Sau này, có những lúc thật khó khăn trong đời sống, thì cách duy nhất tự làm mình có ngay nụ cười trẻ trung nhất mà đầy lòng hãnh diện vì cái tài đối đáp và không biết sợ bất cứ ai...
Tuy vậy, cười ai thì cũng nên cười thầm vì ai mà không có tật, làm người khác giật mình thì không hay tí nào.
Mời các anh chị tìm nơi đây những cách cười theo thói đời thời xưa.
Thưa các anh chị đây là những chuyện cười của một xã hội đã qua, đời nay ta không thể gặp gì cũng cười, vì độ cười ở mỗi quốc gia mà ta sinh sống hoàn toàn khác ta.
Mong các anh chị đọc bài sưu tầm rồi cười một mình thôi nhé.
Caroline Thanh Hương
Nghe kể chuyện trạng Quỳnh.
Nhà Thanh cho sứ thần sang nước ta. Trạng Quỳnh và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được lệnh Chúa Trịnh đi đón những tên quan hống hách, kiêu ngạo, coi thường đất nước An Nam nhỏ bé nhưng anh hùng đó. 2 người đã dạy cho những tên sứ thần hợm hĩnh một bài học không thể nào quên
Truyện cười Trạng Quỳnh phần 12: Trạng Quỳnh đón tiếp xứ Tàu
Triều đình chuẩn bị đón sứ nhà Thanh sang nước ta. Chúa nghe nói tên này là kẻ hống hách, hợm hĩnh, bèn kêu Quỳnh vào, giao cho giữ việc nghênh tiếp.
Quỳnh phụng mạng vua, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.
Khách Tàu đến, đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng có một cô gái xinh xắn ngồi bán, liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng quơ:
"Nam bang nhất thốn thổ bất tri nhân canh"
(Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày, ý cho rằng đàn bà nước Nam lẳng lơ)
Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi, đọc:
"Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"
(Bọn quan quyền phương Bắc đều từ chỗ đó mà ra cả )
Nghe xong câu ấy, cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm. Chúng không thể ngờ rằng một bà bán nước bên đường lại có sức học kinh người đến thế !
Khách ra đi, xuống đò của Quỳnh. Khi đò đến giữa sông, một tên trong nhóm sứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Không thấy xấu hổ thì thôi, hắn còn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:
Lôi động Nam bang (Sấm động nước Nam)
Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng cậy vạch quần đái vòng cầu qua đầu sứ, vừa đái vừa đọc:
Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc)
Cười vỡ bụng với Trạng Quỳnh và hành động "vũ qua Bắc Hải"
Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:
"Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ "
(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế )
Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Cả nhóm trong bụng vừa tức, vừa sợ, cứ ngậm miệng cho đến nơi.
Từ ngàn xưa, Trung Quốc luôn ỷ là một đất nước rộng lớn, đông dân mà nhiều lần ức hiếp các dân tộc, các quốc gia nhỏ bé lân cận khác, đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta là một trong số đó. Nhưng chưa bao giờ người dân Đại Việt chịu khuất phục mà còn khiến kẻ thù khiếp sợ vì lòng yêu nước, tinh thần bất khuất đã trở thành một truyền thống vẻ vang của mình.
Cùng thể loại
Truyện cười Trạng Quỳnh phần 2: Trạng cũng bó tay (07/02/2014)
Ba Giai
-Tú Xuất
Ba Giai
Ba Giai là một
biệt danh của một danh sĩ Việt Nam nổi tiếng ở cuối thế kỷ 19. Ông được biết
nhiều bởi tài làm thơ châm biếm mà đối tượng chính là các quan lại tham nhũng,
các người trọc phú. Trong giai thoại dân gian, ông được biết đến như là một người
trong cặp bài trùng Ba Giai - Tú Xuất. Tuy nhiên, theo lời truyền tụng trong
dân gian và ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Ba Giai còn có thể là tác giả của
một thi phẩm chính luận Hà thành chính khí ca, gồm 140 câu thơ lục bát, được
cho là sáng tác ngay sau khi Hà Nội bị quân Pháp xâm chiếm ngày 25 tháng 4
năm1882.
Thân thế
Ba Giai có tên thật là Nguyễn Văn Giai, năm sinh và năm mất không rõ, tuy nhiên
theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, thì rất có thể ông sống vào khoảng thời gian
dưới triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Thân phụ ông là cụ
Nguyễn Đình Báu, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc phường Bưởi,
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội). Ông là con thứ ba trong gia đình nên có tên gọi
là Ba Giai.
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó, cha mẹ đều mất sớm, năm 18 tuổi, chú
bác muốn ông chăn giữ trâu, nhưng ông không thuận, chỉ muốn dùng tài học để lập
thân. Vì vậy, ông phải đi gánh thuê để có tiền ăn học. Học giỏi, nhưng gặp lúc
nước nhà lâm cảnh loạn lạc, nên ông không đi thi.
Trong hoàn cảnh sở học không có sở dụng khi đất nước chuyển sang chuộng Tây học,
Ba Giai trở thành một nho sĩ bất đắc chí. Về sau ông nghỉ học, lập một xưởng in
sách Tam tự kinh ngay ở trong làng gọi là nhà sách Quảng Văn để sinh sống và có
điều kiện học hỏi giao lưu với bạn bè. Một trong những di bút còn lại của ông
được lưu giữ trong quyển tộc phả của dòng họ, do một người cháu chi trưởng chắp
bút, ông viết đề tựa.
Trở thành giai thoại
Không rõ Ba Giai gặp và kết bạn với Tú Xuất như thế nào, vào lúc nào. Theo tài
liệu của ông Lữ Huy Nguyên kể lại trong bản kể về truyện Ba Giai Tú Xuất của
mình qua lời kể của giáo sư Nguyễn Tường Phượng thì hai ông thường gặp gỡ rủ
nhau chơi bời vào thời gian giữa hai lần quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội
(1872 và 1882). Lúc đó Ba Giai đang theo học cụ cử Tiến Song Ngô Văn Dạng ở trường
Đại Tập Kim Cổ gần ngôi nhà số 7 phố Hàng Bè, nơi thân mẫu của giáo sư buôn bán
ở đó. Có lẽ cùng từ quan hệ học hành thi cử mà hai ông kết thân với nhau
Cùng là những nhà nho bất đắc chí, thông minh, mưu mẹo nhưng tài năng bất sở dụng,
cặp bài trùng Ba Giai - Tú Xuất dần được nhiều người biết đến qua những đồn đại
về những trò trêu ghẹo, những bài thơ châm biếm, chế giễu những nhân vật có tai
tiếng tại Hà Nội. Từ đó, dân gian tưởng tượng thêm thắt vào cho tăng phần hấp dẫn
hơn, hoặc thật sự do một số người vô danh tinh nghịch quấy phá bừa bãi gây nên
được gán cho Ba Giai và Tú Xuất, được phổ biến khắp nơi trở thành những giai
thoại trong dân gian.
Đến nỗi đương thời có câu:
Hễ ai mà nói dối ai,
Thì mồng một Tết, Ba Giai đến nhà.
Những giai thoại của hai ông một thời được lưu truyền sâu rộng ở miền Bắc, được
dân gian hưởng ứng, xem là những câu chuyện để giải trí, mua vui. Tuy nhiên, kết
cục của hai ông đều không rõ ràng, biến mất như một trong những bí mật của lịch
sử.
Tác phẩm
Tương truyền Ba Giai là tác giả các bài Hà thành chính khí ca, Hà thành hiểu vọng
và Vịnh đề đốc Lê Văn Trinh. Qua đó, tác giả ca ngợi bậc trung dũng và phê phán
những viên quan sợ chết, đã chạy trốn hay đầu hàng quân xâm lược.
Mãi trăm năm sau, những giai thoại Ba Giai - Tú Xuất được dựng lại thành những
vở tuồng chèo dân gian, kịch hài hiện đại, được xuất bản thành sách, truyện
tranh.
Gặp Cô Hàng Xóm Chợ Đồng Xuân
Sau khi về nhà cúng giỗ bố xong, Ba Giai khăn áo chỉnh tề ra Hà Nội. Ba Giai
vào trọ một nhà hàng cơm nọ. Trong lúc chuyện trò, bà chủ nhà hàng cho biết:
- Chẳng giấu gì ông, lẽ ra tôi còn bán hàng ở chợ Ðồng Xuân nữa, nhưng không thể
nào chịu được mấy con ả cực kỳ đanh đá chu ngoa, mỗi đứa một phách, nhất là cô ả
hàng mắm tôm.
Ba Giai ra vẻ anh hùng đáp:
- Có gì mà phải sợ, nó đã chu ngoa đanhđá, thì mình phải có cách trị nó, bà hiền
quá chứ vào tay tôi thì...
Bà chủ quán nguýt một cái trả lời:
- Thôi, ông ơi, tôi cũng van ông thôi, du côn ở đây còn kiêng mặt bọn chúng, chứ
người như ông, chúng nó coi ra gì.
- Bà nói thế, nếu tôi trị được chúng nó thì bà mất gì đây?
- Trị chúng nó à? Ông mà trị được thì tôi cho không ông hẳn một phòng để ở,
& nuôi luôn cơm rượu mãn đời, không bao giờ lấy tiền.
- Bà nói chơi hay nói thật?
- Tôi nói thật đấy. Nếu không tin tôi thề có trời đất & quỷ thần chứng
giám.
- Thôi, thế thì được, sáng mai, bà sẽ xem tôi sẽ vào cuộc ngay.
Ngày mai, vào lúc gần trưa, Ba Giai cởi trần, chỉ mặc một cái quần "vận",
không giây lưng, hay dải rút, rồi gài mấy đồng tiền kẽm bên lưng quần, ra đi.
Tới ngoài đường, Ba Giai nhặt một miếng lá chuối bên đường, phủi sạch đất, bụi,
rồi tới chỗ cô hàng bán mắm tôm ở cửa nam.
- Cô bán cho hai đồng mắm tôm !
Cô hàng bảo:
- Lấy cái gì mà đựng?
Ba Giai chìa miếng lá chuối ra:
- Cô đổ vào đây, tôi đùm lại tạm vậy.
Cô hàng sơ ý, lại cũng rắn mặt, nên chẳng ngần ngại liền múc ngay mắm tôm đổ
vào miếng lá chuối được đặt giữa lòng hai bàn tay ông khách. Xong, ông khách bảo:
- Phiền cô lấy hộ tiền, tôi dắt nơi cạp quần đây này.
Cô hàng tưởng ông khách quê mùa chất phác, không dè vừa đưa tay vào cạp quần lấy
tiền, Ba Giai thót bụng lại, tức thì chiếc quần tụt xuống ngay. Ba Giai la ầm
ĩ:
- Chết chửa, sao giữa thanh thiên bạch nhật, cô lại cởi quần tôi ra thế này,
"của" tôi cũng như "của" người khác, có gì lạ đâu?
Cô hàng mắm xấu hổ đỏ mặt, vội kéo quần Ba Giai lên, vặn lại, Ba Giai lại thót
bụng, quần lại tụt, & ông lại kêu lên:
- Cô làm gì thế này? Tôi đã bảo "của" tôi cũng như "của" người
khác, chẳng có gì lạ mà !
Cứ như thế đến mấy lần, sau cô ta phải đổ mắm tôm trở lại, rồi chạy đi lấy nước
rửa tay cho Ba Giai để ông tự vặn lấy quần lại, rồi cầm tiền ra đi.
Lúc ấy, các bạn hàng & người mua bán bu lại xem đông, làm cô hàng mắm càng
ngượng ngùng, xấu hổ thêm. Sau đó, cô phải nghỉ luôn cả mấy ngày, & từ đó
cũng bỏ bớt tính chua ngoa, đanh đá.
Trưa hôm ấy về, bà chủ hàng cơm nghe người thuật lại, liền thết Ba Giai một bữa
thật say.
Tao Bóp Ngay Đây Cho mà Xem
Ba Giai đến cô hàng chim ở cửa Bắc. Ba Giai ăn mặc lịch sự lắm, nên nhác thấy,
cô hàng đã đon đả chào mời:
- Chim này béo lắm, còn non, mời ông khách mua đi !
Ba Giai thừa dịp tươi cười đáp:
- Chim à, nào bắt đưa đây một cặp, xem có béo không?
- Ai mà lại nói dối ông khách.
Vừa nói, cô hàng vừa bắt ra một cặp. Ba Giai sờ đôi chim, lại bảo:
- Cô bắt tôi cặp kia nữa !
Cô hàng chim lại bắt ra cặp nữa, hai tay cô nắm hai cặp chim, Ba Giai cứ sờ mó
cặp chim mãi, rồi chê lên chê xuống, không hỏi giá cả gì cả, đã thế lại khoắng
tay vào lồng, bắt thêm mấy cặp đưa cho cô hàng:
- Cô cầm giùm tôi thêm cặp này nữa !
Rồi Ba Giai lại sờ bóp cặp chim. Thấy thế cô hàng cả giận, nổi giọng đanh đá:
-Trả giá không trả, cứ bắt hết cặp này cặp nọ, mà nắn với bóp, hư cả chim người
ta, muốn bóp thì về nhà mà bóp !...
Tức thì, Ba Giai nổi nóng lên:
-Tao nói cho mày hay, con phải gió, mày đừng có giở giọng chua ngoa, mày đã nói
thế, thì tao chẳng cần phải về nhà mới bóp, mà bóp ngay đây cho mày coi.
Cô hàng định cất giọng chua ngoa, nhưng chưa kịp, Ba Giai đã đưa mạnh hai bàn
tay vào hai gò ngực của cô mà bóp. Cô ả vì thình lình, lại bị hay tay mắc giữ mấy
cặp chim, chả lẽ vất chim đi, nó bay mất, mà càng la hét, người ta càng đổ đến
xem, thành ra bị Ba Giai chơi cho một vố nên thân ở trước đám đông trong chợ.
Cô ả tức quá, chỉ còn nói được một câu:
- Bữa nay, bà không tiếc mấy con chim, thì bà sẽ kẹp cho mày vỡ sọ ra ...
Nhưng lúc cô ta bỏ được chim vào lồng, thì Ba Giai đã đi mất hút trong đám đông
đời nào rồi.
Nâu Này Của Tôi Hay Của Cô?
Một hôm, Ba Giai đến quầy của cô hàng nâu nổi tiếng đanh đá. Ba Giai ra đi
không mặc quần, chỉ mặc một cái áo dài rộng thùng thình mượn của ông chủ nhà
hàng cơm.
Tới chỗ hàng nâu, Ba Giai cứ chọn mấy củ nâu đưa lên đưa xuống, rồi thừa lúc cô
hàng ngoảnh đi, Ba Giai ôm bụng ù té chạy.
Cô ả giật mình, ngỡ tên ăn cắp nâu, liền ba chân bốn cẳng chạy theo bắt lại, vừa
chạy vừa la:
- Thằng trời đánh thánh vật, trả nâu cho bà đi, không mày chết bỏ cha bây giờ !
Thiên hạ đổ nhào ra xem.
Một lúc, Ba Giai bước thủng thẳng. Cô hàng xấn tới nắm được áo. Ba Giai cũng
quay lại nắm áo cô hàng. Người ta tưởng sẽ bắt được một vụ ăn cắp nâu. Nhưng
khi cô hàng thét:
- Trả nâu cho tao, thằng khốn nạn !
Ba Giai liền tốc áo dài lên:
- Nâu đâu mà trả? Nè đây, "nâu" này của tôi hay của cô? Bà con làng
nước làm chứng cho; "nâu" đây rõ là của tôi, mà con mẹ này nó bảo là
của nó, nâu nó đâu phải thứ nâu này !
Cô hàng mặt đỏ gay, biết bị xỏ, toan chạy, nhưng Ba Giai đã nắm chặt lấy áo:
- Con kia, mày dám vu tao ăn cắp nâu giữa chợ, tao phải đưa mày lên quan cho ra
chuyện.
Vừa nói, Ba Giai lại vừa kéo áo dài lên, vừa hỏi lặp trở lại:
- Mày thấy nâu này của tao hay của mày?
Cô hàng biết gặp tay bợm xỏ, lại đuối lý, nên chỉ còn nước hạ thấp giọng xuống
để lạy van năn nỉ xin Ba Giai tha lỗi. Ba Giai tha cho & bảo:
- Từ nay, mày bỏ cái giọng chu ngoa đanh đá đi, không tao còn trở lại đây nữa,
thì mày chớ trách tao là ác. Tội nghiệp cô ả lủi thủi về chỗ, mặt mày xanh nhợt
như không còn một giọt máu nào.
Chỗ rẽ đây phải không?
Khi đến một quán nước ở gần địa phận hạt Gia Lâm, Ba Giai vào quán uống nước để
tiếp tục lên đường. Lúc ấy, mặt trời đã xế trưa. Bà chủ quán bảo:
- Ông khách hãy nghỉ lại, chốc nữa lên đường.
Ba Giai hỏi lý do, bà chủ quán cho biết ở cách đây mấy không xa, có một cái cầu
cây bắc qua một con kênh nhỏ, cứ giờ này là các cô gái trong làng rủ nhau ra tắm
truồng cả lũ. Ba Giai biết vậy, cũng cứ từ giã. Khi ra khỏi quán, Ba Giai lấy
khăn bịt mắt lại, giả làm người mù và lấy một cây gậy. Ðến chỗ gần cầu, Ba Giai
vừa đi vừa chống, bước bên này xiên bên kia. Mấy cô đang tắm truồng, nô giỡn dưới
kênh, một cô bảo:
- Tội nghiệp ông già mù kia, không khéo qua cầu, ông ấy té xuống đây mất.
Nói rồi, cô ta để cái thân hình phốp pháp trắng nõn, trần như nhộng, đi lên nắm
tay Ba Giai.
- Ông già đưa tay tôi dắt qua cầu, không té xuống kênh theo hà bá bây giờ.
- Cám ơn cô thương kẻ mù lòa tàn tật.
Nói đoạn, Ba Giai nắm lấy cổ tay cô để qua cầu. Khi tới đầu cầu bên kia, Ba
Giai hỏi:
- Ðã tới chỗ rẽ chưa?
- Chưa, hãy còn ở trên cầu, chứ rẽ đâu mà rẽ.
Một lúc đến chỗ rẽ, cô gái nọ lên tiếng:
- Già ơi là già, chỗ rẽ đây nè!
Tức thì Ba Giai mở choàng mắt ra, tay cầm cây gậy chỉ ngay vào chỗ kín của cô nọ:
- Chỗ rẽ đây phải không? Nào!
Cô kia xấu hổ quá, giằng tay ra chạy, nhảy xuống kênh, la bai bải:
-Chúng bay ơi, cái ông già phải gió giả mù !...
Ðã thế, Ba Giai còn đứng trên bờ kênh gọi xuống:
- Xin cám ơn các cô đã dắt lão qua cầu!
- Thôi đi đi, đồ phải gió, chơi lỡm người ta còn ơn với nghĩa cái gì?...
Ba Giai đi rồi, câu chuyện ấy được đồn đại khắp nơi và từ đó, trên dòng kênh nọ
bóng dáng các cô tắm truồng cũng thưa dần.
Tú Xuất
Tú Xuất (??-??) tên thật là Nguyễn Đình Tú hay Xuất (người Hà Tây gốc Thanh
Hóa) là một nhân vật có thật sống vào cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam, ông và Ba
Giai đã tạo nên một giai thoại Ba Giai - Tú Xuất "thứ nhất Ba Giai, thứ
hai Tú Xuất" được mọi người nhớ đến ở đất Hà Thành (cũ), Ông là một người
thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử, từ đó sinh
ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là đả kích vào những thói hư, tật xấu
và những tiêu cực của người đương thời.
Đây cũng là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam xuất hiện vào những năm
đầu thế kỷ 20 và là một cặp bài trùng trong văn học Việt Nam, nhắc tới người
này thì không thể quên người kia và ngược lại. Đó là những mẩu chuyện về hai
nhân vật đầy cá tính, thích trào lộng và hay bày ra tình huống quái ác khiến đối
tượng bị "chiếu tướng" phải dở khóc dở cười hay những giai thoại đầy
mưu mẹo, lấy của quan tham chia cho dân nghèo. Hình ảnh và những câu chuyện của
ông cùng với Ba Gia ngày nay được diễn tả nhiều trên sân khấu, kịch nói.
Tú Xuất là con một đốc học Hà Nội, gốc ở Thanh Hóa hoặc Nghệ An thường trú ở xã
Phương Trung huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông xưa, nay là Hà Tây, đến Tú Xuất là đời
thứ tư. Tú Xuất cũng thuộc dòng họ Nguyễn Đình ông là con trai trưởng của Nguyễn
Đình Lập người đỗ cử nhân năm Gia Long thứ 12 (1812), là đốc học Hà Nội, có thời
gian ông đã làm đốc học lục tỉnh, là giám khảo khoa thi hương ở Nghệ An. Họ
Nguyễn Đình có ba chi, Tú Xuất thuộc chi thứ ba.
Ông nội Tú Xuất là Nguyễn Đình Linh. Đối với Tú Xuất, ông có học hành lăn lộn
nhiều năm với khoa cử. Thông minh, tri thức hơn người, nhưng năm lần qua trường
thi hương, ông vẫn không vượt qua được vũ môn để thành ông nghè, ông cống. Thế
là một lần nữa trên đất Hà Thành lại rộ lên các chuyện mà mọi người cho là
"táo trời" là "bạo thiên nghịch địa", dân chúng thì nhiều
người khen và cảm phục.[9] Cuối đời không ai rõ về ông, có người nói Tú Xuất vì
tham gia trong đội quân Tam Đường chống Pháp nhưng thất bại nên ông lánh nạn và
mất tích từ đó.
Giai thoại
Sự kết hợp giữa Ba Giai và Tú Xuất trở thành một cặp bài trùng và đã để lại rất
nhiều giai thoại về các chuyện nghịch ngợm dân chúng đồn đại là các ông chẳng từ
một đối tượng nào. Từ quan tổng đốc, tri phủ, tri huyện, chánh tổng lý hương,
hào lý ở địa phương đến những người buôn bán ở chợ tỉnh chợ quê. Hễ cứ thấy họ
nghênh ngang cậy tiền, cậy quyền thế để ức hiếp kẻ khác yếu hơn mình, ngứa mắt
là hai ông chọc ghẹo gây cười để làm nhục họ cho bõ ghét.
Thế là Ba Giai trở thành một cặp bài trùng với Tú Xuất. Từ việc căm ghét bọn
"chó săn tay sai, nịnh bợ Tây" dùng lời thơ trào lộng chế diễu chúng,
Ba Giai đã cùng Tú Xuất biểu lộ thái độ bất bình, không chấp nhận cái trật tự
xã hội đó bằng trí tuệ theo cách riêng của mình để đánh gục uy thế của chúng bằng
cách phơi trần bản chất và bộ mặt thực của chúng ra trước đông đảo quần chúng.
Câu chuyện ngủ trọ
Sau khi Tú Xuất ăn chơi tại thành phố Nam Ðịnh, ông thấy túi đã cạn tiền, Tú Xuất
đi mua cái vali, đem mấy cục gạch và giấy bồi bỏ vào, rồi mang đến đến một nhà
hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ ở đó. Trước khi đi ngủ, Tú Xuất
đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà chủ hỏi trong vali có chứa những gì. Tú
Xuất nói lập lờ rằng:
“
"Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo và sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi
đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc"
”
Bà chủ nhà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm. Ðêm đến,
Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch và giấy bồi
bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành. Tới
sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong
không còn vật gì, lo lắng, đánh thức báo cho Tú Xuất và hỏi phải giải quyết làm
sao. Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:
“ Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm
sao nữa?
”
Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm
thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu
nhận tiền bồi thường mười nén bạc. Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến
mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi và mấy cục gạch, những thứ mà nhà
hàng không có. Lúc ấy, mọi người mới vỡ lẽ nhưng không làm gì được. Thế là, Tú
Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.
Lý sự của mèo
Một hôm trời tối, Tú Xuất vào nghỉ tại một nhà hàng nọ ở bên đường cái quan, ở
đó, đã có anh hàng mèo đến trước ngồi chễm chệ trên giường, bên cạnh để đầy lồng
nhốt đầy mèo. Tú Xuất đành ngồi giường dưới. Chủ quán thấy vậy đề nghị với anh
buôn mèo cho Tú Xuất nằm dường trên kẻo bất tiện nhưng người buôn mèo không chịu,
lý sự rằng "Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước thì ngồi trên, ai
đến sau ngồi dưới, tôi đã ngồi đây thì cứ ở đây". Tú Xuất nghe nói thế,
bèn bảo là không phải tranh cải nữa.
Ðêm khuya, thừa lúc người bán mèo ngủ say, Tú Xuất lẻn dậy, khẽ tháo mấy cái
que cài miệng lồng. Bao nhiêu mèo đều chui ra hết, con nào con nấy, tự do đi lại,
leo trèo khắp nơi, kêu rầm rĩ. Người buôn mèo giật mình thức dậy, vội vã gọi
nhà hàng giúp bắt mèo. Lúc đèn thắp sáng rồi, người buôn mèo thấy con ở mặt đất,
con ở giường trên, con giường dưới, có con leo tận xà nhà. Tú Xuất ở giường dưới,
lúc đó thấy động, cũng thức dậy, trỏ tay vào lũ mèo, nói:
“ Giống mèo cũng khôn ngoan và lý sự lắm đấy! Chà, con nào ra trước thì được ngồi
trên cao, con nào ra sau thì phải ngồi dưới thấp. ”
Người buôn mèo biết là Tú Xuất nói kháy mình, nhưng không dám nói gì, vì còn phải
lo tìm bắt lại lũ mèo vừa thoát. Vậy là Tú Xuất đã dạy cho anh chàng buôn mèo
kia một bài học về đối nhân, xử thế.
Mèo biết nói
Một hôm Tú Xuất đi ngang quán ăn. Mùi thơm phức từ quán thoảng ra, Tú Xuất đã
thấy đói bụng, dạ dày càng cồn cào. Mặc dù không có tiền trong người nhưng Tú
Xuất đánh bạo vào quán no say một bữa ra trò. Đến khi chuẩn bị tính tiến, đang
loay hoay tìm cách xoay xở thì có con mèo quấn quít chân cậu tìm gặm xương.
Cậu nảy ngay ra ý tưởng, cho mèo ăn, vuốt ve con mèo, sau đó gọi cô chủ quán bắt
chuyện và qua đó khen ngợi con mèo của cô chủ và cho rằng đây là giống mèo rất
quý, có khả năng hiểu và nói được tiếng người và còn biết được nhiều chuyện
trên đời. Cô chủ không tin và hai người cá cược với nhau rằng nếu Tú Xuất làm
cho con mèo nói được thì cô chủ quán sẽ chiêu đãi và không tính tiền cơm đối với
Tú Xuất.
Hai bên đã thỏa thuận xong, trước mặt nhiều người, Tú Xuất ôm xốc con mèo lên
tay, vuốt ve nựng nịu một hồi rồi xách con mèo lên nhìn vào nó và hỏi rằng:
“ Này mèo, "của" cô mày tròn hay méo? ”
Miệng vừa hỏi, tay của Tú Xuất vừa cấu vào tai mèo, con mèo đau điếng kêu ré
lên:
“ Méo...! ”
Như thể chưa rõ, Tú Xuất tiếp tục vừa cấu mạnh vừa hỏi to: "có thật không,
ta hỏi lại lần nữa, "của" cô mày tròn hay méo?", con mèo đau quá
kêu ré lên liên hồi: "Méo...Méo...Méo!!!". Mọi người trong quán cười ầm
lên, Tú Xuất quay sang nói với cô chủ: "Đúng không cô chủ, méo hay tròn?
Con mèo nói có sai không?, vậy đây đúng là con mèo quý nhé". Nói đoạn cảm
ơn cô chủ vì bữa ăn và thản nhiên bước đi để lại cô chủ ngượng chín cả mặt.
Chọc con ông Tổng đốc
Ông tổng đốc nọ có cô con gái, một bữa cô kia kia ngồi võng đi dạo phố. Tú Xuất
đang ngồi chơi với anh em trong phố. Mọi người đố Tú Xuất có dám ra chọc ghẹo
cô ấy không. Tú Xuất liền chạy đến gần cô gái, hướng về cô ta, con mắt thì nheo
nheo, tay ngoắc ngoắc, làm cô ta xấu hổ, sượng sùng. Công ta về liền thưa với
cha, nói có người ở ngoài phố chọc xấu hổ, tức phát khóc lên. Quan cho sai bắt
Tú Xuất để trị tội.
Trước tiên, ông ta hỏi Tú Xuất về xuất thân, nghề nghiệp, Tú Xuất cứ mắt nheo,
tay ngoắc, nói lắp mà bẩm báo lại. Mỗi khi quan lớn hỏi mà y bẩm lại, y cứ làm
cái miếng mắt nheo tay ngoắc mãi. Sau quan buộc phải tha về. Cô gái hỏi xa sao
không trị tội Tú Xuất, ông ta nói với con là Tú Xuất bị tật nên làm vậy chứ
không cố ý trêu chọc. Vậy là Tú Xuất đã trêu được cô gái mà không phải tội gì.
Giành mền ông huyện
Một hôm Tú Xuất đi lỡ đường trọ nhà quán. Có một ông quan huyện đâu cũng vô ngủ.
Hai người làm quen với nhau và trò chuyện. Tú Xuất lừa khi ông huyện đi ra
ngoài bèn làm dấu nơi góc mền để xỏ ông huyện. Nằm kề nhau, đêm khuya Tú Xuất lại
giả đò ngủ mê, giựt mền ông huyện đắp.
Ông huyện tưởng cơn mê ngủ cũng để cho đắp. Sáng ông huyện dậy sớm ra đi kêu Tú
Xuất dậy. Anh ta đáp: "Quan huyện ngài có gấp ngài đi trước đi, tôi thong
thả vậy" rồi nhắm mắt ngủ lại. Ông huyện nói: "Không thì trả cái mền
cho trẻ nó bỏ vô xiểng cho rồi đặng có đi sớm chứ" Tú Xuất đáp: "Ủa,
ngài làm quan mà ngài nói cái mới lạ cho chớ, nầy! Mền của tôi đang đắp sờ sờ,
ngài nói ngài đòi, thật ngài làm bỉ mặt tôi quá. Mền tôi có dấu của tôi đây rõ
ràng...". Cãi không lại miệng, ông huyện nhịn thua bỏ đi.
Tú Xuất bắt nữ tu
Tú Xuất là người lanh lợi, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong. Khi ấy có
nhà nữ tu có tiếng, trong nhà có một người con gái nết na, xinh đẹp, mọi người
ai ai cũng biết. Anh em bạn bè biết tán nàng ấy thì khó lắm, không ai tán được,
một bữa mới đố Tú Suất làm sao mà nhận mà bắt nàng ấy ra cho được. Tú Suất liền
tính kế.Tập hợp trẻ hầu hạ, đứa kêu bằng chú, đứa kêu bằng bác, đứa kêu bằng cậu,
đứa kêu bằng dượng, sắp đặt tử tế. Tú Suất mới viết thư cho người đem vào thưa
với bà sư cô coi nhà nữ tu ấy, mà xin bà ấy cho mình đón vợ về, rằng nàng ấy
tên là ấy, thật là vợ mình, vì giận hờn nhau mà bỏ mà lánh mình đi tu thôi. Một
mặt xin với bà sư cô, mặt khác lại đi thưa với làng sở tại. Làng đòi bà sư cô bắt
đem nàng ấy ra đình làng mà tra hỏi cho ra việc.
Ở trong chùa kéo nhau ra nhà làng, các đứa hầu Tú Xuất liền chạy theo nữ tu, đứa
kêu bác, đứa kêu thím, đứa kêu mợ, đứa kêu dì, gào khóc cật lực rằng:
- Sao cô bỏ... (chú, bác, cậu, dượng) mà đi tu cho đành!
Làng hỏi, nàng thưa một hai không có chồng, không biết Tú Xuất là ai bao giờ...
Làng bắt lí rằng:
- Sao trẻ năm bảy đứa em cháu nó khóc nó kêu nó nhìn mỗi cô... Sao nó không
nhìn các cô khác?
Nên làng bắt bà sư cô giao lại cho Tú Xuất đem vợ về.
Nữ tu ấy giãy giụa khóc lóc mà phải vâng phép làng mà về theo Tú Suất, không chối
cãi gì được.
Tú Xuất lật váy bà quan.
Tú Xuất là tay có nhiều mưu mẹo. Bữa kia, bà tổng đóc đi ngang qua trước phố,
trời thì mưa lâm râm. Chúng bạn đố nhau, ai dám ra làm thế nào mà lật váy bà
quan lớn chơi.
Anh ta nhận cược, lăng xăng trong phố bước ra, giả đò trật chân bùn văng lên
váy bà ấy. Lật đật chạy lại, miệng nói: "Trăm lạy bà, con xin lỗi",
tay cầm khăn vén quách cái váy lên làm bộ chùi lia, ban đầu còn thấp thấp, sau
càng lên cao. Bà quan mắc cỡ lấy tay đẩy xuống, nói răng: "Chả hề
chi".
Thân thế
Ba Giai có tên thật là Nguyễn Văn Giai, năm sinh và năm mất không rõ, tuy nhiên theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, thì rất có thể ông sống vào khoảng thời gian dưới triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Thân phụ ông là cụ Nguyễn Đình Báu, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội). Ông là con thứ ba trong gia đình nên có tên gọi là Ba Giai.
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó, cha mẹ đều mất sớm, năm 18 tuổi, chú bác muốn ông chăn giữ trâu, nhưng ông không thuận, chỉ muốn dùng tài học để lập thân. Vì vậy, ông phải đi gánh thuê để có tiền ăn học. Học giỏi, nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh loạn lạc, nên ông không đi thi.
Trong hoàn cảnh sở học không có sở dụng khi đất nước chuyển sang chuộng Tây học, Ba Giai trở thành một nho sĩ bất đắc chí. Về sau ông nghỉ học, lập một xưởng in sách Tam tự kinh ngay ở trong làng gọi là nhà sách Quảng Văn để sinh sống và có điều kiện học hỏi giao lưu với bạn bè. Một trong những di bút còn lại của ông được lưu giữ trong quyển tộc phả của dòng họ, do một người cháu chi trưởng chắp bút, ông viết đề tựa.
Trở thành giai thoại
Không rõ Ba Giai gặp và kết bạn với Tú Xuất như thế nào, vào lúc nào. Theo tài liệu của ông Lữ Huy Nguyên kể lại trong bản kể về truyện Ba Giai Tú Xuất của mình qua lời kể của giáo sư Nguyễn Tường Phượng thì hai ông thường gặp gỡ rủ nhau chơi bời vào thời gian giữa hai lần quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội (1872 và 1882). Lúc đó Ba Giai đang theo học cụ cử Tiến Song Ngô Văn Dạng ở trường Đại Tập Kim Cổ gần ngôi nhà số 7 phố Hàng Bè, nơi thân mẫu của giáo sư buôn bán ở đó. Có lẽ cùng từ quan hệ học hành thi cử mà hai ông kết thân với nhau
Cùng là những nhà nho bất đắc chí, thông minh, mưu mẹo nhưng tài năng bất sở dụng, cặp bài trùng Ba Giai - Tú Xuất dần được nhiều người biết đến qua những đồn đại về những trò trêu ghẹo, những bài thơ châm biếm, chế giễu những nhân vật có tai tiếng tại Hà Nội. Từ đó, dân gian tưởng tượng thêm thắt vào cho tăng phần hấp dẫn hơn, hoặc thật sự do một số người vô danh tinh nghịch quấy phá bừa bãi gây nên được gán cho Ba Giai và Tú Xuất, được phổ biến khắp nơi trở thành những giai thoại trong dân gian.
Đến nỗi đương thời có câu:
Hễ ai mà nói dối ai,
Thì mồng một Tết, Ba Giai đến nhà.
Những giai thoại của hai ông một thời được lưu truyền sâu rộng ở miền Bắc, được dân gian hưởng ứng, xem là những câu chuyện để giải trí, mua vui. Tuy nhiên, kết cục của hai ông đều không rõ ràng, biến mất như một trong những bí mật của lịch sử.
Tác phẩm
Tương truyền Ba Giai là tác giả các bài Hà thành chính khí ca, Hà thành hiểu vọng và Vịnh đề đốc Lê Văn Trinh. Qua đó, tác giả ca ngợi bậc trung dũng và phê phán những viên quan sợ chết, đã chạy trốn hay đầu hàng quân xâm lược.
Mãi trăm năm sau, những giai thoại Ba Giai - Tú Xuất được dựng lại thành những vở tuồng chèo dân gian, kịch hài hiện đại, được xuất bản thành sách, truyện tranh.
Gặp Cô Hàng Xóm Chợ Đồng Xuân
Sau khi về nhà cúng giỗ bố xong, Ba Giai khăn áo chỉnh tề ra Hà Nội. Ba Giai vào trọ một nhà hàng cơm nọ. Trong lúc chuyện trò, bà chủ nhà hàng cho biết:
- Chẳng giấu gì ông, lẽ ra tôi còn bán hàng ở chợ Ðồng Xuân nữa, nhưng không thể nào chịu được mấy con ả cực kỳ đanh đá chu ngoa, mỗi đứa một phách, nhất là cô ả hàng mắm tôm.
Ba Giai ra vẻ anh hùng đáp:
- Có gì mà phải sợ, nó đã chu ngoa đanhđá, thì mình phải có cách trị nó, bà hiền quá chứ vào tay tôi thì...
Bà chủ quán nguýt một cái trả lời:
- Thôi, ông ơi, tôi cũng van ông thôi, du côn ở đây còn kiêng mặt bọn chúng, chứ người như ông, chúng nó coi ra gì.
- Bà nói thế, nếu tôi trị được chúng nó thì bà mất gì đây?
- Trị chúng nó à? Ông mà trị được thì tôi cho không ông hẳn một phòng để ở, & nuôi luôn cơm rượu mãn đời, không bao giờ lấy tiền.
- Bà nói chơi hay nói thật?
- Tôi nói thật đấy. Nếu không tin tôi thề có trời đất & quỷ thần chứng giám.
- Thôi, thế thì được, sáng mai, bà sẽ xem tôi sẽ vào cuộc ngay.
Ngày mai, vào lúc gần trưa, Ba Giai cởi trần, chỉ mặc một cái quần "vận", không giây lưng, hay dải rút, rồi gài mấy đồng tiền kẽm bên lưng quần, ra đi.
Tới ngoài đường, Ba Giai nhặt một miếng lá chuối bên đường, phủi sạch đất, bụi, rồi tới chỗ cô hàng bán mắm tôm ở cửa nam.
- Cô bán cho hai đồng mắm tôm !
Cô hàng bảo:
- Lấy cái gì mà đựng?
Ba Giai chìa miếng lá chuối ra:
- Cô đổ vào đây, tôi đùm lại tạm vậy.
Cô hàng sơ ý, lại cũng rắn mặt, nên chẳng ngần ngại liền múc ngay mắm tôm đổ vào miếng lá chuối được đặt giữa lòng hai bàn tay ông khách. Xong, ông khách bảo:
- Phiền cô lấy hộ tiền, tôi dắt nơi cạp quần đây này.
Cô hàng tưởng ông khách quê mùa chất phác, không dè vừa đưa tay vào cạp quần lấy tiền, Ba Giai thót bụng lại, tức thì chiếc quần tụt xuống ngay. Ba Giai la ầm ĩ:
- Chết chửa, sao giữa thanh thiên bạch nhật, cô lại cởi quần tôi ra thế này, "của" tôi cũng như "của" người khác, có gì lạ đâu?
Cô hàng mắm xấu hổ đỏ mặt, vội kéo quần Ba Giai lên, vặn lại, Ba Giai lại thót bụng, quần lại tụt, & ông lại kêu lên:
- Cô làm gì thế này? Tôi đã bảo "của" tôi cũng như "của" người khác, chẳng có gì lạ mà !
Cứ như thế đến mấy lần, sau cô ta phải đổ mắm tôm trở lại, rồi chạy đi lấy nước rửa tay cho Ba Giai để ông tự vặn lấy quần lại, rồi cầm tiền ra đi.
Lúc ấy, các bạn hàng & người mua bán bu lại xem đông, làm cô hàng mắm càng ngượng ngùng, xấu hổ thêm. Sau đó, cô phải nghỉ luôn cả mấy ngày, & từ đó cũng bỏ bớt tính chua ngoa, đanh đá.
Trưa hôm ấy về, bà chủ hàng cơm nghe người thuật lại, liền thết Ba Giai một bữa thật say.
Tao Bóp Ngay Đây Cho mà Xem
Ba Giai đến cô hàng chim ở cửa Bắc. Ba Giai ăn mặc lịch sự lắm, nên nhác thấy, cô hàng đã đon đả chào mời:
- Chim này béo lắm, còn non, mời ông khách mua đi !
Ba Giai thừa dịp tươi cười đáp:
- Chim à, nào bắt đưa đây một cặp, xem có béo không?
- Ai mà lại nói dối ông khách.
Vừa nói, cô hàng vừa bắt ra một cặp. Ba Giai sờ đôi chim, lại bảo:
- Cô bắt tôi cặp kia nữa !
Cô hàng chim lại bắt ra cặp nữa, hai tay cô nắm hai cặp chim, Ba Giai cứ sờ mó cặp chim mãi, rồi chê lên chê xuống, không hỏi giá cả gì cả, đã thế lại khoắng tay vào lồng, bắt thêm mấy cặp đưa cho cô hàng:
- Cô cầm giùm tôi thêm cặp này nữa !
Rồi Ba Giai lại sờ bóp cặp chim. Thấy thế cô hàng cả giận, nổi giọng đanh đá:
-Trả giá không trả, cứ bắt hết cặp này cặp nọ, mà nắn với bóp, hư cả chim người ta, muốn bóp thì về nhà mà bóp !...
Tức thì, Ba Giai nổi nóng lên:
-Tao nói cho mày hay, con phải gió, mày đừng có giở giọng chua ngoa, mày đã nói thế, thì tao chẳng cần phải về nhà mới bóp, mà bóp ngay đây cho mày coi.
Cô hàng định cất giọng chua ngoa, nhưng chưa kịp, Ba Giai đã đưa mạnh hai bàn tay vào hai gò ngực của cô mà bóp. Cô ả vì thình lình, lại bị hay tay mắc giữ mấy cặp chim, chả lẽ vất chim đi, nó bay mất, mà càng la hét, người ta càng đổ đến xem, thành ra bị Ba Giai chơi cho một vố nên thân ở trước đám đông trong chợ.
Cô ả tức quá, chỉ còn nói được một câu:
- Bữa nay, bà không tiếc mấy con chim, thì bà sẽ kẹp cho mày vỡ sọ ra ...
Nhưng lúc cô ta bỏ được chim vào lồng, thì Ba Giai đã đi mất hút trong đám đông đời nào rồi.
Nâu Này Của Tôi Hay Của Cô?
Một hôm, Ba Giai đến quầy của cô hàng nâu nổi tiếng đanh đá. Ba Giai ra đi không mặc quần, chỉ mặc một cái áo dài rộng thùng thình mượn của ông chủ nhà hàng cơm.
Tới chỗ hàng nâu, Ba Giai cứ chọn mấy củ nâu đưa lên đưa xuống, rồi thừa lúc cô hàng ngoảnh đi, Ba Giai ôm bụng ù té chạy.
Cô ả giật mình, ngỡ tên ăn cắp nâu, liền ba chân bốn cẳng chạy theo bắt lại, vừa chạy vừa la:
- Thằng trời đánh thánh vật, trả nâu cho bà đi, không mày chết bỏ cha bây giờ !
Thiên hạ đổ nhào ra xem.
Một lúc, Ba Giai bước thủng thẳng. Cô hàng xấn tới nắm được áo. Ba Giai cũng quay lại nắm áo cô hàng. Người ta tưởng sẽ bắt được một vụ ăn cắp nâu. Nhưng khi cô hàng thét:
- Trả nâu cho tao, thằng khốn nạn !
Ba Giai liền tốc áo dài lên:
- Nâu đâu mà trả? Nè đây, "nâu" này của tôi hay của cô? Bà con làng nước làm chứng cho; "nâu" đây rõ là của tôi, mà con mẹ này nó bảo là của nó, nâu nó đâu phải thứ nâu này !
Cô hàng mặt đỏ gay, biết bị xỏ, toan chạy, nhưng Ba Giai đã nắm chặt lấy áo:
- Con kia, mày dám vu tao ăn cắp nâu giữa chợ, tao phải đưa mày lên quan cho ra chuyện.
Vừa nói, Ba Giai lại vừa kéo áo dài lên, vừa hỏi lặp trở lại:
- Mày thấy nâu này của tao hay của mày?
Cô hàng biết gặp tay bợm xỏ, lại đuối lý, nên chỉ còn nước hạ thấp giọng xuống để lạy van năn nỉ xin Ba Giai tha lỗi. Ba Giai tha cho & bảo:
- Từ nay, mày bỏ cái giọng chu ngoa đanh đá đi, không tao còn trở lại đây nữa, thì mày chớ trách tao là ác. Tội nghiệp cô ả lủi thủi về chỗ, mặt mày xanh nhợt như không còn một giọt máu nào.
Chỗ rẽ đây phải không?
Khi đến một quán nước ở gần địa phận hạt Gia Lâm, Ba Giai vào quán uống nước để tiếp tục lên đường. Lúc ấy, mặt trời đã xế trưa. Bà chủ quán bảo:
- Ông khách hãy nghỉ lại, chốc nữa lên đường.
Ba Giai hỏi lý do, bà chủ quán cho biết ở cách đây mấy không xa, có một cái cầu cây bắc qua một con kênh nhỏ, cứ giờ này là các cô gái trong làng rủ nhau ra tắm truồng cả lũ. Ba Giai biết vậy, cũng cứ từ giã. Khi ra khỏi quán, Ba Giai lấy khăn bịt mắt lại, giả làm người mù và lấy một cây gậy. Ðến chỗ gần cầu, Ba Giai vừa đi vừa chống, bước bên này xiên bên kia. Mấy cô đang tắm truồng, nô giỡn dưới kênh, một cô bảo:
- Tội nghiệp ông già mù kia, không khéo qua cầu, ông ấy té xuống đây mất.
Nói rồi, cô ta để cái thân hình phốp pháp trắng nõn, trần như nhộng, đi lên nắm tay Ba Giai.
- Ông già đưa tay tôi dắt qua cầu, không té xuống kênh theo hà bá bây giờ.
- Cám ơn cô thương kẻ mù lòa tàn tật.
Nói đoạn, Ba Giai nắm lấy cổ tay cô để qua cầu. Khi tới đầu cầu bên kia, Ba Giai hỏi:
- Ðã tới chỗ rẽ chưa?
- Chưa, hãy còn ở trên cầu, chứ rẽ đâu mà rẽ.
Một lúc đến chỗ rẽ, cô gái nọ lên tiếng:
- Già ơi là già, chỗ rẽ đây nè!
Tức thì Ba Giai mở choàng mắt ra, tay cầm cây gậy chỉ ngay vào chỗ kín của cô nọ:
- Chỗ rẽ đây phải không? Nào!
Cô kia xấu hổ quá, giằng tay ra chạy, nhảy xuống kênh, la bai bải:
-Chúng bay ơi, cái ông già phải gió giả mù !...
Ðã thế, Ba Giai còn đứng trên bờ kênh gọi xuống:
- Xin cám ơn các cô đã dắt lão qua cầu!
- Thôi đi đi, đồ phải gió, chơi lỡm người ta còn ơn với nghĩa cái gì?...
Ba Giai đi rồi, câu chuyện ấy được đồn đại khắp nơi và từ đó, trên dòng kênh nọ bóng dáng các cô tắm truồng cũng thưa dần.
Tú Xuất (??-??) tên thật là Nguyễn Đình Tú hay Xuất (người Hà Tây gốc Thanh Hóa) là một nhân vật có thật sống vào cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam, ông và Ba Giai đã tạo nên một giai thoại Ba Giai - Tú Xuất "thứ nhất Ba Giai, thứ hai Tú Xuất" được mọi người nhớ đến ở đất Hà Thành (cũ), Ông là một người thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử, từ đó sinh ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là đả kích vào những thói hư, tật xấu và những tiêu cực của người đương thời.
Đây cũng là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20 và là một cặp bài trùng trong văn học Việt Nam, nhắc tới người này thì không thể quên người kia và ngược lại. Đó là những mẩu chuyện về hai nhân vật đầy cá tính, thích trào lộng và hay bày ra tình huống quái ác khiến đối tượng bị "chiếu tướng" phải dở khóc dở cười hay những giai thoại đầy mưu mẹo, lấy của quan tham chia cho dân nghèo. Hình ảnh và những câu chuyện của ông cùng với Ba Gia ngày nay được diễn tả nhiều trên sân khấu, kịch nói.
Tú Xuất là con một đốc học Hà Nội, gốc ở Thanh Hóa hoặc Nghệ An thường trú ở xã Phương Trung huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông xưa, nay là Hà Tây, đến Tú Xuất là đời thứ tư. Tú Xuất cũng thuộc dòng họ Nguyễn Đình ông là con trai trưởng của Nguyễn Đình Lập người đỗ cử nhân năm Gia Long thứ 12 (1812), là đốc học Hà Nội, có thời gian ông đã làm đốc học lục tỉnh, là giám khảo khoa thi hương ở Nghệ An. Họ Nguyễn Đình có ba chi, Tú Xuất thuộc chi thứ ba.
Ông nội Tú Xuất là Nguyễn Đình Linh. Đối với Tú Xuất, ông có học hành lăn lộn nhiều năm với khoa cử. Thông minh, tri thức hơn người, nhưng năm lần qua trường thi hương, ông vẫn không vượt qua được vũ môn để thành ông nghè, ông cống. Thế là một lần nữa trên đất Hà Thành lại rộ lên các chuyện mà mọi người cho là "táo trời" là "bạo thiên nghịch địa", dân chúng thì nhiều người khen và cảm phục.[9] Cuối đời không ai rõ về ông, có người nói Tú Xuất vì tham gia trong đội quân Tam Đường chống Pháp nhưng thất bại nên ông lánh nạn và mất tích từ đó.
Giai thoại
Sự kết hợp giữa Ba Giai và Tú Xuất trở thành một cặp bài trùng và đã để lại rất nhiều giai thoại về các chuyện nghịch ngợm dân chúng đồn đại là các ông chẳng từ một đối tượng nào. Từ quan tổng đốc, tri phủ, tri huyện, chánh tổng lý hương, hào lý ở địa phương đến những người buôn bán ở chợ tỉnh chợ quê. Hễ cứ thấy họ nghênh ngang cậy tiền, cậy quyền thế để ức hiếp kẻ khác yếu hơn mình, ngứa mắt là hai ông chọc ghẹo gây cười để làm nhục họ cho bõ ghét.
Thế là Ba Giai trở thành một cặp bài trùng với Tú Xuất. Từ việc căm ghét bọn "chó săn tay sai, nịnh bợ Tây" dùng lời thơ trào lộng chế diễu chúng, Ba Giai đã cùng Tú Xuất biểu lộ thái độ bất bình, không chấp nhận cái trật tự xã hội đó bằng trí tuệ theo cách riêng của mình để đánh gục uy thế của chúng bằng cách phơi trần bản chất và bộ mặt thực của chúng ra trước đông đảo quần chúng.
Câu chuyện ngủ trọ
Sau khi Tú Xuất ăn chơi tại thành phố Nam Ðịnh, ông thấy túi đã cạn tiền, Tú Xuất đi mua cái vali, đem mấy cục gạch và giấy bồi bỏ vào, rồi mang đến đến một nhà hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ ở đó. Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà chủ hỏi trong vali có chứa những gì. Tú Xuất nói lập lờ rằng:
“
"Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo và sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc"
”
Bà chủ nhà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm. Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch và giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành. Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, lo lắng, đánh thức báo cho Tú Xuất và hỏi phải giải quyết làm sao. Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:
“ Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa?
”
Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc. Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi và mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, mọi người mới vỡ lẽ nhưng không làm gì được. Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.
Lý sự của mèo
Một hôm trời tối, Tú Xuất vào nghỉ tại một nhà hàng nọ ở bên đường cái quan, ở đó, đã có anh hàng mèo đến trước ngồi chễm chệ trên giường, bên cạnh để đầy lồng nhốt đầy mèo. Tú Xuất đành ngồi giường dưới. Chủ quán thấy vậy đề nghị với anh buôn mèo cho Tú Xuất nằm dường trên kẻo bất tiện nhưng người buôn mèo không chịu, lý sự rằng "Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước thì ngồi trên, ai đến sau ngồi dưới, tôi đã ngồi đây thì cứ ở đây". Tú Xuất nghe nói thế, bèn bảo là không phải tranh cải nữa.
Ðêm khuya, thừa lúc người bán mèo ngủ say, Tú Xuất lẻn dậy, khẽ tháo mấy cái que cài miệng lồng. Bao nhiêu mèo đều chui ra hết, con nào con nấy, tự do đi lại, leo trèo khắp nơi, kêu rầm rĩ. Người buôn mèo giật mình thức dậy, vội vã gọi nhà hàng giúp bắt mèo. Lúc đèn thắp sáng rồi, người buôn mèo thấy con ở mặt đất, con ở giường trên, con giường dưới, có con leo tận xà nhà. Tú Xuất ở giường dưới, lúc đó thấy động, cũng thức dậy, trỏ tay vào lũ mèo, nói:
“ Giống mèo cũng khôn ngoan và lý sự lắm đấy! Chà, con nào ra trước thì được ngồi trên cao, con nào ra sau thì phải ngồi dưới thấp. ”
Người buôn mèo biết là Tú Xuất nói kháy mình, nhưng không dám nói gì, vì còn phải lo tìm bắt lại lũ mèo vừa thoát. Vậy là Tú Xuất đã dạy cho anh chàng buôn mèo kia một bài học về đối nhân, xử thế.
Mèo biết nói
Một hôm Tú Xuất đi ngang quán ăn. Mùi thơm phức từ quán thoảng ra, Tú Xuất đã thấy đói bụng, dạ dày càng cồn cào. Mặc dù không có tiền trong người nhưng Tú Xuất đánh bạo vào quán no say một bữa ra trò. Đến khi chuẩn bị tính tiến, đang loay hoay tìm cách xoay xở thì có con mèo quấn quít chân cậu tìm gặm xương.
Cậu nảy ngay ra ý tưởng, cho mèo ăn, vuốt ve con mèo, sau đó gọi cô chủ quán bắt chuyện và qua đó khen ngợi con mèo của cô chủ và cho rằng đây là giống mèo rất quý, có khả năng hiểu và nói được tiếng người và còn biết được nhiều chuyện trên đời. Cô chủ không tin và hai người cá cược với nhau rằng nếu Tú Xuất làm cho con mèo nói được thì cô chủ quán sẽ chiêu đãi và không tính tiền cơm đối với Tú Xuất.
Hai bên đã thỏa thuận xong, trước mặt nhiều người, Tú Xuất ôm xốc con mèo lên tay, vuốt ve nựng nịu một hồi rồi xách con mèo lên nhìn vào nó và hỏi rằng:
“ Này mèo, "của" cô mày tròn hay méo? ”
Miệng vừa hỏi, tay của Tú Xuất vừa cấu vào tai mèo, con mèo đau điếng kêu ré lên:
“ Méo...! ”
Như thể chưa rõ, Tú Xuất tiếp tục vừa cấu mạnh vừa hỏi to: "có thật không, ta hỏi lại lần nữa, "của" cô mày tròn hay méo?", con mèo đau quá kêu ré lên liên hồi: "Méo...Méo...Méo!!!". Mọi người trong quán cười ầm lên, Tú Xuất quay sang nói với cô chủ: "Đúng không cô chủ, méo hay tròn? Con mèo nói có sai không?, vậy đây đúng là con mèo quý nhé". Nói đoạn cảm ơn cô chủ vì bữa ăn và thản nhiên bước đi để lại cô chủ ngượng chín cả mặt.
Chọc con ông Tổng đốc
Ông tổng đốc nọ có cô con gái, một bữa cô kia kia ngồi võng đi dạo phố. Tú Xuất đang ngồi chơi với anh em trong phố. Mọi người đố Tú Xuất có dám ra chọc ghẹo cô ấy không. Tú Xuất liền chạy đến gần cô gái, hướng về cô ta, con mắt thì nheo nheo, tay ngoắc ngoắc, làm cô ta xấu hổ, sượng sùng. Công ta về liền thưa với cha, nói có người ở ngoài phố chọc xấu hổ, tức phát khóc lên. Quan cho sai bắt Tú Xuất để trị tội.
Trước tiên, ông ta hỏi Tú Xuất về xuất thân, nghề nghiệp, Tú Xuất cứ mắt nheo, tay ngoắc, nói lắp mà bẩm báo lại. Mỗi khi quan lớn hỏi mà y bẩm lại, y cứ làm cái miếng mắt nheo tay ngoắc mãi. Sau quan buộc phải tha về. Cô gái hỏi xa sao không trị tội Tú Xuất, ông ta nói với con là Tú Xuất bị tật nên làm vậy chứ không cố ý trêu chọc. Vậy là Tú Xuất đã trêu được cô gái mà không phải tội gì.
Giành mền ông huyện
Một hôm Tú Xuất đi lỡ đường trọ nhà quán. Có một ông quan huyện đâu cũng vô ngủ. Hai người làm quen với nhau và trò chuyện. Tú Xuất lừa khi ông huyện đi ra ngoài bèn làm dấu nơi góc mền để xỏ ông huyện. Nằm kề nhau, đêm khuya Tú Xuất lại giả đò ngủ mê, giựt mền ông huyện đắp.
Ông huyện tưởng cơn mê ngủ cũng để cho đắp. Sáng ông huyện dậy sớm ra đi kêu Tú Xuất dậy. Anh ta đáp: "Quan huyện ngài có gấp ngài đi trước đi, tôi thong thả vậy" rồi nhắm mắt ngủ lại. Ông huyện nói: "Không thì trả cái mền cho trẻ nó bỏ vô xiểng cho rồi đặng có đi sớm chứ" Tú Xuất đáp: "Ủa, ngài làm quan mà ngài nói cái mới lạ cho chớ, nầy! Mền của tôi đang đắp sờ sờ, ngài nói ngài đòi, thật ngài làm bỉ mặt tôi quá. Mền tôi có dấu của tôi đây rõ ràng...". Cãi không lại miệng, ông huyện nhịn thua bỏ đi.
Tú Xuất bắt nữ tu
Tú Xuất là người lanh lợi, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong. Khi ấy có nhà nữ tu có tiếng, trong nhà có một người con gái nết na, xinh đẹp, mọi người ai ai cũng biết. Anh em bạn bè biết tán nàng ấy thì khó lắm, không ai tán được, một bữa mới đố Tú Suất làm sao mà nhận mà bắt nàng ấy ra cho được. Tú Suất liền tính kế.Tập hợp trẻ hầu hạ, đứa kêu bằng chú, đứa kêu bằng bác, đứa kêu bằng cậu, đứa kêu bằng dượng, sắp đặt tử tế. Tú Suất mới viết thư cho người đem vào thưa với bà sư cô coi nhà nữ tu ấy, mà xin bà ấy cho mình đón vợ về, rằng nàng ấy tên là ấy, thật là vợ mình, vì giận hờn nhau mà bỏ mà lánh mình đi tu thôi. Một mặt xin với bà sư cô, mặt khác lại đi thưa với làng sở tại. Làng đòi bà sư cô bắt đem nàng ấy ra đình làng mà tra hỏi cho ra việc.
Ở trong chùa kéo nhau ra nhà làng, các đứa hầu Tú Xuất liền chạy theo nữ tu, đứa kêu bác, đứa kêu thím, đứa kêu mợ, đứa kêu dì, gào khóc cật lực rằng:
- Sao cô bỏ... (chú, bác, cậu, dượng) mà đi tu cho đành!
Làng hỏi, nàng thưa một hai không có chồng, không biết Tú Xuất là ai bao giờ...
Làng bắt lí rằng:
- Sao trẻ năm bảy đứa em cháu nó khóc nó kêu nó nhìn mỗi cô... Sao nó không nhìn các cô khác?
Nên làng bắt bà sư cô giao lại cho Tú Xuất đem vợ về.
Nữ tu ấy giãy giụa khóc lóc mà phải vâng phép làng mà về theo Tú Suất, không chối cãi gì được.
Tú Xuất lật váy bà quan.
Tú Xuất là tay có nhiều mưu mẹo. Bữa kia, bà tổng đóc đi ngang qua trước phố, trời thì mưa lâm râm. Chúng bạn đố nhau, ai dám ra làm thế nào mà lật váy bà quan lớn chơi.
Anh ta nhận cược, lăng xăng trong phố bước ra, giả đò trật chân bùn văng lên váy bà ấy. Lật đật chạy lại, miệng nói: "Trăm lạy bà, con xin lỗi", tay cầm khăn vén quách cái váy lên làm bộ chùi lia, ban đầu còn thấp thấp, sau càng lên cao. Bà quan mắc cỡ lấy tay đẩy xuống, nói răng: "Chả hề chi".
Cám ơn Thanh Hương đã đem Nụ Cười Tháng Tám đến với mọi người. Smile!
RépondreSupprimerTH chịu khó sưu tầm nhiều tài liệu hay và có giá trị.
Chúc vui khỏe nhé.
Sương Lam