi thịt kho ra định gắp mấy miếng. Vừa mở ra một mùi lạ bốc ra từ nồi thịt. Nó có mùi gì đó không đúng , nào là mùi của sả, tỏi, cả mùi khét nữa. Nồi thịt kho mặn hôm qua sáng nay mụ Hường đã đổ cả đĩa thịt nướng trong tủ lạnh mấy hôm trước vào rồi kho chung. Đó chính là lý do vì sao nồi thịt lại nhiều mùi như vậy. Những miếng thịt đen xì bốc mùi khó ngửi, có lẽ do đĩa thịt nướng đã hỏng nên cả nồi thịt đều khó ngửi. Cơn đói khiến bụng Nam sôi dữ dội, không ngần ngại nó lựa những miếng thịt kho từ hôm qua rồi và cơm nguội ăn ngấu nghiến. Lúc đói ăn gì cũng ngon, nó chẳng suy nghĩ nhiều về việc ngon hay dở nữa. Nó ăn thêm bát nữa rồi tu vội cốc nước, xoa bụng Nam tỏ ra mãn nguyện. Ăn cơm xong cũng đúng lúc điện thoại bàn đổ chuông, nó đoán chắc là bố gọi . Nam nhấc máy quả nhiên là bố , đầu dây bên kia ông Tuấn hỏ với giọng khá ngạc nhiên :
– Alo, Nam hả con, hai anh em không ngủ ở nhà bà hay sao mà lại về nhà. Con ăn cơm chưa, em ăn uống gì chưa..? Nam trả lời bố :
– Con vừa ăn xong rồi còn em đang ở ngoài bà ngoại. Con đạp xe về đưa chìa khóa cho cái Thư nhưng về không thấy ai cả. Ông Tuấn vội hỏi con :
– Sao lại về đưa chìa khóa , nãy bố thấy cô Hường nói lấy điện thoại bố bảo với bác Dung là kêu con không phải về nữa cơ mà. Bố còn bảo cô bảo hai đứa ở ngoài bà ngoại ngủ bố cũng yên tâm. Lúc đó đang có người gọi nên cô ấy bảo bố đưa điện thoại nói chuyện. Về làm gì , em nó lấy đồ chơi ấy mà. Bố gọi là thử xem hai đứa ăn cơm xong thì ở bà hay về nhà. Nam liền nói :
– Bác Dung bảo con là cô Hường nói con về đưa khóa cho bố mẹ cô ấy vào nhà rồi đi đâu thì đi, Điện thoại vẫn mở , Nam nghe thấy giọng bố nói khá lớn với mụ Hường :
– Sao em bảo anh là để các con ngoài bà ngoại không phải về đưa chìa khóa nữa. Nãy con nó đạp từ tít ngoài đó về nhà làm gì có ai. Giọng mụ Hường vọng vào điện thoại :
– Chắc bác con nó nghe nhầm rồi , em bảo là để các cháu ngoài đấy mình cũng yên tâm. Xong em nói nếu lần sau có đi đâu thì để chìa khóa ở chỗ đấy rồi đi đâu thì đi. Nhà mình đôi khi còn có ông bà vào chơi, hay chú Đại đi đâu ghé qua còn có chìa khóa. Em nói thế chứ ai lại bắt tội con đạp từ đó về nhà, hành hạ thằng bé như thế bao giờ. Anh không tin gọi hỏi bố mẹ em mà xem, em còn gọi bảo ông bà chở con Thư về đi cơ mà. Em sống biết trước sau ai người ta cũng biết. Mụ Hường nói thế cũng có khả năng, lúc đó bác Dung cũng rối có khả năng nghe nhầm thật. Bố Nam quay lại điện thoại nói chuyện với Nam :
– Thôi con , mất công về rồi thì thôi. Mà hôm nay ăn cơm với gì đấy. Có biết nấu không hay lại ăn mỳ tôm. Nam im lặng mấy giây, vì trong đầu dây bên kia nó thấy mụ Hường khoe với bố nó là :
– Sáng lúc chuẩn bị đi em đi chợ mua thịt về kho cẩn thận cho con rồi. Mấy thứ đồ cũ để trong tủ lạnh em đổ hết đi rồi. Trẻ con ăn mấy thứ đó dễ đau bụng lắm. Bố Nam nghe thấy thế thì gật ậm ừ, có lẽ tin mụ Hường nói thật nên ông không hỏi Nam nữa. Nam cũng không muốn trả lời thêm , thì đúng là hôm nay mụ Hường có kho thịt thật. Còn đồ ăn cũ hay mới thì chỉ có mụ ấy và Nam biết. Bố Nam nói :
– Hay tí con đóng cửa nhà rồi ra bà ngủ với em. Ở chơi với bà rồi tối mai về bố đón. Chứ để hai đứa ở nhà bố cũng không yên tâm. Như đợi câu nói đó của bố Nam đồng ý luôn , nãy ăn cơm xong là nó cũng muốn đi rồi. Nhưng sợ đi lại có chuyện gì nên nó đợi bố nó gọi điện xong thì mới đi. Còn nếu bố nó không gọi về thì chắc tối nay nó ngủ một mình rồi sáng mai mới ra nhà bà ngoại. Mụ Hường bên kia ghé mồm vào điện thoại nói bóng gió :
– Khiếp gọi về hỏi con nó vài câu là được rồi. Ngày nào chẳng gặp nhau mà lắm chuyện để nói thế. Không chỉ có giọng mụ Hường, bên ngoài còn một vài người nữa. Chắc có người hỏi bố Nam đang nói chuyện với ai nên mụ Hường trả lời :
– Nói với ai đâu, đang nói chuyện với con trai yêu quý. Hai đứa con của vợ trước anh ấy mới chuyển về nhà chị ở được gần tuần nay. Có vẻ khá khó chịu nhưng do chỗ đông người nên bố Nam cố nhịn, ông bảo với Nam :
– Vậy con xem đóng cửa nhà cẩn thận rồi đi ra bà với em nhé. Về bố mua quà cho hai anh em. Bố chào con. Nam cũng chào bố xong dập máy , nói chuyện điện thoại với bố xong nó tắt hết điện trong nhà rồi nhìn lên đồng hồ thấy đã gần 9h tối. Đóng cửa khóa cổng cẩn thận nó đặt chìa khóa vào cái rãnh rồi lại cong mông đạp xe ra nhà bà ngoại. Đến nhà bà ngoại Nam gọi bà mở cổng , bà ngoại chạy ra mở cổng nhìn cháu xót xa :
– Sao về đưa chìa khóa mà lâu thế cháu . Đói gần chết còn gì…? Vào nhà bà lấy cơm cho ăn, để bà đun lại thịt cho nóng. Nam dắt xe vào nhà rồi nhìn bà cười :
– Cháu về nhà đói quá nên ăn cơm nguội rồi bà ạ. Hạnh nó ngủ chưa hả bà..? Hai bà cháu dắt nhau vào nhà, bé Hạnh đang ngồi ở giường chơi , nhìn thấy anh con bé chạy lại khoe bà vừa bện tóc cho nó. Bà ngoại hỏi Nam :
– Nhà có ai đâu mà có đồ ăn..? Cơm bà nấu nóng thì không ăn lại đi ăn cơm nguội. Nam gãi đầu gãi tai :
– Tại cháu đói quá bà ạ..Có nồi thịt kho từ tối qua vẫn ăn được nên cháu ăn luôn. Bà ngoại lắc đầu rồi chỉ vào rổ hoa quả bảo cháu ăn. Nam lấy một quả lê cho vào mồm cắn , mấy bà cháu ngồi nói chuyện. Bà hỏi hai anh em đủ thứ chuyện về mụ Hường , nghe Nam kể xong bà giận dữ nói :
– Loại đàn bà độc địa, mai bà đi sang bác Dung hỏi xem có đúng con đấy nó nói vậy không..? Không đúng bà đến tận nhà bà nói vào mặt cho. Nam vội gàn bà lại :
– Thôi bà ạ, có khi bác mình nghe nhầm thật. Cũng không có gì đâu , lúc đó cháu đói quá nên nghĩ ức. Ăn no xong rồi lại thôi. Mà bà để thịt kho tàu đấy mai cháu ăn bà nhé. Bà ngoại cười gật gù :
– Ừ thì để mai ăn chứ ai ăn mất đâu mà sợ. Ngồi chơi một lúc nữa bà ngoại bảo hai anh em đi ngủ, bé Hạnh buồn ngủ mắt díu lại. Vừa đặt mình xuống bà ngoại xoa xoa lưng cho một tí là con bé ngủ luôn. Nam nằm cạnh em cũng đã buồn ngủ. Chỉ có bà ngoại vẫn thức cầm cái quạt nan phe phấy cho hai anh em. Một lúc sau bỗng nhiên thằng Nam co người lại , nó nằm co ro không dám động mạnh. Bụng nó đang đau quắn lại , nằm một lúc lâu nữa chắc đau quá nó không chịu nổi , nó khẽ lay tay bà ngoại :
– Bà ơi cháu đau bụng quá.
