Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

dimanche 21 juillet 2019

Chửi Thề Là Một Nghệ Thuật.

Chửi Thề Là Một Nghệ Thuật.
Mời quý anh chị đọc cho biết nghệ thuật khó tin về ngôn ngữ đường phố.
Caroline Thanh Hương





KÍNH CHUYỂN BÀI SƯU TẦ̀M MÀ ĐÔI KHI QUÍ VỊ CŨNG CẦN DÙNG ĐẾN (LỜ TỜ DỜ)

8 điều chưa biết về Chửi thề, văng tục !

Nguyễn Dư
Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh quang. Bác sĩ thề cứu nhân độ thế, coi tiền bạc là chuyện nhỏ. Đồng hội đồng thuyền thề che chở đùm bọc nhau...Thề trong nhà. Thề ngoài trời. Thề trước bàn thờ. Thề trước đám đông...
Thề là cái gì mà ghê gớm vậy ?
Thề là : Đoan thệ, giao ước, nguyện chắc, hứa chắc (Tự vị Huỳnh Tịnh Của, 1895). 
 

Đời Lý (thế kỉ 11) nhà vua bắt các quan uống máu ăn thề. Lời thề giản dị : Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết. Nhà vua muốn con cái phải có hiếu với cha mẹ và bề tôi phải trung thành với vua. Thiên tử trọng chữ trung hơn chữ hiếu.
Nước nhà lâm nguy, toàn dân không cần đợi vua cho phép, cùng nhau đứng lên thề.
Ra đi không về. 
Thề cứu lấy nước nhà, thề hy sinh đến cùng...
- Nước non nặng một lời thề 
Nước đi, đi mãi, không về cùng non. 
... 
Ngàn năm giao ước kết đôi, 
Non non nước nước chưa nguôi lời thề 
(Tản Đà, Thề non nước)
Lời thề cứu nước không cần thần minh chứng giám, chẳng sợ ma quỷ vật chết.Thời bình, dân Việt tiếp tục thề. Động một tí là thề. Thề không biết chán.
- Xưa kia nói nói thề thề, 
Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai ?
Giữ được lời thề hay không lại là chuyện khác. Hạ hồi phân giải.Cô Kiều có thể tự hào là người được tham dự, chứng kiến nhiều kiểu thề nhất. Thề viết lên giấy, thề dưới bóng trăng, thề trong khói hương, thề bên chén rượu. Trước sau đếm được cả chục lần khách mày râu thề thốt. Chính cô Kiều là người đã để lại kiểu tóc thề (đã chấm ngang vai) cho các cô ngày nay.
Điều thú vị là nước ta " gì cũng có ", có cả cá biết thề.
- Mồng bốn cá đi ăn thề, 
Mồng tám cá về cá vượt Vũ môn.
Lời thề của cá chắc cũng là một loại... Thề cá trê chui ống mà thôi.Văn học của ta có rất nhiều bài viết, câu ca ca tụng những cái hay cái đẹp của đất nước, dân tộc. Đặc biệt là phong cách thanh lịch, kín đáo, hào hoa của người Hà Nội, ngườiHuế, người Sài Gòn... Biên khảo tuy nhiều nhưng dường như vẫn còn thiếu một mảng đề tài quan trọng là thói xấu hay chửi (hay chưởi) của dân ta.
- Chưởi là nói điều xúc phạm, dùng lời thô tục mà làm nhục nặng. Chưởi cha mắng mẹ (Tự vị Huỳnh Tịnh Của).
Không thấy sử chép vua nào bắt các quan họp nhau chửi. Tạm suy ra là vua quan ngày xưa không biết chửi. Hoặc biết chửi nhưng chửi thua dân. Sử quan không đủ can đảm để chép cái yếu kém của vua. Sợ mắc tội phạm thượng.
Khó mà biết được dân ta bắt đầu chửi bới nhau từ bao giờ. Chỉ biết rằng Tự vị Alexandre de Rhodes (1651) có chưởi. Một bằng chứng cho thấy tổ tiên chúng ta biết chửi nhau từ giữa thế kỉ 17, hoặc sớm hơn nữa.
Chửi có hai loại là chửi thẳng và chửi đổng.
Chửi thẳng là chửi người có mặt hay gọi tên người vắng mặt ra mà chửi. Chửi đổng là chửi vu vơ, ám chỉ một người nào.
Ngày xưa, nhà Lê quy định rất nhiều hình phạt về tội đánh nhau, chửi nhau, áp dụng cho từ hàng quan tam phẩm xuống đến dân thường. Phạt nhẹ thì bị đánh bằng roi, cho nộp tiền. Phạt nặng có thể bị tù đày, thậm chí bị xử tử (1).
Bớ cái thằng gian thần tặc tử (tên X) kia, ra đây cho ta hỏi tội !
Chửi thẳng thằng X của triều đình như vậy chỉ có cải lương hay hát bội, tuồng tàu mới dám làm. Ngoài đời thật mà ăn nói như vậy e rằng thằng nói sẽ bị hỏi tội trước khi lời doạ đến tai thằng X.
Dân gian thường chửi đổng để tránh tai vạ. Tiêu biểu cho chửi đổng là lối "chửi mất gà" của mấy bà miền Bắc :
- Chém cha đứa bắt gà nhà bà ! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn hãy còn, sáng hôm nay, con bà gọi nó hãy còn, mà bây giờ mày đã bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì mày buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cái nhà mày cho mà xem. Ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ! Mày mà giết gà nhà bà, thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba, mày xuống âm phủ, mày bị quỷ sứ thần linh rút ruột ra, ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ạ! (2).
Ai dám chê miệng lưỡi thô kệch của nhà quê ? Tiến sĩ văn chương dùng chữ có "đắt" bằng "văn chương truyền khẩu" của bọn mù chữ sống sau luỹ tre xanh không ?
" Văn minh miệt vườn " miền Nam cũng tỏ ra không thua kém miền Bắc.
- Con hai mầy ăn ở phi thường, thiệt mầy đồ đĩ thõa, mèo đàng chó điếm, mầy ăn đàng sóng mầy nói đàng gió, mầy hại cha con tao bận này nghèo to (3).
Từ ngày đám bình dân đem cả những tiếng chửi tục tằn ra làm lời thề thì nước ta có thêm món chửi thề, tổng hợp của chửi và thề.
Chửi thề dễ hiểu, dễ nhớ. Hầu như người Việt nào cũng thông thạo.
Nguyễn Văn Vĩnh từng chê dân ta có thói quen Gì cũng cười (khoảng 1914). Cười vô duyên. Công bình mà nói thì Nguyễn Văn Vĩnh hơi khó tính ! Nghe Nguyễn Trường Tộ điều trần Về việc cải cách phong tục (1871) của nước ta, mới thấy rằng Gì cũng cười còn hơn Gì cũng chửi thề...
- Nước ta những nơi thành phố chợ búa không luận đàn bà trẻ con ngu dốt không biết gì đến người có học có biết chữ mà mở miệng là nói tiếng mắng chửi và lời thô bỉ nói luôn đầu môi. Tập thành thói quen, những tiếng "mắng cha chửi mẹ" cùng tục tĩu, người nghe đến nhơ cả lỗ tai mà tự người nói lại lấy làm khoái, cho đến dạy câu mắng, học bài chửi, đọc ra có cung, có điệu. Nếu như người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng lặp, thì người ta xem như Tô Tần, Trương Nghi trong khoa mắng chửi, chiếm giải quán quân vì miệng chửi như nước chảy không khi nào cạn vậy !
Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát, lên tay, xuống ngón, mặt như sơn đổ, tóc như tơ vò, nước miếng như bọt giải, tay cầm đất lia, chân đi cà xiểng không khác gì người điên... Những thói xấu đó thật là ba phần giống người bảy phần giống ma quỷ. Trước đây lúc người Tây mới đến Gia Định (Nam Kỳ) một lần thấy hai người Nam đang mắng chửi nhau, lên tay xuống ngón, múa men v.v... họ xúm lại xem cho người Nam làm trò. Sau họ biết rõ hễ thấy đám mắng chửi nhau, thì dùng " ba toong " giải tán ngay.
Lại còn một điều xấu nữa, hễ có điều bất bình với ai thì phát thệ và nguyền rủa chúc dữ rất nặng (...) (4).
Người xưa có biết chửi thề không ?
Từ điển Alexandre de Rhodes có hầu hết các từ chửi thề tục tĩu của ngày nay:
Đéo : giao cấu. Đéo mẹ thằng cha.
Địt : đánh rắm
Đụ : nghĩa giống đéo.
Đếch : cơ quan sinh dục.
Bòi (buồi), cạc (cặc).
Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống hàng ngày, các cụ ngày xưa có chửi thề. Tuy nhiên, thơ nôm của Nguyễn Trãi (1380-1442) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) không có chửi thề. Nhà nho còn sợ phép vua. Phép vua chưa thua lệ làng !
Vào khoảng cuối thời vua Lê chúa Trịnh (cuối thế kỉ 18) chửi thề mới bắt đầu xuất hiện trong thơ văn nôm.
Nguyễn Du lúc còn trẻ, " lang bang " đi chọc ghẹo gái, cũng đã từng văng tục :
- Phụt ngọn đèn trước mặt, đếch sự đời! Chẳng phải đứa tiểu tâm 
Đùng tiếng lói sau nhà, đù mẹ kiếp! Bỗng có thằng đại phá. 
(Văn tế Trường Lưu nhị nữ).
Phạm Thái thương tiếc nhà Lê, chán ghét xã hội thời Quang Trung :
- Chết về Tiên, Bụt cho xong kiếp, 
Đù oả trần gian ! Sống mãi chi ! (Tự thuật).
- Ông nghe thấy nói trái tai : 
Đù oả sấu đá Đồng-nai ngầy ngà...(Sơ kính tân trang).
Nguyễn Công Trứ buông lời Đùa sư, chửi rủa Thế tình bạc bẽo :
- Thuộc ba mươi sáu đường kinh, chẳng thần thánh phật tiên song khác tục 
Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân thần phụ tử, đếch ra người.
- Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi 
Lạt như nước ốc bạc như vôi. 
(có bản chép : Đù mẹ nhân tình đù mẹ đời) (5).
Cao Bá Quát bất mãn với triều đình Tự Đức, quay sang chửi đời :
- Tưởng đến khi vinh hiển đã an tường 
Song nghĩ lại trần ai không đếch chỗ. (Tài tử đa cùng phú)
Ông mộ quân nổi lên chống lại triều đình. Nhưng cuối cùng thất bại, ông bị giết.Hoàng Xuân kể nhiều chi tiết về cái chết của Cao Bá Quát :
- Cao bị bắt giam tại ngục Sơn Tây, rồi bị đóng cũi đưa về Hà Nội, và giải vào Huế...
Tới kinh, Quát bị bỏ ngục chờ ngày hành quyết.
Nằm trong ngục, Cao Bá Quát không hề sợ sệt, tự nhạo cái mộng đế vương của mình :
Một chiếc cùm lim chân có đế 
Ba vòng xích sắt bước thì vương !
Sau được lệnh của triều đình, người ta giải ông cùng hai con (Bá Phùng và Bá Thông) về quê nhà để hành quyết.Trước khi thọ hình, ông cũng còn ứng khẩu ngâm hai câu chửi rủa :
Ba hồi trống giục, đù cha kiếp 
Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời ! (6).
Lãng Nhân cũng viết giống Hoàng Xuân, trừ hai câu thơ sau chép hơi khác.
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp 
Một nhát gươm đưa đ. mẹ thời !
Lãng Nhân chú : Thời là thời thế, mà cũng lại là tên vua Tự Đức ! Có bản chép chữ thời ra chữ đời có ý than tiếc cho đời mình, e không phải khẩu khí họ Cao (7).Cả hai giai thoại của Hoàng Xuân và Lãng Nhân đều hay nhưng... không đúng.
Sử nhà Nguyễn chép Cao Bá Quát bị " Phó lãnh binh ở Sơn Tây là Lê Thuận Đại đem quân tới đánh, Bá Quát bị thua chết ở trận. (...) Việc đến tai vua, sai đem thủ cấp Bá Quát truyền giao cho các tỉnh Bắc Kỳ bêu lên và khuyên bảo dân chúng rồi xé xác vất xuống sông.
Minh Mạng năm thứ 15 (1834) Bá Đạt cũng đỗ hương tiến trải làm tri huyện Nông Cống. Vì cớ của Quát cũng mắc tội chết, dân ở huyện lấy làm thương có lập đền thờ " (8).
Hoàng Đạo Thuý viết : "Quát đi khởi nghĩa, cuối cùng với em là Đạt bị hành hình một ngày"  (9), cũng không khớp với chính sử.
Không có chuyện Cao Bá Quát bị giam trong ngục, bị giải vào Huế, bị chém ngoài pháp trường.
Bốn câu " khẩu khí " của giai thoại đã được người đời sau làm (cùm là cangue, xích là chaîne của tiếng Pháp) , rồi đem gán cho Cao Bá Quát (10).
Năm 1884, nước ta bị thực dân Pháp cai trị. Hịch Cần vương ban ra. Nghĩa quân nổi lên khắp nơi. Chống Pháp. Chửi Pháp.
- Nó bõ công bòn mười cạnh đúc một chữ, đéo mẹ  
Cầm như là kiếm ba năm thiêu một giờ, mồ cha cóc! 
(Lê Trọng Đôn, Phú Trung Lễ thất hoả)
Crivier bị nghĩa quân giết. Bọn theo Pháp làm văn tế thương tiếc, phe chống Pháp làm văn tế chửi rủa:
- Nó bắt được ông 
Nó chặt mất sỏ 
Cái đầu ông đâu? 
Cái đít ông đó. 
Khốn khổ thân ông, 
Đéo mẹ cha nó... 
(Văn tế Crivier)
Nguyễn Khuyến mỉa mai nhà nho của buổi giao thời :
Hễ nhà chủ chi đếch nuôi hề 
Rồi ông xem đồ chúng bay! (Phú Đồ ngông)
- Xem hoa, ta chỉ xem bằng mũi 
Đếch thấy hơi hương một tiếng khà (Tạ lại người cho hoa trà)
Ca dao đôi khi cũng chửi đổng cho hả giận :
Đù cha con bướm trắng, đù mẹ con ong vàng 
Khen ai uốn lưỡi cho nàng nói chua.
Rồi đến thời kì Cách Mạng. Dân ta vùng lên đánh đuổi Nhật :
Chém cha lũ Nhật côn đồ 
Bắt người cướp của, tha hồ thẳng tay.
Chửi thề được nhiều tác giả vô danh tham gia, đóng góp.Truyện Phạm Công Cúc Hoa có đoạn kể:
- Trạng nguyên Phạm Công đánh đồng thiếp xuống âm phủ tìm Cúc Hoa. Dọc đường Phạm Công gặp đám con hầu của Cúc Hoa đang tắm dưới sông. Lũ con hầu thấy người lạ bèn cất tiếng chửi mắng, xua đuổi. Phạm Công bực mình chửi lại :
Đù cha lũ đi ăn mày 
Cả tớ lẫn thầy ăn đếch cho tao.

- Giới bình dân đã tạo ra nhân vật Trạng Quỳnh để chửi vua chúa, quan lại của triều đình phong kiến :

" Một hôm trạng Quỳnh sai người đến nhiều cửa hàng thịt đặt mua. Ngày mai đến lấy sẽ trả tiền. Lại dặn nhà hàng nhớ thái giùm thịt. Hôm sau, chờ mãi không thấy ai đến lấy thịt, các nhà hàng đến nhà Quỳnh hỏi thì Quỳnh nói :
- Không biết. Chắc có đứa nào chơi xỏ bà con đấy. Cứ réo tên thằng bảo thái mà chửi.
Bọn hàng thịt ức lắm, vừa kéo nhau về vừa réo ầm ĩ :
Tiên sư thằng bảo thái ! Tiên sư thằng bảo thái !
Bảo Thái là niên hiệu của vua ".
" Một lần Quỳnh bị chúa bắt trói, ngồi bệt ngoài sân nắng. Còn chúa thì ngồi chơi trong nhà. Bỗng Quỳnh cười như nắc nẻ. Chúa hỏi cười cái gì ? 
Quỳnh làm bộ không dám nói sợ chúa phạt. Chúa tò mò muốn nghe, hứa không phạt. Quỳnh mới thưa rằng buồn cười vì chuyện người đàn bà chửa ngủ với chồng.

- Ngủ với chồng thì sao ?
- Người đàn bà chửa ngủ với chồng thì chẳng khác gì thằng ở ngoài đụ mẹ thằng ở trong, thằng ở trong bú cặc thằng ở ngoài !
Chúa bị chửi, giận tái mặt ". (Truyện Trạng Quỳnh). 
 

Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, nước ta có sách, báo viết bằng chữ quốc ngữ. Ít lâu sau có thêm thơ mới, tiểu thuyết.
Vũ Trọng Phụng đã đưa nhiều " phương ngữ Bắc kì " vào Số đỏ (1936) : cần đếch gì, mẹ kiếp, có xấu cái đếch ông đây này.
Nguyên Hồng đưa rất nhiều tiếng lóng của bọn ăn cắp vào Bỉ vỏ (1938), nhưng không có một tiếng chửi thề. Bọn ăn cắp này không biết chửi thề chăng? Mãi sau này Nguyên Hồng mới văng tục (nhẹ thôi) trong Sóng gầm (1959) :
- Đui què mẻ sứt, ngu si đần độn gì mà sợ ế? Ế cái ba vạn bà đây này!
Kệ bố chúng nó. Kệ tiên nhân chúng nó.
Ngày nay, chửi thề không còn xa lạ với mọi người.
Không phải chỉ có văn thơ mới biết chửi thề. Tranh dân gian của ta cũng biết chửi thề ! Đùa hay thật vậy ?
Tranh Oger (1910) có tấm vẽ một cửa hàng buôn bán tại Hà Nội.
Trên tường Nhà hàng đồng có cái của quý của quý bà kèm theo câu chửi thề viết bằng chữ nôm "Đéo mẹ cha đứa nào ở trong cái nhà này".Trên đây là mấy chuyện chửi thề của ngày xưa.
Còn ngày nay ? Ngày nay, bọn hậu sinh khả uý tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống chửi thề của cha ông... Du lịch đó đây, được tai nghe mắt thấy lắm cái lạ...
Lạ nhất là một thứ cấm độc đáo của thành phố Pleiku. Không phải cấm đái, cấm vứt rác, cấm chạy nhanh vượt ẩu, cấm sờ (hộp điện cao thế), cấm tụ tập của mấy thành phố văn minh.
Dưới chân tường một biệt thự sang trọng lồ lộ tấm "tranh dân gian" Cấm đụ bậy. Nét vẽ "hiện thực". Dễ hiểu. Biểu cảm hơn tranh Nhà hàng đồng. Cấm được cái mục này thì giỏi thật ! 
 
Lần ấy vợ chồng chúng tôi đi tham quan Hoa Lư, đền vua Đinh.
Xe vừa vào bãi đỗ lập tức bị cả chục người bán bưu ảnh, bánh trái, nước ngọt, nước khoáng, ào ào lớn tiếng mời mua. Du khách ngồi xe lâu, bây giờ mới được vươn vai duỗi chân, chả ai để ý đến đám hàng rong. Chú hướng dẫn du lịch mời mọi người đi tham quan. Đám bán hàng đi kèm sát bên cạnh. Tiếng cười đùa trộn với tiếng chào mời, nghe như đám cãi nhau. Mấy người nước ngoài thích thú giơ máy chụp ảnh, quay phim.
Đoàn người nhích được độ hai chục mét thì bỗng có người lên tiếng :
- Không ai mua gì đâu, đừng đi theo nữa.
Lập tức được con bé bán hàng đốp chát lại :
- Có ai thèm mời cô đâu, mà cô phải chõ mõm vào.
Đoàn người tiếp tục đi. Con bé tiếp tục dúi chai nước vào tay người đàn bà nước ngoài.
- Đã bảo đừng đi theo nữa. Người ta bực mình rồi đấy.
- Cậy giàu lên mặt hả? Đừng đi theo cái đéo gì. Đây đi bán hàng chứ có phải đi đánh đĩ, theo trai đâu. Không mua đây cũng đếch cần.
- Tao gọi công an cho mày xem.
Nghe nói gọi công an, con bé quay ngoắt, lủi mất. Mấy bà hàng rong xì xào:
- Con bé láu quá nhỉ.
- Hỗn láo, mất dạy thì có. Mới nứt mắt ra thì biết gì mà đánh với theo.
Cặp du khách người nước ngoài chả hiểu gì, chỉ nhìn nhau cười... 
  
 

Một lần khác, trên chuyến xe khách Đà Lạt - Nha Trang.
Lơ xe thu tiền vé. Đến lượt ông khách ngồi bên cạnh.
- Đi đâu, bố ?
- Cho xuống chỗ...
- Hai chục ngàn.
Ông khách đưa tiền.
- Còn thiếu 5 ngàn, bố !
Lơ xe tiếp tục thu tiền người khác. Lát sau quay lại ông khách.
- Còn thiếu 5 ngàn, bố !
- Đi tới đó 15 ngàn thôi.
Đụ mẹ bố, không chịu thì xuống, không lộn xộn.
- Thôi, anh cầm đỡ cái mũ này.
- Lấy mũ của bố để đi đái à ?
- Tôi hết tiền, xin anh 5 ngàn !
Đụ mẹ, nói thẳng cho rồi. Xin thì cho. 
  
 

Năm ngoái...
Chúng tôi đang trò chuyện với mấy nhân viên khách sạn trong Ngõ Huyện (Hà Nội) thì bỗng có tiếng xe máy nổ ầm ầm bên ngoài. Tất cả hốt hoảng chạy ra xem có chuyện gì ? Dọc con ngõ hẹp, nhiều người đang xôn xao chỉ trỏ, ra hiệu cho một chiếc xe máy ngừng lại. Nhưng xe vẫn tiếp tục phóng len lỏi giữa đám hàng rong. Khói trắng phun mịt mù. Lái xe là một thanh niên, quần cụt, chân đất, đầu trần, có vẻ như đang chạy trốn. Đến ngang chỗ chúng tôi đứng, bất ngờ nó quay sang văng thẳng vào mặt tôi :
Địt mẹ mày !
Chiếc xe chồm lên. Khói trắng mịt mù. Mọi người lo sợ xe bốc cháy...
- Lại tụi du côn ở chỗ khác kéo nhau ra Hà Nội kiếm ăn, bác ạ!
Trong Sài Gòn, dưới Bến Tre cũng có lần tôi được nghe câu nói tương tự như vậy. Nhưng người trần mắt thịt đi du lịch làm sao phân biệt được dân tứ chiếng với dân chính gốc ? 
  
 

Nhớ lại một câu chuyện vui của người Hà Nội :
" Hai nhà giáo trò chuyện, bàn về vấn đề giáo dục tuổi trẻ.
Một ông than :
- Hôm nọ đi hóng mát Bờ Hồ, tôi được nghe hai cô nói chuyện : "Đéo mẹ cái thằng ấy, mới quen nhau mà nó cứ nhằng nhặc đòi địt tao!". Bậy bạ đến thế là cùng.
Ông kia chép miệng :
- Bọn trẻ bây giờ mất dạy quá! Tôi rất lo ngại. Luôn miệng nhắc nhở con   bé nhà tôi phải ăn nói cho đàng hoàng, lễ phép. Nhưng, nhắc mãi nó vẫn đéo nghe! Đéo dạy được!".
Làm sao phân biệt được đùa với thật ?
Nguyễn Dư 
(Lyon, 11/2014)
(1)- Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 3, Sử Học, 1961, tr. 138-143.(2)- Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng, 1938.
(3)- Nguyễn Văn Tròn, Bùi Kiệm dặm, trích theo Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc đời, Ty Văn Hoá và Thông Tin Bến Tre, 1982, tr. 143.
(4)- Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr. 375.
(5)- Lãng Nhân, Chơi chữ, Zieleks, 1979, tr. 156.
(6)- Hoàng Xuân, Cao Bá Quát thi tập, Á Châu, 1959, tr. 7.
(7)- Lãng Nhân, Giai thoại làng Nho, Nam Chi tùng thư, 1966, tr. 316.
(8)- Cao Xuân Dục, Đại Nam chính biên liệt truyện, Văn Học, 2004, tr. 1053.
(9)- Hoàng Đạo Thuý, Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội, Hội Văn Nghệ Hà Nội, 1971, tr. 64.
(10)- Nguyễn Dư, Cùm lim, xích sắtChim Việt cành Nam số 32, tháng 8/2008.
chửi thề
Ngôn ngữ chửi thề đã xuất hiện từ rất lâu ở mọi quốc gia trên thế giới. Chuyên gia văn học thời Trung cổ Melissa Mohr đã truy tìm ngược trở lại thời La Mã để lần dấu vết của việc sử dụng những từ ngữ thô tục. Những phát hiện dưới đây của bà có thể khiến nhiều người ngạc nhiên.

1. Người bình thường chửi thề với tần suất tương đối

Khoảng 0,7% số từ mà một người sử dụng trung bình mỗi ngày là tiếng chửi thề. Điều này nghe có vẻ không quan trọng bởi theo chuyên gia Mohr có người còn chửi thề đến 3% ngôn ngữ hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp đó? Chuyên gia Mohr cho rằng nó sẽ giống như chương trình tấu hài Eddie Murphy Raw của Mỹ vậy. Trong chương trình hài dài hơn tiếng rưỡi này, danh hài Eddie Murphy đã lặp lại đến 223 lần chỉ một từ chửi thề tục tĩu trong tiếng Anh.

2. Trẻ em Mỹ thường biết nói tục trước khi học bảng chữ cái

Công việc nghiên cứu của Mohr được kết hợp chặt chẽ với Timothy Jay, giáo sư tâm lý học, người đã phát hiện ra con số 0,7% ở trên và đồng thời đã lập ra sơ đồ về sự gia tăng trong việc trẻ em sử dụng từ ngữ chửi thề. Theo bà Mohr, khi đến 2 tuổi hầu hết trẻ em biết ít nhất một từ chửi thề và điều này sẽ còn gia tăng khi chúng lên 3 hoặc 4 tuổi.
8 điều chưa biết về chửi thề

3. Một số từ tục hiện nay có nguồn gốc từ hàng nghìn năm trước

Những từ tiếng Anh bây giờ được sử dụng như “asses” và “fart” đã có từ giai đoạn Anglo-Saxons từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Nhưng vào thời kỳ đó, những từ này lại không bị coi là mất lịch sự như hiện nay.

4. Người La Mã cổ đại “đặt nền móng” cho từ ngữ chửi thề hiện tại

Theo bà Mohr, có 2 loại chửi thề chính: Kiểu nguyền rủa như là gọi tên thần thánh, đấng quyền năng trong tuyệt vọng; và kiểu thứ hai là nói những từ tục tĩu mang hàm nghĩa xấu. Người La Mã đã từng nói ra rất nhiều từ ngữ tục tĩu, thậm chí mang tính đồi trụy.

5. Những từ tục tĩu từng được coi là không quá to tát

Theo bà Mohr, vào thời kỳ Trung cổ, người dân sống thoáng hơn so với hiện nay vì vậy họ thấy ít xấu hổ hơn. Nhiều người ngủ chung giường hoặc sử dụng nhà vệ sinh cùng một lúc… vậy nên họ rất tự nhiên trong việc sử dụng những từ ngữ tục.

6. Giới trung lưu sử dụng ít từ ngữ báng bổ hơn

Bà Mohr cho biết, những người thuộc tầng lớp trung lưu thường chửi thề ít hơn. Việc này bắt nguồn từ thời Nữ hoàng Victoria (Anh), quan điểm một người sẽ thể hiện học thức và tốt tính nếu kiểm soát được thái độ và ngôn ngữ của mình. Ngôn ngữ là biểu hiện cho đạo đức và nhận thức về xã hội của một người.
Tuy nhiên, tầng lớp xã hội cao hơn thì lại chửi thề nhiều hơn. Họ tự cho mình là “quý tộc”, có một vị trí vững chắc trong xã hội và cho rằng họ có thể nói bất cứ điều gì họ muốn.

7. Chửi thề ảnh hưởng tới cơ thể

Nghe và nói những câu tục tĩu có thể làm thay đổi những phản ứng trên da, làm tiết mồ hôi ở bàn tay. Trong một nghiên cứu, bà Mohr chỉ ra rằng chửi thề có thể giúp con người giảm đau. Sau cuộc thử nghiệm, thời gian chịu đựng ngâm tay trong nước lạnh của một người sẽ lâu hơn nếu người đó chửi thề.

8. Chửi thề cũng có mặt tích cực

Chuyên gia Mohr đã đề cập đến rất nhiều mục đích mang tính xã hội của ngôn ngữ chửi thề, một số là tích cực và một số tiêu cực. Theo bà Mohr, chửi thề là những ngôn ngữ thường được sử dụng để chế giễu, xúc phạm người khác bởi nó đem lại cảm xúc mạnh hơn những từ ngữ khác. Tuy nhiên, khi một người vô tình tự đập búa vào tay thì chửi thề sẽ giúp anh ta làm dịu cơn đau. Các nghiên cứu còn cho thấy chửi thề có thể khiến mọi người... gần nhau hơn. Chẳng hạn một nhóm làm việc thường có xu hướng đệm một vài từ chửi bậy để tạo ra sự gắn kết trong nhóm, thay vì những từ mệnh lệnh.
Khi được hỏi thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu mọi người từ bỏ chửi thề, bà Mohr đã trả lời ngắn gọn: “Không!”.

Sưu tầm những câu chửi thề bằng tiếng anh

Một số câu chửi thề bằng tiếng anh được chuyển thể từ tiếng việt. Chúng tôi không bạn khuyến khích dùng. Học tiếng anh thì học thêm những câu này cho biết để phòng trường hợp bị chửi mình còn hiểu và tìm cách đối đáp lại.

1. Những câu chửi thề bằng tiếng anh phổ biến

Đồ dở hơi! :Up yours!
Tức quá đi! : How irritating!
Vô lý! : Nonsence!
Đừng có ngu quá chứ ! : Don't be such an ass
Thằng khốn nạn! : You’re a such a jerk!
Mày không có óc à? : Are you an airhead ?
Biến đi! Cút đi! : Go away!( Take a hike! Buzz off! Beat it! Go to hell..)
Đủ rồi đấy! Chịu hết nổi rồi! : That’s it! I can’t put up with it!
Thằng ngu! : You idiot!( What a jerk!)
Đồ keo kiệt! : What a tightwad!
Mẹ kiếp! : Damn it!
Biến đi! Tao chỉ muốn được yên thân một mình : Go away!I want to be left alone!
Thằng vô lại ! : You scoundrel!
Đừng chõ mõm vào chuyện của tao! : Keep your mouth out of my business!
Đừng chõ mũi vào chuyện của tao ! : Keep your nose out of my business!

2. Những câu chửi thề bằng tiếng anh dạng ngắn

Do you wanna die?( Wanna die ?) :Mày muốn chết à ?
You're such a dog !:Thằng chó này.
You really chickened out :Đồ hèn nhát.
God - damned : khốn kiếp
What a life! oh,hell! :. mẹ kiếp
Uppy! : chó con
The dirty pig! : đồ con lợn
Fuck you : đis mẹ mày
cau chui the bang tieng anh
(Câu chửi thể bằng tiếng anh dạng ngắn)

3. Những câu chửi thề bằng tiếng anh dạng hỏi

What the hell is going on? :Chuyện quái gì đag diễn ra vậy?
What do you want?:Mày muốn gì ?
You’ve gone too far!: Mày thật quá quắt/ đáng !
Get away from me!:Tránh xa tao ra.
I can’t take you any more!:Tao chịu hết nỗi mày rồi
You asked for it :Do tự mày chuốc lấy
Shut up!:Câm miệng
Get lost :Cút đi
You’re crazy!:Mày điên rồi !
Who do you think you are?:Mày tưởng mày là ai ?

4. Những câu chửi thề bằng tiếng anh thường được sử dụng

I don’t want to see your face!: Tao không muốn nhìn thấy mặt mày nữa
 Get out of my face :Cút ngay khỏi mặt tao
 Don’t bother me :Đừng quấy rầy/ nhĩu tao
 You piss me off :Mày làm tao tức chết rồi
 You have a lot of nerve: Mặt mày cũng dày thật đấy
 It’s none of your business: Liên quan gì đến mày
 Do you know what time it is?: Mày có biết mày giờ rối không?
 Who says?: Ai nói thế ?
 Don’t look at me like that: Đừng nhìn tao như thế
 Drop dead: Chết đi
cau chui the bang tieng anh
(Câu chửi thề bằng tiếng anh thường gặp)

5. Những câu chửi thề bằng tiếng anh gây sốc

You bastard!: Đồ tạp chủng
That’s your problem: Đó là chuyện của mày.
I don’t want to hear it: Tao không muốn nghe
Get off my back: Đừng lôi thôi nữa
Who do you think you’re talking to?: Mày nghĩ mày đang nói chuyện với ai ?
What a stupid idiot!: Đúng là đồ ngốc
That’s terrible: Gay go thật
Mind your own business!: Lo chuyện của mày trước đi
I detest you!: Tao câm hận mày
Can’t you do anything right?: Mày không làm được ra trò gì sao ?
You bitch!: Đồ chó đẻ
Cám ơn off!: Mẹ kiếp hoặc j đó tương tự=.=
Knucklehead: Đồ đần độn
Damn it! ~ Shit!: Chết tiệt
Who the hell are you?: Mày là thằng nào vậy?
Son of a bitch: Đồ ( tên) chó má
Asshole!: Đồ khốn!

6. Những câu chửi thề bằng tiếng anh hay được dùng

Đồ dở hơi!: Up yours!
Tức quá đi!: How irritating!
Vô lý!Tào lao quá đi: Nonsence!
Đừng có ngu quá chứ !: Don't be such an ass.
Thằng khốn nạn!(Đồ tồi!): You're a such a jerk!
Mày không có óc à?: Are you an airhead ?
Biến đi! Cút đi!: Go away!( Take a hike! Buzz off! Beat it! Go to hell..)
Đủ rồi đấy! Chịu hết nổi rồi!: That's it! I can't put up with it!
Thằng ngu!: You idiot!( What a jerk!)
Đồ keo kiệt!: What a tightwad!
Mẹ kiếp!: Damn it!
Biến đi! Tao chỉ muốn được yên thân một mình: Go away!I want to be left alone!
cau chui the bang tieng anh
(Câu chửi thề bằng tiếng anh thường dùng)

7. Những câu chửi thề bằng tiếng anh gây choáng

Shut up , and go away!You're a complete nutter!: Câm mồm và biến đi! Máy đúng là 1 thằng khùng !
You scoundrel!: Thằng vô lại !!
 Keep your mouth out of my business!: Đừng chõ mõm vào chuyện của tao!
 Keep your nose out of my business!: Đừng chõ mũi vào chuyện của tao !
 Do you wanna die?( Wanna die ?): Mày muốn chết à ?
You're such a dog!: Thằng chó này
You’re nothing to me: Đối với tao, mày không là gì cả
What do you want?: Mày muốn gì ?
You’ve gone too far!: Mày thật quá quắt/ đáng !
Get away from me!: Hãy tránh xa tao ra !

8. Những câu chửi thề bằng tiếng anh dễ làm mất lòng

I can’t take you any more!: Tao chịu hết nỗi mày rồi
You asked for it: Do tự mày chuốc lấy
Shut up!: Câm miệng
Get lost: Cút đi
You’re crazy!: Mày điên rồi !
What do you think you are?: Mày tưởng mày là ai ?
Get out of my face: Cút ngay khỏi mặt tao
Don’t bother me: Đừng quấy rầy/ nhĩu tao
You piss me off: Mày làm tao tức chết rồi
You have a lot of nerve: Mặt mày cũng dày thật
Do you know what time it is?: Mày có biết mày giờ rối không?
Who says?: Ai nói thế ?
Don’t look at me like that: Đừng nhìn tao như thế

Bộ ảnh tuyệt vời về những khoảnh khắc hiếm thấy trong cuộc thi ảnhDu Lịch Điạ Lý Quốc Gia năm 2019.

tt
 Bộ ảnh tuyệt vời về những khoảnh khắc hiếm thấy



30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019

Long.J - Webuy |


30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019
Hình minh họa

Từ vùng cực đến phố thị, từ đời thường cho đến những khung cảnh như phim khoa học viễn tưởng.

Mỗi năm, National Geographic lại mở ra cơ hội sáng tạo cho hàng nghìn nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới thông qua Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia (Geographic Travel Photo Contest).
Đặt ra thử thách "giúp chúng ta khám phá và trải nghiệm thế giới thông qua những chuyến đi của bạn", Geographic Travel Photo Contest 2019 đã nhận được số lượng bài dự thi tăng lên đáng kể so với năm trước.
Thời gian nhận bài dự thi đã chính thức khép lại vào ngày 3/5 vừa qua và chắc chắn, những khoảnh khắc lọt vào vòng chung kết sẽ khiến bạn choáng ngợp, đến độ nổi da gà.
Với 3 hạng mục chính: Thiên nhiên, Thành Thị và Con người, các nhiếp ảnh gia đã chia sẻ tầm nhìn của mình từ khắp nơi trên thế giới. Người chiến thắng chung cuộc sẽ nhận được 7500 USD, ảnh được đăng lên Instagram của National Geographic. Còn giải nhất được 2500 USD, nhì 1500 USD và giải ba là 750 USD.
Đỉnh của tảng băng trôi, David Edgar, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 1.
Bầu trời ở Macau, Gonçalo Lobo Pinheiro, hạng mục Thành thị
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 2.
Tình mẹ, Sonalini Khetrapal, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 3.
Cú high-five của gấu trắng Bắc Cực, Michelle Theall, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 4.
Thủy quái, Eric Seidner, hạng mục Con người
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 5.
Dải ngân hà từ chùa Chureito, Yukihito Ono, hạng mục Thành thị
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 6.
Cận mặt bồ nông Dalmatia, Damilice Mansur, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 7.
Thác lửa, Daniel Yee, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 8.
Thung lũng của những giấc mơ, Gokul Kanagarajah, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 9.
Voi trong ánh lửa, Greg Davison, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 10.
Cá thể dị biệt, Tihomir Trichkov, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 11.
Anh chàng người Maasai bị bắt quả tang tự sướng bằng smartphone, Michelle Theall, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 12.
Giấc mơ, Naveen Srikantachari, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 13.
Tầm quan trọng của bảo tồn động vật biển, Rachel Stewart, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 14.
Cùng nuôi chim ưng và cưỡi ngựa, Tihomir Trichkov, hạng mục Con người
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 15.
Thành cổ Petra trong ánh nến, Enrico Pescantini, hạng mục Thành thị
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 16.
Cuộc di cư vĩ đại của linh dương đầu bò, Penny Hegyi, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 17.
Xụi lơ, Taylor Albright, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 18.
Ngược dòng, James Vodicka, hạng mục Thiên nhiên

30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 19.
Taj Mahal, Rainer Waelder, hạng mục Thành thị
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 20.
Nham thạch dưới những cột khói, Michael Perea, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 21.
Nhành cây mùa đông, Anna Onishi, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 22.
Mật độ, Toby Harriman, hạng mục Thành thị
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 23.
Mặt trời mọc sau Taj Mahal, John O., hạng mục Thành thị
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 24.
Vùng đất băng giá, Alessandra Meniconzi, hạng mục Con người
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 25.
Thác Sogi-No-Taki, Weizhong Deng, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 26.
Vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Đức Bà Paris, Florent Serfati, hạng mục Thành thị
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 27.
Cuộc họp mặt của người Kukeri, Kristyn Taylor, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 28.
Chuyện gì sắp xảy ra? Rita Kluge, hạng mục Thiên nhiên
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 29.
Sân khấu văn học, Thomas Martin Mcshane, hạng mục Thành thị
30 khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở từ vòng chung kết Cuộc thi ảnh Du lịch Địa lý Quốc gia 2019 - Ảnh 30.
Theo Nat Geo