Caroline Thanh Hương
Sứ giả của Thần Chết - Full - Sidney Sheldon
Nghe Đọc truyện Sứ Giả Của Thần Chết – Sidney Sheldon
2
Người Kể Chuyện
Các
bạn đang nghe đọc truyện đêm khuya, truyện audio, audiobooks tác phẩm
Sứ Giả Của Thần Chết – Sidney Sheldon qua giọng đọc phát thanh viên Lê Duyên. Chúc các bạn nghe truyện vui vẻ.!
Giới Thiệu Audio Truyện Trinh Thám – Sứ Giả Của Thần Chết
Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như “Nếu còn có ngày mai”, “Âm mưu ngày tận thế”, “Thiên thần nổi giận”…, đã từ trần ở tuổi 89.
Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.
Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.
Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn – đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.
Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.
Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway – nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.
Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….
Nhận xét của độc giả về tác phẩm Sứ Giả Thần Chết
[Đỗ Thị Hương Giang] – “Sứ giả của thần chết” là câu chuyện xoay quanh bà đại sứ Mỹ tại Rumani. Phần đầu của tác phẩm không được hấp dẫn lắm. Mary – một giảng viên đại học tại thị trấn Junction, Kansas bất ngờ được đích thân Tổng thống mời làm đại sứ. Sau tai nạn bất ngờ của chồng cô thì cuộc đời Mary cũng rẽ sang một bước ngoặt lớn đầy mạo hiểm. Rất nhiều biến cố liên tiếp xảy ra từ khi Mary chính thức nhận chức đại sứ khiến người đọc hồi hộp dõi theo. Phần kết của tác phẩm gay cấn và bất ngờ, mang đậm dấu ấn của Sidney Seldon
[Trương Hòa] – Tôi rất thích Sidney Sheldon, dù chưa đọc hết 18 tác phẩm của ông nhưng tôi cũng đã đọc qua hơn một nửa số tác phẩm trên. “Sứ giả của thần chết” là cuốn mà tôi vừa mới đọc xong nên tôi cũng có vài chia sẻ. Điều đầu tiên là tiểu thuyết này quả thực vẫn đậm chất hồi hồi và đầy lôi cuốn của Sidney, ông kể câu chuyện hết sức thuyết phục và thú vị, người đọc quả thật không thể không bị cuốn vào những tình tiết của tác phẩm này. Nói chung tôi vẫn rất thích tác phẩm này của ông. Thế nhưng tôi chỉ đánh giá nó 4 sao thay vì tuyệt đối 5 sao là vì nó không hay bằng những tác phẩm khác mà tôi đã đọc trước đó của Sidney như “Người đàn bà quỷ quyệt”; “nếu còn có ngày mai” hay “Dòng máu” Cái kết thúc vẫn rất hấp dẫn nhưng nó không đủ làm tôi thán phục hay ngẩn ngơ như những tác phẩm tôi kể trên. Tóm lại, nếu so tiểu thuyết này với những tác phẩm khác cùng tác giả với nó thì nó có phần hơi yếu thế, nhưng nếu so với mặt bằng chung các tiểu thuyết trinh thám thì nó thực sự rất hay và tuyệt vời.
[Nguyễn Quang Huy] – Đến với tác phẩm của Sidney Sheldon là đến với một cuộc phiêu lưu hấp dẫn. “Sứ giả của thần chết” với rất nhiều nhân vật cá tính đã bắt người đọc phải ngấu nghiến cuốn sách không ngừng. Những màn đấu trí căng thẳng, những hành động mờ ám, quyết định mang tính sống còn chính là những thứ làm nên tên tuổi cuốn sách. Gấp sách lại, ta vẫn còn suy nghĩ về điều mà tác giả muốn gửi đến, đó là hình ảnh những con người tận tụy cống hiến cho đất nước mà không ngại khó khăn, nguy hiểm.
Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như “Nếu còn có ngày mai”, “Âm mưu ngày tận thế”, “Thiên thần nổi giận”…, đã từ trần ở tuổi 89.
Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.
Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.
Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn – đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.
Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.
Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway – nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.
Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….
Nhận xét của độc giả về tác phẩm Sứ Giả Thần Chết
[Đỗ Thị Hương Giang] – “Sứ giả của thần chết” là câu chuyện xoay quanh bà đại sứ Mỹ tại Rumani. Phần đầu của tác phẩm không được hấp dẫn lắm. Mary – một giảng viên đại học tại thị trấn Junction, Kansas bất ngờ được đích thân Tổng thống mời làm đại sứ. Sau tai nạn bất ngờ của chồng cô thì cuộc đời Mary cũng rẽ sang một bước ngoặt lớn đầy mạo hiểm. Rất nhiều biến cố liên tiếp xảy ra từ khi Mary chính thức nhận chức đại sứ khiến người đọc hồi hộp dõi theo. Phần kết của tác phẩm gay cấn và bất ngờ, mang đậm dấu ấn của Sidney Seldon
[Trương Hòa] – Tôi rất thích Sidney Sheldon, dù chưa đọc hết 18 tác phẩm của ông nhưng tôi cũng đã đọc qua hơn một nửa số tác phẩm trên. “Sứ giả của thần chết” là cuốn mà tôi vừa mới đọc xong nên tôi cũng có vài chia sẻ. Điều đầu tiên là tiểu thuyết này quả thực vẫn đậm chất hồi hồi và đầy lôi cuốn của Sidney, ông kể câu chuyện hết sức thuyết phục và thú vị, người đọc quả thật không thể không bị cuốn vào những tình tiết của tác phẩm này. Nói chung tôi vẫn rất thích tác phẩm này của ông. Thế nhưng tôi chỉ đánh giá nó 4 sao thay vì tuyệt đối 5 sao là vì nó không hay bằng những tác phẩm khác mà tôi đã đọc trước đó của Sidney như “Người đàn bà quỷ quyệt”; “nếu còn có ngày mai” hay “Dòng máu” Cái kết thúc vẫn rất hấp dẫn nhưng nó không đủ làm tôi thán phục hay ngẩn ngơ như những tác phẩm tôi kể trên. Tóm lại, nếu so tiểu thuyết này với những tác phẩm khác cùng tác giả với nó thì nó có phần hơi yếu thế, nhưng nếu so với mặt bằng chung các tiểu thuyết trinh thám thì nó thực sự rất hay và tuyệt vời.
[Nguyễn Quang Huy] – Đến với tác phẩm của Sidney Sheldon là đến với một cuộc phiêu lưu hấp dẫn. “Sứ giả của thần chết” với rất nhiều nhân vật cá tính đã bắt người đọc phải ngấu nghiến cuốn sách không ngừng. Những màn đấu trí căng thẳng, những hành động mờ ám, quyết định mang tính sống còn chính là những thứ làm nên tên tuổi cuốn sách. Gấp sách lại, ta vẫn còn suy nghĩ về điều mà tác giả muốn gửi đến, đó là hình ảnh những con người tận tụy cống hiến cho đất nước mà không ngại khó khăn, nguy hiểm.
Tác giả: Sidney Sheldon – Giọng đọc: Lê Duyên
Nguồn audiobooks: Youtube Leduyen Channel
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 01
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 02
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 03
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 04 - Phần 01
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 04 - Phần 02
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 05
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 06
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 07 - Phần 01
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 07 - Phần 02
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 08
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 09 - Phần 01
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 09 - Phần 02
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 10
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 11
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 12
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 13
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 14
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 15
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 16 - Phần 01
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 16 - Phần 02
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 17
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 18 - Phần 01
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 18 - Phần 02
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 19
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 20
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 21
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 22
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 23
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 24 - Chương 01
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 24 - Chương 02
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 25
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 26
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 27
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 28
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 29
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 30
- Sứ giả của Thần Chết - Chương 31 ( Hết )
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire