Xin Xâm Đó Đây, Ai Bảo Hay?
Tuỳ bút Caroline Thanh Hương
Có một lúc nào đó, con người cần tin vào thần thánh đễ nuôi một hy vọng cho cảnh đời mình thoải mái hay vui vẻ, hạnh phúc cũng như tài lộc vào nhà.
Thường thì ai cũng thích những gì đó hay ho hơn trong cuộc sống mà mình đang có mà quên đi rằng, không gieo hạt thì làm sao có lộc mà hưởng.
Người học trò không học bài thì có cầu xin thần thánh thì cũng chẳng bao giờ trúng tủ vì cái tủ thì rỗng.
Sau này có chuyên mua bằng cấp thì cái tủ rỗng cũng vẫn rỗng, nhưng lợi lộc thì vẫn đầy tủ, thật lạ đó nhé.
Ngày trước vinh quang nhất là được mảnh bằng để ấm thân, nhưng nhìn vào xã hội thời nay thì đừng vội xét đóan mà lầm to.
Hành nghề ca sĩ cũng chẳng cần bằng cấp, chẳng cần bói xâm, ca sĩ nước ta giàu nứt vách, ca sĩ nước người có khi thì đầy nợ vì bị thuế...
Lấy so sánh, một người tài cao, đầy trí thông minh, nhưng cũng vẫn là người làm công, vì họ đổi công sự́c mình ra thực hiện công trình cho hãng xưởng của mình làm việc.
Nhưng một đại gia nước ta thì một ngày cũng 24 giờ, nhưng chẳng cần "động não", cũng đầy ấp tiền và có hoàn thiện một công trình hay tốn một chút sức lao động nào không?
Chỉ có trời mới biết.là công trình hay việc gì đó có lợi cho ai.
Hai ví dụ đó, có quẻ xâm nào bói ra không?
Tuy vậy, xin xâm là một chuyện còn giải xâm, theo trí nhớ của tôi, có được một lần được chỉ cho cách xim xâm rồi mang ra ngoài cho người ta lý giải cho mình, chẳng nhớ là có đúng hay không.
Lý do là đường xá thì lúc nhúc người và xe, chuyện hiện tại còn làm không hết thì làm sao biết chuyện tương lai sẽ đúng hay sai.
Trước mắt là trả tiền đi tới chùa, trả tiền xin xâm, trả tiền giải xâm và khi về thì cũng lù mù chuyện tương lai.Thôi thì cũng là chuyện mua Xuân của một thời đã qua.
Kính mời quý anh chị đọc bài sưu tâm Xin Xâm là gì dưới đây.
Cám ơn tác giả bài viêt và sưu tầm.
Caroline Thanh Hương
28 tháng 2 năm 2018.
Chuyện xin xăm
2016/03/11 bởi levinhhuy
“Xăm” hay “Thiêm”, là những thẻ tre
dùng để bói toán, rất tiện dụng để đáp ứng nhu cầu “tiên tri” họa phước
hên xui khi ai đó cảm thấy bối rối trước một vấn đề cụ thể. Đây là một
dạng vấn bốc, dùng bói toán để mượn năng lực siêu nhiên giải
đáp cho những nghi vấn của mình. Nhờ đó, trò xin xăm được phổ biến khắp
các chùa chiền, đạo quán cõi Á Đông.
Xuất xứ
Tất nhiên, các dạng “khoa học huyền
bí” (ngôn ngữ Việt Nam hiện đại gọi là “văn hóa tâm linh”) của Á Đông
đều khởi nguồn từ Trung Hoa.
Từ xa xưa, người Tàu đã dùng cách
gieo quẻ âm dương (xin keo) để hỏi ý thần linh mỗi khi phải lựa chọn
quyết định trước những vấn đề quan trọng.
Hơn 2.500 năm trước công nguyên, Hiên
Viên (Hoàng đế) đã gieo quẻ âm dương khi ra trận đánh nhau với thủ lĩnh
Xi Vưu (và ở Việt Nam, vào đầu năm 2016, tức mới tuần trước thôi, thằng
cha Năm Tuấn quán cà phê chợ xã chỗ tôi cũng dùng cách tung hai chiếc
dép tổ ong để có quyết định theo kèo nào trước một trận bóng Cúp C1).
Nhưng gieo quẻ âm dương chỉ cho câu trả lời tối giản “Yes or No”, trong
khi người ta thường có khuynh hướng muốn được đối thoại nhiều hơn với
thần linh để có thông tin tối đa, nên đã sáng chế ra các thẻ xăm.
Quá trình
Ban đầu, lời thánh phán được ghi trực
tiếp trên 49 thẻ xăm cả thảy, đó là những câu văn ngắn cực kỳ cô đọng
do các vu sư đời Đường đặt ra.
Qua các đời sau, theo sự phát triển
của Đạo giáo, dần dần hình thành các loại xăm khác nhau, từ 49 thẻ thành
64 thẻ theo Dịch quái, rồi thành 100 thẻ để dự đoán thế sự. Đời sống
ngày càng phát triển, những câu hỏi do con người đặt ra mong cầu thần
linh giải đáp ngày thêm đa dạng, chỉ một câu văn ngắn trên thẻ không
hiển thị đủ mặc khải của thần linh, nên xuất hiện thêm “thơ xăm” (thiêm
thi). Trên thẻ xăm do đó chỉ còn ghi những ký hiệu hoặc đánh số để phân
biệt, người xin quẻ theo đó lãnh “thơ xăm” để đọc. Thơ xăm thường là một
bài tứ tuyệt ngũ ngôn hoặc thất ngôn, lời lẽ mông lung bao la, lại phải
có thêm lời “giải xăm” (thiêm giải). Nhưng chỗ gọi “lời giải” này
thường lại dẫn điển tích cổ xưa, phải người có căn bản Nho học mới lãnh
hội được ít nhiều huyền cơ trong đó, vậy là nghề bàn xăm ra đời, thường
do các thầy đồ đảm trách.
Nội dung thẻ xăm nhờ các thầy bàn này
ngày thêm phong phú đa dạng, có thể giải đáp hầu hết những thắc mắc về
công danh tài lộc, hôn nhân gia đạo, mùa màng thất bát, thậm chí cả buôn
bán đi xa, giới tính thai nhi, tìm lại của rơi… Nghi thức xin xăm cũng
theo đó ngày một trang trọng, được bổ sung thêm lối gieo quẻ âm dương
(xin keo) xác nhận lá xăm để tăng phần trang trọng, tạo thêm sự tin
tưởng vào hiệu nghiệm linh ứng của quẻ xăm.
Đến khoảng đời Nguyên, cuối thế kỷ
XIII trở về sau, ống đựng thẻ xăm và hai miếng gỗ hình bán nguyệt dùng
xin keo nghiễm nhiên đã có chỗ trên hương án chánh điện của các danh lam
cổ tự, và gian ngoài đền miếu thường có chỗ riêng cho thầy bàn xăm cũng
như kệ hộc đựng những tờ xăm. Mỗi chùa đều có bản khắc để có thể tự in
xăm ra những tờ giấy mỏng.
Nghi thức
Người xin sau khi thắp nhang đèn
trước tượng thần phải làm lễ ba quỳ chín lạy, bày tỏ mục đích mình muốn
tham vấn thần ý. Sau đó hai tay nâng ống xăm quá đầu để xóc cho đến khi
có một thẻ văng ra (nếu ra quá một thẻ thì không tính, phải xóc lại).
Khi thẻ xăm đã ra, lại phải gieo âm dương (xin keo) để được thần linh
xác nhận thẻ đó. Hạn trong ba lần gieo âm dương, nếu không được thần ý
“xác nhận” tức là thiên cơ bất khả lậu, phải trả thẻ, qua tháng sau mới
được xin lại.
Phổ biến
Những thẻ xăm của Trung Hoa được lan
truyền sang Nhật, Hàn, Miến, Việt, và biến thể ra nhiều lối khác nhau
tùy phong hóa thủy thổ mỗi nơi. Như ở Nhật, ống xăm chỉ chừa lỗ nhỏ vừa
đủ một thẻ rơi ra, khi đọc xong quẻ, tờ xăm xấu sẽ được đặt lại trên
giá, ngụ ý ký thác, nhờ thần Phật giúp mình sửa đổi vận khí. Gần đây,
Nhật lại có máy xin xăm, chỉ cần nhét đồng xu vào, tờ xăm sẽ rơi ra.
Lưu truyền văn hóa
Người Trung Hoa thuở xưa vì thời cuộc
hoặc sinh kế phải lưu lạc tứ tán muôn phương, họ hầu như chỉ có đôi tay
trắng và một nhiệt huyết sinh tồn. Theo bước chân những người Tàu trôi
dạt, đền chùa, hội quán được dựng lên, làm nơi đoàn kết tụ họp và gìn
giữ văn hóa nghìn đời; những lá xăm trong chùa Tàu chính là một phần của
kho tàng văn hóa đó. Người ngoài đọc xăm thường thấy rối rắm lung tung,
nhưng với Ba Tàu, họ thể nghiệm được nhiều huyền cơ giúp thân tâm an
lạc, điềm đạm.
Tôi bắt nhớ hoài hình ảnh bà nội tôi
trong một lần xin xăm ở Chùa Ông bên Cù Lao Phố. Khi đó, nhà chỉ còn nội
và tôi, có hai ông chú sống chung thì đều bị bắt cải tạo. Một hôm, vào
đầu mùa mưa, nội đón xích lô để hai bà cháu đi xin xăm: của cải đồ dùng
trong nhà, tivi, máy hát đĩa, rồi cả bộ ván gõ, tủ thờ cũng lần lượt
theo nhau ra chợ trời. Bà nội gần như kiệt sức vì gánh mưu sinh và nỗi
thương nhớ hai chú, bà muốn xin xăm để biết bao giờ mấy chú được tha về.
Tiếng chuông mõ khoan thai điểm nhịp
hòa theo tiếng lóc xóc của ống xăm, nội tôi an nhiên thư thả lắc đều
đều. Chừng xin được thì lại là lá xăm “Hạ hạ” xấu nhất, cho biết tương
lai còn mờ mịt lắm, hai chú chưa biết chừng nào mới về được. Tôi những
tưởng nội sẽ gục xuống vì thất vọng, nhưng bà lại điềm tĩnh mỉm cười
trấn an tôi: “Không sao, vậy cũng được!” Với bà, xin xăm không chỉ để
cầu lời dự đoán tiên tri, mà chính là một dịp được giao tiếp với thần
linh, qua đó được tiếp sức để đi tới, vô cầu vô oán.
“Tập tục” cần gìn giữ?
Cách mạng văn hóa do Mao
Trạch Đông phát động đã gần như xóa sạch văn hóa ngàn đời của Trung Hoa.
Chùa chiền, đạo quán ở đại lục bị đập phá tan tành, tượng thần bị kéo
sập cho rụng đầu gãy tay, kinh sách bị thiêu hủy hầu như tuyệt diệt thất
truyền, những lá xăm linh thiêng cũng thành đối tượng cần đấu tranh
tiêu diệt. 10 năm Văn cách là một trường ác mộng, mãi đến chừng Đông tắt thở, người dân đại lục mới được thở phào nhẹ nhõm biết mình còn sống.
Phải qua đến thập niên 90 thế kỷ
trước, sau cuộc chiến tranh Trung-Việt, Trung Nam Hải mới cho phục hồi
tái thiết nền văn hóa cổ truyền. Nhưng huyết mạch đã đứt đoạn, nguyên
khí văn minh học thuật đã thành tàn lụi, cái được dựng lại chỉ là bản
sao mờ nhạt nhiều khiếm khuyết. Những bản khắc in xăm còn lại đều chẳng
vẹn toàn, các xăm đa phần thất lạc, được chép lại theo trí nhớ; đã vậy,
chúng được in lại theo lối giản thể do Trung cộng bày ra, chữ nghĩa đều
bị biến dạng, một trong những phương pháp quan trọng để giải xăm là cách
chiết tự đã không còn thể vận dụng để giải đoán các xăm mới này; và chủ
yếu là thơ xăm bị kiểm duyệt cải sửa thêm thắt cắt xén để khỏi có tư
tưởng đi ngược với chủ trương của đảng.
Ở đại lục đã vậy, ở xứ ta thì “văn
hóa xin xăm” lại càng tệ lậu bội phần. Chùa miếu chính là những công
trình được “xã hội hóa” thành công nhất của chế độ, đó không còn là chỗ
thanh lọc, di dưỡng tâm hồn, mà biến thành nơi khai thác lợi nhuận. Việc
xin xăm cúng bái nhang đèn trong chùa đều được đấu thầu; hòm công đức
được phát minh, đặt chễm chệ nơi chánh điện như đấm vào mặt khách thập
phương, và thường xuyên có nguy cơ bị kẻ gian moi móc xén bớt công quả;
những lá xăm nhỏ bằng bàn tay, lời lẽ ngây ngô xàm xí, được bán với giá
5, 10 ngàn, kèm theo đó là những dịch vụ giải hạn trừ căn dành cho những
người bị nhằm xăm xấu. Và đến gieo quẻ âm dương như thằng cha Năm Tuấn
xã tôi, khi xin kèo bóng đá C1 cứ tung đôi dép nhựa hàng chục lần cho
đến khi “thần ý” phán đoán kết quả khớp với dự đoán của y mới thôi. Thần
thánh phải chìu theo sở thích và dục vọng của con người; và giới hữu
trách cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa thì cứ lớn tiếng bảo rằng xin
xăm là một tập tục cổ truyền của người Việt, cần phải giữ gìn!
Giải pháp
Ngoại trừ số ít chùa chiền trong Nam
còn giữ được nét đẹp của văn hóa xin xăm (như Lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn,
Chùa Ông Cù lao Phố Biên Hòa…), còn thì đều là những thứ bát nháo thần
chẳng ra thần ma chẳng ra ma.
Thiết nghĩ, cần phải quét sạch những
thứ xăm nhảm nhí ta bà trên khắp tổ quốc thương yêu của chúng ta. Bên
cạnh đó, cần thiết lập loại xăm mới phục vụ cho mục đích tuyên truyền.
Các đền chùa ngày nay đều có đặt tượng Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp cạnh
thiên binh thần tướng, vậy sao chúng ta không trứ tác ra loại xăm mới,
kêu bằng “Lãnh tụ linh sám”, “Đại tướng thần sám”? Chất liệu để sáng tác
những thơ xăm sẽ là những điển tích trích dẫn từ cuộc đời và sự nghiệp
của hai vị Minh và Giáp, qua đó tư tưởng cách mạng cũng như trình độ lý
luận của toàn đảng toàn quân toàn dân sẽ được nâng cao. Còn chờ gì nữa?
Muốn có chùa chiền chủ nghĩa xã hội thì cần phải có những lá xăm xã hội
chủ nghĩa thôi, nam mô!
_______
(*) Có thuyết cho rằng con số 100 đó là do sự kết hợp của bát quái và lục hào mà ra:
(8 × 8) + (6 × 6) = 100
Còn “xăm” chùa thì thấy rồi, vớ va vớ vẩn như kiểu lẩy Kiều.
“Chùa miếu chính là những công trình được “xã hội hóa” thành công nhất của chế độ, đó không còn là chỗ thanh lọc, di dưỡng tâm hồn, mà biến thành nơi khai thác lợi nhuận. ”
Khoái đoạn này của Ly . Mình là người khá chăm đi chùa vào các ngày rằm và mồng một nhưng chỉ dám đi Chùa quen khá vắng gần nhà vì thấy bát nháo quáĐi Chùa Ông, Chùa Bà quận 5 cũng thấy có xin xăm nhưng mấy chục năm nay chưa xin lần nào
Xăm phán gì không cần biết, tớ cứ dựa theo xăm mà tán hươu tán vượn theo ý đồ của mình
Hiệu quả phết. Chớ lão nào coi thường
Đọc thêm bài ciết của levinhhuy