Trong chương trình tìm hiểu lịch sử, quân sử thời Việt Nam Cộng Hoà, kính gửi quý anh chị bài sưu tầm để người miền nam nào đã sống và đã mất miền đất này hiểu biết thêm giá trị của đời sống quý báu của mình thủa nơi đó còn là quê hương mình.
Cám ơn tác giả Trần Đỗ Cẩm đã ghi lại trang sử hào hùng.
Caroline Thanh Hương
Tiểu Đoàn 92 BĐQ
Tống Lê Chân: Tiền Đồn Quá Xa
Trần Đỗ Cẩm
Trong lịch sử chiến tranh cận đại, có nhiều trận đánh lớn quân số đôi
bên lên tới nhiều sư đoàn, hoặc với tầm mức quan trọng “dứt điểm” như
trận Normandie, Stalingrad, Okinawa, Iwo Jima v.v… Trong cuộc chiến
tranh vừa qua tại Việt Nam, chúng ta cũng thường nghe nói tới những trận
đụng độ ác liệt như trận Hạ Lào, An Lộc, Quảng Trị, Pleiku, v.v. So với
những cuộc hành quân nổi tiếng kể trên, trận đánh tại Tống Lê Chân giữa
một tiểu đoàn Biệt Động Quân (BĐQ) Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và
quân Cộng Sản không những chỉ nhỏ bé về tầm vóc mà còn cả về mức độ
quan trọng.
Trại Tống Lê Chân chẳng qua chỉ là một tiền đồn hẻo lánh gần biên giới Việt-Miên thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, có nhiệm vụ phát hiện sự xâm nhập của địch quân vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Tuy chỉ là một trận đánh nhỏ lại không mấy quan trọng, nhưng nếu kể về tinh thần chiến đấu can trường và sức chịu đựng phi thường của người lính chiến trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, các chiến sĩ Tiểu Đoàn 92 BĐQ đã vượt trội và tạo nhiều thành tích có một không hai khiến trận đánh Tống Lê Chân trở thành có tầm vóc lịch sử, khác biệt và đáng chú ý hơn nhiều trận đánh lớn khác.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6, chúng tôi tường thuật lại trận đánh oai hùng của Tiểu Đoàn 92 BĐQ tại Tống Lê Chân qua những tài liệu thâu thập được để tôn vinh các chiến sĩ Cọp Rừng Mũ Nâu. Đây cũng là dịp tri ân toàn thể Quân Lực VNCH đã đổ nhiều xương máu bảo vệ quê hương. Tác giả cũng hy vọng sẽ được tiếp xúc với các chiến sĩ đã có mặt hoặc liên quan đến trận Tống Lê Chân để có dịp sửa đổi và bổ túc thêm chi tiết giúp bài viết thêm chính xác.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Trận đánh tại tiền đồn Tống Lê Chân trở nên sôi động vào một thời điểm hết sức đặc biệt, đó là lúc hiệp định ngưng bắn Paris vừa được ký kết vào đầu năm 1973, trên nguyên tắc chấm dứt cuộc chiến tranh giữa hai phe Quốc-Cộng tại Việt Nam. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, đây lại là trái hỏa mù để quân đội Hoa Kỳ nương theo đó mà giải kết “rút quân trong danh dự,” nếu nói theo kiểu cặp bài trùng Kissinger và Nixon, và để Bắc Việt mặc sức tung hoành xua quân đánh chiếm Miền Nam.
Hoa Kỳ thỏa thuận rút quân trong vòng 60 ngày, trong khi bộ đội Bắc Việt được tự do ở lại và thao túng tại miền Nam vô thời hạn. Như vậy, người bạn đồng minh đã mở ngỏ cửa và bật đèn xanh, giúp Cộng quân thành công trong việc thôn tính miền Nam. Trong khi đó Quân Lực VNCH coi như bị bỏ rơi, bị bó tay nên lâm vào tình trạng kiệt quệ, một mình lại phải đương đầu không những với bộ đội Bắc Việt mà hầu như toàn khối Cộng Sản đang viện trợ những vũ khí tối tân cho quân xâm lăng.
Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm hiệp định ngưng bắn ngay khi vừa ký kết xong còn chưa ráo mực, có thể nói với sự gián tiếp đồng ý của người bạn Hoa Kỳ. Trong cuộc họp báo ngày 24 tháng 1 năm 1973, chính Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, người đã cùng tên đồ tể Lê Đức Thọ của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) ký “hòa ước” bức tử Miền Nam, đã không một chút ngượng ngùng khi tuyên bố: “Thỏa ước ngưng bắn không có điều khoản nào cho phép quân đội Bắc Việt có mặt tại Miền Nam. Bắc Việt cũng không đòi hỏi, nhưng chúng tôi ước lượng hiện có chừng 145,000 quân Bắc Việt đang tham chiến tại Miền Nam Việt Nam.”
Rõ ràng, Hoa Kỳ đã nhập nhằng ký kết hiệp ước bán đứng Việt Nam Cộng Hòa với mục đích duy nhất đóng của rút cầu, bỏ rơi Miền Nam khi không buộc Cộng Sản Bắc Việt cũng phải rút quân về Bắc. Thực sự, lúc đó Bắc quân đã có đến 13 sư đoàn quân chính qui tại miền Nam với quân số tổng cộng gần 200,000 người. Ngoài ra, chúng còn có các đại đơn vị pháo binh diện địa và chiến xa yểm trợ cùng các kho quân lương, vũ khí tại Lào và Cam Bốt được coi là an toàn khu. Tại khu vực đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào, các xe vận tải của Cộng quân công khai ồ ạt chở súng ống, đạn được và binh sĩ vào xâm lăng Miền Nam vì không còn bị oanh tạc như trước.
Vì vậy, tình hình sau khi ngưng bắn hoàn toàn bất lợi cho Quân Lực VNCH. Các đại đơn vị không thể nào dành được thế chủ động để lùng và diệt địch trên chiến trường vì phải trải quân quá mỏng để trám vào những chỗ trống do quân đội Hoa Kỳ bỏ lại. Trong lúc đó, Cộng quân được tự do bổ xung quân số, tích lũy tiếp vận để tạo áp lực quân sự trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
Riêng tại Vùng 3 Chiến Thuật, ba sư đoàn Cộng quân gồm các công trường 5, 7 và 9 lợi dụng an toàn khu tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt bên Cam Bốt thường vượt biên đánh phá dọc Quốc Lộ 13 từ Lộc Ninh đến Bến Cát nằm về phía Bắc thủ đô Saigon. Khi mạnh, họ tung lực lượng quấy phá. Lúc yếu, lại rút qua biên giới dưỡng quân để chờ cơ hội thuận tiện. Phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ cố gắng phòng thủ trong tư thế thụ động vì không đủ lực lượng mở các cuộc hành quân vượt biên truy kích như trước kia vào năm 1970 khi quân đội Hoa Kỳ còn tham chiến. Để đối đầu với 3 sư đoàn Cộng quân, Quân Lực VNCH trong vùng này chỉ có Sư Đoàn 5 Bộ Binh đặt bản doanh tại Lai Khê do Đại Tá Lê Nguyên Vỹ làm tư lệnh.
Sau nhiều cuộc tấn công thăm dò, vào đầu tháng 4 năm 1973, Công Trường 7 Cộng quân tấn công và tràn ngập căn cứ Chí Linh trên Liên Tỉnh Lộ 13 gần quận lỵ Đôn Luân vào ngày 10 tháng 4. Để mở rộng đường xâm nhập từ ngả Cam Bốt, Cộng quân cũng uy hiếp các trại Biệt Động Quân Biên Phòng dọc theo biên giới như Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập, Tống Lê Chân v.v. Trước áp lực quá mạnh của địch quân, Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân ở Quân Khu 3 phải lần lượt di tản hầu hết các vị trí chiến lược rất quan trọng dọc theo biên giới ngoại trừ trại Tống Lê Chân. Lý do vì toàn thể Tiểu Đoàn 92 BĐQ đồn trú tại trại này đều tình nguyện ở lại chiến đấu. Trận đánh dài nhất trong quân sử khởi đầu và trang sử oai hùng nhất của Binh Chủng cũng được Tiểu Đoàn 92 BĐQ viết từ giờ phút đó.
Tống Lê Chân, địa danh xa lạ cuộc chiến tranh dai dẳng tại Việt Nam ngoài mức độ khốc liệt, còn tạo ra những địa danh xa lạ. Nếu không có trận Tân Cảnh, Kon Tum, làm gì có những tên Charlie, Delta? Nếu không có trận Hạ Lào chắc cũng chẳng có LoLo, Sophia, Biệt Động Quân Bắc, Biệt Động Quân Nam v.v. Tống Lê Chân cũng là một tên rất lạ. Dân địa phương người Miên gọi vùng này là Tonlé Tchombe. Tonlé tiếng Miên có nghĩa là sông, hồ, suối hoặc nơi nào có nước. Thí dụ như Biển Hồ có tên Miên là Tonlé Sap. Khi mới thành lập, trại này chưa có tên nên Thiếu Tá Đặng Hưng Long, vị chỉ huy trưởng đầu tiên phiên âm tiếng Miên Tonlé Tchombe thành tiếng Việt Tống Lê Chân. Sau này, phần đông các quân nhân trong binh chủng Biệt Động Quân biên phòng gọi tắt là Tống “Lệ” Chân để ám chỉ một căn cứ đầy máu và nước mắt, không có một ngày yên vui kể từ khi ra đời.
Tiền đồn Tống Lê Chân nguyên thủy là một trại Dân Sự Chiến Đấu (DSC –Civilian Irregular Defense Group, gọi tắt là CIDG) do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thành lập từ năm 1967 để phát hiện và ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân từ bên kia biên giới. Đến năm 1970 trong chương trình cải biến Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu thành Biệt Động Quân Biên Phòng, phần đông những binh sĩ của trại Tống Lê Chân thuộc sắc dân người thượng Stieng đều tình nguyện ở lại để trở thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ Biên Phòng, tổng cộng gồm 292 binh sĩ lúc khởi đầu, chưa kể một số sĩ quan Quân Lực VNCH giữ các chức vụ chỉ huy.
LỰC LƯỢNG DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU
Vì Tiểu Đoàn 92 BĐQ thoát thai từ Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu, tưởng cũng nên biết qua về tổ chức đặc biệt ít người biết tới này.
Chương trình Dân Sự Chiến Đấu được đặt dưới sự quản trị trực tiếp của Toán 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (5th Special Forces Group) đặt bản doanh tại Nha Trang. Mục tiêu của chương trình là dùng các sắc tộc thiểu số (người Thượng) để thành lập các “trung tâm” (làng, buôn) chiến lược có võ trang tại các vùng rừng núi khiến Việt Cộng không thể xâm nhập và lợi dụng. Việc tổ chức, quản trị và huấn luyện những trung tâm hay “trại” này đều do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đảm nhận. Thí điểm đầu tiên đuợc thành lập tại Buôn Enao thuộc tỉnh Đắc Lắc vào năm 1961. Tới năm 1965 đã có khoảng 80 trung tâm được thành lập tại những vùng rừng núi hẻo lánh khó kiểm soát. Mỗi trung tâm là một “pháo đài” có thể tự phòng thủ và có khả năng ngăn chận mọi xâm nhập từ bên ngoài.
Đến năm 1965, cùng với việc Hoa Kỳ đưa quân ồ ạt vào Việt Nam, chương trình Dân Sự Chiến Đấu cũng được bành trướng mạnh. Các trung tâm phòng thủ được cải tiến thành những trại lực lượng đặc biệt, trang bị vũ khí tối tân với nhiệm vụ không những chỉ để tự vệ mà còn có khả năng tấn công. Từ đó, các toán viễn thám dò tìm địch quân mang biệt danh Delta, Omega và Sigma ra đời. Nhiệm vụ chính của những toán này là xâm nhập sâu vào đất địch để phát hiện địch và thu thập tin tức tình báo.
Tới khoảng cuối năm 1967, toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa tổng cộng có khoảng gần 100 trại Lực Lượng Đặc Biệt, đa số nằm dọc theo biên giới Lào-Việt và Miên-Việt. Vì địa thế chiến lược rất quan trọng của những trại biên phòng này, Cộng quân luôn luôn dùng đủ mọi cách để tiêu diệt. Nhiều trận đánh dữ dội đã xảy ra tại các trại như: Lang Vei, Thường Đức, và Khâm Đức tại Vùng 1 Chiến Thuật, hoặc Đức Cơ, Plei Me, Plei Djereng, Plateau Gi, Đồng Xoài tại Vùng 2, Bến Sỏi, Tống Lê Chân, Trảng Sụp, Chí Linh ở Vùng 3 và Cái Cái, Thường Thới, Tịnh Biên tại Vùng 4.
Cho tới năm 1970, Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân, khởi đầu giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh nên các trại Lực Lượng Đặc Biệt cũng lần lượt được chuyển giao cho Quân Lực VNCH. Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu theo kế hoạch được sát nhập vào binh chủng Biệt Động Quân để trở thành những đơn vị Biệt Động Quân Biên Phòng. Vì mỗi trại Lực Lượng Đặc Biệt thường có vào khoảng từ 300 đến 400 người nên được biến cải thành một tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng. Trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 8 năm 1970 cho đến 15 tháng 1 năm 1971, tổng cộng có tất cả 49 trại Lực Lượng Đặc Biệt được biến cải thành các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng. Nếu tính theo từng Vùng Chiến Thuật, con số này được phân chia như sau: Vùng 1 có 11 trại, Vùng 2 có 15 trại, Vùng 3 có 12 trại, và Vùng 4 có 11 trại.
Tuy trước đây có chừng 100 trại Lực Lượng Đặc Biệt, nhưng chỉ chuyển giao có 49 trại vì có một số trại bị đóng cửa, quân số được bổ xung cho những đơn vị còn lại. Sau khi được chuyển giao, những dân sự chiến đấu trong các trại Lực Lượng Đặc Biệt không còn là dân sự do Hoa Kỳ tuyển mộ, mà chính thức trở thành quân nhân trong Quân Lực VNCH. TỐNG LÊ CHÂN
Trại Tống Lê Chân thuộc Vùng 3 Chiến Thuật được thành lập vào đầu năm 1967 cùng với trại Prek Klok tại vùng Chiến Khu C của Việt Cộng. Vì chận ngay yết hầu nên ngay từ khi thành lập, các trại này đã bị địch quân đe dọa thường xuyên. Trong hệ thống Lực Lượng Đặc Biệt, trại Tống Lê Chân mang ám danh A-334 và được biến cải thành trại Biệt Động Quân Biên Phòng vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Toàn thể quân số trong trại lúc đó có 318 người (gồm 292 người nguyên thuộc Dân Sự Chiến Đấu và các sĩ quan cùng hạ sĩ quan Quân Lực VNCH mới được bổ nhiệm tới để chỉ huy) trở thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ Biên Phòng thuộc hệ thống chỉ huy của Biệt Động Quân/Quân Lực VNCH.
TIỀN ĐỒN CÔ ĐƠN
Trại Tống Lê Chân trấn giữ một địa điểm quan yếu, chận ngay đường vào khu Tam Giác Sắt và án ngữ vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam Bốt. Đây là những an toàn khu và cũng là đại bản doanh Cục R của Việt Cộng, giống như hai mũi dao nhọn chĩa vào cạnh sườn Quân Khu 3. Trong các trận hành quân vượt biên của Quân Đoàn 3 do Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy vào năm 1970, trại Tống Lê Chân đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phát hiện và diệt địch. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi cao chừng 50 thước, trông xuống hai con suối nhỏ dân địa phương gọi là Takon và Neron. Đây là những lạch nước khởi nguồn của sông Saigon chảy qua Dầu Tiếng, Bến Súc, Phú Cường v.v…. Tống Lê Chân, như trên đã nói là một trong chuỗi trại Dân Sự Chiến Đấu do Lực Lượng Đặc Biệt thiết lập dọc theo biên giới Việt-Miên thuộc lãnh thổ Quân Khu 3.
Về vị trí, trại Tống Lê Chân nằm trong vùng ranh giới của hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long, cách An Lộc chừng 15 cây số về hướng Tây Nam và mũi nhọn của chiếc Mỏ Vẹt chứng 13 cây số về hướng Đông Nam. Dưới chân căn cứ là con đường 246 nối liền Chiến Khu C và Chiến Khu D của Việt Cộng. Đây cũng là trục giao liên Nam-Bắc huyết mạch nối liền bản doanh của Cục R Việt Cộng bên Cam Bốt và vùng Dầu Tiếng với Khu Tam Giác Sắt của Cộng quân.
Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng có thể kiểm soát được các trục giao liên Nam-Bắc và Đông-Tây của Cộng quân tại vùng biên giới, lại trấn giữ sườn Tây cho thị trấn An Lộc, Tống Lê Chân như chiếc gai nhọn cần phải nhổ bằng mọi giá trên sa bàn trận liệt của địch. Vào mùa hè năm 1972, cùng với các trận cường tập có pháo binh và chiến xa nặng của Cộng quân vào vùng Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc, các căn cứ biên phòng lân cận Tống Lê Chân như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập đã phải di tản. Tống Lê Chân chơ vơ còn lại như một hải đảo cô đơn giữa biển người Cộng quân trùng điệp. TỨ BỀ THỌ ĐỊCH
Nhằm mục đích mở rộng đường giao liên cũng như giữ bí mật các cuộc chuyển quân xâm nhập từ biên giới Miên-Việt vào lãnh thổ Quân Khu 3, ngày 10 tháng 5 năm 1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh biển người vào căn cứ Tống Lê Chân quyết nhổ cái gai trước mắt. Quyết san bằng căn cứ, địch quân dùng đại pháo 130 ly cùng với đủ loại súng cối, sơn pháo bắn phủ đầu như mưa vào căn cứ theo đúng chiến thuật lấy thịt đè người “tiền pháo hậu xung.” Trận pháo kích khốc liệt này chính thức mở đầu cho gần hai năm trời vây hãm.
Sau loại pháo vòng cầu, nhiều đợt pháo cấp tập bắn thẳng vào Tống Lê Chân như muốn san bẳng căn cứ nhỏ bé nằm lẻ loi trên ngọn đồi. Trong khi đó, một rừng phòng không từ thượng liên đến cao xạ 37 ly, 57 ly và cả hỏa tiễn tầm nhiệt thuộc sư đoàn Pháo Phòng Không tân lập 377 khoá kín không phận khiến các phi cơ không thể nào tới gần để yểm trợ. Sau những đợt pháo kích dữ dội, Tiểu Đoàn 200 (tiểu đoàn độc lập) của Việt Cộng lãnh nhiệm vụ tấn công vào Tống Lê Chân với sự yểm trợ của các đơn vị bộ đội thuộc hai Công Trường 7 và 9.
Tuy bị bao vây và cô lập, các chiến sĩ Mũ Nâu của Tiểu Đoàn 92 BĐQ đã bình tĩnh bố trí trong các giao thông hào đào sâu trong lòng đất chờ địch ngay khi các quả đạn pháo kích đầu tiên rơi vào căn cứ. Một đơn vị đặc công địch theo sát những trái pháo mở đường đã xâm nhập được vòng đai phòng thủ bên ngoài. Những chiến xa hạng nặng T-54 của Cộng quân yểm trợ cũng nã đạn như mưa rất chính xác khiền tình hình có vẻ nguy kịch. Nhưng quân trú phòng vẫn không nao núng vì rất tin tưởng vào hệ thống bố phòng vững chãi và nhất là bãi mìn dầy đặc bao quanh căn cứ.
Dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiện của Thiếu Tá Lê Văn Ngôn (tiểu đoàn trưởng), các chiến sĩ Biệt Động Quân vẫn chưa khai hỏa. Họ chờ bộ đội chủ lực địch xung phong mới bắt đầu nổ súng. Quả nhiên, khi thấy không bị bắn trả, Cộng quân bắt đầu tràn vào căn cứ vì tưởng quân trú phòng đã bị chết hết hay mất tinh thần vì các đợt pháo kích ác kiệt cũng như vì chiến xa với đại bác 100 ly trực xạ. Đúng lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu mới đồng loạt khai hỏa. Từng đợt “biển người” của Cộng quân bị bất ngờ nhưng vì đã tiến tới quá gần không kịp tìm nơi ẩn trú nên bị đốn ngã như rạ.
Sau đợt tấn công đầu tiên bị thiệt hại nặng, địch lui ra để pháo binh tiếp tục nã vào căn cứ, sau đó bộ binh lại tấn công. Sau nhiều đợt xung phong vô hiệu quả, cuối cùng Cộng quân phải rút lui, bỏ lại hàng trăm xác chết phơi thây trên hàng rào phòng thủ. Cũng trong thời gian này, các mặt trận lớn khác tại vùng hỏa tuyến, Tây Nguyên, An Lộc bùng lên dữ dội với những cuộc đụng độ đẫm máu của một Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận đánh tại Tống Lê Chân tuy là một chiến thắng lớn của các chiến sĩ Biệt Động Quân nhưng không được nhiều người biết tới. Nhưng từ khi cuộc “thử lửa” ban đầu bị thất bại nặng nề, Cộng quân biết rằng không thể dễ dàng nuốt chửng Tống Lê Chân nên họ chủ trương dùng chiến thuật tiêu hao, bao vây chặt chẽ và pháo kích thường xuyên với đặc công xâm nhập quấy phá. Bắc Việt tin rằng chiến trường An Lộc lân cận có tầm mức quan trọng hơn và nếu đạt được chiến thắng, Tống Lê Chân không cần phải đánh cũng sẽ tự tan rã. Cuộc bao vây dài nhất trong quân sử bắt đầu.
Cứ như vậy, tiền đồn Tống Lê Chân bị Cộng quân vây chặt. Địch pháo kích thường xuyên vào căn cứ, trong khi màng lưới phòng không dầy đặc cắt đứt nguồn tải thương và tiếp vận duy nhất bằng phi cơ. Thoạt tiên, các phi cơ vận tải C-130 của Không Quân Việt Nam đã phải bay rất cao để thả dù tiếp tế khiến nhiều kiện hàng bay lạc ra ngoài, rơi vào tay Cộng quân. Theo lời kể lại của một hồi chánh viên, vào khoảng tháng 6 năm 1973, Cộng quân đã tổ chức một đại đội có nhiệm vụ chuyên đi “lượm dù” để lấy đồ tiếp tế. Vì vậy, đã có dư luận từ các nguồn tin ngoại quốc cho rằng đôi bên đã ngầm thỏa thuận để các vận tải cơ được tự do thả dù mà không bị phòng không bắn lên, miễn là quân trú phòng không bắn vào toán Cộng quân lượm dù bên ngoài. Sau này, khi rút tỉa kinh ngiệm, Không Quân VNCH đã hoàn chỉnh được kỹ thuật thả dù tiếp tế nên số lượng đồ tiếp vận thất thoát không còn dáng kể.
Riêng các phi cơ trực thăng, phương tiện duy nhất để tản thương hay chở quân tăng viện không thể nào bay lọt lưới phòng không dầy đặc của địch. Nhiều toán trực thăng đã liều lĩnh bay vào Tống Lê Chân chẳng những không đạt được nhiều thành công, lại bị thiệt hại khá nặng. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1973 đến cuối tháng 1 năm 1974, có khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên bãi đáp.
Cuối tháng 12 năm 1973, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Đây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn phòng không địch chỉ nội trong tháng 12 năm 1973. Thiệt hại về phía Không Quân VNCH gồm 9 chết, 36 bị thương. Tới tháng 1 năm 1974 tức là một năm sau khi ký kết hiệp định ngưng bắn, vẫn còn có 12 chiến sĩ Biệt Động Quân bị thương nặng vẫn chưa được tản thương khỏi căn cứ. NGƯNG CHIẾN KIỂU VIỆT CỘNG
Tuy căn cứ Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự tấn công vào tháng 5 năm 1972, nhưng bị vây hãm và tấn công dữ dội nhất vào lúc thỏa ước nhưng bắn được thi hành tại Việt Nam theo khuôn khổ hiệp định Paris. Đây cũng là một điểm đặc biệt có một không hai trong cuộc chiến tại Việt Nam cũng như trong lịch sử chiến tranh thế giới: môt hiệp ước ngưng bắn bị vi phạm ngay sau khi vừa ký kết. Cộng quân, có lẽ đang cay cú vì thất bại chua cay không chiếm được An Lộc, nay cố chiếm một mảnh đất khỉ ho cò gáy gần biên giới Việt-Miên để có một chỗ cho Cục R ra mắt.
Trong lúc toàn thể thế giới thở phài nhẹ nhỏm vì ngòi lửa chiến tranh tại Việt Nam có thể đưa đến hiểm họa chiến tranh giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản không còn nữa, thì tại Tống Lê Chân, Tiểu Đoàn 92 BĐQ vẫn đơn độc ngày ngày hứng pháo và dành dựt với Cộng quân từng thước đất để sống còn. Tuy Cộng quân công khai vi phạm thỏa ước ngưng bắn, nhưng người bạn đồng minh Hoa Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn dửng dưng không hề có một lời phản đối dù lấy lệ, dường như còn say men rượu mừng vì đã tìm thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.”
Dĩ nhiên họ cũng chẳng có một phản ứng hay hành động tích cực nào thuận lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Ngay cả Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến cũng không can thiệp. Vì vậy, trước những vi phạm trắng trợn và lộ liễu của Cộng quân tại Tống Lê Chân, trong phiên họp ngày 17 tháng 3 năm 1973, trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa là tướng Dư Quốc Đống đã phải đặt vấn đề Tống Lê Chân lên bàn hội nghị với ba giải pháp như sau:
• 1. Cử một tổ Liên Hợp Quân Sự bốn bên đến Tống Lê Chân để điều tra tại chỗ các sự vi phạm.
• 2. Nếu phe Cộng Sản phản đối, sẽ yêu cầu Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến can thiệp.
• 3. Yêu cầu các đơn vị Cộng quân quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của Ủy Ban Đình Chiến.
Dĩ nhiên đề nghị hợp lý của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa bị phe Cộng Sản phản đối vì chính họ là kẻ vi phạm. Trần Văn Trà, trung tướng trưởng phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) cố ý vắng mặt để Đại Tá Đặng Văn Thu thay thế. Ông Thu một mặt vu khống chính Việt Nam Cộng Hòa mới là phe vi phạm ngưng bắn, một mặt tự coi là không đủ thẩm quyền quyết định nên yêu cầu mở một cuộc họp khác để bàn về Tống Lê Chân với sự hiện diện của Trần Văn Trà. Về các đề nghị thứ hai và thứ ba của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa, phe Cộng sản cũng “nhất trí” phản đối, ngoài ra còn dọa dẫm các thành viên trong Ủy Hội Quốc Tế rằng tình hình tại Tống Lê Chân “chưa rõ rệt” nên họ không bảo đảm an ninh cho phái đoàn cũng như phi cơ của Ủy Hội.
Tóm lại, cả phe Cộng sản trong Ủy Ban Liên Hiệp và Ủy Hội Quốc Tế đều đồng thanh tránh né việc điều tra vi phạm ngưng bắn tại Tống Lê Chân, lúc thì chờ chỉ thượng cấp quyết định, khi lại không bảo đảm an ninh. TỐNG LÊ CHÂN
Đến ngày 23 tháng 3 năm 1973 tức là chỉ còn 4 hôm nữa là hết hạn 60 ngày làm việc của Ủy Ban Liên Hiệp bốn bên, phái đoàn Hoa Kỳ mới yêu cầu chiếu lệ Gia Nã Đại là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế điều tra về vụ Tống Lê Chân. Phía Việt Cộng đưa Đại Tá Võ Đông Giang ra thảo luận với Đại Tá Lomis của Gia Nã Đại và thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của MTGPMN theo Ủy Hội Quốc Tế tới Tống Lê Chân vào ngày 24 tháng 3/1973. Nhưng đó cũng chỉ là mánh lới tiểu xảo cố hữu của Cộng Sản: tới ngày hẹn, viên sĩ quan liên lạc này đã “trễ trực thăng” nên máy bay của Ủy Hội Quốc Tế không đi Tống Lê Chân được.
Như vậy, với sự tráo trở và lọc lừa cố ý của Cộng sản, việc điều tra tại Tống Lê Chân đã không bao giờ được thực hiện. Số phận của Tống Lê Chân đành phó thác cho định mệnh và Tiểu Đoàn 92 BĐQ phải tự chiến đấu một mình để sống còn. VÒNG VÂY XIẾT CHẶT
Suốt năm 1973 kể từ ngày ngưng bắn, trong lúc Việt Cộng giở thủ đoạn hèn hạ tại bàn hội nghị, Tống Lê Chân bị bao vây chặt chẽ và bị tấn công hàng chục lần nhưng vị trí vẫn đứng vững như một khúc xương khó nuốt. Nhả ra không được vì bị Tống Lê Chân chận nghẹn ngay yết hầu, nuốt vào thì không xong vì các chiến sĩ Mũ Nâu rất kiên cường không chịu nhượng bộ một tấc đất, Cộng quân chỉ còn cách bao vây “nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Tuy phòng không địch dầy đặc bao quanh căn cứ nhưng phi cơ Việt Nam Cộng Hòa đôi khi vẫn liều lĩnh bay lọt qua màng lưới của tử thần để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống Lê Chân bằng dù khá hiệu quả, nhưng vì chu vi phòng thủ quá hẹp nên có một số đồ tiếp liệu bị lọt vào tay địch.
Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn “kiểm soát” tranh luận dằng co, tình hình tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm trời bị bao vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía quân trú phòng. Bị cả sư đoàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công thường xuyên, quân số Biệt Động Quân ngày càng hao hụt không được bổ xung. Lúc này, Tiểu Đoàn 92 BĐQ chỉ còn lại 255 người, trong số đó có nhiều thương binh. Việc tiếp tế lại không được đầy đủ vì phi cơ thả dù bị phòng không chận bắn. Về mặt tinh thần cũng sa sút phần nào vì bị vây hãm quá lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy, Tống Lê Chân vẫn còn đứng vững như một biểu tượng hùng hồn cho lòng quả cảm và sức chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ Biệt Động Quân.
Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, Quân Lực VNCH tính ra đã phải trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc dùng phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đã trở thành một gánh quá nặng cho Không Quân Việt Nam lúc đó phương tiện không còn được dồi dào như lúc Hoa Kỳ còn tham chiến. Hơn nữa, tuy Tống Lê Chân chiếm giữ một vị trí khá quan trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền đồn nên giá trị quân sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ khác, do đó không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. Vì không thể chia bớt lực lượng để yểm trợ Tống Lê Chân, đã đến lúc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phải có một quyết định dứt khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt tình trạng bất lợi.
Do đó, vào ngày 23 tháng 3/1973, tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH chọn một trong ba giải pháp sau đây:
Trại Tống Lê Chân chẳng qua chỉ là một tiền đồn hẻo lánh gần biên giới Việt-Miên thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, có nhiệm vụ phát hiện sự xâm nhập của địch quân vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Tuy chỉ là một trận đánh nhỏ lại không mấy quan trọng, nhưng nếu kể về tinh thần chiến đấu can trường và sức chịu đựng phi thường của người lính chiến trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, các chiến sĩ Tiểu Đoàn 92 BĐQ đã vượt trội và tạo nhiều thành tích có một không hai khiến trận đánh Tống Lê Chân trở thành có tầm vóc lịch sử, khác biệt và đáng chú ý hơn nhiều trận đánh lớn khác.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6, chúng tôi tường thuật lại trận đánh oai hùng của Tiểu Đoàn 92 BĐQ tại Tống Lê Chân qua những tài liệu thâu thập được để tôn vinh các chiến sĩ Cọp Rừng Mũ Nâu. Đây cũng là dịp tri ân toàn thể Quân Lực VNCH đã đổ nhiều xương máu bảo vệ quê hương. Tác giả cũng hy vọng sẽ được tiếp xúc với các chiến sĩ đã có mặt hoặc liên quan đến trận Tống Lê Chân để có dịp sửa đổi và bổ túc thêm chi tiết giúp bài viết thêm chính xác.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Trận đánh tại tiền đồn Tống Lê Chân trở nên sôi động vào một thời điểm hết sức đặc biệt, đó là lúc hiệp định ngưng bắn Paris vừa được ký kết vào đầu năm 1973, trên nguyên tắc chấm dứt cuộc chiến tranh giữa hai phe Quốc-Cộng tại Việt Nam. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, đây lại là trái hỏa mù để quân đội Hoa Kỳ nương theo đó mà giải kết “rút quân trong danh dự,” nếu nói theo kiểu cặp bài trùng Kissinger và Nixon, và để Bắc Việt mặc sức tung hoành xua quân đánh chiếm Miền Nam.
Hoa Kỳ thỏa thuận rút quân trong vòng 60 ngày, trong khi bộ đội Bắc Việt được tự do ở lại và thao túng tại miền Nam vô thời hạn. Như vậy, người bạn đồng minh đã mở ngỏ cửa và bật đèn xanh, giúp Cộng quân thành công trong việc thôn tính miền Nam. Trong khi đó Quân Lực VNCH coi như bị bỏ rơi, bị bó tay nên lâm vào tình trạng kiệt quệ, một mình lại phải đương đầu không những với bộ đội Bắc Việt mà hầu như toàn khối Cộng Sản đang viện trợ những vũ khí tối tân cho quân xâm lăng.
Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm hiệp định ngưng bắn ngay khi vừa ký kết xong còn chưa ráo mực, có thể nói với sự gián tiếp đồng ý của người bạn Hoa Kỳ. Trong cuộc họp báo ngày 24 tháng 1 năm 1973, chính Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, người đã cùng tên đồ tể Lê Đức Thọ của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) ký “hòa ước” bức tử Miền Nam, đã không một chút ngượng ngùng khi tuyên bố: “Thỏa ước ngưng bắn không có điều khoản nào cho phép quân đội Bắc Việt có mặt tại Miền Nam. Bắc Việt cũng không đòi hỏi, nhưng chúng tôi ước lượng hiện có chừng 145,000 quân Bắc Việt đang tham chiến tại Miền Nam Việt Nam.”
Rõ ràng, Hoa Kỳ đã nhập nhằng ký kết hiệp ước bán đứng Việt Nam Cộng Hòa với mục đích duy nhất đóng của rút cầu, bỏ rơi Miền Nam khi không buộc Cộng Sản Bắc Việt cũng phải rút quân về Bắc. Thực sự, lúc đó Bắc quân đã có đến 13 sư đoàn quân chính qui tại miền Nam với quân số tổng cộng gần 200,000 người. Ngoài ra, chúng còn có các đại đơn vị pháo binh diện địa và chiến xa yểm trợ cùng các kho quân lương, vũ khí tại Lào và Cam Bốt được coi là an toàn khu. Tại khu vực đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào, các xe vận tải của Cộng quân công khai ồ ạt chở súng ống, đạn được và binh sĩ vào xâm lăng Miền Nam vì không còn bị oanh tạc như trước.
Vì vậy, tình hình sau khi ngưng bắn hoàn toàn bất lợi cho Quân Lực VNCH. Các đại đơn vị không thể nào dành được thế chủ động để lùng và diệt địch trên chiến trường vì phải trải quân quá mỏng để trám vào những chỗ trống do quân đội Hoa Kỳ bỏ lại. Trong lúc đó, Cộng quân được tự do bổ xung quân số, tích lũy tiếp vận để tạo áp lực quân sự trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
Riêng tại Vùng 3 Chiến Thuật, ba sư đoàn Cộng quân gồm các công trường 5, 7 và 9 lợi dụng an toàn khu tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt bên Cam Bốt thường vượt biên đánh phá dọc Quốc Lộ 13 từ Lộc Ninh đến Bến Cát nằm về phía Bắc thủ đô Saigon. Khi mạnh, họ tung lực lượng quấy phá. Lúc yếu, lại rút qua biên giới dưỡng quân để chờ cơ hội thuận tiện. Phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ cố gắng phòng thủ trong tư thế thụ động vì không đủ lực lượng mở các cuộc hành quân vượt biên truy kích như trước kia vào năm 1970 khi quân đội Hoa Kỳ còn tham chiến. Để đối đầu với 3 sư đoàn Cộng quân, Quân Lực VNCH trong vùng này chỉ có Sư Đoàn 5 Bộ Binh đặt bản doanh tại Lai Khê do Đại Tá Lê Nguyên Vỹ làm tư lệnh.
Sau nhiều cuộc tấn công thăm dò, vào đầu tháng 4 năm 1973, Công Trường 7 Cộng quân tấn công và tràn ngập căn cứ Chí Linh trên Liên Tỉnh Lộ 13 gần quận lỵ Đôn Luân vào ngày 10 tháng 4. Để mở rộng đường xâm nhập từ ngả Cam Bốt, Cộng quân cũng uy hiếp các trại Biệt Động Quân Biên Phòng dọc theo biên giới như Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập, Tống Lê Chân v.v. Trước áp lực quá mạnh của địch quân, Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân ở Quân Khu 3 phải lần lượt di tản hầu hết các vị trí chiến lược rất quan trọng dọc theo biên giới ngoại trừ trại Tống Lê Chân. Lý do vì toàn thể Tiểu Đoàn 92 BĐQ đồn trú tại trại này đều tình nguyện ở lại chiến đấu. Trận đánh dài nhất trong quân sử khởi đầu và trang sử oai hùng nhất của Binh Chủng cũng được Tiểu Đoàn 92 BĐQ viết từ giờ phút đó.
Tống Lê Chân, địa danh xa lạ cuộc chiến tranh dai dẳng tại Việt Nam ngoài mức độ khốc liệt, còn tạo ra những địa danh xa lạ. Nếu không có trận Tân Cảnh, Kon Tum, làm gì có những tên Charlie, Delta? Nếu không có trận Hạ Lào chắc cũng chẳng có LoLo, Sophia, Biệt Động Quân Bắc, Biệt Động Quân Nam v.v. Tống Lê Chân cũng là một tên rất lạ. Dân địa phương người Miên gọi vùng này là Tonlé Tchombe. Tonlé tiếng Miên có nghĩa là sông, hồ, suối hoặc nơi nào có nước. Thí dụ như Biển Hồ có tên Miên là Tonlé Sap. Khi mới thành lập, trại này chưa có tên nên Thiếu Tá Đặng Hưng Long, vị chỉ huy trưởng đầu tiên phiên âm tiếng Miên Tonlé Tchombe thành tiếng Việt Tống Lê Chân. Sau này, phần đông các quân nhân trong binh chủng Biệt Động Quân biên phòng gọi tắt là Tống “Lệ” Chân để ám chỉ một căn cứ đầy máu và nước mắt, không có một ngày yên vui kể từ khi ra đời.
Tiền đồn Tống Lê Chân nguyên thủy là một trại Dân Sự Chiến Đấu (DSC –Civilian Irregular Defense Group, gọi tắt là CIDG) do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thành lập từ năm 1967 để phát hiện và ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân từ bên kia biên giới. Đến năm 1970 trong chương trình cải biến Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu thành Biệt Động Quân Biên Phòng, phần đông những binh sĩ của trại Tống Lê Chân thuộc sắc dân người thượng Stieng đều tình nguyện ở lại để trở thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ Biên Phòng, tổng cộng gồm 292 binh sĩ lúc khởi đầu, chưa kể một số sĩ quan Quân Lực VNCH giữ các chức vụ chỉ huy.
LỰC LƯỢNG DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU
Vì Tiểu Đoàn 92 BĐQ thoát thai từ Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu, tưởng cũng nên biết qua về tổ chức đặc biệt ít người biết tới này.
Chương trình Dân Sự Chiến Đấu được đặt dưới sự quản trị trực tiếp của Toán 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (5th Special Forces Group) đặt bản doanh tại Nha Trang. Mục tiêu của chương trình là dùng các sắc tộc thiểu số (người Thượng) để thành lập các “trung tâm” (làng, buôn) chiến lược có võ trang tại các vùng rừng núi khiến Việt Cộng không thể xâm nhập và lợi dụng. Việc tổ chức, quản trị và huấn luyện những trung tâm hay “trại” này đều do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đảm nhận. Thí điểm đầu tiên đuợc thành lập tại Buôn Enao thuộc tỉnh Đắc Lắc vào năm 1961. Tới năm 1965 đã có khoảng 80 trung tâm được thành lập tại những vùng rừng núi hẻo lánh khó kiểm soát. Mỗi trung tâm là một “pháo đài” có thể tự phòng thủ và có khả năng ngăn chận mọi xâm nhập từ bên ngoài.
Đến năm 1965, cùng với việc Hoa Kỳ đưa quân ồ ạt vào Việt Nam, chương trình Dân Sự Chiến Đấu cũng được bành trướng mạnh. Các trung tâm phòng thủ được cải tiến thành những trại lực lượng đặc biệt, trang bị vũ khí tối tân với nhiệm vụ không những chỉ để tự vệ mà còn có khả năng tấn công. Từ đó, các toán viễn thám dò tìm địch quân mang biệt danh Delta, Omega và Sigma ra đời. Nhiệm vụ chính của những toán này là xâm nhập sâu vào đất địch để phát hiện địch và thu thập tin tức tình báo.
Tới khoảng cuối năm 1967, toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa tổng cộng có khoảng gần 100 trại Lực Lượng Đặc Biệt, đa số nằm dọc theo biên giới Lào-Việt và Miên-Việt. Vì địa thế chiến lược rất quan trọng của những trại biên phòng này, Cộng quân luôn luôn dùng đủ mọi cách để tiêu diệt. Nhiều trận đánh dữ dội đã xảy ra tại các trại như: Lang Vei, Thường Đức, và Khâm Đức tại Vùng 1 Chiến Thuật, hoặc Đức Cơ, Plei Me, Plei Djereng, Plateau Gi, Đồng Xoài tại Vùng 2, Bến Sỏi, Tống Lê Chân, Trảng Sụp, Chí Linh ở Vùng 3 và Cái Cái, Thường Thới, Tịnh Biên tại Vùng 4.
Cho tới năm 1970, Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân, khởi đầu giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh nên các trại Lực Lượng Đặc Biệt cũng lần lượt được chuyển giao cho Quân Lực VNCH. Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu theo kế hoạch được sát nhập vào binh chủng Biệt Động Quân để trở thành những đơn vị Biệt Động Quân Biên Phòng. Vì mỗi trại Lực Lượng Đặc Biệt thường có vào khoảng từ 300 đến 400 người nên được biến cải thành một tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng. Trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 8 năm 1970 cho đến 15 tháng 1 năm 1971, tổng cộng có tất cả 49 trại Lực Lượng Đặc Biệt được biến cải thành các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng. Nếu tính theo từng Vùng Chiến Thuật, con số này được phân chia như sau: Vùng 1 có 11 trại, Vùng 2 có 15 trại, Vùng 3 có 12 trại, và Vùng 4 có 11 trại.
Tuy trước đây có chừng 100 trại Lực Lượng Đặc Biệt, nhưng chỉ chuyển giao có 49 trại vì có một số trại bị đóng cửa, quân số được bổ xung cho những đơn vị còn lại. Sau khi được chuyển giao, những dân sự chiến đấu trong các trại Lực Lượng Đặc Biệt không còn là dân sự do Hoa Kỳ tuyển mộ, mà chính thức trở thành quân nhân trong Quân Lực VNCH. TỐNG LÊ CHÂN
Trại Tống Lê Chân thuộc Vùng 3 Chiến Thuật được thành lập vào đầu năm 1967 cùng với trại Prek Klok tại vùng Chiến Khu C của Việt Cộng. Vì chận ngay yết hầu nên ngay từ khi thành lập, các trại này đã bị địch quân đe dọa thường xuyên. Trong hệ thống Lực Lượng Đặc Biệt, trại Tống Lê Chân mang ám danh A-334 và được biến cải thành trại Biệt Động Quân Biên Phòng vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Toàn thể quân số trong trại lúc đó có 318 người (gồm 292 người nguyên thuộc Dân Sự Chiến Đấu và các sĩ quan cùng hạ sĩ quan Quân Lực VNCH mới được bổ nhiệm tới để chỉ huy) trở thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ Biên Phòng thuộc hệ thống chỉ huy của Biệt Động Quân/Quân Lực VNCH.
TIỀN ĐỒN CÔ ĐƠN
Trại Tống Lê Chân trấn giữ một địa điểm quan yếu, chận ngay đường vào khu Tam Giác Sắt và án ngữ vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam Bốt. Đây là những an toàn khu và cũng là đại bản doanh Cục R của Việt Cộng, giống như hai mũi dao nhọn chĩa vào cạnh sườn Quân Khu 3. Trong các trận hành quân vượt biên của Quân Đoàn 3 do Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy vào năm 1970, trại Tống Lê Chân đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phát hiện và diệt địch. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi cao chừng 50 thước, trông xuống hai con suối nhỏ dân địa phương gọi là Takon và Neron. Đây là những lạch nước khởi nguồn của sông Saigon chảy qua Dầu Tiếng, Bến Súc, Phú Cường v.v…. Tống Lê Chân, như trên đã nói là một trong chuỗi trại Dân Sự Chiến Đấu do Lực Lượng Đặc Biệt thiết lập dọc theo biên giới Việt-Miên thuộc lãnh thổ Quân Khu 3.
Về vị trí, trại Tống Lê Chân nằm trong vùng ranh giới của hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long, cách An Lộc chừng 15 cây số về hướng Tây Nam và mũi nhọn của chiếc Mỏ Vẹt chứng 13 cây số về hướng Đông Nam. Dưới chân căn cứ là con đường 246 nối liền Chiến Khu C và Chiến Khu D của Việt Cộng. Đây cũng là trục giao liên Nam-Bắc huyết mạch nối liền bản doanh của Cục R Việt Cộng bên Cam Bốt và vùng Dầu Tiếng với Khu Tam Giác Sắt của Cộng quân.
Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng có thể kiểm soát được các trục giao liên Nam-Bắc và Đông-Tây của Cộng quân tại vùng biên giới, lại trấn giữ sườn Tây cho thị trấn An Lộc, Tống Lê Chân như chiếc gai nhọn cần phải nhổ bằng mọi giá trên sa bàn trận liệt của địch. Vào mùa hè năm 1972, cùng với các trận cường tập có pháo binh và chiến xa nặng của Cộng quân vào vùng Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc, các căn cứ biên phòng lân cận Tống Lê Chân như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập đã phải di tản. Tống Lê Chân chơ vơ còn lại như một hải đảo cô đơn giữa biển người Cộng quân trùng điệp. TỨ BỀ THỌ ĐỊCH
Nhằm mục đích mở rộng đường giao liên cũng như giữ bí mật các cuộc chuyển quân xâm nhập từ biên giới Miên-Việt vào lãnh thổ Quân Khu 3, ngày 10 tháng 5 năm 1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh biển người vào căn cứ Tống Lê Chân quyết nhổ cái gai trước mắt. Quyết san bằng căn cứ, địch quân dùng đại pháo 130 ly cùng với đủ loại súng cối, sơn pháo bắn phủ đầu như mưa vào căn cứ theo đúng chiến thuật lấy thịt đè người “tiền pháo hậu xung.” Trận pháo kích khốc liệt này chính thức mở đầu cho gần hai năm trời vây hãm.
Sau loại pháo vòng cầu, nhiều đợt pháo cấp tập bắn thẳng vào Tống Lê Chân như muốn san bẳng căn cứ nhỏ bé nằm lẻ loi trên ngọn đồi. Trong khi đó, một rừng phòng không từ thượng liên đến cao xạ 37 ly, 57 ly và cả hỏa tiễn tầm nhiệt thuộc sư đoàn Pháo Phòng Không tân lập 377 khoá kín không phận khiến các phi cơ không thể nào tới gần để yểm trợ. Sau những đợt pháo kích dữ dội, Tiểu Đoàn 200 (tiểu đoàn độc lập) của Việt Cộng lãnh nhiệm vụ tấn công vào Tống Lê Chân với sự yểm trợ của các đơn vị bộ đội thuộc hai Công Trường 7 và 9.
Tuy bị bao vây và cô lập, các chiến sĩ Mũ Nâu của Tiểu Đoàn 92 BĐQ đã bình tĩnh bố trí trong các giao thông hào đào sâu trong lòng đất chờ địch ngay khi các quả đạn pháo kích đầu tiên rơi vào căn cứ. Một đơn vị đặc công địch theo sát những trái pháo mở đường đã xâm nhập được vòng đai phòng thủ bên ngoài. Những chiến xa hạng nặng T-54 của Cộng quân yểm trợ cũng nã đạn như mưa rất chính xác khiền tình hình có vẻ nguy kịch. Nhưng quân trú phòng vẫn không nao núng vì rất tin tưởng vào hệ thống bố phòng vững chãi và nhất là bãi mìn dầy đặc bao quanh căn cứ.
Dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiện của Thiếu Tá Lê Văn Ngôn (tiểu đoàn trưởng), các chiến sĩ Biệt Động Quân vẫn chưa khai hỏa. Họ chờ bộ đội chủ lực địch xung phong mới bắt đầu nổ súng. Quả nhiên, khi thấy không bị bắn trả, Cộng quân bắt đầu tràn vào căn cứ vì tưởng quân trú phòng đã bị chết hết hay mất tinh thần vì các đợt pháo kích ác kiệt cũng như vì chiến xa với đại bác 100 ly trực xạ. Đúng lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu mới đồng loạt khai hỏa. Từng đợt “biển người” của Cộng quân bị bất ngờ nhưng vì đã tiến tới quá gần không kịp tìm nơi ẩn trú nên bị đốn ngã như rạ.
Sau đợt tấn công đầu tiên bị thiệt hại nặng, địch lui ra để pháo binh tiếp tục nã vào căn cứ, sau đó bộ binh lại tấn công. Sau nhiều đợt xung phong vô hiệu quả, cuối cùng Cộng quân phải rút lui, bỏ lại hàng trăm xác chết phơi thây trên hàng rào phòng thủ. Cũng trong thời gian này, các mặt trận lớn khác tại vùng hỏa tuyến, Tây Nguyên, An Lộc bùng lên dữ dội với những cuộc đụng độ đẫm máu của một Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận đánh tại Tống Lê Chân tuy là một chiến thắng lớn của các chiến sĩ Biệt Động Quân nhưng không được nhiều người biết tới. Nhưng từ khi cuộc “thử lửa” ban đầu bị thất bại nặng nề, Cộng quân biết rằng không thể dễ dàng nuốt chửng Tống Lê Chân nên họ chủ trương dùng chiến thuật tiêu hao, bao vây chặt chẽ và pháo kích thường xuyên với đặc công xâm nhập quấy phá. Bắc Việt tin rằng chiến trường An Lộc lân cận có tầm mức quan trọng hơn và nếu đạt được chiến thắng, Tống Lê Chân không cần phải đánh cũng sẽ tự tan rã. Cuộc bao vây dài nhất trong quân sử bắt đầu.
Cứ như vậy, tiền đồn Tống Lê Chân bị Cộng quân vây chặt. Địch pháo kích thường xuyên vào căn cứ, trong khi màng lưới phòng không dầy đặc cắt đứt nguồn tải thương và tiếp vận duy nhất bằng phi cơ. Thoạt tiên, các phi cơ vận tải C-130 của Không Quân Việt Nam đã phải bay rất cao để thả dù tiếp tế khiến nhiều kiện hàng bay lạc ra ngoài, rơi vào tay Cộng quân. Theo lời kể lại của một hồi chánh viên, vào khoảng tháng 6 năm 1973, Cộng quân đã tổ chức một đại đội có nhiệm vụ chuyên đi “lượm dù” để lấy đồ tiếp tế. Vì vậy, đã có dư luận từ các nguồn tin ngoại quốc cho rằng đôi bên đã ngầm thỏa thuận để các vận tải cơ được tự do thả dù mà không bị phòng không bắn lên, miễn là quân trú phòng không bắn vào toán Cộng quân lượm dù bên ngoài. Sau này, khi rút tỉa kinh ngiệm, Không Quân VNCH đã hoàn chỉnh được kỹ thuật thả dù tiếp tế nên số lượng đồ tiếp vận thất thoát không còn dáng kể.
Riêng các phi cơ trực thăng, phương tiện duy nhất để tản thương hay chở quân tăng viện không thể nào bay lọt lưới phòng không dầy đặc của địch. Nhiều toán trực thăng đã liều lĩnh bay vào Tống Lê Chân chẳng những không đạt được nhiều thành công, lại bị thiệt hại khá nặng. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1973 đến cuối tháng 1 năm 1974, có khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên bãi đáp.
Cuối tháng 12 năm 1973, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Đây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn phòng không địch chỉ nội trong tháng 12 năm 1973. Thiệt hại về phía Không Quân VNCH gồm 9 chết, 36 bị thương. Tới tháng 1 năm 1974 tức là một năm sau khi ký kết hiệp định ngưng bắn, vẫn còn có 12 chiến sĩ Biệt Động Quân bị thương nặng vẫn chưa được tản thương khỏi căn cứ. NGƯNG CHIẾN KIỂU VIỆT CỘNG
Tuy căn cứ Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự tấn công vào tháng 5 năm 1972, nhưng bị vây hãm và tấn công dữ dội nhất vào lúc thỏa ước nhưng bắn được thi hành tại Việt Nam theo khuôn khổ hiệp định Paris. Đây cũng là một điểm đặc biệt có một không hai trong cuộc chiến tại Việt Nam cũng như trong lịch sử chiến tranh thế giới: môt hiệp ước ngưng bắn bị vi phạm ngay sau khi vừa ký kết. Cộng quân, có lẽ đang cay cú vì thất bại chua cay không chiếm được An Lộc, nay cố chiếm một mảnh đất khỉ ho cò gáy gần biên giới Việt-Miên để có một chỗ cho Cục R ra mắt.
Trong lúc toàn thể thế giới thở phài nhẹ nhỏm vì ngòi lửa chiến tranh tại Việt Nam có thể đưa đến hiểm họa chiến tranh giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản không còn nữa, thì tại Tống Lê Chân, Tiểu Đoàn 92 BĐQ vẫn đơn độc ngày ngày hứng pháo và dành dựt với Cộng quân từng thước đất để sống còn. Tuy Cộng quân công khai vi phạm thỏa ước ngưng bắn, nhưng người bạn đồng minh Hoa Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn dửng dưng không hề có một lời phản đối dù lấy lệ, dường như còn say men rượu mừng vì đã tìm thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.”
Dĩ nhiên họ cũng chẳng có một phản ứng hay hành động tích cực nào thuận lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Ngay cả Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến cũng không can thiệp. Vì vậy, trước những vi phạm trắng trợn và lộ liễu của Cộng quân tại Tống Lê Chân, trong phiên họp ngày 17 tháng 3 năm 1973, trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa là tướng Dư Quốc Đống đã phải đặt vấn đề Tống Lê Chân lên bàn hội nghị với ba giải pháp như sau:
• 1. Cử một tổ Liên Hợp Quân Sự bốn bên đến Tống Lê Chân để điều tra tại chỗ các sự vi phạm.
• 2. Nếu phe Cộng Sản phản đối, sẽ yêu cầu Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến can thiệp.
• 3. Yêu cầu các đơn vị Cộng quân quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của Ủy Ban Đình Chiến.
Dĩ nhiên đề nghị hợp lý của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa bị phe Cộng Sản phản đối vì chính họ là kẻ vi phạm. Trần Văn Trà, trung tướng trưởng phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) cố ý vắng mặt để Đại Tá Đặng Văn Thu thay thế. Ông Thu một mặt vu khống chính Việt Nam Cộng Hòa mới là phe vi phạm ngưng bắn, một mặt tự coi là không đủ thẩm quyền quyết định nên yêu cầu mở một cuộc họp khác để bàn về Tống Lê Chân với sự hiện diện của Trần Văn Trà. Về các đề nghị thứ hai và thứ ba của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa, phe Cộng sản cũng “nhất trí” phản đối, ngoài ra còn dọa dẫm các thành viên trong Ủy Hội Quốc Tế rằng tình hình tại Tống Lê Chân “chưa rõ rệt” nên họ không bảo đảm an ninh cho phái đoàn cũng như phi cơ của Ủy Hội.
Tóm lại, cả phe Cộng sản trong Ủy Ban Liên Hiệp và Ủy Hội Quốc Tế đều đồng thanh tránh né việc điều tra vi phạm ngưng bắn tại Tống Lê Chân, lúc thì chờ chỉ thượng cấp quyết định, khi lại không bảo đảm an ninh. TỐNG LÊ CHÂN
Đến ngày 23 tháng 3 năm 1973 tức là chỉ còn 4 hôm nữa là hết hạn 60 ngày làm việc của Ủy Ban Liên Hiệp bốn bên, phái đoàn Hoa Kỳ mới yêu cầu chiếu lệ Gia Nã Đại là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế điều tra về vụ Tống Lê Chân. Phía Việt Cộng đưa Đại Tá Võ Đông Giang ra thảo luận với Đại Tá Lomis của Gia Nã Đại và thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của MTGPMN theo Ủy Hội Quốc Tế tới Tống Lê Chân vào ngày 24 tháng 3/1973. Nhưng đó cũng chỉ là mánh lới tiểu xảo cố hữu của Cộng Sản: tới ngày hẹn, viên sĩ quan liên lạc này đã “trễ trực thăng” nên máy bay của Ủy Hội Quốc Tế không đi Tống Lê Chân được.
Như vậy, với sự tráo trở và lọc lừa cố ý của Cộng sản, việc điều tra tại Tống Lê Chân đã không bao giờ được thực hiện. Số phận của Tống Lê Chân đành phó thác cho định mệnh và Tiểu Đoàn 92 BĐQ phải tự chiến đấu một mình để sống còn. VÒNG VÂY XIẾT CHẶT
Suốt năm 1973 kể từ ngày ngưng bắn, trong lúc Việt Cộng giở thủ đoạn hèn hạ tại bàn hội nghị, Tống Lê Chân bị bao vây chặt chẽ và bị tấn công hàng chục lần nhưng vị trí vẫn đứng vững như một khúc xương khó nuốt. Nhả ra không được vì bị Tống Lê Chân chận nghẹn ngay yết hầu, nuốt vào thì không xong vì các chiến sĩ Mũ Nâu rất kiên cường không chịu nhượng bộ một tấc đất, Cộng quân chỉ còn cách bao vây “nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Tuy phòng không địch dầy đặc bao quanh căn cứ nhưng phi cơ Việt Nam Cộng Hòa đôi khi vẫn liều lĩnh bay lọt qua màng lưới của tử thần để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống Lê Chân bằng dù khá hiệu quả, nhưng vì chu vi phòng thủ quá hẹp nên có một số đồ tiếp liệu bị lọt vào tay địch.
Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn “kiểm soát” tranh luận dằng co, tình hình tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm trời bị bao vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía quân trú phòng. Bị cả sư đoàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công thường xuyên, quân số Biệt Động Quân ngày càng hao hụt không được bổ xung. Lúc này, Tiểu Đoàn 92 BĐQ chỉ còn lại 255 người, trong số đó có nhiều thương binh. Việc tiếp tế lại không được đầy đủ vì phi cơ thả dù bị phòng không chận bắn. Về mặt tinh thần cũng sa sút phần nào vì bị vây hãm quá lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy, Tống Lê Chân vẫn còn đứng vững như một biểu tượng hùng hồn cho lòng quả cảm và sức chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ Biệt Động Quân.
Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, Quân Lực VNCH tính ra đã phải trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc dùng phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đã trở thành một gánh quá nặng cho Không Quân Việt Nam lúc đó phương tiện không còn được dồi dào như lúc Hoa Kỳ còn tham chiến. Hơn nữa, tuy Tống Lê Chân chiếm giữ một vị trí khá quan trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền đồn nên giá trị quân sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ khác, do đó không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. Vì không thể chia bớt lực lượng để yểm trợ Tống Lê Chân, đã đến lúc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phải có một quyết định dứt khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt tình trạng bất lợi.
Do đó, vào ngày 23 tháng 3/1973, tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH chọn một trong ba giải pháp sau đây:
"Biển ngày nay vẫn đậm máu dân lành, Dù súng đạn chiến tranh không còn nữa. Đất nước khổ hơn cả thời khói lửa, Dân mỏi mòn đợi mãi chữ tự do." trich thơ T...
| |||||
Preview by
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire