Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

vendredi 13 mars 2015

Chương trình văn học với Phạm Trọng Chánh và câu chuyện về Mối Tình Nguyễn Kiều (1795-1751) Và Đoàn Thị Điểm (1705-1748)

Kính gửi quý anh chị câu chuyện văn học với

1



Mối Tình Nguyễn Kiều (1795-1751) Và Đoàn Thị Điểm (1705-1748)


Nguyẽn Kiều hiệu Hạo Hiên, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm nay thuộc Hà Nội, là chồng bà Đoàn Thị Điểm. Năm 18 tuổi, đi thi lần đầu, liền đậu Giải nguyên kỳ thi Hương. Năm 21 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11, triều Lê Dụ Tông (1715).
Năm 1717 làm Đốc đồng trấn Tuyên Quang.
Năm 1734 làm chức Đốc thị trấn Nghệ An, rồi thăng chức Thừa tuyên trấn ấy năm 1736
Năm 1743, ông được cử làm Chánh sứ đi sang nhà Thanh, Trung Quốc. Nguyễn Tông Khuê và Đặng Mậu làm Phó sứ. Sứ bộ khởi hành cuối năm Nhâm Tuất (đấu 1743). Đầu năm 1744 tới Yên Kinh (Bắc Kinh). Tháng hai năm Ất Sửu (1745) về đến Nam Ninh tại Quảng Tây. Nhưng Lạng Sơn có loạn, nên sứ bộ phải đợi lâu mới về đến Thăng Long. Cuộc đi sứ lâu nhất trong lịch sử đến 3 năm.

Nghe bài Phú Lục, nhạc Huế và câu chuyện về chiếc xe kéo vua Thành Thái.




 Kính gửi quý anh chị câu chuyện và hình ảnh về 

Vụ đấu giá báu vật cổ triều Nguyễn tại Pháp:

Chiếc xe kéo vua Thành Thái sắp được đưa từ Pháp về Việt Nam

(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.

Chữa Tê tay, Đau vai, mất ngủ, Tay không dơ lên được...

Kính gửi các anh chị vidéo tự chữa bệnh về huyệt đạo.

Caroline Thanh Hương

  photo thuoc-chua-dau-moi-vai-gay-lung.jpg

 photo 20 07 4.jpg
ĐAU VAI
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
Đôi vai chúng ta quan trọng lắm, vai gánh việc nước, vai vác việc nhà. Tiếc thay, vai lại hay đau khi ta có tuổi.
Cấu trúc của vai
Vai được tạo thành bởi 3 xương (các xương bả vai, quai xanh, và cánh tay), 4 khớp, và 4 bắp thịt (supraspinatus, infraspinatus, subscapularis, và teres minor). 
Cấu trúc đặc biệt của vai giúp vai rất di động, khiến ta làm được đủ mọi việc với hai cánh tay. Nhưng chính sự linh hoạt này lại khiến vai dễ tổn thương, và ta hay bị vấn đề ở vai khi có tuổi.
4 bắp thịt gắn vào vai có nhiệm vụ giữ cho vai được vững, nối kết với nhau, tạo thành một “khoen quay” (rotaror cuff). Theo thời gian, khoen quay ấy dễ bị tổn thương (injury) hoặc thoái hóa (degeneration). Đầu của bắp thịt supraspinatus (gọi là “gân”, tendon), nằm giữa hai đầu xương bả vai phía trên, và xương cánh tay phía dưới, nên sau, dễ viêm sưng do hai xương này, trong lúc chuyển động, chèn ép nó. Viêm gân, ta gọi “tendinitis”. Thực ra, để che chở cho đầu gân supraspinatus chạy giữa 2 xương, có một bọc chất nhờn, gọi là “bursa”, nằm ngay phía trên gân supraspinatus, cũng trong khe nhỏ giữa hai đầu xương bả vai và cánh tay. Ở nhiều người, sau những năm tháng bị hai đầu xương chèn ép cùng với dây gân supraspinatus, bọc chất nhờn này chịu vạ lây, cũng vim, gọi là “bursitis”. Vậy, viêm gân supraspinatus, tức “tendinitis”, và viêm bọc chất nhờn làm đệm, “bursitis”, hay đi chung với nhau.
  photo 20 07 3.jpg
Tại sao vai lại đau?
Ở người lớn chúng ta, các tổn thương hoặc sự thoái hóa của “khoen quay” (rotator cuff) là nguyên nhân gây đau vai nhiều nhất. Gánh nặng của cuộc đời, đè mãi lên vai ngày này sang ngày khác, khiến các dây gân tạo thành “khoen quay” yếu dần, thoái hóa và dễ rách. Do thế, người trên 40 tuổi hay đau vai, tuy không đau nhiều. (Người dưới 40, nếu đau vai, thường do những chấn thương nặng, như té ngã, bị đánh, và đau rất dữ).
Nguyên nhân hay gây đau vai thứ nhì là viêm gân và viêm bọc chất nhờn. Khi khoảng cách giữa hai đầu xương bả vai phía trên, và xương cánh tay phía dưới hẹp lại, dây gân đầu bắp thịt supraspinatus, chạy trong khe hở này, bị chèn ép, trở nên viêm, và gây đau (tendinitis). Bọc chất nhờn “bursa”, nằm ngay phía trên gân supraspinatus, cũng trong khe nhỏ giữa hai đầu xương bả vai và cánh tay, hay bị viêm theo (bursitis). Thế nên, bạn đau vai, sau khi thăm khám, bác sĩ bảo bạn bị “tendinitis” (viêm gân), và “bursitis” (viêm bọc chất nhờn bursa), cũng không có gì khó hiểu. Cho tiện, chúng ta hay gọi chung cả hai tình trạng là “hội chứng chèn ép” (impingement syndrome).
Những nguyên nhân ở ngay tại vai gây đau vai khác, hiếm xảy ra hơn: trật khớp, hoặc gãy xương do chấn thương, bệnh khớp thoái hóa (osteoarthritis), bệnh gout, bệnh rheumatoid arthritis, lupus, psoriasis, nhiễm trùng khớp, ...  
Những cơ quan gần vai, khi có vấn đề, gây đau, cái đau cũng có khi cảm thấy ở vai. Chẳng hạn, đau do bệnh xương sống cổ, đau do các cơn đau tim (angina), hoặc chết cơ tim cấp tính (heart attack), do ung thư phổi phía trên gần nơi vai, đau do bị sạn túi mật, ... Trường hợp này, đau vai là cái đau lan truyền từ một cơ quan khác (referred pain).
  photo 20 07 1.jpg
Hỏi bệnh
Bạn yên tâm, khi lắng nghe và hỏi bệnh bạn để truy tìm nguyên nhân chứng đau vai của bạn, bác sĩ đã sẵn trong đầu những định bệnh phân biệt, những nguyên nhân nguy hiểm và quan trọng trước, rồi mới đến những nguyên nhân ít quan trọng hơn.
Lấy thí dụ, đau lan truyền từ chỗ khác đến vai nên được ta nghĩ đến trước, vì có thể do một bệnh nguy hiểm. Đau vai đã đành, nhưng các triệu chứng khác như đau cổ (neck pain), tê vai và tay, hoặc đau ngực, đau bụng, các triệu chứng thuộc đường hô hấp, ... cũng nên được ta đặc biệt chú ý.
Đau do nguyên nhân ngay tại vai, khác với cái đau lan truyền từ chỗ khác đến, thường nó đau hơn khi ta chuyển động vai và tay. Nếu bạn bảo: “Bác sĩ, ôi cha, vai tôi nó nhói đau, mỗi khi tôi giơ tay vói lấy đồ đạc để trên cao, hạ tay xuống thì bớt”, bác sĩ thở phào, nhẹ nhõm, vì nguyên nhân gây đau của bạn nằm ngay tại vai. Nhiều phần là bạn bị “hội chứng chèn ép” (impingement syndrome), khi giơ tay cao, khe hở giữa xương bả vai và xương cánh tay hẹp lại, chèn dây gân supraspinatus và bọc chất nhờn bursa gây đau.
Còn nếu bạn kể: “Dạo này gắng sức chạy nhảy ngoài sân tennis, tôi hay thấy ngực trái rêm rêm, vai trái cũng đau, vào ngồi nghỉ vài phút mới dễ chịu, có hôm đành phải bỏ ra về. Tôi cầm vợt tay phải, có cầm bằng tay trái đâu”, ấy chết, ta nên nghĩ đến những cơn đau tim, do bệnh hẹp tắc động mạch tim, tạo đau ngực lan truyền lên vai.
Như mọi cái đau khác, về câu chuyện đau vai, xin bạn kể cái đau bắt đầu làm phiền bạn từ bao giờ, bao lâu nó xảy ra một lần, và thường trong trường hợp nào, mỗi lần nó đến nó kéo dài bao lâu, bạn đau đích xác ở đâu, cái đau nó như thế nào, có triệu chứng gì khác đi kèm cơn đau, khi đau bạn làm gì cho bớt đau, ... (thú thực, bác sĩ nào cũng thích những vị kể bệnh có duyên, mạch lạc). Đau vai do những nguyên nhân ngay tại vai hay khiến ta đau, hoặc đau nhiều hơn, khi thực hiện những công việc thường làm hàng ngày, như chải đầu, mặc áo, quài tay ra sau lấy ví từ túi quần, để cài sú-chiêng (bra strap), ... Những công việc này, trước có gì đâu, nay vì đau vai, trở thành khó làm. Đau cũng hay xảy ra về đêm, khiến ta khó ngủ, nhất là khi nằm nghiêng bên phía vai đau. Cử động của tay và vai yếu hoặc không thực hiện được là những triệu chứng khác của vấn đề gây đau nằm ngay tại vai.
Nếu bị chấn thương nơi vai, xin bạn kể đích xác chấn thương đã xảy ra như thế nào. Sức khỏe của bạn, ngoài cái đau vai, trước giờ vẫn tốt, hoặc bạn có bị thêm những bệnh gì khác. A, còn công việc hàng ngày và những thú vui của bạn, cũng xin kể kỹ, để xem, có những hoạt động nào khiến vai bạn dễ bị tổn thương hay không, chẳng hạn nâng tạ nặng và cố nâng cho cao mỗi ngày, có thể làm vai tổn thương, tạo “hội chứng chèn ép”.  
  photo 20 07 2.jpg
Thăm khám
Sự thăm khám vai đau tỉ mỉ lắm, không dễ như ta tưởng, sờ sờ nắn nắn mấy cái là xong. Quí biết mấy, khi đi khám bác sĩ, bạn ăn mặc giản dị, và trong lúc ngồi chờ trong phòng khám, bạn đoán với vấn đề của mình, bác sĩ sẽ khám ở đâu, rồi sửa soạn sẵn cho bác sĩ.
Nhìn dễ nhất, nên khi khám vai, bác sĩ nhìn trước, xem hai vai bạn có đều nhau không, hay vai to vai bé do các bắp thịt vai bị teo nhỏ, vai có sưng đỏ, ... Xong, bác sĩ sẽ khám cổ, ngực và bụng, xem chúng có gì lạ, gây đau lan truyền đến vai bạn?
Sau đó, vai sẽ được khám kỹ, các khớp sẽ được sờ nắn xem có chỗ nào đau, và bạn sẽ được yêu cầu chuyển động vai, tự ý (active range of motion) hoặc thụ động với sự hướng dẫn của bác sĩ (passive range of motion) theo mọi chiều, để xem chiều chuyển động nào bị kém và gây đau. Một số cách khám đặc biệt sẽ được làm, tùy trường hợp (forced forward flexion, forced passive internal rotation, Yergason test, testing for glenohumeral instability, ...). Rồi, sức mạnh của các bắp thịt (muscle strength), cảm giác của da (sensation) và các phản xạ thần kinh ở tay cũng được lượng định, xem có gì bất thường.
Phim chụp
Không phải trường hợp đau vai nào cũng cần chụp phim bạn ạ. Bao giờ cũng vậy, phim chụp chỉ dùng để hỗ trợ cho những suy luận trong đầu bác sĩ, và để hướng dẫn sự chữa trị, không nên hy vọng gì nhiều vào phim chụp khi ta chưa có một định bệnh sơ khởi gì trong đầu (có gì thay thế được đầu óc người bác sĩ?).
Phim chụp xương vai (X-rays) rất cần trong trường hợp bạn bị chấn thương (trauma), và khi ta nghi ngờ có viêm khớp (arthritis), hoặc ung thư từ nơi khác chạy đến vai, ... Nghi ngờ đau vai chẳng phải là do nguyên nhân nằm ngay tại vai, nhưng do đau lan truyền từ cổ ư, ta chụp phim xương sống cổ (cervical spine X-ray) xem sao. Nghi ngờ cái đau lan truyền từ ngực tới? ta chụp phim ngực (chest X-ray) nhé, lỡ biết đâu trong ngực có ung thư phổi hay bướu gì khác làm bạn đau vai.
Các phim chụp đặc biệt như Cat scan, MRI, arthrography (chích thuốc cản quang vào khớp rồi chụp phim), cho ta thấy rất rõ những cơ cấu trong vai, những phần phim chụp xương vai không thấy được, xem thực sự phần nào của vai bị hư hoại. Song những phim chụp đặc biệt này chỉ cần thiết khi triệu chứng đau vai vẫn làm phiền bạn hoài, và bác sĩ chuyên khoa Xương (orthopedist) muốn đem bạn đi mổ.
Chữa trị đau vai
Bạn cũng biết, bệnh nào cũng thế, ta cốt trị cái gốc. Tìm ra nguyên nhân gây đau vai, chữa được nguyên nhân này, đau vai tất bớt. Nắm vững cơ thể học của vai, có sẵn những định bệnh phân biệt gây đau vai trong đầu, hỏi bệnh kỹ, thăm khám tỉ mỉ, nhiều phần bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chứng đau vai của bạn.
Không kể những nguyên nhân từ xa gây đau lan truyền đến vai, trong những thứ nằm ngay tại vai gây đau, tổn thương hoặc sự thoái hóa của khoen quay (rotator cuff) là nguyên nhân hay làm vai của bạn đau nhất. Thứ đến là “hội chứng chèn ép”. Ở đây, chỉ xin đề cập đến sự chữa trị của hai nguyên nhân hay gây đau vai này.
Trong những trường hợp vai mới đau, ta có thể dùng những thuốc chống viêm không có chất steroid (nonsteroidal antiinflammatory drugs) như Advil, Motrin, Naprosyn, ... cho bớt đau. Những phương pháp vật lý trị liệu (physical therapy) cũng có thể giúp bạn bớt đau, đồng thời bạn được hướng dẫn tập những thế thể dục giúp vai làm lại được những cử động đã bị giới hạn. Tập để làm mạnh những bắp thịt quanh vai còn tốt, hầu gánh vác bớt những công việc cho vai, cũng là một trong những mục đích của vật lý trị liệu.
Nếu bạn đau nhiều, nên không tập tành được những thế thể dục chỉ dẫn bởi người chuyên viên vật lý trị liệu (physical therapist), bác sĩ sẽ chích vào vai bạn một thuốc có chứa chất steroid, để làm giảm những viêm sưng trong vai, giúp bạn bớt đau. Nếu cần, cứ mỗi 3 tháng có thể chích một mũi, nhưng không nên quá 3 lần.
Thường, sau 3-6 tháng chữa trị như trên song không kết quả, bạn vẫn đau nhiều, và không làm việc được như xưa, ngay cả những công việc cần thiết thường ngày, đã đến lúc ta phải nhờ bác sĩ chuyên khoa Xương giải phẫu cái vai đi thôi. Thường, bác sĩ sẽ gọt bớt đầu xương bả vai phía trên (acromioplasty), để khe hở giữa hai đầu xương bả vai và xương cánh tay được rộng ra, khiến khoen quay cùng các dây gân của nó hết bị chèn ép. Ngày nay, phẫu thuật có thể thực hiện được qua một ống soi (arthroscopic acromioplasty), và tiện, bác sĩ sẽ dùng ống soi để xem xét các cơ cấu khác của vai, không chừng còn có gì khác trục trặc.
Đau vai hay xảy ra lắm, khi ta trên 40. Chỉ vì vai giúp ta nhiều việc, ta dùng đến nó luôn, nên nó dễ tổn thương. Đau vai thường do nguyên nhân ngay tại vai, nhưng cẩn thận, có khi do một vấn đề khác nguy hiểm hơn. Thăm khám vai, do thế, cần tỉ mỉ. Sự chữa trị đau vai sẽ tùy nguyên nhân gây đau ta tìm ra.
 
ooooo
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
Bài này tiếp bài tuần trước, chúng ta bàn về việc thăm khám và chữa trị đau vai.
Thăm khám
Sự thăm khám vai đau tỉ mỉ lắm, không dễ như ta tưởng, sờ sờ nắn nắn mấy cái là xong. Quí biết mấy, khi đi khám bác sĩ, bạn ăn mặc giản dị, và trong lúc ngồi chờ trong phòng khám, bạn đoán với vấn đề của mình, bác sĩ sẽ khám ở đâu, rồi sửa soạn sẵn cho bác sĩ.
Nhìn dễ nhất, nên khi khám vai, bác sĩ nhìn trước, xem hai vai bạn có đều nhau không, hay vai to vai bé do các bắp thịt vai bị teo nhỏ, vai có sưng đỏ, ... Xong, bác sĩ sẽ khám cổ, ngực và bụng, xem chúng có gì lạ, gây đau lan truyền đến vai bạn?
Sau đó, vai sẽ được khám kỹ, các khớp sẽ được sờ nắn xem có chỗ nào đau, và bạn sẽ được yêu cầu chuyển động vai, tự ý (active range of motion) hoặc thụ động với sự hướng dẫn của bác sĩ (passive range of motion) theo mọi chiều, để xem chiều chuyển động nào bị kém và gây đau. Một số cách khám đặc biệt sẽ được làm, tùy trường hợp (forced forward flexion, forced passive internal rotation, Yergason test, testing for glenohumeral instability, ...). Rồi, sức mạnh của các bắp thịt (muscle strength), cảm giác của da (sensation) và các phản xạ thần kinh ở tay cũng được lượng định, xem có gì bất thường. 
Phim chụp
Không phải trường hợp đau vai nào cũng cần chụp phim bạn ạ. Bao giờ cũng vậy, phim chụp chỉ dùng để hỗ trợ cho những suy luận trong đầu bác sĩ, và để hướng dẫn sự chữa trị, không nên hy vọng gì nhiều vào phim chụp khi ta chưa có một định bệnh sơ khởi gì. (Có gì thay thế được óc suy luận của bác sĩ?)
Phim chụp xương vai (X-rays) rất cần trong trường hợp bạn bị chấn thương (trauma), và khi ta nghi ngờ có viêm khớp (arthritis), hoặc ung thư từ nơi khác chạy đến vai, ... Nghi ngờ đau vai chẳng phải là do nguyên nhân nằm ngay tại vai, nhưng do đau lan truyền từ cổ ư, ta chụp phim xương sống cổ (cervical spine X-ray) xem sao. Nghi ngờ cái đau lan truyền từ ngực tới? ta chụp phim ngực (chest X-ray, hay được gọi không đúng là “phim phổi”) nhé, lỡ biết đâu trong ngực có ung thư phổi hay bướu gì khác làm bạn đau vai. 
Các phim chụp đặc biệt như Cat scan, MRI, arthrography (chích thuốc cản quang vào khớp rồi chụp phim), cho ta thấy rõ những cơ cấu trong vai, những phần phim chụp xương vai không thấy được, xem thực sự phần nào của vai bị hư hoại. Song những phim chụp đặc biệt này chỉ cần thiết khi triệu chứng đau vai vẫn làm phiền bạn hoài, và bác sĩ chuyên khoa Xương (orthopedist) nghĩ đến chuyện có lẽ phải giải phẫu để giải quyết vấn đề cho bạn. 
Chữa trị đau vai
Bạn cũng biết, bệnh nào cũng thế, ta cốt trị cái gốc. Tìm ra nguyên nhân gây đau vai, chữa được nguyên nhân này, đau vai tất bớt. Nắm vững cơ thể học của vai, có sẵn những định bệnh phân biệt gây đau vai trong đầu, hỏi bệnh kỹ, thăm khám tỉ mỉ, nhiều phần bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chứng đau vai của bạn. 
Không kể những nguyên nhân từ xa gây đau lan truyền đến vai, trong những thứ nằm ngay tại vai gây đau, tổn thương hoặc sự thoái hóa của khoen quay (rotator cuff) là nguyên nhân hay làm vai của bạn đau nhất. Thứ đến là “hội chứng chèn ép”. Ở đây, chỉ xin đề cập đến sự chữa trị hai nguyên nhân hay gây đau vai này.
Trong những trường hợp vai mới đau, ta có thể dùng những thuốc chống viêm không có chất steroid (nonsteroidal antiinflammatory drugs) như Advil, Motrin, Naprosyn, ... cho bớt đau. Những phương pháp vật lý trị liệu (physical therapy) cũng có thể giúp bạn bớt đau, đồng thời bạn được hướng dẫn tập những thế thể dục giúp vai làm lại được những cử động đã bị giới hạn. Tập để làm mạnh những bắp thịt quanh vai còn tốt, hầu gánh vác bớt những công việc cho khớp vai, cũng là một trong những mục đích của vật lý trị liệu.
Nếu bạn đau nhiều, nên không tập tành được những thế thể dục chỉ dẫn bởi người chuyên viên vật lý trị liệu (physical therapist), bác sĩ chuyên khoa Xương (orthopedist) có lẽ sẽ chích vào vai bạn một thuốc chứa chất steroid, để làm giảm những viêm sưng trong vai, giúp bạn bớt đau. Nếu cần, cứ mỗi 3 tháng có thể chích một mũi, nhưng không nên quá 3 lần. 
Rủi sau 3-6 tháng chữa trị như trên song không kết quả, bạn vẫn đau nhiều, và không làm việc được như xưa, ngay cả những công việc cần thiết thường ngày, đã đến lúc ta nhờ bác sĩ chuyên khoa Xương giải phẫu cái vai đi thôi. Thường, bác sĩ chuyên khoa Xương sẽ gọt bớt đầu xương bả vai phía trên (acromioplasty), để khe hở giữa hai đầu xương bả vai và xương cánh tay được rộng ra, khiến khoen quay cùng các dây gân của nó đỡ bị chèn ép. Ngày nay, phẫu thuật có thể thực hiện được qua một ống soi (arthroscopic acromioplasty), và tiện, bác sĩ sẽ dùng ống soi để xem xét các cơ cấu khác của vai, không chừng còn có gì khác trục trặc. 
Đau vai hay xảy ra lắm, khi ta trên 40. Chỉ vì vai giúp ta nhiều việc, ta dùng đến nó luôn, nên nó dễ tổn thương. Đau vai thường do nguyên nhân ngay tại vai, nhưng cẩn thận, có khi do một vấn đề khác nguy hiểm hơn. Thăm khám vai, do thế, cần tỉ mỉ. Sự chữa trị đau vai sẽ tùy nguyên nhân gây đau ta tìm ra.
 © BS.Nguyễn Văn Đức gửi bài đến Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam.
Đọc các bài liên quan của cùng tác giả tại đây.

mercredi 11 mars 2015

Bài văn chứng nhân lịch sử về chuyện Di Cư 1954, tác giả Chu Tất Tiến.


Phim Xưa về Việt Nam ( tài liệu số 5 Năm Ròm ) par crth2837 Kính gửi quý anh chị bài viết của

1


Việt Nam Di Cư 1954


Năm ấy tôi 10 tuổi, đang học lớp Nhì trường Ngô Quyền, Hải Phòng. Môt hôm, me tôi bảo:
- Con vào trường xin phép Thầy cho con đi di cư.
Tôi lẳng lặng tuân theo, vì hai tiếng “di cư” đã xôn xao từ lâu trong xóm rồi. Các cậu tôi ở đâu mà tôi không từng biết cũng đột nhiên xuất hiện đầy nhà tôi, nói chuyện, hút thuốc lào, nhả khói ngập phòng. Tối đến thì nằm tràn lan dưới đất. Cả nhà có một cái quạt máy cũ, các cậu chiếm luôn để ngay đầu mình nằm, có lẽ để che tiếng ngáy của các cậu, y hệt tiếng bánh xe lửa, “kẹt, kẹt, hú.. hú.. kẹt, kẹt…”
Khi tôi đến lớp học, môt không khí buồn thảm đã chăng đầy làm cho những thằng quậy nhất lớp cũng im lặng. Tôi tiến lên bàn thầy, khoanh tay, cúi đầu:
- Thưa Thầy, con xin phép Thầy cho con nghỉ học. Con đi di cư.
Thầy ngước cặp mắt kính dầy như cái đít chai, nhìn tôi, hiền từ:
- Ừ! Thì con đi nhé.
Tôi quay trở lại bàn, lục trong cặp ra lấy hết những cái hình Tạc Dăng mà tôi cắt trong sách báo, với một bó dây cao su và mấy viên bi ve khổng lồ, mầu xanh biếc, to bằng ngón chân cái mà tôi quý lắm, đưa hết cho thằng Thắng, bạn thân nhất của tôi. Nó im lặng, chẳng nói gì, buồn buồn nhìn tôi. Hai đứa lặng lẽ chia tay. Tôi đi xuống thang mà lòng như rỗng hẳn đi.
Về đến nhà, me tôi bảo:
- Con đi đằng này với me.
Tôi gật đầu ngay. Me tôi dẫn tôi đi ra các phố xem thiên hạ nhộn nhịp chuẩn bị di cư. Trên các vỉa hè, người ta bán tống bán tháo mọi thứ cho nhẹ người mà đi. Đồng hồ đứng, đồng hồ bàn, ghế, bàn, lồng chim, quần áo, chai lọ, tranh ảnh, sách vở..đủ thứ lỉnh kỉnh. Tiếng người ồn ào, gay gắt. Những người không đi di cư thì hoặc đứng hoặc ngồi bệt xuống đất mà trả giá rồi khệ nệ ôm ôm, xách xách, kéo lê đồ mới mua được về nhà. Kẻ bán xong được thì phủi đít đứng dậy, vừa thở dài vừa mừng. Nhưng có một điều ai cũng giống ai là khuôn mặt mọi người đều mang một vẻ ưu tư, trầm uất, không thấy có môt nụ cười nào tươi nở, ngay cả những cô thiếu nữ trong chiếc áo dài trịnh trọng, thường ngày vui tươi, hớn hở, mà nay cũng đăm chiêu như các cụ già. Mấy thằng bé trạc tuổi tôi, vẫn chạy nhẩy nhốn nháo mà nay cũng ngơ ngác, xỏ tay túi quần, đứng nhìn mọi sinh hoạt chộn rộn kia như nhìn người của thế giới khác.
Hai mẹ con đi mãi đến mỏi chân mới trở về nhà. Thực ra, đây chỉ là nhà mà me tôi thuê tạm mà thôi. Chúng tôi vốn ở xa mới dọn tới đây được gần hai năm. Me tôi vốn quê Thái Bình, còn Thầy tôi quê Hà Đông. Thầy tôi vốn là ông đồ nho, được dân làng bầu làm Tiên Chỉ, một chức vụ lớn nhất làng, nên được trọng vọng nhưng không có tiền nhiều vì không có thực quyền như ông Lý Trưởng. Với địa vị Tiên Chỉ, mỗi lần họp hành, ăn nhậu thì Thầy được ngồi chiếu trên, và nếu có chặt gà, thì Thầy tôi được cái đầu gà, nếu giết lợn thì Thầy tôi được nguyên một cái “thủ” lợn! Nếu có cãi nhau, thì ý kiến Thầy tôi là ý kiến chung cuộc, không ai dám cãi, chỉ biết cúi đầu nói:
- Vâng, nếu ý kiến cụ Chỉ đã như thế, thì chúng tôi xin vâng. Cụ Chỉ dậy sao, chúng tôi làm vậy!
(Để tỏ lòng tôn trọng, người làng đều bớt đi chữ Tiên, mà gọi ngắn là cụ Chỉ!)
Dân làng mà thấy Thầy tôi đi qua, thì phải ngả nón chào: “Lạy cụ Chỉ ạ!” Nhưng chỉ có thế thôi! Thầy tôi có “tiếng” nhưng không có “miếng”. Nhưng, như người xưa nói: “Của Trời cho, thì tự khắc nó bò vào nhà!” Thầy tôi lại rất giầu, vì có may mắn là được bà Nội tôi chia cho mấy mẫu ruộng ở miền thượng du, cho tá điền cấy rẽ, nên chẳng phải làm gì mà vẫn sống huy hoàng. Nếu không có Việt Minh nổi lên, dán cho Thầy me tôi cái bản án: “Nợ máu với nhân dân” rồi tịch thu hết đất đai, bắt Thầy tôi ra khảo của, thì chúng tôi còn ở quê mãi. Khi Thầy tôi sắp sửa bị đem ra đấu tố, những tá điền thương Thầy tôi, cõng Thầy tôi chạy. Cả nhà tôi lúp xúp chạy theo, hai chị kế tôi thì được cho vào hai cái thúng cho một anh tá điền gánh, còn tôi thì được me tôi cột chặt vào sau lưng, chạy băng ruộng về Hà Nội.
Thầy me tôi về Hà Nội, mua căn nhà thật lớn ngay tại phố Khâm Thiên, hai tầng, mà thang đi lên tầng hai đặt ở giữa phòng khách, có tay vịn hai bên bằng đồng sáng chói. Tưởng thế là hạnh phúc mãi. Ai ngờ, lại gặp trắc trở. Thầy tôi về đấy lại gặp ngay những “cô đầu” gần nhà, dụ dỗ đi hát “ả đào” hoài. Từ đó, mà Thầy me tôi xích mích nhau trầm trọng. Trong một lần cãi nhau nặng lời, me tôi đùng đùng kéo mấy đứa con về Bùi Chu, một tỉnh xa lắc xa lơ, hẻo lánh. Me tôi mua ngay căn nhà đầu đường sát với nhà thờ Bùi Chu, rồi đi buôn đủ thứ. Vì bà rất bạo gan, và muốn làm giầu để cho Thầy tôi “biết mặt”, nên chuyến buôn nào của bà cũng là nguy hiểm, chín chết một sống. Lúc thì bà buôn đá lửa, thuốc cảm Aspirin vào trong vùng Việt Minh đóng. Bà thuê thuyền đinh chở đi, và cho người đục rỗng mái chèo ra, rồi đổ đá lửa, thuốc men vào trong ấy rồi khằn lại. Tới khu Việt Minh, bà khôn khéo nộp tiền mãi lộ, nên bọn chúng cho qua. Nhưng rồi thấy nguy hiểm quá, có thể bị Việt Minh bổ cuốc vào đầu bất cứ lúc nào, bà đi buôn gỗ từ trên rừng thượng xuống đồng bằng. Bà mua gỗ ngay từ đầu nguồn rồi thuê người đóng thành bè, cho thả xuống sông, thuê người đẩy gỗ đi, còn bà thì đi thuyền theo. Đến bến dưới bình nguyên, bà bán từng bè gỗ như thế cho thương lái, lấy tiền chênh lệch, nhưng rồi nguy hiểm chập chùng trong suốt đường đi, nào cướp, nào tai nạn, có những bè gỗ dạt vào bờ, hay đâm vào đá, bể tung, muốn đi vớt lại cũng “chằng ăn, trăn cuốn”. Bà lại bỏ. Rồi đi buôn thuốc lào. Từng bánh thuốc lào Vĩnh Bảo được nén chặt trong các thùng nhôm tròn, cao khoảng gần một thước, đường kính cũng gần một thước. Bà cho chở lên xe “ca”, loại xe chở hành khách ngày xưa, mang đi các tỉnh. Xe ca hồi đó chỉ có ghế gỗ, ngồi trên đường xóc muốn đứt cả ruột, giữa đám bụi đỏ mù trời. Nhưng vì xe ca hay bị dính mìn của bọn Viêt Minh, nổ tung xác pháo nên bà lại đi tầu thủy, loại tầu từ thế chiến thứ 2, do gia đình họ Bạch đấu thầu, chạy chậm rì, phun khói mù trời. Tầu thủy thì không sợ bị mìn, nhưng lại sợ đắm! Mấy cái tầu ấy cũ xì, gỗ và sắt làm đáy tầu chỉ mấy năm là rỉ sét, nếu chở nặng quá thì bể tung, người chết hàng lũ như đàn cá bị trúng thuốc độc.
Trong tất cả các chuyến đi ấy, me tôi vất vả lắm, nhưng ngược lại, tôi thì khoái vô cùng vì bà cho tôi, thằng Út, đi theo, còn các anh chị khác thì ở nhà, thèm nhỏ giãi… Nhưng thôi, trở lại chuyện di cư 1954.
Một buổi sáng lạnh, me tôi đánh thức chúng tôi dậy và hấp tấp leo lên một chiếc xe nhà binh đậu trước cửa. Gia tài chúng tôi mang theo chỉ là hai cái hòm gỗ. Cùng với một số gia đình gần bên, chúng tôi được chở tới “căng con cóc”, là một nơi tập trung tạm dưới những cái lều nhà binh mầu xanh dầy, khổng lồ chứa được vài chục gia đình. (Gọi là “căng con cóc” vì có 4 cái tượng con cóc ngồi chồm hổm, chĩa miệng vào trong, phun nước vào một cái hồ cạn.) Mỗi gia đình, tùy theo số người mà nhận những chiếc ghế bố xếp của nhà binh, và chăn. Mỗi ngày chúng tôi được phát đồ ăn hai lần. Chiều chiều, máy phóng thanh đặt tại bốn góc “căng” phổ biến tin tức và phát bài “Sáng trăng sáng cả vườn chè…anh chưa thi đỗ, thì chưa động phòng” do ca sĩ Xuân Sơn hát. Ngoài ra, còn các bài “Thuyền Viễn Xứ” do Mai Hương ca, và bài “Ô Mê Ly” do cả ban nhạc Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung, Hoài Bắc trình bầy. Hoài Trung giả tiếng Ngưa hí “hí.. hí.. í. í..í” nghe giống hệt tiếng ngựa!
Ở đấy được vài ngày, chúng tôi lại phải di chuyển về “căng xi măng”, một nơi tập trung lớn gấp nhiều lần “căng con cóc”. Ở đây được ăn nhiều hơn, nhưng lại gặp trở ngại là vì ở gần nhà máy sản xuất xi măng nên bụi xi măng lúc nào cũng nghẹt cả không gian. Mũi chúng tôi lúc nào cũng trắng xóa. Lúc đó lũ trẻ chúng tôi chẳng biết hiểm họa của bụi xi măng khi vào phổi thì làm sao, mà chỉ ham vui, thích đứng ngắm một cái cầu “rút”, gần nhà máy, khi có tầu lớn đi ngang, thì chiếc cầu từ từ nứt ra ở giữa, rồi từ từ mở lên cao, cho tầu đi quan xong thì lại từ từ gập xuống.
Rồi buổi sáng ấy cũng đến. Máy phóng thanh kêu gọi mọi người thức dậy, mang hết hành lý lên xe, ra bến tầu. Chúng tôi lần lượt leo lên xe, tương đối gọn gàng, nhưng cũng có nhiều người lại mang theo những bó chiếu dài, có lẽ sợ miền Nam không có chiếu! Một bà cụ giắt đầy khăn măt vào giải lưng quần, bay phất phới, lại khệ nệ bưng một cái rổ to đầy, chất nặng những thứ lỉnh kỉnh gì đó, mà đến khi lên tầu, bị buộc phải vất lại, bà khóc nức nở, cứ “Giê ma lạy Chúa tôi! Giê Ma lạy Chúa tôi!”
Tới bến tầu, mọi người phải sắp hàng đi theo những cái cọc chăng giây, và lần lượt mọi người phải vạch bụng ra cho một người cầm bình xịt thuốc DDT vào bụng trắng xóa, để diệt chấy rận. Đi hết hàng xịt thuốc, thì lên tầu “há mồm” là chiếc tầu đổ bộ nên không có phòng ốc gì, chỉ là môt khoảng sàn trống cho người di cư nằm ngồi tùm lum. Không có phòng vệ sinh, chỉ có mấy cái khung sắt hàn dính vào hai bên sườn tầu ở trên cao, ngồi trong cái khung sắt ấy mà thả “bom” xuống biển! Đi khoảng nửa ngày ra tới tầu lớn như một cái thành phố có nhiều tầng. Từ tầu “há mồm”, mọi người phải leo lên cầu tầu là một cái cầu treo rất cao bắt tuốt tới boong tầu. Đến đầu cầu thang, từng người môt được phát một cái khăn mặt, một hộp kẹo xô-cô-la, môt cái bàn chải đánh răng, môt hộp kem đánh răng, loại hộp tròn, mở ra, dùng bàn chải chà chà vào lớp bột cứng bên trong. Me tôi lôi từng đứa vào phòng, chiếm mấy cái giường tầng liền nhau. Tôi hào hứng leo lên tầng cao nhất, mà không biết rằng, khi tầu chạy, tôi say sóng, nôn thốc tháo xuống đầy mặt người nằm dưới! Vì tính tò mò, sau khi cả nhà an vị, tôi chạy lung tung, lên khoang này, xuống khoang kia, có lẽ đến 7,8 tầng, rồi lại chạy lên boong, ngó người ngồi nằm la liệt. Điều buồn cười nhất là việc đi vệ sinh. Phòng vệ sinh ở trên tầu là môt dẫy bàn cầu trống huyếch hoác, không có cửa. Mọi người đều quen ngồi kiểu nước lụt, nên khi đi vệ sinh, cứ leo lên ngồi chồm hỗm bên trên, phơi hết đồ lòng ra. Mấy anh lính thủy Mỹ cười bò lăn rồi kéo từng người ngồi bệt xuống bàn cầu. Nhiều cụ già không chịu, vì vừa xấu hổ, vừa dốt nát, nên cự cãi um xùm, mà lính Mỹ dễ tính, không cãi lại.
Đến bữa ăn, thì xếp hàng đi lãnh cơm, táo, bánh mì.. Mấy cụ bà gốc quê thấy trái táo thì chẳng biết là cái gì, cứ trố mắt ra mà xăm xoi. Còn những ông tham ăn, vơ vét cho đầy khay, nhét vào đầy bụng để lúc say sóng thì trả lại sàn tầu, nhơ nhớp kinh khủng.
Tầu chạy chừng 3, 4 ngày thì tới bến Saigon. Khi tầu ngừng và nghe tiếng người la ó um xùm, tôi chạy lên boong để thấy môt khung cảnh thật lạ. Lạ nhất là cảnh bán đồ ăn, trái cây từ dưới sông lên tầu. Những chiếc thuyền con kẹp sát thành tầu, giơ cao những cây gậy thật dài lên tới boong, trên đầu gậy là cái rổ nhỏ, trong đó đựng trái cây, bánh, kẹo. Ai ở trên boong mà mua, thì cứ việc bốc ra rồi bỏ tiền vào trong đó, không mặc cả gì hết. Người ở dưới từ từ rút cái rổ xuống, nhặt tiền ra rồi lại bỏ đồ vào trong rồi đẩy cây lên… Tầu ngừng một thời gian rồi thả thang xuống cho mọi người lên bờ. Gia đình chúng tôi xuống sau hết để tìm người quen đến đón: ông anh rể của tôi, đã đi theo Sở vào Nam trước cả tháng rồi. Khi chúng tôi xuống đến bến, thì thấy trên bờ có giăng một cái biểu ngữ mầu vàng dài cả chục thước, đề chữ: “Hân hoan đón chào người di cư thứ 1 triệu!”. Dưới cái biểu ngữ là một dẫy hai, ba cái bàn, trên đó, chất đống đầy tiền mới. Cứ mỗi đầu người đi qua, thì được đưa cho 800 đồng! Mấy nhân viên làm việc cho Tổng Cuộc Di Cư hồi đó, cứ bốc tiền ra mà đưa, chẳng hỏi tên tuổi gì. Sau khi lãnh tiền, thì có loa gọi, hỏi ai muốn về các trại định cư thì xếp hàng, lên xe nhà binh, chở về chỗ định cư, có thể là Hố Nai, Gia Kiệm, Xóm Mới, Bùi Môn hay đi xa hơn nữa, tới tận Rạch Giá, Hà Tiên. Vì đa số dân di cư là Công Giáo nên có các linh mục đứng đón, đưa về từng vùng thích hợp với địa phương cũ của mình ở Bắc. Còn chúng tôi, có ông anh rể đến đón, nên đi riêng về khu tạm cư ở Khu Cầu Sắt, Khánh Hội, nơi dành riêng cho công chức miền Bắc di cư. Chúng tôi chỉ ở tạm đó có một tháng, rồi me tôi kéo chúng tôi về ngay trung tâm Khánh Hội. Bà thuê một căn nhà sàn, dựng trên đống sình lầy quanh năm, đường đi trước nhà là những cây cầu gổ ọp ẹp. Dưới chân cầu, chuột cống to đùng chạy qua chạy lại ăn rác và những thứ phóng uế do con người thải xuống…
Tới giai đoạn này là chấm dứt cuộc di cư của gia đình chúng tôi. Tại đây, các anh chị em tôi đã cắp cặp đi học và bắt đầu một cuộc đời mới tại miền Nam “đất lành, chim đậu”, để hòa nhập với đời sống Nam Kỳ, ăn hột vịt lộn, giá sống, mắm chua và hủ tiếu.
Đời sống cứ thế mà trôi đi. Đến nay, nhìn lại ngày di cư năm ấy đã đúng 60 năm! Nhanh quá! Như Cao Bá Quát đã viết: “Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ. Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày. Như thoi đưa, như bóng sổ, như gang tay…”
Chu Tất Tiến

74000 việc làm biến mất thêm trên nước pháp năm 2014, có ai biết không ?

Cứ nhìn thống kê mà không thể chối cãi được là việc làm trong nước pháp ngày càng biến mất, trong khi đó dân cư thì ngày càng đông.

Bên cạnh đó, công chức thi ngày càng hiếm, người tuổi trên 60 bắt đầu vào hệ thống hưởng tiền già hay tiền hưu thì cứ tăng.

Nạn thất nghiệp của giới trẻ có và không có nghề nghiệp thì con số cứ biến hóa theo hệ thống cho ghi tên hay cho đi formation hay bị xoá tên khỏi danh sách để hưởng tiền trợ cấp.

Những hãng xưởng thành công có chút marque được biết đến thì được lần lượt bán qua tay những hệ thống trao đổi và cuối cùng chỉ còn cái hiệu và hãng ma, vì hàng hoá được đưa ra ngoại quốc sản xuất mang về kết nhãn bán lại cho người tiêu thụ.

Hàng Made In France chỉ cần 40/100 được thực hiện bên pháp là được đóng dấu hàng hiệu.

Những hãng may như Playtex chỉ còn là dépôt kết nhãn, vô thùng và gửi đi chi phối.

Những trạm xăngTotal bán xăng cho public, không có nhân viên mà là những pompe automate, không đóng thuế cho tây, Mac Donald, tuy có thâu người làm việc, nhưng cũng không đóng thuế cho chính phủ pháp và chưa kể những hãng lớn như Peugeot, Cochonou, Marionnaud chỉ còn cái hiệu, phi trường Toulouse... dần dần thuộc về tay ai?

Cứ đọc tin tức về kinh tế để thấy sự sa sút trầm trọng giữa xã hội tiêu thụ, cung và ứng thì ai cũng có thể đóan được tương lai chúng ta đi về đâu và còn bao lâu nữa những hệ thống cấp phát tiền già, tiền hưu sẽ rỗng và không còn cắc bạc nào phát ra.

Cứ nêu ra những câu hoỉ và những câu trả lời đầy trên net, ở đây tôi chỉ tỷ dụ những chuyện lớn mà báo chí đã đăng, còn những chuyện không đăng tải thì ai biết?

Caroline Thanh Hương

Thanh Hương viết : "Đời Ta Sắp Hết, Đời Sau Sắp Chết... "


Où sont les 74 000 emplois disparus en France l'an dernier?

Par publié le

Les chiffres définitifs de l'emploi en 2014 publiés ce mercredi par l'Insee sont moins bons que prévu. L'économie française a détruit 74.000 postes (-0,5%) dans le secteur marchand l'an passé, malgré un dernier trimestre porteur d'espoir. 

L'économie française a connu en 2014 une nouvelle année noire sur le front de l'emploi, avec 67.600 suppressions nettes de postes (-0,4%)
afp.com/Jacques Demarthon

mardi 10 mars 2015

Việc Ai Người Nấy Lo/ Bộ ảnh xâm người có một không hai/ pour adulte.


Đây là phong trào mode hay phong trào hoá trang mới để biến cơ thể hay hình hài con người qua 1 trạng thái, 1 sự kiện hay 1 tác phẩm.

Người ta cần biến đổi quái dị đi để làm gì  và để thay đổi được gì? và tại sao ?
Ai có câu trả lời và có cần có câu trả lời hay không ?
Caroline Thanh Hương

Bánh Tét Chuối thơm, ngon dễ làm.

Kính gửi quý anh chị recette sưu tầm về cách làm món

BÁNH TÉT CHUỐI.

Caroline Thanh Hương

 

(cách làm và hình ảnh của Hồng Thư)
3-BanhChuoiCat


Vật Liệu: Cho 3 bánh tét nhân chuối cân nặng 1Kg2 sau khi nấu chín (nếu bạn làm nhiều thì tăng số lượng vật liệu lên theo tỷ lệ)


  • 1Kg nếp
  • 1 hộp chuối sứ (mua hiệu 2 con voi của Thailand) hoặc có thể mua chuối đông lạnh
  • 2 muỗng canh đường để ướp chuối 1 ngày trước khi làm
  • 1 muỗng canh đường trộn vào nếp nếu dừa không có đường sẵn
  • ½ bao dừa bào (cỡ ½ lb)
  • 250 gr đậu đen
  • 1 bịch lá chuối đông lạnh

lundi 9 mars 2015

Mùi Quý Bồng et Belle, Notre Dame de Paris, thêm bài Trần Trọng Thiện.

Kính gửi quý anh chị chương trình thơ song ngữ với bài của Mùi Quý Bồng.

Caroline Thanh Hương
 

BELLE Notre Dame de Paris 



BELLE


QUASIMODO:

Belle
C'est un mot qu'on dirait inventé pour elle
Quand elle danse et qu'elle met son corps à jour
Tel un oiseau qui étend ses ailes pour s'envoler
Alors je sens l'enfer s'ouvrir sous mes pieds

Trứng Muối, dễ làm và mau có ăn.



Kính gửi quý anh chị 1 recette làm trứng muối để mau có ăn và ngon.

HỘT GÀ MUỐI




??????????????????????

dimanche 8 mars 2015

Tin Tức về những thay đổi ở Californie.


 
Xăng lên giá ở Cali, nguồn cung cấp bị giảm
(VienDongDaily.Com - 28/02/2015)
 
 
 
 

 

Xăng lên giá ở Cali, nguồn cung cấp bị giảm

(VienDongDaily.Com - 28/02/2015)

Thanh Hương viết : "Đời Ta Sắp Hết, Đời Sau Sắp Chết... "

Khi người dân trong khối Âu châu nói chung và dân tây nói riêng còn tuỳ thuộc vào luật chung của khối thì không bao giờ trả hết nợ để bảo vệ đồng Euros.

Vì luật chung là đưa hết việc làm ra ngoại quốc, đóng cửa hãng xưởng để chia chác tiền lời cho investisseurs và để lại nợ nầng cho người bản xứ gánh.
Không riêng gì 1 nước trong khối Âu châu mà toàn thế giới đang đi dần vào chỗ vỡ nợ, mất đất, mất việc, mất hưu, mất bảo hiểm xã hội.
Lúc chúng ta còn việc làm, còn đóng thuế thì chúng ta còn bảo đảm cho thế hệ con cháu chúng ta mảnh đất, ruộng vườn và công khó chúng ta làm nên, kể cả tiền hưu mà hiện giờ chúng ta vẫn tiếp tục đóng cho những quỹ hưu trí để nuôi thế hệ trước.
Vài năm nữa, khi đến lượt chúng ta về hưu, Ai sẽ là người đóng hưu cho chúng ta khi con cháu chúng ta không có cơm ăn, áo mặc, việc làm vì chúng không tìm ra được 1 hãng xưởng nào nữa trên chính mảnh đất mà chúng sinh ra và lớn lên.
Khi nào việc làm còn đưa ra nước ngoài, khi nào chúng ta còn tham gánh nợ để làm nô lệ cho vật chất là khi đó chúng ta sẽ mất tất cả khi chúng ta không còn việc làm để trả nợ.
Nước Grèce đã kêu gọi những công chức của họ đã bị sa thải trở lại làm việc tạm thời và chính phủ của họ đã bắt đầu thấy mối đe doạ khổng lồ đang trút xuống đất nước và người dân của họ.
Chính phủ mới còn ngưng việc bán hải cảng của Grèce cho tàu để giữ quyền xuất nhập hàng hoá và việc làm cho công dân họ.

Chính phủ pháp đã bán những hãng đang mang lợi cho họ cho ngoại quốc đầu tư vào, có những người đã tự vận và hãng từ lời đến thaychủ và cuối cùng là món đồ cho nhiều nhà băng lấylợi .
Nguy hơn nữa là dân tây lại đang nuôi luôn cả những người hưu trí Canada, chúng ta đang bán những hiệu mình đã sáng chế ra cho tàu ...

Xem phóng sự của đài truyền hình pháp đây

Người đi làm ngày càng mất việc và người hưởng lộc không cần làm gì hết là ai?
Hãy tỉnh ngủ, hãy mở to mắt mà nhìn cho rõ những budgets của từng chính phủ các nước để hiểu tình hình kinh tế đe doạ thế hệ con cháu chúng ta như thế nào.
Mua đồ xài trong xứ chúng ta sản xuất để bảo vệ việc làm.
Hãy dành dụm tiền rồi hãy mua món đồ mà chúng ta thích, hay hãy để thêm 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng rồi mới đi đến quyết định cần mua món đó, cần mượn tiền mua hay cần có đủ tiền rồi mới mua.
Đừng ký hay tìm mọi cách giảm bớt nợ để gia tăng tiền dành dụm cho ngày hưu trí.
Tôi chỉ có vài ý kiến nhỏ nhoi, và chỉ thấy sao nói vậy, mong các anh chị là bậc ông bà cha mẹ nên ý thức mà lo cho đời sau của chúng ta.
Caroline Thanh Hương

 

Budget 2015 : le scénario apocalyptique d'une amende européenne


 |  Par



Publication: Mis à jour:
BUDGET
           

EUROPE - Le projet de budget 2015, marqué par des économies de 21 milliards d'euros, a entamé mardi deux mois de discussions serrées sous la pression de la Commission européenne, qui en voudrait davantage. Mais le gouvernement n'entend pas céder... Qu'en pensera Bruxelles, qui doit recevoir dès mercredi son exemplaire du texte? Dans le pire du pire des scénarios (très très peu probable), la Commission peut déclencher un tourbillon d'événements dramatiques pour la France. Voici ce que ça donnerait...
Tous les voyants sont au rouge pour Paris: son déficit s'établit au-delà de la limite fixée à 3% du PIB (4,3% prévus en 2015), alors que la France avait promis à Bruxelles en 2013 de revenir sous ce seuil d'ici l'an prochain. Pire, la dette explose le plafond de 60% du PIB (97,2% en 2015). Et ce n'est pas tout: l’effort de réduction du déficit structurel (qui ne tient pas compte des effets indésirables de la conjoncture) n'atteindrait que 0,2%, alors que Paris s'était engagé à fournir un effort de 0,8%.
De quoi donner l'envie à la Commission de déclencher les feux de l'Enfer.
       
L'Europe n'a pas le pouvoir de rejeter la loi française de finances, les parlements nationaux ont encore la main dessus. Elle peut en revanche émettre un avis déterminant: si les engagements européens n'ont pas été respectés, Bruxelles peut sanctionner Paris. Si la Commission européenne respecte la procédure stricto sensu, la France devra payer une amende fixe de 0,2% du PIB (4,4 milliards d'euros) et une part variable s'élevant à 1/10 de la différence entre le déficit et la valeur de référence (2,86 milliards d'euros). Enfin, le Conseil peut encore renforcer ces sanctions, sans que l'amende dépasse 0,5% du PIB (10,1 milliards d'euros).
Si l'on était dans un film catastrophe, ce serait digne d'un astéroïde s'écrasant sur la Tour Eiffel.

Đọc thêm bài khác cùng chủ đề

Người đi làm ngày càng mất việc và người hưởng lộc không cần làm gì hết là ai?