Trong chương trình tìm hiểu cách làm thơ hay, đúng, đặc biệt, kính mời quý anh chị đọc bài sưu tầm rất lý thú dưới đây.
Cám ơn tác giả bài viết này.
Caroline Thanh Hương
Cám ơn anh Đỗ Quý Bái đã góp cho bài thơ họa với vẻ đẹp của cánh hoa đầu Xuân thật đẹp.
Mấy hôm trước 2 cây Magnolia nở đầy hoa trước cổng vào và mùi hương thật đậm nét khi trời vào tối làm tôi thật ngây ngất trước cái đẹp hữu tình của hoa và hị́t cho thật đầy mùi hương của nó.
Hình như trời vào Xuân thưởng cho người trần gian một chút thoát tục với hoa và hương hoa.
Đi lại gần cây táo chua, hoa cũng nở trắng và lạ lùng thay nó cũng tỏa một hương lạ.
Mấy năm trước, tôi chưa bao giờ ngửi thấy cây này khi trổ hoa lại cho một mùi hương như thế.
Thế mới biết, không gian mới có nhiều biến chuyển khi sang mùa.
Bài thơ tôi làm đã mấy năm qua, nằm trong máy mà không nhớ, ngay cả hoa đã chụp cũng bị nhốt vào rồi quên lãng.
Thấy anh có bài thơ họa, nên tôi vào tìm hình trong máy, thì hình mới chụp đã vô tình xoá khi định lưu lại mà hình cũ thì còn vài tấm, nên tôi lấy ra làm luôn khung thơ cho bài thơ của anh.
Kính chúc anh sức khoẻ và thêm nhiều ý thơ.
Tôi có trích thêm một số bài thơ của ông Nguyễn Đức Pha với ý tưởng đẹp cho hình bóng quê nhà, buồng chuối. mời anh và các anh chị đọc thêm phần dưới bài post này.
Caroline Thanh Hương
CHÍN MỌNG VƯỜN TÌNH
Đón Xuân cây cảnh xôn xao !
trổ hoa kết trái mầu đào đỏ au :
Mận mơ nặng chĩu mật trào ,
Trông hoa chợt nhớ anh đào (Sakura) nhật xưa
Thơm tho bừng nở đúng mùa
trắng trong e ấp thẹn thùa hôm mai ,
Đua nhau hoa lạc hoa khai
Tiếc đời ngắn ngủi u hoài sầu vương
Huệ Lan hương tỏa khắp vườn .
Tao nhân mặc khách muôn phương kéo về
Cùng nhau tay bắt vai kề
Nhìn trái chín mọng xum xuê đượm tình
LTĐQB
Ông em bảy chục xuân rồi
Chiều chiều ông vẫn mải ngồi làm thơ
Tháng ngày ông vẫn mộng mơ
Cái thời trai trẻ quên giờ quên ăn
Hiến dâng trí tuệ tháng năm
Giờ già ông vẫn còn chăm học nghề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bảo em hãy viết nói về ông em
Em làm và nộp cô xem
Đinh ninh làm đúng như quen viết rồi
Không ngờ cô mắng xơi xơi
Tả ông lại viết như thời thanh xuân
Đã ông là phải khom chân
Lưng còng chống gậy bước dần khó khăn
Đã ông là phải rụng răng
Ngồi rồi mà chẳng nói năng việc đời
Đã ông chẳng nghĩ xa xôi
Đã ông chẳng nhớ cái thời hiến dâng
Em buồn lẳng lặng như câm
Vụ này chắc bị cô dần khổ thôi
Viết đúng thì bị bài tồi
Viết sai sự thật ông tôi chắc buồn
Em về hỏi mẹ em luôn
Để mẹ xem lại vạch nguồn cơn cho
Hay là vứt ông vào kho
Và tìm ông khác để cho cô mừng……
Yên Bái 13/6/2015
Nguyễn Đức Pha
Hiến dâng trí tuệ tháng năm
Giờ già ông vẫn còn chăm học nghề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bảo em hãy viết nói về ông em
Em làm và nộp cô xem
Đinh ninh làm đúng như quen viết rồi
Không ngờ cô mắng xơi xơi
Tả ông lại viết như thời thanh xuân
Đã ông là phải khom chân
Lưng còng chống gậy bước dần khó khăn
Đã ông là phải rụng răng
Ngồi rồi mà chẳng nói năng việc đời
Đã ông chẳng nghĩ xa xôi
Đã ông chẳng nhớ cái thời hiến dâng
Em buồn lẳng lặng như câm
Vụ này chắc bị cô dần khổ thôi
Viết đúng thì bị bài tồi
Viết sai sự thật ông tôi chắc buồn
Em về hỏi mẹ em luôn
Để mẹ xem lại vạch nguồn cơn cho
Hay là vứt ông vào kho
Và tìm ông khác để cho cô mừng……
Yên Bái 13/6/2015
Nguyễn Đức Pha
HƯỚNG DẪN LÀM THƠ GHÉP VẦN KHOÁN THỦ Phần 1
Nhiều bạn thích thơ của mình làm nên hay hỏi mình chắc giỏi văn không?
Mình xin thưa là mình ngẫu hứng thì làm và kiến thức học bên ngoài chứ
không qua trường lớp gì cả.Thật ra làm thơ lục bát hoặc lục bát khoán
thủ ( ghép chữ đầu của thơ thành một câu có ý nghĩa) cũng đơn giản thôi.
Hôm nay mình xin đưa ra 1 số tài liệu có sẵn (do người khác biên
soạn) và hướng dẫn mẹo của riêng cho các bạn yêu thích thể thơ Lục bát
khoán thủ này.Đây là tổng hợp kiến thức cá nhân chứ không phải qua sách
vở nào cả nên nếu có gì sai sót thì các bạn bỏ qua.
Trước khi tìm hiểu về thơ khoán thủ, các bạn tìm hiểu trước về Lục bát nhé !
Luật thơ Lục Bát (01/03/2012)
Để giúp một số bạn đọc trẻ tuổi là học sinh, sinh viên… cùng những
người mới tập làm thơ lục bát có thêm sự rành rẽ về luật thơ lục bát,
người biên soạn xin được giới thiệu bài nói về luật thơ... dùng cho
người mới tập làm thơ, chứ tuyệt nhiên không dám múa rìu qua mắt các thợ
thơ. Những chi tiết trong bài viết này là tổng hợp, chọn lọc, biên soạn
từ nhiều tài liệu tham khảo khác nhau, cũng có thể dùng nguyên câu chữ
của một tác giả khác... Các ví dụ cốt minh họa cho sát vấn đề nêu ra chứ
không đề cập tới yếu tố hay hoặc dở. Rất mong được quý bạn đọc góp ý,
bổ khuyết.
1 - Vần tiếng Việt:
Vần là yêu cầu tối quan trọng đối với thơ lục bát nên cần nắm sơ qua về “vần” tiếng Việt.
+ Tiếng việt có các vần sau:
a
ac
ach
ai
am
an
ang
anh
ao
ap
at
au
ay
ăc
ăm
ăn
ăng
ăp
ăt
âc
âm
ân
âng
âp
ât
âu
ây
e
ec
em
en
eng
eo
ep
et
ê
êc
êch
êm
ên
êng
ênh
êp
êt
êu
i
ia
ich
iêc
iêm
iên
iêng
iêp
iêt
iêu
im
in
inh
ip
it
iu
o
oa
oac
oach
oai
oam
oan
ang
oanh
oao
oap
oat
oay
oăc
oăm
oăn
oăng
oăp
oăt
oc
oe
oec
oem
oen
oeng
oeo
oep
oet
oi
om
on
ong
ooc
oong
op
ot
ô
ôc
ôi
ôm
ôn
ông
ôông
ôp
ôt
ơ
ơc
ơi
ơm
ơn
ơng
ơp
ơt
u
ua
uân
uâng
uât
uây
uc
uê
uêch
uênh
ui
um
un
ung
uôc
uôi
uôm
uôn
uông
uôt
uơ
up
ut
uy
uya
uych
uyêc
uyên
uyêt
uym
uyn
uynh
uyp
uyt
uyu
ư
ưa
ức
ưi
ưm
ưn
ưng
ước
ươi
ươm
ươn
ương
ươp
ươt
ươu
ưt
ưu
y
ych
yêm
yên
yênh
yêt
yêu
ym
yn
ynh
yp
+ Vần tiếng Việt bắt đầu bằng các nguyên âm, là nguyên âm hoặc nguyên âm ghép với các phụ âm đơn hoặc phụ âm kép.
Ví dụ: Từ TA có vần là A là nguyên âm A.
Từ THAN có vần là AN là nguyên âm A ghép với phụ âm đơn N.
Từ THANH có vần là ANH là nguyên âm A ghép với phụ âm kép NH.
+ Vần tiếng Việt nếu có hai nguyên âm đứng đầu thì tính cả hai nguyên âm đó. Ví dụ: Từ TOANH có vần là OANH.
Tuy nhiên cũng có trường hợp lại chỉ tính từ nguyên âm thứ hai. Việc
xác định vần trong trường hợp này nên tra cứu bảng thống kê vần trên đây
để tham khảo. Ví dụ:
- Từ “quện” có vần là “ên” chứ không phải “uên” vì trong bảng tra vần không có vần “uên”.
- Từ “giang” có vần là “ang” chứ không phải “iang” vì trong bảng tra vần không có vần “iang”.
2 - Các loại vần trong thơ lục bát:
- Một cặp thơ lục bát gồm hai câu: câu đầu 6 từ, câu hai 8 từ.
- Thơ lục bát có các loại vần sau:
Mỗi vần có hai dạng là VẦN BẰNG và VẦN TRẮC tùy thuộc vào các thanh
(còn gọi là dấu) kèm theo nó. Ví dụ: vần “an” có “an”, “àn” là vần bằng,
“án”, “ản”, “ãn”,“ạn” là vần trắc.
+ Vần bằng: là vần không có thanh và vần có thanh huyền (tức dấu huyền). Ví dụ:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
thì từ “ta”, “nhau” có vần không thanh (không dấu). Còn từ “là” có vần có thanh huyền (dấu huyền).
+ Vần bằng trong thơ lục bát: Từ thứ 6 câu lục và từ thứ 8 câu bát
thường là vần bằng. Vần được nối tiếp từ vần chân câu lục sang vần lưng
(tức vần yêu) của câu bát. Vần chân câu bát lại nối tiếp hiệp vần với
vần chân câu lục tiếp sau...
+ Vần trắc: là các vần có một trong các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng. Ví dụ:
Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
Các từ “nhện” và “quện” mang vần trắc. Trường hợp này rất ít khi dùng.
Nếu sử dụng thì bao giờ từ thứ 6 của câu lục và câu bát cũng đều phải
dùng thanh trắc.
+ Vần chân: là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát. Ví dụ:
Một đời đuổi bóng bắt hình
Tóc sương mới ngộ ra mình ngu ngơ.
Thì vần “inh” trong từ “hình” ở câu lục, vần “ơ” trong từ “ngơ” ở câu bát là các vần chân.
+ Vần chính và vần phụ: Vần gieo ở câu trước là vần chính, vần gieo ở
câu sau là vần phụ. Nếu vần câu sau cùng vần với vần câu trước thì cũng
là vần chính.
+ Vần yêu: Là vần ở giữa câu bát, thường là vần ở
từ thứ 6, nếu vần rơi vào từ thứ 4 thì từ thứ 6 phải chuyển ngược thanh
với từ thứ 4. Ví dụ:
Yêu em anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không.
+ Điệp vận: Vần tiếp sau giống hệt vần trước.
+ Phong yêu (lưng ong): Trong một câu mà vần lưng và vần chân đều cùng
một vần thì gọi là phong yêu. Cần tránh phong yêu vì đọc lên nghe không
hay. Ví dụ:
Cả đêm thao thức bồn chồn
Râm ran tiếng mõ dập dồn đầu thôn.
+ Lạc vận: Là vần chân câu lục sang vần lưng câu bát, vần chân câu bát
sang vần chân câu lục tiếp theo lại không cùng vần, đọc nghe mất âm
điệu. Ví dụ:
Mang danh kẻ sĩ Bắc Hà
Lại chui vỏ ốc, lại chuồn đi đâu.
+ Vần thông và lân vận (vần ép): Các vần nối tiếp nhau phải cùng vần
(vần chính), nếu vần tiếp theo khác hẳn vần chính thì lạc vận, nếu gần
giống vần chính thì gọi là lân vận, nếu vần đọc lên nghe na ná vần chính
thì gọi là vần thông (vần phụ). Ví dụ:
Lù lù ngồi giữa công đường
Ra oai có vẻ ông hoàng ta đây.
3 - Luật bằng trắc trong thơ lục bát:
A - Mô hình:
Các từ số: 1 2 3 4 5 6 7 8
Câu lục 1: + B + T + B
Câu lục 2: + T T + + B
Câu bát 1: + B + T + B + B
Câu bát 2: + T + B + T + B
(Ký hiệu: B là thanh bằng, T là thanh trắc, + là tự do.)
B – Luật bằng trắc trong thơ lục bát:
- Các từ 2, 4, 6, 8 phải luôn đúng luật bằng trắc (xem mô hình trên).
- Các từ 2, 4 câu lục phải niêm với các từ 2, 4 câu bát.
- Từ thứ 2 câu lục và câu bát phải là thanh bằng. Trường hợp bố trí từ
thứ 2 câu lục là thanh trắc thì phải đưa vềdạng tiểu đối. Tức là chia
câu lục làm 2 về, mỗi vế 3 từ, đối nhau. Từ thứ 2, 3 phải là thanh trắc,
từ thứ 6 phải là thanh bằng (như mô hình câu lục 2). Ví dụ:
Đi vạn dặm, viết nghìn trang
Khơi trong gạn đục vẻ vang một đời.
Chú ý: Từ số 5 câu lục nên dùng thanh bằng để đảm bảo đối cho cân,
trường hợp hãn hữu mới dùng thanh trắc. Ví dụ:“Khi tựa gối, khi cúi
đầu”... Nếu làm thơ nghệthuật quyết không dùng trường hợp hãn hữu này.
- Từ thứ 4 câu lục và câu bát phải là thanh trắc. Để câu thơ cân đối
thì từ thứ 4 phải là thanh trắc (để gánh hai thanh bằng ở từ thứ 2 và
6). Nếu ở câu bát đã gieo vần lưng vào từ thứ 4 là thanh bằng thì từ thứ
6 phải dùng thanh trắc.
- Muốn câu thơ có nhạc thì ở câu bát phải
bố trí từ thứ 6 thanh không (không dấu) và từ thứ 8 thanh huyền hoặc
ngược lại. Nếu bố trí cả hai từ này cùng một thanh huyền (hoặc cùng
thanh không) thì câu thơ đọc lên mất tính nhạc. Ví dụ:
Hỏi thăm cô ấy có chồng chưa nào?
4 - Họa thơ lục bát:
- Khi họa thơ lục bát cần tuân thủ nghiêm yêu cầu: Từ thứ 5, 7 ở câu bát và từ thứ 5 câu lục không được trùng với bài xướng.
- Khi họa nguyên vận thơ lục bát phải dùng đúng vần (cả vần chân và vần
lưng) với bài xướng. Nhưng cũng có thể chỉ họa đúng vần chân cho dễ
hơn...
5 - Tập Kiều và lẩy Kiều:
- Tập Kiều là lấy nguyên
văn câu lục và câu bát ghép lại với nhau thành một bài thơ lục bát hoàn
chỉnh. Chú ý: không được thay đổi một từ nào, cũng không được lấy cả cặp
câu lục bát liền nhau.
- Lẩy Kiều là mượn từng câu trong Truyện
Kiều, có sửa đổi đôi chút, rồi ghép lại thành một bài thơ có nội dung
định thể hiện, không bắt buộc phải giữ nguyên vần.
6 - Tiểu đối:
Thơ lục bát không bắt buộc phải dùng tiểu đối. Nhưng nếu sử dụng thì ở
câu lục chia hai phần phải đối nhau toàn diện (thanh, ý, từ). Còn câu
bát cũng chia hai phần chỉcần đối ý, riêng từ thứ 4 và từ thứ 8 phải đối
cân cả thanh và ý.
Sau bài sưu tầm này, kính mời anh chị đọc thêm những bài thơ của Nguyễn Đức Pha, ý tưởng lạ.
Caroline Thanh Hương
BÀI VĂN TẢ ÔNG NỘI
Ông em bảy chục xuân rồi
Chiều chiều ông vẫn mải ngồi làm thơ
Tháng ngày ông vẫn mộng mơ
Cái thời trai trẻ quên giờ quên ăn
Hiến dâng trí tuệ tháng năm
Giờ già ông vẫn còn chăm học nghề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bảo em hãy viết nói về ông em
Em làm và nộp cô xem
Đinh ninh làm đúng như quen viết rồi
Không ngờ cô mắng xơi xơi
Tả ông lại viết như thời thanh xuân
Đã ông là phải khom chân
Lưng còng chống gậy bước dần khó khăn
Đã ông là phải rụng răng
Ngồi rồi mà chẳng nói năng việc đời
Đã ông chẳng nghĩ xa xôi
Đã ông chẳng nhớ cái thời hiến dâng
Em buồn lẳng lặng như câm
Vụ này chắc bị cô dần khổ thôi
Viết đúng thì bị bài tồi
Viết sai sự thật ông tôi chắc buồn
Em về hỏi mẹ em luôn
Để mẹ xem lại vạch nguồn cơn cho
Hay là vứt ông vào kho
Và tìm ông khác để cho cô mừng……
Yên Bái 13/6/2015
Nguyễn Đức Pha
Hiến dâng trí tuệ tháng năm
Giờ già ông vẫn còn chăm học nghề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bảo em hãy viết nói về ông em
Em làm và nộp cô xem
Đinh ninh làm đúng như quen viết rồi
Không ngờ cô mắng xơi xơi
Tả ông lại viết như thời thanh xuân
Đã ông là phải khom chân
Lưng còng chống gậy bước dần khó khăn
Đã ông là phải rụng răng
Ngồi rồi mà chẳng nói năng việc đời
Đã ông chẳng nghĩ xa xôi
Đã ông chẳng nhớ cái thời hiến dâng
Em buồn lẳng lặng như câm
Vụ này chắc bị cô dần khổ thôi
Viết đúng thì bị bài tồi
Viết sai sự thật ông tôi chắc buồn
Em về hỏi mẹ em luôn
Để mẹ xem lại vạch nguồn cơn cho
Hay là vứt ông vào kho
Và tìm ông khác để cho cô mừng……
Yên Bái 13/6/2015
Nguyễn Đức Pha
Bài xướng: VÃNG CẢNH TÂY THIÊN
( Bằng trắc nhất vận)
Tam Đảo Tây Thiên chốn cửa thiền
Non xanh nước biếc cảnh thần tiên
Thông reo vi vút rừng xanh hiện
Bách đứng hiên ngang trước cửa tiền
Thiền Viện tĩnh tâm người hướng thiện
Chùa thiêng phật độ chốn uy nghiêm
Ngồi trên cáp kéo xe lùi tiến
Mà tưởng như ta đã tới miền
Tây Thiên 2/5/2015
Nguyễn Đức Pha
Bách đứng hiên ngang trước cửa tiền
Thiền Viện tĩnh tâm người hướng thiện
Chùa thiêng phật độ chốn uy nghiêm
Ngồi trên cáp kéo xe lùi tiến
Mà tưởng như ta đã tới miền
Tây Thiên 2/5/2015
Nguyễn Đức Pha
Bài hoạ: TỰ TU LUYỆN
Chẳng đến Tây Thiên chẳng mất tiền
Tại gia tu tập cũng thành tiên
Tĩnh tâm nhắm mắt di đà hiện
An lạc lòng yêu hộ pháp thiền
Bồ tát từ bi cùng hướng thiện
Thích ca nhân ái phải uy nghiêm
Nghe lời phật dậy ngừng lui tiến
Làm đúng là ta đã cập miền
ngày 15/3/2016
Trang Hạnh
Xướng hoạ thơ vui:
" Hỏi ông của Lê Gái và sẽ sửa máy của đức Pha"
Bài xướng : HỎI ÔNG
Đồi trên ruộng dưới chả gieo trồng
Mặc cỏ hoang bò vẫn để không?
Nhác bắc vòi bơm khe cạn trắng
Lười mang cuốc xốc đất không hồng
Hai mùa vẫn thế đồi mong sắn
Mấy vụ còn nguyên ruộng nhớ bông
Hỏi thật ông lười hay bất lực
Tôi đi mướn thợ đến cho đồng
Lê Gái
Bài hoạ: SẼ SỬA MÁY
Sao lại bảo ông ngại cấy trồng
Bởi vì máy yếu chịu nằm không
Vòi bơm vỡ ống đành cho cạn
Lưỡi cuốc lại cong khổ đất hồng
Vẫn biết đồi kia mong sắn củ
Hiểu rồi ruộng ấy ước đơm bông
Đừng buồn máy sửa thêm sinh lực
Ông quyết cày bung cả cánh đồng
Yên bái 23/3/2016
Nguyễn Đức Pha
( Thơ song thất lục bát)
Nhà hàng sang Hạ long “Mơ Ước”
Được mở ra để rước khách tầu
Ăn toàn mỹ vị cao lâu
Thu tiền “ bằng tệ” nghe đâu lạ thường
Thu tiền “ bằng tệ” nghe đâu lạ thường
Thế mới hiểu những phường xảo trá
Bởi vì tiền sa ngã lương tâm
Cam lòng coi rẻ nước dân
Làm thuê bành trướng lũ quân bạo tàn
May những việc trái ngang dơ bẩn
Được làm ngay kiểm khẩn ra tay
Phạt năm trăm triệu đi bay
Thu về ngân sách nộp ngay ngân hàng
Tịch thu mười tám ngàn tiền “tệ”
Cảnh cáo luôn cốt để răn đe
Mong rằng nước lớn hãy nghe
Việt Nam bất khuất kẻ đe ích gì?
Yên Bái 30/3/2017
Pha.ngduc
Hieu Hoangtrong Ta vẫn cứ từ bi nhân hậu
Bởi nhiều đời chú "tẫu" thâm nho
Biển Đông chơi kiểu lưỡi bò
Hoàng Sa đã cướp lại dò Trường Sa
Xưa cứ dỗ bánh đa bánh đúc
Nhằm thời cơ mà húc tương tàn
Đề cao cảnh giác Hán gian
Gạc Ma còn nhớ lại giàn khoan kia...!
Bởi nhiều đời chú "tẫu" thâm nho
Biển Đông chơi kiểu lưỡi bò
Hoàng Sa đã cướp lại dò Trường Sa
Xưa cứ dỗ bánh đa bánh đúc
Nhằm thời cơ mà húc tương tàn
Đề cao cảnh giác Hán gian
Gạc Ma còn nhớ lại giàn khoan kia...!
CHÙA BA VÀNG*
( Thơ song thất lục bát)
Cảnh chùa Vàng thông reo gió hát
Nhìn xa vời bát ngát Đằng Giang
Bảo Quang Tự, húy chùa Vàng
Ngự trên Thành Đẳng hào quang sáng ngời
Ngự trên Thành Đẳng hào quang sáng ngời
Chùa ra đời thay lời non nước
Từ thủa xưa đã được dựng xây
Bốn trăm năm, đức cao dầy
Từ bi hỷ xả nghĩa đầy thanh cao
Xuân chín ba* biết bao khó nhọc
Trùng tu chùa dáng ngọc trên non
Bốn mùa chim hót véo von
Tôn nghiêm thanh tịnh dáng son dâng đời
Khách vãng du hết lời ca ngợi
Chốn tôn nghiêm vời vợi tình thương
Lộc chùa ban khách thập phương
Từ tâm phật tử, lòng vương khi về
Ba Vàng 26/3/2017
Nguyễn Đức Pha
*Chùa Ba Vàng còn có tên là: "Bảo Quang Tự" nằm trên núi Thành Đẳng
thuộc Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, chùa nhìn ra xa là Bạch Đằng Giang, chùa
được xây dựng từ năm 1706 , đến nay trên 400 trăm năm, từ năm 1993 bắt
đầu được trùng tu nâng cấp nhiều lần, đến nay là một quần thể đẹp tuyệt,
tôn nghiêm, sạch sẽ, một nơi thư gian du lịch tâm linh có hạng của Việt
Nam.
đối với thi hữu Nguyễn đúc Pha xin có lời thán phục :
RépondreSupprimerBravo ! Quel superbe étalage de connaissanse !
Trân trọng
LTĐQB