Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

jeudi 21 mai 2020

Chợ Cầu Muối xưa – lãnh địa của giang hồ lưu manh.

Tìm lại trong quá khứ chuyện có thật hay chỉ là tin đồn?



Chợ Cầu Muối xưa – lãnh địa của giang hồ lưu manh

 Pháp Luật Plus - Vì sao chợ Cầu Muối lại nhiều giang hồ?


Loading...


Nhắc đến những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn xưa, không ai là không biết đến điểm nóng chợ Cầu Muối khu quận Tư với những tên giang hồ khét tiếng máu mặt, táo bạo và lãnh cảm.
May thay ngày này, cùng với sự đô thị hóa của Sài Gòn đã lành tính hóa”huyền thoại” quận Tư năm nào. Đồng thời, đẩy giang hồ cấp thấp của khu vực này tản đi tứ xứ tìm kế sinh nhai hoặc “tái khởi nghiệp”. Thỉnh thoảng, cũng có vài tên quay về chốn xưa thăm lại những “chiến hữu” từng một thời cùng vào sinh ra tử hoặc dọ thám xem bè lũ “kẻ thù” còn sống hay đều đã quy tiên…


Giai thoại về giang hồ chợ Cầu Muối Đế chế suy tàn
Chợ Cầu Muối – Khu vực mà hễ nhắc đến sẽ làm xanh mặt người Sài Gòn ngày trước.
Từ thời Pháp thuộc đến một số năm sau ngày thống nhất đất nước, Sài Gòn luôn có những vùng đất được người lương thiện gọi là “đất dữ”, với lãnh địa của giang hồ lưu manh. Luôn có một câu chuyện hoặc một huyền thoại giang hồ nào đó gắn với lịch sử một địa danh dữ dằn. Nhưng đứng đầu bảng và trở thành một cụm từ quen thuộc với dân Sài Gòn trước năm 1975 là “du đãng Cầu Muối”.
Một thời “hô mây gọi gió”
Nhà Nguyễn đặt ở vùng Cầu Kho bây giờ một loạt kho đụn để thu thuế và tích trữ lương thảo. Quanh nơi kho lẫm là những khu dân cư tứ xứ sống đa phần trên ghe thuyền. Và tất nhiên, đa số sống bằng nghề anh chị giang hồ…
Qua thời Pháp thuộc, Tư Mắt tức Nguyễn Văn Trước, nhất hô bá ứng một thời khắp cõi Nam Kỳ cũng dùng đây là sào huyệt để nương náu. Nhưng rộ lên là thời Diệm – Thiệu, với quy mô chợ cá Cầu Ông Lãnh. Giang hồ tụ tập về Cầu Muối ngày càng nhiều, nhưng vẫn theo kiểu hỗn quân hỗn quan. Nhưng Đại Ca thay, người đứng đầu trong Tứ đại thiên vương (Đại, Huỳnh Tỳ, Woòng Cái, Ba Thế) chọn nơi đây để mở một sòng bạc lớn. Lúc đó du đãng Cầu Muối trở thành “số một” của giang hồ miền Nam.
Sau năm 1975, chính quyền đã thu gom những tay anh chị cộm cán vào trường trại, một số lọt sổ cũng vội vã cao chạy xa bay. Khi mọi chuyện đã được xem là “tạm ổn”, giang hồ cũng lục tục quay về. Nguyễn Văn Cưng, tự Cưng già, vốn sống bằng nghề giật đồng hồ (bẻ đê) ở bến đò Thủ Thiêm, làm rúng động giang hồ Sài Gòn xưa với chiêu “Hỏa long thần chưởng” (ụp hỏa tốc), vốn là một tên nhóc con xuất thân từ Cầu Muối!
Trước đó, việc đâm chém bằng mã tấu là phổ biến. Trong trại giam Chí Hòa thì dùng thép ba lô làm dao, sắt xây dựng mài nhọn làm dùi, tệ hơn là bàn chải đánh răng mài nhọn. Cưng già dùng bao nylon đốt chảy vào vỏ cam và úp thứ dung dịch rừng rực lửa vào… mặt đối thủ! Cách ra tay tàn độc ấy đã khiến giang hồ khắp Sài Gòn kinh sợ. Tên tuổi giang hồ Cầu Muối một lần nữa được giới lưu manh nhắc đến với sự kiêng dè.
Nhưng có lẽ chính Châu Phát Lai, tức Lai Em, một đồng phạm quan trọng trong vụ án Năm Cam, mới là kẻ đẩy tên tuổi du đãng Cầu Muối thành thế lực hùng mạnh nhất của du đãng miền Nam. Hung ác và nhiều thủ đoạn, khi đã thành danh, Lai Em vươn bàn tay ra khỏi địa bàn Cầu Muối nhỏ hẹp.
Khi Minh samasa ở Vũng Tàu trở mặt với hung thần Lâm chín ngón và có cơ bị đẩy bật ra khỏi địa bàn đang kiểm soát, gã đã nhờ đến một vựa cá tại Cầu Ông Lãnh để thương lượng với du đãng Sài Gòn. Cặp vợ chồng Đức năm nghệ – Sương lamour mang đàn em ra đối phó với Lâm chín ngón, Hồng địa… Cuộc chiến giành lãnh địa nổ ra suốt vài tháng trời và chỉ kết thúc khi Lai Em vào cuộc.
Gã giang hồ “có sạn trong đầu” Lai Em chỉ cần chuyển cho Đức năm nghệ mượn tay chân. Ngay lập tức Lâm chín ngón thui thủi quay về với tiệm thịt chó trên đường 3 Tháng 2, không bao giờ có cơ hội léo hánh đến Vũng Tàu. Tiếng gọi chung là du đãng Cầu Muối, nhưng khu vực kiểm soát của Lai Em gồm hàng loạt địa danh dữ dằn như: Chợ cá Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Ngã Ba xóm Tỉnh, Nhà Lô, Hẻm Cứu Hỏa, Khu Dân Sinh, Khu Da Heo 100 Nguyễn Công Trứ, Mả Lạng, Cư xá Đồng Tiến v.v… Với lượng du đãng có máu mặt ngần đó dưới trướng Lai Em, Lâm chín ngón làm sao chống nổi?
Chỉ có một lần Lai Em bị chặn đứng bởi con cọp vùng chợ An Đông là Lượm lùn. Giang hồ chợ An Đông tuy ít nhưng lì lợm và gắn bó với nhau hơn du đãng Cầu Muối nhiều. Khi Lai Em chuẩn bị cho đàn em lên giành quyền kiểm soát vũ trường Caesar, đã nhận ngay câu trả lời của Lượm lùn: “Đến là đón, thích thì chiều…”. Sau vài cuộc chạm trán của du đãng hai bên, Lai Em bèn lẳng lặng rút lui và vĩnh viễn không dòm ngó đến khu vực hùng cứ của Minh đại bàng, Lượm lùn, Sang mổ, Bé chợ, Minh rồng.
Sau vụ án Năm Cam, Lai Em với tội danh giết người đã phải trả giá bằng sinh mạng của mình nơi cọc bắn, giang hồ Cầu Muối lập tức im lặng chờ thời. Nhưng vụ cháy chợ cá, rồi chợ trái cây cũng dịch chuyển ra tận khu Sóng Thần, bầu sữa ngọt bao năm nuôi sống giang hồ Cầu Muối bị cắt đột ngột, khiến giang hồ Sài Gòn xưa ở Cầu Muối chỉ còn là câu chuyện kể trên đầu môi của các du đãng già hết thời…
Còn rơi rớt một số tay giang hồ nửa mùa mới lớn, là chợ ma túy ở khu vực Cầu Kho và những sòng bạc mini khu Nhà Lô luôn dịch chuyển. Với sự truy quét của CSHS quận 1 lẫn CATP, các gương mặt nổi cộm lớp thì miệt mài gỡ lịch ở trại giam, lớp khôn ngoan hơn tìm nơi nương náu mới. Ngoài mối quan hệ hữu hảo thuở mồ ma Lai Em với giang hồ Vũng Tàu, đa số đều theo chân Đức năm nghệ ra vùng cảng cá “làm ăn”. Tất nhiên, sau một thời gian vật đổi sao dời, thế đứng giang hồ gốc Nam đã không còn là độc bá, mà thế giới dao búa đã hoàn toàn thuộc về những giang hồ trôi sông lạc chợ gốc Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An…
Giang hồ Cầu Muối ra “núp lùm” ở Vũng Tàu chỉ tuyền là sai vặt! Một số có “tư cách” hơn, bèn “dạt vòm” qua quận 7, quận 8… tá túc với giang hồ xóm. Cu trắng, một thuở khét tiếng vùng Nhà Lô mà ngay cả trùm giang hồ Năm Cam cũng phải nhường bước, nay quay về khu hẻm Đền Quan Thánh, sống lay lắt bằng nghề cho vay lặt vặt, cầm cố và… giảng hòa. Uy tín giang hồ còn rơi rớt cũng đủ cho anh Tư Cu trắng, anh Bảy nô cao giò (đàn anh Năm Cam) sống qua ngày đoạn tháng.
Một số du đãng anh chị thuộc phường Cầu Kho, sau khi bị truy quét dữ dội đã không tồn tại nổi với nghề buôn bán ma túy lẻ, bèn bán xới qua thuê nhà ở khu Âu Dương Lân quận 8, dựa hẳn vào Chí, Tuấn, Tư… để tiếp tục mua bán hàng cướp giật, cho vay và đâm thuê chém mướn.


Giang hồ Cầu Muối không hẳn đã tắt lịm, nhưng với giang hồ Sài Gòn xưa ngày nào thì đã qua thời hô mưa gọi gió!
Giang hồ Cầu Muối không hẳn đã tắt lịm, nhưng với giang hồ Sài Gòn xưa ngày nào thì đã qua thời hô mưa gọi gió!
Chỉ còn lại chút danh hão…
Những năm Mỹ sang, khu cảng vùng quận 4 thu hút đủ loại giang hồ từ cao cấp đến mạt hạng. Kho 5, khu Hai mươi thước, hẻm 148 Tôn Đản (nơi phát tích của Năm Cam), Oxi Gạch, xóm Dừa, hẻm chùa Giác Quang, Tôn Thất Thuyết, Ô Cầu Dừa, hãng Phân, xóm Dừa, khu Sân banh Gò Mụ, Viện Bài Lao, hẻm Hiệp Thành… hàng loạt địa danh mà nghe qua người dân lương thiện thành phố không khỏi rùng mình!
Không phải khi không mà giang hồ quận 4 trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nơi trong thành phố, nhưng chưa bao giờ giành được sự kính nể của các kiểu anh chị cùng đẳng cấp.
Với những khu dân cư phức tạp đa thành phần, nhiều kẻ ăn cơm tù nhiều hơn cơm nhà, học móc túi giật đồ trước cả khi học chữ, thì nơi đây đã cung cấp cho giang hồ các nơi hàng loạt đàn em chịu đâm chém đổi lấy chút quyền lợi. Tuy vậy, một số du đãng cũng vượt thoát khỏi tầm cỡ xóm lu bu quận 4 để trở thành tay gộc. Trong đó đáng kể nhất là Lê Văn Đại tức Đại Cathay, Trương Văn Cam tức Năm Cam…
Với tốc độ phát triển đô thị nhanh nhất nước, những cao ốc, chung cư, khu dân cư của Sài Gòn mọc lên với tốc độ chóng mặt, đã đẩy lùi những khu xóm lụp xụp, tối tăm, đầy tệ nạn ra xa dần khu trung tâm. Quận 4 cũng không ngoài quy luật. Đường Hoàng Diệu mở rộng và việc chỉnh trang quy hoạch của quận 4, khiến giang hồ các kiểu rời bỏ dần vùng đất cũ. Hơn 80% dân cư phức tạp bán nhà với giá tạm xem là được, qua vùng đất mới là quận 7, Nhà Bè trú ngụ. Mua một căn nhà nhỏ giá rẻ, còn dư bao nhiêu ném luôn vào cờ bạc số đề và ma túy. Sau một thời gian chẳng có nghề ngỗng gì và theo quy luật, không ít người trở lại nghiệp dĩ lưu manh. Đó là lý do quận 7, Nhà Bè… đột nhiên trở thành nơi giang hồ cộm cán tranh chấp và ăn chơi đủ loại.
Vụ án Dũng đô ở chung cư Tôn Thất Thuyết bị Minh khùng thuộc nhóm đàn em Bảo gù chém chết, là minh chứng cho việc thách thức và lấn sang địa bàn của giang hồ quận 4 nay đang lóp ngóp “dựng cờ” ở quận 7!
Lộc lì, một giang hồ gốc Phú Nhuận, nói khi bị tòa tuyên phạt 18 năm tù: “Tòa xử tòa ở!”, bị cộng thêm hai năm tù vì tội phỉ báng, đã chọn quận 4 làm nơi trú ngụ. Sau khi thụ án ở trại Gia Trung về, với sự trợ giúp của Hiệp phò mã, Lộc đã tìm ngay quận 8 làm nơi nương náu. Bởi lẽ dễ hiểu: tiền đâu mà kiếm nhà ở quận 4!
Rồi những tay cộm cán k

Một Thủa Sài Gòn Có Đường Cống Quỳnh Trần Hưng Đạo. Tuỳ bút Caroline Thanh Hương và Bánh Mì Sài Gòn

Một Thủa Sài Gòn Có Đường Cống Quỳnh Trần Hưng Đạo.
Tuỳ bút Caroline thanh Hương.
Bán gấp nhà góc 2 Mặt tiền đường Cao Bá Nhạ, P Nguyễn Cư Trinh ...
Những năm tôi còn nhỏ sống tại Sài Gòn, gần bồn binh Nguyễn Cư Trinh và đường Trần Hưng Đạo có một nhóm người hay tụ tập bán thức ăn sáng hay tối.
 BÁN NHÀ GÓC 2 MT ĐƯỜNG CỐNG QUỲNH VÀ CAO BÁ NHẠ QUẬN 1, 14X21M ...

Hàng buổi sáng, chủ yếu là cho học trò trường Hưng Đạo hay xuống xe lam từ đại lộ Trần Hưng Đạo và đi bộ qua đường Cống Quỳnh, khúc Cao Bá Nhạ này để đến trường của mình gần chợ Thái Bình.
Hàng ban trưa thì chẳng có bao nhiêu, ngoài các tiệm mì, những xạp bán cơm dĩa cho dân lao động đạp xe hay dân lơ xe vì trước đó có một bến xe tại đây.
Hàng ban tối thì có những quầy chè đêm, chè Chí Mè Phủ hay bán mì khuya cho ai đi xem hát xong cảm thấy cần bỏ chút gì vào bụng. (Con đường này gần rạp hát Hưng Đạo hát cải lương, đại nhạc hội hay chiếu phim.)
Hàng buổi sáng thì rất đa dạng và rất ngon.
Với cái tính thích ăn hàng, thì dĩ nhiên món nào tôi cũng có nếm qua.
Từ món xôi, ngọt, chan nước dừa hay có chút muối mè, loại xôi mặn của người Hoa nướng vịt quay vừa chín tới, người ta còn có thể ăn cháo đậu đỏ cá lòng tong hay dưa mắm, chả cua v´i chút đồ chua, khó mà quên được.
Phở Bò Tái - Nạm - Gầu - Phở từ lâu không chỉ là món ăn quen thuộc với
Quán phở Đại Đồng, nay đã bị xoá sổ vì thay vào đó, cả chung cư Đại Đồng này cũng đã bị thay thế thành một phòng trà, có món phở đặt biệt, bò kho cũng đặt biệt thu hút ca sĩ tân cổ nhạc Thanh Sang hay đến ăn buổi sáng sớm.
 Cách nấu bò kho đơn giản thơm ngon đúng điệu cho cả nhà
Nồi bò kho đặc hơi sệt này thơm lừng với dĩa rau thơm, chanh, ớt, có lẽ ít có người đầu bếp nào nấu ngon hơn, dù là hàng lề đường.
Và tôi còn nhớ đến món hàng mà học trò thường đứng sắp hàng để mua và cho mãi đến bây giờ, theo tôi biết thì chưa chắc  bánh mì Lee của nước Mỹ  sánh bằng, đó là món bánh mì nóng hổi, nướng tai xe được chêm với thịt jambon của chính người chủ làm bán mỗi ngày.Jambon Vietnamien pour le sandwich Banh Mi - Cooking With Morgane ...
Chúng ta cũng có thể mua bánh mì cá mòi sauce tomate, ngon không kém với chút beurre, chút dưa cà rốt, một khúc dưa leo và chút ớt, chút muối tiêu.Bánh mì cá Nemo - Fast Food Restaurant - Hanoi, Vietnam | Facebook ...
Cắm miếng bánh mà nghe rào rạo tiếng vỡ cũa bánh mì trong miệng thật là khó tin sao mà mình lại có thể nhớ dai như thế.
 Không hiểu người bán bánh mì này bày trí cho xe mình có đầy đủ lò nướng lại bánh mì cho giòn mà cùng với một người bán phụ, ông ta không nghỉ tay mà người tụ lại đông đến đếm không được nữa.
Thời gian đó, tôi lúc nào cũng thiếu tiền ăn hàng và bà vú Nuôi của tôi phải luôn cho mượn mà luôn quên đòi tôi trả lại tiền. Nghỉ lại sao mà thấy nình sao mà có nhiều appétit như thế.
Bài tuỳ bút hôm nay tôi viết một lèo, không phải vào giờ ăn, đói bụng để kể lung tung mà vì bài viết về bánh mì Sài Gòn dưới đây.
Mời quý anh chị cùng quay lại thời gian Một Thủa Sài Gàn nhé.
Caroline Thanh Hương
21 tháng 5  năm 2020
 L’image contient peut-être : 3 personnes, personnes assises
Saigon 1950. Bán bánh mì góc Bến Chương Dương-đường Bác sĩ Yersin. Bảng tên đường ở góc trên trái : Quai de Belgique sau 1955 là Bến Chương Dương, Rue Boresse là đường BS Yersin.
Xe đạp xưa (hiệu Alcyon) hổng xài dây thắng mà là mấy cái gọng thép xi nối cái cây đũa thép ra thắng trước (tay trái) sau (tay phải) đũa thép thắng sau đi dọc theo sườn xéo cái xe đạp nam trong hình.
Hình cũng cho thấy bên trái bánh trước là bình điện dynamo cọ vô vỏ bánh trước quay phát điện mở đèn xe ban đêm đạp nặng thấy bà.
Đối với VN thì "bánh mì" là loại trong hình. Chứ Pháp nó phân biệt rõ : cái trong hình là Baguette loại nhỏ hơn ốm nhom ốm nhách đường kính cỡ 2 ngón tay thì là Petite Baguette còn loại hình trụ vuông dài mắc tiền hơn là Sandwich.
Khẩu vị VN thì bánh mì (baguette) ngon là phải xốp dòn lúc mới ra lò (nhiều bột xốp bột nổi gì đó) lúc cắt hay bẻ bằng tay vỏ bánh mì nó đổ vụn ra tùm lum - chừng thành bánh mì nguội thì ăn rất chán. Chứ đúng kiểu Pháp thì lúc mới ra lò nóng hổi nó vẫn "dẽ dặt" - sau đó thành bánh mì nguội cũng không khác nhau nhiều.
Lúc Pháp trở lại mở cái siêu thị CORA ngã ba Vũng Tàu khoảng năm 2000 : dân tình VN đổ xô vô mua Baguette vì nó dài lạ mắt nhưng lại chê "không giòn bằng bánh mì VN" là tại vốn đã quen khẩu vị VN còn CORA là nó làm đúng kiểu Pháp 100%. --Cây Dừa Nước
Scène de vie quotidienne sur le marché de Saigon en 1950, à l'angle du quai de Belgique et de la rue Boresse. Le pain, introduit par les Français en Indochine, est une denrée très appréciée et qui reste encore aujourd'hui un aliment de base au Viêtnam.
Diverses vues du marché de Saigon et des magasins de la ville, offrant une multitudes de marchandises à la convoitise des passants. Certains sont simplement à l’étal sur des tréteaux pour les plus modestes commerces, tandis que les magasins du centre-ville offrent un cadre plus ordonné mais moins exotique pour des denrées plus européennes.

http://archives.ecpad.fr/scenes-de-vie-quotidienne-sur-le-marche-et-dans-les-magasins-de-saigon/?fbclid=IwAR0mKr65aqLHlYMru8a1gPnQMkqGn09XKtueQm1FEBQE6WCbmncP51fgAaY

L’image contient peut-être : 1 personne, nourriture et plein air, texte qui dit ’LIFE’Bánh mì Chợ Cũ này danh tiếng tới tuốt dưới Cà Mau lận nghen bà con. Quả là "danh bất hư truyền".



L’image contient peut-être : une personne ou plus, personnes qui marchent et plein air
 
Chợ Cũ, đường Hàm Nghi. Thịt quay, bánh mì.


L’image contient peut-être : 1 personne, plein air

Bánh mì Sài Gòn
Trong các loại bánh của Nam Kỳ mình thì bánh mì không phải của bổn địa, nó là bánh của người Pháp mang theo vào sau 1859.
Trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Đồ Chiểu năm 1861, ta thấy ông đồ lên án cái "tội" ngoại lai ăn bánh mì của giặc có hai câu như sau :
"Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ."
Phan Bội Châu năm 1939 rồi còn chửi bánh mì nè :
"Mì kia gốc phải nước mình không?
Nghe tiếng rao mì thốt động lòng
Chiếc bánh não nùng mùi đất lạ
Bát cơm đau đớn máu cha ông
Văn minh những vỏ chưng ba mặt
Thấm thía tim gan lệ mấy dòng
Nhớ lại sáu mươi năm trở ngược
Say mì lắm kẻ bán non sông"
Nhưng trong một bài thơ năm 1933 ông lại thương người bán bánh mì dạo trong đêm khuya :
"Sao ông ăn hiếp mãi thằng bần
Gió táp mưa sa chọc tấm thân
"Ai ăn bánh mì không?"... rao rát miệng
Đường bùn lầy quá bước chồn chân
Trương liều tấc bụng cho trời thấy
Bấm chặt đôi giò kẻo đất lăn
Đành tủi cho em nhưng chẳng tủi
Xưa nay hào kiệt vẫn gian tân"
Bánh mì theo chân người Pháp đến Sài Gòn đầu tiên, xuống Nam Kỳ Lục Tỉnh rồi từ từ làm quen với dân và thành bánh bình dân.
Bánh mì Pháp có cái tên rất hàn lâm là Boulangerie, cái tên "La Boulangerie Française" có nghĩa là lò bánh mì Pháp. (*)
(*) Boulangerie là tiệm bán bánh mì.
Người Nam Kỳ có thể kêu bánh quy bơ, bánh Donut, bánh Macaron... là bánh Tây, nhưng phải kêu cái bánh dài dài là bánh mì, trong khi Bắc Kỳ thời đó kêu bánh mì là bánh Tây.
Cái này để khẳng định cái danh "Bánh mì Hà Nội" là cái ăn theo của bánh mì Sài Gòn.
Bánh mì Sài Gòn là bánh mì theo kiểu Pháp, thông dụng nhứt là bánh mì baguette nhỏ, dài.
Rồi bánh mì pâté chaud, bánh mì croissant, bánh mì pain de campagne và pain complet.
Còn có những loại bánh mì hình tròn, hình bầu dục gọi tên là le pain rond, le complet, le bâtard, nhưng dân Nam Kỳ vẫn thích bánh mì dài sọc trăm năm nay.
Nam Kỳ kêu cái chổ làm bánh mì là "lò" bánh mì, kêu bánh mì là "ổ" bánh, bánh mì ổ, một ổ, hai ổ.
Cái ổ bánh mì giống như ổ bánh bông lan, tức là bằng bột mì, có ruột mềm ở giữa và vỏ bên ngoài.
Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có kể về bánh mì,xin lược vài đoạn đọc cho vui.
Trong tiểu thuyết "Những kẻ khốn nạn của Victor Hugo" Jean Valjean là một thanh niên nghèo sống cùng người em gái đã góa chồng đang nuôi bảy đứa con nhỏ.
Anh không có vợ con,làm thuê qua ngày để nuôi các cháu,rồi có ngày thất nghiệp các cháu anh đã phải nhịn đói mấy ngày, Jean Valjean đã đến tiệm bánh mì ăn cắp một miếng bánh mì nhỏ đem về cho các cháu ăn nhưng đã bị bắt và ở tù.
Hồ Biểu Chánh chuyển thể qua thành 'Ngọn cỏ gió đùa', vì bánh mì không phải món ăn chánh của Nam Kỳ nên ông cho Lê Văn Đó ăn trộm cái chả cháo heo của nhà bá hộ Cao.
Đọc "Lời thề trước miếu" ta biết năm 1938 một ổ bánh mì ở Cần Giuộc có giá hai xu.
(Trích dẫn)
" Ba cắc bạc mà nhiều nhỡ gì! Em đói bụng hôn? Như đói thì ăn bánh đây, muốn ăn bánh ú hay bánh bò thì ăn đi.
- Trưa hôm qua em có ăn một ổ bánh mì nhỏ hai xu. Chiều hôm qua em không có ăn vật gì hết.
- Nếu vậy thì em đói lắm. Thôi, ăn ít cái bánh ú mà dằn bụng"
Đọc cuốn"Người thất chí " cũng bối cảnh năm 1938, bánh mì ở vùng ven Sài Gòn có giá 3 xu một ổ.
(Trích dẫn)
" Đã hai tháng rồi cháu kiếm không được việc làm. Nếu cháu ăn cơm với bà hoài, tự nhiên phải xin tiền nhà mà trả, làm như vậy thì bà già cháu còn tiền đâu mà xài cho đủ. Vậy cháu xin bà kể từ ngày nay cháu không lại ăn cơm nữa. Số tiền cơm hai tháng rồi, hễ 15 tây tháng tới bà già cháu gởi lên, thì cháu trả cho bà liền.
- Cậu không ăn cơm ở đây nữa rồi cậu ăn ở đâu ?
- Thưa không hại gì. Cháu mua bánh mì ăn sơ sài mỗi bữa cũng được.
- Ý ! Ăn như vậy chịu sao nổi. Ăn thất thường lâu ngày phải mang bịnh chớ phải chơi đâu.
- Thưa được.
- Mà tôi coi thế cậu không có tiền, cậu lấy gì mua bánh mì mà ăn?
- Cháu còn được ít cắc, chừng nào hết cháu sẽ mượn tiền của anh Trinh cháu xài.
(...)
Đến tối, chàng khóa cửa bước ra ngoài đường đi thơ-thẩn, gặp một đứa nhỏ bán bánh mì, chàng mua một ổ ba xu, rồi thủng-thẳng đi xuống mé sông ngồi trên bực thạch mà ăn; ngó trời, ngó nước im lìm, ngó xe, ngó người náo-nức, mà chắc tại trong trí chàng đương bối-rối, nên không để ý đến vật chi hết.
Có lẽ ăn bánh mì rồi khát nước, nên lối 8 giờ chàng bươn-bả trở về nhà. Chàng mở cửa vặn đèn, uống một hơi tới hai ly nước lạnh; rồi ngồi lại bàn viết lấy giấy mà viết. Viết tới 3 giờ khuya, chàng mới chịu đóng cửa tắt đèn đi ngủ."
Trong "Tơ hồng vương vấn" ta thấy dân Nam Kỳ nhét lạp xưởng vô ổ bánh mì mà ăn từ xưa rồi.
Cái này bác bỏ dư luận cho rằng bánh mì nhét thịt đầu tiên ở Sài Gòn là tiệm bánh mì của người Bắc di cư tên là Hòa Mã ở ngã tư Cao Thắng - Nguyễn Đình Chiểu.
(Trích dẫn)
"Vĩnh Xuân lên chợ ăn một tô cháo Quảng Đông no cành, mua hờ một ổ bánh mì, rồi thả theo mé sông mà chơi. Châu thành Mỹ Tho lớn hơn Gò Công, buôn bán thạnh hơn, mà dân cư cũng đông hơn. Quang cảnh thì vui, nhưng vì ban đêm, lại xứ lạ, Vĩnh Xuân không dám đi xa, đi tới nhà ga xe lửa rồi trở lại đò mà nghỉ.
Sáng ngày sau, Vĩnh Xuân lên bờ mua một cặp lạp xưởng xuống ăn với ổ bánh mì mua hồi hôm rồi kêu xe kéo và từ giã chủ đò với hai chị bán trái cây, chở rương đi vô trường"
Trong "Ái tình miếu" ta thấy dân Nam Kỳ ăn bánh mì nhét pâté.
(Trích dẫn)
"Hồi nãy em có lấy bỏ túi đem theo một hộp pâté với hai ổ bánh mì nhỏ đây"
Trong"Người thất chí " cho ta thấy bánh mì ở trước chợ Bến Thành có giá 4 xu một ổ, tức mắc gấp đôi giá thị trường. Và dân Nam Kỳ ăn bánh mì với thịt xá xíu.
(Trích dẫn)
"Về tới chợ mới Bến Thành, Phụng ngó đồng hồ gắn trên đầu chợ thì thấy đã 4 giờ rưỡi. Chàng mua một ổ bánh mì 4 xu với một cắc bạc thịt xá-xiếu, xin giấy gói lại kín đáo, rồi cầm đi qua đại-lộ Gallieeni mà về nhà"(Hết trích)
Bánh mì là món ăn chơi của dân Nam Kỳ, không thể thế cơm, thành ra bánh mì thường bán sáng sớm và buổi chiều cho dân ăn sơ sịa lưng lưng cái bụng thôi.
Nhà nghèo ăn bánh mì không, uống nước lạnh óc ách no bụng là đi làm.
Người Sài Gòn thường ăn sáng với bánh mì kèm theo hột gà ốp-la (œuf sur le plat), trứng ốp-lết (omelette) hoặc trứng la-cót (œuf à la coque)
Bánh mì ngày nay là một món thông dụng ở Việt Nam.
Nhưng quan trọng là người Việt ta đã biết làm nó thành bánh mì kiểu của mình khi nhét vô đó nào là thịt, cá, xá xíu, lạp xưởng, chà bông, chả lụa, xíu mại, rau củ... ngon không thể tưởng tượng.
Cái thứ bánh dài, giòn rụm và thơm mùi bột mì mới chín, mùi bơ trét bên ngoài đó đã thành một thứ quà đô thành bình dân mà sang trọng khi đi từ Sài Gòn về quê, ghé Phú Lâm,bến xe mua vài ổ làm quà về quê.
Tiếng rao "Bánh mì Sài Gòn mới ra lò nóng hổi vừa thổi vừa ăn, giòn rụm, thơm phức đây bà con ơi" vẫn còn đọng lại trong tâm trí những ai trót yêu xứ sở của mình.
--theo Nguyễn Gia Việt
L’image contient peut-être : une personne ou plus, arbre, table, moto et plein air
 
Saigon 1970. Bưu Điện Trung ương. Kiosque Bánh mì Hương Lan. Photo by Artzkat.

L’image contient peut-être : 1 personne, assis, enfant et plein air, texte qui dit ’LIFE’
Saigon 1950. Photo by Carl Mydans. Con dao cắt bánh mì của bà này thật đáng nể.



L’image contient peut-être : 2 personnes, nourriture

 
Cholon 1956. A bread seller in a Cholon street. Ông lão bán bánh mì trên một con đường ở Cholon.
French Stick - January 01, 1956 - Three Lions

 L’image contient peut-être : une personne ou plus, voiture et plein air
 
Saigon 1960s. Street Scene. Kiosque bánh mì Hương Lan phía trước Bưu Điện.




L’image contient peut-être : 2 personnes, personnes assises, personnes qui mangent, enfant, nourriture et plein air
 
Saigon 1950. Photo by Carl Mydans.


 L’image contient peut-être : 1 personne, assis, mange, enfant, chapeau, table, plein air et nourriture
 
Saigon 1950. Photo by Carl Mydans. Đây là Chợ cũ trên Đại lộ Hàm Nghi. Ở giữa có đường ray xe lửa. Bên kia đường là Toà Đại sứ Hoa Kỳ. Ngã tư Hàm Nghi-Võ Di Nguy.
Chính là ngã tư này, nơi những hàng bánh mì đã bán tại góc phố này suốt gần 70 năm nay.


L’image contient peut-être : ciel et plein air
The US Embassy. Ngã tư Hàm Nghi-Võ Di Nguy.