Bà ngoại nghĩ cháu đau bình thường thôi nên lấy luôn lọ dầu gió ở đầu giường rồi bảo Nam bôi vào. Nam xoa dầu gió vào bụng nhưng cũng không thấy đỡ . Đêm hôm nhà vắng người nó ôm bụng co ro một chỗ. Bà ngoại với bé Hạnh có lẽ cũng đã ngủ , mỗi mình nó cắn răng chịu đừng từng cơn đau đang mỗi lúc một nhói hơn. Gần sáng nó chạy ra ngoài nôn thốc tháo , tiếng nôn ọe ngoài sân khiến bà ngoại tỉnh giấc. Bà ngoại vội vàng chạy ra xem cháu như thế nào . Mặt mũi Nam nhợt nhạt , bà ngoại định đỡ nó vào nhà thì nó giật tay bà vội vã chạy vào nhà xí , bên ngoài còn nghe thấy tiếng Nam đi nặng bị tiêu chảy. Gần 6h sáng mà mồm nôn trôn tháo , càng lúc nhìn Nam càng xanh xao , tái hẳn đi. Bà ngoại pha trà gừng cho nó uống , vội vã bà bảo bé Hạnh trông anh. Còn bà đi bộ sang nhà bác Dung gọi bác đến xem như thế nào. Cũng may vừa ra khỏi cổng thì có cô hàng xóm dắt xe máy ra ngoài , chắc có lẽ cô hàng xóm đi chợ. Bà Ngoại vội nhờ :
– Cô Thảo ơi , cô cho bà đi nhờ sang nhà cái Dung được không. Chết thôi , thằng cháu ra nhà chơi tối qua. Ăn có quả lê thôi mà nó đau bụng cả đêm , sáng nay thì nôn thốc nôn tháo. Cô cho bà đi nhờ sang gọi bác nó cái. Cô Thảo hàng xóm cũng là người tốt bụng , nghe bà nói là thằng cháu cô hỏi lại :
– Là thằng Nam hả bà , cháu tưởng anh em nó về ở với bố rồi. Mà thôi bà dẫn cháu vào nhà xem nó thế nào . Nghe bà nói cháu cũng lo , nếu nặng quá cháu chở nó vào bệnh viện luôn. Bà ngoại cảm ơn cô Thảo xong liền dẫn cô vào nhà , Nam nằm trên giường toát mồ hôi , mặt mũi nhợt nhạt. Cô Thảo hỏi bà :
– Nó đau từ đêm qua hả bà..? Sang lại nôn mửa..Có đi ngoài không ..? Bà Ngoại gật đầu đáp :
– Đúng rồi cô ạ , đêm qua nó kêu đau tôi lại cứ nghĩ đau bụng bình thường. Sáng nay nó nôn ngoài sân ba lần rồi . Hai lần đầu còn nôn ra thức ăn gì đấy sau toàn nước vàng . Đi ngoài cũng hai lần rồi….Cô xem giúp bà thế nào , tối qua nó ra đây ăn mỗi quả lê trong rổ kia kìa.. Cô Thảo nhìn Nam thấy tình trạng không ổn , cô nói với bà Ngoại :
– Giờ con dìu cháu nó ra xe rồi bà ngồi sau giữ nó con chở hai bà cháu vào viện. Bà ngoại vẫn lo nên bảo :
– Hay cô chở bà sang báo với cái Dung một câu . Để cái Dung gọi cho bố nó… Cô Thảo nói :
– Giờ cho cháu nó vào viện trước đã , bà yên tâm số chị Dung con có đây rồi. Vào viện xem thế nào rồi con điện. Như bà nói thì dễ nó bị ngộ độc thức ăn lắm, không khéo còn phải rửa ruột. Chồng con tháng trước đi ăn tiết canh long lợn về cũng y như này. Phải rửa ruột đấy , hoa quả giờ toàn đồ trung quốc ăn vào nguy hiểm lắm. Nghe vậy bà ngoại vội vã cùng cô Thảo dìu cháu ra ngoài xe , cô Thảo bảo bé Hạnh :
– Hạnh sang nhà cô chơi với anh Tũn nhé. Anh bị ốm bà đưa anh đi tiêm một lát rồi về. Bé Hạnh sợ tiêm lắm , nghe đến tiêm nó không dám đòi theo. Bà dắt bé Hạnh sang gửi nhà cô Thảo rồi lên xe ngồi sau giữ cháu. Cô Thảo vội vã chở hai bà cháu vào bệnh viện , đến viện cô Thảo còn phải mua y bạ rồi làm thủ tục cho Nam cấp cứu. Không ngoài dự đoán của cô Thảo , bác sỹ thăm khám xong thì kết luận Nam bị ngộ độc thức ăn. Bác sỹ nói với bà ngoại và cô Thảo :
– Cháu bị ngộ độc thực phẩm , chưa đến triệu chứng co giật nên bác sỹ đã tiến hành rửa dạ dày rồi. Hôm qua cháu đã ăn những gì vậy ạ..? Bà ngoại lo lắng đáp :
– Chiều cháu nó ăn cơm nhà, tối ra bà chơi chỉ ăn mỗi quả lê thôi. Mà nó ăn được hơn một nửa quả nó không ăn nữa. Tiếc rẻ tôi còn ăn nốt nửa quả còn lại mà. Có nguy hiểm không bác sỹ. Nhìn vẻ mặt lo lắng như trực khóc của bà ngoại , bác sỹ với cô Thảo động viên :
– Giờ không sao rồi bà ạ..Để lâu chút nữa thì mới nguy hiểm. Trẻ con nên sức đề kháng yếu , với không chắc là do hoa quả đâu. Biết đâu các cháu nó ăn quà vặt bên ngoài nên mới bị thế. Bà đừng lo lắng quá.. Nghe bác sỹ bảo không sao bà mới thấy yên tâm , bác sỹ đi bà mới nói với cô Thảo :
– Cảm ơn cô Thảo nhiều lắm, không có cô chắc bà không biết phải làm sao. Cô Thảo nhìn bà cười :
– Có gì đâu bà , con với anh chị bên bà chơi với nhau , nhà mình lại là hàng xóm bao năm nay. Có chuyện gì con phải giúp chứ, con cũng gọi cho chị Dung rồi, chắc lát chị ấy vào đây bây giờ đấy. Cô Thảo chép miệng :
– Đúng là quay đi quay lại chỉ có nhà ngoại là thương cháu. Mà con giờ phải đi làm rồi bà ạ. Muộn lắm rồi…Con đi bà nhé… Cô Thảo vừa đi thì bác Dung đến, hỏi phòng bệnh bác Dung di vào thấy mẹ đang ngồi trông cháu. Bác Dung hỏi :
– Nãy cái Thảo gọi điện bảo thằng Nam bị ngộ độc thực phẩm . Chết mất thôi , con đã bảo bà đừng cho các cháu nó ăn linh tinh. Con gọi cho bố nó rồi , bố nó đang trên đường chạy về đây mẹ ạ. Bà ngoại nghe bác Dung nói vậy thì bà sụt sùi nước mắt :
– Nào tao có muốn thế đâu , nó ăn tao cũng ăn đấy chứ. Cháu nó đau nằm đây tao còn đau hơn. Khổ thân thằng bé…. Bác Dung sợ mẹ buồn không dám nói gì nữa. Nam cũng đã tỉnh , nó cũng nghe thấy những lời bác Dung nói nãy giờ. Nó nằm đó khẽ nhìn bà rồi nói :
– Không phải do bà đâu ạ. Tại cháu ăn linh tinh từ ở nhà rồi nên mới bị thế này. Ở với bà bao năm nay cháu có sao đâu. Bà ngoại thấy cháu nói vậy thì òa khóc , bác Dung đi gặp bác sỹ hỏi han tình hình sức khỏe cháu thế nào. khoảng 2 tiếng sau thì bố Nam có mặt , đi sau là cả mụ Hường. Có lẽ bố Nam nghe tin nên vội vã chạy một mạch vào viện luôn nên mụ Hường phải đi theo cùng. Thấy bà ngoại ngồi đó bố Nam chào bà rồi hỏi :
– Cháu nó bị sao vậy bà…Khổ thân bà phải lo cho cháu nhiều quá. Bà ngoại thật thà kể lại mọi chuyện , mụ Hường vừa nghe xong buông thõng một câu :
– Đấy cứ đi ăn linh tinh rồi mang bệnh. Đồ nhà thì ăn rồi đổ đi. Bố Nam trừng mắt khiến mụ im mồm , bà ngoại Nam có lẽ vẫn nghĩ cháu bị ngộ độc do ăn quả lê bà cho nên bà cúi mặt không dám nói gì. Nam vừa chợp mắt , nghe thấy tiếng nói chuyện nó mở mắt ra thì đã thấy bố và mụ Hường đứng đó. Nhìn thấy bà ngoại cúi mặt buồn bã nó sợ bố sẽ trách bà. Không biết do ăn phải cái gì mà đa bụng nhưng nhìn thấy mặt mụ Hường đang cau có nó cũng biết bố nó chở mụ về lúc này khiến mụ không vui. Nam khẽ gọi bà , thấy Nam tỉnh bố Nam liền hỏi :
– Con còn đau ở đâu không…? Nam chưa kịp trả lời thì một bác sỹ đi vào :
– Cháu còn mệt không , đây lát ăn chút gì rồi uống chố thuốc này vào nghỉ ngơi mấy hôm là khỏi. Hôm qua ăn những gì kể bác sỹ nghe xem nào. Mặt mụ Hường lúc này vẫn tỉnh bơ , có lẽ mụ nghĩ hôm qua hai anh em Nam ăn cơm ngoài bà ngoại. Đồng nghĩa với việc nồi thịt kho hỗn hợp của mụ vẫn nằm trong vùng An Toàn.
Chập 10 : Mưu mô xảo quyệt
Nam ngước nhìn bà , nhìn bố , nhìn mụ Hường, nó ngồi gượng dậy dựa vào thành giường rồi trả lời bác sỹ : 10
— Dạ thưa bác sỹ , tối qua cháu ăn cơm nguội ở nhà với thịt kho từ hôm trước . Xong tối cháu mới ra bà thì bà cho quả lê. Bác sỹ nhìn Nam lắc đầu :
— Chết thật sao lại ăn thịt từ hôm trước, vậy chắc do cháu ăn phải dồ ôi thiu nên mới bị ngộ độc thực phẩm. Bác sỹ quay sang nhìn bố Nam và mụ Hường nói :
— Anh chị phải chú ý chứ, thức ăn đừng nên để qua đêm bên ngoài. Dù có cho vào tủ lạnh thì để qua ngày trẻ con ăn phải cũng rất dễ đau bụng. Ai lại cho cháu ăn uống như vậy bao giờ. Bố Nam vẫn chưa hiểu lắm , ông nhìn Nam hỏi :
— Sao lại ăn thịt kho từ hôm qua. Bố tưởng tối qua hai anh em ăn cơm nhà bà ngoại cơ mà. Mà nồi thịt kho từ hôm chú Đại về cô Hường bảo đổ đi rồi cơ mà…? Bà ngoại cũng ngơ ngác như hiểu được vấn đề , Nam nhìn bố nói :
— Ban đầu con với em định ăn cơm nhà bà, sau đó bố gọi về cho bác Dung bào hỏi chìa khóa. Bác Dung bảo con mang chìa khóa về nhà cho bố mẹ cô Hường. Con về nhà không thấy ai, đói quá vì từ chiều con còn phải lao động. Thế nên con định tìm mỳ tôm ăn luôn nhưng không thấy đâu. Thấy trên bếp có nồi thịt kho hôm qua với cơm nguội nên con ăn xong mới đạp xe ra bà. Đến đêm thì đau bụng… Bây giờ mới rõ vấn đề, bố Nam quay lại nhìn mụ Hường bằng ánh mắt căm giận , nhưng mụ đâu có vừa , thấy Nam nói vậy mụ liền nói :
— Đâu phải như thế, thịt đó mới mua sáng ngày mà. Lúc em kho thịt anh cũng biết còn gì. Mụ nói dối mà không hề chớp mắt, dặn dò Nam uống thuốc xong bác sỹ đi ra ngoài. Lúc này Nam mới nói tiếp :
— Thịt đó là từ hôm trước rồi, hôm đó kêu mặn nên không ai ăn cả. Nồi thịt còn nguyên , cô ấy còn cho cả mấy miếng thịt nướng trong tủ lạnh vào kho chung. Trong nồi vẫn còn mùi sả với tỏi mà. Bố Nam nghe con nói xong thì giận tím mặt , ông quay sang hỏi mụ Hường :
— Sao em bảo em mua đồ ăn mới cho các con mà lại làm thế. Cô đúng là loại rắn độc, may hôm nay con có khồng làm sao. Không tôi không tha cho cô đâu , đợi về nhà rồi tôi sẽ nói chuyện với cô. Mụ Hường vẫn cố bào chữa :
— Em có mua thức ăn cho các con , thịt hôm trước em đổ đi rồi. Con nó ra bà ăn cái gì xong giờ cứ đổ vạ cho em thế anh cũng tin à. Bác sỹ cũng đâu có nói là do ăn thịt nên bị ngộ độc , nó cũng ăn những cái khác nữa cơ mà. Đến nước này mà mụ Hường vẫn chối bay chối biến , mụ vẫn còn đổ vạ cho bà ngoại. Bà ngoại ngồi nghe nãy giờ khồng chịu được nữa , bà đứng dậy chỉ tay vào mặt mụ dì ghẻ :
— Cái loại mắt gián này , mày ác nó vừa thôi. Nó đổ điêu cho mày để làm gì , cả làng này nó biết loại mày sống bằng cho vay ăn lời cắt cổ, ai không trả được mày đến đổ cứt vào nhà người ta chứ mày tốt đẹp gì. Tao cũng ăn hoa quả với thằng Nam đây , nếu mà ngộ ddocjd thì ba bà cháu tao phải bị hết chứ không riêng gì nó. Loại thất đức… Bố Nam cúi mặt không dám nói gì với bà ngoại , nhưng mụ Hường vẫn gân cổ lên nói :
— Cháu có nói do bác đâu, trẻ con nó ra ngoài ăn quà thì biết sao được. Mà bác đừng chửi cháu, cháu chưa làm gì con cháu nhà bác đâu. Bà ngoại xắn quần lên chửi :
— Chưa làm gì à , mày cho cháu bà ăn đồ thiu thối để phải vào viện mà mày bảo chưa làm gì. Thê nó phải chết ra đấy mày mới yên tâm phải không..? Nó mà chết bà giết cả nhà mày.. Cả phòng bệnh trở nên ồn ào, mọi người xung quanh thấy to tiếng kéo lại xem. Bà ngoại thấy thê càng bù lu bù loa ầm lên :
— Ối giời ơi..Mọi người lại đây mà xem Dì Ghẻ cho con chồng ăn thức ăn thiu phải rửa ruột mà vẫn nói chưa làm gì này. Người bàn tán , người chỉ trỏ, người thấy vậy bực nói thẳng
— Làm gì thì cũng phải tích đức chứ cô ơi, trẻ con nó có tội tình gì…. Bà ngoại đứng đó nói hết tất cả, mụ Hường giận đỏ mặt mụ xô mọi người rồi đi ra ngoài. Chỉ còn bố Nam đứng đó , bác sỹ thấy ầm ỹ vội chạy lại giải tán đám đông. Mọi người đi khỏi bà ngoại mới nhìn bố Nam nói :
— Tôi tưởng anh mang con về chăm sóc như thế nào. Hóa ra anh mang về cho người ta hại, rồi có ngày con chết mà bố không biết vì sao. Sau này anh để hai đứa nó về ở với tôi , nghèo hay không thì tôi cũng nuôi nó chục năm nay. Về ở với anh thế này thằng bé cũng không ở nổi. Bố Nam vội xin lỗi bà ngoại :
— Bà đừng nói thế có cháu nó ở đây, con cũng vô tâm không để ý chuyện ăn uông mấy. Bình thường ở nhà con ăn gì hai cháu ăn nấy . Bà nói thế cũng oan cho con…Các con nó mới về ở với con chưa được một tuần giờ bà lại đòi cháu về người ngoài nhìn vào sẽ nói con thế nào. Như vậy con làm gì còn mặt mũi nào ra đường nữa. Con cũng có nhiều khúc mắc chưa giải quyết xong nên vẫn phải chịu đựng. Nhưng con hứa với bà sẽ không có lần sau nữa đâu. Dù thế nào nó cũng phải sợ con , con có thể bỏ vợ chứ con cái con không bỏ được. Bà ngoại nghe vậy cũng không nói gì thêm , Nam cũng đã nghe hết những điều bố nó nói. Bà nói vậy thôi chứ thạt sự bà làm sao có thể lo cho hai anh em ăn học được. Hiện giờ bà tuy không phải sống nhờ vào ai vì vẫn còn ít tiền sau khi ông mất đi để lại. Mỗi tháng các bác mỗi người cho bà một ít để bà tiêu pha ăn uống thì bà vẫn nhận nhưng bà có nói :
— Các con cho thì cầm lại tiết kiệm sau này lỡ có chết cũng không phải nhờ đến ai. Bà là như vậy dấy , Nam nhìn bà nó cười rồi nói với bà :
— Không sao đâu bà ạ , hai anh em cháu ở với bố cũng được. Cháu vẫn ra thăm bà thường xuyên mà. Sau này lớn , học xong cháu sẽ đi làm nuôi bà….. Bố Nam khẽ cười , ông nói với bà ngoại :
— Đấy bà thấy cháu nó bé mà còn suy nghĩ được như thế. Bà phải thương con chứ , con có lỗi với mẹ nó nhiều. Giờ bà phải để cho con bù đắp cho cháu. Đang nói chuyện thì bác Dung đi vào , tay cầm cặp lồng cháo . Thấy bố Nam ở đấy bác Dung nói :
— Chú Tuấn dấy à , sao thấy mẹ bảo vợ …à nhầm bạn gái chú nói chị bị điếc phải không..? Bố Nam chào bác Dung rồi hỏi :
— Sao chị lại nói vậy..? Bác Dung đặt cặp lồng xuống rồi mở ra xúc cháo cho Nam :
— Dậy ăn cháo đi cháu, cháo bác tự nấu đấy không phải mua đâu, ăn đi còn uống thuốc. Mẹ cũng ăn một ít đi , từ sáng giờ đã ăn gì đâu cứ chạy đi chạy lại. Quay lại bác Dung nói với bố Nam :
— Nãy đứng ngoài tôi cũng nghe hết rồi , chú nên thấy may mắn khi hôm qua hai đứa nó còn biết ra nhà bà. Chứ ở trong đó có hai anh em , giờ không biết thế nào đâu. Mà có rảnh thì gọi cảm ơn cô Thảo một câu. Sáng nay mà không có cô ấy thì cũng rắc rối. Bà ngoại gật đầu tán thành , cô Thảo hàng xóm đúng là người tốt. Bác Dung nói tiếp :
— Tối qua lẽ ra thằng bé ăn cơm ở nhà bà ngoại nhưng do vợ..tiên sư lại nhầm đã cưới đâu mà vợ. Do bạn gái chú bắt thằng bé mang chìa khóa về cho con nó lấy gấu lấy chó gì ấy nên nó buông bát cơm đạp xe về đấy. Thế mà sáng nay tôi thấy mẹ kể cháu nó bảo con dì ghẻ kia nó bảo tôi bị điếc tôi nghe nhầm. Tôi có bị điên đâu mà bắt hại cháu nó như thế, trời đánh tránh miếng ăn. Điếc hay không ra ngoài sét nó đánh vào mõm cho thì lại cấm khẩu. Chú về bảo nó về ra ngoài đường đeo cái rọ mõm vào không rụng hết răng đấy. Bố Nam lúc này chỉ biết gật đầu vâng dạ , cũng phải thôi nếu mọi chuyện như thế thì tất cả đều tại mụ Hường. Mải lo cho Nam mà quên mất bé Hạnh , bố Nam vội hỏi :
— Còn con nhỏ nhà em đâu chị Dung..? Bác Dung đáp :
— Nó đang ở nhà tôi rồi, sáng gửi bên cô Thảo nãy về tôi đón về nhà tôi rồi. Chắc giờ chồng tôi đang cho cháu ăn cơm. Chú giỏi đi như thế thì chăm con kiểu gì , phải tính xem thế nào chứ như này tôi thấy không ổn đâu. Đã xác định đón hai đứa nó về thì phải tính cẩn thận chứ để thế đâu phải ngày một ngày hai. Sau này chú mà lấy nó thì nó đuổi hai đứa này ra đường à…?
Bố Nam im lặng lắng nghe , lát sau ông nhờ bà trông Nam rồi đi gặp bác sỹ để hỏi han tình hình của Nam đồng thời thanh toán viện phí. Bác sỹ nói Nam phải ở lại thêm hai ngày nữa để theo dõi tình trạng sức khỏe. Bố Nam vào gặp bà ngoại rồi nói :
— Cháu nó phải ở đây mấy ngày nữa , giờ con về lấy cho cháu ít đồ với mua cho cháu mấy thứ cần thiết. Lát con quay lại chở bà về , bà cho con gửi cháu Hạnh mấy hôm. Sáng con ra chở cháu đi học, còn cháu Nam thì cứ để con trông. Bác Dung thấy vậy nói :
— Thế cũng được , chú cứ về lấy đồ đi. Bao giờ chú quay lại thì tôi chở mẹ về cũng được. Còn cái Hạnh đi học thì để tôi chở đi cho. Bao giờ thằng Nam ra viện thì trả lại chú. Bố Nam cảm ơn bác Dung rối rít rồi vội lái xe đi về nhà.
Trên đường về ông nghĩ đến những điều mọi người nói mà giận dữ vô cùng. Định rằng về nhà ông sẽ hỏi cho ra ngô ra khoai mọi chuyện. Ban nãy vì đang ở trong bệnh viện với đông người nên ông đã cố kìm nén cơn giận xuống. Vừa về đến nhà mở cổng ra đã thấy cái Thư chạy ra ôm chân ông Tuấn nịnh nọt , õng ẹo. Khẽ bế nó sang một bên ông Tuấn đi vào nhà gọi lớn :
— Cô ra đây tôi hỏi chuyện xem nào…Cô có còn định muốn sống ở đây nữa không…?? Vừa dứt lời thì mụ Hường từ trong phòng đi ra , nhưng mụ không đi ra một mình mà còn một người nữa đi cùng . Không phải ai khác đó là chị của bố Nam , cô Nguyệt . Bà cô này khá thân thiết với mụ Hường đồng thời cũng là một người khá bẩn tính. Ngày trước khi bố mẹ Nam bỏ nhau chính mồm bà này đi ra ngoài rêu rao ngược lại rằng mẹ Nam không ra gì nên bố Nam mới bỏ. Bà Nguyệt cũng là một kẻ đặt điều , ngậm máu phun người. Nghe đâu đợt mới quen bố Nam mụ Hường có cho bà Nguyệt vay 100tr để mở quán làm ăn. Từ đó hai người thân nhau lắm , nói về đằng nội thì không chỉ bà Nguyệt mà ngay cả những người khác đều nói mụ Hường sống tốt. Đơn giản thôi vì mụ Hường có tiền, thi thoảng mụ lại mua cái này cái nọ biếu mỗi người một ít. Ai thiếu tiền tầm 5-7tr gọi điện mượn là mụ Hường cho vay luôn. Từ đó cả họ nội ai cũng khen mụ không tiếc lời , khen mụ như đọc sớ tê sao giải hạn. Bà Nguyệt thấy bố Nam to tiếng liền đi ra mào đầu :
— Chú làm cái gì mà ầm ầm lên thế. Vợ chồng có gì đóng cửa bảo nhau , định để hàng xóm người ta cười cho à…? Thế làm sao..?
Bố Nam gắt :
— Không phải việc của chị , nó bố láo , làm ác thì em phải dạy. Còn không dạy được thì cút… Bà Nguyệt vặn lại :
— Thế em dâu tôi làm gì mà chú bảo làm ác , con chú về đây nó chăm lo như thế còn thế nào. Chuyện thằng Nam bị ngộ độc tôi cũng nghe Hường nó kể rồi. Sao chú chỉ nghe một tai mà không mở nốt tai kia ra xem , mở nốt hai mắt ra nhìn. Sớm tôi vào đây thấy nhà cửa sạch sẽ, tủ lạnh thì đầy ắp đồ ăn , nào thịt lợn , thịt gà , hoa quả….Như thế còn như nào…
Bố Nam nghe vậy chạy xuống bếp mở tủ lạnh ra thì quả thật thức ăn đầy ắp , trên bếp nồi niêu đã được rửa sạch sẽ gon gàng. Chẳng còn nồi thịt kho nào cả , biết giờ làm ầm lên thì chỉ tổ xấu mặt. Cũng chẳng biết ai đúng ai sai , vì đặt vào trường hợp hai bên đều muốn bên kia nhận lỗi. Có thể là người đàn bà thủ đoạn kia giở trò , nhưng hiện tại trong nhà không có bằng chứng nào để quy tội mụ Hường cả. Chưa hết bà cô bên nội vẫn một mực bênh chằm chặp , bà Nguyệt tiếp :
— Thằng Nam đấy cũng ghê gớm lắm . Nhớ ngày nhỏ nó bị ốm , nhà mình có cô Ngoan ra thăm cho nó tiền mà nó không lấy. Nó bảo mẹ nó đầy tiền…
Hai mụ người lớn đang nói xấu một đứa trẻ con một cách say mê và đầy hào hứng. Chưa biết thằng Nam có nói câu đó hay không , nhưng việc một người lớn đi so đo câu nói với một đứa trẻ con thì đủ thấy sự xấu xa trong con người họ như thế nào rồi. Mụ Hường thì làm bộ mặt buồn thiu đầy giả tạo , mắt mụ Hường như trực chảy nước , cộng thêm bà chị chồng đang ra sức bảo vệ. Không bằng chứng , không lý do, bố Nam đành phải dịu giọng. Thấy tình hình có vẻ đã yên ổn mụ Hường nói :
— Anh cũng thấy đấy , hôm trước nó còn gọi em là bà xưng tôi. Em cũng có dám nói gì đâu , chùa chiền lễ bái lúc nào em chẳng cầu cho các con . Hoàn cảnh chúng nó như thế em sao nỡ làm thế được. Trẻ con không hiểu chuyện nói linh tinh em không chấp. Nhưng anh ở với em mấy năm nay anh phải biết chứ…Lúc nào cũng một dạ hai vâng , cả với gia đình anh cũng vậy.. Bố Nam ngắt lời mụ Hường :
— Lần này tôi tạm bỏ qua , đúng là phải nghe hai phía. Nhưng con nó nói thì tôi phải tin , trước giờ nó là người ít nói. Còn những gì ai làm sau lưng tôi biết hết , đừng để chuyện gì đáng tiếc xảy ra… Phải biết nhìn nhau mà sống…
Vừa nói bố Nam vừa hướng mắt về phía cái Thư đang ngồi xem tivi , quay lại bố Nam nói tiếp với mụ Hường :
— Trước tới giờ tôi hay anh em của tôi đối xử với mẹ con cô không tệ. Các em tôi về đây chơi nó cũng nói nhiều đấy. Đừng để đến lúc tôi phân biệt con anh
– con em thì đừng có trách tôi ác. Giờ tôi phải đi vào viện , còn chuyện đâu có đó , những gì cô với tôi thỏa thuận với nhau thì tự mà hiểu.
Dứt lời bố Nam chạy lên tầng lấy đồ cho Nam rồi không nói năng gì thêm ông ra xe đi thẳng đến bệnh viện. Bố Nam vừa ra khỏi nhà là hai con mụ ác mồm, ác cả tâm lại kéo nhau vào phòng thậm thụt bàn mưu hèn kế bẩn. Phải nói mụ Hường quả thật là một con người đầy mưu mô , xảo quyệt . Ngay cả khi làm ra cái chuyện táng tận lương tâm như thế này mà mụ vẫn có thể khiến bố Nam không thể làm gì mình. Phải đối mặt với một người như thế cộng thêm sức ép , sự ghét bỏ từ phía đằng nội rồi đây cuộc sống của hai anh em Nam rồi sẽ ra sao….
Chập 11 : Ấm ức
Hết ba ngày nằm viện hai anh em Nam được bố đón về nhà . Hôm bố Nam ra bà ngoại đón bé Hạnh , con bé khóc không muốn xa bà. Mấy bà cháu bịn rịn khiến ai nhìn cảnh đó cũng cảm động. Ba ngày nằm viện Nam cũng được bố tâm sự nhiều chuyện , chủ yếu ông Tuấn động viên hai con cố gắng . Chắc bố Nam gọi điện cho chú Đại báo tin hay sao mà ngày hôm sau chú Đại gọi về hỏi thăm Nam , nói vói Nam đươc mấy câu chú Đại bảo Nam đưa máy cho bố rồi bố Nam đi ra ngoài nói chuyện gì đó. Từ hôm ở bệnh viện Nam đã nói là do ăn thịt kho của mụ Hường nên đau bụng. Nhưng sau đó bố Nam quay lại bệnh viện cũng không đả động gì đến chuyện đó nữa. Nam cũng phần nào hiểu được bố Nam không muốn làm to chuyện. Nó nhìn bố hỏi :
— Con về thế này có bị cô ấy nói gì không hả bố.?
Bố Nam trả lời :
— Nói gì là nói gì , nhà của bố bao giờ bố bảo con đi thì con hãy đi. Còn ai không chịu được thì tự đi. Con đừng nghe ai nói gì mà bỏ bố.
Tuy bố nói vậy nhưng Nam cũng biết được một ít chuyện của bố liên quan đến mụ Hường. Trước mặt người khác bố Nam luôn nói coi trọng con cái hơn những thứ khác. Nhưng ở chung nhà những ngày qua những thứ Nam nhìn thấy , nghe thấy lại không phải vậy. Những cuộc điện thoại nó vô tình nghe được khi đi từ trên tâng xuống mà bố nó không hề hay biết. Hay đơn giản như cuộc điện thoại của chú Đại hôm trước , nghe trộm là không tốt nhưng nhờ nghe trộm mà nó nôm na hiểu được nội dung cuộc nói chuyện đó là gì . Có lẽ trong điện thoại chú Đại lo cho hai anh em nó nên khuyên bố nó dứt điểm với mụ Hường . Tuy nhiên bố nó noi :
— Giờ anh còn phải phụ thuộc nhiều cái , anh cũng biết nhưng không thể bỏ bây giờ được. Nghe câu đó xong nó biết những lời bố nó nói với hai anh em nó cũng chỉ nghe mà biết vậy. Một mặt bố nó không muốn bỏ chúng nó, nhưng mặt khác cũng không thể bỏ được mụ Hường. Tự nhiên nó thấy sợ , không phải tự nhiên mà mấy năm nay bố nó sống bình thường được với một người đàn bà thủ đoạn như thế mà không biết gì. Đến hôm nay thì nó hiểu bố nó biết hết , nhưng không nói hoặc không dám nói. Có khi nào anh em nó đang đóng vai khán giả xem một vở diễn của những người lớn với những suy nghĩ mà anh em nó không bao giờ hiểu được. Bằng chứng là cả họ nội cũng không ai hoan nghênh hai anh em nó về ở với bố. Từ ngày mẹ nó đi xa cả họ nội không ai thăm hỏi được một câu , cho được cái kẹo mút.
Không những thế họ còn đặt đủ mọi điều xấu xa nào là ra đường gặp các bác , các cô không chào. Rồi là mất dạy không nhận họ hàng…Họ nói ra những lời bẩn thỉu đó mà không nghĩ đến bản thân họ đã bao giờ hỏi thăm hai đứa cháu được một câu nào chưa..? Các bác, các cô không gặp cháu nhưng lại nói cháu không chào. Từ nhỏ nó đã không biết các bác , các cô mặt mũi như nào thi chào vào đâu. Liên tục là những lời đàm tếu ác mồm từ họ, giờ đây gặp được người có tí tiền họ lại sợ việc bố Nam đón hai anh em nó về sẽ gây cản trở việc cưới xin trong nay mai giữa mụ Hường và bố Nam. Theo như những gì chú Đại nói qua với Nam thì chính chú Đại cùng ông bà trên Hà Nội khuyên nhủ, cũng nói nhiều cùng với anh em xã hội , bạn làm ăn góp ý nên bố Nam hiểu ra nên đón hai anh em Nam về. Với Nam bây giờ những người ở cạnh nó không ai khiến nó tin tưởng, kể cả bố mình. Ký ức về một người bố phụ bạc mẹ con nó vẫn còn in nguyên trong đầu nó. Mọi người hay nói nó lầm lỳ , ít nói nhưng cái quá khứ lẫn cái hiện thực bây giờ không cho phép bản thân nó chia sẻ , tâm sự với ai bất cứ điều gì. Nó có thể tầm tuổi đó cũng như nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác sẽ nghỉ học và đi làm một công việc nặng nhọc nào đó. Không phải nó không nghĩ đến điều này, ngày ông còn sống một lần nó thấy thằng Hào gần nhà hơn nó 1 tuổi đã bỏ học đi làm hàn xì. Lần đó thằng Hào gặp nó hỏi :
— Mày có đi làm không..? Chỗ tao cũng đang cần người đấy, vất vả mấy hôm đầu thôi, sau bê sắt bê đồ thấy nhẹ tênh. Mà ở dó người ta nuôi cơm một bữa. để luyện thành thần Nhà thằng Hào nghèo lắm , bố mẹ nó lại còn bệnh tật. Vậy nên 13-14t thằng Hào đã phải nghỉ học đi làm. Hoàn cảnh của Nam nghĩ lại cũng đâu khá hơn bao nhiêu, có khi còn thảm hơn khi mẹ mất, lúc đó thì bố cũng khác gì chết rồi. Hai ông bà nuôi hai đứa ăn học là quá nặng nề , thế là Nam chạy về khoe ông :
— Ông ơi cháu nghỉ học đi làm với thằng Hào nhé…. Chưa dứt lời nó bị ông ngọa chửi cho té tát :
— Nghỉ nghỉ cái gì , ông cho mày đi học để giờ mày đòi nghỉ à..? Mày mà nghỉ học ông đánh xong đuổi ra đường. Nhà này không cần loại vô học , mất dạy. Nghe ông mắng như thế nó sợ luôn , từ đó không dám nói hay đả động gì đến việc nghỉ học nữa. Nó thì không sao nhưng còn em gái nó , giờ nếu không ở với bố quả thật hai anh em nó chỉ còn là gánh nặng cho người khác. Về đến nhà ba bố con vừa mở cổng bước vào trong thì gặp ngay mụ Hường đi ra đón . Trái ngược với suy nghĩ của Nam mụ Hường sẽ mặt nặng mày nhẹ khi nhìn thấy hai anh em. Nhưng không mụ Hường hôm nay hoàn toàn khác, mụ đi ra cửa đón bố con Nam bằng một nu cười hiền diu, một giọng nói nhẹ nhàng :
— Mấy bố con về nhà rồi à..May quá cơm nước cũng vừa chuẩn bị xong. Mấy bố con rửa tay mặt mũi di rồi ăn luôn cho nóng. Mụ Hường xoa đầu bé Hạnh, quay sang nhìn Nam mụ hỏi :
— Con còn đau không , khổ thân phải nằm viện mất mấy hôm . Hôm nay cô mua toàn đồ ăn ngon thôi, cố gắng ăn cho lại sức . Nói xong mụ nắm tay dẫn bé Hạnh đi vào nhà, bố Nam nói :
— Đấy con thấy chưa, bố nói cái là phải nghe ngay. Con cứ yên tâm mà ở đây nhé. Nam gật đầu , sự thay dổi của mụ Hường khiến nó yên tâm hơn phần nào. Nó sợ sau lần vừa rồi mụ Hường sẽ ghét cay ghét đắng hai anh em nó. Hóa ra nó đã nhầm , quả thật bố nó có tiếng nói. Vậy mà vừa mới đây nó lại nghi ngờ bố , nó liếc nhìn bố tỏ vẻ hối hận . Sau một tuần về đây ở thì hôm nay là ngày mà Nam cảm thấy vui vẻ nhất , bữa cơm đều huề những món ăn ngon. Không khí thoải mái mọi người tươi cười với nhau , cả nhà ăn cơm xong ngồi phòng khách bố Nam nói :
— Anh mong sao gia đình mình hòa hợp như ngày hôm nay. Em chăm lo cho các con cẩn thận thì anh cũng yên tâm. Thôi thì mọi hiểu lầm trước đây coi như bỏ, từ bây giờ các con cũng phải lễ phép với cô , mấy anh em trong nhà phải biết yêu thương nhau. Mụ Hường lễ phép :
— Dạ cái đó thì trước giờ em vẫn sống như thế, chỉ sợ các con ra ngoài lại nghe người xấu nói em không ra sao. Còn đã là con thì con ai em cũng đều yêu thương như nhau. Em cũng là người biết trước biết sau chứ có phải không đâu. Nam ngồi lắng nghe , bé Hạnh thì vẫn mải xem tivi. Bố Nam nhìn hai anh em nói :
— Thôi hai anh em dẫn nhau lên phòng học bài đi nhé . Mai còn đi học…
Nam vâng dạ rồi dắt bé Hạnh lên trên tầng , tầm một tiếng sau như chợt nhớ ra điều gì nó vội vã chạy xuống dưới nhà gọi bố :
— Bố ơi. mấy bộ quần áo cũ của con mặc ở bệnh viện dâu rồi ạ.
