Dù được được coi là một nhánh của dân tộc Hán, người Huệ An Nữ luôn tự nhận mình là hậu duệ của người Việt cổ...
Huệ An Nữ là tên gọi của một nhóm dân tộc độc đáo sống ở huyện Huệ An, thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Dù được được coi là một nhánh của dân tộc
Hán, người Huệ An Nữ luôn tự nhận mình là hậu duệ của người Mân Việt -
một trong các vương quốc của người Việt cổ tồn tại cách đây hơn 2.000
năm.
Do sinh sống trên địa thế cách biệt của
một bán đảo, người Huệ An Nữ đã ngăn chặn thành công những nỗ lực xâm
lược và đồng hóa của người Hán trong nhiều thế kỷ.
Nhờ đó, nhiều phong tục tập quán đặc trưng của người Huệ An Nữ vẫn còn được truyền lại đến ngày nay.
Về trang phục, người Huệ An Nữ thường mặc
áo cánh ngắn màu xanh biển, hở bụng, và quần đen bó sát người, ống quần
loe ở phía dưới. Họ choàng đầu bằng khăn choàng sặc sỡ.
Họ đội nón lá gần giống như người Lê và người Kinh - nhóm dân tộc gốc Việt khác đang tồn tại ở Trung Quốc.
Sống ở ven biển, nghề chính của người Huệ An Nữ là nghề đánh cá.
Nổi tiếng vì tính chăm chỉ và tốt bụng,
phụ nữ của dân tộc này làm hầu hết công việc nhà, đồng áng, sửa chữa
đường sá khi chồng họ đánh cá ngoài biển khơi.
Họ cũng có những tập tục đặc trưng về hôn
nhân. Những cặp vợ chồng mới cưới không được gần nhau vào đêm tân hôn,
chú rể phải ở nhà của bạn chú rể. Ngày hôm sau, cô dâu tặng tiền cho gia
đình chú rể để tỏ lòng tôn kính và tặng quà cho người già.
Vào ngày thứ ba, chị em ruột của chú rể
dẫn cô dâu đến giếng làng rồi kéo hai gầu nước. Sau năm ngày thực hiện
các nghi lễ, cô dâu trở về nhà ba mẹ đẻ. Cô dâu và chú rể bị cấm sống
cùng một nhà, thậm chí là nói chuyện với nhau cho đến khi cô dâu sinh
con đầu lòng.
Tuy nhiên, ngày nay, thế hệ trẻ của người
Huệ An Nữ đã tiếp thu lối sống hiện đại và thường từ chối tuân theo các
tập tục truyền thống kể trên.
Theo KIẾN THỨC
Thanks.
RépondreSupprimerhttps://plus.google.com/u/0/communities/110011598903001550788/stream/ac3fcdd8-f835-433a-9881-a91d11b2e996