Trên thế gian này, các đấng sinh thành đều mong muốn con cái
được hạnh phúc và vui vẻ. Tuy nhiên có một người cha trong ngày vui của
con, lại chúc con trai mình bất hạnh và đau khổ.Vì sao bài diễn thuyết này của ông được cộng đồng mạng tán thưởng và lan tỏa nhanh chóng như vậy?
Mọi người đừng vội cho rằng đây là người cha “máu lạnh” và “độc ác”.
Có khi nào đó là cách thể hiện tình yêu thương khác biệt của một người
cha thông minh dành tặng cho con mình?
Vậy người cha có những lời chúc đặc biệt ấy là ai?
Ông chính là John Roberts – Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ông được
mời tham gia đọc bài diễn văn tại buổi lễ tốt nghiệp của trường trung
học Cardigan, nhưng không phải với tư cách là một chánh án mà là một
người cha. Và lời chúc “chúc con bất hạnh và đau khổ” được cả thế giới
tán dương .
John Roberts là chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối
cao Pháp viện Hoa Kỳ. Ông đảm đương chức vụ này từ năm 2005, được tổng
thống George W. Bush bổ nhiệm sau khi Chánh án William Rehnquist đột
ngột qua đời. John
Glover Roberts, Jr. (sinh ngày 27 tháng 1 năm 1955) là Chánh án thứ 17
và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. (Ảnh:
wikipedia.org)
Thông thường các bài diễn thuyết trong các buổi lễ tốt nghiệp, là dịp
các phụ huynh nói lên những lời cảm kích với nhà trường, với thầy cô
giáo và khuyến khích trẻ chào đón một tương lai tốt đẹp hơn, dẫn dắt con
mình hướng đến những điều tươi sáng. Tuy nhiên khi tham dự buổi lễ tốt
nghiệp trung học của Jake, cậu con trai 16 tuổi của mình, vị chánh án
này lại vào đề với những lời lẽ như một nhát kiếm sắc nhọn đối với bọn
trẻ: “Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc
vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành
quá khứ rồi…”.
Khi ông nói ra những lời này, những cô cậu học trò phía dưới khán đài
đều ngỡ ngàng, bởi từ trước tới nay mọi người đều nói với chúng rằng “Cuộc sống tương lai sẽ càng trở nên tốt đẹp và càng có nhiều hy vọng hơn”. Còn vị chánh án này thì ngược lại, ông đang diễn thuyết trên khán đài và nói với chúng: “Những ngày tháng tốt đẹp đã chấm dứt rồi”.
Tiếp theo đó, bằng những lời nói mang đầy ngữ khí “khó nghe”, vị chánh án bắt đầu bài diễn thuyết của mình: “Ta hy vọng con có thể gặp phải một chút đối xử không công bằng,
bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công
bằng. Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội,
bởi chỉ có như vậy con mới có thể lĩnh hội được tầm quan trọng của sự
chân thành. Ta hy vọng con thường xuyên cảm nhận được sự cô đơn, bởi chỉ có
như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè đối xử tốt với mình không phải là
chuyện đương nhiên, người ta không thiếu nợ con. Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy
con mới hiểu được ý nghĩa của cơ hội và vận may, con mới có thể hiểu
được sự thành công mình có lẽ chỉ là bởi vận may, và sự thất bại của
người khác cũng không phải là đáng đời. Ta hy vọng khi con gặp thất bại, đối thủ của con có thể châm chọc
và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong
độ rốt cuộc quan trọng như thế nào. Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy
con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức
nào. Ta nói những điều này với con, bởi thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ
xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu
hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có hiểu những
điều ta nói hay không”.
Cộng đồng mạng sau khi nghe được những lời diễn thuyết này đã vô cùng khen ngợi và đồng thuận.
Những đứa trẻ 15, 16 tuổi đang hồn nhiên vô tư chuẩn bị tốt nghiệp
trung học, đã bắt đầu có nhân sinh quan và thế giới quan của bản thân
mình, đầy hăng hái nhiệt tình. Tuy nhiên, khi đối diện với một xã hội
phức tạp, ngoài bầu nhiệt huyết hăng hái thì không hề có bất kỳ sự chuẩn
bị gì.
Cá nhân tôi cho rằng cho rằng đoạn diễn thuyết này rất tuyệt vời,
những đứa trẻ nghe được đoạn diễn thuyết này sẽ học được nhiều điều mới
lạ.
Những lời “khó nghe” này giống như gậy cảnh tỉnh, là những điều tinh
túy nhất được chắt lọc lại. Tuy từ ngữ không mỹ miều nhưng được nói lên
từ tận đáy lòng của một người cha, mong muốn con mình học cách đối mặt
với một xã hội phức tạp với tâm thái cân bằng, ứng xử đúng đắn trước
những gian nan gập ghềnh trong cuộc sống. Ngay cả các bậc làm cha làm mẹ, cũng rút ra được nhiều bài học quý giá: 1. Đừng nên luôn biến con trở thành trung tâm của thế giới, đôi khi hãy học cách lơ là với chúng
Bạn không nên chăm sóc thái quá hay quá chú ý tới trẻ. Bởi vì khi con
trẻ bước vào trường học, gia nhập cộng đồng xã hội, chúng sẽ phát hiện
trên thế giới này, không phải ai cũng yêu mến chúng, có người thương thì
sẽ có kẻ ghét. Bởi vậy cần rèn luyện cho chúng có đủ năng lực chịu đựng
để đối diện với tất cả những điều không như ý trong cuộc sống này.
Hãy dám “buông tay” cho con mình trải nghiệm những “gian khổ” trong
cuộc sống ngoài xã hội. Nơi mà trẻ sẽ ý thức được các giá trị sống trong
tinh thần tập thể, cùng làm, cùng chơi và biết xây dựng ý thức trách
nhiệm cho bản thân mình. 2. Khi con bạn bị bạn bè bỏ rơi, đừng nên vội vàng tới bên an ủi vỗ về chúng
Khi nhìn thấy con ngồi đơn độc trong một góc, còn nhóm bạn của chúng
đang cười nói vui vẻ, điều bạn cần làm là không nên kéo con đi tìm người
bạn khác hay bắt nhóm bạn kia cho con chơi cùng. Hãy để con bạn tự hiểu
rằng thế nào là sự cô độc, thế nào gọi là bạn bè.
Một người từng nếm trải sự cô độc, mới có thể hiểu được tầm quan
trọng của tình bạn. Khi rời xa khỏi sự che chở của gia đình, con bạn sẽ
phải tự học cách hòa nhập với cuộc sống. Khi rời xa khỏi sự che chở của gia đình, con bạn sẽ phải tự học cách hòa nhập với cuộc sống. (Ảnh: time.com)3. Khi con bạn gặp phải những điều đen tối trong xã hội, đừng tìm cách che mắt chúng
Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng con cái mình có môi trường sinh hoạt trong
sáng và tốt đẹp, không phải đối diện với mặt xấu tối tăm của xã hội,
nhưng liệu điều này có thể xảy ra?
Chúng ta luôn hy vọng con cái có sự thiện lương, lại càng hy vọng
chúng có năng lực phân biệt thị phi đen trắng. Khi xã hội ngày càng biến
động, những việc tốt càng vơi đi, việc xấu thì xuất hiện tràn lan, liệu
con bạn có tránh được tất cả những điều xấu ảnh hưởng không? Điều cần
làm là bạn nên dạy con cách đối diện chứ không phải là trốn tránh. Hãy
cố gắng gieo vào trái tim bé nhỏ của con trẻ hạt giống của sự thiện
lương. Có hạt giống ấy nảy mầm và tươi tốt, trẻ sẽ biết cách xử trí thế
nào trước những rối ren. 4. Khi con bạn phát hiện những gian nan vất vả trên đường đời, đừng nên rót những giọt mật ngọt ngào cho chúng
Đời người vốn có rất nhiều nỗi khổ, khi con nói với bạn “học hành rất
khổ”, “tập đàn rất khổ”, hãy giúp chúng hiểu được “khổ” là một việc tất
yếu trong thế gian này. Trẻ con cần đi học, người lớn cần đi làm.. đây
chính là trách nhiệm và gánh vác mà con người cần thực hiện khi sống
trong thế gian này.
Tóm lại ngay từ khi trẻ còn nhỏ, đừng nên sợ cho con chịu một chút
khổ, chịu một chút khó khăn. Những đứa trẻ từ bé chưa từng chịu khổ,
tương lai khi sẽ phải chịu càng nhiều nỗi khổ hơn, thì liệu lúc đó chúng
sẽ đối diện ra sao? Theo soundofhope.org /Bình Nhi biên dịch
Trong chương trình nghe đọc truyện hay, mời quý anh chị vào nghe và đọc về bài trích từ Quán Ven ̣Đường và bài đọc từ nguồn internet của tác giả Hồ Đình Vũ.
Cũng nên lưu ý qúa anh chị là bài viết thường theo quan điểm cá nhân và nguồn tư liệu cũng có thể chỉ đúng với sự thật một phần nào, vì vậy chúng ta có thể tin tưởng về sự hiểu biết của các tác giả theo cách khách quan.
Chỉ có ai được sống trong thời kỳ đó mới có thể biết sự thật như thế nào , và sự hiểu biết đó qua thông tin chính thức hay nguồn tin riêng.
Đọc và suy luận cho đúng với sự hiểu biết của bản thân để chúng ta đừng mắc bẩy tuyên truyền của bất cứ ai.
Cám ơn tác giả các bài viết và người đăng hay lưu bài.
Caroline Thanh Hương
tt
Tiểu sử nhà văn Sơn Nam Ông tên thật là Phạm
Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, huyện An
Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh
Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông
bị viết sai thành Phạm Minh Tày.
Thuở nhỏ ông học tiểu học tại
quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh
niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham
gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu,
phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời
trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm
thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình
là người phương Nam). Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.
Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống...
Năm
1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi
(Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo
cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa
văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Sơn Nam
đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông
già Nam Bộ", "ông già Ba Tri", “ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về
miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học". Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà
xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày
13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.(less)
Đầu
tiên được nói đến Bà Nghè, tên gọi hồi trước của con rạch Thị Nghè quận
1 sát bên Sở thú Sài Gòn. Trong Gia Định phú do Phan Văn Thị sáng tác
có câu ví ngộ nghĩnh.
Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải,
Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt, lá chàm rai.
Tôi chịu thua, tìm cả trong tự điển cây "chàm rai" là cây gì, mà lá nó xanh dữ vậy.
Nội ô Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh còn có một bà cũng nổi tiếng đó làBà Chiểu,
nằm trên địa bàn phường 1, 2 và 14 thuộc quận Bình Thạnh. Khu vực này
có cái chợ cùng tên Bà Chiểu tấp nập ngày đêm, chủ yếu là bán lẻ. Có câu
ca dao, nghe cũng vui tai:
Có lẽ nổi tiếng nhất trong các bà làBà Điểm.
Tương truyền bà Điểm là một chủ quán nước chè vùng Tân Thới Nhứt, Hóc
Môn, có 18 thôn vườn trầu, nơi đây Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định
từng hoạt động (khoảng năm 1861).
Nói cho ngay, người Sài Gòn xưa hay đặt cho con rạch, chiếc cầu, một địa
danh,một con đường, con hẻm một cái tên (hoặc bà hoặc ông) trước là dễ
nhớ, sau là ghi lại công tích của người đó góp cho dân trong vùng; thứ
nữa nhìn hình vóc của khu vực đó mà đặt.
Thí dụ:Bà Quẹo, là
khu vực gồm các phường 13, 14 quận Tân Bình. Ai đi trên đường Cách mạng
Tháng Tám nối liền đường Trường-Chinh lên Tây Ninh, vọt thẳng biên giới
với Cam-pu-chia, có một ngã ba, nếu nhà ở hướng lộ 14 thì quẹo trái (rẽ)
vào.
HayBà Đô,
là con rạch ở phường 1, quận 5, thông từ các ao, đầm ra rạch Bến Nghé,
nay bị lấp rồi. Bà Đô còn là tên chiếc cầu ở đầu đường Hàm Tử bắc qua
rạch Bà Đô (còn gọi là Thị Đô). Dân chèo ghe ở Sài Gòn hồi trước, qua
đây hay hát:
Kể từ chợ Sỏi trở vô
Xóm Lá là chợ, Thị Đô là cầu.
Hay nhưBà Thuông, tên chiếc cầu trên kênh Tàu Hũ, từ đầu đường Tản Đà đến đầu đường Phú Định. Trong Gia Định phú có câu ví rất hay:
GiếngBà Nhuậnrạch cam tuyền, trai gái nhảy thỏa tình khát vọngCầu Bà Thuôngđường quan lộ gần xa đều phỉ chí quy lai.
Tên cầu, tên rạch, tên khu vực nào đó có từ Bà rất nhiều. Như: rạchBà Bướmcó tên từ 1902 ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 chảy vào sông Sài Gòn, nay nằm trong khu chế xuất Tân Thuận. SôngBà Cả Bảy
sông Láng Thé.Bà Homvừa là khu vực phường 13, 14, quận 6 giáp ranh với Tân Bình và Bình Chánh, vừa là chiếc kênh ở xã Tân Tạo.Bà Tàng, vừa là các rạch ở phường 7, quận 8, cũng là tên chiếc cầu bắc qua rạch Lào trên đường Phạm Thế Hiển. RồiBà Tà, Bà Lài, Bà Hồng, Bà Lát, Bà Nghiêm, Bà Chủ, Bà Tàng, BàThiên, Bà Tiếng, Bà Xếp...cũng là cầu, là rạch, là tên riêng vùng đất. Như tênBà Khắclà
chiếc cầu xưa ở vùng Cầu Kho quận 1. Khắc trong tiếng Nam Bộ còn gọi là
Khấc, để cầu khỏi trơn trợt. chảy qua hai xã Trung Lập Thượng và Trung
Lập Hạ, huyện Củ Chi dài 15 km từ ranh giới với Tây Ninh đến
Trong bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh có câu:
Trên cây Da Còm, nỡ để ông già gùi đội
Dưới đường Cầu Khắc, chi cho con trẻ lạc loài.Chiếc cầuBà Khắc(hay Khấc) này thời nay không còn nữa.
Nhiều tên đường cũng tên bà, như đườngBà Huyện Thanh Quantrên
địa bàn phường 6, 7, 9 quận 3, hồi Pháp có tên là Rue Nouvelle, đến năm
1920 đổi thành Pierre Fladin. Năm 1955 mới có tên Bà Huyện Thanh Quan
đến ngày nay.
Bà Kýlà đường trên
địa bàn phường 9, quận 6. Bà Lài là đường nối từ đường Phạm Văn Chí với
Lò Gốm, nay tên đường mới là Đặng Thái Thân.Bà Lê Chânở Tân Định. Năm 1906 có tên là Frostin. Đến 19-10-1955 đổi lại thành đường Bà Lê Chân.Bà Triệunằm
sau Bệnh viện Chợ Rẫy, thời Pháp có tên là Merlande. Năm 1955 mới đổi
thành Bà Triệu... Chắc là còn nhiều "bà" nữa mà người viết chưa có vinh
hạnh làm quen xin mọi người tìm thêm nữa.
Cũng lạ, khi đặt tên cho cái rạch, con sông, chiếc cầu, hay địa danh một
vùng đất gắn với một bà nào đó, thì có cả ca dao, câu hát, câu ví dí
dỏm. Nhưng, với cánh đàn ông thì thiệt là khô khan, chả thơ phú, câu vè,
câu đố nào. Dù sao, có bà thì phải có ông, bởi thiếu ông nghe như trống
trải trong lòng vậy.
Ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, địa danh mang tên năm ông sau đây, cứ
nhắc tới thì cả nam, phụ, lão, ấu ai cũng rành.
Đầu sổ làÔng Lãnh.
Gắn liền với Ông Lãnh là chiếc cầu. Dạ, Cầu Ông Lãnh, rồi chợ Cầu Ông
Lãnh, và phường Cầu Ông Lãnh (Nói nhỏ: chỗ này hồi trước bụi đời dữ lắm
nghen, nay thì đỡ nhiều rồi). Đúng là có cầu, có chợ, có phường 100%,
nhưng thử hỏi cắc cớ: vậy Ông Lãnh là ai vậy, thưa bà con, thì nghe
chừng ngắc ngứ lắm!Có giả thuyết cầu này do ông Lãnh binh Nguyễn Ngọc
Thăng (1798 - 1866) đóng quân ở đồn Cây Mai, Thủ Thiêm và tại đình Nhơn
Hòa, quận 1 gần chiếc cầu. Vả lại,năm 1885, Trương Vĩnh Ký có viết rằng
chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh
binh Thăng này, chớ không phải ai khác. Cũng có người bảo, cầu này ở
cạnh một ông lãnh sự, nên đặt chết tên luôn. Nghe chừng chuyện này không
thuyết phục mấy.
Hai là Ông Thượng.Người
Sài Gòn trọng tuổi một chút nghe đến vườn Ông Thượng thì biết ngay là
Công viên văn hóa Tao Đàn thuộc quận 1 bây giờ. Chớ hỏi bọn trẻ,chưa
chắc hiểu vườn Ông Thượng ở đâu. Vả lại, Ông Thượng là tên dân gian gọi
tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt những thập niên 20 và 30 của thế kỷ 19.
Nghe nói, vườn Ông Thượng hồi đó hay có gánh hát đến biểu diễn, cả cải
lương lẫn hát bội, và Nguyễn Đình Chiểu hồi nhỏ cũng hay đến đây coi
tuồng hát bội.
Ba làÔng Tố.Giồng
Ông Tố là vùng đất thuộc quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, hồi năm nẳm, ở
vùng này còn nhiều cọp beo và nhiều ve lắm, nên có câu:
Coi cọp, xuống Thị Nghè
Ăn ve, lên Ông Tố.Ve mà nướng lên ăn cũng thơm như cào cào, châu
chấu vậy. Không rõ ông Trương Vĩnh Tố có làm quan chức gì, chỉ biết ông
ở gần đấy và khu đất cao (gọi là giồng)có lẽ là của ông chăng?
Bốn làÔng Tạ.Là
chợ mang tên một thầy thuốc nam nổi tiếng Trần Văn Bỉ (còn gọi là Tạ
Thủ). Chợ Ông Tạ còn là vùng đất thuộc các phường 3, 4, 5, 7 của quận
Tân Bình. Nói thêm: Dân ghiền thịt chó nghe đến chợ Ông Tạ là gợi ngay
đến các hàng thịt chó nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám treo lủng lẳng
cả chục con thui vàng rực, coi bắt mắt lắm.
Năm làÔng Thìn.Cầu
Ông Thìn bắc qua sông Cần Giuộc, nối hai xã Đa Phước và Quy Đức, huyện
Bình Chánh trên tỉnh lộ 50. Dân gian truyền rằng Ông Thìn là tên người
lái đò đưa khách sang sông. Cầu Ông Thìn được bắc dã chiến năm 1925, nay
đã nâng thành cầu đúc dài 162 m.
Có cái tên ông rất nổi tiếng ở Sài Gòn này. Đó làLăng Ông(dân
thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu). Đây là lăng của Tả quân Lê Văn Duyệt,
được xây trên khuôn viên khá rộng 18.500 m2. Nghe rằng tác giả công
trình này về sau xây lăng Tự Đức ở Huế. Ngày 16-11-1988,Bộ Văn hóa -
Thông tin công nhận Lăng Ông là di tích kiến trúc nghệ thuật. ở lăng có
bốn cột gỗ chạm rồng rất đẹp ở chánh điện. Cổng tam quan có cây thốt nốt
tạo vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch.
Ở Sài Gòn, còn cóChùa Ônglà chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường) tại xãThạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức.
Tên đường chỉ duy nhất cóÔng ích Khiêm.Gắn với tên ông còn có rạch, cầuÔng Buôngở quận 6 (dài độ 2.800 m từ ngả ba rạch bến Trâu và Tân Hóa tới rạch Lò Gốm);rạchÔng Cáiở quận 2, rạchÔng Cốm,Ông Đồở Tân Túc, Bình Chánh, rạchÔng Điềntừ đất Cần Giuộc đổ vào sông Nhà Bè, rạch Ông Đội ở quận 7, rạchÔng Mưuở Bình Chánh; rạchÔng Nghĩaở xã An Thới Đông, Cần Giờ từ rừng lá đến sông Lòng Tàu.
Có cầuÔng Lớnbắc qua kinh Tàu Hủ; cầuÔng Nhiêu, cầuÔng Thìn, cầuÔng Tiều...Rồi đậpÔng Hiềnở xã Bình Hưng dài đến ba cây số.
Quả tình, gắn với tên ông thì còn nhiều lắm, nhưng xin tạm dừng ở đây.
Nguyễn Trí Đức
Từ
chợ Thủ Đức, lên một con dốc thoai thoải, bên trái đường là một ngôi
thánh đường màu hồng đậm nằm lọt trong rừng cây xanh um tùm, đó là nhà
thờ Thủ Đức có trên trăm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguy nga ban
đầu.
[justify]Tương truyền, giáo dân vùngphụ cận Thủ Đức rất sùng đạo nhưng
trong vùng không có nhà thờ. Mỗi chủ nhật,người dân phải cùng nhau đến
nhà thờ Lái Thiêu để dự lễ. Khi đó vùng Thủ Đứcbây giờ đang là rừng rậm,
cọp beo rất nhiều, việc đi lại hết sức khó khăn, nguyhiểm. Năm 1880,
linh mục Boutier được bổ nhiệm làm cha sở họ Phong Phú - ThủĐức. Ông là
một kiến trúc sư có tài và nhà thờ Thủ Đức hiện nay là một trongnhững
công trình kiến trúc do ông thiết kế.
[/justify]
Nhà thờ Thủ Đức được xây dựng theo kiến trúc Gothique. Nhìn từ ngoài
vào, tất cả các cửa chính và cửa sổ của nhà thờ đều có hình vòm nhọn,
tạo cho công trình vẻ cao ráo, nhẹ nhàng. Hai hàng cột chính trong thánh
đường không cầu kỳ như kiến trúc Roman nhưng vẫn đẹp nhờ những đường
nét trang trí thanh thoát phần đỉnh cột. Vòm trần nhà thờ có hình nhiều
quả trám chụm lại, tạo cảm giác thánh đường rộng và cao vút. Các cửa sổ
nằm sát mái gắn kính màu sáng có hình hoa hồng, vừa là nơi lấy ánh sáng
vừa là điểm nhấn trang trí. Suốt chiều dài tường hai bên nhà thờ trang
trí rất nhiều tượng gỗ diễn tả các tích trong kinh thánh.Phong cách kiến
trúc Gothique khiến nhà thờ Thủ Đức mang đậm vẻ thâm nghiêm nhưng hết
sức lộng lẫy và gần gũi. Năm 1931, nhà thờ được mở rộng ra hai bên.Năm
1935, nhà thờ một lần nữa được nới rộng thêm và có hình dáng như hiện
nay.Điều đáng nói là tất cả các phần nới thêm không hề phá vỡ kiến trúc
vốn có của ngôi thánh đường mà còn khiến nó đẹp và bề thế hơn. Nhà thờ
Thủ Đức có khuôn viên rất rộng, khoảng trên sáu ngàn mét vuông. Khu vườn
quanh nhà thờ còn nhiều cây cổ thụ tuổi ngót nghét bằng tuổi ngôi thánh
đường. Khu rừng cây tạo cho nhà thờ một không gian thoáng mát, màu sơn
hồng đậm của thánh đường được màu xanh mát của cây lá tôn lên càng nổi
bật.
Được biết, ngoài nhà thờ Thủ Đức, linh mục Boutier còn là người vẽ thiết
kế nhà thờ Huyện Sĩ ở TPHCM. Hai ngôi thánh đường có chung kiến trúc
Gothique nhưng mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng.
Thủ Dầu Mộtlà thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn khoảng 20 km về phía bắc.Trước 1975, thị xã thuộc quận Châu Thành.
Nguồn gốc tên gọiCó hai giả thuyết:
1.Trong thế kỷ 17-18, vùng
Bình Dương-Lái Thiêu là nơi định cư của nhiều dân triều Minh chạy trốn
triều Thanh,phần đông làm nghề gốm, ít học vấn. Họ gọi vùng đất nầy là
Thụ Dầu Mục hoặc Thú Dầu Mục, vì vùng này có mọc nhiều cây có tên địa
phương là Thù du mộc .Dân Bình Dương gọi hai loài thực vật, một cây ngắn
ngày là bụp giấm (Hibiscuss abdarffa) và cây thầu dầu (Ricinus communis) bằng cùng một tên là cây Thù du. Đây là nguyên nhân có từ Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương.
2.Có giải thích khác là nơi
có cây Dầu Một, là "cây dầu đứng một mình ở đầu con đường". Không hợp
cách đặt tên của miền Nam. Trường hợp này sẽ gọi là: ngã ba, ngã tư Cây
Dầu,nếu có đất gò thì gọi Gò Dầu.
Đêm rằm mười sáu trăng treoAnh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao)
Năm xưa, có bao chàng trai người Minh Hương bỏ tiền ra mua cho được
chiếc giường lèo (giường bằng gổ, có chạm trỗ) với ước mong cưới được
những cô con gái Việt hương sắc ở Lái Thiêu ? Không ai biết. Có điều tôi
biết chắc là người Sài Gòn xưa mong cuối tuần đi Lái Thiêu đổi gió và
ăn trái cây, nhứt là cứ độ từ tháng 5 đến tháng 8, là mùa trái cây ở Lái
Thiêu chín rộ.
Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài
Gòn - Đồng Nai, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Đất Bình
Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Phần với đồng
bằng sông Cửu Long nên thế đất bằng phẳng hơi dốc, có độ cao trung bình
20-25m so với mặt biển, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp và
cây ăn trái. Và Lái Thiêu là một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ
lâu đã nổi tiếng với vườn cây trải rộng trên diện tích 1,250 ha.
Thuở trước, Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một. Đến tháng 12
năm 1899 tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một,
tách từ tỉnh Biên Hòa. Đến tháng 10 năm 1956 tỉnh Bình Dương được thành
lập, bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một và một phần tỉnh Bình Long, có 5 quận,
tỉnh lỵ là Phú Cường. Người Bình Dương trong lịch sử của mình đã làm nên
di sản văn hóa miệt vườn “đặc trưng miền Đông” và làng nghề truyền
thống điêu khắc gỗ, đồ gốm và tranh sơn mài, tiếng tăm vang lừng cả nước
cho tới ngày nay.
Lái Thiêu cách Sài Gòn khoảng 20 km, thuở xưa là nơi nghỉ cuối tuần
tuyệt diệu “dành riêng” cho người Sài Gòn. Lái Thiêu còn nổi tiếng là
điểm hò hẹn của các lứa tuổi… Lái Thiệu tuyệt vời như thế nhưng hồi đó
đâu phải người Sài Gòn nào cũng biết thưởng thức Lái Thiêu đâu!
Qua khỏi cầu Bình Triệu, theo Quốc lộ 13 đi khoảng 20 phút chúng ta sẽ
đi vào Lái Thiêu, một vùng đất vườn cây xanh tốt, mát lạnh (trung bình
26 độ, mùa tết 24 độ C), không khí trong lành. Vào trong làng, sâu vào
là những nhà vườn, nơi đây có sông có rạch đưa nước len lỏi vào từng góc
vườn, có những con đường đất đỏ quanh co theo các lùm cây rợp bóng trái
trĩu trên đầu…
Người Sài Gòn đến Lái Thiêu một phần vì tiếng đồn “Sầu riêng Lái Thiêu”.
Quả không sai! Nói đến Lái Thiêu không thể không nhắc cái tên “Sầu riêng
Lái Thiêu”. Trái sầu riêng ở đây được liệt vào hàng ngon, bổ nhứt và
đắt giá nhứt. Sầu riêng trồng được ở Lục Tỉnh nhưng trái không ngon bằng
sầu riêng trồng ở Lái Thiêu.
Người Pháp gọi trái sầu riêng là Durian, hay Durion. Người Việt mình gọi
là sầu riêng, và phải chăng tiếng “sầu riêng” do ta đọc trại từ tiếng
“Djoerian” của người Malaysia mà ra chăng? Trái sầu riêng không giống
trái mít như có người lầm tưởng!
Cây sầu riêng có tên khoa học là Durio Zibethinus, hay Durio Capparis
thuộc họ thảo mộc Malvacées hay Bombacacerae, cùng họ với cây gòn- gạo,
cây bông vải. Bổ tách trái sầu riêng ra, bên trong có nhiều múi như trái
gòn, trái bông vải.
Cây sầu riêng nguyên thủy mọc ở rừng Malaysia, người ở đây gọi là cây
Djoerian. Người Tàu sang Malaysia buôn bán, họ mang hột về trồng tại Ấn
Độ, Thái Lan, Cambodia. Đến khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, có một số cố
đạo truyền giáo Gia Tô theo vô xứ Lái Thiêu, và những nhà truyền giáo
nầy đã mang nhiều giống cây trái lạ từ các xứ khác vào đây, trong đó có
cây sầu riêng.Người Lái Thiêu kể lại, vào năm 1890 có cố đạo người Pháp
tên là Cernot đem hột sầu riêng từ xứ Nam Dương về trồng ở họ đạo Tân
Quy. Có lẽ đây là cây sầu riêng đầu tiên của Lái Thiêu?
Cây sầu riêng cao lớn tới 20m. Lá hình bầu hơi dài, hoa mọc ở nhánh,
trái to, vỏ có gai rất nhọn. Trái cho nhiều múi, mỗi múi có từ 1 đến 5
hột như hột mít. Hột có bao bọc một lớp cơm mềm, màu trắng vàng óng như
màu mỡ gà, giống như múi mít mật, mít ráo.
Sầu riêng chín có mùi rất đặc biệt, gọi là mùi sầu riêng. Mùi xuất phát
từ lớp cơm sầu riêng, bay xuyên qua vỏ tỏa ra ngoài. Mùi sầu riêng mạnh
hơn mùi mít, người thích thì khen là thơm, ai không ưa thì cho là mùi
“khó chịu”. Nói gì thì nói là hễ đã "chịu ăn" sầu riêng rồi thì thấy nó
ngon-bùi-béo-thơm và ghiền luôn ...
Cây sầu riêng trổ bông ba đợt trong một năm, cho 60 đến 90 trái. Từ khi
trổ bông đến khi trái đậu là 20 đến 25 ngày, và từ ngày trổ bông đến
ngày kết trái và chín là 5 tháng. Mùa sầu riêng từ tháng 5 đến tháng 9
dương lịch. Sầu riêng khi “chín mùi” thì tự nhiên ban đêm rụng xuống
gốc. Chủ vườn không ai để trái chín mùi cả, mà cắt sầu riêng trước khi
chín, nhiều khi trái đem đi bán hãy còn xanh là vậy.
Mua sầu riêng phải là “người chuyên môn” mới biết trái sầu riêng nào
ngon. Sầu riêng chín già bao giờ cũng ngon hơn trái non đem “dú ép” cho
chín giả. Trái già nhìn vỏ có màu vàng đậm, gai nở cách xa nhau, gay to
và đều. Trái vỏ còn xanh thì phần nhiều ruột chưa chín hết, cơm mỏng và
không mềm. Cho nên khi mua,có người đòi người bán khoét một lỗ - gọi là
thử: coi màu sắc, coi cơm cứng hay mềm, nếm ngọt lạt ... Vây mà nhiều
lúc vẫn bị lầm!
Có người cho rằng sầu riêng ăn rất bổ, giúp nhuận tràng, ăn vô thấy hết
mệt nhọc.Những người mà da khô hay nứt nẻ, có gai, nhất là phụ nữ, ăn
nhiều sầu riêng sẽ làm cho da nhẵn mịn. Ngày xưa phụ nữ ở Malaysia
thường lấy cơm của trái sầu riêng và mỡ của trái bơ làm thuốc xoa bóp
cho da trở nên mịn, đẹp, chắc và bóng mịn.
Măng cụt Lái Thiêu cũng là trái cây níu kéo người Sài Gòn.
Măng cụt loại trái cây được xem là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới,
trái có hình dáng đẹp dễ thương và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Trái măng
cụt chín có màu tím sẫm nhìn bắt mắt, bổ ra bên trong màu trắng tinh gợi
cảm, hương thơm dịu mát quyến rủ, và bạn có thể ăn no mà không sợ đầy
bụng.
Măng cụt Lái Thiêu trồng theo kỷ thuật cách 6-7m/cây theo hình vuông,
tàn cây không được giáp nhau nên phải tỉa cành sau mỗi vụ thu hoạch.
Măng cụt được trồng từ hột cũng có đặc tính giống như cây mẹ, độ 8 - 10
tuổi mới cho trái. Cây măng cụt trổ bông thay lá vào tháng 2, tháng 3.
Mùa trái chín từ tháng 5 đến tháng 7.
Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới thì măng cụt (Garania Mangostana
Linn) là 1 trong 10 “siêu trái cây”, vì măng cụt là sự kết hợp hoàn hảo
về nhiều mặt như:hương vị thơm ngon đặc sắc, hình dáng và màu sắc đẹp
mắt, giàu dưỡng chất, có khả năng chống oxy hóa và giúp cơ thể chống lại
được nhiều bệnh tật. Vỏ măng cụt được xắt lát, sấy khô, rồi nghiền
thành bột trị bệnh kiết lỵ.
Măng cụt không chỉ có ở Lái Thiêu miền Đông, mà còn được trồng vùng Lục
Tỉnh như Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, và trong đó Bến Tre
măng cụt trồng xen trong vườn dừa lão. Hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có
khoảng 4,500 ha đất trồng măng cụt, chiếm 77% diện tích cả nước vì ở Bến
Tre cây măng cụt phát triển rất tốt.
Giai thoại kể rằng vào đầu thế kỷ 17, Lái Thiêu bấy giờ còn là một vùng
đất hoang với bạt ngàn rừng rậm. Trong số những người Minh Hương đầu
tiên đến lập nghiệp ở Lái Thiêu, có gia đình của một người đàn ông họ
Lục làm nghề gốm. Con trai của ông là Lục Thành Tài đã đem lòng yêu một
cô gái người Việt, nhà ở bên kia sông Rạch Tra. Hàng ngày, cô gái thường
chèo ghe, chở mắm, khô đến bán cho lò gốm.Gia đình hai bên biết được,
đều ngăn cấm nhưng hai người vẫn quyết tâm tìm đến nhau. Cuối cùng, mối
tình của họ đã phải kết thúc bằng hai cái chết bi thương.Sau đó, trên mộ
hai người mọc lên một loài cây lạ, trái của nó có vỏ ngoài xù xì, gai
góc nhưng bên trong thì thơm ngon đến lạ lùng. Người dân địa phương đã
đặt tên cây là sầu riêng để tưởng nhớ tới mối tình chung thuỷ của đôi
trai gái và Lái Thiêu cũng nổi danh về trái cây từ đó.
Cây sầu riêng cao trên 20m, trái nặng từ 2 – 5kg, khi chín tự rụng
xuống. Điều kỳ lạ là trái sầu riêng chỉ rụng vào ban đêm nên không hề có
trường hợp rơi vào đầu người. Người cho đó là do sự linh nghiệm của
chàng trai Minh Hương và cô gái Lái Thiêu.
***
Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài
Gòn - Đồng Nai, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Lái Thiêu là
một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây
trái. Lái Thiêu xưa là nơi hò hẹn của người Sài Gòn. Lái Thiêu là nơi
người Sài Gòn cuối tuần đi đổi gió.
Lái Thiêu giờ đây ngày nào cũng phải đón khách, và đang chịu sự hủy hoại
môi trường!
Lái Thiêu của người Sài Gòn xưa giờ đây phải chăng chỉ còn là kỹ niệm để
nhớ để thương? Tiếc thay!
Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.
Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong,
giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở
Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban
Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam)[1]. Sau Hiệp định Genève1954, ông về lại Rạch Giá.
Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống...
Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương)[2].
Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975,
ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều
người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về
miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học". Toàn bộ các sáng tác của ông được
Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời
ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Danh mục sách
Tên
Nhà xuất bản trước 1975
Nhà xuất bản sau 1975
Chuyện xưa tích cũ
(viết chung với Tô Nguyệt Đình)
Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM 1981
Nhà xuất bản Trẻ 1997
Đất Gia định xưa
Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM 1984
Nhà xuất bản Trẻ 1997
Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa
Nhà xuất bản TP.HCM 1985
Lịch sử An Giang
Nhà xuất bản An Giang 1989
Người Sài Gòn
1990
Nhà xuất bản Trẻ 1997
Theo chân người tình
Nhà xuất bản TP.HCM 1991
Chuyện tình một người thường dân
Nhà xuất bản Trẻ 1990
Dạo chơi tuổi già
Dạo chơi - Nhà xuất bản Trẻ 1994
Tuổi già - Nhà xuất bản Văn Học 1997
Lăng Ông - Bà Chiểu và lễ hội văn hoá dân gian
Nhà xuất bản Long An 1994
Đình miễu & lễ hội dân gian miền Nam
Nhà xuất bản TP.HCM 1992
Nhà xuất bản Đồng Tháp 1994
Một mảnh tình riêng
Nhà xuất bản Văn Nghệ 1993
Âm dương cách trở
Nhà xuất bản Trẻ 1993
Thuần phong mỹ tục Việt Nam
(Quan, hôn, tang, tế)
Nhà xuất bản Đồng Tháp 1994
Giới thiệu Sài Gòn xưa
Nhà xuất bản Kim Đồng 1995
Biển cỏ miền Tây
Nhà xuất bản Văn Học 1995
Nhà xuất bản Văn Nghệ 2000
Nghi thức lễ bái của người Việt Nam
Nhà xuất bản Trẻ 1997
Danh thắng miền Nam
Nhà xuất bản Đồng Tháp 1998
Ấn tượng 300 năm
Nhà xuất bản Trẻ 1998
Tiếp cận đồng bằng sông Cửu Long
Nhà xuất bản Trẻ 2000
Hồi ký Sơn Nam
Nhà xuất bản Trẻ 2001 - 2002
Ghi nhận công lao
“
Sơn
Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới buyn-đinh và Mercedes, trong
thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là
một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức
Trấn ở Giang Tây (có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay), và ít được người
đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết
về chuyện tình chẳng hạn. Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam
bất hủ...
”
“
Không
chỉ cống hiến trong văn chương, ông (Sơn Nam) còn được xem là người có
công khai phá, khảo cứu và sưu tầm văn hóa mảnh đất Nam Bộ. Vì vậy,
không phải hiển nhiên mà người ta trân trọng gọi ông là "nhà Nam Bộ học"
hay ông già Ba Tri...
”
“
Sơn
Nam là một trong số những nhà văn từng sống ở đô thị miền Nam nhưng tác
phẩm vẫn được in liền mạch sau giải phóng, điều đó không phải dễ. Trước
hết, tác phẩm của Sơn Nam không thuộc dạng a dua. Sống dưới chế độ ấy
mà tránh được lối viết ấy quả là rất cao tay. Có lần người viết bài này
hỏi vậy, Sơn Nam cười nhẹ, cũng chẳng giỏi giang gì đâu mà tôi chủ yếu
viết về phong tục, về lịch sử khai khẩn đất đai Nam Bộ, và nếu là truyện
thì đi vào tầng lớp nông dân, dân nghèo thành thị.Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghiệp sáng tác, những trang viết của
ông không đơn thuần là sự giải trí cho độc giả mà còn là những khảo cứu,
khám phá về mảnh đất phương Nam. Là người Nam Bộ chính gốc nên nhà văn
Sơn Nam là người am hiểu quá trình hình thành dải đất này. Những sáng
tác của ông mang hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam
Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc...
”
Tưởng nhớ
Sau
khi ông qua đời, con gái ông đã dựng một nhà lưu niệm trên khuôn viên
rộng 1500m2 bên bờ kênh Bảo Định (xã Đạo Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang)[6][7]. Nơi đây được gia đình dùng làm nơi hương khói cho ông, đồng thời cũng để những người yêu mến ông có thể ghé thăm ông[6].