Bố Nam trả lời :
— À quần ảo bẩn lúc nãy bố đưa cho cô Hường giặt cho hai anh em rồi. Chắc giờ cô ây đang phơi trên tầng ấy. Nam lại vội vàng chạy lên tầng thượng , đúng thật là mụ Hường đang phơi quàn áo. Nam chạy lại chậu quần áo móc móc mấy cái túi quần như tìm gì đó . Thấy vậy mụ Hường hỏi :
— Con tìm cái gì ạ… Nam vôi trả lời :
— Vâng ạ, cháu cháu tìm…tìm…hôm qua thay ra cháu còn để trong cái quần này gấp lại.. Mụ Hường hỏi lại :
— Thế con tìm cái gì…? Để quên tiền hả..? Nam gật đầu lia lịa , nó nhìn mụ Hường tỏ vẻ biết ơn. Đúng là nó đang tìm tiền , số tiền mà chú Đại cho nó lần trước nó chưa tiêu đến , rồi tiền bà ngoại cho 20k . Tất cả nó để dành cất đi trong cái túi quần , tối hôm trước tắm xong ra bà ăn cơm nó định để tiền đó ở nhà nhưng không hiểu sao nó lại cho hết vào túi mang đi. Sáng hôm sau đi viện lúc tỉnh dậy nó sờ thấy trong túi vẫn còn. Mới chiều nay về nó cẩn thận cho vào túi quần cũ vì cái quần nó đang mặc không có túi quần. Nó làm thế vì chú Đại đã dặn đừng nói với ai là chú ấy cho anh em nó tiền. Nam nhìn mụ Hường như chờ đợi điều gì đó , mụ Hường móc túi ra một tờ 20k rồi đưa nó nói :
— Đây nãy cho quần áo vào máy xong lên phơi cô thấy rơi ra 20k , cứ nghĩ tiền trong quần áo bố con rơi ra. Con chạy lên đây tìm thì đúng là tiền của con rồi… Thằng Nam mặt mũi đần ra , đúng là số tiền của nó có đồng 20k nhưng đó là số lẻ, còn một đồng 500k nữa cơ mà. Nhận lấy 20k từ tay mụ Hường nó tiếp tục bới trong chậu quần áo từng cái một để nuôi hi vọng tìm thấy đồng 500k . Nhưng không có , nó thò đầu nhìn vào cái máy giặt trống trơn như để vớt vát chút tia sáng cuối cùng. Thấy vậy mụ Hường nói :
— Thế con vẫn còn nữa à, hết rồi cô chỉ thấy tờ 20k đấy thôi. Có thì cô phải trả lại cho con chứ.
Nam mặt buồn thiu không tìm nữa , người nó nghi đầu tiên chính là mụ Hường, tuy nhiên giờ nó có nói nó mất 500k cũng chẳng ai tin, mà chắc gì đã là rơi trong máy giặt. Nhưng nó dám chắc mụ Hường là người lấy tiền của nó , tiền nó để trong cái túi quần cũ ấy chính tay nó xếp gọn gàng cho vào túi mang về. Làm sao có chuyện rơi ra ngoài được , nếu rơi thì phải là rơi cả. Đằng này , nhìn bản mặt mụ Hường tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra khiến nó rấn nước mắt. Bản chất của mụ vẫn vậy , mụ vẫn luôn ghét bỏ hai anh em Nam. Nó im lặng không trả lời rồi lầm lỳ đi xuống phòng. Số tiền với nó là cả một gia tài , số tiền chú Đại cho hai anh em nó giống như một kho báu nhỏ mà nó vẫn nâng niu mấy ngày qua. Nó từng tính dùng số tiền đó cho bé Hạnh ăn sáng mỗi ngày , mỗi lần ngắm số tiền to nhất trong đời nó được cầm lúc bấy giờ nó nghĩ sau này phải có thật nhiều tờ tiền như thế này. Vậy mà giờ đây chỉ một phút quên đi nó đã đánh mất cái kho báu của mình. Nó nhìn bé Hạnh ngồi đó không dám kể với em . Uất ức trong lòng khiến nó muốn òa lên khóc , nó muốn kể sự cay đắng này ra cho một người nào đó nhưng trong nhà này nó không kể được với ai cả. Bởi vậy nó càng cảm thấy khó chịu hơn , cả đêm hôm đó nó không ngủ được vì tiếc tiền . Nhất là sáng hôm sau khi chuẩn bị đi học nó bắt gặp ngay bộ mặt đáng ghét của mụ Hường . Lúc hai anh em nó chuẩn bị đi học bố Nam có hỏi :
— Bố cho hai anh em tiền ăn sáng đây.
Bố nó lấy ra 50k , nó đưa tay định nhận thì mụ Hường nói :
— Nam hôm qua còn 20k đây , trẻ con cầm tiền ít thôi kẻo lại rơi. Tiêu hết 20k ấy đi rồi khi nào bố cho hãy lấy. Cầm nhiều tiền không tốt. Bố Nam vẫn dúi tiền vào tay nó , nhưng nghe thấy mụ Hường nói vậy nó lặng lẽ rụt tay lại :
— Dạ thôi, con vẫn còn tiền… Nói rồi hai anh em lên xe chở nhau đi học , bé Hạnh bấu bấu tay anh :
— Hi hi mình có tiền rồi anh nhỉ..? Nam nhìn bé Hạnh cười rồi hỏi :
— Thế hôm nay em muốn ăn gì..? Bánh bao nhé , thêm một hộp sữa. Con bé gật đầu luôn , nhìn em gái trong lòng nó lại nhói lên cái cảm giác uất ức ngày hôm qua . Nó cảm thấy có lỗi với bé Hạnh , có lỗi với cả chú Đại…Và tất nhiên nó cảm thấy giận mụ Hường vô cùng. Giận như thế nhưng nó cũng vẫn phải ngậm đắng nuốt cay chịu đựng , từ hôm ra viện ngoài việc mất tiền ra Nam không thể trách cứ mụ điều gì. Ngày nào mụ cũng ân cần hỏi han hai anh em Nam , ăn uống thì có bố Nam ở nhà nên ngày nào cũng được ăn ngon. Nói chung sau hôm Nam ra viện mụ Hường hoàn toàn thay đổi , tối hôm đó cả nhà đang ăn cơm thì bố Nam có điện thoại . Ông đi ra ngoài nghe xong luc sau quay lại nói :
— Sáng mai anh phải đi có việc mấy hôm , mấy mẹ con ở nhà chăm lo cho nhau nhé. Như chưa yên tâm ông nhìn mụ Hường nói thêm :
— Nhớ phải cơm nước cho các con đàng hoàng đấy. Mụ Hường khẽ cười rồi nói :
— Anh cứ yên tâm đi công việc , các con ở nhà dã có em lo. Nghe thấy bố phải đi làm xa mấy hôm mới về bỗng nhiên Nam thấy lo sợ, nhất là khi nó nhìn sang mụ Hường đang cười rất tươi . Không ai biết mụ cười tươi là do bố Nam đi
Chập 12 : Điều không mong muốn
Sáng sớm hôm sau khi hai anh em vừa tỉnh dậy thì bố Nam gọi cửa. Ông gọi là để cho hai anh em tiền , vừa mở cửa ra bố Nam dúi vào tay nó 200k bảo để hai anh em tiêu dần. Nam chưa kịp nói lời nào thì bố nó đã vội đi luôn. Được mấy bước chân bố Nam quay lại nhắc :
— Ở nhà nếu có chuyện gì cứ bảo cô Hường gọi điện cho bố. Không ngay điện thoại bàn có quyển sổ có số điện thoại bố con gọi cho bố cũng đươc. Hai anh em ở nhà ngoan nhé, bố đi đây. Hình như bố nó cố đợi đến lúc hai anh em nó dậy rồi mới đi, thành ra bố nó khá vội vã . Còn sớm nên nhà chưa ai dậy, đến giờ hai anh em tự chở nhau đi học. Có lần Nam nghe bố nói rằng mụ Hường tuy ở đây nhưng mụ vẫn còn một ngôi nhà khác. Nhà cũ của mụ với chồng trước , thực tế thì hàng ngày mụ vẫn lui về qua nhà dọn dẹp . Bố Nam có nói chỉ khi nào bố Nam ở nhà thì mụ ở đây. Còn đâu nếu bố Nam đi làm xa có lúc hàng 1 tuần thậm chí cả tháng thì mụ sẽ dẫn con gái về nhà kia còn nhà này khóa lại chỉ để chìa khóa chỗ cái rãnh. Nam đang suy nghĩ không biết bố Nam đi lần này mụ có về nhà kia không..? Trưa đó học về Nam đạp xe về nhà ăn cơm , cửa khóa ngoài có nghĩa là mụ Hường không ở nhà. Sờ tay vào cái rãnh thì may sao mụ ấy vẫn để chìa khóa lại . Mở cửa vào nhà để cặp ở phòng khách Nam chạy luôn xuống bếp xem có gì ăn không. Như dự đoán từ trước , bố Nam không ở nhà là mụ Hường cũng không nấu cơm cháo gì luôn. Nhưng đợt này may hơn trước là trong tủ lạnh có khá nhiều trứng gà , lại thêm một túi cá khô , mở ngăn tủ trong đó vẫn còn 5 gói mỳ tôm mụ mới mua hôm trước. Biết giờ nấu cơm ăn không kịp Nam lấy một gói mỳ tôm đun nước nóng pha vội rồi ăn xong đi học. Trước khi đi học nó còn cẩn thận cắm trước nồi cơm để chiều đón em về có cơm cho em ăn luôn vì sợ bé Hạnh đói. Chiều tối hai anh em chở nhau về nhà, nhà cửa tối om không ai bật điện. Cổng vẫn khóa ngoài , vậy là bố Nam đã nói đúng. Lúc bố Nam đi vắng thì mụ Hường không ở đây. Lấy khóa mở cổng Nam dắt xe vào nhà rồi hai anh em đóng cửa chốt trong. Nam hỏi Hạnh :
— Tối nay anh nấu cơm , chiên trứng cho Hạnh ăn nhé. Lâu lắm rồi anh em mình không tự nấu cơm nhỉ..? Bé Hạnh thích ăn trứng chiên , nghe thấy thế nó gật đầu lia lịa. Hạnh cười với anh :
— Anh Nam để em ngoáy trứng cho nhé..
Hai anh em nhìn nhau cười rồi chạy vội lên tầng hai không kịp thay quần áo hai đứa trể lại chạy luôn xuống bếp. Nam mở tủ lạnh lấy 4 quả trứng đập cho vào bát rồi đặt xuống thấp cho bé Hạnh đang đứng cầm đôi đũa chờ anh phân công công việc. Nó chầm chậm ngoáy bát trứng một cách nhẹ nhàng vì sợ sánh ra ngoài. Nam đứng bóc hành củ , cũng dao thớt như ai nó thái hành xong nói như ra lệnh :
— Phụ bếp xong chưa, tôi cần trứng…
Bé Hạnh nghe thấy thế giật mình, nó luống cuống sau khi nghe bếp trường Nam thúc giục . Vội vàng nó bê bát trứng đưa cho Nam mặt hơi buồn vì chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nam đỡ bát từ tay em rồi cảm ơn con bé. Hai anh em diễn sâu làm cả gian bếp chỉ có hai đứa mà cũng nhốn nháo vô cùng. Tiếng chảo kêu xèo xèo , bé Hạnh chạy núp ra đằng sau anh vì sợ bắn. Thằng Nam trổ tài lật trứng trước mặt em gái nhưng trời không chiều lòng người. Cái chảo chống dính không tốt đã khiến miếng trứng vỡ làm đôi, Bé Hạnh thấy thế thì xị mặt, Nam vội an ủi :
— Xấu nhưng ăn vẫn ngon , thật đấy… Nó còn làm trò lấy đĩa xúc cơm xomg bày trứng lên trên cho đẹp mắt , bé Hạnh nhìn thế thích thú bê đĩa cơm bước đi cẩn thận ra phòng khách ngồi ăn. Một buổi tối khá vui vẻ với hai anh em , đang ăn cơm thì bên ngoài có tiếng đập cổng rất mạnh : “ rầm….rầm…rầm..” Nam chạy ra hỏi : —
Ai đấy…?
Thay vì trả lời bằng giọng nói thì người đứng bên ngoài lại tiếp tục dùng tay đập vào cửa rầm rầm…Lúc này Nam thấy hơi sợ, trong nhà lúc này không có người lớn. Cũng may cổng kín lại chốt trong , chỉ có một cái ô vuông để thò tay vào mở chốt thì ban nãy Nam cũng cẩn thận chốt vào rồi. Thấy cổng không mở người bên ngoài lại tiếp tục đập cổng rầm rầm. Nam khẽ lùi lại thì bên ngoài cất lên một giọng nói yếu ớt :
— Cô…ô…Ường …ây…Mở..ửa,,,
Nghe thấy giọng quen quen Nam mới mở cái ô vuông nhỏ kia ra để nhòm bên ngoài. Đúng xe máy của mụ Hường thật nhưng mặc dù trời tối mụ lại đeo kính đen , bịt khẩu trang. Nhưng quả thật là mụ Hường , Nam vội mở cổng cho mụ. Nhìn thái độ của mụ khi vào nhà lén lút vô cùng. Vào đến phòng khách mà mụ vẫn không tháo khẩu trang , vẫn đeo nguyên cặp kính đen . Mụ nhìn hai anh em Nam rồi nói cái gì đó roay roáy mà Nam nghe chẳng hiểu mụ đang nói gì. Cũng chẳng cần anh em Nam hiểu, mụ đi vào phòng nhặt mấy bộ quần áo rồi lại đi ra. Lúc này mụ mới nói chậm rãi những từ khó khăn :
— Đóng…cửa..o..cô…Chôt..ong…vào…
Nam dịch lại như sau :
— Đóng cửa cho cô , chốt trong vào …phải không ạ..? Mụ Hường gật đầu :
- Uẩn uẩn…
Nói xong mụ đi ra ngoài rồi vẫy Nam đóng cổng , không hiểu mụ Hường gặp chuyện gì nhưng nhìn thái độ của mụ như đi ăn trộm khiến Nam không thể nhịn cười , nó quay sang trêu đứa em gái vẫn đang ăn cơm :
— Hạnh..ăn ong…ưa…ả…
Con bé không hiểu gì nhìn anh cứ lắc đầu , trời tối trong căn nhà rộng chỉ có hai đứa trẻ. Ăn cơm xong Nam dọn dẹp rửa bát cẩn thận rồi tắt hết điện tầng dưới , nó dẫn em lên phòng cho bé Hạnh học bài. 9h tối , bé Hạnh kêu khát nước , thằng Nam mở cửa phong nhìn xuống tầng dưới tối om tự nhiên nó thấy sợ. Nó nhớ đến những câu nói của bà ngoại dọa nó ngày trước mỗi khi nó không chịu đi ngủ :
— Tối đêm không ngủ thể nào cũng bị con ma bắt đi. Nó ngày trước thì gan lỳ lắm , bà dọa vậy nhưng nhà còn có cả ông lẫn bà nó cũng chẳng sợ. Vậy mà giờ đây nhìn cái cầu thang le lắt ánh điện từ phòng hai anh em hắt ra nó chột dạ không dám bước xuống. Đen cái nước trong tủ lạnh cũng không còn, nhìn em gái nó đánh liều bước xuống từng bước chậm chạp. Vừa bước nó vừa nghĩ ở chân cầu thang đang có thứ gì đó đợi mình. Xuống được phòng khách an toàn, nó bật điện rót vội một cốc nước đầy rồi ba chân bốn cẳng chạy lên trên không dám tắt điện. Nó chạy như thể nếu không nhanh nó sẽ bị một thứ gì đó vô hình tóm gọn. Lên đến phòng đặt cốc nước xuống bàn nó thở hổn hển :
— Uống ít thôi không đêm đái dầm đấy. Thực ra là nó muốn nói : “ Uống ít thôi không hết không ai lấy cho đâu .” Gần 10h hai anh em tắt điện đi ngủ , mọi ngày đến cơ này nó nằm một phát là ngủ được ngay vậy mà hôm nay chẳng hiểu sao mắt nó cứ tháo láo không ngủ được. Nó muốn nói chuyện mà quay sang bé Hạnh đã ngủ từ bao giờ. Chưa lúc nào nó nghĩ ở nhà không có người lớn lại sợ đến vậy. Nằm mãi cuối cùng nó cũng thiếp đi , nhưng nó thấy cơ thể mình như bị đè nặng bởi một thứ gì đó khiến nó khó thở. Cục cựa mãi mà nó không thoát ra được , đến lúc nó mở được mắt , cử động được chân tay cũng là lúc trời đã sáng. Nhìn đồng hồ đã 6h , nó vội vàng gọi bé Hạnh dậy đi học. Đến khổ , tối qua nằm sợ này sợ nó , nó quên không đặt đồng hồ báo thức. Bé Hạnh mắt nhắm mắt mở vội vàng bật dậy đánh răng, rửa mặt , thay quần áo rồi theo anh đi học. Mấy ngày như vậy cứ thế trôi qua, buổi trưa thằng Nam vào nhà bà ăn cơm . Tối về hai anh em lại tự nấu cho nhau ăn với những thực phẩm có trong tủ lạnh. Nhưng có một điều lạ là đã 3 hôm nay mụ Hường chưa một lần ghé qua nhà. Bố Nam mấy lần gọi điện về nhưng chỉ gặp được hai anh em Nam lúc buổi tối , ban ngày nhà đâu có ai. Bố Nam không hỏi gì về mụ Hường nên Nam nó cũng chẳng nói, nó chỉ bảo hai anh em vẫn ổn. Hôm đầu ở nhà còn sợ chứ mấy ngày sau quen rồi chẳng sợ gì cả . Có lần đang nói chuyện điện thoại buột miệng nó nói :
— Không có cô Hường hai anh em con lại được thoải mái….
Như biết vừa nhỡ mồm nói ra điều mà bố nó không thích nên nó chào bố rồi dập máy luôn. Nó cũng khá lạ khi không thấy bố nó hỏi han gì đến mụ Hường, nhìn dáng vẻ tối hôm trước mụ Hường vào nhà , ba hôm nay lại không thấy vào , Nam chợt nghĩ có khi nào mụ Hường bị bố Nam đánh nên từ giờ mụ sẽ không đến đây nữa. Vừa nhắc đến Tào Tháo thì Tào Tháo rượt , ngoài cổng là mụ Hường đang đi vào. Hôm đó là trưa ngày thứ 7 , lúc đó mụ không còn đeo khẩu trang nữa , chỉ có cặp kính đen là vẫn y nguyên. Bước vào nhà mụ cất tiếng :
— Ở nhà không đi học mà không biết cầm chổi quét cái nhà cho nó sạch sẽ à.. Lớn bằng từng đấy rồi.. Nam với bé Hạnh đi xuống dưới nhà chào mụ , mụ không đáp lại mà đi thẳng xuống bếp mở vung mở nồi mụ xuýt xoa :
— Ái chà cũng biết mua thịt về ăn với nhau cơ đấy…Hay lại ai cho đây..? Nam đứng ở cửa bếp trả lời :
— Dạ cháu mua về tự nấu hai anh em ăn..
Tưởng đâu mụ sẽ khen hai anh em giỏi ai ngờ mụ quay lại cười khẩy :
— Chắc lúc bố đi cho nhiều tiền lắm nhỉ. Cô thấy hai đứa cũng nhiều tiền quá mà. Nam im lặng không nói gì , lúc này nó mới chú ý mặt mụ Hường có điều gì đó thay đổi. Đôi môi của mụ bong hơn trước, đúng hơn không phải là bong mà là bị sưng . Môi mụ bị sưng tấy lên đỏ chót , bảo sao mấy hôm trước mụ không nói thành câu được. Đang đứng nghĩ xem lý do vì sao mụ Hường lại bị sưng mồm thì ngoài sân có tiếng xe đi vào. Mụ Hường vội chạy ra đón . Khách đến nhà là một chị gái khá xinh đẹp , nhìn ăn mặc sexy , trắng lắm. Mụ Hường tiến lại đon đả :
— Vào nhà đi em , chết thôi em ạ….Em xem cho chị thế nào chứ thế này không ổn đâu. Cu Nam đang tuổi lớn, thấy bà chị ăn mặc hở hở nên nó cứ đứng dán mắt vào nhìn. Thấy vậy mụ Hường quát :
— Nhìn cái gì mà nhìn , chỗ người lớn nói chuyện. Đi lên phòng đi..
Nghe thấy giọng mụ Hường Nam không dám nhìn nữa , nó vội đi lên tầng. Vừa đi nó vừa nghe mụ Hường nói với chị xinh gái kia :
— Đây em nhìn xem , mấy hôm trước chị đi xăm môi với cắt bọng mắt này. Vừa nói mụ Hường vừa tháo cái kính đen ra cho chị xinh gái kia xem , mụ nói tiếp :
— Môi thì họ bảo tầm một tuần sẽ lành , nhưng còn chỗ cắt mắt hình như bị hỏng rồi em ạ. Ai nhìn cũng bảo cắt hỏng giờ nó để lại sẹo rồi…Có cách nào giúp chị không em , lẽ ra là đến chỗ em làm mà cái con bạn nó cứ bảo chỗ này uy tín không lo. Chị xinh gái nhìn mụ Hường một lát rồi bumh miệng cười :
— Khiếp ai nó cắt bọng cho chị mà sập cả một bên mắt thế này. Cái này để lâu giờ nó thành sẹo rồi chị ạ , khó sửa lắm. Đang từ lợn lành thành lợn què…Mà xăm môi cũng không ăn mực , giờ nó đang bong rồi này , nhạt lắm chị ạ.
Hóa ra mụ Hường không xuất hiện mấy hôm nay là do mụ đi làm đẹp , tuy nhiên qua câu chuyện đẹp đâu chưa thấy đã thấy hỏng hết cả mặt. Cũng phải thôi , lâu nay chưa tả mấy về nhan sắc của mụ Hường , giờ tiện đây lột tả cho mọi người tạm hình dung xem mụ như thế nào. Mụ Hường với bố Nam bằng tuổi nhau , bình thường đám bạn nịnh thần đến nhà ai cũng khen mụ trẻ với xinh là khen đãi bôi , khen lấy xôi mang về thôi chứ kỳ thực nhìn mụ già hơn bố Nam phải mấy tuổi. Mụ có đôi mắt gián đảo như xào rau , chân tay đeo toàn kiềng với vòng vàng chóe chọe , vì già sớm nên mắt mụ càng bé , chẳng phải Nam chê nhưng ngay đến chú Đại hay chú Thịnh đều nói : “ Bà này nhìn già hơn bố cháu nhiều .” Thế nên mụ rất sợ ra ngoài đi với bố Nam bị chê là già , mụ chăm làm đẹp lắm , móng tay móng chân suốt ngày. Đợt nọ nghe đâu bị mấy cô chị chú Đại gọi điện về trêu cho một trận nên mụ tức lắm , chỉ sợ bố Nam ra ngoài có bồ. Có lẽ vì vậy mà đợt này mụ quyết định đại tu nhan sắc , khổ nỗi chắc nghe bạn tham rẻ nên đến cái chỗ không uy tín , thành ra bây giờ mắt thành đôi chim bồ câu con bay con đậu. Hóng lén xong câu chuyện Nam rón rén bước lên phòng đóng cửa lại . Một luc sau nó nghe thấy tiếng mụ Hường gọi nó xuống đóng cổng , nhìn mụ dắt xe ra Nam liền hỏi :
— Sao cô cứ phải đeo kính đen vậy ạ..?
Mụ Hường nhìn nó gắt :
— Bị đau mắt thì đeo chứ sao , hai đứa ở nhà tự ăn uống với nhau. Có đi đâu thì nhớ để khóa nhà lại đấy. Chốt cửa vào không trộm nó bê hết đồ.
Nam nghĩ bụng , xấu thì mới phải đeo kính chứ đau mắt nỗi gì. Mấy hôm nay mụ Hường bỏ mặc hai anh em , không giống như lời mụ nói với bố Nam trước khi bố Nam đi làm. May mà hôm đi bố Nam còn cho hai anh em nó tiền không thì không hiểu sẽ sống như nào nữa. Nhưng ngay hôm sau là chủ nhật thì bố Nam về , một bên mắt bị cắt hỏng của mụ Hường thành sẹo không sửa lại được , âu cũng là hậu quả cho những điều ác mụ đã làm với hai anh em Nam . Cuộc sống của hai anh em trong ngôi nhà mới của bố vẫn cứ diễn ra giả tạo như vậy cho đến một ngày, điều mà Nam không mong muốn đã xảy ra. 5 tháng sau , bố nó cưới mụ Hường…….
Chập 13 : Đám cưới linh đình
Tháng 11 , tiết trời se lạnh , là lúc mà các căp đôi tổ chức đám cưới mà người ta hay gọi thời điểm này mà Mùa Cưới. Bố nó cũng vậy , cũng chọn đúng thời điểm này để rước về một người tuy đã quá quen thuộc nhưng Nam không hề mong muốn người đó sẽ trở thành mẹ kế của mình trong nay mai. Hơn 5 tháng qua chưa lúc nào nó cảm nhận được từ người đàn bà đó sự yêu thương , chia sẻ thông cảm với hai anh em nó. Ngược lại những ngày tháng đó mụ chỉ tận dụng hết những suy nghĩ tối tăm để làm sao có thể tống cổ hai anh em Nam ra khỏi nhà. Những chiêu trò của mụ chỉ đánh lừa được cặp mắt của người ngoài . Vẫn là một bản chất quen thuộc, khi nhà có khách hay khi đi ra ngoài mụ Hường luôn sắm vai một người phụ nữ Công -Dung-Ngôn-Hạnh , một người phụ nữ luôn hết mình chăm lo cho chồng cũng như con chồng. Những lần bố Nam chở cả nhà di ăn với bạn bè là khi xuống xe mụ sẵn sàng nắm lấy tay bé Hạnh dắt đi với những câu nói ngọt ngào :
— Con đi cẩn thận kẻo ngã , lát ăn gì bảo mẹ lấy cho nhé..
Những lúc như vậy Nam thường tỏ thái độ không thích , nó không muốn mụ Hường gọi bé Hạnh là con , xưng mẹ…Vì nó nghĩ mụ không xứng đáng . Vả lai mụ chưa hề cưới bố nó thì làm sao phải gọi mụ bằng mẹ . Vì vậy cho nên dù trước mặt đông người khách khưa ai không biết đều hỏi :
— Nhà này hai gái một trai đứa nào cũng đẹp. Trong lúc mụ Hường đang cố cười một nụ cười giả tạo khẽ gật đầu thì Nam nói :
— Dạ cháu với em này là con của bố Tuấn với mẹ cháu không phải với cô Hường. Khi Nam nói vậy mặt mụ tối sầm lại , nụ cười ban nãy mất đi một nửa nhưng nó vẫn cố nở trên môi mụ dù gượng gạo. Mụ biết Nam không hề thích mụ , chính vì vậy khi về nhà chỉ có hai người trong phòng lúc nào mụ cũng đề cập đến chuyện cưới xin như sợ rằng không cưới nhanh thì sẽ hỏng hết mọi việc. Cũng phải thôi , từ khi chồng mất mụ ở với bố Nam đến bây giờ cũng đã được gần ba năm tuy là ở vậy đấy nhưng khi ra ngoài ai không thích là họ vẫn đàm tếu rằng mụ theo giai. Cái mụ cần bây giờ là một cái Danh Phận. Mụ cũng đã bỏ ra không ít công sức lấy lòng đằng nội nhà Nam. Những con người ham vật chất đó thì thích mụ lắm . Cuối cùng giờ đây bố Nam đã đồng ý cưới mụ Hường làm vợ , đám cưới được mụ tổ chức hoành tráng lắm , đón dâu bằng xe mui trần , cỗ bàn lên tới hơn 100 mâm , bạn bè , họ hàng khắp nới kéo về nhưng có một người không đến đó là chú Đại , đám cưới bố Nam chú Đại không về , ông bà trên Hà Nội cũng chỉ về một chốc một lát rồi đi luôn. Đứng trước mấy trăm con người xa lạ ấy , Nam và Hạnh nắm tay nhau đứng dưới nhìn bố nó cùng vợ mới bật nắp Champagne mà trực rơi nước mắt , họ hàng hai bên hầu như không ai quan tâm đến hai đứa nhỏ. Họ xúm lại chúc mừng đôi uyên ương nên vợ nên chồng sau bao ngày mong mỏi. Sự xuất hiện của hai đứa trẻ cứ như vô hình trước đám đông , người thân duy nhất của chúng nó là bố thì hiện giờ ông cũng đang vuiduyên mới sau những cái nâng ly của bạn bè. Nam và Hạnh vẫn đứng ở góc xa lễ đường nhìn lên trên bục là gia đình ba người đang ôm nhau cười hạnh phúc đó là bố nó , cái Thư và mụ Hường . Đột nhiên bé Hạnh òa khóc , nó thổn thức gọi :
— Mẹ ơi….Mẹ ơi… Chưa bao giờ nó như thế , ngày mẹ mất nó còn nhỏ tí , không như Nam có những kỷ niệm đau buồn về cuộc đời của mẹ . Bé Hạnh có thể nói khi mẹ mất nó còn chưa biết gì , vậy mà nó đứng đó khóc gọi mẹ một cách nức nở. Nam vội vàng bế em chạy ra ngoài sau những cái chỉ trỏ của đám người lớn. Ra hành lang Nam dỗ em :
— Sao em lại khóc , bố không thích đâu. Con bé sụt sùi nước mắt :
— Em nhớ mẹ….Mẹ ơi…
Nghe em khóc mà thằng Nam cũng trực chảy nước mắt nhưng nó cố kìm lại vì dù sao hôm nay cũng là ngày vui của bố nó. Đang đứng núp đi để không cho ai thấy thì có tiếng gọi từ đằng sau :
— Sao hai anh em lại đứng đây, không vào ăn uống gì à…?
Nam giật mình quay lại thì đó là chú Minh , bạn học của bố lẫn mẹ nó . Sau lần gặp trước ở nhà thì đến hôm nay nó mới gặp lại chú Minh mặc dù mấy tháng qua đám bạn của mụ Hường vào nhà ăn uống tụ tập không phải là ít . Chào chú Minh nó nói :
— Dạ ban nãy hai anh em cháu cũng ăn rồi , tự nhiên em cháu nó khóc nên cháu dắt nó ra đây. Đợi bao giờ xong thì bố chở về.. Chú Minh nhìn bé Hạnh vẫn đang thút thít thì liền xoa đầu nó rồi cười :
— Đi , ra chú chở về , chú cũng về bây giờ , dến chung vui xong thì về thôi. Hai đứa ra chú đèo về chứ đứng đây đợi bố cháu còn lâu. Uống xong có khi tí còn tụ tập nhau đi tăng hai tăng ba nữa cơ. Bạn bè đông thế này cơ mà… Nam vội gật đầu , có đứng đây thì cũng chỉ khổ hai anh em . Toàn người xa lạ đâu có ai đoái hoài gì . Nó với bé Hạnh đi về bố nó cũng không hề hay biết , chở Nam về đến nhà chú Minh định về luôn nhưng Nam mở cổng mời chú vào uống nước . Cũng không bận gì , thêm nữa chắc chú Minh nghĩ có hai anh em ở nhà cũng không hay nên chú Minh đồng ý. Ngồi xuống ghế chú Minh hỏi Nam ;
— Cháu có muốn bố cháu lấy vợ không..? Chú Minh hỏi một câu như chạm vào nỗi lòng của nó , nó trả lời luôn :
— Cháu muốn bố cháu lấy vợ nhưng không phải cô Hường. Câu trả lời của Nam làm chú Minh sửng sốt , không ai nghĩ Nam lại trả lời một cách thẳng thắn như vậy. Nhưng đó là người ngoài , họ không biết cách mà mụ Hường đối xử với hai anh em Nam trong mấy tháng qua. Chú Minh hỏi tiếp :
— Cháu ghét cô Hường vậy sao…? Nam gật đầu , nó kéo tay bé Hạnh lại , vén tay áo con bé lên là những nốt bầm đỏ tím ở bắp tay. Nó chỉ vào đó rồi nói với chú Minh :
— Cháu ghét tất cả những ai đánh em cháu… Vì chỉ vào đúng chỗ đau nên bé Hạnh lại rấn nước mắt , chú Minh kéo tay con bé lại rồi hỏi nhỏ :
— Cô Hường làm gì cháu à..? Con bé sợ không dám trả lời , Nam nói :
— Nó bị như thế mấy hôm nay rồi , bình thường em cháu tự tắm . Nhưng hôm qua cháu mới tắm cho em thì thấy như thế. Gặng hỏi mãi nó không chịu nói , ban đầu cháu tưởng nó đi học bị cô giáo phạt hay bạn bè đánh. Phải nịnh mãi nó mới chịu kể bị cô Hường dùng tay bẹo . Nhìn bắp tay con bé có mấy nốt tím bầm đúng như có người bấu vào thịt chú Minh nhẹ nhàng hỏi :
— Sao cô Hường lại đánh cháu..? Bé Hạnh khẽ trả lời :
— Tại cháu đòi chơi đồ chơi của chị Thư…
Nghe mà xót hết cả ruột , một người đàn bà độc ác như vậy mà sau này chúng nó sẽ phải gọi bằng mẹ. Chú Thịnh nhìn hai anh em mà thương cảm , bản thân chú cũng biết mụ Hường là người như thế nào. Nam ấm ức nói như mếu :
— Vậy mà bố cháu lại đi cưới cô ấy…
Chú Minh nhìn Nam nói :
— Chú cũng biết sơ qua thôi , sao cháu không kể chuyện cho bố cháu nghe… Nam đáp :
— Cháu có kể cũng không ai tin đâu chú , bố cháu sau lưng nịnh cô ấy lắm . Anh em cháu có làm sao cũng không ai để ý đâu…
Chú Minh khẽ lắc đầu :
— Gần đây bố cháu làm ăn thua lỗ , chú nghe đâu đợt rồi cho bạn nào đấy vay 500tr giờ thằng kia nó bỏ đi nước ngoài rồi. Bao tiền đổ vào đó , xong mấy chỗ làm ăn trên biên giới cả năm nay lại cấm biên , tiền xe , tiền đất , tiền điểm đều do một tay cô Hường lo cho hết. Chính vì vậy nên bố cháu mới quyết định cưới đó , không cưới thì có khi phải cắm nhà để bù vào. Người lớn cũng có nỗi khổ riêng cháu ạ , có khi bố cháu làm vậy cũng vì các cháu. Chú thấy ai cũng khen cô Hường là người tốt mà…
Nghe chú Minh nói vậy bỗng nhiên Nam thấy chột dạ vì ban nãy đã kể một số điều không hay cho chú Minh nghe. Nghĩ vậy nó đứng lên bảo em gái lên tầng rồi nói :
— Giờ cháu phải cho em học , chú về nhé…
Chú Minh gật đầu ròi đứng lên ra về , qua lời chú Minh kể thì bố nó cưới mụ Hường là vì tiền . Gần đây bố nó cũng thường xuyên cáu gắt , cũng không quan tâm hỏi han anh em nó như đợt mới đầu nữa. Suốt ngày thấy bố nó chở mụ Hường đi ăn cơm khách , mỗi lần như vậy đều chỉ dặn mỗi câu :
— Hai anh em ở nhà xem tự ăn cơm với nhau nhé. Câu đó quen đến nỗi gần một tháng qua mỗi lần bố nó ra ngoài là nó không muốn đi xuống chào để rồi phải nghe lại câu nói đó. Đúng là sức mạnh đồng tiền có thể thay đổi tất cả , giờ thì nó biết nó vẫn quá trẻ con khi tin vào lời bố nó trước đây : “ Bố có thể bỏ vợ chứ không thể bỏ các con .” Và bây giờ bố nó đang làm điều ngược lại , không những không bỏ mà bố nó còn chuẩn bị rước mụ về làm vợ chính thức.
Đang nằm trên tầng nó nghe thấy tiếng xe oto đỗ ngoài cổng , cổng mở ra mụ Hường dìu bố nó vào trong nhà , lúc này họ đã thay hết trang phục cô dâu chú rể. Thằng Nam đứng trên tầng hai nhìn xuống , bắt gặp nó là ánh mắt của mụ Hường :
— Không xuống rót cho bố cốc nước còn đứng đó mà nhìn à..? Nó vội vàng chạy xuống , mụ Hường đỡ bố nó vào ghế , nó tay cầm cốc nước lọc nhẹ nhàng đặt lên bàn . Bố nó ngước lên nhìn nó rồi cười khẩy :
— Con trai bố đấy à , sao hôm …hôm..nay con lại về sớm…sớm..thế. Bố nó đã say quá rồi , tiếp tục bố nó nói to :
— Hường đâu , ra đây..anh….bảo..? Mụ Hường ra ghế ngồi , có mặt mụ , có mặt Nam ở đấy bố nó nói :
— Từ hôm nay con phải gọi là mẹ Hường nghe chưa….gọi..là…mẹ đấy..Nhớ chưa… Mụ Hường ngồi ở ghế nhìn Nam tỏ vẻ hách dịch sau câu nói của bố Nam , Nam im lặng không nói gì vì nó biết bố nó đang say . Nó định xin phép lên phòng thì bố nó chửi :
— Ơ địt mẹ thằng này , bố nói mà mày không…không..nghe…thấy…gì à..? Thằng Nam thấy bố nó chửi bậy thì quay lại nói :
— Sao bố lại chửi con , con không gọi cô ấy là mẹ đâu. Mẹ con chết rồi, con chỉ có một mẹ thôi. Bố nó bám vào ghế đứng dậy tiếp tục chửi :
— Thằng mất dạy…này..Bố bảo gọi thì …phải gọi…rõ chưa…. Mụ Hường như vớ được thời cơ , mụ sụt sùi :
— Đấy anh xem , em đối xử với con như thế mà nó cũng có coi em ra gì đâu…Thôi , con nó không gọi em là mẹ cũng không sao , em chỉ cần sống với anh là được rồi. Bộ dạng đáng thương của mụ Hường càng làm cho bố Nam sôi máu trước thái độ của Nam , ông gắt :
— Thế giờ tao..nói…mày không nghe đúng không..? Nam trả lời :
— Con không gọi cô ấy là mẹ , mẹ con mất rồi.. Vừa dứt lời ông Tuấn giơ chân đạp nó một cái ngã dúi dụi về đằng sau , dù đứng không vững nhưng ông ta vẫn cố bước lảo đảo về phía Nam để đánh thằng bé. Nam đứng dậy sau cái đạp , nó chỉ vào mặt mụ Hường chửi lớn :
— Con mụ này nó đánh cái Hạnh đến tím cả người mà giờ ông bắt tôi gọi nó là mẹ. Tôi không gọi…. Nó vừa khóc vừa gào lên trong cùng quẫn , bao nhiêu chịu đựng , bao nhiêu nín nhịn ngày hôm nay nó đã chỉ vào mặt con mụ đàn bà độc ác nói hết ra. Bố nó vẫn lao đến nhưng do say rượu đi không vững nên không đánh trúng được nó. Mồm bố nó vẫn liên tục chửi :
— Địt mẹ…thằng này…hôm nay…tao…tao..phải giết mày.. Cốc nước ban nãy nó rót cho bố uống giải rượu giờ đây bố nó cầm lấy đáp thẳng vào mặt nó. Khi đó mụ Hường ở ngay bên cạnh nhưng mụ không can hay ngăn bố nó lại. Mụ đứng đó nhìn cái cốc bay thẳng vào đầu thằng Nam . Cái cốc rơi xuống sàn vỡ tan ra từng mảnh , thằng Nam ngã gục xuống đất . Nó đứng dậy ngay sau lúc ấy , bên mắt trái của nó máu chảy xuống đỏ một nửa khuôn mặt , nó lấy tay ôm đầu mắt nhìn đầy căm thù về phái hai con người khốn nạn. Máu chảy nhưng nó không kêu lấy một tiếng , bé Hạnh nghe thấy tiếng cốc vỡ chạy xuống . Nhìn anh trai máu me chảy ướt cả cổ nó òa lên khóc.
Lão Tuấn lúc này mới ngộ ra điều gì đó sau khi nhìn mặt đứa con trai chảy toàn máu là máu. Lão ngồi phịch xuống ghế ngước mặt lên trần nhà , mụ Hường lúc này vội chạy lại tay cầm cái giẻ lau bàn đưa lên định thấm thấm mồm mụ nói :
— Trời đất ơi , đáp vỡ cả đầu con rồi…Bố đang say mà con lại cứ cãi.. Thằng Nam lúc này không còn gì để tiếc nữa , nó hất tay con đàn bà thâm độc sang một bên. Nó đứng đó với khuôn mặt đầy máu me nói :
— Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho các người đâu….Hãy nhớ lấy.. Câu nói của nó chưa bao giờ rõ ràng , đanh thép đến như vậy. Nó bế em rồi đi ra cửa , mặc cho mắt trái của nó lúc ấy không mở được vì máu vẫn đang chảy. Nó dẫn em đi ra ngoài , lúc đó nó chỉ muốn đi thật nhanh ra khỏi căn nhà. Nhưng chưa ra được đến cửa thì nó gục xuống ngất , có lẽ do vừa bị choáng vừa mất máu nhiều nên nó ngất xỉu. Trước khi bất tỉnh nó vẫn nghe tiếng bé Hạnh khóc bên cạnh, nó thấy nó bị nhấc bổng lên…Sau đó nó tỉnh dậy thấy mình đang nằm trong bệnh viện với một bên mắt bị băng kín.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire