River Monsters Saison 2 Ep 3 - Le Poisson Téte... par Tonight51
Có những con cá mà người Việt Nam ta luôn ưa thích khi mua về để chế biến thành những món ăn khoái khẩu và thuần tuý như món canh chua cá lóc, cá lóc kho tộ...
Nhưng loại cá này, bằng cách nào vượt qua mấy chục nghìn cây số để vào đất Mỹ?
Mời các anh chị theo dỏi bài đọc, và phóng sự điều tra sự xuất hiện gây kinh hoàng cho sông ngòi nước Mỹ.
Mỹ sợ cá á châu??? có đúng 0 ạ?
Caroline Thanh Hương
Cá quả còn
có nhiều tên gọi khác như cá lóc, cá chuối, cá tràu, cá hoa hay cá sộp
là một trong những món ăn ngon và phổ biến trong nhiều bữa ăn ở các gia
đình Việt. Không chỉ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng, loại cá này còn
có công dụng hỗ trợ giúp chữa một số loại bệnh.
Hỗ trợ an thần, ích khí bổ huyết
Cá quả giúp hỗ trợ điều trị an thần. Ảnh nguồn: Internet |
Báo Nông nghiệp Việt Nam
dẫn lời khuyên của dược sỹ Mỹ Nữ cho biết cá quả có tác dụng hỗ trợ
điều trị an thần hiệu quả. Dùng 300g đầu cá quả, 12g xuyên khung, 15g hà
thủ ô, 30g hoàng kỳ, 4 quả táo đỏ, vài lát gừng tươi. Đầu cá thường
được bỏ mang, nước vừa đủ. Sau đó cho hết hỗn hợp vào nồi và nấu với lửa
to. Đun sôi trong vòng 2 tiếng và thêm gia vị.
Hỗ trợ điều trị thận hư nhiễm mỡ
Cũng theo thông tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam,
dùng 1 con cá quả bỏ ruột và nấu với 200g đậu đỏ đến khi nhừ. Dùng để
ăn hết trong vòng 1 lần. Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng
thận hư nhiễm mỡ.
Dùng hỗ trợ chữa trĩ
Cá quả có thể dùng làm bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Ảnh nguồn: Internet |
Sau khi trát đất
xung quanh cá quả (khoảng 250g) thì vùi vào đống lửa. Sau khi nướng đất
khô cứng và nứt ra chứng tỏ cá đã chín. Bóc hết lớp đất và bỏ ruột để ăn
với lá dấp cá và các loại rau thơm khác.
Giúp thanh nhiệt
Cá quả dùng làm bài thuốc giúp than nhiệt hiệu quả. Ảnh nguồn: Internet |
Báo Vnexpress
cũng cho biết cá quả có tác dụng hỗ trợ điều trị nóng trong người hiệu
quả. Dùng khoảng 1 con cá tràu, 50g đậu đỏ, 30g bí đao. Sau khi cho bí
đao vào bụng cá và nấu với đậu đỏ 30 phút, lấy ra và dùng ngày 2 lần sau
đó ăn cả cái lẫn nước.
Hỗ trợ chữa tiểu rắt
Cá quả có công dụng
hỗ trợ chữa tiểu rắt hiệu quả. Dùng cá quả khoảng 1 con, 150g giá đậu
xanh, 100g cà chua, 70g me và gia vị vừa đủ.
Thịt cá lóc mỏng và
dùng để ướp gia vị, phần đầu và xương dùng để luộc lấy nước bỏ bã sau đó
nấu chung với hỗn hợp trên, lá me giã nhuyễn và cho vào canh, thêm gia
vị và dùng từ 2 lần trong 1 đến 2 tuần.
Minh Di (tổng hợp)
Cá
lóc xâm nhập vào phụ lưu sông Potomac ở khu vực bang Virginia,
Maryland và thủ đô Washington đang là chủ đề báo động tai ương về sinh
thái ở Hoa Kỳ. Cá lóc có tên trong tiếng Anh là snakehead (đầu rắn). Cái
tên này nghe qua đã có sự dữ dằn liên tưởng ngay các băng đảng Xà Đầu
buôn lậu người vào Mỹ gây nên một sự ác cảm trong dư luận lúc loài cá
này mới bị phát hiện.
Câu chuyện làm sao cá lóc vào được phụ lưu sông Potomac vốn có nhiều dẫn chứng nhưng bằng chứng "tự thú" hiển hiện nhất là do một người Trung Quốc thả xuống hồ thông với các dòng sông suối. Anh chàng này định mua cá về nấu cháo báo hiếu lúc mẹ bị bệnh. Nhưng mẹ chưa kịp ăn thì bệnh đã khỏi do đó người đàn ông này sinh lòng từ bi mà phóng sanh mấy con cá. Cá sinh sôi rất nhanh. Chính quyền tiểu bang lúc đó phải huy động tát hồ, đánh thuốc độc, khử oxy nhằm tiêu diệt triệt để nhưng mọi nỗ lực đều bị thất bại. Phí tổn lên tới hàng triệu đô la ngân sách cũng không thể ngăn chặn loài cá này đã xâm nhập lưu vực sông Potomac và nay còn lan rộng ra khắp các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ.
Câu chuyện sơ ý phóng sanh loài cá này vào Mỹ cũng tạo nên dư luận chỉ trích về trách nhiệm và kiến thức của con người trước vấn đề cân bằng sinh thái.
Cá lóc là loài cá dữ. Khi vào trúng điều kiện sinh thái ở Bắc Mỹ chúng đã sinh sôi nảy nở với mức độ khủng khiếp. Chỉ trong vài năm trở lại, cá lóc trở thành loài cá dễ câu được trong các dòng sông và phụ lưu ở Maryland và Virginia.
Hiện nay, chính quyền đã ra nhiều chương trình khuyến khích tặng thưởng để những người câu phải giết loài cá lóc. Trong lúc đó các nhà khoa học phải nghiên cứu làm sao cân bằng sinh thái với sự hiện hữu của loài cá này.
Tuy nhiên, cũng như là một nhược điểm của con vật dữ, loài cá này rất tạp ăn, câu rất dễ. Ngoài ra, trong quá trình sinh sản, cá mẹ nuôi cá con theo từng ổ từng đàn màu đỏ, dễ phát hiện. Cá con phải ngoi lên bờ đớp nước theo bầy đàn. Do đó, các nhà khoa học chỉ cần truy tìm được ổ cá là có thể tiêu diệt phần lớn cá con bằng cách xung điện.
Tiếng đồn trong cộng đồng câu cá Việt Nam
Nhưng thêm một đặc điểm quan trọng khác là thịt loài cá này rất ngon. Lúc đầu thì người Mỹ rất sợ với cái tên snakehead. Nghe tên là đã không dám ăn như kiểu người Mỹ không dám ăn cá chép vậy. Thế rồi, theo sự tìm tòi về văn hóa ẩm thực, người ta cũng thừa nhận loài cá này cũng là một đặc sản ngon ở Á châu.
Có một số ý tưởng tìm cách đổi tên cho nó, đưa vào danh phẩm hàng hóa. Đây cũng là phương pháp khống chế bằng cách thương phẩm hóa thì hy vọng sự đánh bắt sẽ có quy mô hơn. Chính quyền phải ra sức hướng dẫn các tay câu cá không được thả xuống mà giết đi, khuyến khích ăn thịt như các loài cá ngon khác.
Cá lóc vào được sông Potomac là câu chuyện hiếu kỳ đặc biệt. Loài cá này thường phải nhập cảng từ Thái Lan rất đắt ở dạng đông đá. Trước khi có vụ cá thả xuống sông hồ Maryland thì Hoa Kỳ cho nhập cảng ở dạng cá sống. Bây giờ thì hoàn toàn cấm. Ai đem vào thì bị tù và phạt tiền rất lớn.
Thế rồi, một sớm một chiều, cá lóc tươi ngon bơi đầy sông hồ. Câu cá lại còn được tặng thưởng.
Anh Lê Kỳ Nam, một tay câu cá ở Virginia có nhiều kinh nghiệm về chuyện này. Những con cá to lớn như thế này ở sông hồ Việt Nam cũng còn hiếm, không ngờ nó sang tận Mỹ. Anh Nam cho biết, "bây giờ người Mỹ cũng biết ăn nên cũng mọi người cũng có thể yên tâm là loài cá này không thể áp đảo hoàn toàn sinh thái sông hồ mà tiêu diệt các loài cá bản địa khác như cá bass, cá trout... Tuy nhiên, anh cũng phải thừa nhận rằng câu được cá lóc càng to thì câu các loài cá khác ít lại.
Vốn là chủ của nhà hàng New Season trong vùng thủ đô Washington chuyên bán những món hàng phải nhập cảng từ Đông Nam Á nên anh Nam nhìn vào cá lóc như là một cơ hội giúp chính quyền cân bằng sinh thái bằng cách giới thiệu các món ăn như "canh chua cá lóc". Maryland cũng là nơi nổi tiếng về cua và các loại hải sản cao cấp khác.
Theo các tay câu cá chuyên nghiệp, cá lóc ở sông Potomac tuy nhiều đấy nhưng hiện nay hệ thống câu bắt cá này để bán cho các nhà hàng Việt Nam chưa hoàn thiện và chưa ổn định được nguồn hàng khi có nhu cầu lớn hơn.
Theo giới sành ăn trong vùng thủ đô Washington, đây là loài cá lóc bông thịt trắng, giống hệt loài cá ở Việt Nam, chất thịt thơm ngon, và có giá trị dinh dưỡng cao.
Cũng như trong tiếng Trung Quốc gọi cá này lễ ngư, lôi ngư, xà đầu ngư (snakehead)…, cá lóc có nhiều tên gọi khác nhau trong tiếng Việt, cá tràu, cá chuối, cá quả, cá đô, cá sộp vv… tuỳ theo địa phương.
Căn cứ vào sức sống trường kỳ, kiên cường bám chặt "quê hương", cá lóc có thể sống trong bùn, bò trườn trên cạn, chịu được nóng lạnh ôn hàn nhiệt đới lại biết tấn công tự vệ và ăn tạp bất cứ con gì. Trong các phim tài liệu chiếu về hình ảnh một đàn vịt chạy tung tóe vì bị cá lóc rượt khi lỡ bơi vào khu vực cá con của nó gây nên cảm giác lo lắng loài cá này có thể giết cả các loài chim trời vịt nước trong khu vực sông hồ.
Xét cho cùng, cá lóc là loài cá đáng sợ nếu như các nhà khoa học không tìm ra được biện pháp cân bằng sinh thái mới. Tuy nhiên, ở góc độ giải trí thì nhiều người câu cá đang tìm được niềm vui về hương vị mới, "đi câu cá lóc" ở Hoa Kỳ.
Tuy cá lóc phù hợp với khẩu vị Á Đông nhưng trong cộng đồng câu cá Việt Nam cũng ý thức rằng đây là một tai ương về mặt sinh thái cho Hoa Kỳ, "làm thịt không thương xót". Chính quyền các tiểu bang sẽ còn phải tốn cả hàng trăm triệu đô la tiền thuế để tìm ra phương pháp giải quyết lâu dài.
Tùng Nguyễn, một tay câu cá ở Virginia với chiến lợi phẩm Cá Lóc
Trần Đông Đức - RFA Blog
Câu chuyện làm sao cá lóc vào được phụ lưu sông Potomac vốn có nhiều dẫn chứng nhưng bằng chứng "tự thú" hiển hiện nhất là do một người Trung Quốc thả xuống hồ thông với các dòng sông suối. Anh chàng này định mua cá về nấu cháo báo hiếu lúc mẹ bị bệnh. Nhưng mẹ chưa kịp ăn thì bệnh đã khỏi do đó người đàn ông này sinh lòng từ bi mà phóng sanh mấy con cá. Cá sinh sôi rất nhanh. Chính quyền tiểu bang lúc đó phải huy động tát hồ, đánh thuốc độc, khử oxy nhằm tiêu diệt triệt để nhưng mọi nỗ lực đều bị thất bại. Phí tổn lên tới hàng triệu đô la ngân sách cũng không thể ngăn chặn loài cá này đã xâm nhập lưu vực sông Potomac và nay còn lan rộng ra khắp các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ.
Câu chuyện sơ ý phóng sanh loài cá này vào Mỹ cũng tạo nên dư luận chỉ trích về trách nhiệm và kiến thức của con người trước vấn đề cân bằng sinh thái.
Cá lóc là loài cá dữ. Khi vào trúng điều kiện sinh thái ở Bắc Mỹ chúng đã sinh sôi nảy nở với mức độ khủng khiếp. Chỉ trong vài năm trở lại, cá lóc trở thành loài cá dễ câu được trong các dòng sông và phụ lưu ở Maryland và Virginia.
Hiện nay, chính quyền đã ra nhiều chương trình khuyến khích tặng thưởng để những người câu phải giết loài cá lóc. Trong lúc đó các nhà khoa học phải nghiên cứu làm sao cân bằng sinh thái với sự hiện hữu của loài cá này.
Tuy nhiên, cũng như là một nhược điểm của con vật dữ, loài cá này rất tạp ăn, câu rất dễ. Ngoài ra, trong quá trình sinh sản, cá mẹ nuôi cá con theo từng ổ từng đàn màu đỏ, dễ phát hiện. Cá con phải ngoi lên bờ đớp nước theo bầy đàn. Do đó, các nhà khoa học chỉ cần truy tìm được ổ cá là có thể tiêu diệt phần lớn cá con bằng cách xung điện.
Tiếng đồn trong cộng đồng câu cá Việt Nam
Nhưng thêm một đặc điểm quan trọng khác là thịt loài cá này rất ngon. Lúc đầu thì người Mỹ rất sợ với cái tên snakehead. Nghe tên là đã không dám ăn như kiểu người Mỹ không dám ăn cá chép vậy. Thế rồi, theo sự tìm tòi về văn hóa ẩm thực, người ta cũng thừa nhận loài cá này cũng là một đặc sản ngon ở Á châu.
Có một số ý tưởng tìm cách đổi tên cho nó, đưa vào danh phẩm hàng hóa. Đây cũng là phương pháp khống chế bằng cách thương phẩm hóa thì hy vọng sự đánh bắt sẽ có quy mô hơn. Chính quyền phải ra sức hướng dẫn các tay câu cá không được thả xuống mà giết đi, khuyến khích ăn thịt như các loài cá ngon khác.
Cá lóc vào được sông Potomac là câu chuyện hiếu kỳ đặc biệt. Loài cá này thường phải nhập cảng từ Thái Lan rất đắt ở dạng đông đá. Trước khi có vụ cá thả xuống sông hồ Maryland thì Hoa Kỳ cho nhập cảng ở dạng cá sống. Bây giờ thì hoàn toàn cấm. Ai đem vào thì bị tù và phạt tiền rất lớn.
Thế rồi, một sớm một chiều, cá lóc tươi ngon bơi đầy sông hồ. Câu cá lại còn được tặng thưởng.
Anh Lê Kỳ Nam, một tay câu cá ở Virginia có nhiều kinh nghiệm về chuyện này. Những con cá to lớn như thế này ở sông hồ Việt Nam cũng còn hiếm, không ngờ nó sang tận Mỹ. Anh Nam cho biết, "bây giờ người Mỹ cũng biết ăn nên cũng mọi người cũng có thể yên tâm là loài cá này không thể áp đảo hoàn toàn sinh thái sông hồ mà tiêu diệt các loài cá bản địa khác như cá bass, cá trout... Tuy nhiên, anh cũng phải thừa nhận rằng câu được cá lóc càng to thì câu các loài cá khác ít lại.
Vốn là chủ của nhà hàng New Season trong vùng thủ đô Washington chuyên bán những món hàng phải nhập cảng từ Đông Nam Á nên anh Nam nhìn vào cá lóc như là một cơ hội giúp chính quyền cân bằng sinh thái bằng cách giới thiệu các món ăn như "canh chua cá lóc". Maryland cũng là nơi nổi tiếng về cua và các loại hải sản cao cấp khác.
Theo các tay câu cá chuyên nghiệp, cá lóc ở sông Potomac tuy nhiều đấy nhưng hiện nay hệ thống câu bắt cá này để bán cho các nhà hàng Việt Nam chưa hoàn thiện và chưa ổn định được nguồn hàng khi có nhu cầu lớn hơn.
Theo giới sành ăn trong vùng thủ đô Washington, đây là loài cá lóc bông thịt trắng, giống hệt loài cá ở Việt Nam, chất thịt thơm ngon, và có giá trị dinh dưỡng cao.
Cũng như trong tiếng Trung Quốc gọi cá này lễ ngư, lôi ngư, xà đầu ngư (snakehead)…, cá lóc có nhiều tên gọi khác nhau trong tiếng Việt, cá tràu, cá chuối, cá quả, cá đô, cá sộp vv… tuỳ theo địa phương.
Căn cứ vào sức sống trường kỳ, kiên cường bám chặt "quê hương", cá lóc có thể sống trong bùn, bò trườn trên cạn, chịu được nóng lạnh ôn hàn nhiệt đới lại biết tấn công tự vệ và ăn tạp bất cứ con gì. Trong các phim tài liệu chiếu về hình ảnh một đàn vịt chạy tung tóe vì bị cá lóc rượt khi lỡ bơi vào khu vực cá con của nó gây nên cảm giác lo lắng loài cá này có thể giết cả các loài chim trời vịt nước trong khu vực sông hồ.
Xét cho cùng, cá lóc là loài cá đáng sợ nếu như các nhà khoa học không tìm ra được biện pháp cân bằng sinh thái mới. Tuy nhiên, ở góc độ giải trí thì nhiều người câu cá đang tìm được niềm vui về hương vị mới, "đi câu cá lóc" ở Hoa Kỳ.
Tuy cá lóc phù hợp với khẩu vị Á Đông nhưng trong cộng đồng câu cá Việt Nam cũng ý thức rằng đây là một tai ương về mặt sinh thái cho Hoa Kỳ, "làm thịt không thương xót". Chính quyền các tiểu bang sẽ còn phải tốn cả hàng trăm triệu đô la tiền thuế để tìm ra phương pháp giải quyết lâu dài.
Tùng Nguyễn, một tay câu cá ở Virginia với chiến lợi phẩm Cá Lóc
Trần Đông Đức - RFA Blog
HUONGXUAN2016: Làm dưa cải muối an toàn và đọc bà...
Lý do là ăn nhiều nó có thể bị bịnh, nhất là ung thư.
| |||||
Họ Cá quả
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này nói về một họ cá; để tìm hiểu về loài cá quả hay cá lóc phổ biến tại Việt Nam, xem bài Channa maculata hoặc Channa argus; để tìm hiểu về loài cá sộp/xộp, xem bài Channa striata.
Họ Cá quả | |
---|---|
|
|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Nhánh | Craniata |
Phân ngành (subphylum) | Vertebrata |
Phân thứ ngành (infraphylum) | Gnathostomata |
Liên lớp (superclass) | Osteichthyes |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Phân lớp (subclass) | Neopterygii |
Phân thứ lớp (infraclass) | Teleostei |
Nhánh | Osteoglossocephalai |
Nhánh | Clupeocephala |
Nhánh | Euteleosteomorpha |
Nhánh | Neoteleostei |
Nhánh | Eurypterygia |
Nhánh | Ctenosquamata |
Nhánh | Acanthomorphata |
Nhánh | Euacanthomorphacea |
Nhánh | Percomorphaceae |
Nhánh | Carangimorpharia |
Nhánh | Anabantomorphariae |
Bộ (ordo) | Anabantiformes |
Phân bộ (subordo) | Channoidei |
Họ (familia) | Channidae |
Các chi | |
Mục lục
Đặc điểm nhận dạng
Vây lưng có 40 - 46 tia vây; vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái. Đầu cá quả Channa maculata có đường vân giống như chữ "nhất" và hai chữ "bát" còn đầu cá Channa argus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt. Lưng có màu đen ánh nâu.Phân bố
Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu ôxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Chúng tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới như châu Phi và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Việt Nam v.v, ở đó chúng được coi là loài cá đặc sản.- Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục.
- Nhiệt độ: 7 - 35 °C
- Vĩ độ: 40°bắc - 10°bắc
Phân loại
Họ này theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes[2], tuy nhiên gần đây người ta đã xem xét lại phát sinh chủng loài của cá và đề xuất tách họ này sang bộ Anabantiformes[3].- Họ Cá quả (Channidae)
- Chi Channa
- Channa amphibeus
- Channa argus
- Channa asiatica
- Channa aurantimaculata
- Channa bankanensis
- Channa baramensis
- Channa barca
- Channa bleheri
- Channa burmanica
- Channa cyanospilos
- Channa diplogramma
- Channa gachua - cá chòi[4]
- Channa harcourtbutleri
- Channa hoaluensis[5]
- Channa longistomata - cá trẳng, pa cẳng[4]
- Channa lucius
- Channa maculata
- Channa marulioides
- Channa marulius
- Channa melanoptera
- Channa melanostigma
- Channa melasoma
- Channa micropeltes
- Channa ninhbinhensis[5]
- Channa nox
- Channa orientalis - cá chành dục[4]
- Channa ornatipinnis
- Channa panaw
- Channa pleurophthalma
- Channa pulchra
- Channa punctata
- Channa stewartii
- Channa striata
- Chi †Eochanna:
- Chi Parachanna
Sinh trưởng và sinh sản
Cá quả lớn tương đối nhanh. Con lớn nhất dài đến 1 mét, nặng đến 20 kg, cá 1 tuổi thân dài khoảng 19 – 39 cm, nặng 95 - 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5–40 cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45–59 cm, nặng 1,5 - 2,0 kg (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20 °C sinh trưởng nhanh, dưới 15 °C sinh trưởng chậm. Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ tháng 4-7 hàng năm.Thức ăn
Cá quả là loại cá ăn thịt. Thức ăn khi nhỏ (thân dài 3 – 8 cm) là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên 8 cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến.Xem thêm
Ghi chú
- ^ Cá quả Ophicocephatus maculatus tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- ^ Family Channidae - Snakeheads
- ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, .
- ^ a ă â Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hạnh Tiên, Nguyễn Thị Diệu Phương, 2012. Loài cá mới cho khoa học thuộc nhóm cá chành dục, giống Channa, (Channidae, Perciformes) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 34(2): 158-165
- ^ a ă Nguyen Van Hao, 2011. Two new species belong to genus Channa (Channidae, Perciformes) discovered in Ninh Binh province, Vietnam. Journal of Biology 33(4):8-17
Liên kết ngoài
Wikispecies có thông tin sinh học về Họ Cá quả |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Cá quả |
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire